Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Tài liệu kỹ thuật thủy canh tĩnh xà lách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 44 trang )

MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH
Bảng 1.1. So sánh giữa cây trồng cần đất và thủy canh 12
Bảng 1.2. Công thức dung dịch dinh dưỡng của DR.Alan Cooper 23
Bảng 1.3. Công thức dung dịch dinh dưỡng Albert’s 24
Bảng 1.4: Công thức dung dịch dinh dưỡng Knop 24
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất bằng công nghệ thủy canh trên
thế giới năm 2001 28
Bảng 2.6. Công thức dung dịch dinh dưỡng Knop 35
Bảng 2.7. Công thức dung dịch dinh dưỡng Knop trong 100 lít nước 36
Bảng 3.8. Chiều cao cây xà lách qua các ngày 38
Bảng 3.9. Khối lượng của rau trong một thùng 38
Bảng 3.10. Kết quả điều tra 39
Hình 2.1. Cách bố trí thí nghiệm 31
1
Hình 2.2. Thùng xốp thủy canh có lót nilong đen 32
Hình 2.3. Nắp thùng xốp đã khoan lỗ 33
Hình 2.4. Đặt rọ nhựa vào nắp thùng xốp 33
Hình 2.5. Hạt nảy mầm (2-3 ngày) 34
Hình 2.6. Cây có 2-3 lá thật (7-10 ngày) 34
Hình 2.7. Cây sinh trưởng 15 ngày 36
Hình 2.8. Cây sinh trưởng 33 ngày 37
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
An toàn thực phẩm hiện đang là vấn đề cấp bách của xã hội, trong quá
trình sản xuất, nhiều nhà nông đã lạm dụng hóa chất, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, gây ảnh hưởng đến chất lượng rau và sức khỏe con người. Chính vì nhu


cầu rau sạch, rau an toàn rất lớn nên nhiều hợp tác xã, cơ sở sản xuất rau an toàn
ra đời nhưng mới chỉ đáp ứng được một phần.
Hiện nay với sự xuất hiện của kỹ thuật mới: Thủy canh cây trồng - trồng
rau không cần đất, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không gây ảnh hưởng
đến sức khỏe người tiêu dùng. Đây là phương pháp đơn giản giúp người dân ở
thành phố có thể tự trồng rau sạch để ăn, là một thú tiêu khiển như chăm sóc cây
hoa kiểng, là cách thư giãn của những người có cường độ làm việc cao như hiện
nay, đặc biệt phù hợp với người lớn tuổi, người về hưu và trẻ em, đồng thời có
thể áp dụng hiệu quả trên quy mô công nghiệp.
Kỹ thuật thuỷ canh đã và đang được ứng dụng ở nhiều nước để cung cấp
thực phẩm cho con người một khi tình hình dân số ngày càng tăng mà đất trồng
2
thì ngày càng bị thu hẹp. Đối với Đồng Tháp – một tỉnh có nền sản xuất nông
nghiệp lâu đời nhưng nhu cầu rau sạch vẫn chưa được giải quyết. Vì vậy, việc
tìm hiểu kỹ thuật thủy canh rau sạch và áp dụng rộng rãi mô hình này là vô cùng
cần thiết, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng và mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
Cây xà lách là một loại rau quen thuộc, dễ trồng, có hàm lượng dinh
dưỡng cao, vị ngon, được sử dụng nhiều trong y học, có giá trị kinh tế khá cao,
được nhiều người ưa chuộng và sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn.
Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu: “Kỹ thuật thủy canh tĩnh xà lách” hiện
đang là vấn đề vô cùng cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát
triển kinh tế xã hội. Đó cũng chính là lý do chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này.
2. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ thuật thủy canh tĩnh xà lách.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thủy canh tĩnh trên cây xà lách.
4. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu kỹ thuật thủy canh tĩnh cây xà lách.
- Áp dụng kỹ thuật thủy canh tĩnh trên quy mô hộ gia đình và khuyến

