Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Báo cáo thực tập sản xuất chuyên nghành tìm kiếm – thăm dò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 43 trang )

Báo cáo thực tập
MỞ ĐẦU
Thực tập sản xuất là đợt thực tập bắt buộc và rất cần thiết đối với sinh viên
chuyên nghành địa chất nói chung và sinh viên chuyên nghành tìm kiếm – thăm dò nói
riêng.
Kỳ thực tập nhằm cũng cố những hiểu biết lý thuyết đã học ở trường và rèn
luyện lỹ năng công tác địa chất ngoài thực địa của người kĩ sư địa chất. Không chỉ học
tập và củng cố lý thuyết, trong đợt thực tập này sinh viên phải trực tiếp tham gia lao
động sản xuất để rèn luyện kỹ năng tay nghề nhằm đạt được trình độ tương ứng với cán
bộ kỹ thuật trung cấp địa chất.
Căn cứ vào tình hình thực tế của bãi tập, đồng thời dựa vào mục đích, nhiệm vụ
và yêu cầu của đợt thực tập sản xuất, địa điểm thích hợp mà nhà trường lựa chọn cho
sinh viên địa chất chuyên nghành tìm kiếm – thăm dò thực tập sản xuất là khu vực
Thanh Sơn – Phú Thọ và Ba Vì – Hà Nội. Thời gian thực tập sản xuất kéo dài từ ngày
03/12/2012 đến ngày 14/01/2013 và được chia làm 3 giai đoạn
Giai đoạn I (3/12/2012 - 16/12/2012) Chuẩn bị tài liệu và thực hiện các bài tập của
giảng viên
Giai đoạn II (17/12/2012 - 31/12/2012) khảo sát thực địa khu Thạch Khoán - Phú Thọ
và khu vực Ba Vì –Hà Nội
Giai đoạn III (01/01/2013 - 14/01/2013) viết báo cáo và số hóa các tài liệu nguyên thủy
tại khu vực thực tập
Với những yêu cầu khắt khe và đòi hỏi của đợt thực tập sản xuất này, yêu cầu
đặt ra cho mỗi sinh viên là :
+ Học tập cách quan sát, nghiên cứu và ghi chép nhật ký địa chất, các loại tài
liệu ngyên thủy trên các lộ trình địa chất, vết lộ tự nhiên, công trình khai đào ( vỉa lộ,
hố, hào, lò, giếng ) và khoan ( khoan tay, khoan máy ).
+ Vừa học lý thuyết vừa thực tập phương pháp lấy mẫu các loại, phương pháp
gia công mẫu và phân tích thí nghiệm mẫu.
+ Vừa học lý thuyết vừa thực tập phương pháp lập các loại bản đồ địa chất tỉ lệ
lớn ( 1:50000 – 1:1000 ).
+ Học tập lý thuyết và thực tập các phương pháp đào và chống chèn các công


trình khai đào.
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 1
Báo cáo thực tập
+ Làm quen với công tác tổ chức sản xuất địa chất và dự toán kinh tế - kế hoạch
trong công tác sản xuất địa chất.
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 2
Báo cáo thực tập
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN
VĂN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
I. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn khu vực Ba Vì, Hà Nội
1. Vị trí địa lý
Ba Vì là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, trên địa bàn huyện có một
phần lớn của dãy núi Ba Vì chạy qua phía Nam huyện, phía Đông giáp thị xã Sơn Tây,
phía Đông Nam giáp huyện Thạch Thất. Phía Nam giáp các huyện Lương Sơn (về phía
Đông Nam huyện) và Kỳ Sơn của Hòa Bình (về phía Tây Nam huyện). Phía Tây và
phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, với ranh giới là sông Đà (ở phía Tây) và sông Hồng (sông
Thao) (ở phía Bắc). Phía Đông Bắc giáp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới
là sông Hồng. Huyện Ba Vì là một huyện bán sơn địa, diện tích tự nhiên là 428,0 km²,
lớn nhất Thủ đô Hà Nội.
2. Địa hình
Ba Vì là vùng núi cao trung bình nằm ở rìa tây của đồng bằng Bắc Bộ với 3 đỉnh
núi cao nhất là: đỉnh Vua-1298 m, đỉnh Tản Viên-1227 m và đỉnh Ngọc Hoa-1180 m và
một số đỉnh thấp hơn là: Hang Hùm-776 m, Gia Dê-714 m. Xung quanh là các dãy núi,
dãy đồi thấp, lượn sóng xen kẽ với ruộng nước và các thủy vực.
Vùng núi Ba Vì có độ dốc tương đối cao, với độ dốc trung bình 25◦. Từ cốt 400
trở lên độ dốc trung bình là 35◦ và cao hơn, thậm chí có nơi lộ ra các vách dựng đứng.
Ở khu vực thấp xung quanh núi Ba Vì, địa hình tương đối bằng phẳng.
Theo độ cao địa hình, có thể phân ra các mức địa hình: địa hình núi 300 m trở
lên, địa hình đồi 15-250 m, địa hình đồng bằng và thung lũng dưới 15 m.

3. Sông suối
Hệ thống sông suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thượng nguồn núi Ba Vì
và núi Viên Nam. Các suối lớn và dòng nhánh chảy theo hướng Bắc, Đông Bắc và đều
phụ lưu của sông Hồng. Ở phía Tây của khu vực, các suối ngắn và dốc hơn so với các
suối ở phía Bắc và phía Đông, đều là phụ lưu của sông Đà. Các suối này thường gây lũ
và mùa mưa. Về mùa khô các suối nhỏ thường cạn kiệt. Các suối chính trong khu vực
gồm có: Suối Cái, suối Mít, suối Ninh, suối Yên Cư, suối Bơn…
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 3
Báo cáo thực tập
Sông Đà chảy ở phía Nam núi Ba Vì, sông rộng cùng với hệ suối khá dày như
suối Ổi, suối Ca, suối Mít, suối Xoan thường xuyên cung cấp nước cho sản xuất và
sinh hoạt của người dân vùng đệm. Bên cạnh còn có các hồ chứa nước nhân tạo như hồ
suối Hai, hồ Đồng Mô và các hồ chứa nước khác vừa có nhiệm vụ dự trữ nước cung
cấp cho hàng chục nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho dân. Nguồn
nước ngầm trong khu vực tương đối dồi dào, ở sườn Đông cũng dồi dào hơn bên sườn
Tây do lượng mưa lớn hơn và địa hình đỡ dốc hơn.
4. Khí hậu
Đặc điểm chung của Ba Vì bị chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ chế gió mùa,
sự phối hợp giữa gió mùa và vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa đông lạnh và
khô. Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,4
0
C. Ở vùng thấp, nhiệt độ tối thấp
xuống tới 2,7
0
C; nhiệt độ tối cao lên tới 42
0
C. Ở độ cao 400 m nhiệt độ trung bình năm
20,6
0
C; Từ độ cao 1000 m trở lên nhiệt độ chỉ còn 16

