Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kế hoạch cá nhân năm học 2011 - 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.97 KB, 7 trang )

TRƯỜNG THCS HỒNG HƯNG
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hồng Hưng, ngày 29 tháng 9 năm 2011

KẾ HOẠCH CÁ NHÂN NĂM HỌC 2011 – 2012

- Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2011 -
2012 của Bộ GD - ĐT, của Sở GD - ĐT tỉnh Hải Dương , của Phòng GD - ĐT Gia Lộc
- Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học của Trường THCS Hồng Hưng;
- Căn cứ vào kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và nhiệm vụ được giao năm
học 2011 – 2012.
Tôi xây dựng kế hoạch các hoạt động năm học 2011-2012 của cá nhân như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. NhiÖm vô:
- Chủ nhiệm lớp 9B;
- Dạy toán lớp 9A, 9B, 9C;
- Bồi dưỡng HSG toán 9.
2. Thuận lợi:
- Được Chi uỷ, BGH nhà trường, các tổ chức Đoàn thể quan tâm giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Tổ khoa học tự nhiên là tổ chuyên môn có bề dày truyền thống trong hoạt động
giáo dục và dạy học; có tinh thần đoàn kết, cộng sự cao.
- Bản thân có lập trường tư tưởng vững vàng, tuyệt đối tin tưởng vào mọi chủ
trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghiêm túc thực hiện
các chủ trương, đường lối của các cấp giáo dục; sống và làm việc theo Hiến pháp và
pháp luật.
- Có lối sống giản dị, trong sáng, lành mạnh, gần gũi, thân thiện với đồng nghiệp,
với quần chúng nhân dân; tính cầu thị cao nên nhận được tình cảm yêu mến, sự quan
tâm giúp đỡ của mọi người, đặc biệt là đồng nghiệp.


- Bản thân xác định rõ trách nhiệm dạy học của mình đối với phụ huynh, học
sinh, với trường, với ngành; đồng thời quyết tâm cao để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ
năm học vì danh dự của nhà trường, vì danh dự của bản thân.
- Có nhiều em lớp 9 là học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập và tu dưỡng đạo
đức.
- Phụ huynh HS nhìn chung ngày càng quan tâm tới việc học của con em mình.
3. Khó khăn:
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế so với yêu cầu ngày càng cao của
xã hội, của các cấp quản lí GD, của chuẩn giáo viên THCS.
- Chưa năng động, sáng tạo lắm trong công việc; hiệu quả công việc chưa bền
vững.
- Đối tượng giáo dục là HS THCS - lứa tuổi dậy thì nên tâm sinh lí phức tạp:
không còn là trẻ con, chưa hẳn là người lớn, nhiều xúc cảm biến động.
- Còn có một bộ phận không nhỏ các em học sinh chưa xác định rõ động cơ học
tập, học tập chưa có phương pháp, chưa thấy được vị trí, tầm quan trọng của bộ môn
toán học nói riêng và việc học nói chung, thiếu kĩ năng hợp tác; thậm chí nhiều em
hổng kiến thức ở lớp dưới, ý thức học tập và rèn luyện đạo đức kém. Điều này đã gây
không ít khó khăn cho giáo viên trong giáo dục và dạy học, đặc biệt là trong quá trình
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm sâu sắc đến việc học tập của con mình
II. CÁC NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
1. Nhiệm vụ 1: Chuyên môn
a) Nhiệm vụ 1.1: Dạy toán 9
*) Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản nhất trong môn toán 9, biết
vận dụng những kiến thức đó vào thực tế đời sống.
- Ôn luyện cho HS thi vào THPT đạt kết quả cao.
- Rèn khả năng tính toán, biến đổi, đo, vẽ, chứng minh, trình bày, khả năng tư
duy khoa học, sáng tạo, logic, . . .
- Học sinh có thái độ học tập tích cực, chủ động, có tinh thần làm việc tập thể,

