Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Báo cáo KHOÁNG sản KIM LOẠI phần II nhôm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 23 trang )

Phần II NHÔM (Al)
Mở Đầu
Như chúng ta đã biết thì Nhôm là một kim loại nhẹ. Việc sử dụng nhôm
vượt tất cả các kim loại khác, trừ sắt. Nhôm đóng vai trò rất quan trọng trong
nền kinh tế thế giới. Hiện nay đã có tới hơn 500 000 sản phẩm được sản xuất từ
nhôm và các hợp chất của nó và sử dụng rộng rãi trong cách ngành chế tạo máy
móc, máy bay, tên lửa, xây dựng, vận tải, điện và đời sống
Nhôm là một kim loại chiến lược, theo số lượng sản xuất thì nó chỉ đứng
sau sắt. Các loại vỏ phủ nhôm đôi khi được dùng thay vỏ phủ vàng để phủ vệ
tinh nhân tạo hay khí cầu để tăng nhiệt độ cho chúng, nhò vào đặc tính hấp thụ
bức xạ điện tử của Mặt Trời tốt, mà bức xạ hồng ngoại vào ban đêm thấp. HỢp
kim nhôm, nhẹ và bền, được dùng để chế tạo các chi tiết của phương tiện vận tải
( ô tô,máy bay, xe tải, toa xe tàu hỏa….).
Do vậy, việc nghiên cứu Nhôm là vấn đề cần thiết cho nền kinh tế cũng
như các ứng dụng của Nhôm vào đời sống xã hội. Sau đây sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn
về Nhôm.
Chương I. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA
HÓA
I. Đặc điểm nghiên cứu
1.1 Lịch sử nghiên cứu
Người Hi Lạp và La Mã cổ đại đã sử dụng các loại muối của kim loại
nhôm như là thuốc nhuộm và làm se vết thương; và phèn chua vẫn được sử
dụng như chất làm se. Năm 1761, Guyton de Morveau đề xuất cách gọi gốc của
phèn chua là alumine. Năm 1808, Humphry Davy xác định được gốc kimloaij
của phèn chua ( alum), mà theo đó ông đặt tên cho nhôm là Aluminium.
Tên tuổi của Frich VoLơ (Friedrich Wohler) được gắn liền với việc
phân lập nhôm vào năm 1872. Tuy nhiên, kim loại này đã được sản xuất lần đầu
tiên trong dạng không nguyên chất hai năm trước bởi nhà vật lý và hóa học Đan
Mạch Hán Christian Orsted. Dơvil (Henri Saint-Ckaire Deville ) đã hoàn thiện
phương pháp của Wohler và cải tiến trong quy trình là thay thế kali thành natri
trong cuốn sách năm 1859. Phát minh của quy trình Hol Heron (Hall-Héroult)


được thể hiện trong cuốn sách viết năm 1886 đã làm cho việc sản xuất nhôm từ
khoáng chất trở thành không đắt tiền và ngày nay nó được sử dụng rộng rãi
khắp trên thế giới. Nhà hóa học người Nga Beketov.N đã tách nhôm một cách
thành công khỏi dung thể criolit – Na
3
AlF
6
(Năm 1865), đã mở ra hướng mới sử
dụng nhôm trong công nghiệp ở các nước Đức và Pháp.
1886, Saclơ Holl (Charles Martin Hall), nhận được bằng sách chế ( số
400655) về quy trình điện phân để sản xuất nhôm. Nước Đức trở thành nhà sản
xuất nhôm lớn nhất thế giới sau khi Adolf Hitler lên nắm quyền.
1.2 Tính chất vật lý.
Nhôm ( Al) là một kim loại mềm, nhẹ, màu xám bạc ánh kim loại mờ, vì có
một lớp mỏng ôxi hóa tạo thành rất nhanh khi nó để trần ngoài không khí. Nó
cũng không nhiễm từ và không cháy khi để ở ngoài không khí ở điều kiện thông
thường. Nhôm nóng chảy ở nhiệt độ 659,8
0
C, sôi ở nhiệt độ 2000
0
, tỷ trọng 2,7
g/cm
3
. Nhôm có độ dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, độ bền vững cơ học và hóa học
cao ( đặc biệt là hợp kim với đồng, silic, magiê, mangan, kẽm, niken.
1.3 Công dụng
Tính theo cả số lượng lẫn giá trị, việc sử dụng nhôm vượt tất cả các kim
loại khác, trừ sắt. Nhôm đóng vai trò rất quan trọng trong nền kin tế thế giới.
HIện nay đã có tới hơn 500 000 sản phẩm được sản xuất từ nhôm và các hợp
chất của nó. Sau đây là một số lĩnh vực sử dụng của kim loại nhôm và các hợp

chất của nó.
Nhờ những tính chất vật lý – hóa học quý, nhôm và hợp kim của nó được
sử dụng rộng rãi trong cách ngành chế tạo máy móc, máy bay, tên lửa, xây
dựng, vận tải, điện và đời sống. Nhôm có hoạt tính hóa học mạnh với oxy nên
người ta dùng nhôm để hoàn nguyên các kim loại khác như crom, mangan,
niken, canxi, bari và các á kim từ hợp chất oxyt của chúng. Nhôm là một kim
loại chiến lược, theo số lượng sản xuất thì nó chỉ đứng sau sắt. Khi nhôm được
bay hơi trong chân không, nó tạo ra lớp bao phủ phản xạ cả ánh sáng và bức xạ
nhiệt. Các lớp bao phủ này tạo thành một lớp mỏng của oxyt nhôm bảo vệ, nó
không bị hư hỏng như các lớp bạc bao phủ. Trên thực tế, gần như toàn bộ các
loại gương hiện đại được sản xuất sử dụng phản xạ bằng nhôm trên mặt sau của
thủy tinh. Các gương của kính thiên văn cũng được phủ một lớp mỏng nhôm,
nhưng là ở mặt trước để tránh các phản xạ bên trog mặc dù điều này làm cho bề
mặt nhạy cảm hơn với các tổng thương.
Các loại vỏ phủ nhôm đôi khi được dùng thay vỏ phủ vàng để phủ vệ tinh
nhân tạo hay khí cầu để tăng nhiệt độ cho chúng, nhò vào đặc tính hấp thụ bức
xạ điện tử của Mặt Trời tốt, mà bức xạ hồng ngoại vào ban đêm thấp. HỢp kim
nhôm, nhẹ và bền, được dùng để chế tạo các chi tiết của phương tiện vận tải ( ô
tô,máy bay, xe tải, toa xe tàu hỏa….). Sau đây liệt kê thêm những ứng dụng của
nhôm.
- Xây dựng ( cửa sổ, cửa, ván,…). Các hàng tiêu dùng có độ bền
cao( trang thiết bị, đồ nấu bếp…). Các đường dây tải điện ( mặc dù
độ dẫn điện của nó chỉ bằng 60% của đồng, nó nhẹ hơn nếu tính theo
khối lượng và rẻ tiền hơn.
- Mặc dù tự bản thân nó là không nhiễm từ, nhôm được sử dụng trong
théo MKM và nam châm Alnico
- Nhôm siêu tính khiết (SPA) chứa 99,980% - 99,999% nhôm được sử
dụng trong công nghiệp điện tử và sản xuất đĩa CD.
- Nhôm dạng bột thông thường được sử dụng để tạo màu bạc trong
sơn. Các bông nhôm có thể cho thêm vào trong sơn lót, chủ yếu là

