Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN HỮU HẢI
NGHIÊN CỨU ðẶC ðIỂM NÔNG SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ GIỐNG ðẬU RỒNG TRIỂN VỌNG
SỬ DỤNG LÀM RAU AN TOÀN CHO HÀ NỘI
VÀ CÁC VÙNG PHỤ CẬN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Khả Tường
HÀ NỘI - 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này, trong thời gian qua bên cạnh sự nỗ lực, cố
gắng của bản thân, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ quý báu tận tình từ nhà
trường, Viện Nghiên cứu, các thầy, cô giáo, gia ñình, cơ quan, bạn bè và ñồng
nghiệp.
Có ñược kết quả ngày hôm nay, trước hết cho phép tôi ñược bày tỏ
lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Lê Khả Tường- Phó Giám
ñốc Trung tâm Tài nguyên thực vật ñã quan tâm dìu dắt, tận tình hướng dẫn
và ñịnh hướng khoa học ñể tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh ñạo, cán bộ, công nhân viên trong bộ
môn Nhân giống và ðánh giá nguồn gien, Ban Giám ñốc Trung tâm Tài
nguyên thực vật ñã quan tâm, giúp ñỡ và tạo ñiều kiện về mọi mặt ñể tôi thực
hiện tốt các nội dung của ñề tài trong suốt thời gian nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, tập thể và cán bộ Ban ðào
tạo sau ðại học, Ban Giám ñốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Ban
Giám hiệu Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã quan tâm và tạo ñiều kiện
giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện ñề tài.
Tôi xin gửi lời yêu thương chân thành nhất ñến gia ñình, người thân ñã
luôn ở bên tôi, ñộng viên, chia sẻ và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Hữu Hải
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu hoàn toàn của tôi, công
trình chưa tửng ñược sử dụng và công bố trong bất kỳ tài liệu nào khác;
Số liệu trình bày trong luận van này là hoàn toàn trung thực theo kết
quả thu ñược tại các ñịa ñiểm mà tôi tiến hành nghiên cứu;
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này tôi xin trân trọng cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc;
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với báo cáo của luận văn
Hà Nôi, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Hữu Hải
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv
DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
ðC: ðối chứng
ðKT: ðăng ký tạm
HD: Hình dạng
KT: Kích thước
MS: Màu sắc
SðK: Số ñăng ký
ST: Sinh trưởng
TT: Thứ tự
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
LỜI CAM ðOAN iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC HÌNH x
MỞ ðẦU 1
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI 6
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài 6
1.1.1. Nguồn gốc phân bố và phân loại thực vật: 6
1.1.2 ðặc tính sinh vật học cây ñậu rồng: 7
1.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh 10
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 12
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 12
1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 27
Chương 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Vật liệu nghiên cứu: 34
2.3.Phương pháp nghiên cứu 35
2.3.1. Phương pháp ñiều tra: 35
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm: 35
2.3.3. Quy trình kỹ thuật 37
2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi 38
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 40
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
3.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu 41
3.1.1. Huyện Hoài ðức 41
3.1.2. Huyện Lương Sơn 43
3.2. Kết quả ñiều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ ñậu rồng tại Hòa Bình và
Hà Nội 44
3.2.1. Tiềm năng của cây ñậu rồng tại tỉnh Hòa Bình 44
3.2.3. ðiều tra tình hình sử dụng ñậu rồng tại Hòa Bình 47
3.1.4.ðiều tra tình hình sử dụng ñậu rồng tại Hà Nội 48
3.3. Kết quả khảo sát, ñánh giá tập ñoàn ñậu rồng 50
3.3.1. Sự phân bố các nguồn gen trong tập ñoàn 50
3.3.2. Khảo sát ñặc ñiểm hình thái của các mẫu giống 50
3.3.3. Thời gian sinh trưởng qua các giai ñoạn 55
3.3.4. ðánh giá mức ñộ nhiếm sâu bệnh hại 58
3.3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất 60
3.3.6. Năng suất 63
3.3.7. Kết quả tuyển chọn các nguồn gen triển vọng từ tập ñoàn 68
3.4. Kết quả nghiên cứu so sánh bộ giống triển vọng tại Hòa Bình ñược thực
hiện năm 2011: 69
3.4.1. Nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái của các mẫu giống 69
3.4.2. ðặc ñiểm hình thái hoa, quả của bộ giống triển vọng 70
3.4.3. ðặc ñiểm sinh trưởng và phát triển 71
3.4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất 73
3.4.5. Năng suất 75
3.4.6. Phẩm chất chất lượng quả 76
3.4.7. Kết quả chọn giống triển vọng 78
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii
3.4.8. ðánh giá sâu bệnh hại 78
3.5. Kết quả so sánh bộ giống ñậu rồng triển vọng tại hai ñịa ñiểm An Khánh
– Hoài ðức – Hà Nội và Nhuận Trạch – Lương Sơn – Hòa Bình. 80
3.5.1. ðặc ñiểm hình thái thân, lá của bộ giống triển vọng 80
3.5.2. ðặc ñiểm hình thái hoa, quả của các giống triển vọng. 82