luôn chấp hành sự chỉ đạo của giáo viên
*) Chỉ tiêu:
Giái Kh¸ Trung b×nh

YÕu KÐm XÕp lo¹i

Líp
SL % SL % SL % SL % SL %
9A (32)
0 0 18 56,3

13 40,6

1 3,1 0 0
9B (30)
0 0 7 23,3

20 66,7

3 10 0 0
9C (39)
12 30,8

24 61,5

3 7,7 0 0 0 0
Khèi 9
(101)
12 11,9


49 48,5

36 35,6

4 4 0 0
*) Giải pháp:
- Thực hiện nghiêm túc chương trình và kế hoạch giáo dục; thực hiện nghiêm quy
chế, quy định chuyên môn.
- Làm tốt công tác tự bồi dưỡng chuyên môn, thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng
môn toán 9.
- Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá. Thực hiện chủ
trương: “Mỗi giáo viên thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học”.
- Thực hiện tốt công tác phụ đạo học sinh yếu kém; dạy thêm, học thêm; tham gia
công tác hội giảng.
- Ứng dụng tích cực công nghệ thông tin trong dạy học
- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt nhóm chuyên môn, tổ chuyên môn.
b) Nhiệm vụ 1.2: Bồi dưỡng HSG toán 9
*) Mục tiêu:
- Giúp học sinh giải được các dạng toán nâng cao từ lớp 6 đến lớp 9 (đã có trong
kế hoạch bồi dưỡng HSG toán 9)
- Rèn kĩ năng tính toán phức tạp, tư duy ở mức độ cao, trình bày khoa học, chính
xác, logic, khả năng sáng tạo cao để có thể giải được đề thi HSG của huyện, của tỉnh.
- Học sinh có thái độ nghiêm túc, tự giác, tích cực, chủ động, chấp hành nghiêm
sự chỉ đạo của giáo viên bồi dưỡng
*) Chỉ tiêu:
- Đội tuyển xếp thứ 15/23 trường trong huyện và có một em đạt học sinh giỏi
huyện
*) Giải pháp:
- Hình thành sớm đội tuyển và bồi dưỡng ngay từ đầu năm học, có ý thức bồi
dưỡng ngay trong những tiết học chính khoá và tiết học thêm.

- Phối hợp với phụ huynh trong bồi dưỡng HSG: thông báo cho phụ huynh biết
trong kì họp phụ huynh đầu năm và đề nghị phụ huynh vừa quan tâm đôn đốc các em
học tập, vừa tạo mọi điều kiện về thời gian, tài liệu học tập – bồi dưỡng cho HS.
- Thường xuyên đôn đốc, khích lệ phát huy ý thức tự học, tự bồi dưỡng (cung cấp
tài liệu hoặc tên tài liệu tham khảo, hướng dẫn tự học, ra đề làm thêm )
- Giáo viên chuẩn bị giáo án bồi dưỡng chu đáo; coi trọng rèn luyện các kĩ năng
thi cử như: kĩ năng kiểm soát cảm xúc phòng thi, kĩ năng ứng phó căng thẳng phòng thi,
kĩ năng nhận diện đề, kĩ năng làm bài (kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy sáng
tạo, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phân bố thời gian )
- Thưởng quà cho HSG trong kì thi HSG huyện.
2. Nhiệm vụ 2: Chủ nhiệm
*) Chỉ tiêu: Phấn đấu xây dựng tập thể lớp đạt danh hiệu lớp tiên tiến.
*) Biện pháp:
- Tìm hiểu để nắm rõ đặc điểm về hoàn cảnh gia đình, tính cách, cá tính, ưu điểm,
nhược điểm của mỗi một em trong lớp thông qua lí lịch HS và giáo viên chủ nhiệm cũ
của các em
- Coi trọng công tác tổ chức lớp học: phát hiện và sử dụng cán bộ lớp một cách
hiệu quả: chọn ra đội ngũ cán bộ lớp có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm để điều hành
lớp, điều hành tổ. Phân công nhiệm vụ, giao trách nhiệm cho từng cán bộ lớp, đồng thời
hướng dẫn cách thức làm việc (tiến hành giao việc cụ thể, có theo dõi đôn đốc, có kiểm
tra đánh giá, có thưởng phạt phân minh).
- Thông qua Đại hội Chi đội định hướng cho các em xây dựng được một bản
phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ đúng đắn để các em phấn đấu, đồng thời cùng với
cán bộ lớp xây dựng nội quy học nhằm đưa lớp đi vào nền nếp.
- Phối hợp với Tổng phụ trách, giáo viên bộ môn, phụ huynh HS, ban an ninh
trong giáo dục học sinh, đặc biệt đối với HS cá biệt.
- Trong quan hệ với HS luôn giữ được thái độ thân thiện, chân thành, thẳng thắn,
công tâm, khi mềm dẻo lúc kiên quyết, đảm bảo tính kỉ luật tránh xuề xòa cả nể, cá mè
một lứa
- Luôn GD học sinh theo phương châm “Tiên học lễ, hậu học văn”.