khích sản xuất trên quy mô công nghiệp có hiệu quả.
- Tạo nguồn rau sạch.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Tìm hiểu và đưa ra quy trình kỹ thuật thủy canh tĩnh cây xà lách.
6. Giả thiết khoa học của đề tài
Nếu biết sử dụng phương pháp trồng cây theo kỹ thuật thủy canh kết hợp
một cách khoa học với kinh nghiệm truyền thống sẽ giúp nâng cao năng suất và
chất lượng nông sản, góp phần giải quyết nhu cầu rau sạch cho người dân.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu.
3
- Phương pháp hệ thống hóa – khái quát hóa tài liệu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp dùng phiếu thăm dò ý kiến.
8. Lược sử vấn đề nghiên cứu
8.1. Trên thế giới
Kỹ thuật thủy canh đã được thực hiện từ nhiều thế kỷ trước ở vùng
Amazon, Babylon, Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ. Người xưa đã sử dụng phân
bón hòa tan để trồng dưa chuột, dưa hấu và nhiều loại rau củ khác trên cát ở các
lòng sông. Sau đó, các nhà sinh lý thực vật bắt đầu trồng các loại cây trên những
môi trường dinh dưỡng đặc biệt vì mục đích thí nghiệm, họ gọi đó là "nuôi cấy
dinh dưỡng" (nutriculture).
Năm 1699, John Woodward (Người Anh) đã thí nghiệm trồng cây trong
nước có chứa các loại đất khác nhau.
Những năm 60 của thế kỷ XIX Sachs & Knop (Đức) đã sản xuất ra các

dung dịch để nuôi cây.
Thuật ngữ "thủy canh" (hydroponics) lần đầu tiên được Tiến sĩ Gericke
(1937) giới thiệu để mô tả tất cả các phương pháp nuôi trồng thực vật trong môi
trường lỏng cho mục đích thương mại. Gericke cũng là người đầu tiên khảo sát,
phát triển một phương pháp nuôi trồng thực vật trong nước (dung dịch dinh
dưỡng) khả thi về mặt kinh tế cho mục đích thương mại. Ngoài Gericke, nhiều
nhà khoa học khác như Lauria (1931), Eaton (1936), Withorow (1936), Mllard
(1939) và Amon (1940) cũng đã đưa ra nhiều kỹ thuật và phương pháp nuôi
trồng thực vật không cần đất (soiless culture) ở quy mô thương mại từ những
năm 30 thế kỉ XX.
Trong và ngay sau thế chiến thứ II, kỹ thuật thủy canh được quân đội Hoa
Kỳ sử dụng khá rộng rãi để trồng rau quả ở một số nơi mà đất bị nhiễm chất độc
do chiến tranh. Trong suốt hai thập niên 50 và 60, diện tích canh tác thủy canh
trên toàn thế giới vẫn chưa có ý nghĩa quan trọng và những nghiên cứu về chúng
4
còn rất ít. Tuy nhiên, một số tài liệu có liên quan đến thành phần dịch dinh dưỡng
cho hệ thống thủy canh đã được xuất bản từ giai đoạn này. Đến cuối thập niên
1960, sự ứng dụng thủy canh ở quy mô thương mại tăng lên với diện tích trên
toàn thế giới lúc bây giờ là khoảng 10 ha. Trong số đó có một số trang trại lớn ở
Ý, Đức, Thụy Điển… đã trồng cho mục đích kinh doanh như hoa Cẩm Chướng,
Layon, Cúc…
Đến những năm 1970, kỹ thuật màng dinh dưỡng (NFT – nutrient film
technique) đã được phát triển và đây là kỹ thuật thủy canh đầu tiên được sử dụng
trên quy mô lớn và theo đó diện tích canh tác cũng tăng lên khoảng 300 ha.
Đến thập niên 80 và 90 của thế kỷ qua, kỹ thuật thủy canh được áp dụng
cho sản xuất thương mại và đã phát triển một cách ồ ạt trên phạm vi toàn thế
giới, đặc biệt là khu vực Châu Âu, diện tích canh tác tăng lên 25.000 ha vào năm
2001 với tổng gía trị sản phẩm ước tính là hơn 8 tỷ đô la Mỹ.
An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà nhiều nước quan tâm,
họ luôn lo ngại thuốc trừ sâu, các chất phụ gia nông nghiệp. Hơn nữa vì diện tích