trong xử lý gỗ - khi khô đi, các bông nhôm sẽ tại ra một lớp kháng
nước rất tốt.
- Nhôm dương cực hóa là ổn định hơn đối với sự oxy hóa và được sử
dụng trong các lĩnh vực xây dựng khác nhau.
- Phần lớn các bộ tản nhiệt cho CPU của máy tính hiện đại được sản
xuất từ nhôm vì nó dễ dàng trong sản xuất và độ dẫn nhiệt cao.
- Oxyt nhôm alumina, được tìm thấy trong tự nhiên được sử dụng
trong sản xuất thủy tinh. Ruby và saphia tổng hợp đước ử dụng trong
các ống tia laser để sản xuất ánh sáng có khả năng giao thoa.
- Sự ô xi hóa nhôm tỏa ra nhiều nhiệt, nó sử dụng để làm nguyên liệu
rắn cho tên lửa, nhiệt nhôm và các thành phần của pháo hoa.
- Phản ứng nhiệt nhôm dùng để điều chế các kim loại có độ nhiệt nóng
chảy cao ( như Crôm Cr, volfram W…), đóng gói ( can, giấy gói….)
- Xử lý nước đục ( đánh phèn
II. TÍnh chất địa hóa , thành phần khoáng vật
2.1 Tính chất địa hóa
Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất và xếp vị trí thứ ba sau
oxy và silic. Trị số Clark của nhôm là 8,05%. Hàm lượng trung bình của nhôm
trong đá trầm tích là 10,45%, trong đá mafic 0,75%, trong đá trung t ính là
0,85%, trong đá axit là 7,7% và trong đá siêu mafic là 1,7%.
Tên đá Đá siêu
mafic
Đá mafic Đá trung
tính
Đá axit Đá trầm
tích
Trị số
Clark
Giá trị
trung

bình
0,45 8,76 8,55 7,7 10,45 8,05
Nhôm được hòa tan và vận chuyển trong môi trường axit dưới dạng ion
hoặc trong môi trường kiềm mạnh (pH =9,5) dưới dạng phức ion. Hyđroxyt
nhôm bắt đầu lắng đọng khi pH=4,1. Sự có mặt của oxyt silic làm cho khả năng
hòa tan của oxyt nhôm ( Al
2
O
3
) tăng, ngược lại sự có mặt của oxyt carbon (CO
2
)
làm cho khả năng hòa tan của oxyt nhôm giảm. Trong dung dịch, keo nhôm bền
vững hơn keo silic nên trong quá trình lưu thông chúng không đi với nhau. Khả
năng hoạt động hóa học của nhôm kém hơn so với sắt và mangan, nên trong
môi trường nước chúng thể hiện quy luật phân dị hóa học một cách khá rõ ràng.
Sắt gần bờ của bồn trầm tích là các hợp chất của nhôm, tiếp sau là các hợp chất
của sắt và xa hơn là các hợp chất của mangan.
2.2. Thành phần khoáng vật
Tuy nhôm tham gia vào thành phần của hầu hết các khoáng vật tạo đá,
nhưng các khoáng vật có giá trị công nghiệp thì lại không nhiều lắm. Phổ biến
và có giá trị là bơmit AlO.OH chứa 85% Al
2
O
3,
diaspo AlHO
2
chứa 85% Al
2
O

3,
hydraginlit (gipxit) Al(OH)
3
chứa 64,7% Al
2
O
3,
nefelin NaAlSiO
4
chứa 34%
Al
2
O
3
, silimanit Al
2
SiO
5
chứa 67% Al
2
O
3
, leixit KALSi
2
O
6
chứa 23,5% Al
2
O
3

,
caolinit Al
4
Si
4
O
10
(OH)
8
chứa 40% Al
2
O
3
. Ngoài ra còn có các khoáng vật cao
nhôm khác như alunit, andaluzit, disten và kianit.
Bauxit là loại quặng chủ yếu của nhôm ( bao gồm các khoáng vật
hydroxyt nhôm, hydroxyt và oxyt của sắt, thạch anh và các khoáng vật sét). Tỷ
lệ giữa oxyt nhôm và oxyt silic thường lớn hơn 2. Vì keo nhôm mang điện tích
âm nên trong các mỏ quặng bauxit thường có chứa các nguyên tố vi lượng
quặng như vanadi, titan, canxi.
Tài nguyên – trữ lượng quặng baxit của các nước tư bản và đang phát
triển khoảng 48 tỷ tấn (90% tập trung ở các nước nhiệt đới, trong đó 75% ở
Australia/ Úc. Camerun, Brazina, Ấn độ, ghine, Jamaica. Việt Nam có t ài
nguyên – trữ lượng quặng bauxit khá lớn, độ gần vài chục tỷ tấn quặng. Liên Xô
(cũ) có trữ lượng quặng nhôm lớn, ngoài ra bauxit còn tập trung ở Trung Quốc,
hungari, Rumani, Anbani và một số nước khác.
Yêu cầu công nghiệp đối với bauxit ở các nước khác nhau và ngay cả các
mỏ khác nhau cũng rất khác nhau. Ở liên xỗ ( Xô cũ) và Liên bang Nga hiện
nay, yêu cầu công nghiệp đối với bauxit quy định theo GOST -972-50.
Bauxit từ loại B-2 trở lên có thể chế biến theo phương pháp thủy hóa

