Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của Công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.79 KB, 62 trang )

Chuyên đề thực tập

1

MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, gỗ, tre, nứa và các loại thảo mộc như cói ngơ, lục bình đã là
những vật liệu gần gũi nhất trong cuộc sống của người Việt Nam. Từ những
chất liệu bình dị rẻ tiền này, qua các bàn tay khéo léo và khả năng sáng tạo,
những người thợ thủ công đã tạo ra các sản phẩm được nhiều người u thích.
Nghề thủ cơng mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền
thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng
những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, với những nét độc đáo, tinh
xảo, hồn mỹ. Những sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ khơng chỉ là những vật phẩm
văn hóa hay sản phẩm, hàng hóa kinh tế thuần túy cho sinh hoạt hàng ngày, mà
đó chính là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng cho nền văn hóa xã hội, mức
độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc. Cũng như
các sản phẩm thủ công mỹ nghệ các nước, thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
mang đậm nét văn hóa mỗi vùng.
Tuy nhiên, ngành thủ cơng mỹ nghệ Việt Nam hiện đang phải cạnh tranh
với các đối thủ lớn như: Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan … Vì vậy, kim ngạch
xuất khẩu của ngành tuy phát triển mạnh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng của đất nước. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng cạnh tranh của các
công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ của Việt
Nam cịn thấp hơn so với đối thủ trên thị trường xuất khẩu. Do đó, em lựa chọn
đề tài nghiên cứu thực tập là:“ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ sang thị trường Nhật Bản của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ Artexport “ nhằm xây dựng và đề xuất những giải pháp cần thiết góp phần
làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và cơng
ty xuất nhập khẩu thủ cơng mỹ nghệ Artexport nói riêng.



Chuyên đề thực tập

2

CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1. Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ Nhật Bản
Nhật Bản cũng là nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP chỉ sau
Hoa Kỳ (GDP năm 2006 của nước này đạt 4.375 tỷ USD và 4.345 tỷ USD năm
2007 ), là thành viên của tổ chức liên hiệp quốc, G8, G4 và APEC, là đất nước
đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng, là đất nước xuất
khẩu lớn thứ 4 thế giới và là nước nhập khẩu đứng thứ 6 thế giới, là quốc gia
dẫn đầu thế giới về khoa học công nghệ.
Nhật Bản là một thị trường mở, quy mô lớn với số dân 127,771 triệu (tính
đến 01/10/2007) có mức sống cao. Nhật Bản là một trong những thị trường có sự
địi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật bắt
nguồn từ truyền thống văn hóa và điều kiện kinh tế, họ có tính thẩm mỹ cao, tinh
tế do có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trong và ngồi nước. Xu
hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại của người Nhật Bản ngày càng gia tăng và
sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn, vào khoảng 3.000 tỷ Yên, bao gồm cả
hàng gia dụng, trong đó hàng nhập khẩu chiểm tới 50%. Đặc điểm tiêu dùng
của Nhật Bản là có tính đồng nhất, 90% thuộc về tầng lớp trung lưu. Nhìn
chung người tiêu dùng Nhật có những đặc điểm sau :
1.1.Về chất lượng
Xét về chất lượng, Nhật Bản là một thị trường có yêu cầu rất khắt khe. Là
đất nước mạnh về kinh tế kỹ thuật, mức thu nhập bình quân cao nên người tiêu
dùng Nhật Bản đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt về chất lượng, độ bền, độ tin
cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản
phẩm có chất lượng tốt. Yêu cầu này còn bao gồm cả dịch vụ hậu mãi như sự
bảo hành, thay thế của nhà sản xuất khi sản phẩm bị trục trặc, khả năng và thời

gian sửa chữa các sản phẩm đó.


Chuyên đề thực tập

3

Những lỗi nhỏ trong vận chuyển hay khâu hồn thiện sản phẩm, ví dụ như
những vết xước nhỏ, mẩu chỉ cắt cịn sót lại trên mặt sản phẩm, bao bì xơ
lệch… cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là làm cả lơ hàng khó bán, ảnh hưởng
đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài. Bởi vậy cần có sự quan tâm đúng mức tới khâu
hồn thiện, vệ sinh sản phẩm, bao gói và vận chuyển hàng.
1.2. Về mẫu mã sản phẩm
Người tiêu dùng Nhật Bản nhạy cảm với những thay đổi theo mùa. Xuất phát
từ yếu tố cạnh tranh, các nhà nhập khẩu Nhật Bản quan tâm nhiều hơn đến việc
nhập được những sản phẩm hợp thời trang và phù hợp mùa vụ nhằm đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng, mua sắm của khách hàng.
Thiên nhiên của Nhật Bản phân thành bốn mùa rõ rệt, người Nhật sống hịa
đồng, gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống của họ chứa đựng những sắc màu của
thiên nhiên. Vì vậy đồ dùng sinh hoạt thường có màu sắc khác nhau nhằm tạo
cho họ cảm giác của các mùa trong năm. Ví dụ, những sản phẩm mây tre đan
màu xanh da trời cho họ cảm giác của mùa xuân và hè, màu nâu và đen sẽ mang
lại cho họ cảm giác của mùa thu và mùa đơng. Chính vì thế màu sắc đã trở thành
tiêu chí quan trọng trong sự lựa chọn của người tiêu dùng Nhật Bản.
Ngoài ra, người Nhật Bản rất hứng thú và say sưa với quá trình tạo ra sản
phẩm. Họ quan tâm đến việc sử dụng nguyên liệu, cách thức, kỹ nghệ tạo ra sản
phẩm và bối cảnh truyền thống và họ luôn nghĩ rằng trong mỗi sản phẩm thủ
cơng mỹ nghệ đều có “hồn” nên khi sáng tạo ra các sản phẩm nghệ thuật này
các nghệ nhân cần “thổi” vào sản phẩm của mình những tình cảm chân thật
nhất.

