Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

khai thác kỹ thuật hệ thống phanh trên ô tô daewoo lacetti 1.8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.71 MB, 69 trang )

GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang ngày một phát triển với chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Cuốn vào dòng chảy ấy, công nghiệp ô tô cũng đang đóng vai trò cực kì quan
trọng trong sự phát triển chung của đất nước. Sau khi chính sách mở cửa được ban
hành năm 1986, nền kinh tế đi lên mạnh mẽ và nhanh chóng. Đời sống nhân dân
ngày một được nâng cao hòa chung vào tốc độ phát triển của đất nước. Kéo theo
đó, ô tô –phương tiện giao thông hiện đại cũng đang dần khẳng định vai trò và vị
thế của mình. Từ chỗ là một cỗ máy xa xỉ, chỉ góp mặt trong lĩnh vực sản xuất nhà
nước, thì nay ô tô đã trở thành phương tiện hết sức thân thuộc cả trong lĩnh vực sản
xuất cũng như trong đời sống cá nhân của một bộ phận người dân Việt Nam.
Là một người kỹ sư cơ khí ô tô tương lai, em cũng hết sức trăn trở trước những
khó khăn và thách thức trước mắt. Nhận thấy ô tô dần đi vào cuộc sống của mỗi
người, nên những đòi hỏi về khai thác kỹ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa một chiếc xe
đang ngày một trở nên cấp thiết; từ đó, em quyết định chọn đề tài đồ án tốt nghiệp
của mình là:”Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh trên ô tô Daewoo Lacetti 1.8”.
Mặc dù, cũng hết sức cố gắng nhưng do hiểu biết còn yếu kém, nhận thức còn
hạn chế nên chắc chắn đồ án tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi nhiều sai sót.
Em rất trân trọng và mong muốn nhận được sự góp ý từ phía các thầy, cũng như
các bạn. Qua đây, em cũng muốn gửi lời cảm ơn tới sự giúp đỡ tận tình từ phía bộ
môn Cơ khí ô tô, đặc biệt là cá nhân thầy Nguyễn Hùng Mạnh, người đã trực tiếp
tham gia hướng dẫn và chỉ bảo rất nhiệt tình để em có thể hoàn thành được đồ án
tốt nghiệp của mình.
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 1
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XE VÀ HỆ THỐNG PHANH
TRÊN XE LACETTI 1.8
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ
1.1.1. CÔNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ
Hệ thống phanh trên ô tô dùng để giảm tốc độ của ô tô cho đến khi dừng
hẳn hoặc đến một tốc độ nào đó theo yêu cầu của người lái. Giữ cho ô tô


dừng ở ngang dốc trong thời gian dài hoặc cố định xe trong thời gian dừng
xe. Đối với ô tô, hệ thống phanh rất quan trọng vì nó đảm bảo cho ô tô
chuyển động an toàn ở tốc độ cao hoặc dừng xe trong tình huống nguy hiểm,
nhờ vậy mà nâng cao được năng suất vận chuyển, tăng được tính động lực.
Hệ thống phanh đảm bảo an toàn trong chuyển động và điều khiển.
1.1.2. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ
Hệ thống phanh có thể được phân loại theo các cách sau đây:
a) Theo công dụng:
_ Hệ thống phanh chính
_ Hệ thống phanh phụ
_ Hệ thống phanh dừng
_ Hệ thống phanh dự phòng
b) Theo kết cấu của cơ cấu phanh:
_ Cơ cấu phanh tang trống
_ Cơ cấu phanh đĩa
_ Cơ cấu phanh đai
c) Theo phương thức dẫn động phanh:
_ Dẫn động phanh cơ khí
_ Dẫn động phanh thủy lực
_ Dẫn động phanh khí nén
_ Dẫn động phanh hỗn hợp
_ Dẫn động có trợ lực
d) Theo mức độ hoàn thiện của hệ thống phanh:
_ Hệ thống phanh có hệ thống điều hòa
_ Hệ thống phanh có hệ thống ABS, BA, EBD v v
1.2. GIỚI THIỆU VỀ Ô TÔ VÀ HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ
LACETTI 1.8
1.2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ Ô TÔ LACETTI 1.8
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 2
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Ô tô Lacetti là mẫu ô tô được Vidamco (Liên doanh ô tô GM Daewoo-Việt
Nam) đưa vào lắp ráp và phân phối tại Việt Nam vào năm 2004. Ngoài đưa
ra phiên bản 1.8, Vidamco còn lắp ráp thêm cả phiên bản 1.6. Tính cho đến
thời điểm hiện nay, có thể nói Lacetti là dòng xe con tương đối thành công
của GM Daewoo tại Việt Nam. Một số thông số cơ bản của Lacetti 1.8MT:
_ Tốc độ tối đa xe đạt được theo thiết kế: 194 km/h
_ Bán kính quay vòng nhỏ nhất: 5,2 m
_Về động cơ:
+ Loại động cơ: 1.8 DOHC 16 valve
+ Thể tích công tác thực: 1799 cm
3
+ Tỷ số nén: 9,8
+ Công suất cực đại: 120,7 HP (tại tốc độ vòng quay 5800 vòng/phút)
+ Mômen xoắn cực đại: 165 Nm (tại tốc độ vòng quay 4000 vòng/phút)
_ Về ly hợp: Ly hợp khô 1 đĩa
_ Về hộp số: Lacetti 1.8 có 5 tay số với tỷ số truyền lần lượt là: 3,545; 2,158;
1,478; 1,129; 0,886. Tỷ số truyền của số lùi là: 3,333.
_ Tỷ số truyền của truyền lực chính là: 3,722.
_ Một số kích thước động học của xe:
+ Chiều dài toàn bộ: 4,5 m
+ Chiều rộng toàn bộ: 1,725m
+ Chiều cao toàn bộ: 1,445 m
+ Khoảng sáng gầm xe: 160 mm
1.2.2. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ LACETTI 1.8
Hệ thống phanh trên ô tô Lacetti 1.8 là hệ thống phanh thủy lực dẫn động 2
dòng, 1 dòng dẫn động cho cầu trước và 1 dẫn động cho cầu sau. Cơ cấu
phanh trước và phanh sau của xe Lacetti 1.8 đều là cơ cấu phanh đĩa. Đặc
tính kỹ thuật của hệ thống phanh trên xe Lacetti 1.8:
_ Đường kính của xylanh phanh chính: 22,22 mm
_ Phanh trước: Phanh đĩa

