Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tìm hiểu cơ chế, chính sách quản lí xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ tới thị trường eu và định hướng trong những năm tới khi việt nam thực hiện đầy đủ các cam kết của wto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.31 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do nghiên cứu.
Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa nên kinh tế, Việt Nam đã có những bước phát triển
rõ rệt trên nhiều phương diện, kinh tế tăng trưởng nhanh, chính trị xã hội ổn định, quan hệ
quốc tế được mở rộng.Đặc biệt mọi hoạt động ngoại thương của Việt Nam đã có những
tiến bộ vượt bậc, từng bước hòa nhập vào xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế trên thế giới.Nhờ
đường lối, chính sách quản lí đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã làm cho lĩnh vực xuất
khẩu ngày càng trở nên sôi động và giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
Trong quá trình tăng trưởng khối lượng hàng hóa xuất khẩu thì chúng ta không thể
không nhắc đến hoạt động hàng thủ công mỹ nghệ - một ngành nghề truyền thống của dân
tộc, và là một trong mười ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta hiện đang được thế giới
đánh giá cao cả về kĩ thuật và mỹ nghệ. Hiện nay, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam xuất hiện trên 163 quốc gia trên thế giới, trong đó EU là một thị trường quan trọng,
nổi lên như một thị trường giàu tiềm năng.
Vì vậy,sau khi tìm hiểu, em đã quyết định chọn đề tài bài tập lớn: “Tìm hiểu cơ chế,
chính sách quản lí xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ tới thị trường EU và định
hướng trong những năm tới khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết của WTO.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu, nghiên cứu thi trường EU và thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam sang thị trường này.Đồng thời xem xét cơ chế quản lí của nhà nước, từ đó, đề
xuất phương hướng quản lí trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Cơ chế, chính sách quản lí xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ tới thị trường EU và định
hướng trong những năm tới khi Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết của WTO.
- Phạm vi nghiên cứu:
+Tập trung xem xét quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU.
+Nghiên cứu thực trạng trong 5 năm gần đây.
4.Kết cấu bài viết
Nội dung bài viết gồm 4 phần :


+Chương 1:Lý luận chung về quản lí xuất khẩu
+Chương 2:Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ
+Chương 3: Phương hướng xuất khẩu
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÍ XUẤT KHẨU
1.1. Khái niệm
- Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một
quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục tiêu
là lợi nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả
hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng
quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các
quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động
này.
- Hoạt động xuất khẩu là hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt
động ngoại thương . Nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã
hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức
sơ khai của chúng chỉ là hoạt động trao đổi hàng hoá nhưng cho đến nay nó đã
phát triển rất mạnh và đước biểu hiện dưới nhiều hình thức.
- Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền
kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá
thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi
ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng.
- Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có
thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể
đước diễn ra trên phậm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.2.1. Đối với nền kinh tế toàn cầu
Như chúng ta đã biết xuất khẩu hàng hoá xuất hiện từ rất sớm. Nó là hoạt động
buôn bán trên phạm vi giữa các quốc gia với nhau(quốc tế). Nó không phải là
hành vi buôn bán riêng lẻ, đơn phương mà ta có cả một hệ thống các quan hệ
buôn bán trong tổ chức thương mại toàn cầu. Với mục tiêu là tiêu thụ sản phẩm

của một doanh nghiệp nói riêng cả quốc gia nói chung.
Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là
hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế. Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế
giới.
Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá là một trong bốn
khâu của quá trình sản xuất mở rộng. Đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng
của nước này với nước khác. Có thể nói sự phát triển của của xuất khẩu sẽ là
một trong những động lực chính để thúc đẩy sản xuất.
Trước hết, xuất khẩu bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiện của sản xuất
giữa các nước, nên chuyên môn hoá một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu
các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nước kém lợi thế hơn thì
chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuần lớn hơn. Điều này được thể hiện bằng lý thuyết
sau :
+ Lý thuyết lợi thế tuyệt đối.
Theo quan điểm về lợi thế tuyệt đối của nhà kinh tế học Adam Smith, một quốc
gia chỉ sản xuất các loại hàng hoá, mà việc sản xuất này sử dụng tốt nhất, hiệu
quả nhất các tài nguyên sẵn có của quốc gia đó. Đây là một trong những giải
thích đơn giản về lợi ích của thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói
riêng. Nhưng trên thực tế việc tiến hành trao đổi phải dưa trên nguyên tắc đôi
bên cùng có lợi. Nếu trong trường hợp một quốc gia có lợi và một quốc gia khác
bị thiết thì họ sẽ từ chối tham gia vào hợp đồng trao đổi này.
Tuy nhiên, lợi thế tuyết đối của Adam Smith cũng giải thích được một phần nào
đó của việc đem lại lợi ích của xuất khẩu giữa các nước đang phát triển. Với sự
phát triển mạmh mẽ của nền kinh tế toàn cầu mầy thập kỷ vừa qua cho thấy hoạt
động xuất khẩu chủ yếu diễn ra giữa các quốc gia đang phát triển với nhau, điều
này không thể giải thích bằng lý thuyết lợi thế tuyệt đối. Trong những cố gắng
để giải thích các cơ sở của thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng,
lợi thế tuyệt đối chỉ còn là một trong những trường hợp của lợi thế so sánh.
+ Lý thuyết lợi thế so sánh.