Baier ở 225
0
C, loại B-7 và loại B-8 ở nhiệt độ 105
0
C. Bauxit từ B-3 đến B-5 có
thể chế biến theo phương pháp thiêu kết. Bauxit B-2 không dùng để sản xuất
nhôm. Bauxit B-7 và B-8 là loại bauxit giàu gipxit. Các loại khác là loại bauxit
một hidrat.
Để sản xuất 1 tấn nhôm kim loại phải dùng t ới 4,2 – 4,8 tấn bauxit và 0,1
tấn muối florua cho dung dịch điện phân và cần khoảng 15 000 đến 17 000 KW/
giờ điện.
Bảng Al-1: Phân loại quặng bauxit Nga theo lĩnh vực sử dụng ( Nguồn:
Tiêu chuẩn Nga – TOCT _972-50)
Loại
bauxit
Chất lượng
Hàm
lượng
bauxit khô
Tỷ lệ trong
Al
2
O
3
/SiO
2
(1) (2) (3) (4)
Bv 52 12 Sản xuất corindon điện
Bo 52 10 Sản xuất alumin, corindon điện và
xi măng

B-1 49 9 Sản xuất alumin,vật liệu chịu lửa và
xi măng
B-2 46 7 Sản xuất alumin và vật chịu lửa
B-3 46 5 Sản xuất vật liệu chịu lửa và chất trợ
dung cho lò mactin
B-4 42 3,5 Sản xuất alumin và xi măng
B-5 40 2,6
B-6 27 2,1
B-7 30 5,6
B-8 28 4
Cho đến năm 1950, trữ lượng bauxit trên thế giới khoảng 1.605,3 triệu
tấn, phân bố trên 27 quốc gia, trong đó 61,9% trữ lượng tập trung ở 4 quốc gia
gồm: Jamaica (20%), Hungary (15,6%), Ghân (14,3%)và Bazil(12%). Năm
2008, trữ lượng cơ sở của bauxit thế giới là 38.000.000 triệu tấn, trong đó của
15 nước đứng đầu ( có Việt Nam) là 27.000.000 triệu tấn. Hai nawm2007, 2008,
Australia đứng đầu danh sách các nước khai thác bauxit và chiếm một phần ba
lượng khai thác của cả thế giới, theo sau là Trung QUốc, Brazil, Guine, và
Jamaica. Mặc dù nhu cầu nhôm của thế giới tăng, trữ lượng nhôm với lợi thế là
chi phí sản xuất hạ giúp kéo dài thời gian khai thác trữ lượng bauxit. Khoảng
80% sản lượng bauxit trên thế giới được khai thác theo phương pháp lộ thiên.
Bảng Al-2: Trữ lượng và sản lượng khai thác bauxit, dự tính năm 2008,
đơn vị: ngàn tấn
Quốc gia
Sản lượng khai thác Trữ lượng
Trữ lượng cơ
sở
2007 2008
Guine 18,000 18,000 7.400.000 8.600.000
Úc/Australia 62,400 63,000 5.800,000 7.900,000
Việt Nam 30 30 2.100.000 5.400.000

Jamaica 14,600 15,000 2.000.000 2.500.000
Brasil/Brazin 24,800 25,000 1.900.000 2.500.000
Guyana 1,600 1,600 700,000 900,000
Ấn Độ 19,200 20,000 770,000 1.400.000
Trung Quốc 30,000 32,000 700,000 2.300.000
Hy Lạp 2,220 2,200 600,000 650,000
Surinam 4,900 4,500 580,000 600,000
Kazaxtan 4,800 4,800 360,000 450,000
Vénezuela 5,900 5,900 320,000 350,000
Nga 6,400 6,400 200,000 250,000
Hoakỳ(Mỹ/USA) NA NA 20,000 250,000
Các nước khác 7,100 6,800 3.200.000 3.800.000
Toàn thế
giới(làm tròn)
202,000 205,000 27.000.000 38.000.000
Quy trình chế biến
a) Chế biến thô: Quặng bauxit sau khi khai thác được đưa đến nhà
máy sơ chế để loại bỏ các thành phần sét, silic và các chất khác được hình thành
trong quá trình tạo quặng, gồm các bước: *) Nghiền quặng quá cỡ; *) Đưa qua
sàng rửa để lấy quặng hạt lớn, quặng hạt nhỏ qua lưới sàng và chất cặn được
đưa đến máy lắng ly tâm để thu hồi các hạt bauxit cỡ lớn hơn 1mm; *) Bùn đỏ
(sét và các chất hòa tan khác) được dẫn đến hố lắng để xử lý. QUặng sau khi sơ
chế được đưa đến các nhà máy tinh chế quặng
b) Chế biến tinh quặng:
Bauxit được luyện trong điều kiện nhiệt độ áp suất lớn với dung dịch
natri hydroxyt ở nhiệt độ 150 -200
0
C, qua đó nhôm bị hòa tan ở dạng aluminat.
Sau khi tiến hành lọc phân tách phần cặn giàu sắt ( được gọi là bùn đỏ, phần
chất thải của tiến trình Bayer và là quặng đuôi của bauxit), các khoáng vật

quặng gipxit ở dạng tinh được cho lắng đọng ( tách nước) khi bị làm lạnh đột
ngột và tọa thành hydroxyt nhôm ở dạng hạt tinh. Gipxit được chuyển thành
alumina tức oxyt nhôm bằng cách nung nóng lên đến khoảng 1000
0
C. Sau đó
tinh quặng alumina được bổ xung phụ gia cryolit (Na
3
AlF
6
, natri hexa fluo
aluminat) và chuyển thành nhôm kim loại. Trong quá trình điện phân đòi hỏi
một lượng điện năng tiêu thụ rất lớn.
Bùn đỏ là tên gọi loại quặng đuôi được sinh ra đồi thời với alumina trong
tiến trình Bayer và quá trình sơ chế quặng là một chi phí ngoại sinh đối với
những nhà kinh doanh mỏ. Đây là một dạng chất thải có khả năng gây ô nhiễm
môi trường khó xử lý.
Chương II. PHÂN LOẠI CÁC KIỂU NGUỒN
GỐC MỎ NHÔM Ở THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1. Mỏ phong hóa
Mỏ bauxit phong hóa tàn dư được thành tạo do quá trình phong hóa các
đá giàu nhôm như nefelin sienit, đá bậc thang (trap), đá bazan, đá phiến trong
điều kiện khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Do sự rửa lũa lâu dài và mạnh mẽ của
nước mưa ấm và thành phần kiềm, silic bị mang đi, còn oxyt tụ do của nhôm,
sắt, titan thì được giữ lại.
Thân quặng có dạng lớp phủ, dạng viawr, hoặc thấu kính. Bauxit thuộc
loại hydracgilic, chứa ít oxyt sắt và oxyt silic ( Fe
2
O
3
thường cao hơn 7%), chất