0
C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối có thể
xuống 0,2
0
C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 33,1
0
C.
Lượng mưa trung bình năm 2.500 mm, phân bố không đều trong năm, tập trung
nhiều vào tháng 7, tháng 8. Độ ẩm không khí 86,1%. Vùng thấp thường khô hanh vào
tháng 12, tháng 1. Từ độ cao 400 m trở lên không có mùa khô. Mùa đông có gió Bắc
với tần suất > 40%. Mùa hạ có gió Đông Nam với tần suất 25%. Với đặc điểm này, đây
là nơi nghỉ mát lý tưởng và khu du lịch giàu tiềm năng nhưng chưa được khai thác.
5. Giao thông
Đường bộ: có quốc lộ 32 chạy qua thị trấn Tây Đằng, nối Sơn Tây với Hưng
Hóa tỉnh Phú Thọ và đi các tỉnh vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Trên quốc lộ này, đoạn cuối tại
xã Thái Hòa, có cầu Trung Hà, bắc qua sông Hồng.
Đường thủy: sông Hồng, sông Đà và sông Tích.
6. Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực
Dân tộc và dân số: Trên địa bàn 16 xã có 5 dân tộc sinh sống: Mường, Kinh,
Dao, Thái và Cao Lan. Dân số có 89.928 người (năm 2008). Dân tộc Mường chiếm
65/%, Kinh chiếm 33%, Dao 1%, Thái, Cao Lan 1%.
Lao động và việc làm: Tổng số lao động trong vùng chiếm 55% dân số chủ yếu
lào làm nông nghiệp. Theo báo cáo của các địa phương hiện còn 2.121 hộ nghèo, chiếm
10,3% số hộ trong vùng. Xã Khánh Thượng là xã có tỷ lệ nghèo nhiều nhất.
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 4
Báo cáo thực tập
Cơ sở hạ tầng ở vùng đệm khá thuận lợi, các xã đều có đường liên xã đã được
trải nhựa, xe ô tô về đến trung tâm xã, đường từ trung tâm xã đến các thôn còn là đường
cấp phối và đường đất.
II. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn khu vực La Phù

1. Vị trí địa lý
Khu vực La Phù thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, có diên tích khoảng 50
km
2
và được giới hạn bởi tọa độ ô vuông:
X: 2338 – 2348
Y: 526 – 531
Khu vực La Phù này cách Hà Nội khoảng 70 km về phía Tây Bắc.
2. Địa hình
Khu La Phù nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, bao gồm
các dạng địa hình cơ bản sau:
+ Địa hình đồi núi thấp: địa hình này có độ cao dưới 200 m và được cấu thành
bởi những đá trầm tích, thường được đặc trưng bởi các dạng địa hình mềm mại và có
đặc điểm nổi bật là độ dốc sườn không lớn, đỉnh rộng và tròn, thường bị các thung lũng
rộng chia cắt. Đường chia nước kéo dài chủ yếu theo phương Tây Bắc – Đông Nam.
+Địa hình núi đá: địa hình này được cáu thành bởi đá carbonat lộ ra ở gần trung
tâm khu La Phù. Địa hình có hình thái đặc trưng là vách đá dốc đứng, đỉnh nhọn lởm
chởm dạng tai mèo.
Địa hình thung lũng ven sông: địa hình này phân bố chủ yếu ở phía Tây, phía
Nam khu vực nghiên cứu và được phát triển trên tầng đá móng không đồng nhất. Bề
mặt địa hình tương đối bằng phẳng, thường hơi dốc về phía Tây. Địa hình bị nhiều hệ
thống suối khúc quanh co chia cắt.
3. Sông suối
Khu vực La Phù có mạng sông suối phát triển tương đối mạnh mẽ với nguồn
nước rất dồi dào, bao gồm: sông Đà, hệ thống sông suối và các đầm nước.
+ Đoạn sông Đà chảy qua phía Tây khu vực với chiều dài khoảng 5 km, chiềm
rông trung bình khoảng 700 m. Sông Đà là nơi thu nhận phần lớn nước mặt ở vùng.
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 5
Báo cáo thực tập
+ Các hệ thống sông suối thường bắt nguồn từ các dãy đồi núi thấp ở phía Tây

và chảy theo hướng Đông Nam rồi đổ vào sông Đà. Ở thượng nguồn, suối có dạng cành
cây, tương đối thẳng và dốc; ở hạ lưu lòng suối mở rộng và tương đối bằng phẳng.
4. Khí hậu
Khu vực nghiên cứu mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2
mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Vào mùa này nhiệt độ
trung bình từ 25 đến 32
0
C, có khi tới 39
0
C, độ ẩm 80 – 85 %, thường có bão và mưa to.
+ Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa này nhiệt
độ từ 10-15
0
C, có khi xuống đến 3
0
C và độn ẩm thấp, thường có gió mùa đông bắc kèm
theo mưa phùn. Đây là mùa hanh khô giá lạnh, song thuận lợi cho công tác nghiên cứu
địa chất và khai thác mỏ.
5. Giao thông
Khu vực có mạng lưới giao thông tương đối thuận lợi, bao gồm đường bộ và
đường thủy.
+ Đường bộ:
- Từ La Phù đi theo quốc lộ 32 qua phà Trung Hà đến Hà Nội dài 70 km
- Từ La Phù đi qua cầu Phong Châu đến Việt Trì dài 50 km.
- Từ La Phù đi Thạch Khoán – Hòa Bình theo đường 24 dài 60 km.
Nhìn chung, đường quốc lộ đều rải nhựa và có chất lượng tốt nên đảm bảo cho
các loại xe có tỷ trọng lớn đi lại dễ dàng. Ngoài ra, còn có mạng lưới đường liên xã, liên
thôn đã được rải đá hoặc bê tông hóa nên việc đi lại rất thuận lợi.
+ Đường thủy:

Sông Đà là tuyến đường thủy tương đối quan trọng cho vận chuyển và lưu thông
hàng hóa giữa khu vực với các khu lân cận.
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 6
Báo cáo thực tập
6. Đặc điểm kinh tế xã hội khu vực
Khu vực La Phù nói riêng và huyện Thanh Thủy nói chung là địa bàn sinh sống
của các dân tộc như: Kinh, Mường,Tày, Hoa, Thái…
Đất đai ở đây thích hợp trồng các loại cây như: luá, chè, ngô, cây ăn quả, trồng
rừng nguyên liệu ( bạch đàn, keo, tre ). Chăn nuôi chủ yếu là bò, lợn, cá, gia cầm…
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
I. Đặc điểm địa chất khu vực Ba Vì
1. Địa tầng
Theo các kết quả khảo sát điều tra địa chất, cùng công tác thu thập các tài liệu
có trước về khu vực Sơn Tây – Ba Vì , khu vực có cấu trúc địa chất khá phức tạp và có
tuổi từ cổ đến trẻ theo trình tự dưới đây :
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 7
Báo cáo thực tập
+ Giới Proterozoi
Hệ tầng Núi Con Voi ( PR
1cv
)
Hệ tầng Ngòi Chi (PR
1nc
)
Phức hệ Sông Hồng
Hệ tầng Thạch Khoán (PR
tk
)
+ Giới Paleozoi

Hệ tầng Bản Diệt (C
3
- P
1bd
)
Hệ Cacbon – Pecmi
Hệ tầng Yên Duyệt (P
2yd
)
Hệ Pecmi
+ Giới Mezozoi
Hệ tầng Viên Nam ( T
1vn
)
Hệ tầng Cò Nòi (T
1cn
)
Hệ tầng Sông Bôi (T
2-3sb
)
Hệ Triat
+ Giới Kainozoi
Hệ Neogen – Hệ tầng Vĩnh Bảo (N
2vb
)
Hệ Đệ Tứ
1.1.Giới proterozoi
1.1.1. Hệ tầng Núi Con Voi ( PR
1cv
)

Hệ tầng này do Nguyễn Vĩnh và Phan Trường Thị xác lập năm 1973. Các đá của
hệ tầng Núi Con Voi lộ ra thành một dải kéo dài khoảng 8km theo phương Tây Bắc –
Đông Nam với diện tích khoảng 8km
2
ở phía Bắc – Đông Bắc vùng nghiên cứu.
Thành phần thạch học của hệ tầng gồm các đá biến chất cao đạt đến tướng
amadin – amphibolit, gồm các đá: gneis biotit, đá phiến thạch anh – silimalit, đá phiến
thạch anh – mica chứa grafit xen các thấu kính đá hoa, amphibolit, quarzit, manhetit. Bề
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 8
Báo cáo thực tập
dày của hệ tầng lộ ra trong khu vực lớn hơn 300m. Các đá thuộc hệ tầng phủ chỉnh hợp
dưới bằng hệ tầng Ngòi Chi.
1.1.2. Hệ tầng Ngòi Chi (PR
1nc
)
Hệ tầng Ngòi Chi được xác lập bởi Trần Xuyên (1988) trên cơ sở thành lập mặt
cắt dọc Ngòi Chi thuộc khu vực ranh giới giữa Yên Bái và Lào Cai. Trong vùng nghiên
cứu, các đá thuộc hệ tầng lộ ra ở phía Bắc – Đông Bắc tạo thành hai cánh nếp lồi với
nhân là các đá của hệ tầng Núi Con Voi với diện tích khoảng 32km
2
. Các đá của hệ tầng
này trong khu vực bị phong hóa mạnh mẽ nên gây khó khăn cho quá trình lập mặt cắt.
Thành phần thạch học của hệ tầng gồm các loại đá phiến thạch anh – mica chứa
felspat, đá phiến thạch anh – biotit có chứa silimanit – granat và phát triển các quá trình
micmatit hóa. Bề dày của hệ tầng khoảng 500 – 700m. Trong vùng nghiên cứu, hệ tầng
Ngòi Chi phủ chỉnh hợp trên hệ tầng Núi Con Voi và bị phủ chỉnh hợp bởi hệ tầng
Thạch Khoán (PR
tk
).
1.1.3. Hệ tầng Thạch Khoán (PR

tk
)
Hệ tầng này do Trần Xuân Toản xác lập năm 1969. Trong vùng nghiên cứu, các
đá thuộc hệ tầng lộ ra ở phía Tây – Tây Bắc và Tây Nam vùng nghiên cứu với diện tích
nhỏ, ở phía Tây Nam các đá lộ ra ở khu vực Đồng Vàng với diện tích khoảng 1.5km
2
, ở
phía Tây lộ ra ở đồi Thang Lang với diện tích gần 6km
2
và ở phía Tây Bắc lộ ra ở
Thạch Xá vpwos diện tích khoảng 2km
2
và thuộc phần giữa của hệ tầng.
Thành phần thạch học của hệ tầng bao gồm các đá : đá phiến thạch anh – mica –
felspat, đá phiến caxit – thạch anh – muscovit, quarzit, amphibolit phân bố dọc theo
sông Đà. Đá bị phong hóa mạnh mẽ, bề dày của hệ tầng khoảng 500m. Hệ tầng Thạch
Khoán được phủ bất chỉnh hợp bởi các thành tạo của phân hệ tầng dưới của hệ tầng
Viên Nam.
1.2. Giới Paleozoi
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 9
Báo cáo thực tập
1.2.1. Hệ Cacbon – thống trên – Pecmi – thống dưới – Hệ tầng Bản Diệt (C
3
-
P
1bd
)
Hệ tầng Bản Diệt được xác lập bởi Phan Cự Tiến và nnk năm 1997. Hệ tầng này
lộ ra chủ yếu ở phía nam vùng nghiên cứu với các diện tích nhỏ từ 4.5km
2

owr khu vực
Xóm Quýt đến 10km
2
ở núi Chẹ. Dựa vào thành phần thạch học và sự phân bố trong
không gian theo các mặt cắt quan sát được cho phép phân chia hệ tầng thành 2 phân vị
địa tầng :
+ Phân hệ tầng dưới (C
3
- P
1bd1
) : Lộ ra xung quanh Xóm Bưởi, Xóm Ninh.
Thành phần thạch học bao gồm :
Đá silic màu xám sáng, cấu tạo phân dải, hạt min với bề dày khoảng 40 –
50m
Đá phiến màu xám đen, đôi khi xen lớp cát kết màu xám, hạt mịn, cấu tạo
phân phiến với bề dày từ 50 – 60m.
+ Phân hệ tầng trên (C
3
- P
1bd1
) : Chủ yếu lộ ra ở khu vực núi Chẹ và vùng lân
cận. Thành phần chủ yếu là các loại đá vôi màu xám, xám sáng, xám bẩn, đá vôi bị hoa
hóa Conodonta và đôi khi gặp các lớp mỏng đá vôi silic màu xám đen. Bề dày của hệ
tầng khoảng 100m.
Hệ tầng Bản Diệt bị phủ bất chỉnh hợp bởi phân hệ tầng Viên Nam. Còn các
vùng lân cận bị phủ bất chỉnh hợp bởi hệ tầng Yên Duyệt.
1.2.2. Hệ Pecmi – thống trên – Hệ tầng Yên Duyệt (P
2yd
)
Hệ tầng được xác lập bởi Phan Cự Tiến năm 1997. Trong vùng nghiên cứu, hệ