Theo như quan điểm của lợi thế so sánh của nhà kinh tế học người Anh David
Ricardo. ông cho rằng nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với hiệu quả
của quốc gia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốc gia đó
vẫn có thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu để tạo ra lợi ích. Khi tham gia vào
hoạt động xuất khẩu quốc gia đó sẽ tham gia vào việc sản xuất và xuất khẩu các
loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng ít bất lợi nhất (đó là những hàng hoá có
lợi thế tương đối) và nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng có
những bất lợi hơn ( đó là những hàng hoá không có lợi thế tương đối).
Ông bắt đầu với việc chỉ ra những lợi ích của thương mại quốc tế do sự chênh
lệch giữa các quốc gia về chi phí cơ hội. "Chi phí cơ hội của một hàng hoá là
một số lượng các hàng hoá khác người ta phải bỏ để sản xuất hoặc kinh doanh
thêm vào một đơn vị hàng hoá nào đó"
+ Học thuyết HECKCHER- OHLIN.
Như chúng ta đã biết lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo chỉ đề cập đến
mô hình đơn giản chỉ có hai nước và việc sản xuất hàng hoá chỉ với một nguồn
đầu vào là lao động. Vì thế mà lý thuyết của David Ricardo chưa giải thích một
cách rõ ràng về nguồn gốc cũng như là lơị ích của các hoạt động xuất khâutrong
nền kinh tế hiện đại. Để đi tiếp con đường của các nhà khoa học đi trước hai nhà
kinh tế học người Thuỵ Điển đã bổ sung mô hình mới trong đó ông đã đề cập tới
hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Học thuyết Hecksher- Ohlin phát biểu:
Một nước sẽ xuất khẩu loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng sử dụng nhiều
yếu tố rẻ và tương đối sẵn của nước đó và nhập khẩu những hàng hoá mà việc
sản xuất ra chúng cần nhiều yếu dắt và tương đối khan hiếm ở quốc gia đó. Hay
nói một cách khác một quốc gia tương đối giàu lao động sẽ sản xuất hàng hoá sử
dụng nhiều lao động và nhập khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều vốn.
Về bản chất học thuyết Hecksher- Ohlin căn cứ về sự khác biệt về tình phong
phú và giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất, là nguyên nhân dẫn đến sự khác
biệt về giá cả tương đối của hàng hoá giữa các quốc gia trước khi có các hoạt
động xuất khẩu để chỉ rõ lợi ích của các hoạt động xuất khẩu. sự khác biệt về giá
cả tương đối của các yếu tố sản xuất và giá cả tương đối của các hàng hoá sau đó

sẽ được chuyển thành sự khác biệt về giá cả tuyệt đối của hàng hoá. Sự khác biệt
về gíá cả tuyệt đối của hàng hoá là nguồn lợi của hoạt động xuất khẩu.
Nói một cách khác, một quốc gia dù ở trong tình huống bất lợi vẫn có thể tìm ra
điểm có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này các quốc gia tập
trung vào việc sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế tương đối và
nhập khẩu những mặt hàng không có lợi thế tương đối. Sự chuyên môn hoá
trong sản xuất này làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của mình một
cách tốt nhất, giúp tiết kiệm được những nguồn lực như vốn, lao động, tài
nguyên thiên nhiên…trong quá trình sản xuất hàng hoá. Chính vì vậy trên quy
mô toàn thế giới thì tổng sản phẩm cũng sẽ tăng.
1.2.2. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
Xuất khẩu là một trong những tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia.
Theo như hầu hết các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều khẳng
định và chỉ rõ để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia cần có bốn điều
kiện là nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn, kỹ thuật công nghệ. Nhưng hầu hết các
quốc gia đang phát triển (như Việt Nam ) đều thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ. Do
vậy câu hỏi đặt ra làm thế nào để có vốn và công nghệ
a. Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất là phải công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để khắc phục tình trạng nghèo làn lạc hậu
chận phát triển. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá phải có một lượng vốn lớn
để nhập khẩu công nghệ thiết bị tiên tiến.
Thực tế cho thấy, để có nguồn vốn nhập khẩu một nước có thể sử dụng nguồn
vốn huy động chính như sau:
+ Đầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ
+ Thu từ các hoạt động du lịch dịch vụ thu ngoại tệ trong nước
+ Thu từ hoạt động xuất khẩu
Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận được,

song việc huy động chúng không phải rễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này, các
nước đi vay phải chịu thiệt thòi, phải chịu một số điều kiện bất lợi và sẽ phải trả
sau này.
Bởi vì vậy xuất khẩu là một hoạt động tạo một nguồn vốn rất quan trọng nhất.
Xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến qui mô tốc độ tăng
trưởng của hoạt động nhập khẩu. ở một số nước một trong những nguyên nhân
chủ yếu của tình trạng kém phát triển là do thiếu tiềm năng về vốn do đó họ cho
nguồn vốn ở bên ngoài là chủ yếu, song mọi cơ hội đầu tư vay nợ và viện trợ
của nước ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả
năng sản xuất và xuất khẩu –nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực .
b. Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển
Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và
đang thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc
gia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ nhất, chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản xuất về cơ bản
chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự dư thừa ra của sản xuất thì xuất
khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản
xuất không có cơ hội phát triển.
Thứ hai, coi thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm này
tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy xuất khẩu. Nó thể
hiện:
+ Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Điều này có thể
thông qua ví dụ như khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác như
bông, kéo sợi, nhuộm, tẩy…sẽ có điều kiện phát triển.
+ xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phầnổn định sản
xuất, tạo lợi thế nhờ quy mô.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở

rộng thị trường tiêu dùng của một quốc gia. Nó cho phép một quốc gia có rthể
tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lương lớn hơn nhiều lần giới hạn khả năng
sản xuất của quốc gia đó thậm chí cả những mặt hàng mà họ không có khả năng
sản xuất được.
+ Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất
của từng quốc gia. Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả về chiều
rộng và chiều sâu. Trong nền kinh tế hiện đại mang tính toàn cầu hoá như ngày
nay, mỗi loại sản phẩm người ta nghiên cứu thử nghiệm ở nước thứ nhất, chế tạo
ở nước thứ hai, lắp ráp ở nước thứ ba, tiêu thụ ở nước thứ tư và thanh toán thực
hiện ở nước thứ 5. Như vậy, hàng hoá sản xuất ra ở mỗi quốc gia và tiêu thụ ở
một quốc gia cho thấy sự tác động ngược trở lại của chuyên môn hoá tới xuất
khẩu.
Với đặc điêm quan trọng là tiền tệ sản xuất sử dụng làm phương tiện thanh toán,
xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ một quốc gia. Đặc biệt với các
nước đang phát triển đồng tiền không có khả năng chuyển đổi thì ngoại tệ có
được nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà về cung cấp
ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh
tế.
c. Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện
đời sống nhân dân.
Đối với công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua việc
sản xuất hàng xuất khẩu. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng
tiêu dùng đáp ứng yêu cầu ngay càng đa dạng và phong phú của nhân dân.
d. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ
kinh tế đối ngoại.
Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tác động qua lại,
phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc để xây dựng
các mối quan hề kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác
phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… ngược lại sự
phát triển của các ngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở

hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển.
Có thể nói xuất khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nói chung sẽ
dẫn tới những sự thay đổi trong sinh hoạt tiêu dùng hàng hoá của nền kinh tế
bằng hai cách:
+ Cho phép khối lượng hàng tiêu dùng nhiều hơn với số hàng hoá được sản xuất
ra.
+ Kéo theo sự thay đổi có lợi cho phù hợp với các đặc điểm của sản xuất
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tác động của
xuất khẩu đối với các quốc gia khác nhau là khác nhau.
1.2.3. Vai trò của xuất khẩu đối với các doanh nghiệp
Cùng với sự bùng nổi của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường
quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp.
Xuất khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực
hiện kế hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh
nghiệp không chỉ được các khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị
trường nước ngoài.
Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng
cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên
vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển.
Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ XNK cũng như
các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng
xuất khẩu các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập.
Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác
quản trị kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu
kỳ sống của một sản phẩm.
Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lần nhau giữa các đơn vị tham
gia xuất khẩu trong và ngoài nước. Đây là một trong những nguyên nhân buộc
các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất

khẩu, các doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản
phẩm, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn
lực.
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được thu hút được nhiều lao
động bán ra thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng
thêm thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm lợi
nhuận.
Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn
bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG
MỸ NGHỆ
2.1. Đánh giá lượng hàng
a. Khái quát về mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
Việt Nam có lịch sử phát triển lâu dài gắn liền với các làng nghề trong đó có
làng nghề thủ công mỹ nghệ . Ban đầu, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chỉ đơn
thuần phục vụ cho nhu cầu sử dụng của gia đình. Dần dần các làng nghề sản
xuất có hiệu quả hình thành nên làng nghề thủ công mỹ nghệ, duy trì và phát
triển cho đến tận bây giờ như :gốm Bát Tràng , gỗ Đồng Kị, …Mỗi sản phẩm
thủ công mỹ nghệ đều toát lên một nét đậm chất Việt Nam, tạo nên nét văn hóa
đặc sắc.
Các nguyên liệu của mặt hàng thủ công mỹ nghệ gần gũi với nông thôn Việt
Nam như :tre, mây, đất sét, cói,gỗ,…Các nguyên liệu đơn giản nhưng tạo ra
những sản phẩm có giá trị.
b. Một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam rất đa dạng, gồm những
sản phẩm chính sau:
b.1.Hàng gốm sứ :
Đây là một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ phổ biến hiện nay.Gốm
sứ được sản xuất ở khắp vùng trên cả nước. Một số làng gốm nổi tiếng như Bát
Tràng( Hà Nội), làng Cậy(Hải Dương),Móng Cái(Quảng Ninh),Thanh

Hà(Quảng Nam),…Mỗi làng nghề đều có nét độc đáo riêng.Gốm sứ có nhiều
loại.
Các sản phẩm gốm không chỉ được ưa chuộng trong nước và các nước Phương
Đông mà còn phát triển ở Phương Tây. Đây cũng là một trong những mặt hàng
xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của thủ công mỹ nghệ.
b.2.Hàng mây tre đan
Từ những cây tre, nghệ nhân tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ như:
giường, bàn ghế, giỏ hoa,…Một số hàng nghề nổi tiếng :Phú Vinh, Yên Sở (Hà
Tây),Nho Quan (Ninh Bình), Vĩnh Ba (Phú Yên),…Có thể nói mây tre đan đã
thu hút và giải quyết khá nhiều cho người lao động.
b.3.Mặt hàng gỗ mỹ nghệ
Ở Việt Nam ,sản phẩm từ gỗ dùng trong cuộc sống hàng ngày như :ghế,
giường,bàn thờ,lư hương,…Chạm khắc gỗ nổi tiếng của Việt Nam có Đồng Kị,
Phù Khê (Bắc Ninh), Bích Chu (Vĩnh Phú), Mỹ Xuyên (Huế),…Ngày nay nhu
cầu về gỗ mỹ nghệ trên thế giới rất lớn, để cạnh tranh với gỗ mỹ nghệ các nước
khác cần chú ý đến nghệ thuật, yếu tố tinh tế trong mỗi sản phẩm.
b.4.Mặt hàng thổ cẩm
Mặt hàng này được sản xuất chủ yếu bởi đồng bào dân tộc thiểu số như
:Mường, Khơ me, Thái, Tầy,…Một số dân tộc ở miền nam đều có nghề dệt gia
đình.Hàng thổ cẩm rất đa dạng, có thể làm quần áo, túi xách, ví hay tranh treo
tường,…, với nhiều kiểu dáng và họa tiết độc đáo, đặc trưng cho văn hóa và
quan niệm của con người dân tộc. Mặt hàng thổ cẩm chủ yếu được bán tại các
khu du lịch cho khách nước ngoài.
b.5.Mặt hàng thêu ren.
Thêu ren là một nghề truyền thống ở nước ta .Nguyên liệu và dụng cụ sản xuất
đơn giản nhưng đòi hỏi người thợ thủ công phải có sự khéo léo, kiên trì, và sáng
tạo.Ngày nay người ta đã sử dụng máy thêu nhưng chỉ thêu được những sản
phẩm đơn giản: chữ, biểu tượng, cờ,…Đối voiws những sản phẩm cầu ki, sáng
tạo riêng vẫn đòi hỏi bàn tay của người thợ thủ công.Một số vùng thêu ren nổi
tiếng như: Lý Nhân (Hà Nam), Minh Lăng (Thái Bình) ,Văn Lãm (Ninh Bình),