lượng quặng thuộc trung bình và tốt, quy mô lớn. Các mỏ này phát triển rộng rãi
và có ý nghĩa công nghiệp, tuổi thành tạo trẻ, phân bố Brazil, Australia, Ấn độ,
Congo, Camerun, Liên bang Nga và một số nước trong Cộng đồng các quốc gia
độc lập ( thuộc Liên Xô cũ).v.v.vv.
Riêng đối với vùng lục địa ổn định nhưng có hoạt hóa kiến tạo, người ta
còn tìm thấy các thấu kính hoặc vỉa quặng có chứa một số kết hạch của sắt và
nhôm, thành phần quặng không đồng nhất. Bauxit thuộc loại hydroxyt,
hydragilit lẫn sắt, silic và khoáng vật sắt. Các mỏ bauxit ở những vùng này
thường có quy mô trung bình, phát triển ở Mỹ, Australia, Indonexia,
Malaizia.v.vv.
Ở Việt Nam, quặng bauxit kiểu laterit đã tìm thấy ở vùng tây Nguyên, ở
Thái Hòa ( Nghệ An). Quặng bauxit được thành tạo do quá trình phong hóa các
đá bazan. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ: Bauxit có nguồn gốc ngoại sinh, là
sản phẩm phong hóa các đá magma phun trào thành phần mafic phân bố ở Bảo
Lộc, Lâm Đồng, Đak Nông, Gia Lai, Kon Tum, Đức Trọng, ĐỒng Nai và Sông
Bé. QUặng bauxit nằm trong vỏ phong hóa laterit của các đá magma phun trào
mafic có tuổi Đệ Tứ (Q). Thân quặng có dạng lớp phủ, giả tầng hay giả lớp với
chiều dày thay đổi tùy thuộc vào độ dốc của địa hình và t hay đổi từ 0,3 đến vài
ba mét, có khi chục mét.
Hiện nay bauxit kiểu laterit vùng Tây Nguyên đã được nghiên cứu, điều
tra, thăm dò và bắt đầu khai thác ( mỏ Tân Rai, mỏ Nhân Cơ). Theo tài liệu lưu
trữ của Liên Xô ( cũ) để lại, vùng Tây Nguyên có trữ lượng bauxit khoảng 8 tỷ
tấn. Theo tài liệu của Liên đoàn địa chất Trung Trung Bộ - Cục Địa Chất và
Khoáng sản Việt Nam ( Nay là Tổng cục Địa Chất và Khoáng sản), tài nguyên
trữ lượng bauxit đã được thăm dò khu vực Tây Nguyên khoảng 2.258 triệu tấn,
dự báo 6,75 tỷ tấn. Ngày 1/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 167
phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng
bauxit từ giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025. Trong bòng gần chục năm
qua cho đến hiện nay, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam cũng đã thăm dò,
đầu tư một số công trình khai thác bauxit, luyện alumina tại Tây Nguyên các mỏ

bauxit Tân Rai, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng ( tài nguyên – trữ lượng quặng
bauxit 975 triệu tấn) và mỏ Nhân cơ, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đắc Nông ( tài
nguyên – trữ lượng bauxit 3,4 tỷ tấn, chiếm 63% tổng tài nguyên – trữ lượng
khu vực Tây Nguyên)
2. Mỏ trầm tích
a) Mỏ trầm tích lục địa
Mỏ trầm tích bauxit phân bố ở phần rìa của các hố sụt, lòng chảo thung
lũng và nằm trong các trầm tích lục địa, tướng đầm hồ và liên quan với các
thành tạo chứa than, Kiểu mỏ trầm tích bauxit này phát triển ở một số nước
vùng Đông Âu, Liên xô cũ ( Mỏ Nam Timan), Trung Quốc, Bắc Mĩ,.v.vv
Mỏ Nam Timan bao gồm các thành tạo đá phiến và carbonat bị biến chất,
tuổi Devon. Nằm bất chỉnh hợp góc lên các thành tạo này là các trầm tích
carbonat, sét kết – cát kết tuổi Devon, Carbon. Thế nằm của các đá rất thoải,
gần như nằm ngang. QUặng bauxit thuộc loại bơmit-gipxit và bơ mit –gipxit-
caolinit, hàm lượng SiO
2
dao động 12-18% Fe
2
O
3
từ 4 đến 13%, lưu huỳnh 0,4
đến 3%, modun silic dao động từ 2,6-3,2%.
b) Mỏ trầm tích biển
Bauxit được thành tạo trong điều kiện nước nông, có sự gián đoạn trầm
tích và thường nằm trên bề mặt bào mòn của đá vôi. Đá vôi dưới quặng thường
có màu xám tới hồng, dạng khối chứa nhiều san hô. Đá vôi trên quặng thường
có màu xám đen, phân lớp, chứa vật chất hữu cơ. Bauxit và các thành tạo chứa
bauxit thường bị ô nhiễm, uốn nếp và biến chất phức tạp.
Nguồn cung cấp vật chất để tạo bauxit là từ vỏ phong hóa của các đá

phun trào mafic và trung tính, đá phiến và cá loại đá khác. Hoạt động phun trào
dưới biển cũng có thể là nguồn cung cấp vật chất bổ sung để thành tạo bauxit.
Thân quặng có dạng vỉa kéo dài nằm trên bề mặt bào mòn của đá vôi do đó
chiều dầy không ổn định.
Bauxit có màu đỏ, đôi khi màu xanh, cấu tạo lỗ hổng, hạt đậu, đặc sít
hoặc phân lớp. Thành phần bauxit tương đối ổn định, thuộc loại hydragilip - bơ
mit – diaspo hoặc đơn thuần chỉ có diaspo. Chất lượng quặng tốt Al
2
O
3
từ 48
đến 70% SiO
2
từ 4 đến 15%, Fe
2
O
3
-30%. Quy mô mỏ thường lớn. Các mỏ này
thành tạo bằng phương thức trầm tích hóa học và phân bố rất rộng rãi ( Liên Xô
(cũ), Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp, Serbia ( Nam tư cũ)… và một số mỏ điểm
quặng ở Miền Bắc Việt Nam,vvv)
Về địa tầng, nói chung bauxit Miền bắc Việt Nam phân bố trên bề mặt
bào mòn của đá vôi tuổi Carbon – Pecmi dạng khối, màu xám sáng; một ít nằm
trên bề mawawtjj bào mòn của đá vôi Devon. Ở Việt Nam. Thuộc loại hình này
đã biết được khoảng 75 mỏ và điểm quặng lớn nhỏ khác nhau, chủ yếu tập trung
ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Nghệ An. Có thể chia thành một số vùng
quặng:
a) Vùng quặng bauxit Hà Giang bao gồm các khu Khao Lộc, Mèo Vạc,
Đồng Văn.
b) Vùng quặng bauxit Lạng Sơn gồm các khu Lạng Sơn (Mima Mèo,