tầng lộ ra ở phía tây và tây nam thành những dải kéo dài theo hướng tây bắc - đông
nam với diện tích khoảng 0.5km
2
tại đồi Thang Lang và 0.7km
2
ở phía đông Đồng
Vàng.
Thành phần thạch học bao gồm : Đá cát bột kết, đá phiến sét có thấu kính than
dày 1- 2m , đá phiến sặc sỡ chứa hóa đá thực vật. Bề dày của hệ tầng khoảng gần 200m.
Trong vùng nghiên cứu, hệ tàng phủ bất chỉnh hợp lên các đá của hệ tầng Bản Diệt và
bị phủ bất chỉnh hợp lên hệ tầng Viên Nam.
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 10
Báo cáo thực tập
1.3.Giới Mesozoi
1.3.1. Hệ Triat – thống dưới – hệ tầng Viên Nam
Hệ tầng này do Phan Cự Tiến xác lập năm 1977. Trong vùng Sơn Tây – Ba Vì
hệ tầng Viên Nam lộ ra chiếm 1/3 diện tích vùng nghiên cứu, phân bố ở vùng đông –
đông nam, phía nam với trung tâm của đỉnh Ba Vì (1296m). Dựa vào những mặt cắt chi
tiết quan sát từ ấp Đá Chông đi Minh Quang, Núi Chẹ từ Tàn Lĩnh lên đỉnh Ba Vì, mặt
cắt khu vực đồi Trịnh – Ba Trại, Minh Quang, cho phép chúng ta phân chia hệ tầng
Viên Nam thành hai phân hệ tầng.
+ Phân hệ tầng dưới ( T
1vn1
) : Lộ ra với diện tích lớn hơn phân hệ tầng trên.
Thành phần thạch học bao gồm : bazan aphyr, bazan porphyrit giàu hạnh nhân xen các
dòng dung nham hoặc thấu kính mỏng của anđezito – bazan porphyrit, andezit
porphyrit và các loại tuf phun trào thuộc các tướng phun trào và phun nổ. Bề dày của
phân hệ tầng dưới khoảng 800m.
+ Phân hệ tầng trên ( T
1vn2

) : Chủ yếu lộ ra các diện tích nhỏ của các loại tuf
agomerat, aglomerat, dăm kết dung nham xen phun trào daxit porphyr hoặc trachit
porphyr thạch anh. Bề dày của phân hệ tầng trên khoảng 200m.
Trong vùng nghiên cứu, hệ tầng phủ bất chỉnh hợp lên hệ tầng chứa than Yên
Duyệt. Phân hệ tầng trên của hệ tầng bị phủ bất chỉnh hợp bởi trầm tích của hệ tầng Cò
Nòi
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 11
Báo cáo thực tập

Hình 1 :Đá tuf aglomerat,các hạt cuôi có độ mài tròn cao( vết lộ 24026)
1.3.2. Hệ Triat – thống dưới – hệ tầng Cò Nòi (T
1cn
)
Hệ tầng do Dovjicov xác lập năm 1965. Các đá của hệ tầng lộ ra không đáng kể
ở phía nam – đông nam khu vực nghiên cứu. Thành phần thạch học của hệ tầng bao
gồm : cát bột kết, bột kết, sét kết màu xám tím, xám vàng. Bề dày của hệ tầng khoảng
50 – 120m. Các đá bị phong hóa mạnh mẽ. Ở các vùng lân cận, hệ tầng Cò Nòi phủ bất
chỉnh hợp lên hệ tầng Viên Nam, bị phủ bất chỉnh hợp lên hệ tầng Sông Bôi.
1.3.3. Hệ Triat – thống giữa – trên - Hệ tầng Sông Bôi (T
2-3sb
)
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 12
Báo cáo thực tập
Hệ tầng Sông Bôi do A.E. Dovjicov xác lập năm 1965. Theo các kết quả nghiên
cứu các mặt cắt dựa vào thành phần thạch học, mối quan hệ giữa các đá trong hệ tầng,
cho phép ta chia thành hai phân vị địa tầng sau :
+ Phân hệ tầng dưới : Thành phần thạch học gồm : đá phiến sét đen đôi chỗ xen
đá phiến sét than, cát bột kết, thấu kính đá vôi, thấu kính phun trào ( trachit – đaxit và
tuf của chúng).
+ Phân hệ tầng trên : được chia thành hai phần :

-Phần dưới : chủ yếu là cát kết hạt vừa đến nhỏ (dạng quazit) xen các lớp bột kết
màu vàng xám. Bề dày của các đá khoảng 600m.
-Phần trên : bao gồm các đá cát bột kết màu vàng xám, xen các lớp mỏng đá
phiến sét và cát kết màu vàng vàng. Bề dày của các đá khoảng 250m.
Trong vùng nghiên cứu, hệ tầng Sông Bôi phủ bất chỉnh hợp lên các đá phun
trào của hệ tầng Viên Nam. Bề dày của hệ tầng khoảng 1150m.
1.4.Giới Kainozoi
1.4.1. Hệ Neogen – thống Plioxen – hệ tầng Vĩnh Bảo ( N
2vb
)
Hệ tầng này được xác lập bởi Trần Đình Nhân và Trịnh Dánh (1965). Hệ tầng lộ
ra theo một dải kéo dài khoảng 8km theo phương tây bắc – đông nam, được khống chế
bởi hai đứt gãy sâu chiếm một phần diện tích khoảng 15km
2
ở phía bắc – đông bắc
vùng nghiên cứu.
Theo mặt cắt dọc đường Sơn Tây – Ba Vì và các suối nhánh, thành phần thạch
học của hệ tầng bao gồm : đá vụn núi lửa sỏi tảng kết, sỏi kết (dạng thấu kính) cát bộ
kết, than linhit màu đen, bột kết, sét kết màu xám bẩn, xám.
Theo mặt cắt qua Mỹ Lộc, ta quan sát được phần dưới của hệ tầng dưới của hệ
tầng gồm : đá vụn núi lửa sỏi tảng kết, sỏi kết ( dạng thấu kính). Chiều dày của phần
dưới khoảng 150m. Phần trên của hệ tầng gồm các trầm tích hạt nhỏ hơn, cát kết xen
sét kết màu xám bẩn, xám chứa thấu kính đá vụn núi lửa, sạn kết. Chiều dày của phần
trên khoảng 100m.
1.4.2. Hệ Đệ Tứ (Q)
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 13
Báo cáo thực tập
Trong vùng nghiên cứu, trầm tích Đệ Tứ lộ ra ở khu vực phía đông theo các
suối, suối nhánh, các thung lũng giữa núi, phía đông bắc dọc theo lưu vực sông Hồng,
phía bắc thuộc khu vực Hồ Suối Hai và dọc theo lưu vực sông Đà ở phía tây. Các thành