…Ở nước ta thêu ren xuất hiện sớm nhưng phạm vi sản xuất còn nhỏ, chưa có
quy mô.
c.Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam tới thị trường EU những
năm qua.
c.1.Khái quát chung về thị trường EU và những quy định của EU với mặt hàng
thủ công nỹ nghệ nhập khẩu
- Khái quát
+ Thị trường EU là một thị trường đa dạng, năng động và đầy tính cạnh tranh
nên các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển sẽ không có cơ hội thâm nhập
nên thiếu sự chuẩn bị.Các nhà xuất khẩu không nên vồ vập với mọi bản chào
mua của các doanh nghiệp châu Âu và cố khai thác mọi cơ hội kinh doanh có vẻ
hấp dẫn.
+ Các nhà xuất khẩu luôn được khuyến cáo nên chủ động và làm chủ tình hình
để tự đưa ra được định hướng.Điều này chỉ thực hiện được khi đã có sự chuẩn bị
kĩ càng , đánh giá mục tiêu, đánh giá phương hướng, phương tiện và có lập kế
hoạch từng bước .Nói cách khác các nhà xuất khẩu muốn xâm nhập thị trường
châu Âu trước tiên nên nghiên cứu đánh giá một số thị trường thị trường mục
tiêu ở châu Âu, các kênh thương mại và phân phối, đánh giá khả năng tận dụng
cơ hội và đối phó với nguy cơ, lựa chọn chiến lược và chuẩn bị đương đầu với
môi trường cạnh tranh mới.
- Những quy định của EU với mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhập khẩu
+ Quy tắc xuất xứ của EU
Bất cứ sản phẩm nào khi xuất khẩu sang thị trường EU đều phải có chứng nhận
xuất xứ rõ ràng. Hầu hết các nguyên liệu của sản xuất thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam lấy từ các nguôn trong nước.
+ Quy định về sức khỏe và an toàn
Quy định này yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu vào EU phải là những sản phẩm
an toàn với môi trường sinh thái và sức khỏe của người tiêu dùng. Đối với mặt
hàng thủ công mỹ nghệ, để nhập khẩu vào EU thì các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ của Việt Nam phải đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn thực vật, không có

những vi khuẩn như mối, mọt hay nấm mốc,…có ảnh hưởng tới người tiêu
dùng. Chính vì thế khâu xử lí nguyên liệu đầu vào của ngành rấy quan trọng.
Theo Quy định 85/343/EEC thì nước xuất khẩu đưa hàng vào EU phải đền bù
thiêt hại cho cá nhân hoặc tập thể khi sản phẩm không an toàn, gây thiệt hại cho
người tiêu dùng.
+ Quy định về bảo vệ môi trường
EU đẫ đưa ra quy định về bảo vệ môi trường đối với hàng hóa để bảo vệ môi
trường sinh thái của EU nói riêng và môi trường sinh thái toàn cầu. Quy định
này chỉ cho phép nhập khẩu những mặt hàng có đầu vào sản xuất, quy trình sản
xuất, chất thải sản phẩm thân thiện với môi trường. Các sản phẩm của Việt Nam
muốn xâm nhập vào thi trường EU thì phải đáp ứng được quy trình sản xuất
theo tiêu chuẩn ISO 14001. Nguyên liệu sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ
được lấy từ tự nhiên nên cần đảm bảo về môi trường sinh thái, phát triển bền
vững và bảo vệ rừng. Trong quá trình sản xuất, ngành thủ công mỹ nghệ cũng
cần phải lưu ý đến khâu xử lí chất thải để tránh gây hại tới môi trường sống
xung quanh.
+ Quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
Các sản phẩm htur công mỹ nghệ muốn vào thị trường EU cần phải đáp ứng tiêu
chuẩn của hệ thống quản lí chất lượng ISO 9000. Đây là tiêu chuẩn mang tính
toàn cầu được thừa nhận trên toàn thế giới. Các doanh nghiệp xuất khẩu không
chỉ riêng mặt hàng thủ công mỹ nghệ sẽ rất được lợi nếu được công nhận đạt
tiêu chuẩn ISO 9000.
+ Quy định về trách nhiệm xã hội
EU đưa ra quy định SA 8000, quy định về điều kiện làm việc, độ tuổi của người
lao động và chế độ lao động. Đối với đặc điểm của lao động ngành thủ công mỹ
nghệ chủ yếu là nông thôn, người dân có thể tranh thủ lúc nông nhàn để sản
xuất, trẻ em chưa đến độ tuổi lao động nhưng vẫn tham gia vào sản xuất. Nếu
không chú ý đến quy định SA 8000, quy định này sẽ trở thành rào cản đối với
mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường EU.
c.2.Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

Thủ công mỹ nghệ của Việt Nam là ngành truyền thống và được xuất khẩu từ
rất sớm.Thời kì hoàng kim của thủ công mỹ nghệ vào giai đoạn trước đổi
mới(1970- 1986), tỷ trọng kim ngạch trung bình đạt 40%, có năm lên tới
53,4%.Những năm gần đây, thủ công mỹ nghệ vẫn được coi là một trong những
mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Số liệu từ Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ (Vietcraft), trong 10 tháng năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1.1 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kì năm
ngoái.Cũng theo Vietcraft, bức tranh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt
Nam trong những năm gần đây không có điểm sáng.Nếu trong giai đoạn 2000-
2009, kim ngạch xuất khẩu của ngành luôn đạt 12% thì từ 2010 đến nay chỉ còn
khoảng 6%.Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 6 tháng đầu năm 2013
so với cùng kỳ năm trước tăng 18,3%, cao hơn tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước (16,1%). Trong đó kim ngạch xuất khẩu túi xách, ví, va li, mũ
và ô dù đạt 925 triệu USD, tăng 23,6%, đồ gốm sứ đạt 218 triệu USD, tăng
6,6%, hàng mây tre cói đạt 110 triệu USD, tăng 5,3%.
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ QUA MỘT SỐ NĂM
(đơn vị : triệu USD).
NĂM 2010 2011 2012 6 THÁNG
2013
KIM NGẠCH 569 1472 1845 2171
(nguồn: Tổng cục thống kê)
Kim ng?ch xu?t kh?u th? công m? ngh? c?a
Vi?t Nam giai đo?n 2010-2013
569
1472
1845
2171
0
500
1000