canh tác hẹp nên kiểu trồng thủy canh này lại đáp ứng nhanh nhu cầu cho tinh
thần và đời sống con người. Chính vì vậy, hiện nay việc áp dụng kỹ thuật thủy
canh ở nhiều nước đang được đẩy mạnh để sản xuất rau sạch đáp ứng nhu cầu
của con người.
8.2. Ở Việt Nam
Trồng cây thủy canh được biết đến khá lâu, nhưng chưa được nghiên cứu
có hệ thống và được ứng dụng rộng rãi ở nước ta.
Từ 1993, Giáo sư Lê Đình Lương - khoa sinh học ĐH Quốc gia Hà Nội
phối hợp với tổng nghiên cứu và triển khai Hong kong đã tiến hành nghiên cứu
toàn diện các khía cạnh khoa học xã hội cho việc chuyển giao công nghệ và phát
triển thủy canh ở Việt Nam.
Tháng 10 năm 1995 mạng lưới nghiên cứu và triển khai được phát triển ở
Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Côn Đảo, sở khoa học công nghệ và môi trường ở
một số tỉnh thành. Công ty Gold Garden & Gino, nhóm sinh viên Đại Học Khoa
Học Tự Nhiên TP. Hồ Chí Minh cũng đã áp dụng phương pháp thủy canh trên
một số loại rau thông dụng: cải xanh, cải ngọt, xà lách… Phân viện công nghệ
5
sau thu hoạch, Viện sinh học nhiệt đới cũng có nhiều nghiên cứu và sản xuất
bằng kĩ thuật thủy canh. Nội dung chủ yếu là:
+ Thiết kế và phối hợp sản xuất thử các vật liệu dùng trồng thủy canh.
+ Nghiên cứu trồng các loại cây khác nhau, cấy truyền từ nuôi cấy mô vào
hệ thống thủy canh trước khi đưa vào đất một số cây ăn quả khó trồng trực tiếp
vào đất.
+ Triển khai thủy canh trên quy mô gia đình ở thành thị và nông thôn.
+ Kết hợp thủy canh với dự án rau sạch ở thành phố.
Lần đầu tiên, ở các tỉnh phía Nam, rau được trồng theo phương pháp thủy
canh hoàn toàn tự động. Từ tháng 9 năm 2006, phương pháp trồng rau thủy canh
được thử nghiệm tại Phân viện Sinh học Đà Lạt. Sau khi trồng thành công rau xà
lách bằng phương pháp thủy canh, Phân viện Sinh học Đà Lạt tiếp tục trồng
khoai tây và cũng cho kết quả tốt.

Tiến sĩ Võ thị Bạch Mai giảng viên trường ĐH Khoa học tự nhiên-ĐH
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật thủy canh và đã
thành công trên nhiều đối tượng như: cà bi, ớt, cẩm chướng, dưa chuột,…
Từng thành công với nhiều mô hình trồng rau, quả như cà chua, bắp cải,
xà lách gần đây thầy Nguyễn Văn Quy giảng viên Khoa Nông học, ĐH Nông
lâm Huế nghiên cứu thành công mô hình trồng cây kiểng bằng phương pháp thủy
canh.
Ở Đồng Tháp mô hình trồng cây bằng phương pháp thủy canh còn khá
mới mẻ và chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố.
6
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Tìm hiểu về thủy canh cây trồng
1.1.1.1 Kỹ thuật thủy canh là gì?
Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất mà trồng trực tiếp vào
dung dịch dinh dưỡng. Dinh dưỡng thủy canh đã được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn
quốc tế không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng [4].
Kỹ thuật thủy canh là một trong những kỹ thuật tiến bộ của nghề làm
vườn hiện đại. Chọn lựa môi trường tự nhiên thích hợp cho cây phát triển là sử
dụng những chất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây tránh được
sự phát triển của cỏ dại, côn trùng và bệnh tật lây nhiễm từ đất [4].
Với phương pháp thủy canh, dung dịch dinh dưỡng giàu các dưỡng chất
bao gồm các loại muối cần thiết cho sự phát triển của cây, cây có thể hấp thu trực
7
tiếp mà không cần phân giải nhờ các yếu tố khác, vì vậy môi trường thủy canh có
thể nói là môi trường lý tưởng cho cây sinh trưởng và phát triển.
1.1.1.2 Các loại cây có thể áp dụng mô hình thủy canh [9]
Mô hình thủy canh có thể áp dụng trên hầu hết các loại cây trồng trên đất.