tạo Đệ Tứ bao gồm các trầm tích : đá vụn núi lửa, sỏi.
2. Magma
Trong vùng nghiên cứu chỉ có một phức hệ magma xâm nhập là phức hệ Ba Vì,
gồm các thể xâm nhập nhỏ với thành phần của đá từ peridotit, gabro – diaba đến
ddiorrit. Các đá này được Phan Viết Kỷ xếp vào phức hệ Ba Vì tuổi Pecmi muộn. Phức
hệ Ba Vì bao gồm các thể xâm nhập dạng thấu kính elip, mạch với kích thước nhỏ,
phân bố dọc theo đứt gãy sông Đà và đứt gãy khu Đồng Quýt, chúng xuyên theo
phương ép, mặt lớp của các địa tầng vây quanh Bản Diệt (C
3
- P
1bd
) đến Viên Nam
( T
1vn
). Mức độ biến đổi của các đá xâm nhập và địa tầng trong vùng là tương đồng.
Thành phần thạch học của phức hệ Ba Vì gồm 3 kiểu đá chính : siêu mafic
(đunit, veclit. Leczolit), mafic (gabro – điaba, điaba) và trung tính (diorit). Chúng thuộc
loại nghèo kiềm với Na lớn K, nghèo Si, Al, giàu Ca, Mg.
Khoáng sản liên quan với đá siêu mafic là atbet, với gabro – điaba, điaba, diorit
là đồng (Cu), đồng – vàng (Cu – Au). Phức hệ Ba Vì có tuổi Triat sớm (σ, υ-δT
1bv
).
II. Đặc điểm địa chất khu vực La Phù - Thanh Sơn – Phú Thọ
1.Địa tầng
Trong khu vực nghiên cứu, có mặt các thành tạo trầm tích với thành phần thạch
học, mức độ biến chất, nguồn gốc thành tạo và tuổi khác nhau thuộc Proterozoi,
Paleozoi và Kainozoi.
1.1. Giới Paleozoi – phụ giới Proteozoi trên – Hệ Cambri, thống dưới – Hệ
tầng Thạch Khoán (PR – Є
1tk

)
Các trầm tích thuộc hệ tầng Thạch Khoán lộ ra ở phía bắc, đông và đông nam
khu La Phù với thành phần thạch học gồm : đá phiến thạch anh - 2 mica, đá phiến
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 14
Báo cáo thực tập
thạch anh – 2 mica có granat và disthen, xen ít thấu kính hoặc lớp mỏng quarzit, quarzit
mica và đá vôi bị hoa hóa. Dựa vào thành thạch học và mức độ biến chất chia hệ tầng
Thạch Khoán thành ba phụ hệ tầng. Trong khu vực nghiên cứu chỉ có mặt phụ hệ tầng
dưới và giữa.
+ Phụ hệ tầng dưới (PR – Є
1tk1
) : phân rộng khắp phía đông bắc, đông và đông
nam khu La Phù. Thành phần thạch học gồm : đá phiến thạch anh - 2 mica, đá phiến
thạch anh – 2 mica có granat và disthen, xen ít thấu kính hoặc lớp mỏng quarzit. Chiều
dày của hệ tầng khoảng 2500m.
+ Phụ hệ tầng giữa (PR – Є
1tk2
) : các trầm tích phân bố ở trung tâm khu La Phù
với diện tích khoảng 0.1 -, 0.15km
2
. Thành phần thạch học của phụ hệ tầng gồm : đá
vôi bị hoa hóa, đolomit hóa, đá hoa – canxit – tremolit. Đá có màu xám, cám tro, cấu
tạo khối, kiến trúc hạt biến tinh. Chiều dày của phụ hệ tầng khoảng 300m.
1.2. Hệ Devon – thống dưới – Hệ tầng Bản Nguồn (D
1bn
)
Hệ tầng Bản Nguồn lộ ra chủ yếu ở phía đông bắc vùng nghiên cứu, dựa vào
thành phần thạch học có thể chia hệ tầng thành 2 phân hệ tầng :
+ Phân hệ tầng dưới gồm : đá phiến sericit, đá phiến sét và cát kết. Đá màu xám
tro, nâu vàng, phân lớp mỏng.

+ Phân hệ tầng trên gồm : cát kết dạng quarzit màu xám, phân lớp vừa và dày,
xen kẽ cát kết lẫn sét màu xám đen.
Hệ tầng Bản Nguồn phủ không chỉnh hợp lên hệ tầng Thạch Khoán. Chiều dày
của hệ tầng khoảng 800m.
1.3. Giới Kainozoi – Hệ Đệ Tứ (Q)
Trầm tích Đệ Tứ phân bố rộng khắp ở xã Phú Lương, La Phù, Bảo Yên và các
thung lũng giữa núi. Thành phần gồm cuội, sỏi, cát, bột, sét. Trầm tích Đệ Tứ phủ trực
tiếp lên bề mặt đá gốc có thành phần và tuổi khác nhau. Chiều dày của hệ Đệ Tứ
khoảng 0.5 – 20m.
2.Magma
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 15
Báo cáo thực tập
Trong khu vực La Phù, các thành tạo magma lộ ra chủ yếu ở khu đông bắc, bao
gồm phức hệ Tân Phương và phức hệ Thạch Khoán.
2.1Phức hệ Tân Phương
Phức hệ Tân Phương lộ ra dưới dạng một khối có hình dạng méo mó với chiều
dài khoảng 3km, chiều rộng trung bình khoảng 1km. Phức hệ này gồm 2 pha :
+ Pha xâm nhập chính gồm : chủ yếu đá granit dạng gơnai màu xám đến xám,
cấu tạo phân dải. Dải sáng màu gồm thạch anh và feslpat xen các dải sẫm màu chủ yếu
gồm biotit.
+ Pha xâm nhập phụ gồm : đá mạch aplit màu trắng đến trắng xám.
Các đá của phức hệ có chứa các nguyên tố Ti, Ga, Zr , cường độ phóng xạ của
đá granit dạng gonai thường cao hơn hẳn với đá xung quanh. Phức hệ Tân Phương được
xếp vào tuổi Proterozoi sớm.
2.2Phức hệ Thạch Khoán (γJ – P
tk
)
Phức hệ này lộ ra ở phía đông bắc khu La Phù với các thể nhỏ kéo dài theo
phương tây bắc – đông nam. Thành phần thạch học của phức hệ thay đổi từ
granit đến pegmatit. Các thể này xuyên cắt đá của phụ hệ tầng Thạch Khoán