Đồng Đăng, Tam Lung, Khuôn Pich, Bản Lóng,) khu Bằng Mạc ( Nơ Nám Lân,
Y Tịnh, Nam mèo, Vạn Linh, Gia Lộc), khu Bắc Sơn (Paceng, ĐÔng Y, Lân Bạt,
Na Pán, Vũ Sơn, Hướng Cốc) và các mỏ ở Đông Nam tỉnh Bắc Kạn ( Na Đông,
LA Chế).
c) Vùng quặng bauxit Cao bằng bao gồm khu Táp Ná ( Phu Luông, Bô
Rách, Táp Ná, Lũng Giang, Pác Thảy, Tĩnh túc) khu Hà Quãng ( Sóc Giang),
Tông Cang, Nà Giàng, Chăm Che, Nà Thang, Lũng Luông, Tông Pô, Ma lip,)
và khu Quảng Hòa ( phục Hòa, Quảng Uyên).
Ngoài ra còn gặp các điểm quặng bauxit Nậm Dim, Kim Chú Chải và
Nậm Vôi ( vùng sông) và các điểm quặng bauxit có quy mô nhỏ hơn nhiều, gồm
Châu Tiến, Đò Han, Khe Bân, Bản cò, Bản Hang ( nghệ An).
Bauxit thuộc loại diaspo, có hàm lượng Al
2
O
3
: 49%; SiO
2
: 9,2%; modun
silic 5,3%; Fe
2
O
3
:22,2%; TiO
2
: 3%; CaO: 0,73%; S: 0,03%; P
2
O
5
:0,02%. Tài
nguyên – trữ lượng quặng bauxit đã thăm dò phần lớn tập trung ở vùng mỏ

Lạng Sơn và Hà giang khoảng 30,4 triệu tấn ( theo tài liệu 1969). Bauxit ở nước
ta có thể dùng để sản xuất alumin theo phương pháp thiêu kết, hoặc Baier, chất
hủy cho lò Martin hoặc sản xuất đá mài. Thành phần bauxit (%) trầm tích
MBVN được nêu trong bảng dưới đây:
Bảng Al-3: Thành phần bauxit trầm tích (%) MBVN ( Nguồn: Gauzenko
và N.V. Xebatarinop, 1964)
Điểm mẫu
phân tích
Kiểu
bauxit SiO
2
Al
2
O
3
Fe
2
O
3
FeO TiO CaO MgO Al
2
O
3
Đồng
Đăng
Dăm kết
màu đỏ 9,05 48,56 25,53 - 2,00 1,27 0,92 5,04
Tam Lung Hạt mịn
màu lục 12,23 51,68 13,14 - 0,6 1,50 0,20 4,20
Khôn

Bích
Hạt nâu
màu lục 4,75 50,24 27,61 2,75 - 0,91 0,53 10,60
Vạn Linh Hạt kết
màu nâu 16,67 55,47 4,83 0,60 11,35 0,65 0,80 3,30
Lỗ Sơn Hạt kết
màu nâu 48,18 48,18 21,78 2,05 - 0,99 0,48 16,50
Anh Sơn Dăm kết
màu đỏ 8,00 47,00 25,00 4,200 - - - 5,80
Chương III. ĐẶC ĐIỂM CÁC KIỂU NGUỒN GỐC MỎ
NHÔM ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT NAM
Các thành tạo bauxit ở Việt Nam thuộc hai loại hình nguồn gốc. Các
thành tạo bauxit nguồn gốc trầm tích ( Một số bị biến chất) đều tập trung ở miền
Bắc Việt Nam có tuổi pecmi muộn nằm trên mặt bào mòn của đá vôi Carbon-
Permi, phân bố ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng SƠn, Bắc Giang và rải rác
ở một vài nơi khác như Son La, Nghệ An và ngoài ra một vài nơi quy mô nhỏ
nên mặt bào mòn đá vôi Đevon. Các thành tạo bauxit nguồn gốc phong hóa từ
đá bazan có tuổi Neogen – Đệ tứ đều tập trung chủ yếu ở các tỉnh Kon Tum.,
Đak Lak, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên và rải rác một vài nơi
khác ở Quảng Ngãi. Sự phân bố các vùng mỏ khoáng bauxit và titan chính của
Việt Nam được thể hiện ở hình dưới.
1) Bauxit nguồn gốc trầm tích
Các tụ khoáng và điểm quặng bauxit nguồn gốc trầm tích đều tập trung ở
miền Bắc Việt Nam có tuổi Permi muộn nằm trên mặt bào mòn của đá vôi
Carbon – Permi, rất ít mỏ khoáng nằm trên mặ bào mòn đá vôi tuổi Đevon. Ở
nhiều vùng tụ khoáng hoạt động karrst và bào mòn sau quặng đã bóc hết đá mái.
Tầng bauxit lộ ra và bị vỡ thành những tầng mảnh. Chúng tập trung trong những
dạng địa hình karrst tạo nên những thân quặng eluvi, deluvi rất phổ biến. Thành
phần hóa học của bauxit thay đổi: Al
2

O
3
= 42-57%; SiO
2
= 4- 15%; Fe
2
O
3
= 20
-29%; TiO
2
= 2-4%; MKN = 11-13%. Thành phần khoáng vật : ddiasspor,
boemit, chlorit, kaolinit, hemantit vvv
Về mặt phân b ố không gian trừ một số điểm quặng phân bố rải rác ở SƠn
La, Lai Châu. Bauxit trầm tích tập trung thành các cụm tụ khoáng: Hà Giang.
Cao Bằng, và Lạng Sơn, Lỗ Sơn, nghệ An.
Các nhóm tụ khoáng có mức độ điều tra địa chất rất khác nhau từ diều tra
đánh giá đến thăm dò.
+) NHóm tụ khoáng Hà Giang ( Al -1, Al-2) gồm 27 tụ khoáng và điểm
quặng, trong đó có 3 tụ khoáng quy mô trung bình, phân bố ở các huyện Đồng
Văn, Mèo Vạc, QUản Bạ và phần lớn đã được tìm kiếm sơ bộ. Các thân quặng
tồn tại dưới hai dạng: các thân quặng gốc ( còn đá mái hoặc không còn đá mai)
và các thân quặng aluvi –deluvi.
Các thân quặng gốc dạng vỉa đứt đoạn, dạng thấu kính kéo dài từ vài trăm
mét đến 2-3km, chiều dày từ 0,1 dến 0,3m đến hơn 10m , phân bố trên mặt bào
mòn của các đá vôi tuổi carbon – permi.
Ảnh 3.10. Quặng bauxit lộ ra ở thôn 1, xã Đăk D’Rông (Cư Jút, Đắk Nông). Ảnh: Nguyễn
Văn Thuấn
Các thân quặng eluvi –đeluvi phân bố trên các diện rộng rất khác nhau.
Bề dày quặng thường từ 3 đến 5m.