Nói chung, cây có thể được phân loại như sau:
- Cây nhỏ:
Bao gồm các loại cây như xà lách, rau thơm, mù tạt, một số loại cỏ… Mỗi
cây chỉ yêu cầu một không gian nhỏ, có thể trồng chúng trong một nhà lưới có
ánh sáng nhân tạo.
- Cây trung bình:
Nhìn chung đây là nhóm cây thân bụi, như những cây họ cà, khoai tây,
cây họ đậu, cây tiêu, ngô và một số loại cỏ cũng như cây có hoa… Xác định
được giới hạn phát triển của cây khi chúng đạt được một chiều cao nhất định.
- Cây lớn:
Trong loại này thì có chuối, dừa nhỏ, cam quýt và các loại cây ăn quả
nhỏ… Có thể trồng cây ăn quả bằng phương pháp thủy canh. Nếu chúng ta trồng
bằng hạt sau vài năm cây sẽ cho thu hoạch. Mặt khác, những cây được trồng từ
cành chiết ghép có khả năng sinh trưởng tốt hơn. Cây loại này có khuynh hướng
phát triển nhỏ hơn và cũng bắt đầu có quả trong thời gian ngắn hơn cây trồng từ
hạt. Trong nhóm cây này cần một khoảng trống lớn và một lượng dung dịch dinh
dưỡng cân bằng tốt, cộng thêm sự nhẫn nại và kiên trì trong sự chú ý đến những
nhu cầu của cây. Nhìn chung, sự đa dang của những cây ăn quả có kích thước
nhỏ khi trưởng thành là một kết quả lí tưởng.
1.1.1.3 Các loại hình thủy canh chính
a. Hệ thống thuỷ canh không hồi lưu (hệ thống thủy canh tĩnh)
Là hệ thống có dung dịch dinh dưỡng đựng trong hộp xốp hoặc các vật
chứa cách nhiệt khác, dung dịch nằm nguyên trong hộp chứa từ lúc trồng cây đến
khi thu hoạch [4].
Hệ thống này thích hợp với quy mô gia đình, đòi hỏi phải bổ sung định kì
chất dinh dưỡng và điều chỉnh độ pH của dung dịch. Đối với những cây có thời
8
gian sinh trưởng ngắn (3-4 tuần) thì quá trình trồng không cần bổ sung dung dịch
như xà lách, cải xanh, [4].
Đây là hệ thống đơn giản nhất trong tất cả các loại hình thủy canh. Hệ