3.5.3. ðặc ñiểm sinh trưởng, phát triển 84
3.5.4 Các yếu tố cấu thành năng suất 85
3.5.5. Năng suất 86
3.5.6. Kết quả chọn lọc giống ñậu rồng triển vọng 87
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng giữa các bộ phận khác nhau trên cây ñậu
rồng (%) 19
Bảng 1.2: Hàm lượng khoáng chất 20
trong các bộ phận của ñậu rồng (mg/100g) 20
Bảng 1.3: Hàm lượng vitamin trong các bộ phận của cây ñậu rồng 21
Bảng 1.4: Hàm lượng Axit amin trong các bộ phận của cây ñậu rồng 22
Bảng 1. 5: Thành phần Axit amin trong ñậu rồng và ñậu tương (%) 23
Bảng 2.1 Nguồn vật liệu trong Bộ so sánh giống tại tỉnh Hòa Bình 34
Bảng 3.1. Tiềm năng phát triển ñậu rồng tại tỉnh Hòa Bình
(1)
45
Bảng 3.2. Kết quả ñiều tra kỹ thuật canh tác ñậu rồng tại Hòa Bình 46
Bảng 3.3. Tình hình sử dụng ñậu rồng tại Hòa Bình 48
Bảng 3.4. ðiều tra tình hình sử dụng ñậu rồng tại Hà Nội 49
Bảng 3.5 ðặc ñiểm hình thái thân, lá của các mẫu giống trong tập ñoàn 51
Bảng 3.6. ðặc ñiểm hình thái hoa, quả của các mẫu giống trong tập ñoàn 52
Bảng 3.7. Thời gian sinh trưởng của các mẫu giống trong tập ñoàn 55
Bảng 3.8 Tình hình nhiễm sâu bệnh hại trên ñồng ruộng của các giống 59
Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất 60
Bảng 3.10. Năng suất quả non của các mẫu giống trong tập ñoàn 64
Bảng 3.11. Năng suất hạt của các mẫu giống trong tập ñoàn 66
Bảng 3.12. Năng suất các giống ñậu rồng triển vọng 68
Bảng 3.13. ðặc ñiểm hình thái thân, lá của bộ giống triển vọng 69
Bảng 3.14. ðặc ñiểm hình thái hoa, quả của bộ giống ñậu rồng 70
Bảng 3.15. Thời gian sinh trưởng của các mẫu giống triển vọng (ngày) 72
Bảng 3.16. Các yếu tố cấu thành năng suất của bộ giống ñậu rồng triển vọng 73
Bảng 3.17. Năng suất quả non của các mẫu giống triển vọng 75
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ix
Bảng 3.18. Kết quả phân tích sinh hóa quả non 77
các giống ñậu rồng triển vọng 77
Bảng 3.19. Kết quả ñánh giá sâu bệnh hại trên ñồng ruộng của các giống 79
Bảng 3.20. ðặc ñiểm hình thái thân, lá của các mẫu giống triển vọng 81
Bảng 3.21. ðặc ñiểm hoa, quả của các giống triển vọng 83
Bảng 3.22. Thời gian sinh trưởng của các giống triển vọng 84
Bảng 3.23. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống triển vọng 85
Bảng 3.24. Năng suất của các giống triển vọng tại 2 ñịa ñiểm 86
Bảng 3.25. ðặc ñiểm nông sinh học chính của giống ñậu rồng ðR4 87
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sự phân bố các giống trong tập ñoàn ñậu rồng 50
Hình 3.2: Thời gian ra từ khi gieo ñến khi 50% cây ra hoa 57
Hình 3.3: Năng suất cá thể của các mẫu giống 65
Hình 3.4: Năng suất cá thể của các mẫu giống 67
Hình 3.5. Số quả non/cây của các nguồn gen triển vọng 2011 74
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1
MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Rau xanh có vai trò ñặc biệt quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng
cho người và gia súc. Các hoạt chất sinh học, khoáng chất, vitamin, pectin,
các loại ñường, xenluloza và axit hữu cơ từ rau xanh ñược xem là những
thành phần quan trọng và có giá trị ñặc biệt ñối với nhu cầu dinh dưỡng hàng
ngày của con người (Phùng Ngọc Bộ, 2007).
Tuy nhiên một vấn ñề ñang làm ñau ñầu các nhà khoa học, các nhà dinh
dưỡng, các nhà quản lý hiện nay là các sản phẩm rau của chúng ta ñạt ñộ an
toàn vệ sinh thực phẩm rất thấp, nếu không muốn nói là báo ñộng. Chúng ta
ñã và ñang chứng kiến một tỷ lệ rất cao thậm chí là ñến mức báo ñộng của
hàng loạt các mẫu rau trên thị trường không an toàn thực phẩm do bị ô nhiễm
hóa chất và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Những kết quả ñiều tra, ñánh giá
tình hình sản xuất rau gần ñây cũng cho thấy hầu hết các loạị rau ñược sản
xuất ở các vùng rau truyền thống nhưng các hộ dân thường chỉ quan tâm ñến
năng suất, sản lượng, giá trị mà ít quan tâm ñến vệ sinh an toàn thực phẩm,
vậy nên tình trạng lạm dụng phân bón hoá học, thuốc BVTV, áp dụng không
ñúng lúc, không ñủ thời gian cách ly ñã ảnh hưởng trực tiếp ñến sức khoẻ
người tiêu dùng.
Hà Nội và các vùng phụ cận thuộc ñồng bằng sông Hồng là nơi tập
trung dân cư ñông ñúc, nhu cầu tiêu thụ rau xanh hàng ngày rất lớn. Hiện nay,
nhu cầu rau xanh của thành phố Hà Nội khoảng 2.600 tấn/ngày, tương ñương
với 950.000 tấn/năm, tuy nhiên thành phố Hà Nội mới chỉ cung ứng ñược
60% nhu cầu rau xanh của người dân, còn lại 40% là lượng rau từ các ñịa
phương khác nhập về. Theo Chi cục BVTV Hà Nội, trong tổng số 12.041 ha
canh tác rau, toàn thành phố mới chỉ có 4.500 ha rau an toàn với sản lượng ñạt
khoảng 295.000 tấn/năm, tương ñương 800 tấn/ngày. Dự kiến năm 2015 Hà
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2
Nội phấn ñấu ñể ñạt 5.000 - 5.500 ha rau an toàn ñáp ứng ñược 37% nhu cầu
tiêu dùng của thành phố. ðiều ñó cho thấy việc tăng cường nghiên cứu, khai
thác, phát triển những loại rau có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm
có ý nghĩa hết sức quan trọng ñối với việc cung ứng rau cho thành phố Hà
Nội hiện nay và tương lai.