Bauxit có màu xám xanh, đỏ nâu với thành phần khoáng vật chủ yếu là
ddiasspor, boemit và hydrargilit.
Hàm lượng quặng bauxit (%) : Al
2
O
3
= 30-45%
(
(Cao nhất là 59,56) ; SiO
2
= 10- 15%; Fe
2
O
3
= 19 -25%; TiO
2
=1,3-5,4%; CaO =0,01 – 1,83; S= 0,002 –
0,55. Moddul silic thường trong khoảng 4-10. Trong quặng bauxit thường có cả
alit. Chất lượng quặng bauxit không cao.
Các tụ khoáng và điểm quặng Sình Lùng, Hồng Ngài, Lũng Pù ( Al-1),
Hà Quảng, Tà Lèng (Al-2), Lao Va Chải có moddul silic thấp và chỉ là nguyên
liệu cao nhôm ( alit)
Trừ bauxit trầm tích Tà Lèng nằm trên mặt bào mòn của đá vôi có tuổi
Đevon và đã được một số tác giả xếp vào tuổi ĐeVon ((?), còn tất cả các tụ
khoáng và điểm quặng khác đều phân bố ở phần thấp trầm tích Permi muộn.
Chưa có điểm quặng nào được điều tra đánh giá, do vậy tài nguyên dự
tính cho nhóm tụ khoáng Hà Giang khoảng 60 triệu t ấn.
+) Nhóm tụ khoáng Cao Bằng gồm 35 mỏ khoáng và điểm quặng trong
đó có 5 tụ khoáng quy mô trung bình, phân bố chủ yếu ở các huyện Hà Quảng,
QUảng Hòa, Trùng Khánh, Trà Lĩnh và Nguyên BÌnh. QUặng cũng có dạng tồn

tại ở dạng gốc và eluvi – đeluvi
Quặng gốc chỉ tồn tại ở một số tụ khoáng dưới dạng vỉa, nằm trên mặt
bào mồn của đá vôi Carbon – permi. Thân quặng thường chi thành nhiều đoạn
do địa hình bị phân cắt hoặc có dạng thấu kính, chiều dài từ 200 – 400m đến
>2000m, chiều dày từ 2-20 m, các biệt đến 30m.
Quặng eluvi – deluvi của mỗi tụ khoáng và điểm quặng có diện tích 1-
7,58 olaafn so với quặng gốc, kéo dài từ 700-800m đến >7km, rộng từ vài trăm
mét đến hơn 2km, chiều dày từ 4-5m dến 25m. Các thân quặng lăn kiểu proluvi
–aluvi thường có chiều dày lớn ( Bố Chiềng, Sóc Giang, Bó Ngần…) Các tảng
quặng lăn từ vài dm
3
đến 3-5 m
3
. Hàm suất quặng lăn : 0,2 -1,77 tấn / m
3
.
Bauxit có màu nâu đỏ với thành phần khoáng vật chủ yếu boemit và
hydrargilit. Hàm lượng Al
2
O
3
trong quặng tương đối ổn dịnh ở mức trung bình
đến cao, hàm lượng SiO
2
tương đối thấp.
Hàm lượng quặng bauxit Al
2
O
3
= 30-65%(trung bình >43%) SiO

2
= 4,5
-15%; ( thấp nhất 1,2 cao nhất 31,8) Fe
2
O
3
= 19-25%; ( cao nhất 40,16 thấp nhất
2,5)TiO
2
= 2-4%; CaO= 0,1 – 0,8: Các tạp chất (TiO
2
, CaO, S) ở trong giới hạn
cho phép của nhiều lĩnh vực sử dụng sản xuất oxyt nhôm, vật liệu chịu lửa,
ximang, oxyt nhôm.
Các tụ khoáng Sóc Giang (Al-4), Lũng Ri ( Al -6), Táp Ná ( Al -13),
Tổng cánh, Bản Chùa, Phục Hòa ( Al – 19) đã được thăm dò tính trữ lượng các
cấp B và C
1
+C
2
khoảng 240 triệu tấn
+) Nhóm tụ khoáng Lạng SƠn gồm 36 tụ khoáng và diểm quặng trong đó có 1
mỏ khoáng quy mô trung bình, phân bố ở các huyện Cao Lộc, Văn Lãng, Bắc
Sơn, Văn Quán, Chi Lăng, Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn. Nhiều tụ khoáng đã được
tìm kiếm và thăm dò. Phần lớn trữ lượng thuộc các tụ khoáng eluvi – deluvi.
Các thân quặng gốc hầu hết có dạng thấu kính, quy mô lớn, dạng vỉa không liên
tục. Trong khi đó ở mỗi tụ khoáng đều có 2-7 thân quặng eluvi – deluvi phân bố
ở sườn thung lũng, chiều dài từ 200 -300m đến 2.000 m; rộng 40-800m; chiều
dày từ 0,5 – 0,6m đến 14m, các biệt đến 30m ( Ma mèo), 48 m(Tam Lung).
Hàm suất quặng : 0,3 đến 1.7 tấn /m