1500
2000
2500
2012 2011 2012 2013/6
Trước những năm 1990, thị trường xuất khẩu chủ yếu của thủ công mỹ nghệ của
Việt Nam là các nước Đông Âu và Liên xô. Do những biến động chính trị, thị
trường này đã suy giảm đáng kể. Hiện nay, mặt hàng này đã bao phủ hầu hết các
quốc gia trên thế giới, khoảng 163 quốc gia. Thị trường xuất khẩu chính của
Việt Nam là Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Nga và các nước khu vực ASEAN.
Hàng năm nước ta xuất khẩu sang Mỹ khoảng 70-80 triệu USD, chiếm 1,5% thị
trường này.Với nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ chiếm khoảng
1,9% thị phần nhập khẩu vào Nhật Bản.
BẢNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
(đơn vị: triệu USD)
Nước 2007 2008 2009
Giá trị
xuất
khẩu
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
xuất
khẩu
Tỷ lệ
(%)
Tốc độ
tăng
trưởng
(%)

Giá trị
xuất
khẩu
Tỷ lệ
(%)
Tốc độ
tăng
trưởng
(%)
Nhật
Bản
142.5 19 229.95 21 60 276 24 20
Mỹ 90 12 153.3 14 70 207 18 35.29
EU 378.11 50.43 384.2 35.1 1.6 371.54 32.3 -0.03
Các
nước
khác
139.39 18.57 327.55 29.9 1.35 295.46 25.7 -0.09
Tổng 750 10 1095 100 1150
(Nguồn Tổng cục thống kê)
Theo kinh nghiệm từ các doanh nghiệp, bằng sự đầu tư cho thiết kế mẫu mã,
nguyên liệu, tay nghề của đội ngũ lao động và tổ chức nghiên cứu xu hướng thị
trường thì doanh nghiệp ngành hàng thủ công mỹ nghệ đã mở rộng được cánh
cửa xuất khẩu vào EU – thị trường nổi tiếng khó tính.
Các doanh nghiệp cho biết, thiết kế mẫu mã có vai trò rất lớn, chiếm tới 30-50%
sự thành công của đơn hàng khi vào thị trường này. Bên cạnh thiết kế mẫu mã
sản phẩm là yếu tố hàng đầu khi chinh phục thị trường EU, cần phải kết hợp
giữa ý tưởng độc đáo của nhà thiết kế với mong muốn về màu sắc, giá thành của
người tiêu dùng. Thiết kế cần phải theo bộ sưu tập sản phẩm sẽ được nhân rộng
hơn. Sản phẩm không chỉ nên đầu tư về màu sắc, chất lượng mà còn tạo nên

những sản phẩm thân
thiện với môi trường. Quan trọng hơn, các doanh nghiệp cần phải định vị được
giá sản phẩm nằm ở phân khúc nào để có mức giá thành tương ứng…
Thiết kế mẫu mã sản phẩm là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp ngành thủ công
mỹ nghệ tiến sâu hơn vào thị trường EU. Bản thân EU cũng là thị trường truyền
thống và quan trọng của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam khi kim ngạch xuất
khẩu của ngành vào thị trường này luôn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Đơn
cử, hai tháng đầu năm 2014, giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
vào một số thị trường trong khối tăng mạnh so với cùng kỳ như: Đức đạt 4,3
triệu USD, tăng 10,26%; Tây Ban Nha đạt 944 nghìn USD, tăng 43,67%; Thụy
Điển 754,8 nghìn USD, tăng 43,93%
2.2.Đánh giá cơ chế xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Viêt Nam sang thị
trường EU.
a.Chính sách của nhà nước
- Chính phủ Việt Nam hỗ trợ thúc để đẩy ngành thủ công mỹ nghệ như một
phương thức thực hiện xoá đói nghèo, đặc biệt ở các khu vực nông thôn.Dưới
đây là những chính sách trực tiếp đề cập đến sự phát triển của ngành thủ công từ
khâu cung cấp nguyên liệu thô và đất đai đến khuyến khích đầu tư và xúc tiến
thương mại :
+ Nhà nước sẽ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và thông qua những chính
sách bảo vệ lợi ích hợp pháp cho hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng thủ
công nông thôn, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh truyền thống nhằm đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, thu hút nguồn lao động và góp
phần tạo công ăn việc làm ở nông thôn, xoá đói giảm nghèo, bảo tồn và thúc
đẩy các giá trị văn hoá của dân tộc.
Khuyến khích việc tự nguyện thành lập các hiệp hội của những nghề khác nhau
hay ở những địa phương khác nhau nhằm có biện pháp hỗ trợ thực tế cho sự
phát triển của các cơ sở kinh doanh hàng thủ công, phản ánh được tâm tư và
nguyện vọng của họ, đóng góp ý kiến cho các cơ quan nhà nước trong việc
soạn thảo những cơ chế, chính sách phát triển ngành nghề ở nông thôn.