Quyết ñịnh số 1258/Qð-BNN-KHCN ngày 4 tháng 6 năm 2013 phê
duyệt chương trình khuyến nông trung ương trọng ñiểm giai ñoạn 2013-2020
của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT, mục tiêu chương trình là phát triển các giống
rau mới, rau bản ñịa; phát triển sản xuất rau, nấm theo hướng GAP, bảo ñảm
vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp, sản
xuất theo chuỗi giá trị tại các vùng sản xuất trọng ñiểm. ðây là Quyết ñịnh có
ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc khuyến khích chuyển dịch cơ cấu cây
trồng nhằm gia tăng giá trị kinh tế, phù hợp với ñiều kiện canh tác và sinh thái
ñể nâng cao thu nhập cho người dân.
Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có sự ña
dạng cao về nguồn gen cây trồng, nhất là với cây rau màu hàng năm. Tuy
nhiên, cây rau màu vẫn chưa ñược chú trọng, ñặc biệt là với các giống rau bản
ñịa. ðây chính là nguồn rau xanh có chất lượng cao, miễn dịch với nhiều loài
sâu bệnh hay giảm thiểu tối ña việc áp dụng thuốc BVTV, phân hóa học
ðiều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền
vững, ñồng thời góp phần nâng cao cho sức khỏe cho cộng ñồng.
ðậu rồng (Psophocarpus tetragonolobus DC) thuộc họ ñậu Febaceae ,
là một trong những cây rau bản ñịa, chống chịu sâu bệnh và có giá trị dinh
dưỡng cao nhưng chưa ñược quan tâm nghiên cứu và phát triển ñúng mức.
ðây là một loại cây leo sống lâu năm nhưng thường trồng như cây hàng năm,
gặp ñiều kiện thuận lợi cây vươn cao 4-5 m. ðậu rồng có thể ñược gọi là cây
“siêu thị’’ bởi vì toàn bộ các bộ phận của cây: lá, hoa, quả non, hạt, củ ñều ăn
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3
ñược và giàu dinh dưỡng. Trong ñó, quả non ñậu rồng ñược sử dụng như một
loại rau. Quả ñậu rồng ñược coi là nơi quy tụ mọi “tinh hoa” của cây chứa
Cacbonhydrat, protein, chất béo, khoáng chất, vitamin và các axit amin thiết
yếu. Theo ðông y, ñậu rồng giúp giải nhiệt, ñặc biệt trong mùa nóng. Trong
100g quả non ñậu rồng chứa: 90g nước; năng lượng 27 kcal; 2,6g protein;
chất béo 0.5g; carbon hydrat 4,9g; chất xơ 1,9g; Ca 64 mg; Mg 34 mg; P
37mg; Fe 0,8 mg; VitaminA 332 IU; Thiamin 0,21mg; riboflavin 0,1 mg;
Niacin 0,8 mg, ascorbic acid 15mg ; Lysine 317 mg (Grubben, 2004). Ưu thế
của ñậu rồng là rất ít sâu bệnh hại thậm chí miễn dịch ñối với một số lại sâu
bệnh hại, nên ñược người dân miền núi sử dụng từ lâu ñời. Trồng ñậu rồng
hầu như không phải phun thuốc sâu nên sản phẩm từ ñậu rồng có thể coi là
loại rau xanh bổ dưỡng an toàn bậc nhất.
Ở Việt Nam, cây ñậu rồng còn ñược gọi là ñậu vuông, ñậu khế, ñậu
xương rồng (vì có 4 cạnh giống quả khế hay cây xương rồng), ñược trồng rải
rác từ Trung du miền núi phía Bắc (Hoà Bình, Quảng Ninh, Bắc Giang, Sơn
La…) ñến Nam Trung Bộ, miền ðông và miền Tây Nam Bộ. Theo kết quả
ñiều tra thu thập của Trung tâm Tài nguyên thực vật, cây ñậu rồng có thể
thích ứng với các ñiều kiện sinh thái từ ñồng bằng ñến miền núi. Ở miền núi
ñậu rồng ñược trồng lấy quả non ñể ăn, chất xanh làm thức ăn chăn nuôi, che
phủ, cải tạo ñất. Ở ñồng bằng, ñậu rồng ñược trồng ñể lấy quả non dùng làm
rau sạch. ðặc biệt ở những vùng gò ñồi, bán sơn ñịa, ñất nghèo dinh dưỡng
thì có thể trồng ñậu rồng ñể tận dụng vừa sản xuất rau vừa cải tạo ñất.
ðậu rồng cũng là cây trồng thích ứng với nhiều loại ñất, các vùng sinh thái
khác nhau. Vì vậy, chủ trương phát triển cây ñậu rồng sẽ mở ra cơ hội lựa
chọn ñối với nhiều vùng sản xuất nhằm ña dạng hóa cơ cấu cây trồng, ña dạng
sản phẩm nông nghiệp và cung cấp một lượng lớn rau xanh góp phần giải
quyết nhu cầu rau an toàn trên thị trường hiện nay.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4
Nhằm góp phần ña dạng hóa các loại hình rau xanh an toàn, chất lượng
cao cho nhân dân thành phố Hà Nội và các vùng phụ cận trong tình hình hiện
nay, chúng tôi ñã thực hiện ñề tài “ Nghiên cứu ñặc ñiểm nông sinh học của
một số giống ñậu rồng triển vọng sử dụng làm rau an toàn cho Hà Nội và
các vùng phụ cận”.