1.3. Về giá
Người tiêu dùng Nhật Bản khơng chỉ u cầu hàng chất lượng cao, bao bì
đảm bảo, dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tốt mà còn muốn mua hàng
với giá cả hợp lý. Trước đây, người Nhật sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua những
hàng hóa cao cấp có nhãn mác nổi tiếng, nhưng từ khi nền kinh tế bong bóng


Chuyên đề thực tập

4

sụp đổ năm 1991, nhu cầu hàng hóa rẻ hơn đã tăng lên. Tuy nhiên, người tiêu
dùng Nhật Bản vẫn sẵn sàng trả tiền cho những sản phẩm sáng tạo, chất lượng
tốt mang tính thời thượng. Tâm lý này cho đến nay vẫn không thay đổi nhiều.
Không giống như ở châu Âu, các bà nội chợ Nhật đi chợ hàng ngày theo
thói quen để mua hàng tươi sống giống như các bà nội chợ Việt Nam, họ là lực
lượng quan trọng ảnh hưởng đến thị hiếu tiêu dùng, họ hay để ý đến biến động
giá và các mẫu mã mới.
1.4.Vấn đề sinh thái
Người Nhật rất khó tính, vì vậy việc tạo ra các sản phẩm làm hài lịng họ
ngày từ lần đầu tiên là rất cơng phu. Đối với bất cứ mặt hàng mới nào thì vấn đề
môi trường rất được người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm. Họ thậm chí đón chào
rất nồng nhiệt những sản phẩm được tạo ra từ việc tận dụng nguồn nguyên liệu
thừa như mẩu gỗ, mẩu cây… Hầu như các sản phẩm được thiết kế độc đáo, mới
lạ với chất lượng cao xâm nhập thị trường Nhật Bản rất dễ dàng và gia tăng
nhanh chóng. Nhưng cho đến nay, vấn đề về kỹ thuật vẫn là trở ngại đối với các
sản phẩm Việt Nam ở thị trường này vì yêu cầu của người Nhật Bản về độ
chính xác và hình dáng rất khắt khe. Hiện nay trên thị trường Nhật Bản các sản
phẩm thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc và các nước ASEAN rất nhiều, vì vậy
các cơng ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam làm cho những sản

phẩm của mình mang nét độc đáo riêng, cân bằng về giá cả và chất lượng thì
mới chiếm lĩnh được thị trường.
2.Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và khả năng xuất khẩu vào
thị trường Nhật Bản
2.1.Hàng thủ cơng mỹ nghệ và vai trị của hàng thủ công mỹ nghệ trong kinh
doanh xuất khẩu
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào tốp 10 mặt hàng có tiềm năng
xuất khẩu của Việt Nam và đã có mặt tại 136 quốc gia và vùng lãnh thổ với tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu trên 20%/năm. Lâu nay, Nhật Bản luôn là thị trường


Chuyên đề thực tập

5

xuất khẩu chủ lực của mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, chiếm tới 29%
tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Tuy nhiên, con số này vẫn
chưa xứng với tiềm năng sẵn có ở trong nước và chưa đáp ứng hết nhu cầu của
người tiêu dùng Nhật Bản do khả năng tiếp cận thị trường của các cơng ty Việt
Nam cịn hạn chế, thiếu thông tin về thị trường, mặt hàng và những bất cập
trong cơ chế, chính sách. Hiện nay cả nước có hơn 2.000 làng nghề thủ cơng
mỹ nghệ, thu hút trên 13 triệu lao động; 1,4 triệu hộ gia đình và khoảng 1.000
cơng ty tham gia vào hoạt động sản xuất-xuất khẩu sản phẩm này. Với nguồn
nguyên liệu sẵn có trong nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu chỉ chiếm từ 3-5%
giá trị xuất khẩu nên tiềm năng về xuất khẩu mặt hàng này là rất lớn, đặc biệt là
thị trường Nhật Bản.
2.1.1.Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng
nghèo nàn và chậm phát triển ở nước ta. Để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước trong một thời gian ngắn địi hỏi phải có vốn lớn để nhập khẩu máy móc,
thiết bị, kỹ thuật cơng nghệ tiên tiến của các nước phát triển. Thực tế trong mấy
năm qua kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ln đứng trong 10 nhóm
sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc điểm đây là
nhóm hàng có tỷ lệ dùng nguyên liêu trong nước là chủ yếu (nguyên liệu nhập
khẩu chỉ chiếm 3-5%), vì vậy tỷ lệ thực thu ngoại tệ sau xuất khẩu của hàng thủ
cơng mỹ nghệ rất cao (theo tính tốn của các chuyên gia, tỷ lệ thu trên 95% so
với tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi đó nhóm hàng dệt may chỉ khoảng
25%). Với kim ngạch xuất khẩu trên dưới 300 triệu USD/năm, hàng năm xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã góp phần khơng nhỏ trong việc tăng thu ngoại
tệ cho đất nước, gia tăng tích lũy, tái sản xuất mở rộng phát triển nền kinh tế và
dự trữ quốc gia.
2.1.2. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn


Chuyên đề thực tập

6

Chuyển dịch cơ cấu nông thôn là hoạt động phát triển kinh tế nông thôn làm
thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm, cơ cấu giá trị sản
lượng và cơ cấu thu nhập của dân cư nông thôn bằng các nguồn lợi thu được từ
lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Việc phát triển các làng nghề truyền
thống đã có vai trị tích cực trong việc góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng nông nghiệp, chuyển từ lao động
sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp sang ngành nghề công nông nghiệp có thu
nhập cao hơn. Ngay từ khi nghề thủ cơng xuất hiện thì kinh tế nơng thơn khơng
chỉ có ngành nơng nghiệp thuần nhất mà bên cạnh cịn có các ngành thủ công
nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại phát triển.
Mặt khác có thể thấy kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập và giá

trị sản lượng cao hơn hẳn so với sản xuất nông nghiệp thuần nhất. Do từng
bước tiếp cận với nền kinh tế thị trường, năng lực thị trường được nâng lên,
người lao động nhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông
nghiệp, đặc biệt là những sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường
trong và ngồi nước. Khi đó khu vực sản xuất nơng nghiệp sẽ bị thu hẹp, khu
vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được tăng lên.
Làng nghề truyền thống phát triển tạo cơ hội cho ngành dịch vụ ở nông thôn
mở rộng địa bàn hoạt động thu hút nhiều lao động. Khác với sản xuất nông
nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cung
cấp thường xuyên trong việc cung ứng vật liệu và tiêu thu sản phẩm. Do dó dịch
vụ nơng thơn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng phong phú, đem
lại thu nhập cao cho người lao động.
Như vậy sự phát triển làng nghề truyền thống có tác dụng rõ rệt đối với q
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển lan tỏa của làng nghề truyền thống đã
mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất, thu hút thêm lao động. Cho đến nay cơ