3
Quặng thường có màu nâu đỏ, xám xanh, xám vàng. Thành phần khoáng vật
quặng chủ yếu là diasor ( 60 -70%), boemit ( 20 -30 %) ít gibssit. Al
2
O
3
= 44,65
-58,84%SiO
2
= 6,4 -19,2%; Fe
2
O
3
= 21,32 – 27,35TiO
2
= 1,2 – 3,26%CaO =
0,18 – 0,42; S< 0,02; P
2
O
5
= 0,01- 0,03
Nói chung modul silic quặng bauxit nhóm tụ khoáng Lạng Sơn thường không
cao và thay đổi trong phạm vi rộng ( 2,8 – 8). Ngay trong một mỏ khoáng có
nơi quặng chỉ đạt mức alit.
Trữ lượng B + C
1
+C
2
của các tụ khoáng đã thăm dò khoảng 33 triệu tấn, trong
đó 2 tụ khoáng Tam Lung và Ma Mèo là 21,4 triệu tấn. Tài nguyên dự tính cho

cả nhóm tụ khoảng 50 triệu tấn.
+) Các thành tạo bauxit bị biến chất vùng Quỳ Hợp – Quỳ Châu.
Không kể đến ở Bản Ngọc đã gpawj thân quặng gốc có quy mô rất nhỏ, còn 7
nơi khác đều gặp quặng aluvi – deluvi, trong đó chỉ có điểm quặng Khe Bơn đã
được tìm kiếm sơ bộ với các diện t ích chứa quặng eluvi –deluvi có quy mô rất
khác nhau, dài từ vài trăm mét đến 1km, rộng từ 30 -50m đến 300 – 3500m,
chiều dày từ 1-3-4m, cá biệt 15m. Thành phần khoáng vật quặng : andalusit,
corindon
Hàm lượng ( %) : Al
2
O
3
= 30 -50 ( trung bình 40); SiO
2
= 2,12 – 36,14 ( thường
<10) Fe
2
O
3
= 18 -30. Mudul silic thay đổi trong giới hạn rộng.
Trừ điểm quặng Khe Bơn có tài nguyên dự tính khoáng 1 triệu tấn, còn các
điểm còn lại đều không có giá trị.
2. Bauxit trong vỏ phong hóa đá bazan ( bauxit laterit).
Ở miền Bắc Việt Nam, thành tạo bauxit laterit chỉ gặp trong vro phong hóa đá
bazzan có tuổi Neogen tại Bản Tấu Biên Phủ), không có giá trị công nghiệp.
Đặc biệt ở Miền Nam Việt Nam các thành tạo bazan phat triển khá rộng rãi,
nhưng chỉ có vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm các đá bazan lộ trên mặt thuộc hệ tầng
Đại Nga và Túc Trưng là có bauxit laterit. Các hệ tầng này đều có hai kiểu mặt
cắt. Kiểu mặt cắt thứ nahats có sự phân bố rộng của bazan các loại thuộc tổ hợp
bazan toleit, bazan olivin và các tầng bazan phong hóa xen kẽ. Kiểu mặt cắt thứ

hai phân bố hạn chế trong một số bồn trũng gồm bazan trầm tích sét, cát, sét
bentonit diatimit xen kẽ nhau. Các tích tụ bauxit laterit có giá trị kinh tế đều
được phát hiện ở vỏ phong hóa bazan tholeit tuổi Pliocen – Pleistocen chủ yếu
tập trung ở 3 mức địa hình 2500 -2950m. 1000 – 11000 và 600 – 900m. Độ dày
của vỏ phong hóa bazan đạt tới 60m, trong đó đới bauxit laterit có độ dày biến
đổi 1-15m. Đới này là đối tượng để điều tra , thăm dò bauxit.
Thân quặng có dạng lớp phủ, bở rời. Thành phần hóa học của quặng bauxit
laterit: Al
2
O
3
= 36-39%; SiO
2
= 5- 10%; Fe
2
O
3
= 25 -29%; TiO
2
= 4-5%; MKN =
21-23%. Các mảnh, cục kết vón bauxit cỡ trên 1mm có hàm lượng % : Al
2
O
3
=
42-53%; SiO
2
=2 15%; Fe
2
O

3
= 17 -22%; TiO
2
= 2-3%; MKN = 22-25%. Hàm
suất quặng bauxit cỡ trên 1mm thay đổi 30 đến 60% ( tb 45%). Thành phần
khoáng vật (%) của bauxit gồm: gibsit = 59 – 60, alumogoethit, goethit = 19,4;
hematit = 8,6; kaolinit =8; ilmenit = 3; anatas = 1,4.
Gipbxit Tập hợp vi vảy, hạt, tấm nhỏ nửa tự hình, tự
hình; kích thước 0,5-1µm đến 10µm; vài tấm có
kích thước tới 20 µm. Cấu tạo quặng đặc xit. Mỏ
Đắc Nông. Ảnh Nguyễn Quang Luật.
Gipbxit: Tập hợp vi vảy, hạt, tấm nhỏ nửa tự hình,
kích thước 0,5-1µm đến 10µm; vài tấm có kích
thước đạt 20 µm.
Goethit: Dạng vi hạt, tập hợp vi hạt tha hình xâm
tán trong quặng và dạng vi vảy bám trên gipbxit;
kích thước từ 0,2-0,3µm đến 2-3µm.
Cấu tạo quặng đặc xit. Mỏ Đắc Nông. Ảnh Nguyễn
Quang Luật.
Trữ lượng và tài nguyên quặng bauxit Việt Nam đã được thăm dò là 2,7772
triệu tấn. Dự báo quặng bauxit nguyên khai đạt khoảng 6,755 tỷ tấn
Ảnh 3.11. Bauxit giả cầu tại vách Quốc lộ 14, thuộc xã Trường Xuân (4/2005). Ảnh: Nguyễn Văn Thuấn
Một số tụ khoáng bauxit được thành tạo trong vỏ phong hóa bazan tuổi này đã
được điều tra, khảo sát, thăm dò ở các mức độ khác nhau, có tiềm năng rất lớn
phân bố ở các vùng sau đây:
+) Vùng Đak Nông – Phước Long , thuộc phạm vi các huyện Đak Min. Đak
Nông tỉnh Đak Lak, huyện phú Lpaaj tỉnh Đồng Nai và huyện Phước Long tỉnh
BÌnh Phước là vùng chứa quặng bauxit laterit lớn nhất và có triển vọng nhất
Việt Nam. Trong vùng có các tụ khoáng và điểm quặng 1/5 ( Al-274), Gia
Nghĩa ( Al – 281), Bắc Gia Nghĩa ( Al – 271) Nhân Cơ ( Al – 286)… CHỉ có tụ