dưới (PRtk
1
) và có xu hướng cắm về phía tây nam với góc dốc khoảng 65 – 75
0
.
Dựa vào mối quan hệ xuyên cắt giữa đá của phức hệ với hệ tầng Thạch Khoán
và tuổi tuyệt đối do E.P.Izok xác định vào năm 1965 (65-75 triệu năm), các nhà địa chất
đoàn 303 xếp đá của phức hệ Thạch Khoán vào tuổi Jura – Paleogen (J-P).
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 16
Báo cáo thực tập
3 Đặc điểm kiến tạo
3.1Nếp uốn
Trong khu vực nghiên cứu, các đá trầm tích, trầm tích biến chất không chỉ bị nén
ép, phiến hóa, vò nhàu mạnh mẽ mà còn bị phá hủy bởi các thể magma xâm nhập và
các hệ thống đứt gãy theo các phương khác nhau. Do đó, nếp uốn trong vùng nghiên
cứu thường bị phá hủy hoặc lu mờ. Phần mút phía đông nam nếp lồi Đèo Giài lộ ra ở
phía đông bắc khu La Phù bị khối magma phức hệ Tân Phương và các thể pegmatit
phức hệ Thạch Khoán xuyên cắt và phá hủy mạnh mẽ.
Hình 2: Nếp uốn gặp ở lộ trình ngã 3 trình Nhang Khuê – Đồi Chiềng
3.2 Đứt gãy
Trong vùng nghiên cứu xuất hiện 2 hệ thống đứt gãy chính, đó là :
+ Hệ thống đứt gãy phương tây bắc – đông nam. Hệ thống này có đứt gãy
Phương Viên – Hữu Khánh nằm ở phía đông bắc diện tích nghiên cứu là phần kéo dài
của đứt gãy lớn Phú An – Đèo Khế . Đứt gãy này là ranh giới kiến tạo giữa hệ tầng
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 17
Báo cáo thực tập
Thạch Khoán và hệ tầng Bản Nguồn. Dọc theo đứt gãy quan sát được hiện tượng đá
quarzit bị vỡ vụn hoặc bị cà nát, các đới mạch thạch anh nhiệt dịch và các điểm xuất lộ
nước ngầm. Đứt gãy có mặt trượt cắm về phía nam – tây nam với góc dốc 65 – 70
0

.
+ Hệ thống đứt gãy phương tây bắc – đông nam : có đứt gãy nằm ở phía tây
bắc La Phù, là phần kéo dài của đứt gãy Xóm Chân – tây bắc Phú Xuân. Đây là đứt gãy
phương tây bắc – đông nam và phá hủy nếp lồi Đèo Giài.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM THĂM DÒ
Có rất nhiều các phương pháp tìm kiếm thăm dò khoáng sản, từ các phương pháp cổ
điển nhưng vẫn có hiệu quả và được sử dụng rộng rãi như phương pháp khoáng vật,
trọng sa, địa chất đến những phương pháp hiện đại như địa hóa, phương pháp hàng
không vũ trụ,phương pháp hạt nhân,…Tùy thuộc vào điều kiện thành tạo, loại hình
khoáng sản, kiểu khoáng…mà áp dụng các phương pháp cũng như tổ hợp các phương
pháp thích hợp nhất cho từng nhóm hay từng loại hình khoáng sản để mang lại kết quả
chính xác nhất có thể. Để đạt được mục đích và hoàn thành nhiệm vụ đề ra trong đợt
thực tập sản xuất vừa qua, nhóm chúng tôi đã sử dụng các phương pháp tìm kiếm thăm
dò như:
1. Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chất
a. Ý nghĩa của bản đồ địa chất :
Bản đồ địa chất là cơ sở cho các phương pháp tìm kiếm, đồng thời đo vẽ bản đồ
địa chất cũng là một phương pháp tìm kiếm . Ngoài việc phát hiện và nghiên cứu đặc
điểm về địa tầng, tướng đá, các hoạt động magma, cũng như đặc điểm về cấu tạo và lịch
sử phát triển của chúng trong khu vực còn phát hiện các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm
hay các biểu hiện khoáng hóa, các điểm quặng hay mỏ khoáng sản. Các loại bản đồ địa
chất thường dùng như bản đồ địa chất, bản đồ địa chất thạch học, bản đồ địa chất cấu
tạo, bản đồ địa mạo, bản đồ trầm tích đệ tứ.
b. Phương pháp vẽ bản đồ địa chất :
Số lượng điểm quan sát và hành trình vẽ bản đồ địa chất phụ thuộc vào mức độ
phức tạp của cấu trúc địa chất (đơn giản, trung bình, phức tạp ) của vùng nghiên cứu.
- Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chất được tiên hành như sau:
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 18
Báo cáo thực tập

Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chất được tiến hành bằng cách đi các lộ trình địa
chất, quan sát và mô tả các điểm lộ của đá và quặng, ranh giới địa chất, đứt gãy uốn
nếp,…được ghi chép cẩn thận, khoa học vào nhật ký địa chất. Trên cơ sở đó xây dựng
được các loại bản đồ địa chất khác nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu.Trong quá
trình thực tập chúng tôi tiến hành đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn(1:25000 tại khu vực Ba Vì –
Hà Nội, 1:5000 tại khu vực Thanh Sơn – Phú Thọ).
Bản đồ địa chất tỷ lệ lớn được vẽ trong một diện tích hẹp và đánh giá một đối
tượng rõ ràng: một mỏ, một đới quặng trong trường quặng hay trường quặng. Vì
thế nhiệm vụ trước tiên của bản đồ này là nghiên cứu cấu trúc địa chất, tạo khoáng và
các đá vây quanh thân khoáng. Ngoài đối tượng tìm kiếm chính, cần phải chú ý các
khoáng sản khác có trong diện tích vẽ bản đồ. Ngay cả các đá cũng phải được nghiên
cứu dưới quan điểm có sử dụng công nghiệp được không. Khi thành lập bản đồ địa chất
tỷ lệ lớn thì phải thành lập các mặt cắt chi tiết. Trong bản đồ này, người ta lập nhiều
mặt cắt ngang thẳng góc với phương cấu trúc địa chất và quặng hóa, so sánh các mặt cắt
đó, nhất là khi nghiên cứu các mỏ trầm tích. Mặt cắt địa chất biểu diễn quan hệ địa chất
theo phương thẳng đứng. Tỷ lệ mặt cắt thông thường bằng tỷ lệ bản đồ, khi các lớp nằm
ngang được phép tăng tỷ lệ thẳng đứng.
Trong thời gian thực địa đã tiến hành lộ trình khảo sát địa chất và đo vẽ địa chất
ở các mỏ, điểm quặng.
- Lộ trình khảo sát địa chất qua các khu vực khai thác kaolin của nhân dân và công ty tư
nhân.
- Đo vẽ moong khai thác tỷ lệ 1:100 bằng địa bàn và thước dây.
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 19
Báo cáo thực tập
Hình 3: vẽ moong khai thác tại khu vực Ba Vì
- Vẽ thiết đồ giếng với tỷ lệ 1:`100
- Vẽ thiết đồ hào với tỷ lệ 1:50 và vết lộ tỷ lệ 1:100
Tại các mỏ và điểm quặng đã thu thập các loại mẫu như thạch học, quan sát
phương pháp và hệ thống khai thác, quan sát điều kiện địa chất thủy văn và địa chất
công trình mỏ.