Chuyên đề thực tập

7

cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt khoảng 60-80% cho công nghiệp và dịch vụ
và 20-40% cho nông nghiệp.
2.1.3.Tạo việc làm và nâng cao đời sống
Trên phương diện xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ đã
kích thích việc phát triển các làng nghề truyền thống. Hiện nay, trong các làng
nghề truyền thống, bình quân mỗi cơ sở chuyên làm nghề đã tạo việc làm ổn
định cho gần 30 lao động thường xuyên và từ 8 - 10 lao động thời vụ, mỗi hộ
chuyên làm nghề thì tạo được 4 - 6 lao động thường xuyên và 2 - 5 lao động

thời vụ. Đặc biệt nghề dệt, thêu ren, mây tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút 200 250 lao động. Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở
địa phương mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác.
Làng gốm Bát Tràng ngoài việc giải quyết việc làm cho gần 2430 lao động của
xã, còn giải quyết thêm việc làm cho khoảng 5000 - 6000 lao động của các khu
vực lân cận đến làm thuê.
Mặt khác, sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã kéo theo sự phát
triển và hình thành của nhiều nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất
hiện, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động. Ngoài các hoạt động
dịch vụ phục vụ sản xuất trực tiếp cịn có các dịch vụ khác như tín dụng ngân
hàng. Từ thực tiễn cho thấy cứ xuất khẩu 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ
thì tạo được việc làm và thu nhập cho khoảng 3000 - 4000 lao động chủ yếu tại
các làng nghề nơng thơn, trong đó có lao động nơng nhàn tại chỗ và các vùng
lân cận.
Bên cạnh đó xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ cịn góp phần tăng thu nhập
và cải hiện đời sống cho người lao động ở nơng thơn. Nơi nào có làng nghề phát
triển thì ở đó thu nhập và mức sống cao hơn các vùng thuần nông. Nếu so sánh
với mức thu nhập lao động nơng nghiệp thì thu nhập của lao động ngành nghề
cao hơn khoảng 2 đến 4 lần, đặc biệt là so với chi phí lao động và diện tích sử
dụng đất thấp hơn nhiều so với sản xuất nơng nghiệp. Bình quân thu nhập của lao


Chuyên đề thực tập

8

động trong hộ chuyên ngành nghề phi nông nghệp là 430.000đ\tháng, ở hộ kiêm
nghề từ 190.000-241.000đ\tháng, trong khi đó ở hộ lao động thuần nơng chỉ có
khoảng 70.000-100.000đ\ng\tháng. Có những làng nghề có thu nhập cao như
làng gốm Bát Tràng: mức thu nhập của các hộ thấp nhất cũng đạt từ 10 – 20
triệu\năm. Thu nhập từ nghề gốm sứ Bát Tràng chiếm tới 86% tổng thu nhập của

tồn xã. Vì vậy thu nhập của các làng nghề truyền thống đã tạo ra sự thay đổi
khá lớn trong cơ cấy thu nhập của hộ gia đình và của địa phương.
2.1.4.Góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
Xuất khẩu là một hoạt động của kinh tế đối ngoại. Đẩy mạnh xuất khẩu nhằm
khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế và nội lực của đất nước để phát triển kinh tế.
Có thể nói, đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
hàng thủ cơng mỹ nghệ nói riêng có vai trị thúc đầy các hoạt động kinh tế đối
ngoại khác. Vì khi hoạt động xuất khẩu phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của
các hoạt động quốc tế trong lĩnh vực khác như: tài chính – tín dụng, bảo hiểm,
vận tải, đầu tư, chuyển giao công nghệ… Ngược lại, các hoạt động kinh tế đối
ngoại phát triển sẽ có tác dụng thúc đẩy, mở rộng hoạt động xuất khẩu như: tiếp
nhận nguồn vốn, cơng nghệ, trình độ quản lý để mở rộng sản xuất nâng cao chất
lượng hàng xuất khẩu. Việc ký kết các hiệp định thượng mại song phương, đa
phương và gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm nhập và mở
rộng thị trường xuất khẩu của hàng hóa nói chung và hàng thủ cơng mỹ nghệ nói
riêng.
2.2.5.Gìn giữ các giá trị văn hóa và ngành nghề truyền thống của dân tộc
Lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống luôn gắn liền với lịch sử
phát triển văn hóa của dân tộc, nó tạo nên nền văn hóa đó, đồng thời là sự biểu
hiện tập trung nhất bản sắc của dân tộc.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động
tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và trí óc sáng tạo vủa người thợ
thủ cơng. Vì vậy, mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng nét đặc


Chuyên đề thực tập

9

sắc dân tộc, đồng thời thể hiện những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi làng