+ Nhà nước sẽ cung cấp vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng (đường xá, cung cấp
điện nước, đảm bảo về môi trường), kho bãi, nhà xưởng cho các đối tượng dân
cư tham gia vào sản xuất và kinh doanh hàng thủ công ở nông thôn và trợ cấp
kinh phí đào tạo xúc tiến thương mại cho sản xuất hoặc kinh doanh nông thôn
và cho các cơ sở kinh doanh hàng thủ công nhằm duy trì và phát triển các làng
nghề truyền thống, hoạt động sản xuất và kinh doanh ở nông thôn, tạo công ăn
việc làm và tăng nguồn thu nhập cho người lao động. Hỗ trợ vốn từ nhà nước
thường giới hạn và không quá 60% tổng đầu tư. Bên cạnh đó, các tỉnh được
phép vay tiền từ Quỹ Hỗ trợ phát triển với lãi suất 0% trong thời gian 04 năm
để nâng cấp cơ sở hạ tầng để phát triển ngành thủ công.
+ Việc thiết lập cơ sở cho ngành thủ công nông thôn sử dụng các phần đất
không có tranh chấp và và ổn định sẽ liên quan đến vấn đề quyền sử dụng đất
do Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xác nhận.
+ Các cơ sở của ngành thủ công nông thôn sẽ được thuê đất đai ở mức thấp
nhất và họ sẽ được miễn không phải trả phí thuê đất trong 03 năm nếu họ di
dời các nhà máy của mình khỏi khu vực dân cư.
+ Các tỉnh và các thành phố trực thuộc trung ương sẽ bố trí cơ cấu của chính họ
theo những yêu cầu phát triển thương mại của vùng nông thôn, nhằm quy
hoạch và lập kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu thô từ nông nghiệp và lâm
nghiệp để đảm bảo các nguồn phong phú cho những ngành nghề sản xuất ở
nông thôn. Bất kỳ cơ sở kinh hàng doanh thủ công nào ở nông thôn muốn khai
thác nguyên liệu thô là các nguồn khoáng sản sẽ được ưu tiên cấp phép sử dụng
và khai thác theo các quy định của pháp luật. Họ cũng sẽ hưởng sự miễn hoặc
giảm thuế dành cho các nguồn tài nguyên theo quy định của nhà nước.
+ Các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở
kinh doanh hàng thủ công nông thôn tiếp cận kịp thời thông tin về thị trường,
giá cả, chi tiết kỹ thuật và tiêu chuẩn của sản phẩm theo các yêu cầu của thị
trường trong nước và nước ngoài.
+ Cơ sở kinh doanh hàng thủ công nông thôn được giảm 50% hoặc hơn thế về
phí thuê mặt bằng khi tham gia trưng bày tại hội trợ và triển lãm sản phẩm

trong nước.
+ Cơ sở kinh doanh hàng thủ công nông thôn có thể liên doanh và hợp tác với
các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước về hoạt động sản xuất và bán sản
phẩm.
+ Bộ Thương mại sẽ trực tiếp điều hành các thương vụ ở nước ngoài khai thác
thị trường của nước chủ nhà, giới thiệu họ với các cơ sở kinh doanh hàng thủ
công trong nước
+ Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ tổ chức, hướng dẫn và cung cấp
những nguồn quỹ cần thiết trong kế hoạch hàng năm dành cho nghiên cứu và
đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ năng thiết kế và sử dụng các nguồn nguyên
liệu thô trong nước, chỉ dẫn áp dụng các công nghệ thích hợp nhằm nâng cao
năng suất lao động; giảm chi phí, đa dạng sản phẩm, tăng giá trị thẩm mỹ và sự
tinh xảo của sản phẩm do các làng nghề sản xuất; nghiên cứu và chuyển giao
công nghệ xử lý rác thải, chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường do các ngành
nghề ở nông thôn gây ra.
+ Đối với lao động, sẽ có sự ưu tiên dành cho đào tạo và sử dụng người lao
động là thành viên của những hộ gia đình có đất đai thuộc diện quy hoạch của
nhà nước phục vụ cho công tác phát triển ngành nghề nông thôn và người lao
động địa phương.
+ Đối với đào tạo, bản thân người thợ thủ công có thể tổ chức truyền nghề của
mình và thu phí từ những học viên theo nguyên tắc hai bên cùng thoả thuận và
hoạt động này được miễn thuế; thợ thủ công, hợp tác xã, tổ chức và các hiệp
hội sẽ được khuyến khích thực hiện việc truyền nghề và các khoá đào tạo cho
người lao động; các trường đào tạo nghề của nhà nước sẽ ưu tiên cho hoạt động
đào tạo nghề của các cơ sở kinh doanh hàng thủ công nông nông; mỗi huyện có
thể thiết lập một trung tâm đào tạo nghề, đặc biệt là nghề truyền thống ở địa
phương. Chính phủ sẽ hỗ trợ 200.000 đ/học viên/tháng trong suốt thời gian đào
tạo.
+ Không chỉ được hưởng lợi ích từ những chính sách trên, các cơ sở kinh
doanh hàng thủ công nông thôn cũng sẽ được hưởng những ưu đãi về đầu tư

theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 quy định về việc
thực hiện Luật Xúc tiến Đầu tư trong nước số 03/1998/ QH10 ngày 20 tháng 5
năm 1998. Bên cạnh đó, các nhà xuất khẩu hàng thủ công cũng có các hoạt
động theo những chương trình hỗ trợ.Theo những quy định này, xuất khẩu
hàng thủ công được hưởng nhiều ưu đãi về đầu tư (giảm hoặc miễn) đối với
thuế đất đai, thuế sử dụng đất, tỉ lệ thuế thu nhập, thuế thu nhập cá nhân, thuế
nhập khẩu đối với thiết bị và máy móc được nhập khẩu để tạo ra những tài sản
cố định. Hoạt động xuất khẩu sẽ được hỗ trợ thông qua Chương trình xúc tiến
thương mại quốc gia nhằm thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, phát
triển thị trường xuất khẩu và để xây dựng và nâng cap năng lực kinh doanh.
Các nhà xuất khẩu và sản xuất cũng có thể tiếp cận với nhiều nguồn ưu đãi về
tài chính ở Quỹ hỗ trợ phát triển và Quỹ hỗ trợ xuất khẩu quốc gia cho các hoạt
động đầu tư và xuất khẩu.
b.Chế độ đãi ngộ của EU đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.
Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU dành cho các nước đang
phát triển đã có từ năm 1971.Ngày 25/12/2012, Nghị viện châu Âu và ủy ban
châu Âu đã ban hành quy định số 978/2012, có hiệu lực từ 1/1/2014 và thực
hiện trong 10 năm tới, thay thế Chương trình GSP thực hiện thei quy định
732/2008 đã hết hiệu lực từ 31/12/2013.Quy chế GSP mới của EU có nhiều
thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam.
Danh sách các nước đủ điều kiện được hưởng GSP của EU nêu trong phụ lục I
của quy định số 978/2012.Theo đó măt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
được xếp vào danh sách những mặt hàng không nhạy cảm và được miễn
thuế.Điều này tạo thuận lợi cho nước ta tăng thêm thu nhập từ hoạt động xuất
khẩu thủ công mỹ nghệ.
2.3.Nhận xét tồn tại của lĩnh vực xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.
a.Thành công của xuất thủ công mỹ nghệ sang EU
Hàng thủ công mỹ nghệ hiện nay đang thâm nhập rất tốt ở thị trường EU và
có tiềm năng phát triển trong thời gian tới.Theo nghiên cứu của Phòng thương
mại và công nghiệp châu Âu tại Việt Nam, riêng sản phẩm gỗ gia dụng của