2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục tiêu:
Tuyển chọn 1-2 giống ñậu rồng triển vọng, có năng suất, chất lượng
cao, chống chịu sâu bệnh hại, làm rau an toàn và giới thiệu ra sản xuất.
2.2. Yêu cầu:
ðánh giá ñặc ñiểm nông sinh học của một số giống ñậu rồng triển vọng
làm rau an toàn tại Hà Nội và các vùng phụ cận.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài.
3.1. Ý nghĩa khoa học:
♦ Kết quả khảo sát tập ñoàn là một tập hợp các dữ liệu khoa học có giá
trị trong việc ñánh giá tổng quan tình hình sinh trưởng, phát triển, chống chịu
của nguồn gen ñậu rồng ở Việt Nam.
♦Kết quả ñánh giá khả năng thích ứng, các yếu tố cấu thành năng suất,
khả năng chống chịu sâu bệnh hại là nguồn tư liệu quý và là một minh chứng
khoa học có giá trị trong các hoạt ñộng nghiên cứu, giảng dạy cây ñậu rồng
cũng như trong công tác nghiên cứu chuyên ngành khoa học giống cây trồng
ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiến:
♦Kết quả tuyển chọn những giống ñậu rồng triển vọng, có năng suất,
chất lượng cao và an toàn thực phẩm là một trong những giải pháp mới có ý
nghĩa bền vững trong việc thực hiện chiến lược, mục tiêu cung cấp rau xanh
an toàn, chất lượng cho thành phố Hà Nội và các vùng phụ cận.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5
♦ Giống ñậu rồng triển vọng từ kết quả của ñề tài ñã góp phần quan
trọng vào quá trình ña dạng hóa các sản phẩm rau xanh chất lượng cao ở
thành phố Hà Nội và vùng phụ cận
♦ Phát triển giống ñậu rồng triển vọng sẽ góp phần sẽ xúc tiến quá trình
chuyển ñổi cơ cấu cây trồng, ñổi mới các hoạt ñộng sản xuất kinh doanh
ngành trồng trọt và bảo vệ môi trường ñất ñai theo hướng bền vững ở Việt
Nam.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài.
4.1. ðối tượng nghiên cứu:
Tập ñoàn giống ñậu rồng gồm 80 nguồn gen hiện ñược lưu giữ tại
Ngân hàng gen cây trồng quốc gia, Trung tâm Tài nguyên thực vật.
4.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu:
♦ ðiều tra tình hình sản xuất, tiêu thụ ñậu rồng tại Hà Nội và các vùng
phụ cận, 2010
♦Thí nghiệm khảo sát, ñánh giá tập ñoàn ñậu rồng, tuyển chọn bộ giống
triển vọng ñược thực hiện tại Lương Sơn – Hoà Bình năm 2010
♦ Thí nghiệm so sánh các nguồn gen ñậu rồng triển vọng năm 2011 tại
Nhuận Trạch – Lương Sơn – Hòa Bình.
♦ Thí nghiệm so sánh các nguồn gen ñậu rồng triển vọng năm 2012 tại
Nhuận Trạch – Lương Sơn – Hòa Bình và An Khánh – Hoài ðức – Hà Nội.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
1.1.1. Nguồn gốc phân bố và phân loại thực vật:
1.1.1.1. Nguồn gốc
ðậu rồng (Psophocarpus tetragonolobus) là cây họ ñậu quan trọng ở
vùng nhiệt ñới, ñược phân bố chủ yếu từ 20
o
N-10
o
S. Do có khả năng thích
ứng rộng nên nó cũng phát triển mạnh ở vùng cận nhiệt ñới như Florida,
29
o
N; Taiwan, 25
o
N. Ngày nay ñậu rồng cũng ñược trồng rải rác ở hơn 70
nước trên thế giới, nhưng tập trung chủ yếu ở các nước thuộc Châu Phi
(Madagasca, Ghana, Nigeria…), Nam Á (Banglades, Srilanka, Ấn ðộ…),
ðông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Papua New
Guinea…), Nam Mỹ. Năm 1975 ñậu rồng bắt ñầu ñược thế giới quan tâm
nghiên cứu ở Papua New Guinea (M.N.Normah, 2013). Theo tiến sĩ Sahu,
Khoa nông nghiệp, trường ðại học Kỹ thuật và nông nghiệp Orissa ( OUAT),
Bhubaneswar, Orissa, cây ñậu rồng có nguồn gốc từ Papua New Guinea thuộc
khu vực Nam Thái Bình Dương, ñược ñưa vào Ấn ðộ năm 1799 và ñược
trồng phổ biến ở các vùng Assam, Tripura, Tây Bengal, Orissa và các bang
khác ở miền Nam nước này.
1.1.1.2. Phân loại thực vật
Cây ñậu rồng thuộc:
Loài Psophocarpus tetragonolobus
Chi Psophocarpus
Tụng Phaseoleae
Họ phụ Papilionaceae
Thứ Fabales thuộc lớp Magnoliopsida
Bộ Magnoliophyta
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7
Giới Plantae
Psophocarpus là một chi với khoảng 9 loài (Verdcourt, B., Halliday,
P.A., 1978). Tất cả các giống ñậu rồng, P.tetragonolobus, có nguồn gốc ở
Châu Phi. Chi P.tetragonolobus và P.palustris ñược dùng làm thức ăn. Các
loài khác chưa từng ñược trồng. P.palustris vẫn là cây bán hoang dại, ñược sử
dụng làm nguồn lương thực chính trong nạn ñói ở Tây Phi (Marlene A.
Schiavinato và Ivany F.M.Vailio , 1996).