thống phải đảm bảo được những điều kiện tối thiểu sau:
- Cây được giữ an toàn nhưng không được quá chặt.
- Rễ phải được thả vào trong dung dịch dinh dưỡng.
- Một phần của rễ phải được nằm trong không khí.
b. Hệ thống thuỷ canh hồi lưu
Là hệ thống có dung dịch dinh dưỡng bơm tuần hoàn từ một bình chứa có
lắp đặt thiết bị điều chỉnh tự động các thông số của dung dịch để đưa tới các bộ
rễ của cây, sau đó quay lại bình chứa để điều chỉnh các thông số [4].
Hệ thống này có hiệu quả kinh tế cao hơn, không đòi hỏi chất dinh dưỡng
có cơ chế tự điều chỉnh độ axit, thích hợp với quy mô sản xuất lớn ở những nơi
có nguồn điện [4].
Dạng các hệ thống trồng thuỷ canh được phát triển cao nhất ngày nay là
kỹ thuật màng phủ dinh dưỡng (NFT – Nutrient Film Technique) được Tiến sĩ
Allen Cooper phát triển vào những năm 1960 ở Anh [4].
Chất dinh dưỡng được cung cấp qua hệ thống các ống trồng (growtube)
nơi mà các rễ rút nó lên. Phần dư thừa rút trở lại bể chứa do trọng lực, một lớp
màng mỏng dinh dưỡng cho phép các rễ có tiếp xúc ổn định với chất dinh dưỡng
và lớp khí phía trên cùng lúc [4].
c. Hệ thống khí canh [4].
Đây là hệ thống thủy canh cải tiến khi rễ cây không được trực tiếp nhúng
vào dung dịch dinh dưỡng mà phải qua hệ thống bơm phun định kỳ, nhờ vậy tiết
kiệm được dinh dưỡng và bộ rễ được thở tối đa.
Trong kỹ thuật này các cây được trồng trong một thùng cách nhiệt, chỉ
chứa sương mù và hơi nước. Sương mù (chất dinh dưỡng) được phun định kỳ
vào những thời gian nhất định trong suốt quá trình trồng cây. Cây trồng được
treo lơ lững trong thùng, chúng được duy trì trong điều kiện sống độc lập. Vì
không sử dụng đất hay môi trường tổng hợp (giá thể) nên môi trường có độ sạch
9
cao, cây sạch bệnh. Nếu một cây trồng bị nhiễm bệnh thì có thể di chuyển nó ra
khỏi hệ thống một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng đến cây khác.

Dung dịch dinh dưỡng thừa sau khi sử dụng được thu lại, lọc, bổ sung để
được tiếp tục sử dụng. Do không cần thường xuyên có một lớp nước dầy nên
trọng lượng của toàn bộ hệ thống khí canh tương đối nhẹ, dễ bố trí trên nốc nhà
hoặc sân thượng ở các thành phố.
Về nguyên tắc hệ thống này có hiệu quả kinh tế rất cao, hoàn toàn có thể
ứng dụng để làm giảm giá thành cây giống trong công nghệ sinh học thực vật. Hệ
thống này thích hợp cho qui mô sản xuất rau, hoa thương phẩm. Có thể trồng cây
trái vụ.
1.1.1.2 Lợi ích của việc trồng bằng phương pháp thủy canh (ưu điểm)
[4], [11], [12].
Việc bón phân hóa học và sử dụng các hóa chất trong nông nghiệp sẽ làm
cho đất đai bị lão hóa, gây ô nhiễm môi trường, làm biến đổi môi trường sinh thái
lân cận, các hóa chất tích lũy trong người lâu ngày sẽ gây nên những căn bệnh
nguy hiểm cho con người Với phương pháp thủy canh, đã đem lại nhiều ưu
điểm vượt trội hơn so với phương pháp trồng trọt ngoài đồng ruộng, đó là:
- Trồng thủy canh không dùng đất, nên loại bỏ được hầu hết các loài sâu
bệnh có trong môi trường sống là đất.
- Chi phí lắp đặt hệ thống thấp, kỹ thuật đơn giản dễ làm.
- Không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới.
- Trồng được nhiều vụ, có thể trái vụ.
- Không phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh, và các hóa chất độc hại
khác, giảm chi phí đầu tư cho thuốc bảo vệ thực vật.
- Năng suất cao hơn vì có thể trồng liên tục.
- Tạo được môi trường dinh dưỡng tốt nhất cho cây trồng, kiểm soát được
chất dinh dưỡng, nhờ vậy có thể giảm chi phí đầu tư phân bón.
- Sản phẩm hoàn toàn sạch đồng nhất, giàu chất dinh dưỡng và tươi ngon,
an toàn với người tiêu dùng.
- Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
10
- Chỉ cần không gian để đặt hộp dụng cụ trồng, do vậy có thể triển khai ở