khoáng 1/5 đã được thăm dò tỉ mỉ năm 1991, tính trữ lượng các cấp B + C
1
+C
2
,
còn các tụ khoáng khác chỉ mới tìm kiếm đánh giá hoặc khảo sát sơ bộ.
Các tụ khoáng và điểm quặng có chiều dày thân quặng thay đổi 1-6-8m. Độ thu
hồi quặng có cỡ hạt >2mm trên 41%. Hàm lượng Al
2
O
3
trong quặng nguyên
khai >35%. Tài nguyên tính cho quặng có cỡ hạt >3 mm khoảng 1.570 triệu tấn.
Tụ khoáng 1/5 ( Al -274) thuộc xã Quảng Đức, huyện Đak Nông, Tỉnh Đak
Lak. Quặng nằm trong đá bazan tholeit, đôi khi bazan olivin của hệ tầng Túc
Trưng có vỏ phong hóa dày 50 -60m. Mặt cắt gồm 3 đới từ trên xuống: đới
bauxit laterit dày 10-13m; đới sét cấu trúc litoma dày 10-12m và đới bazan
phong hóa ( saprolit) dàu 6-8m.
Các thân quặng có hình dáng thất thường, ranh giới lồi lõm uốn lượn kéo dài.
Thân quặng chính rộng 2,5-5km, dài 8km. Hai thân quặng với chiều dày 1-6m,
tổng diện tích 14,71 km
2
. Theo mặt cắt từ trên xuống gặp các loại quặng dạng L
kết tảng 21%, dạng xỉ 30 % dạng giả mảnh nhiều bọt và cầu 35%, mảnh nhỏ
14%, dạng giun bò và san hô. Độ thu hồi tinh quặng cỡ > 3mm dạt 20,3 đến
51,6%.
Thành phần khoáng vật quặng trong tinh quặng (%) gibsit =59,7-79,9; kaolinit –
3,4; thạch anh = 0,3; alumogoetit = 7,7 -29; ilmenit = 0,2 – 0,8.
Hàm lượng (%):Al
2

O
3
= 48-50%; SiO
2
= 2- 3,5; Fe
2
O
3
= 17-21%; trữ lượng các
cấp B +C
1
+C
2
tính cho cỡ hạt >3 mm là 97 triệu tấn
+) Vùng Bảo Lộc, gồm các tụ khoáng BẢo Lộc ( Al -35), Tân Rai ( Al -298)
Tây Bảo Lộc ( Al -312) Gia Bạc, Tây Gia Bạc thuộc các huyện Bảo Lộc và DI
Linh tỉnh Lâm ĐỒng. Tụ khoáng Tân Rai được thăm dò sơ bộ còn tụ khoáng
bảo lộc mới ở mức điều tra đánh giá . Tài nguyên chủ yếu tập trung ỏ 2 tụ
khoáng Tân Rai và Bảo Lộc.
Tụ khoáng Tân Rai ( Al -298), thuộc huyện Di Linh, Tỉnh lâm ĐỒng đã được
thăm dò sơ bộ năm 1989, tụ khoáng Bảo Lộc được tìm kiếm – đánh g ía, còn lại
chỉ mới khảo sát. TRữ lượng của hai tụ khoáng này là trữ lượng chính của vùng.
Các thân quặng bauxit thành tạo ở độ cao tuyệt đối 800-1080m trên các đồi hình
ngoằn ngoèo phức tạp. Kích thước các thân quặng rất khác nhau từ 0,2 đến
7km, dày 2,6 đến 4,1 m. thành phần khoáng vật gibsit = 59,2; kaolinit = 8,8;
goetit =17,4; hematit = 8,6; ilmenit =0,3; anatas =1,4. Hàm lượng (%)Al
2
O
3
=

44,69%; SiO
2
= 2,61%; Fe
2
O
3
= 23,35%;MKN = 24,30%. Trữ lượng quặng tụ
khoáng Tân Rai có cỡ hat > 2-3 mm đath 57 triệu tấn cấp C
1
và 120 triệu tấn cấp
C
2
. trữ lượng cấp C
1
+C
2
quặng nguyên khai của tụ khoáng Bảo Lộc là 378 triệu
tấn, trong đó C
1
là 209 triệu tấn với hàm lượng Al
2
O
3
=44,69 và SiO
2
= 6,7/
+) Vùng Kin Plong có hai tụ khoáng Măng Đen ( 231) và Kin Hà Nừng ( Al
-234) phân bố ở huyện Kon Plong và An Khê, tỉnh Kon Tum mới chỉ được điều
tra.

Các thân quặng có chiều dày 3-4m, dày nhất 7m. Hàm lượng trinh bình (%)
Al
2
O
3
= 40-41%; SiO
2
= 7- 10%
Trữ lượng và tài nguyên quặng nguyên khai của hai tụ khoáng Kon H’ Nừng và
Mang Đen khoảng 98 triệu tấn.
+) Vùng Phú Yên, gồm 2 tụ khoáng được tìm kiếm tỉ mỉ năm 1986 là Vân Hòa
và Mỹ Lương thuộc huyện Tuy An và ĐỒng Xuân, tỉnh Phú Yên.
So với các vùng khác, chiều dày thân quặng 2 tụ khoáng này mỏng hơn, từ 1-
3m, có nơi đạt 5m, lớp phủ dày hơn 0,5 đên 2m, Hàm lượng trong quặng
nguyên khai Al
2
O
3
=39-43 SiO
2
=5-11 %. Trữ lượng quặng nguyên khai cấp
C
1
+C
2
của 2 tụ khoáng này là 7 triệu tấn , đạt quy mô trung bình
+) Vùng Quảng Ngãi, có các tụ khoáng và điểm quặng : An Ddieefmf. Trường
Thị, Thiên Ấn, Thần Thần, Trung Sơn, A Lin ( Al -231) thuộc loại quy mô nhỏ,
trong đó tụ khoáng Thiên Ấn đã được tìm kiếm. Quặng bauxit phân bố trên các
đỉnh đồi thấp với diện tích nhỏ. Thân quặng có chiều dày 1-3m. Hàm lượng

quặng nguyên khai: Al
2
O
3
+ 41-42%; SiO
2
=10 – 12%. Tài nguyên quặng
nguyên khai 2 tụ khoáng Thiên Ấn và Thần Thần hơn 1 triệu tấn
KẾT LUẬN
Như vậy Nhôm là một trong những kim loại quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, được sử dụng vào nhiều lĩnh vực. Nhôm tồn tại ở các loại hình mỏ khác
nhau. Các thành tạo bauxit ở Việt Nam nguồn gốc trầm tích ( Một số bị biến
chất) đều tập trung ở miền Bắc Việt Nam có tuổi pecmi muộn nằm trên mặt bào
mòn của đá vôi Carbon-Permi, phân bố ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng
SƠn, Bắc Giang và rải rác ở một vài nơi khác như Sơn La, Nghệ An và ngoài ra
một vài nơi quy mô nhỏ nên mặt bào mòn đá vôi Đevon. Các thành tạo bauxit
nguồn gốc phong hóa từ đá bazan có tuổi Neogen – Đệ tứ đều tập trung chủ yếu
ở các tỉnh Kon Tum., Đak Lak, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên và
rải rác một vài nơi khác ở Quảng Ngãi.

×