nghề và mang dấu ấn của mỗi thời kỳ. Tìm hiểu lịch sử của mỗi làng nghề ta
thấy kỹ thuật chế tác ra các sản phẩm có từ rất xa xưa và được truyền lại đến
ngày nay. Kỹ thuật đúc dồng và hợp kim đồng thau đã có từ thời văn hóa Đơng
Sơn – một nền văn hóa với những thành tựu rực rỡ, đặc biệt là trống đồng Ngọc
Lũ gắn liền với lịch sử của Hùng Vương dựng nước. Ngày nay các sản phẩm thủ
cơng mỹ nghệ với tính độc đáo và độ tinh xảo của nó vẫn có ý nghĩa rất lớn với
nhu cầu đời sống của con người. Những sản phẩm này là sự kết tinh, bảo tồn các
giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc, là sự bảo lưu văn hóa nghệ thuật và kỹ thuật
truyền từ đời này sang đời khác tạo nên những thế hệ nghệ nhân tài ba. Chính vì
vây, xuất khẩu thủ cơng mỹ nghệ khơng những góp phần bảo tồn và phát triển
các giá tị văn hóa của dân tộc Việt Nam mà còn nhằm quảng bá chúng trên khắp
thế giới.
2.2 Đặc điểm hàng thủ cơng mỹ nghệ Việt Nam
2.21. Tính văn hóa
Hàng thủ cơng mỹ nghệ của Việt Nam đã có từ lâu đời, nó tồn tại và phát
triển trong các làng nghề truyền thống, được làm ra bởi các nghệ nhân, thợ thủ
công. Mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều được tạo ra ở một làng nghề riêng,
mang sắc thái, đặc trưng văn hóa của một khu vực địa lý và cộng đồng dân cư
nhất định như gốm sứ Bát Tràng, lụa Hà Đông, …. Qua sử dụng các sản phẩm
thủ công mỹ nghệ người tiêu dùng cảm nhận được giá trị nghệ thuật từ sự sáng
tạo trong tạo dáng, đến sự tinh xảo và điêu luyện của người thợ và hơn cả là sự
kết tinh những nét văn hóa của dân tộc được truyền vào từng sản phẩm.
2.1.2. Tính mỹ thuật
Mỗi sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ là một tác phẩm nghệ thuật vừa có giá trị
sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ cao, chúng là sự hịa trộn giữa phương pháp thủ
cơng tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Khác với các sản phẩm cơng nghiệp
được sản xuất hàng loạt bằng máy móc cơng nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ để


Chuyên đề thực tập


10

có giá trị cao về nghệ thuật thì chỉ được sản xuất thủ cơng, chủ yếu dựa vào đôi
bàn tay khéo léo của người thợ. Nhiều loại sản phẩm vừa là đồ dùng sinh hoạt,
vừa là vật trang trí. Chính những đặc điểm này đã đem lại sự khác biệt cho hàng
thủ cơng mỹ nghệ. Nhờ đó, tại các hội chợ quốc tế như EXPO, hội chợ ở New
York, Italia… hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã gây sự chú ý của khách
hàng bởi tính tinh xảo trong đường nét hoa văn trạm trổ trên các sản phẩm, hay
những kiểu dáng mẫu mã độc đáo, mặc dù nguyên liệu rất đơn giản, qua bàn tay
tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao.
2.1.3. Tính đơn chiếc
Mỗi loại hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đều mang tính cá biệt và có
sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Cùng là đồ gốm sứ nhưng nhờ các hoa văn,
màu men, họa tiết trên đó người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là gốm Bát
Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng… . Bên cạnh đó tính đơn chiếc có được là do hàng
thủ công mỹ nghệ Việt Nam mang hồn của dân tộc Việt Nam, mang nét văn hóa
và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, hàng của Trung Quốc hay của
Nhật Bản cho dù có phong phú, đa dạng cũng khơng có được nét đặc trưng đó,
cho dù kiểu dáng có giống nhưng khơng mang được hồn dân tộc Việt Nam.
Cùng với đặc trưng về văn hóa, tính riêng biệt đã mang lại ưu thế tuyệt đối cho
hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong xuất khẩu, thúc đẩy giao lưu văn
hóa, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra khắp thế giới.
2.1.4. Tính đa dạng
Tính đa dạng của sản phẩm được thể hiện trên 2 khía cạnh:
- Văn hóa: Sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc,
từ những con rồng trạm trổ ở các đình chùa, hoa văn trên trống đồng, màu men,
họa tiết trên các đồ gốm sứ, tất cả đều mang vóc dáng, đặc trưng dân tộc, q
hương và chứa đựng trong nó những hình ảnh văn hóa tinh thần, quan niệm
nhân văn, tín ngưỡng tơn giáo của dân tộc. Những nét riêng về phong tục của

mỗi địa phương, các địa danh được thể hiện trên sản phẩm thủ công mỹ nghệ


Chuyên đề thực tập

11

đều làm tăng giá trị cho sản phẩm, gây cho khách hàng một sự thích thú, như
một sự khám phá khi thấy sản phẩm.
- Nguyên liệu: Sự phong phú của nguyên liệu sử dụng đã tạo nên các sản
phẩm độc đáo. Từ mây, tre, nứa thậm chí có thể dùng cả rơm khơ, sọ dừa, xơ
dừa, cói, đay… tất cả các nguyên liệu đều rất sẵn có trong thiên nhiên.
2.1.5. Tính thủ cơng
Hàng thủ cơng mỹ nghệ dễ dàng được cảm nhận ngay tính thủ cơng với tên
gọi của nó. Tính thủ cơng được thể hiện ở công nghệ sản xuất đều là sự kết giao
giữa các phương pháp thủ công tinh xảo và sự sáng tạo nghệ thuật. Ngày nay,
với sự hỗ trợ của máy móc cơng nghiệp nhưng sản xuất chính vẫn cần có những
bàn tay điêu nghệ của các nghệ nhân. Bởi chính các nghệ nhân mới là người tạo
ra cái hồn, sự đặc trưng cho từng sản phẩm và nó phản ảnh rõ nét tinh hoa văn
hóa dân tộc. Chính đặc tính này tạo nên sự khác biệt giữa sản phẩm thủ công
mỹ nghệ và những sản phẩm công nghiệp hiện đại được sản xuất hàng loạt và
ngày nay cho dù không sánh kịp tính ứng dụng của các sản phẩm cơng nghiệp
nhưng sản phẩm thủ công mỹ nghệ luôn gây được sự yêu thích của người tiêu
dùng.
3.Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
vào thị trường Nhật Bản
3.1.Lao động
Việt Nam vốn là nước có nguồn lao động trẻ, dồi dào, có khả năng tiếp thu
nhanh, cần cù, sáng tạo và có tính cộng đồng cao. Mặt khác, trong các làng
nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ lại có những nghệ nhân, thợ giỏi, có tâm

huyết với nghề, có ý thức và tinh thần trách nhiệm đào tạo nghề cho các thế hệ
trẻ. Đó là những tiềm năng rất lớn trong phát triển sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ ở hiện tại và tương lai.
3.2.Nguồn nguyên liệu