những vùng đất cằn cồi như hải đảo, vùng núi xa xôi, cũng như tại gia đình trên
sân thượng, ban công, sân nhà giúp các gia đình không có vườn đất vẫn có thể
tự trồng trọt cung cấp rau xanh an toàn cho bữa ăn hàng ngày.
- Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già yếu, trẻ em có thể tham gia
có hiệu quả.
- Với phương pháp thủy canh, dung dịch được đưa vào một hệ thống
không gây ảnh hưởng cho môi trường, sự hao hụt rất ít vì cây được trồng trong
một hệ thống kín giảm thiểu sự bay hơi tự nhiên, nên có thể chủ động trồng ở các
vùng khô hạn, thiếu nước hoặc nguồn nước bị ô nhiễm như nhiễm mặn, nhiễm
phèn.
Bảng 1.1. So sánh giữa cây trồng cần đất và thủy canh
Trồng cây cần đất Thủy canh
Trong đất trồng, các vi khuẩn phải
phân cắt các chất hữu cơ phức tạp
thành các nguyên tố cơ bản như
nitrogen, phosphor, potassium (kali)
cũng như các nguyên tố vi lượng.
Thức ăn cho cây được cân bằng (dung
dịch dinh dưỡng) được hòa tan thẳng
vào nước nên thực vật có thể nhận
chất dinh dưỡng hoàn hảo mọi lúc.
Đất trồng không thể sản sinh nhiều
chất dinh dưỡng trên mỗi diện tích đủ
cho hệ rễ hấp thu.
Thủy canh mang lượng thức ăn được
cần thẳng tới rễ hơn là bắt rễ thực vật
tìm tới nó.
Đất trồng giảm sút giá trị dinh dưỡng
của nó và khó đo các độ pH và màu
mỡ.

Giá trị pH và dinh dưỡng của nước
được đo và duy trì dễ dàng, vì vậy
thực vật luôn có đủ để ăn.
Chỉ khi các cây trồng trên đất được
tưới, các nguyên tố cơ bản mới có thể
hòa tan vào nước.
Trong một hệ thống thủy canh, độ ẩm
hiện diện trong các khoảng thời gian
được kéo dài hay trong mọi lúc.
Đất trồng đóng vai trò vật chủ đối với
nhiều vi sinh vật có hại.
Các môi trường trồng thủy canh là trơ,
vô trùng, một môi trường rất vệ sinh
cho thực vật và người trồng.
Đất trồng cần nhiều việc tưới, có sự
hiện hiện của các sinh vật gây hại cao
hơn, thực vật lớn chậm hơn, cần nhiều
Thủy canh làm tăng sự sinh trưởng và
sản lượng trên mỗi diện tích của thực
vật, giảm các sinh vật gây hại, bệnh tật
11
không gian và sự chăm sóc hơn. và nhu cầu tưới nước của thực vật.
1.1.1.3 Điều kiện trồng [11].
- Mặt bằng sân thượng, ban công hay khoảng sân trước nhà.
- Ánh sáng cho cây quang hợp ít nhất 5-6 giờ trong một ngày.
- Dung dịch dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và thành phần để cây sinh
trưởng và phát triển thuận lợi.
- Có thể làm mái che bằng nilong trắng để tránh nước mưa làm dung dịch
dinh dưỡng bị pha loãng.
1.1.1.4 Vật liệu [11].