1.1.2 ðặc tính sinh vật học cây ñậu rồng:
1.1.2.1. ðặc tính thực vật học
ðậu rồng (Psophocapus tetragonolobus) thuộc họ ñậu (Fabaceae), họ
phụ Papilionaceae, là loài cây leo nhiệt ñới, thân thảo sống lưu niên, cây cao
khoảng 2-3 m nhưng trong ñiều kiện thuận lợi cây có thể vươn cao 4-5m.
- Rễ
Củ của cây ñậu rồng chính là rễ của nó. Sự phát triển của rễ ñược bắt
ñầu từ sự hình thành vật chất khô thông qua quá trình quang hợp của bộ lá sau
ñó ñược vận chuyển tới các mô rễ làm cho nó phát triển nhanh cả chiều dài và
ñường kính rễ. Rễ củ là một bộ phận quan trọng, chứa nhiều dinh dưỡng, có
thể thu hạch sau trồng 120-240 ngày. Củ có ñường kính khoảng 20-40 cm, dài
8-12 cm. Năng suất củ dao ñộng khoảng 2,0-10,0 tấn/ha tùy giống và ñiều
kiện canh tác. Củ thường có hình trụ dài, thót cuối. Hình dạng và kích cỡ củ
phụ thuộc vào ñặc tính giống và ñiều kiện ngoại cảnh như ñất ñai và phương
thức canh tác. Sự hình thành của củ khá phổ biến tại Papua New Ghine, tuy
nhiên tại Philippin và nhiều vùng khác của thế giới củ phát triển kém và
thường không ñược sử dụng
- Thân
Thân cây nhẵn không lông, mềm, gồm nhiều lóng và ñốt, có khía, xoắn
ngược chiều kim ñồng hồ, có thể dài 4 m hoặc hơn. Từ thân chính có thể phát
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8
triển thành cành cấp 1, cấp 2, cấp 3. Tập tính thân cây ñậu rồng leo bám vươn
lên nhận ánh sáng theo tính hướng dương của cây, nhờ vậy tạo nên tán lá trải
rộng ñể ñón nhận ñầy ñủ ánh sáng cho cây phát triển.
- Lá
Lá cây ñậu rồng thuộc loại lá kép, mỗi lá chét ñều có hình tam giác
nhọn ñầu, mỏng và nhẵn. Kích thước lá chịu ảnh hưởng lớn của ñiều kiện
ngoại cảnh. Mỗi lá chét trung bình dài 8-15 cm, rộng 4-12 cm tùy theo vị trí lá
trên thân và phụ thuộc bản chất của giống. Trong ñiều kiện tự nhiên thường
có mầu xanh ñến xanh ñậm, mỏng và nhẵn.
Theo Duke (1981) và Oomen, Grubben (1977), năng suất lá cây ñậu
rồng có thể ñạt tới 8000 kg/ha trong 60 ngày. Có thể ñạt tới 135kg/ha/ngày
tương ứng tới 63,500 calo, 6.75kg protein, 108g canxi, 2.7g sắt, 4.1g b-
carotene, 39.150 vitamin C/ha/ngày.
- Hoa
Hoa của cây mọc thành cụm, từ nách lá kéo giáp với thân, mỗi cụm có
từ 3-6 hoa. Hoa cây ñậu rồng là loại hoa lưỡng tính, có cơ quan sinh sản ñực
và cái trong cùng một hoa, cấu tạo gồm 5 cánh hoa màu tím nhạt hoặc màu
trắng, bên trong cánh hoa là vòi nhuỵ trắng, cao, dưới có bầu nhuỵ, xung
quanh vòi nhụy cái là 5 bao phấn ñực có thể có phấn hoặc lép không phấn, tuỳ
thuộc vào bản chất giống, vị trí hoa trên chùm và ñiều kiện thời tiết khi hoa
nở. Hoa thường không nở cùng một lúc mà nở từ hoa dưới lên trên.
- Quả
Quả cây ñậu rồng thuộc loại quả giáp ñược hình thành từ bầu nhụy sau
khi thụ tinh và lớn lên thành quả. Quả dài 15-22 cm, có 4 cánh có răng cưa
dọc theo quả và thắt lại ở hai ñầu. Vỏ quả non mầu xanh sáp và thịt quả trong.
Khi chín vỏ quả chuyển mầu nâu hay tro.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9
- Hạt
Hạt cây ñậu rồng thuộc loại hạt cứng, có vỏ nhẵn ñến trơn, dày khó
thấm nước. Màu hạt có thể là vàng, nâu, nâu ñậm hay ñen. Hình dạng hạt khá
ñồng ñều có thể là hình cầu hay hình trứng, hơi dẹt, một số ít có dạng hình
trống. Số hạt trong quả thường là 8-9 hạt. Hạt dễ mất sức nảy mầm do có hàm
lượng dầu cao, vì vậy cần bảo quản hạt giống theo một quy trình nhất ñịnh.
1.1.2.2. Các giai ñoạn sinh trưởng và phát triển
Các giai ñoạn sinh trưởng và phát triển của cây ñậu rồng chịu ảnh
hưởng trực tiếp của các yếu tố ngoại cảnh và có mối liên quan chặt chẽ với
các yếu tố cấu thành năng suất. Sinh trưởng và phát triển của ñậu rồng ñược
chia làm 3 giai ñoạn:
- Giai ñoạn 1: Nảy mầm và mọc mầm
Mỗi hạt mọc lên một cây và 1 cây có một thân chính duy nhất, nếu ngắt
ngọn cây sẽ ñâm nhánh cấp 1, cấp 2. Bình thường mỗi cây có vài nhánh cấp
1, mỗi nhánh cấp 1 có từ 1-2 nhánh cấp 2. Trong thời kỳ này rễ bắt ñầu phát
triển nhanh ngay sau khi cây ra lá thật (ðinh Thế Lộc và Nguyễn Thị Ngọc
Huệ, 2008).