Chuyên đề thực tập

12

Nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ như: mây, cói tre,
đất… vốn là những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Việt Nam là nước có khí
hậu nhiệt đới rất phù hợp để trồng và phát triển các loại nguyên liệu này. Do đó,
nguyên vật liệu để cung cấp cho sản xuất vô cùng phong phú và đa dạng. Hơn
thế nữa, nhu cầu nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu để sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, thường chỉ khoảng từ 3-5%. Đây là một thuận lợi lớn
để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ
Việt Nam trên thị trường thế giới.
3.3.Tiềm năng sản xuất và tính bền vững
Các mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ khi đạt tới trình độ cao đều có thể đứng
vững trong nền kinh tế thị trường, một số mặt hàng cịn có thể mở rộng quy mơ
do sự phát triển của thị trường. Điều đó đã được khẳng định trong thực tế đặc
biệt là từ những năm sau “đổi mới”, khi mọi cơ sở sản xuất kinh doanh được
phát huy quyền tự chủ, khi mọi sản phẩm được cạnh tranh. Qua một thời kỳ
phát triển, các hình thức sản xuất kiểu mới, các quan hệ liên kết kinh tế mới đã
xuất hiện và tỏ ra phù hợp với quy luật vận động. Từ thực tế đó cho thấy tiềm
năng tồn tại và phát triển của hàng thủ công mỹ nghệ. Bản thân mặt hàng này
tồn tại với lý do sâu xa (đã được lịch sử thừa nhận) và đứng vững trong điều
kiện mới khi thu nhập từ sản xuất những mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
gấp nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp và sự phát triển của chúng rất phù

hợp với quy luật phát triển kinh tế tiến bộ.
Lợi ích của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ như đã được
phân tích ở trên. Đó là một trong những nhân tố rất quan trọng góp phần thực
hiện thành cơng q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.
Như vậy, đề ra các giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ là việc làm rất cần thiết, địi hỏi có sự quan tâm thiết thực của
Chính phủ, các ban ngành liên quan. Đặc biệt là quan tâm đầu tư đúng hướng


Chuyên đề thực tập

13

của các công ty tham gia vào hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.Khái quát chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ
Artexport
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Artexport
Ngày 23/12/1964, theo Quyết định số 617/BNgT-TCCB của Bộ Ngoại
Thương (nay là Bộ Công Thương) Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ
(nay là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam) được
thành lập.
Trước năm 1975, khi đất nước còn chiến tranh ác liệt, Mỹ và các nước tư
bản thực hiện cấm vận kinh tế Việt Nam nên việc xuất khẩu gặp rất nhiều khó
khăn, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nghiên, với sự nỗ lực cố gắng
của mình, Artexport vẫn duy trì được hoạt động xuất khẩu, hoàn thành nhiệm
vụ mà Nhà nước giao phó.

Từ năm 1976 đến trước năm 1990 , tuy đã là thời kỳ hịa bình thống nhất
đất nước nhưng Artexport chủ yếu xuất khẩu trả nợ và xuất khẩu theo nghị định
thư với các nước xã hội chủ nghĩa. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, cơng ty vẫn tổ
chức tốt việc triển khai sản xuất và tổ chức sản xuất ở địa phương nên kim
ngạch xuất khẩu hàng năm vẫn tăng đều, năm sau tăng hơn năm trước mà đỉnh
cao là năm 1988, Artexport xuất khẩu được gần 100 triệu Rúp , đồng thời xây
dựng và mở rộng thị trường ra một số nước tư bản phát triển như : Đức , Pháp,
Tây Ban Nha, Nhật Bản…v..v..
Năm 1991 đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng của Artexport từ cơ
chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh. Việc xuất khẩu theo nghị định


Chun đề thực tập

14

thư và độc quyền khơng cịn nữa. Cơng ty gặp rất nhiều khó khăn do cơ chế cũ
để lại, cả về con người lẫn cơ sở vật chất và công nợ. Tuy nhiên, dưới sự lãnh
đạo sáng suốt của các lãnh đạo Artexport và sự chỉ đạo của Bộ Thương Mại
(nay là Bộ Công Thương), Artexport đã dần đẩy mạnh xuất khẩu với kim ngạch
hàng năm khoảng 30 triệu Đôla Mỹ.
Thời kỳ từ năm 2000 đến nay, chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới và Đông Nam Á, sự cạnh tranh gay gắt giữa những người sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ, song Artexport đã biết kết hợp giữa sản xuất, xuất khẩu và
quảng bá thương hiệu của mình. Trên con đường hội nhập và phát triển, việc
kinh doanh và quản lý có hiệu quả, tạo lợi nhuận và mở rộng sản xuất, mở rộng
thị trường xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ đóng vai trị quyết định. Do đó,
Artexport cam kết xây dựng một thương hiệu vững chắc, khẳng định bước tiến
của mình trên con đường hội nhập và trở thành địa chỉ tin cậy cho các bạn hàng
trong nước và quốc tế.

Ngày nay, khi nhắc tới Artexport, bạn bè trong nước và nước ngoài còn
được biết thêm một lĩnh vực hoạt động mới nhưng đã rất thành cơng đó là kinh
doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho bãi. Với lợi thế có
sẵn, cơng ty đã và đang tiến hành xây dựng một số nhà tầng có tiêu chuẩn chất
lượng cao phục vụ cơng tác kinh doanh cho th văn phịng tại Hà Nội. Ngồi
ra, cơng ty cũng rất chú trọng tới việc mở rộng thì trường xuất nhập khẩu, phát
triển các mặt hàng mới, đồng thời liên doanh sản xuất với các đối tác để tạo ra
một nguồn hàng ổn định, chất lượng cao dành cho xuất khẩu.
Artexport đã mang đến cho thị trường quốc tế những mặt hàng thủ công
tinh hoa, được sản xuất từ bàn tay khéo léo của những người thợ Việt Nam.
Những nỗ lực trên của công ty đã được ghi nhận bằng những giải thưởng như
giải thưởng công ty xuất khẩu xuất sắc do thương vụ Việt Nam tại các nước
bình chọn, giải thưởng Sao Vàng Đất Việt dành cho thương hiệu nổi tiếng và


Chuyên đề thực tập

15

một số bằng khen của Chính phủ cũng như của Bộ Thương Mại Việt Nam (nay
là Bộ Công Thương).
Bên cạnh những đánh giá cao của bạn bè trong nước, Artexport với hơn 150
nhân viên chuyên nghiệp vẫn luôn được khách hàng quốc tế tin cậy do uy tín
làm việc cũng như chính những sản phẩm chất lượng cao và phong phú về mẫu
mã mà Artexport cung cấp.
1.2. Nhiệm vụ của Artexport


Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm
thực hiện được mục đích và nội dung hoạt động của cơng ty.


• Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, đề xuất và kiến nghị
với Bộ Công Thương và Nhà Nước các biện pháp giải quyết những vấn
đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh.


Tuân thủ pháp luật về quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu
và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp
đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng kinh tế có liên quan đến
việc sản xuất và kinh doanh.



Quản lý và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả đồng thời tự tạo các
nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới
thiết bị, tự bù đắp các chi phí, cân đối giữa xuất khẩu – nhập khẩu bảo
đảm thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và làm trịn nghĩa vụ nộp ngân
sách Nhà Nước.



Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng
mặt hàng do công ty sản xuất, kinh doanh nhằm tăng cường sức cạnh
tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ.



Quản lý chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trực thuộc công ty
được chủ động trong sản xuất kinh doanh theo quy chế và luật pháp hiện
hành.



Chuyên đề thực tập

16

1.3. Quyền hạn của Artexport


Được chủ động trong giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp
đồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngoại thương và các văn bản về hợp tác
liên doanh, liên kết ký với khách hàng trong và ngoài nước thuộc nội
dung hoạt động của cơng ty.

• Được vay vốn (kể cả ngoại tệ) trong nước và nước ngoài nhằm phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng luật pháp.


Mỗi doanh vụ được thực hiện trên cơ sở phương án kinh doanh, phản
ánh đầy đủ, trung thực các khoản thu nhập và chi phí thực tế phát sinh
bao gồm cả tiền trả công cho người giới thiệu khách hàng, tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ Artexport ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập
khẩu có hiệu quả bảo đảm ngun tắc lấy thu bù chi và có lời.



Được liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh doanh
và cá nhân kể cả các đơn vị khoa học kỹ thuật trong nước và nước ngoài
để đầu tư, khai thác nguyên vật liệu sản xuất, gia cơng huấn luyện tay
nghề trên cơ sở tự nguyện bình đẳng, các bên cùng có lợi trong phạm vi

hoạt động của cơng ty.



Được mở các cửa hàng ở trong nước và ngồi nước khi được Bộ Trưởng
Cơng Thương cho phép để giới thiệu mẫu mã, sản phẩm hoặc bán các
sản phẩm do Artexport sản xuất hoặc do liên doanh, liên kết sản xuất.
Được tham dự hội chợ, triển lãm, quảng cáo về hàng hố của cơng ty ở
trong nước và ngồi nước theo quy chế hiện hành.



Được lập đại diện, chi nhánh của cơng ty ở trong nước và ngồi nước
theo quy định của Nhà nước, được tham dự các hội nghị, hội thảo
chuyên đề có liên quan đến sản xuất kinh doanh của Artexport trong và
ngoài nước, được cử cán bộ và cơng nhân ra nước ngồi ngắn hạn hoặc
dài hạn, được mời cán bộ, cơng nhân nước ngồi làm việc theo quy chế
của Nhà Nước và Bộ Công Thương.


Chuyên đề thực tập

17


Chuyên đề thực tập

18

1.4. Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Artexport


Ban giám đốc: Đứng đầu công ty là giám đốc; là người được tổ chức điều
hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng và đại diện cho mọi
quyền lợi, nghĩa vụ của Artexport trước pháp luật và trước cơ quan quản lý của
nhà nước.
Phó giám đốc cơng ty được giám đốc cơng ty đề nghị và được Bộ Công
Thương bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Mỗi phó giám đốc được phân cơng phụ
trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc về
lĩnh vực công tác được giao. Trong số các giám đốc có một giám đốc thường


Chuyên đề thực tập

19

trực, thay mặt giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty khi giám đốc đi
vắng
Trong q trình hoạt động, giám đốc và các phó giám đốc điều hành trực
tiếp thủ trưởng của các đơn vị, các phịng ban chức năng, kế tốn trưởng và
trưởng phịng kinh doanh tiếp nhận các chỉ tiêu giao nộp cho giám đốc, cuối kỳ
kinh doanh báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị mình với giám đốc. Các
phịng ban chức năng có nhiệm vụ giúp việc và chịu sự quản lý của giám đốc,
cung cấp thông tin thuộc chức năng của mình, tạo điều kiện cho ban lãnh đạo ra
các quyết định chỉ đạo đúng đắn kịp thời .
Đầu kỳ kinh doanh, mỗi đơn vị, mỗi phòng kinh doanh đều được giao các
chỉ tiêu kế hoạch. Trong quá trình kinh doanh, đơn vị phải tự lo nguồn hàng, tự
tổ chức hoạt động kinh doanh. Cuối kỳ kinh doanh, đơn vị nào hoàn thành vượt
kế hoạch mà Artexport giao cho lúc đầu kỳ thì ngồi các khoản phải nộp nghĩa
vụ cho cấp trên theo quy định, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong đơn vị
sẽ tăng thêm. Ngược lại, đơn vị nào kinh doanh khơng có hiệu quả, thu nhập

thấp sẽ không đảm bảo nghĩa vụ với cấp trên, thu nhập của cán bộ công nhân
viên của đơn vị đó sẽ thấp đi. Đây là động cơ khuyến khích cho các đơn vị cố
gắng phấn đấu kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Các phịng ban chức năng quản lí, đề ra các phương án, quản lí vốn, sắp xếp
nhân sự, điều hành sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước giám đốc về
cơng tác quản lí.
Các phịng trực tiếp sản xuất kinh doanh trên cơ sở các phương án được
giám đốc duyệt, đảm bảo trang trải các chi phí và kinh doanh có lợi.
Chức năng nhiệm vụ của các phịng ban chức năng trong Artexport
Artexport.
Về mặt tổ chức, khơng kể các chi nhánh, văn phòng đại diện, Artexport
gồm các phòng ban và được chia ra làm hai khối là Khối đơn vị quản lý và