+ Kiểu đĩa phanh: Thông hơi (Ventilated)
+ Đường kính đĩa: 256 mm
_ Phanh sau: Phanh đĩa
+ Đường kính trong của tang trống: 200 mm
+ Đường kính xylanh bánh xe: 20,64 mm
_ Thể tích dầu trong hệ thống phanh: 0,5 l.
_ Kiểu phanh dừng: Cần trung tâm.
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 3
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.2.3. KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH
1.2.4. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC KHAI THÁC KỸ THUẬT TRÊN Ô TÔ
Khai thác kỹ thuật đối với ô tô là tất cả các công tác bao gồm chẩn đoán kỹ
thuật, bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa đối với ô tô để đảm bảo tình trạng làm
việc tốt mang lại hiệu quả kinh tế-kỹ thuật cao cho người sử dụng. Trong đó:
_ Bảo dưỡng kỹ thuật đối với ô tô là công việc duy trì tình trạng kỹ thuật tốt
của xe trong quá trình sử dụng nhằm phát hiện những hư hỏng của các cụm
chi tiết và giảm mức độ hao mòn của các chi tiết.
Bảo dưỡng kỹ thuật bao gồm các công việc: Kiểm tra, chẩn đoán, xiết
chặt, bôi trơn và điều chỉnh.
Tùy theo khối lượng công việc và chu kỳ thực hiện, có thể chia ra thành các
loại bảo dưỡng sau: bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên và bảo dưỡng kỹ
thuật theo định kỳ.
Căn cứ vào quy định bảo dưỡng kỹ thuật ô tô ban hành kèm theo quyết
định 992/2003/QĐ-BGTVT ngày 09/04/2003 của bộ Giao thông vận tải, chu
kỳ bảo dưỡng và nội dung công việc được phân ra như sau:
+ Bảo dưỡng hàng ngày: được tiến hành sau mỗi lần đưa xe vào sử dụng.
Nó không phụ thuộc vào hành trình làm việc của xe.
+ Bảo dưỡng định kỳ: được tiến hành sau một thời gian làm việc của xe,
được xác định bằng quãng đường xe chạy hoặc thời gian khai thác, tùy theo
định ngạch nào đến trước.