- Giai ñoạn 2: Sự phát triển thân lá
Khi tốc ñộ ra lá nhanh cũng là lúc diện tích lá tăng nhanh nhất. Thân
cây phát triển, tăng ñường kính ñến 1,2-1,5cm, các lóng thân cây ñậu rồng
phát triển ñều trong thời kỳ này (ðinh Thế Lộc và Nguyễn Thị Ngọc Huệ,
2008).
- Giai ñoạn 3: Thời kỳ ra hoa kết quả và phát triển củ
Trong giai ñoạn này sự sinh trưởng vươn cao ở thân chậm lại. Các lóng
thân ở phía gần dưới gốc ngừng phát triển chiều dài nhưng tăng tốc ñộ phát
triển ñường kính. ðây là nguyên nhân của hiện tượng các lóng thân có chiều
dài không ñều nhau ñược quan sát thấy ở thời kỳ thu hoạch. Phía trên ngọn
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10
các lóng thân dài hơn các lóng thân phía dưới gốc. Hoa cây ñậu rồng mọc
thành chùm hoa kép. Sau khi ra hoa 15-20 ngày thì hoa phát triển thành quả,
sau 65 ngày quả già và chín.
Giai ñoạn ra hoa kết hạt có thể trùng với tích lũy tinh bột về củ. Quá
trình hình thành củ phụ thuôc vào bản chất di truyền của giống, kỹ thuật canh
tác, thời vụ trồng hoặc phương pháp thu hoạch (ðinh Thế Lộc và Nguyễn Thị
Ngọc Huệ, 2008).
1.1.2.3. ðặc ñiểm sinh lý
ðậu rồng là cây thân leo nên thân của nó chỉ có rất ít các tế bào bền (
cấu trúc gỗ), rất hạn chế thân phát triển theo chiều thẳng ñứng. Tuy nhiên
trong tự nhiên nó cần sự hỗ trợ ñể bộ lá có thể hoạt ñộng cho hiệu quả quang
hợp cao nhất vì thế cần có giá ñỡ ñể phát triển theo hướng thẳng.
Củ cây ñậu rồng do rễ phình ra hình thành nên, sau ñó các rễ tơ từ phía
dưới sâu hơn hút các chất dinh dưỡng qua rễ củ ở các mô vỏ củ là các lớp xơ
bao bọc củ. Sự lớn lên của củ ñược hình thành ở pha tối trong quá trình tích
lũy dinh dưỡng ñể làm tăng tiến kích cỡ củ.
Loài cây này có khả năng cố ñịnh ñạm với vi khuẩn Rhizobium. Những
vi khuẩn tại nốt sần trên rễ ( trung bình 400 nốt/cây) có khả năng cố ñịnh ñạm
từ không khí (ðinh Thế Lộc và Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2008).
1.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh
- Nhiệt ñộ
Là cây có nguồn gốc nhiệt ñới, nên ñậu rồng ưa nhiệt ñộ cao. Nhiệt ñộ
cũng có vai trò quan trọng tương tự như ñộ dài ngày ñồng thời là 2 yếu tố cần
thiết cho quá trình ra hoa. Nếu nhiệt ñộ cao hơn 32
0
C và nhỏ hơn 18
0
C sẽ ức
chế quá trình ra hoa và sinh trưởng thân lá giảm ñi rõ rệt. Hạt nảy mầm tốt
nhất ở nhiệt ñộ 25
0
C. Cây phát triển mạnh ở nhiệt ñộ 23
0
C – 27
0
C (WONG,
K.C. & SCHWABE, W.W, 1979).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11
- Nước
Trong quá trình sinh trưởng cây ñậu rồng yêu cầu lượng nước từ
700mm-4.000mm, chúng phát triển mạnh ở vùng nóng và ẩm. Cây ñậu rồng
cũng cho thấy khả năng chịu hạn tốt: năm 1979, ở Thái Lan có ñợt hạn nhất
trong lịch sử nước này, tất cả các cây trồng ñều chết hết nhưng cây ñậu rồng
vẫn sống sót (Chomchalow, N. and Pongpa, L, 1981). Tuy nhiên trong ñiều
kiện khô hạn kéo dài sẽ làm giảm năng suất củ rõ rệt. ðể cây ñậu rồng cho
năng suất quả và củ cao cần ñiều tiết ñộ ẩm hợp lý thông qua việc chủ ñộng
tưới tiêu khi cần thiết.
Từ sau khi mọc ñến hình thành củ, ñất cần ñược giữ ẩm trong khoảng
70-80%. Ở giai ñoạn cuối khi củ ñã phình to thì cần giảm ñộ ẩm, trong thì kỳ
này nếu ñộ ẩm cao sẽ làm giảm chất lượng củ và củ có thể bị thối.
- Ánh sáng
Cây ñậu rồng phản ứng khá chặt với ánh sáng. Hầu hết các giống ñều
cần ngày ngắn ≤12h/ngày cho quá trình ra hoa (Teik, 1951). Cây ñậu rồng là
cây cảm quang, có sự trùng nhau giữa sự ra hoa và hình thành củ trong ñiều
kiện ngày ngắn. Chính vì vậy có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa sinh trưởng của
chồi, ra hoa, hình thành quả và sinh trưởng của củ. Nhờ vào ñặc ñiểm này nếu
trồng với mục ñích lấy củ, người ta có thể sử dụng kỹ thuật cắt ngọn – chồi
hoa ñể ñiều khiển thúc ñẩy sự hình thành củ sớm ñể cho năng suất củ cao hơn.