2. Phương pháp nghiên cứu vết lộ
Phương pháp nghiên cứu vết lộ được sử dụng phổ biến trong suốt quá trình thực
tập.Khi vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm mắt thường, nghiên cứu vết lộ có ý nghĩa quan
trọng nó giúp các nhà địa chất quan sát một cách trực tiếp thân quặng, biết được thành
phần khoáng vật, hóa học, hình dáng và vị trí của thân quặng trong câu trúc địa chất
chung, sự biến đổi thân quặng, đá vây quanh và trong nhiều trường hợp có thể suy đoán
được nguồn gốc và triển vọng của khoáng sản.
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 20
Báo cáo thực tập
Hình 4: sinh viên nghiên cứu vết lộ
3.Thu thập tài liệu thăm dò, khai thác cũ
a. Theo lộ trình địa chất :
Trong quá trình thực tập sản xuất chúng tôi tiến hành khảo sát các lộ trình địa
chất theo các tuyến tìm kiếm thăm dò đã được bố trí sẵn. Mỗi lộ trình chọn một điểm
mốc xuất phát để tiến hành đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ lớn, chọn điểm mốc tương đối
vĩnh cữu, dễ tìm dễ xác định. Sau đó đưa điểm mốc lên bản đồ địa chất khoáng sản theo
tỷ lệ nghiên cứu bằng phương pháp giao hội hoặc phương pháp tùy thuộc tình hình cụ
thể, bên cạnh đó cần ghi chép cẩn thận vào nhật ký địa chất.
Các tuyến lộ trình địa chất thường bố trí theo suối, đường mòn, theo tuyến,
phương của các tuyến lộ trình có thể song song, tỏa tia hay đuổi vỉa. Sử dụng địa bàn và
thước dây để đo khoảng cách, phương vị và góc dốc của đoạn thước dây bằng địa bản
địa chất và ghi chép các giá trị vào nhật ký địa chất.
Quan sát các đặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất, đặc điểm biến đổi, biểu hiện
quặng hóa gặp trong đoạn thước dây đó và ghi chép chúng vào nhật ký địa chất.
Nếu gặp các vết lộ đá gốc hay vết lộ quặng cần tiến hành công tác nghiên cứu
chi tiết vết lộ như vẽ thiết đồ, chụp ảnh minh họa, lấy mẫu nghiên cứu.
b. Trong các công trình khai đào :
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 21
Báo cáo thực tập
Các công trình khai đào bao gồm: Hào, vỉa lộ, giếng và lò.

+ Hào, vỉa lộ: Không có công trình khai đào mới, chỉ có thể sử dụng các mái dốc
khai thác bờ moong khai thác lộ thiên, đường giao thông, gặp thân khoáng để đo vẽ.
Thứ tự tiến hành đo vẽ như sau: Chuẩn bị giấy kẻ milimet, địa bàn, thước giây,…
Hào và vỉa lộ thường vẽ vách và đáy, khi cần thiết vẽ cả vách đối diện hoặc cả
đầu hào.
Chọn điểm mốc và đường chuẩn nằm ngang, trên đường chuẩn đánh dấu các vị
trí mét chẵn.
Từ đường chuẩn và các điểm mốc trên đường chuẩn tiến hành vẽ đường địa
hình, các đường ranh giới giữa lớp đất trồng và đất phủ, đất phủ với lớp phong hóa nằm
tại chỗ các thể địa chất, thân khoáng,…
+ Lò: Tại địa bàn thực tập sản xuất chỉ có các lò khai thác Kaolin – felspat của
dân và của công ty có thể sử dụng để đo vẽ công trình lò. Tiến hành vẽ lò như sau :
Chọn cửa lò làm điểm mốc, xác định đường chuẩn nằm ngang và đường ranh giới phân
chia nóc và vách lò, đánh dấu khoảng cách chiều sâu lò. Tiến hành vẽ theo nguyên tắc
triển khai hình hộp trên mặt phẳng nóc lò hoặc đáy lò, thường vẽ theo tỷ lệ 1:50 tuy
nhiên có thể vẽ ở tỷ lệ khác nhau tùy thuộc vào mức độ phức tạp của cấu trúc địa chất.
Quan sát ranh giới địa chất, nhận biết các đá biểu diễn chúng lên bản đồ địa chất và mô
tả đặc điểm của chúng vào nhật ký địa chất.
Kết hợp với các cán bộ kỹ thuật địa chất ở cơ sở sản xuất để thu thập các tài liệu:
bản đồ địa chất, bản đồ hiện trạng khai thác, mặt cắt địa chất và các tài liệu về chất
lượng quặng.
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 22
Báo cáo thực tập
Hình 5: lò khai thác của dân( đã ngừng khai thác)
4.Công tác mẫu
Trong quá trình thực địa chủ yếu tiến hành lấy mẫu thạch học, khoáng vật,
khoáng tướng trong đó mẫu cục được sử dụng phổ biến nhất. Mẫu cục được lấy một
hay vài cục đặc trưng cho từng loại quặng. Mẫu có thể lấy ở vết lộ tự nhiên, ở vách hay
đáy của công trình hào, ở vách hay gương của công trình lò, vách và đáy giếng.
Mẫu cục dùng để nghiên cứu thành phần khoáng vật, thành phần thạch học, tính