Việt Nam đã đạt được kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình hàng năm là
50,72%.Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước ta sang EU là sản phẩm gỗ
mỹ nghệ, đồ gốm sứ và các sản phẩm mây tre đan.Kim ngạch xuất khẩu tăng
khá nhanh 21,28%/năm.
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta được sản xuất chủ yếu từ nguyên
liệu trong nước nên tỷ lệ ngoại tệ thu được từ sản xuất đạt cao, khoảng 95-
97%.Loại hàng này được sản xuất thủ công là chính khiến cho sản phẩm của
nước ta có sự khác biệt và mang tính đặc thù, không giống với các sản phẩm
của nước khác.Mặt khác, đây là ngành sản xuất tận dụng được nhiều lao động
nhàn rỗi mà không cần yêu cầu trình độ cao. Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh
mặt hàng này nói chung là không lớn. Một số khâu trong sản xuất có thể sử
dụng thiết bị máy móc giản đơn, thay thế cho lao động thủ công để tăng năng
suất. Bên cạnh đó, những năm gần đây cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông
tin liên lạc, trình độ khoa học kĩ thuật phát triển mạnh cũng tạo ra nhiều thuận
lợi cho việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta phát triển ra thế giới
nói chung và sang EU nói riêng.
b.Nhược điểm
Trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng, nhu cầu đối
với hàng thủ công mỹ nghệ là rất lớn, nhưng thị phần của Việt Nam còn nhỏ
bé, thị trường tiêu thụ còn hạn chế ,chủ yếu do một số nguyên nhân sau:
+Mẫu mã còn đơn điệu , nhàm chán, không phù hợp so với lối sống sôi động
của các nước phát triển trong khi đây là đối tượng chính tiêu thụ sản phẩm của
chúng ta.Ngoài ra, các sản phẩm có chất lượng kém và không đồng
đều.Nguyên liệu thực vật do chưa được xử lí tốt trước khi đưa vào sản xuất nên
thường bị biến dạng khi có sự thay đổi thời tiết và không chịu được khí hậu
lạnh, thậm chí phát sinh mốc mọt ngay trên đường vận chuyển.Sản xuất phân
tán cũng góp phần làm cho khâu hoàn thiện sản phẩm không đồng đều.
+Một lí do nữa là do thiếu thợ lành nghề đã qua đào tạo cơ bản , thiếu cán bộ
nghiệp vụ chào hàng, thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu.Quy mô sản xuất
nhỏ, không có khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng lớn, mới chỉ quan tâm đến

sản xuất theo đơn đặt hàng mà chưa quan tâm đến việc thay đổi mẫu mã cho
sản phẩm.Chính sách hỗ trợ của nhà nước còn thiếu.
Điều làm cho các quan chức ngành Thương mại, Nông nghiệp và Doanh
nghiệp hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và đồ gỗ nói riêng đau đầu là gỗ
nguyên liệu.Hiện nay giá đầu ra cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ không
tăng, trong khi giá các nguyên liệu đầu vào lại tăng đột ngột, ảnh hưởng rất lớn
đến lợi nhuận và tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.
Theo ông Trần Quốc Mạnh,Phó chủ tịch hội Mỹ nghệ chế biến gỗ thành phố
HCM, cuối năm 2004 trở lại đây, giá gỗ nguyên liệu đã tăng 20%, giá gỗ nhập
khẩu cũng leo thang không kém, tăng 10%.Lâu nay các doanh nghiệp thủ công
mỹ nghệ nhập khẩu nguyên liệu gỗ chủ yếu từ Malaysia và Indonesia .Nhưng
từ giữa năm 2004,chính phủ Indonesia ban hành chủ trương “đóng cửa rừng”,
không cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu gỗ hòn. Trong nước do lo
ngại ảnh hưởng của vụ kiện chống bán phá giá các sản phẩm gỗ của Bộ
Thương mại Hoa Kì đối với các sản phẩm gỗ từ Trung Quốc, Bộ thương mại
Việt Nam ra chủ trương không cho nhập khẩu các loại gỗ nguyên liệu và bán
thành phẩm từ Trung Quốc vào Việt Nam.Đây là hai nguyên nhân chính làm
giá gỗ nguyên liệu tăng lên
Ngoài ra hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ còn gặp một số khó
khăn như :hiện tượng gian lận thương mại trong nhập khẩu nguyên liệu ,luật
hải quan còn những hạn chế nhất định.Thuế doanh thu với đặc điểm thuế chồng
lên thuế ,phí vận tải với cách tính cước theo khối đối với hàng cồng kềnh cũng
là nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh qua giá của hàng thủ công mỹ nghệ
Việt Nam sang thị trường EU.
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG HƯỚNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG EU.
3.1.Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO với mặt hàng thủ công mỹ
nghệ.
Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tính ràng
buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên do nước đang phát triển ở