- ðất ñai
Cây ñậu rồng có khả năng thích ứng rộng trên nhiều loại ñất ở ñộ cao
từ 0 ñến 2.500 m trên mực nước biển. Chúng có thể trồng trên ñất nghèo mùn,
ñấy pha cát hay ñất thịt nặng. ðất thịt pha cát là loại ñất thích hợp với cây ñậu
rồng cho năng suất cao. ðất giàu mùn thích hợp với thâm canh cây ñậu rồng.
ðộ pH thích hợp cho ñậu rồng phát triển trong khoảng 4,3-8,0; tốt nhất trên
ñất có ñộ pH trong khoảng 5,5 – 6,5.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12
- Dinh dưỡng
Cũng như các loài cây trồng khác, cây ñậu rồng cũng cần ñầy ñủ những
nguyên tố ña lượng NPK và các nguyên tố vi lượng: Mg, Zn… ñể ñạt năng
suất cao, chất lượng tốt. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy Kali có vai trò
quan trọng trong quang hợp, lân có vai trò cho sự phát triển của bộ rễ, vì vậy
cần bón cân ñối ñạm, lân, kali ñể cho năng suất quả, củ cao nhất. Cây ñậu
rồng cần bón lượng ñạm không nhiều nhưng lượng bón lân và kali thích hợp
lại rất cần thiết. Vì sự hấp thụ lân có mối tương quan thuận với sự hấp thụ
ñạm trong cây nên cần ñiều tiết một cách hợp lý về liều lượng giữa ñạm, lân
và kali trên từng loại ñất khác nhau ñể ñạt ñược năng suất và chất lượng cao nhất.
Phân bón có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất quả, củ và
thân lá của cây ñậu rồng. Mức ñộ phân bón có ảnh hưởng rõ rệt ñến quả và
củ. Nếu bón ñạm và phân hữu cơ nhiều, bộ lá quá tốt sẽ làm chậm tốc ñộ hình
thành quả. Ngược lại nếu bón nhiều kali, củ thường phình to nhanh. Do cây
ñậu rồng có khả năng cố ñịnh ñạm nên việc bón ñạm cho ñậu rồng chỉ mang
tính bổ sung (ðinh Thế Lộc và Nguyễn Thị Ngọc Huệ, 2008).
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
- Nghiên cứu thu thập, lưu giữ nguồn gen ñậu rồng
ðông Nam Á là khu vực ña dạng của nhiều loại hình rau xanh quý
hiếm, có giá trị cao. Tuy nhiên hầu hết các loại rau bản ñịa chưa ñược khai
thác, sử dụng và phát triển ñúng mức. Phát triển những nguồn gen rau bản ñịa
sẽ góp phần ña dạng hóa hệ thống sản xuất cũng như góp phần cải thiện chế
ñộ ăn hàng ngày cho người dân (M. Engle, 2001). Theo Grubben (1977) có
khoảng 1000 loài thực vật ñược sử dụng làm rau xanh. Trong ñó hơn một nửa
số cây trồng này ñã và ñang ñược sử dụng làm nguồn thức ăn bổ sung trên
toàn thế giới. Mặc dù có khoảng 100 loài ñược biết ñến như một loại rau rất
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13
quan trọng và 125 loài là loại rau thứ yếu nhưng chỉ có khảng 50 loài phát
triển theo hướng thương mại. Theo Harlan (1992) ñậu rồng là một trong
những loài cây trồng thường ñược sử dụng làm rau có giá trị và ñạt ñộ an toàn
thực phẩm cao.
Việc thu thập ñậu rồng tại các vùng khác nhau của châu Á ñã chứng
minh sự ña dạng của nguồn gen này. Trong ñó sự ña dạng về kích thước lá,
màu hoa, dài quả, màu hạt, thời gian hạt nảy mầm, thời gian ra hoa, thời gian
ra quả non, thời gian hạt già và hình thành củ ñược xem là ñáng chú ý nhất.
Thêm vào ñó, nhiều giống còn có sự ña dạng cao về hàm lượng protein, dầu
và các thành phần khác trong hạt và trong cây.
Tháng 1 năm 1998, tại Myanma ñã tổ chức thu thập trong suốt mùa
khô. Các mẫu hạt ñậu rồng ñược thu từ 19 ñiểm có vĩ ñộ 16
o
N – 23
o
N và kinh
ñộ 95
o
E – 98
o
E. Một nửa của mỗi mẫu hạt giống ñã ñược tặng cho Viện
nghiên cứu nông nghiệp Trung ương văn phòng tại Yangon, nửa còn lại ñược
giữ bởi các tác giả. Các mẫu hạt ñược thu từ vườn gia ñình, cánh ñồng và ở
chợ. Diện tích trồng ở các ñiểm này dao ñộng từ 20-12.000m
2
. Những nguồn
gen ñậu rồng trồng với mục ñích lấy củ thì không phải làm giàn, còn ñể lấy
quả thì phải làm giàn (Eagleton và Graham, 1999).
Tại New Dehli, Ấn ðộ, nhiều trạm nghiên cứu cây trồng ñã tiến hành
thu thập các giống ñậu rồng, lưu giữ và ñánh giá các ñặc tính hình thái, nông
sinh học và chống chịu cho hàng trăm lượt mẫu giống tại các vùng sinh thái
khác nhau, nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển
những giống ñậu rồng có nhiều tiềm năng (Chandel, K.C. Pant, R.K. Arora,
1984).
Viện nghiên cứu giống cây trồng, trường ðại học Philipines, Los Banos
ñược coi là nơi có Ngân hàng gen ñậu rồng lớn nhất thế giới, tiếp ñến là
trường ðại học Papua New Guia và HTA ở Nigieria cũng ñược xem là các chi
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14
nhánh lưu giữ các nguồn gen này của thế giới (K.V. Peter ( ed.), 2007).