- Hộp xốp (có tác dụng cách nhiệt), hoặc các vật khác có tác dụng cách
nhiệt.
- Nilong đen.
- Chất dinh dưỡng.
- Rọ nhựa gieo hột.
- Hạt giống (xà lách).
- Giá thể (tro trấu, than bùn,…).
- Bình phun nước.
1.1.1.5 Quy trình thực hiện
- Chuẩn bị hộp xốp: Hộp xốp có sơn đen bên trong hoặc lót ni lông đen để
đựng dung dịch.
- Khoan lổ: Dùng ống nước bằng nhựa đục lổ trên nắp hộp, số lổ phụ
thuộc vào từng loại cây trồng.
- Chuẩn bị rọ gieo hạt: dùng giá thể thích hợp nhồi vào rọ, đặt rọ vào các
lổ đã đục trên nắp hộp.
- Gieo hạt: 2-3 hột vào mỗi rọ ở độ sâu khoảng 0,5-1cm.
- Pha dung dịch: có thể dùng dung dịch pha sẵn hoặc tự pha theo công
thức phù hợp với từng đối tượng thủy canh.
- Kết thúc: Đặt nắp hộp có sẵn rọ nhựa đã gieo hạt lên trên hộp xốp chứa
dụng dịch dinh dưỡng, sao cho đáy rọ nhựa ngập trong dung dịch từ 1-2 cm.
- Theo dõi mực nước trong hộp xốp, điều chỉnh pH phù hợp với từng loại
cây trồng, pha dinh dưỡng thêm vào khi mực nước thấp hơn bộ rễ.
12
1.1.1.6 Một số yếu tố ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và phát triển cây
trồng thủy canh [4].
a. Ảnh hưởng của sự ngập úng đối với hệ rễ
Sự thiếu O
2
trong vùng rễ xảy ra khi tưới gây giảm tăng trưởng và giảm
năng suất ở cây.

Mặc dù mọi thực vật bậc cao cần có nước tự do, nhưng nếu quá nhiều
nước trong môi trường, rễ cây có thể bị tổn hại thậm chí gây chết vì nó ngăn cản
sự trao đổi di chuyển của oxy và các khí khác.
Khi bị ngập thời gian ngắn, rễ cây bị thiếu O
2
do O
2
hoà tan vận chuyển.
Khi nhiệt độ ấm lên sự hô hấp vi sinh vật được kích thích thì O
2
có thể bị cạn kiệt
hoàn toàn trong vòng 24 giờ và vì vậy rễ chuyển từ điều kiện thông khí sang môi
trường kị khí.
b. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển
của thực vật trong quang hợp, hô hấp, các phản ứng biến dưỡng trên sự dinh
dưỡng nước, khoáng, sự thoát hơi nước và chuyển nhựa.
Một số nghiên cứu cho thấy khi tăng nhiệt độ ở một giới hạn hẹp đã làm
tăng sự hút các chất dinh dưỡng. Về cơ chế ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự hút
khoáng thì nhiều nghiên cứu đã cho thấy nhiệt độ đã ảnh hưởng chủ yếu lên quá
trình trao đổi chất, lên quá trình liên kết giữa các phân tử trong chất nguyên sinh
với các nguyên tố khoáng.
c. Ảnh hưởng của ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng mạnh đến sự hút khoáng. Nếu để cây trong tối 4
ngày thì khả năng hấp thu P không xảy ra và khả năng này sẽ phục hồi dần khi
đưa cây ra ngoài ánh sáng. Ánh sáng còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu NH
4
+
,
SO