chất vật lý, đôi khi để xác định thành phần hóa học của quặng. Mẫu cục không lấy có hệ
thống mà chỉ dùng để xác định tính chất đặc trưng lớn của đá và quặng để kiểm tra
đánh giá bằng mắt thường.
Tại mỗi công trình hay vết lộ tự nhiên lấy 1-3 mẫu đặc trưng cho các loại quặng và
đá vây quanh. Mẫu lấy có kích thước 3×6×9, trọng lượng từ 0,2 – 0,5kg.sau đó xác định
chúng lên thiết đồ công trình.
5.Tổng hợp, xử lý số liệu
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 23
Báo cáo thực tập
Các tài liệu thu thập trong phòng, ngoài trời được tiến hành tổng hợp và xử lý để
thành lập các sơ đồ, bình đồ, thiết đồ phục vụ công tác nghiên cứu.
6. Khối lượng công việc đạt được trong đợt thực tập
Trong đợt thực tập sản xuất này, chúng tôi đã nghiên cứu một cách đầy đủ và chi
tiết các lộ trình địa chất đã được định sẵn, tiến hành khảo sát 4 lộ trình ở khu vực Thanh
Sơn – Phú Thọ, 3 lộ trình khu vực Ba Vì – Hà Nội. Đồng thời tiến hành đo vẽ chi tiết 1
moong ở Thanh Sơn và 1 moong ở Ba Vì. Các lộ trình bao gồm:
1.Khu vực Thanh Sơn – Phú Thọ
1. Lộ trình Ngã 3 Nhang Khuê–Đồi Chiềng
2. Lộ trình Ngã 3 Nhang Khuê – bệnh viện La Phù
3. Lộ trình Ngã 3 Nhang khuê- Mỏ Đồi Dao
4. Lộ trình Ngã 3 Nhang Khuê- Mỏ Hữu khánh
Lộ trình 1.Ngã 3 Nhang Khuê- Đồi Chiềng ta gặp chủ yếu đá phiến thạch anh 2
mica của hệ tầng thạch khoán,ở lộ trình này ta bắt gặp các lò khai thác của dân ở vết lộ
241.16và giếng khai thác của dân ở vết lộ 241.12 hiện nay các công trình này đã ngừng
khai thác.
Lộ trình 2. Nhang Khuê – bệnh viện La Phù.ở lộ trình này đá lộ ra chủ yếu đá
phiến thạch anh 2mica cảu hệ tầng thạch khoán,đá bị phong hóa mạnh có màu nâu vàng
đến nâu xám,đá bị xuyên cắt bởi các mạch thạch anh có kích thước khác nhau và đôi
chỗ bị xen kẹp các lớp quaczit cũng thuộc hệ tầng thạch khoán.Đặc biệt ở vết lộ 24109
ta gặp các tinh thể granat kết tinh hoàn hảo,bên ngoài bị phog hóa màu xám đen

Lộ trình 3.Ngã 3 Nhang khuê- Mỏ Đồi Dao.Ở lộ trình gặp chủ yếu là hệ tầng
thạch khoán,,thành phần đá phiến thạch anh 2mica phong hóa có các mạch thạch anh
xuyên kên ,trên lộ trình gặp nhiều trần tích đệ tứ .Tại khu vực mỏ Đồi Đao thấy nhiều
vật liệu bở rời,đá phiến thạch anh 2mica rắn chắc,có đá phiến thạch anh phân lớp
dày,phức hế Thạch Khoán có vảy mica lớn,có Thạch anh,Cao lanh phong hóa từ
felsapat và ở đây phức hệ Thạch Khoán xuyên lên hệ tằng Thạch Khoán
Lộ trình 4. Ngã 3 Nhang Khuê- Mỏ Hữu khánh.lộ trình gặp chủ yếu đá phiến thạch
anh 2 miaca của hệ tâng Thạch Khoán và gặp các mạch pegmatit,về kiến tạo ta có thẻ
gặp nếp lõm dựa vào thế nằm của đá ở 2 vết lộ 240.32 và 240.33 chúng có thành phần
khá giống nhau có thể nhận thấy ranh giới xuyên cắt giữa phức hệ Thạch Khoán và hệ
tầng Thạch Khoán
2.Khu vực Ba Vì – Hà Nội
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 24
Báo cáo thực tập
1.Lộ trình thôn Lặt – mỏ Pyrit Minh Quang
2. Lộ trình Thôn Lặt – Hợp Nhất-Đá Chông
3. Lộ trình ngã 3 thôn Lặt – Thôn Ninh- Mỏ đá vôi
Lộ trình thôn Lặt – mỏ Pyrit Minh Quang.Lộ trình này gặp chủ yếu đá sét bột kết
cảu hệ tầng Yên Duyệt đá có màu xám xanh đến xám vangfmxen kẹp lớp bột kết,cong
gặp các mạch thạch anh xuyên lên,lộ trình còn gặp các dấu hiệu tìm kiếm như nước
màu vàng,khi có mùi H
2
S,gặp các tảng lăn đây là các dấu hiệu giúp cho việc tìm kiếm
thăm dò
Lộ trình Thôn Lặt – Hợp Nhất-Đá Chông.Lộ trình này gặp đá sét bột kết của hệ tầng
Yên Duyệt,gặp đá bagian của hệ tầng Viên Nam,ở đây ta bắt gặp ranh giới của 2 hệ
tầng này (vết lộ 24050) kết thúc lộ trình ta gặp mỏ khai thác Thạch anh
Lộ trình ngã 3 thôn Lặt – Thôn Ninh- Mỏ Đá Vôi.Lộ trình này gặp đá phiến sét hệ
tầng Yên Duyệt và đá phiến sét đen hệ tầng Sông Bôi,gặp ranh giới hệ tầng Bản Diệt và
hệ tầng Sông Bôi ở điểm lộ 24122.Lộ trình gặp các mạch thạch anh xuyên lên hệ tầng

Sông Bôi gặp đá bagian của hệ tầng Viên Nam,kết thúc lộ trình ta gặp mỏ đá vôi của
hệ tầng Bản Diệt,ở mỏ đá vôi ta nhìn thấy các đới dập vỡ,rất có thể đây là 1 đứt gãy

Tóm lại với 7 lộ trình ở cả 2 khu vực, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tất cả 80
điểm lộ, trong đó có 20 điểm lộ được tiến hành khảo sát tại khu vực Thanh Sơn và 40
điểm lộ được tiến hành khảo sát tại khu vực Ba Vì.
+ Tại khu vực Thanh Sơn – Phú Thọ, ta gặp chủ yếu đá phiến thạch anh 2 mica
của hệ tầng Thạch Khoán. Đá phiến thạch anh 2 mica có granat, disten và xen lớp
mỏng quaczit. Các thành tạo magma chủ yếu lộ ra tại khu vực này đó là granit của phức
hệ Tân Phương ( Proterozoi sớm) và các mạch pegmatit của phức hệ Thạch Khoán ( γJ
– P
tk
).
+ Tại khu vực Ba Vì – Hà Nội, các thành tạo trầm tích và magma phun trào bao
gồm: bột kết, cát kết của hệ tầng Cò Nòi, đá phiến của hệ tầng Thạch Khoán, đá vôi của
hệ tầng Bản Diệt, bazan của hệ tầng Viên Nam.
Trong quá trình thực tập, với ở cả 2 khu vực, phương pháp tìm kiếm thăm dò mà
chúng tôi sử dụng là phương pháp đo vẽ bản đồ địa chất, phương pháp nghiên cứu vết
Nhóm 04 – Lớp Địa Chất B_K53 25

×