_ Sửa chữa ô tô là công việc khôi phục khả năng hoạt động của một hệ
thống, tổng thành bằng cách phục hồi hoặc thay thế chi tiết, cụm chi tiết của
hệ thống, tổng thành bị hư hỏng.
_ Chẩn đoán kỹ thuật là công tác kỹ thuật nhằm xác định trạng thái kỹ thuật
của cụm máy để dự báo tuổi thọ làm việc tiếp tục mà không phải tháo máy.
Chẩn đoán kỹ thuật đối với ô tô là công tác kỹ thuật nhằm xác định trạng
thái kỹ thuật của các hệ thống, tổng thành, cụm chi tiết trên ô tô để dự báo
tuổi thọ, đưa ra các biện pháp sửa chữa, thay thế, điều chỉnh mà không cần
phải tháo rời hệ thống, tổng thành, cụm chi tiết ra khỏi ô tô.
1.2.5. CÁC BƯỚC CHĂM SÓC HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 4
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
_ Đối với công tác bảo dưỡng hàng ngày hệ thống phanh, nội dung chủ yếu
của việc chăm sóc hệ thống phanh là: kiểm tra chẩn đoán đèn phanh, hành
trình tự do bàn đạp phanh, trạng thái làm việc và độ kín của trống phanh, các
đường dẫn hơi, dẫn dầu, hiệu lực của hệ thống phanh…
_ Đối với công tác bảo dưỡng định kỳ, thì quy trình chung bao gồm:
1. Kiểm tra van an toàn, độ căng của dây đai máy nén khí (với hệ thống phanh
khí nén).
2. Kiểm tra, bổ sung dầu phanh.
3. Kiểm tra, xiết chặt các đầu nối của đường ống dẫn hơi dầu. Đảm bảo kín
không rò rỉ trong toàn bộ hệ thống.
4. Kiểm tra trạng thái làm việc bộ trợ lực phanh của hệ thống phanh dầu có trợ
lực khí nén hoặc chân không .
5. Kiểm tra, xiết chặt đai giữ bình khí nén, giá đỡ tổng bơm phanh và bàn đạp
phanh.
6. Tháo tang trống, kiểm tra tang trống, guốc và má phanh, đĩa phanh, lò xo
hồi vị, mâm phanh, giá đỡ bầu phanh, chốt quả đào, ổ tựa mâm phanh. Nếu lỏng
phải xiết chặt lại. Nếu mòn quá tiêu chuẩn phải thay.
7. Kiểm tra độ kín khít của bầu phanh trong hệ thống phanh hơi hoặc xi lanh

phanh chính trong hệ thống phanh dầu .Kiểm tra mức dầu cũ bầu chứa xi lanh
phanh chính
8. Điều chỉnh khe hở giữa tang trống, phanh đĩa và má phanh, hành trình và
hành trình tự do của bàn đạp phanh.
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 5
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
9. Kiểm tra hiệu quả cảu phanh tay, xiết chặt các giá đỡ. Nếu cần thiết phải
điều chỉnh lại
10. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hệ thống phanh .
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 6
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU HẸ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ
LACETTI 1.8
2.1. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CHUNG HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE LACETTI 1.8
Với xe Lacetti 1.8 có trang bị hệ thống chống bó cứng bánh xe (Anti block
Brake System-ABS), thì hệ thống phanh được bố trí theo sơ đồ sau:
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí chung hệ thống phanh của ô tô Lacetti 1.8
1. Cụm bàn đạp; 6.Dòng thủy lực thứ nhất;
2.Bầu trợ lực chân không; 7.Dòng thủy lực thứ hai;
3.Bình dầu phanh; 8.Cơ cấu phanh trước;
4. Xy lanh phanh chính; 9.Cơ cấu phanh sau;
5. Bộ chấp hành ABS ;

_ Cấu tạo và nguyên lí chung của hệ thống phanh: Khi người lái đạp phanh,
tác động lên bàn đạp(1), bộ trợ lực (2) làm việc truyển động tới piston của
xy lanh phanh chính làm việc đẩy dầu phanh từ bình dầu (3) tới các xy lanh
bánh xe của các cơ cấu phanh. Hệ thống phanh của Lacetti 1.8 là hệ thống
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 7
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
phanh dẫn động thủy lực 2 dòng chéo, một đường ra các bánh xe trước trái

và sau phải, đường còn lại ra bánh xe trước phải và sau trái.
2.2. KẾT CẤU CÁC PHẦN TỬ CHỦ YẾU CỦA HỆ THỐNG PHANH
TRÊN XE LACETTI 1.8
2.2.1. XY LANH PHANH CHÍNH
a) Cấu tạo của xy lanh phanh chính:
Cấu tạo của xy lanh phanh chính được mô tả cụ thể qua hình vẽ sau:
Hình 2.2: Cấu tạo của thân xy lanh phanh chính
1.Thân xy lanh;
2.Mặt bích;
3,6. Lò xo hồi vị của piston thứ cấp và sơ cấp;
4.Piston thứ cấp;
5.Piston sơ cấp;
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 8
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
`
Hình 2.3: Mặt cắt mô tả nguyên lý của xy lanh phanh chính
1. Thân xy lanh; 7.Phớt;
2. Lò xo hồi vị piston thứ cấp; 8. Lò xo hồi vị piston sơ cấp;
3. Bình chưa dầu phanh; 9. Cửa vào;
4. Các cúp ben; ; 10. Cửa bù;
5. Bu lông hãm; 11.Piston sơ cấp;
6. Piston thứ cấp; 12. Cơ cấu hãm của piston sơ cấp; 13.cửa ra các xy lanh bánh xe;
b) Nguyên lý làm việc của xy lanh phanh chính:
_ Khi không đạp phanh: Cúp ben của piston sơ cấp và piston thứ cấp
nằm giữa cửa bù và cửa vào làm cho xy lanh và bình dầu thông nhau.
Mặc dù, piston của xy lanh thứ cấp bị lực đàn hồi của lò xo hồi vị đẩy
sang phải nhưng do có bu lông hãm nên không thể chuyển động sang
phải.
_ Khi đạp phanh: Pison sơ cấp (piston số 1) bị đẩy dịch chuyển sang trái,
theo đó cúp ben của nó cũng chuyển động sang trái và bít kín cửa hồi,

SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 9
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
dầu phanh lúc này bị ngăn cách giữa xy lanh và bình chứa.Tiếp tục bị tác
động bởi lực bàn đạp phanh, áp suất dầu được tạo ra và tác động đến các
xy lanh bánh xe phía sau. Điều này xảy ra tương tự với piston thứ cấp
(piston số 2), nó cũng tạo ra một áp suất dầu tác động đến các xy lanh
bánh xe phía trước.
_ Khi nhả bàn đạp phanh: Khi không còn chịu lực tác động của bàn đạp
phanh, lúc này piston sơ cấp và piston thứ cấp chịu đồng thời hai lực tác
động từ lò xo hồi vị và áp suất dầu đẩy ngược lại từ các xy lanh bánh xe
phía trước cũng như phía sau. Do dầu hồi từ các xy lanh bánh xe về xy
lanh bánh xe là tương đối chậm nên ngay khi thôi tác dụng lực lên bàn
đạp phanh, hầu như tác động của lò xo hồi vị là tương đối lớn làm cho áp
suất dầu trong xy lanh phanh chính giảm nhanh, từ đó mà tạo ra độ chân
không. Độ chân không này làm cho dầu từ bình chứa chảy vào xy lanh
qua các cửa vào, qua chu vi của cúp ben. Sau khi piston trở về vị trí ban
đầu, dầu từ xy lanh bánh xe dần trở về bình chứa qua xy lanh phanh
chính và qua các cửa bù. Các cửa bù cũng đóng vai trò điều hòa sự thay
đổi thể tích dầu trong xy lanh khi nhiệt độ thay đổi, tránh được việc tăng
áp suất dầu trong các xy lanh khi không đạp phanh.
_ Khi hư hỏng:
+Rò dầu phía sau xy lanh phanh chính: Khi đạp phanh, piston sơ
cấp vẫn dịch chuyển sang trái nhưng không sinh ra áp suất dầu phía sau
piston. Vì vậy piston sơ cấp chỉ sinh ra lực đẩy nén lò xo hồi vị tác dụng
lên piston thứ cấp, đẩy piston thứ cấp chuyển động sang trái làm tăng áp
suất dầu phía trước, hệ thống phanh hoạt động với các xy lanh bánh xe
phía trước.
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 10
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
+Rò dầu phía trước xy lanh phanh chính: Khi đạp phanh, piston sơ

cấp dịch chuyển sang trái làm tăng áp suất dầu, làm cho hai xy lanh phía
sau xy lanh phanh chính hoạt động. Do đường dầu phía trước bị rò rỉ cho
nên lực đẩy của piston sơ cấp đẩy cho piston thứ cấp chuyển động sang
trái chạm vào thành xy lanh.
2.2.2. TRỢ LỰC PHANH TRÊN XE LACETTI 1.8
a) Cấu tạo của trợ lực phanh trên xe Lacetti 1.8
Nếu hệ thống phanh dẫn động thủy lực không có trợ lực thì hiệu quả tác
động phanh chỉ phụ thuộc vào lực đạp của bàn đạp phanh. Vì vậy, để hệ
thống phanh trở nên nhẹ nhàng và an toàn hơn, người ta sử dụng hệ thống
trợ lực. Trợ lực phanh được sử dụng trên xe Lacetti 1.8 là trợ lực chân
không.
Hình 2.4. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bộ trợ lực chân không
1. Piston xy lanh chính; 6. Van điều khiển;
2. Vòi chân không; 7. Lọc khí;
3. Màng chân không; 8. Thanh đẩy;
4. Van chân không; 9. Bàn đạp phanh;
5. Van khí.
Bộ trợ lực chân không sử dụng ngay độ chân không ở đường ống nạp
của động cơ, đưa độ chân không này vào khoang A, còn khoang B được
thông với khí trời.
b) Nguyên lý hoạt động của trợ lực phanh
• Khi không đạp phanh:
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 11
GVHD:THs. Nguyn Hựng Mnh N TT NGHIP
Khi khụng p phanh thỡ khụng cú lc tỏc dng lờn cn iu khin
van. Di tỏc dng ca lũ xo hi v, van iu khin b y, do ú úng
kớn ca van thụng vi lc khớ. Van chõn khụng v van iu khin
khụng tip xỳc vi nhau nờn ca A thụng vi ca B. p sut ca hai
khoang cõn bng v khụng i.
Khi p phanh:

Khi phanh dới tác dụng của lực bàn đạp, cần đẩy 8 dịch chuyển sang
trái đẩy các van khí 5 và van điều khiển 6 sang trái. Van điều khiển tì
sát van chân không thì dừng lại còn van khí tiếp tục di chuyển tách rời
van khí. Lúc đó đờng thông giữa cửa E và F đợc đóng lại và mở đờng
khí trời thông với lỗ F, khi đó áp suất của buồng B bằng áp suất khí
trời, còn áp suất buồng A bằng áp suất đờng ống nạp. Do đó giữa
buồng A và buồng B có sự chênh áp suất. Do sự chênh lệch áp suất này
mà màng cờng hoá dịch chuyển sang trái tác dụng lên piston 1 một lực
cùng chiều với lực bàn đạp của ngời lái và ép dầu tới các xi lanh bánh
xe để thực hiện quá trình phanh .
Nếu giữ chân phanh thì cần đẩy 8 và van khí 5 sẽ dừng lại còn piston
1 tiếp tục di chuyển sang trái do chênh áp. Van điều khiển 6 vẫn tiếp
xúc với van chân không 4 nhờ lò xo nhng di chuyển cùng piston 1, đ-
ờng thông giữa lỗ E, F vẫn bị bịt kín.
Do van điều khiển 6 tiếp xúc với van khí 5 nên không khí bị ngăn
không cho vào buồng B. Vì thế piston không dịch 1 chuyển nữa và giữ
nguyên lực phanh hiện tại.
Khi nh bn p phanh:
Khi nhả bàn đạp phanh, lò xo kéo đòn bàn đạp phanh về vị trí ban
đầu, lúc đó van 5 bên phải đợc mở ra thông giữa buồng A và buồng B
qua cửa E và F, khi đó hệ thống phanh ở trạng thái không làm việc.
2.2.3. CU TO V NGUYấN Lí HOT NG CA C CU PHANH TRấN XE
LACETTI 1.8
SV: Nguyn Ngc H-CK ụtụ B-K46 12
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hình 2.5 : Cơ cấu phanh đĩa lắp với khung xe nhìn từ phía sau
1. Ống phanh; 3: Xy lanh phanh bánh xe;
2. Nút xả e; 4. Càng phanh
Hình 2.6: Nguyên lý hoạt động của cơ cấu phanh đĩa
1. Càng phanh; 4. Piston;

2. Má phanh đĩa; 5. Dầu phanh;
3. Rô to phanh đĩa; 6. Cúp ben cao su;
_ Cấu tạo của cơ cấu phanh đĩa: Bao gồm một đĩa phanh lắp với moay ơ
bánh xe và chuyển động cùng bánh xe thông qua một giá đỡ cố định cùng
hai má phanh dạng phẳng ở hai bên được dẫn động qua piston bánh xe.
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 13
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Cơ cấu phanh đĩa trên xe Lacetti 1.8 là cơ cấu phanh đĩa giá đỡ di động,
có thể di trượt ngang trên một số chốt bắt cố định trên dầm cầu. Trong
giá đỡ di động, chỉ bố trí một xy lanh bánh xe với một piston tỳ vào một
má phanh. Má phanh ở phía đối diện được gá trực tiếp lên giá đỡ. Đĩa
phanh của xe Lacetti cũng là loại đĩa phanh hút gió (đĩa phanh làm mát).
_ Nguyên lý hoạt động của cơ cấu phanh đĩa:
• Khi đạp phanh: Dòng dầu có áp suất cao được truyền từ xy lanh phanh
chính đến xy lanh bánh xe, dưới áp suất của dầu làm piston dịch chuyển
theo hướng tác dụng của dầu khiến cho cúp ben cao su bị biến dạng sau
đó tiếp tục dịch chuyển cho đến khi má phanh áp sát vào đĩa phanh. Mặt
khác, càng phanh do không lắp cố định trên giá đỡ lúc này chịu tác động
của dòng dầu trong xy lanh đẩy nó chuyển động ngược chiều với piston ,
nhờ trục trượt làm má phanh còn lại lắp trên càng phanh cũng tiến vào áp
sát đĩa phanh. Áp suất dầu vẫn tăng. Lực ma sát giữa đĩa phanh và các
má phanh sẽ làm giảm tốc độ của xe và dừng xe.
• Khi thôi đạp phanh: Do dòng dầu hồi về xy lanh phanh chính và bình
chứa nên lực tác dụng lên piston và càng phanh giảm dần. Piston và càng
phanh chuyển động ngược chiều so với khi đạp phanh. Lúc này đĩa phanh
được tự do, cúp ben được trả lại vị trí ban đầu. Quá trình phanh kết thúc.
2.2.4. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHỐNG BÓ
CỨNG BÁNH XE KHI PHANH ABS TRÊN XE LACETTI 1.8
a) Sơ đồ bố trí các phần tử trong hệ thống ABS
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 14

GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hình 2.7: Sơ đồ bố trí các phần tử của hệ thống ABS trên xe Lacetti 1.8
1.Cảm biến bánh xe trước phải; 12.Giắc cảm biến bánh xe sau-trái;
2.Xy lanh phanh chính; 13.Dây điện sàn;
3.Bình dầu phanh; 14.Giắc C202;
4.Cao su giảm chấn; 15.Giắc C110;
5.Giắc cảm biến bánh xe trước-phải; 16.Giắc EBCM;
6.Giắc công tắc báo mức dầu; 17.Giắc cảm biến bánh xe trước-trái;
7.Bảng đồng hồ; 18.Cao su giảm chấn;
8.Giắc C302; 19.Bộ điều khiển áp lực dầu;
9.Giắc cảm biến bánh xe sau-phải; 20.Giắc C107;
10.Cảm biến bánh xe sau-phải; 21.Cảm biến bánh xe trước trái;
11. Cảm biến bánh xe sau-trái.
_ Các cảm biến bánh xe (chi tiết số 1; 10; 11; 21 trong sơ đồ): có tác
dụng đo tốc độ của các bánh xe truyền tín hiệu về hộp điều khiển qua các
giắc cảm biến (số 6; 9; 12; 17).
_ Bộ điều khiển áp lực dầu (cụm chi tiết số 19): có tác dụng là một cơ cấu
chấp hành qua hộp điều khiển phân bố áp suất dầu một cách phù hợp với
thông số tốc độ báo về từ các cảm biến tốc độ bánh xe.
b) Nguyên lý hoạt động của một số phần tử chính trong hệ thống ABS
của xe Lacetti 1.8
*.Cảm biến tốc độ bánh xe trước
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 15
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Cảm biến tốc độ bánh xe trước là dạng từ cảm. Mỗi cảm biến được gắn
trên khuỷu lái, sát với vòng răng. Khi vòng răng đi qua cảm biến bánh xe,
một dòng điện xoay chiều với tần số nhất định sẽ sinh ra trong cảm biến
bánh xe. Chính khe hở các răng đã tạo ra các xung điện áp. Bộ điều khiển
EBCM sử dụng tần số của các xung này để xác định tốc độ của bánh xe.
Điện áp sinh ra phụ thuộc vào khe hở giữa cảm biến và vòng răng, ngoài

ra còn phụ thuộc tốc độ bánh xe.
Vòng răng được đề cập ở trên được gắn trong bánh xe. Vòng răng có 47
răng.
*.Cảm biến tốc độ bánh xe sau
Cũng giống các cảm biến bánh xe trước. Tuy nhiên các vòng răng sau lại
được tích hợp trong moay ơ và không thể tháo rời. Khi hỏng cảm biến,
phải thay cả cụm moay ơ.
*.Hộp điều khiển EBCM (Electronic Brake Control Module)
Hộp điều khiển EBCM được gắn cùng bộ điều khiển áp lực dầu. EBCM
có nhiệm vụ điều khiển hệ thống ABS. Các dữ liệu đầu vào cấp cho
EBCM bao gồm bốn cảm biến tốc độ bánh xe, công tắc đèn phanh, khóa
điện, điện áp ắc quy. Ngoài chức năng điều khiển áp lực dầu phanh tới
các bánh xe, EBCM còn tự kiểm tra các dữ liệu đầu vào và ra để hoạt
động hoàn hảo. Nếu phát hiện lỗi, EBCM sẽ xác lập lỗi DTC vào bộ nhớ
của nó (được gọi là EEPROM). Và các lỗi DTC này nếu chưa được khắc
phục thì sẽ không bị xóa cho dù tháo ắc quy. Chính vì vậy, EBCM còn có
thêm chức năng tự chẩn đoán ngoài chức năng điều khiển. Khi có lỗi
DTCs, đèn ABS sẽ sáng, khi đó có nghĩa là hệ thống ABS có lỗi và chức
năng ABS sẽ tắt, cần được sửa chữa ngay.
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 16
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hình 2.8: Sơ đồ bố trí giắc điều khiển trong hộp EBCM
1.(WHT-trắng) Mát sau-phải;
2.(BRN-nâu) Cảm biến sau-phải;
3.(PPL-tím) Mát trước-phải;
4. Cảm biến trước-phải;
5.(YEL-vàng) Cảm biến trước-phải;
6.(WHT-trắng) Mát trước-trái;
7.(ORN-cam) Cảm biến trước-trái;
8.(RED-đỏ) Mát sau-trái;