Ngoài ra trên thế giới còn một số quốc gia ñang lưu giữ, bảo tồn nguồn
gen ñậu rồng, trong ñó ñáng chú ý là: NPGRL/IPB-UPLB, Philippine hiện lưu
giữ: 652 nguồn gen; DOA, Papua New Guia ñang lưu giữ: 455; DGCB-UM,
Malaysia ñang lưu giữ: 435; TROPIC, Cộng hòa Séc: 413; IDI, SriLanka:
400; LBN, Indonesia: 380; Puslitkaret, Indonesia: 234; NBPGR_Delhi, Ấn
ðộ: 245; AVRDC, Taiwan: 245; S9,USDA, USD: 177 ( M.N. Normah, 2013).
-Tuyển chọn bộ giống triển vọng.
Tại Thái Lan, tập ñoàn cây ñậu rồng ñược mô tả theo biểu mẫu của
Viện di truyền thực vật quốc tế (IBPGR). Nhiều giống có sự khác biệt về ñặc
ñiểm hình thái. Một số ñặc ñiểm ñáng chú ý là dài, lá hình mũi mác, màu
trắng tràng hoa và hạt màu kem . Các nguồn gen có sự ña dạng di truyền lớn,
ñây có thể là kết quả của ñột biến và di truyền tái tổ hợp. Mặc dù ñậu rồng
phần lớn là tự thụ phấn, sự xuất hiện thường xuyên của ong trên những bông
hoa, cùng với kết quả thụ phấn chéo có những biểu hiện thay ñổi một vài ñặc
ñiểm. Ít nhất 10 mẫu giống có năng suất hạt cao và năng suất củ ñã ñược
chọn ñể ñánh giá thêm (Chomchalow, N. and Pongpa, L, 1981).
Về nghiên cứu ñậu rồng thích ứng với các ñiều kiện khí hậu khác nhau.
Các giống ñược trồng trên 2 hàng có chiều dài 3m và quan sát tỉ mỉ và ñược
mô tả/ trạng thái mô tả các giá trị nông học ñể chọn ra những nguồn gen
mong muốn. Từ năm 1974-1980 tập ñoàn ñậu rồng ñã ñược ñánh giá số ngày
ra hoa, dài quả, rộng quả, số hạt/quả, số quả/cây, khối lượng 100 hạt. Dữ liệu
cũng ghi lại các tính trạng hình thái như: dạng lá, màu quả, dạng cánh quả.
Khả năng chịu sương muối ở ñiều kiện Bắc Ấn ðộ (New Delhi) ñã ñược
nghiên cứu ñể xác ñịnh tính thích ứng lạnh. So sánh các tính trạng của cây ñã
ñược ñánh giá từ Ấn ðộ, Papua New Guia, Nigeria, Ghana và Indonesia cho
thấy: Số ngày ra hoa ở Indonesia biến ñộng nhiều nhất, số quả /chùm không
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15
biến ñộng nhiều, số hạt/ quả ở Nigeria và Ghana biến ñộng cao nhất (CV
30,8%). Từ các giống bản ñịa và nhập nội ñã tuyển chọn ra ñược những giống
triển vọng dùng làm rau xanh. ðây là các giống có thời gian ra hoa sớm (95-
107 ngày), quả dài trung bình, vỏ quả màu xanh nhạt, ñậu quả tốt. Các giống
bản ñịa: IC17004, IC 17006, IC26169. IC26942, IC 26944 và IC26949; các
giống nhập nội: EC 27884, EC 38826-1, EC 38954, EC 38955, EC 38957, EC
38957 A, EC 38959, EC 114273-1, Be 116887, EC 116886, EC 116884, EC
118031. EC 118345,EC 121908, EC 121920 và EC 121921 (Chandel, K.C.
Pant, R.K. Arora, 1984).
- Nghiên cứu tiềm năng năng suất, các yếu tố cấu thành NS
Theo A. Mohamadali, M.B Madalageri và M. S. Kulkarni (2004), tuỳ
theo mục ñích sử dụng: củ, lá, hoa, quả non, hạt mà phát triển các kiểu gen
phù hợp. Môt số kiểu gen ñậu rồng ñược ñánh giá ñể biết ñược hiệu suất của
mỗi kiểu gen ñến năng suất quả non và các yếu tố cấu thành năng suất. ða
dạng di truyền và hệ số tương quan giữa các ñặc tính khác nhau là quan trọng
nhất ñể cải thiện bất kỳ cây trồng nào ñể chọn một kiểu gen tốt hơn về mặt
năng suất và các yếu tố cấu thành. Qua ñánh giá 36 kiểu gen, tác giả ñã chọn
ra ñược các kiểu gen cho năng suất quả non cao: PTK-7,WAS-26-6, PTK-
9,PTK-6,WAS -13-1, EC – 1542665, PTK – 10. Trong ñó kiểu gen PTK – 7
cho năng suất cao nhất (1.90 kg/cây) (A. Mohamadali, M.B Madalageri và M.
S. Kulkarni, 2004).
Sự biến ñổi di truyền trong cả tính trạng ñịnh tính và ñịnh lượng ở
Bangladesh. Gần ñây các giống ñậu rồng ñã ñược giới thiệu ñến Bangladesh ,
có lẽ từ Myanma. Nó chỉ ra rằng sản lượng hạt có tương quan chặt chẽ với số
quả trên cây và mức ñộ thấp hơn với số lượng hạt /quả. Năng suất cao nhất
ñược ghi nhận trong nghiên cứu này là 0,66 kg/mỗi cây (mật ñộ 10.000 cây/
ha). Tám kiểu gen ñã ñược lựa chọn trên cơ sở các ma trận tương quan cho
một thử nghiệm năng suất sơ bộ (Haq, 1980).