Chuyên đề thực tập

20

Khối đơn vị kinh doanh. Từng phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng
nhưng giữa các phịng cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
• Khối đơn vị quản lý :
 Phịng tổ chức hành chính :
- Phịng giúp các đơn vị tổ chức, sắp xếp và quản lý lao động
nhằm sử dụng hợp lý có hiệu quả lao động của cơng ty. Nghiên cứu
các biện pháp và tổ chức thực hiện việc giảm lao động gián tiếp .
- Nghiên cứu các biện pháp nhằm hoàn thiện việc trả lương và
phân phối hợp lý tiền thưởng trình giám đốc.
 Phịng tài chính kế hoạch:
- Khai thác mọi nguồn vốn nhằm đảm bảo vốn cho các đơn vị hoạt
động.

- Tham mưu cho giám đốc xét duyệt các phương án kinh
doanh và phân phối thu nhập.
- Kiểm tra kỹ lưỡng các số liệu và thể thức, thủ tục cần thiết của bộ
chứng từ và việc thanh tốn tiền hàng, nếu để sơ xuất thì phịng tổ chức
kế hoạch phải chịu trách nhiện liên đới cùng đơn vị.
 Ban xúc tiến thương mại: Thực hiện các hoạt động xúc tiến

thương mại và quản lý các show-room cũng như các mặt
hàng kinh doanh .
• Khối đơn vị kinh doanh
Trên cơ sở các mặt hàng được giao các chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu
và được phân bổ (nếu có) các đơn vị trực tiếp tiếp cận thị trường tìm hiểu nhu
cầu, thị hiếu người tiêu dùng để xây dựng phương án kinh doanh có thể tự quyết
định trong việc ký hợp đồng để không lỡ thời cơ, trên cơ sở đảm bảo an tồn về
pháp lý, có được hiệu quả kinh tế. Sau đó, khối đơn vị kinh doanh vẫn phải
trình giám đốc phê duyệt phương án đó để đảm bảo nguyên tắc quản lý.


Chuyên đề thực tập

21

Trưởng đơn vị sản xuất kinh doanh trên cơ sở phương án sản xuất kinh
doanh được duyệt được giám đốc uỷ quyền ký hợp đồng kinh tế (nội ngoại
thương) theo đúng pháp lệnh của hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm đầy đủ về
việc ký kết và thực hiện hợp đồng từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, bao
gồm cả việc thanh toán tiền hàng từ chối giao nhận hàng và khiếu nại bồi
thường.
Để sử dụng tổng số vốn của cơng ty có hiệu quả, Artexport sẽ quản lý và
điều hành toàn bộ số vốn trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh. Các đơn vị

sẽ được phòng tổ chức kế hoạch bảo vệ bằng tất cả các nguồn. Đơn vị chịu
trách nhiệm bảo toàn vốn, phát triển vốn, lãi suất tiền vay và sử sụng vốn đúng
mục đích, có hiệu quả.
Trường hợp mua hàng nhập khẩu theo phương thức dự án, bán thu tiền hàng
nhập về trước khi trả tiền nước ngoài hoặc kinh doanh hàng xuất khẩu thu được
tiền bán hàng trước khi phải trả tiền hàng mua trong nước thì được hưởng lãi
suất 1% mỗi tháng trên tổng số tiền đó.
Mở sổ kế tốn theo dõi tài sản quản lý, chi phí phát sinh và thu nhập của
từng hợp đồng kinh tế, cơng nợ phải thanh tốn và tình hình phân phối thu
nhập, thực hiện quyết toán hàng quý và báo cáo .
Phịng ban chức năng bao gồm: phịng thêu, phịng cói, phịng gốm, phịng
mỹ nghệ, xưởng gỗ Đơng Mỹ, xí nghiệp gốm, Chi Nhánh Hải Phòng, Chi
Nhánh Đà Nẵng, Chi Nhánh HCM và các phòng XNK từ 1 đến 10 và khối liên
doanh thực hiện triển khai các kế hoạch về mặt hàng hoặc thị trường mà đơn vị
đảm nhận.
1.5. Sản phẩm của Artexport
Thủ công mỹ nghệ là ngành nghề mang tính nghệ thuật truyền thống mang
đậm bản sắc dân tộc. Các sản phẩm như mâm đồng, hương án, lọ hoa, hồnh
phi, câu đối, chiếu cói, đồ gốm sứ, khăn thêu, đồ gỗ,… đã được làm từ lâu ở
Việt Nam. Đây là nghề mà các khâu của quá trình sản xuất đều được làm từ đôi


Chuyên đề thực tập

22

bàn tay khéo léo của người nghệ nhân. Mỗi một sản phẩm thủ công mỹ nghệ là
một tác phẩm có giá trị, thể hiện bản sắc dân tộc.
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng nhiều lao động, khó cơ giới hố với số
nhân lực trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất lên đến hàng