- Thường xuyên bám lớp, nắm bắt tình hình của lớp, uốn nắn kịp thời những biểu
hiện tiêu cực, nghiêm túc xử lí những trường hợp cá biệt.
III. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG:
Thời gian

Nội dung hoạt động Chuẩn bị, biện pháp cụ thể
Ghi
chú
Tháng
8/2011

- Ổn định nền nếp dạy
và học .
- Chuẩn bị các điều kiện
- HS đi vào nền nếp học tập , có đầy đủ
SGK và các phương tiện cần thiết khác
phục vụ cho môn học .

cần thiết để tiến hành
dạy và học theo phân
phối chương trình
- Học tập nhiệm vụ năm
học
- Lập đội tuyển HS giỏi.

- Các em đến lớp tích cực tham gia vào
bài giảng, về nhà có ý thức tự học .
- GV nghiên cứu SGK, SGV và các tài
liệu tham khảo khác.
- Kiểm tra sát sao việc học tập của HS

ở trường và ở nhà.
Tháng
9/2011
- Duy trì nền nếp dạy và
học học.
- Dạy học theo PPCT,
thời khóa biểu
- Thực hiện dự giờ để
học hỏi kinh nghiệm
nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ
- Bồi dưỡng HSG và
dạy thêm
- Ổn định tổ chức, đi vào nền nếp học
tập, nắm được chất lượng giáo dục của
học sinh, học sinh có hứng thú học tập
sau khi được dự lễ khai giảng.
- Tự học, tự sáng tạo để nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn.
- Kiểm tra đánh giá HS
- Học sinh tham gia đầy đủ các buổi
bồi dưỡng HSG và dạy thêm

Tháng
10/2011
- Duy trì nề nếp dạy và
học học.
- Dạy học theo PPCT,
thời khóa biểu
- Bồi dưỡng HSG và

dạy thêm
- Hội giảng cấp trường

- Ổn định tổ chức, đi vào nền nếp học
tập, HS hăng say học tập, thi đua lập
thành tích.
- HS tích cực học tập, có ý thức làm bài
kiểm tra, có hoài bão phấn đấu để trở
thành học sinh giỏi.
- Giáo viên chuẩn bị bài kỹ bài giảng
trước khi lên lớp, hưởng ứng tham gia
hội giảng cấp trường phát động tới HS
phong trào thi đua.

Tháng
11/2011
- Duy trì nền nếp dạy và
học học.
- Dạy học theo PPCT,
thời khóa biểu
- Hội giảng cấp huyện
- Bồi dưỡng HS giỏi .
- Tiếp tục dạy thêm, học
thêm

- Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học
sinh yếu kém, duy trì nền nếp học tập
của học sinh.
- Giáo viên tiến hành hội giảng cấp
huyện nếu được phân công

- Chuẩn bị kỹ bài trước khi lên lớp.
- Phát động phong trào thi đua trào
mừng ngày 20/11

Tháng
12/2011
- Duy trì nền nếp dạy và
học học.
- Dạy học theo PPCT,
thời khóa biểu

- Duy trì nền nếp học tập
- Giáo viên và HS thi đua dạy tốt học
tốt .
- HS tập trung tích cực trong học tập .
- GV chuẩn bị bài kỹ trước khi lên lớp.
- Ra đề kiểm tra và cho điểm học sinh.
- Phát động phong trào thi đua chào
mừng ngày 22/12

Tháng
1/2012
- Duy trì nền nếp dạy và
học học.
- Duy trì nền nếp học tập
- HS ôn tập thi học kỳ I

- Dạy học theo PPCT,
thời khóa biểu
- Bồi dưỡng HS giỏi,

phụ đạo HS yếu kém .
- Tổ chức ôn thi học kỳ
cho HS
- Cộng tính điểm, đánh
giá kết quả học tập của
HS trong học kỳ I
- GV tổ chức ra đề kiểm tra học kỳ I
(nếu phòng giáo dục yêu cầu) đánh giá
kết quả học tập của HS.
- Tự đánh giá kết quả giảng dạy của
giáo viên trong học kỳ I
- GV ra đề, chấm, chữa bài cho học
sinh, đánh giá kết quả học tập của HS
Tháng
2/2012
- Duy trì nền nếp dạy và
học học.
- Dạy học theo PPCT,
thời khóa biểu
- Bồi dưỡng HS giỏi.
- Tiếp tục thăm lớp, dự
giờ theo kế hoạch của tổ
để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ
- HS duy trì nề, nếp học tập trước khi
nghỉ tết, ổn định định nền nếp học tập
sau tết nguyên đán.
- HS tích cực học tập thi đua chào
mừng ngày 8/3
- HS đi học đều, tích cực học tập thi

đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3
- Tổ chức ôn thi HS giỏi có hiệu quả

Tháng
3/2012
- Duy trì nền nếp dạy và
học .
- Dạy học theo PPCT
thời khóa biểu
- Bồi dưỡng HS giỏi.
- Tiếp tục thăm lớp dự
giờ theo kế hoạch của tổ
để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ
- Duy trì nền nếp học tập
- Phát động phong trào thi đua chào
mừng ngày 8/3 và 26/3
- Tổ chức ôn thi HS giỏi có hiệu quả
- Học sinh tham gia kì thi chọn học
sinh giỏi của huyện
- Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.