trình độ thấp lại đang trong quá trình chuyển đổi nên ta yêu cầu và được WTO
chấp nhận cho hưởng một thời gian để thực hiện một số cam kết có liên quan
đến thuế và tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phi nông nghiệp và quyền kinh doanh.
- Về trợ cấp phi nông nghiệp
Việt Nam đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các trợ cấp bị cấm theo quy định của WTO.
Tuy nhiên với các ưu đãi đầu tư dành cho hàng xuất khẩu đã được cấp trước
ngày gia nhập WTO ta được bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm
- Về quyền kinh doanh
Việt Nam đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được quyền xuất
nhập khẩu hàng hóa như người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ các mặt hàng
thuộc danh mục thương mại nhà nước.
-Về cam kết thực hiện minh bạch hóa
Ngay từ khi gia nhập Việt Nam sẽ công bố dự thảo các văn bản quy phạm dp
Quốc hội, Ủy ban thường trưc quốc hội và Chính Phủ ban hành để lấy ý kiến
nhân dân. Thời gian dành cho việc góp ý và sửa đổi là 60 ngày. Việt Nam cũng
cam kết đăng công khai các văn bản pháp luật trên tạp chí, trang điện tử của bộ
ngành.
-Cam kết khác
Về đa phương Việt Nam còn đàm phán một số vấn đề đa phương khác như bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là sử dụng phần mềm hợp pháp trong cơ quan
chính phủ.Với nội dung này ta cam kết tuân thủ các quy định của WTO kể từ
khi gia nhập.
3.2.Đề xuất phương hướng quản lí
Những năm gần đây, thủ công mỹ nghệ trở thành một trong mười mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Để có sự phát triển bền vững, ngành thủ công
mỹ nghệ Việt Nam cần có một định hướng mang tính chiến lược. Chính phủ
Việt Nam cần định hướng rõ rệt cho ngành này:
- Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lí nhà nước và hiệp hội
ngành hàng. Chiến lược phát triển ngành phải dựa trên chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất thủ công mỹ nghệ

trung và dài hạn.
- Tổ chức quy hoạch tập trung các làng nghề, doanh nghiệp sản xuất thủ công
mỹ nghệ. Với việc sản xuất manh mún, phân bổ rải rác như hiện nay rất khó để
tập trung nguồn lực, công nghệ để sản xuất dây chuyền, giảm thiểu chi phí,
nâng cao năng suất và giảm giá thành.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thu thập, tích trữ nguyên vật liệu cần thiết
để sản xuất. Tạo điều kiện nhập khẩu đối với nguyên liệu quý cần chú ý nhập
khẩu. Tổ chức triển khai tìm nguyên liệu mới thay thế những nguyên liệu
truyền thống đang dần cạn kiệt.
- Nâng cao vai trò của các thương vụ Việt Nam tại EU. Thông qua thương vụ,
các doanh nghiệp có thể nắm bắt được các thông tin thay đổi về hệ thống luật
pháp, quy chế nhập khẩu, thuế quan. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể nắm bắt
được thông tin thị trường hay các kênh phân phối qua các thương vụ.
- Xây dựng hệ thống hành lang pháp lí theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thích nghi được với thụ trường EU
cũng như các thị trường khác trên thế giới.
- Tạo cơ chế tài chính thông thoáng để khơi thông các nguồn vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước, từ các tổ chức quốc tế thông qua các chương trình tài trợ,
từ các ngành và doanh nghiệp trong tái đầu tư xây dụng cơ sở hạ tầng của từng
vùng.
- Về tín dụng, ưu tiên cho vay tín dung với các dự án sản xuất và xuất khẩu thủ
công mỹ nghệ. Có chính sách hợp lí để huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân,
thông qua cơ chế lãi suất linh hoạt, hấp dẫn. Tuy nhiên không vì vậy mà cho
vay ưu đãi quá rộng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, thay vào đó có thể chuyển
sang hỗ trợ về nguồn lực như đất đai, cơ sở hạ tầng, công nghệ.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua ngành thủ công mỹ nghệ đã trở thành một trong 10 ngành
mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ngành thủ
công mỹ nghệ đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam (Năm 2009 xuất khẩu thủ công mỹ nghệ chiếm

1,59% so với kin ngạch xuất khẩu cả nước ). Trong các thị trường xuất khẩu
chính của thủ công mỹ nghệ Việt Nam thì EU là một thị trường quan trọng và
tiềm năng chiếm trung bình gần 50% giá trị xuất khẩu thủ công mỹ nghệ.
Ngành thủ công mỹ nghệ cũng đã góp vào công cuộc phát triển kinh tế kinh tế
xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho lượng lớn lao động đặc biệt là lao động
nông thôn. Ngoài ra ngành thủ công mỹ nghệ còn đem về thực thu ngoại tệ
tương đối lớn do tận dụng nguyên liệu sẵn có và dồi dào trong nước. Nhận thức
được vai trò quan trọng của mặt hàng xuất khẩu này và tính tiềm năng của thị
trường EU, các cơ quan chức năng đã có những biện pháp can thiệp tác động
nhằm xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành công mà ngành mang lại thì xuất khảu thủ công mỹ nghệ sang EU
vẫn còn nhiều hạn chế. Từ thực tế đó đòi hỏi chúng ta cần phải có những biện
pháp chính sách cụ thể từ phía cơ quan nhà nước, hiệp hội ngành thủ công mỹ
nghệ và các doanh nghiệp để thúc đảy xuất khẩu ngành thủ công mỹ nghệ sang
thụ trường EU nói riêng và thế giới nói chung, nhằm góp phần công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-GS.TS Võ Thanh Thu, Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Tổng hợp
TP.HCM, 2011
-GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị xuất nhập khẩu, NXB Tổng hợp
TP.HCM, 2011
-Website Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam:
www.agroviet.gov.vn
-Website Tổng cục Thống kê: www.gso.gov.vn
-Website Tổng cục Hải quan: www.customs.gov.vn
-Website Cục Xúc tiến Thương mại: www.vietrade.gov.vn
-

×