vạn người. Số lao động này chủ yếu từ các làng nghề ở các khu vực cung cấp
nguyên vật liệu. Một phần nhỏ lao động cịn lại thì thực hiện các hoạt động liên
quan tới kinh doanh tiêu thụ mặt hàng. Các qui trình sản xuất khó cơ giới hố
như: thêu, vẽ tranh sơn mài, dệt đay cói,… Nó địi hỏi nhiều lao động và chủ
yếu là làm bằng thủ cơng. Nếu cơ giới hố được thì chỉ ở các khâu như cắt,
nung lò điện, trộn đất sét, máy tiện, máy mài
Sử dụng nguồn vật liệu chủ yếu từ tự nhiên và có qui trình sản xuất khá
phức tạp. Bản thân các mặt hàng của Artexport đã nói lên rõ xuất xứ của
nguyên vật liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Hàng mây tre đan: tre, mây, đay, cói… là những ngun liệu dễ tìm ở Việt
Nam, với bàn tay khéo léo của người thợ các sản phẩm này ngày càng được cải
tiến, phong phú về mẫu mã, hình thức với giá cả tương đối rẻ nên được các
khách hàng trong và ngồi nước ưa chuộng.
Hàng cói, ngơ, dừa, mây: Có đặc điểm là ngun vật liệu để sản xuất khá
dồi dào ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sơng Cửu Long. Nhóm mặt hàng
gồm; chiếu, làn đi chợ, dép, thảm lau chân… với kiểu dáng đẹp mang đậm bản
sắc Á Đông.
Những mặt hàng này xuất khẩu chiếm tỉ trọng không cao so với các mặt
hàng khác của Artexport khoảng 10% tổng giá trị xuất khẩu của Artexport.
Hàng sơn mài mỹ nghệ: Là mặt hàng có ngun vật liệu dễ tìm, giá rẻ và có
nhiều trong điều kiện tự nhiên ở Việt Nam song đòi hỏi q trình sản xuất phải
trải qua nhiều cơng đoạn và trình độ tay nghề cao, phải có tính sáng tạo, óc
thẩm mỹ, q trình làm rất tỉ mỉ cơng phu và tốn nhiều thời gian.


Chuyên đề thực tập

23

Hàng gốm sứ: Đây là mặt hàng có từ rất lâu đời ở Việt Nam. Artexport đã

có rất nhiều cơ sở sản xuất gốm đặt ở Bát Tràng Gia Lâm – Hà Nội.
Những năm đầu, thị truờng tiêu thụ phần lớn là các nước thuộc hệ thống xã
hội chủ nghĩa, chỉ có số ít là các nước tư bản chủ nghĩa. Khi các nước xã hội
chủ nghĩa bị khủng hoảng, thị trường thu hẹp lại, công ty đã đẩy mạnh chào bán
sản phẩm cho các khách hàng thuộc khối tư bản chủ nghĩa. Bước đầu chỉ có các
nước Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đan Mạch, Úc, về sau càng ngày các thị
truờng càng được mở rộng và đến nay là hầu khắp các châu lục như: Hà Lan,
Italia, Thụy Sĩ, Bỉ, Hàn Quốc, Đài Loan, New Zeland, Singapor, Angieri, Nam
Phi….
Những năm gần đây, kim ngạch hàng gốm xuất khẩu có phần giảm sút do
chi phí đầu vào tăng cao và suy thoái kinh tế ở một số thị truờng trọng điểm.
Nhằm duy trì mức tăng truởng, Artexport đã đưa ra nhiều sản phẩm mới có tính
thẩm mỹ và cạnh tranh cao. Đó là các sản phẩm gốm kết hợp với các chất liệu
khác. Đó là: gốm thủy tinh, gốm mây tre, gốm sơn mài… Các sản phẩm này đã
và đang mang lại nhiều hợp đồng cho công ty.
Hàng thêu ren: Là mặt hàng mang đậm tính thủ cơng, địi hỏi người sản
xuất kiên trì, nhẫn nại và có con mắt thẩm mỹ. Trong những vừa năm qua, đây
cũng là mặt hàng chủ lực của Artexport và được khách nước ngoài rất ưa
chuộng.
Hàng đá: Các sản phẩm chủ yếu đuợc xuất khẩu gồm: Tumbled, Cut only
Saw, Sandblasted, Bush Hammered, Honed, Kerd, Windowsill, Cubes,
Flamed…Vật liệu được dùng bằng đá tự nhiên theo dòng đá Bluestone, đá
Basalt, đá Granite, đá Marble (Hoa Cương), đá Sandstone. Các sản phẩm đá
xuất khẩu của công ty được các nhà nhập khẩu chủ yếu tại thị truờng Châu Âu,
đưa vào sử dụng tại các cơng trình xây dựng giao thơng và đặc biệt là phục chế
và tu sửa các cơng trình đường phố cổ ở Châu Âu.
1.6. Nguồn hàng của Artexport


Chuyên đề thực tập


24

Artexport là công ty kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ có
uy tín và nhiều kinh nghiệm, vì vậy tạo được rất nhiều mối quan hệ làm ăn buôn
bán với các cơ sở cung cấp nguồn hàng. Nguồn hàng chủ yếu ở miền Bắc và
chủ yếu tập trung chủ yếu ở một số làng nghề như gốm sứ Bát Tràng – Gia Lâm
- Hà Nội, thêu ren ở Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tây, mây tre đan ở Thái Bình,
Hà Nam, Hà Tây, sơn mài ở Hà Tây, hàng bèo của Hưng Yên, hàng cói ở Ninh
Bình…
Nguồn hàng cung cấp cho Artexport ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho
kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất khẩu nói riêng.
1.7.Thị trường của Artexport
Hiện nay sản phẩm của công ty được xuất khẩu tới trên 45 quốc gia trên thế
giới. Các thị trường xuất khẩu chính của cơng ty như các nước ở khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương, các nước Đơng Âu, Tây Âu, ngồi ra cịn một số thị
trường khác. Bên cạnh đó Artexport cũng đã khơng ngừng tìm kiếm những thị
trường xuất khẩu mới.
Europe : Italia, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Phần Lan, Anh, Ba Lan, Nga, Na
Uy, bắc Ailen, Đan Mạch, Xcotlen.
Asia : Nhật, Hàn Quốc, Mông Cổ, Thái Lan, Singapo, Đài Loan, Trung
Quốc, Malaysia, Ấn Độ.
Africa : Nam Phi, Xênêgan.
America : Hoa Kỳ, Canada.
Australia : Australia, New Zealand.
Tỷ đồng VN


Chuyên đề thực tập


2002

25

2003

2004

2005

2006

2007

Biểu đồ 1 : Thị trường xuất khẩu của Artexport Artexport 2002-2007
2. Thực trạng kinh doanh và kinh doanh xuất nhập khẩu của Artexport
2.1. Tình hình kinh doanh của Artexport Artexport trong những năm gần đây

Bảng 1 : Thống kê một số chỉ tiêu
Chỉ tiêu
Kim ngạch xuất
khẩu
Doanh thu

Tỷ VNĐ

2003

2004


2005

2006

2007

439,24

513,5

560,9

619,36

673,554

348

470

600

674

742


×