9.(BLK-đen) Cảm biến sau-trái;
11.(DK BLU-xanh dương sẫm) Cống chẩn đoán DLC;
14.(YEL-vàng) Công tắc đèn phanh;
15.(PNK-hồng) Khóa điện;
16.(BLK-đen) Mát của bơm;
17,18.(RED-đỏ)Nguồn ắc quy;
19(BLK/WHT-sọc đen trắng) Mát bảng đồng hồ;
20(LT GRN-xanh lá cây nhạt) Đèn cảnh báo ABS;
21.(BRN/WHT-sọc nâu trắng) Đèn cảnh báo EBD(phanh tay);
25.Tín hiệu tốc độ bánh xe;
SB.Thanh ngắn mạch;
4,10,12,13,22,23,24,26,27,28,29,30,31. Các giắc không sử dụng
Chú thích thêm: Trong dấu ( ),màu của giắc.
*.Bộ điều khiển thủy lực
Bộ điều khiển thủy lực bao gồm các van kiểm tra, 2 van điện cho bánh xe
(một van vào và một van ra-xem sơ đồ các chế độ hoạt động, van vào
thường mở được điều khiển bới van kiểm tra, van ra luôn luôn trong
trạng thái mở), 2 bộ tích lũy và 2 bộ giảm chấn. Bộ điều khiển thủy lực
tạo áp lực lên các xy lanh phanh bánh xe trước và sau, có chức năng
chống hãm cứng các bánh xe.
Hệ thống phanh ABS là phiên bản 5.3 của GM Daewoo. Ở chế độ phanh
cơ bản của xe Lacetti 1.8 là hệ thống phanh hai dòng riêng biệt. Trong hệ
thống này, một dòng được cấp từ xy lanh phanh chính tới xy lanh bánh
xe trước-phải và sau- trái; còn dòng kia cấp cho xy lanh bánh xe trước-
trái và sau-phải thông qua hệ một mô tơ bơm và hai bơm cho hai dòng.
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 17
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tất cả các van trong bộ điều khiển thủy lực là bình thường. Ở chế độ này,
ABS hoạt động theo sơ đồ như sau:
Hình 2.9: Sơ đồ thủy lực của ABS ở trạng thái tăng áp

_ Giai đoạn giảm áp(ABS bắt đầu hoạt động):
Hình 2.10: Sơ đồ thủy lực ABS ở chế độ giảm áp
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 18
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Thông qua cảm biến tốc độ bánh xe, bộ điều khiển EBCM của hệ thống
sẽ biết được bánh xe có xu hướng bị bó cứng. Ngay lập tức, dòng điện sẽ
được bộ điều khiển truyền đến van kiểm tra. Van kiểm tra bên trong có
một cuộn dây cảm ứng tuân theo hiện tượng cảm ứng điện từ sẽ sinh ra
một lực từ đóng van vào (ở trạng thái thường mở). Van ra mở đón dầu từ
xy lanh bánh xe thoát ra. Cùng lúc đó, bộ điều khiển EBCM cũng gửi tín
hiệu đến mô tơ bơm hoạt động trả dầu qua các van ra về bầu tích năng và
xy lanh phanh chính .
_ Giai đoạn giữ áp:
Hình 2.11: Sơ đồ thủy lực ABS ở chế độ giữ áp
Khi tốc độ bánh xe giữ ở trạng thái ổn định, cảm biến tốc độ bánh xe
báo về hộp điều khiển EBCM. Hộp điểu khiển EBCM điều khiển đóng cả
van vào và van ra. Áp suất được duy trì ổn định tại xy lanh bánh xe.
c) Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD
Trên xe Lacetti 1.8, hệ thống EBD được điều khiển cùng hệ thống điều
khiển ABS(ABS kết hợp EBD).
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 19
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Hệ thống phân phối lực phanh điện tử được coi là một phần chức năng
bổ sung của hệ thống ABS, hệ thống EBD làm việc trong vùng can thiệp
vào ngưỡng điều khiển của ABS, tức là khi ABS bắt đầu làm việc khi đó
đồng thời hệ thống cũng điều khiển EBD hoạt động.
Hệ thống EBD có chức năng đảm bảo các bánh sau không bị trượt với
bánh trước. Nếu phát hiện ra sự trượt, các van vào của các bánh sau sẽ
được kích hoạt vào chế độ giữ để giảm bớt áp lực tác động lên các xy
lanh phanh bánh sau.