Tháng
4/2012
- Duy trì nền nếp dạy và
học học.
- Dạy học theo PPCT,
thời khóa biểu

- Phụ đạo HS yếu kếm .

- Duy trì nền nếp học tập
- Phát động phong trào thi đua trào
mừng ngày 30/4.
- Tổ chức phụ đạo HS yếu kém có hiệu
quả .
- Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.
- Rà soát chương trình dạy và học, nếu
chậm thì có kế hoạch dạy bù cho kịp
chương trình

Tháng
5/2012
- Duy trì nề nếp dạy và
học học.
- Dạy học theo PPCT
thời khóa biểu
- Phụ đạo HS yếu kếm .
- Tiếp tục thăm lớp dự
giờ .
- Tổ chức ôn thi học kỳ
- Tổ chức tốt việc kiểm tra đánh giá HS
học kỳ II.
- Tổ chức tốt việc ôn thi học kỳ II, bồi
dưỡng những em còn yếu kém.
- Yêu cầu HS có ý thức tự học , tự ôn
thi


cho HS
IV. NHỮNG ĐỀ XUẤT:
- Cần nhiều biện pháp cho công tác quản lí bao gồm quản lí hoạt động dạy học
của giáo viên, quản lý đội ngũ nhân viên, quản lí nền nếp học sinh. Chú trọng đặc biệt
đến công tác bồi dưỡng đội ngũ về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và lòng
yêu nghề.
- Vận dụng các quan điểm dạy học mới bằng các phương pháp dạy học tích cực
là cần thiết nhưng phải đảm bảo tính thực tế trong điều kiện cho phép. Không nên cứng
nhắc áp đặt quan điểm phải thực hiện phương pháp dạy học mới một cách cứng nhắc
buộc GV phải thực hiện trong khi cơ sở chưa hội đủ điều kiện, tạo nên sự rối loạn trong
nhận thức của học sinh.
- Tăng cường công tác kiểm tra có biện pháp động viên, nhắc nhở học sinh việc
học bài cũ ở nhà, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Hướng dẫn phương pháp học tập.
- Tăng cường mối quan hệ: Gia đình – Nhà trường – Xã hội, làm cho mối quan hệ
này thực sự có ý nghĩa, có tác dụng thiết thực.
*) Công tác bồi dưỡng HSG:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự nghiệp giáo dục trong toàn
xã hội và xây dựng ý thức quyết tâm thực hiện đổi mới trong sự nghiệp giáo dục cả về
nội dung và phương pháp. Tăng cường công tác tham mưu cho UBND xã, chủ động
phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về
giáo dục ở địa phương. Nâng cao chất lượng công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Trước hết cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý chọn lựa những
đồng chí giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm,
cố gắng phân công theo hướng ổn định có tính kế thừa và phát huy kinh nghiệm.
- Phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 6, cử giáo viên giỏi, có kinh
nghiệm dạy bồi dưỡng, tổ chức học 2-3 buổi/ tuần (vào các buổi chiều).
- BGH có lịch chỉ đạo cụ thể, trang bị đầy đủ sách nâng cao, tài liệu tham khảo
cho giáo viên được phân công dạy.
- Thực hiện tốt việc kiểm tra giáo án dạy học sinh giỏi, có sổ ghi chép theo dõi.
- Quản lí chặt chẽ việc ghi sổ đầu bài của giáo viên và học sinh để theo dõi nền

nếp dạy và học, kiểm soát việc thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên.
- Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức từ đồng nghiệp để đáp ứng với yêu cầu ngày càng
cao của thời đại.
- Có những chế độ động viên, khuyến khích, khen thưởng đối với giáo viên và
học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.
NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
(ký và ghi rõ họ tên)



Ph¹m V¨n HiÖu

KÕ ho¹ch nµy ® ®−îc th«ng qua tæ chuyªn m«n vµo ngµy 29/09/2011




×