Lợi ích của EBD đối với hệ thống phanh của Lacetti 1.8
_ Không cần đến các van giảm tải.
_ Hệ thống EBD sử dụng luôn các cảm biến bánh sau để kiểm soát sự
trượt của các bánh sau.
_ EBD dựa trên thuật toán của chế độ giữ áp lực, tăng hoặc giảm áp lực
để các bánh sau ổn định.
_ Tiếp cận với phân phối lực phanh lý tưởng.
Hình 2.12: Phân phối lực phanh có tính đến tải trọng 2 cầu
_ Duy trì phân phối lực phanh không đổi trong suốt thời gian hoạt động
của xe.
_ Hệ thống EBD có chức năng kiểm soát an toàn của ABS, mà các van
giảm tải của hệ thống phanh thông thường không có.
_ Chức năng “Keep Alive” (giữ cho các bánh xe vẫn chuyển động trong
các tình huống phanh khẩn cấp).
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 20
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 3: KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH XE
LACETTI 1.8
3.1. CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH XE LACETTI 1.8
Chẩn đoán kỹ thuật là công tác đánh giá tình trạng kỹ thuật của xe dựa
vào các biểu hiện bên ngoài hoặc các thông số đầu ra thông qua các dụng
cụ đo mà không cần phải tháo rời các tổng thành, chi tiết ra ngoài.
Đối với xe Lacetti, do đặc thù chẩn đoán qua máy scan (Scan Tool) nên
công tác chẩn đoán kỹ thuật hệ thống phanh chủ yếu vẫn chỉ được áp dụng
với các cụm thiết bị điện tử của hệ thống như: đèn cảnh báo phanh, hệ
thống ABS/EBD.
3.1.1. CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT QUA ĐÈN CẢNH BÁO PHANH
Đèn cảnh báo phanh trong hệ thống phanh sẽ báo sáng nếu xuất hiện các
hiện tượng sau:
_ Phanh tay đang trong tình trạng hoạt động.

_ Mức dầu thấp.
_ Hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD)không hoạt động.
Đèn cảnh báo phanh là một thiết bị đầu ra quan trọng nên phải thường
xuyên theo dõi xem đèn cảnh báo phanh có hoạt động hay không.
Các hư hỏng thường gặp có thể nhận biết qua đèn cảnh báo phanh:
_ Đèn cảnh báo phanh không báo trong các trường hợp:
+ Bật chìa khóa điện ON (do đèn cảnh báo hỏng, hoặc đứt dây)
+ tháo giắc điện điều khiển EBCM (có thể hộp EBCM đã bị hư hỏng)
+ nối công tắc phanh tay với mát
_ Đèn cảnh báo phanh sáng trong các trường hợp:
+ tháo công tắc phanh tay (do mạch điện của công tác phanh tay đã bị
chạm mát)
+ dùng dây nối tắt công tắc mức dầu (do công tắc mức dầu bị hỏng)
+ tháo công tắc mức dầu trong bình (do công tắc mức đầu bị chạm mát)
_ Đèn cảnh báo phanh không hoạt động đúng chức năng.(do mạch cấp điện
từ khóa điện có vấn đề)
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 21
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Nguyên nhân của các hư hỏng trên có rất nhiều, vì vậy ngay sau khi phát
hiện các hư hỏng trên, kỹ thuật viên phải thực hiện công tác kiểm tra, khắc
phục theo các bước sau
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 22
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 23
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3.1.2. CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT HỆ THỐNG ABS
Hệ thống ABS/EBD là một hệ thống điện tử vì vậy công tác chẩn đoán kỹ
thuật đối với hệ thống này cũng đòi hỏi trang thiết bị đặc biệt. Trang thiết bị
để chẩn đoán ABS/EBD cũng như các hệ thống điện tử khác trên các xe do

GM Daewoo sản xuất là máy scan (scan tool). Máy scan là một giao thức
với hộp điều khiển thông qua cổng chẩn đoán DLC. Các dữ liệu đầu ra thông
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 24
GVHD:THs. Nguyễn Hùng Mạnh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
qua cổng DLC được đưa ra màn hình của máy và bằng cách đọc những dữ
liệu này, kỹ thuật viên có thể nhanh chóng đưa ra được kết luận chính xác về
tình trạng của xe, từ đó cũng đưa ra được biện pháp khắc phục đối với
những hư hỏng phát sinh. Để chẩn đoán được, phải dựa vào sơ đồ bố trí giắc
điện trong hộp EBCM (hình 2.8, chương 2)
a) Chẩn đoán khi đèn ABS không hoạt động
Đây là 1 trong những lối thường gặp nhất đối với hệ thống ABS.
Nguyên lý chẩn đoán: Điện áp của ắc quy cấp cho đèn ABS thông qua chìa
khóa điện ở vị trí ON hoặc START. Đèn ABS có thể điều khiển bằng bộ cấp
mát cho đầu giắc 20 hoặc làm chạm mát thanh cấp mát trong giắc bộ điều
khiển khi tháo giắc 20 ra khỏi bộ điều khiển.
Hình 3.2: Mạch điện của hệ thống ABS
Để chẩn đoán lỗi này, kiểm tra lỗi trong dây điện, lỗi cấp mát, nguồn, cháy
bóng đèn ABS hoặc giắc điện.
Các nguyên nhân có thể xảy ra:
_ Cầu chì bị đứt.
_ Bóng đèn bị cháy.
_ Chốt giắc bị ăn mòn.
_ Lỗi cấp mát.
SV: Nguyễn Ngọc Hà-CK ôtô B-K46 25

×