4
2-
tăng mạnh, trong khi đó sự hấp thu Ca
2+
, Mg
2+
ít thay đổi. Nhìn chung tác
động của ánh sáng liên quan đến quá trình quang hợp, trao đổi nước và tính thẩm
thấu của chất nguyên sinh.
d. Ảnh hưởng của các giá thể trồng thuỷ canh
13
Giá thể để trồng cây phải có nhiều tính chất giống đất, phải là chỗ dựa cho
hệ thống rễ, tạo điều kiện cho rễ mọc dài ra để tìm nước, chất dinh dưỡng và phải
là phương tiện cung cấp O
2
, nước và dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển
của cây.
Việc lựa chọn một giá thể nào đó phụ thuộc vào ảnh hưởng của các yếu tố
bao gồm giá tiền, hiệu quả, cân nặng, tỷ lệ xốp, khả năng chống lại sự phân huỷ,
tính trơ, khả năng giữ nước, tính đồng đều và bền vững, bền và có khả năng tái
sử dụng được. Giá thể phải không chứa các vật liệu gây độc có thể ảnh hưởng
độc hại tới môi trường dinh dưỡng và cả độ pH của môi trường.
1.1.1.7 Thủy canh với việc sản xuất rau sạch
Việc ngộ độc thực phẩm do thuốc trừ sâu hay hóa chất bảo vệ thực vật
chiếm tỷ lệ cao. Tuy ngộ độc không gây ra ngộ độc tức thời nhưng ảnh hưởng lâu
dài có thể gây ung thư.
Các thuốc trừ sâu độc hại tưới vào rau với nồng độ gấp 10-20 lần, có khi
50 lần, thậm chí có nơi trước khi thu hoạch 1-3 ngày vẫn phun thuốc, nhiều
người lái buôn nhúng rau, đậu vào dung dịch Azodrin để rau đậu có màu xanh
lán khi mang ra chợ bán. Chính vì thế mà tình trạng rau sạch để sử dụng trở

thành nhu cầu cấp thiết.
Định nghĩa rau sạch có rất nhiều ý kiến khác nhau. Hiện nay, ở Việt Nam
chưa có một tiêu chuẩn nào chính xác cho rau sạch chỉ có thể xác định được bằng
việc dựa vào giới hạn cho phép của dung lượng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ
thực vật của FAO & WHO: “rau sạch là rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
không vượt mức cho phép dư lượng các độc tố vi sinh có hại tới sức khỏe con
người ở mức tối thiểu cho phép”.
Dư lượng nitrate, kim loại nặng, nông dược và mức độ nhiễm khuẩn, kí
sinh trùng có hại có lẽ quan trọng nhất xác nhận mức độ “sạch” cho mặt hàng
“rau sạch”.
Hiện nay sản xuất rau sạch được tiến hành theo các mô hình công nghệ
khác nhau: thủy canh cách ly, nhà lưới cách ly và sản xuất trên đồng ruộng.
14
Tuy nhiên với mọi mô hình vấn đề then chốt vẫn là phân bón, nước tưới,
quy trình sử dụng nông dược và các biện pháp nông học khác nhau để bảo vệ
thực vật.
1.1.2 Vài nét về cây xà lách
1.1.2.1 Giới thiệu [5]
Tên tiếng anh: Salad
Tên khoa học: Lactuca sativa. L var. capitata L.
Họ: Cúc (Asteraceac).
Bộ: Cúc (Asterales).
Phân lớp: Cúc (Asteridae).
Lớp: Hai lá mầm (Dicotyledoneae).
Ngành: Hạt kín (Angiospermatophyta).
1.1.2.2 Nguồn gốc, sự phân bố và các loại xà lách trồng ở Việt Nam
a. Nguồn gốc
Cây xà lách hoang dại (Lactuca serriola) phát xuất từ vùng tiểu Á Trung
Đông, và được sử dụng làm rau ăn từ thời Cổ đại. Cây xuất hiện trong những khu
vườn tại La Mã và Hy lạp từ khoảng 500 năm trước thời Ki-Tô giáo, nhưng lúc

đó được xem là món sang trọng dành cho ngày Lễ hội, hay cho giới quý tộc.
Columbus đã đưa hạt giống xà lách đến Châu Mỹ vào năm 1493 và cây
rau đã phát triển nhanh chóng ngay từ năm 1494 tại Bahamas, đến 1565 cây trở
thành loại rau thông dụng nhất tại Haiti và cây đến Ba Tư từ 1610. Tại Hoa Kỳ,
vào năm 1806 đã có đến 16 loài xà lách được trồng tại các nhà vườn Mỹ, để sau
đó trở thành loại cây hoa màu đáng giá nhất và 85% sản lượng tại Mỹ là do Vùng
phía Tây cung cấp: California, Arizona, Colorado, Washington, Oregon và
Idaho
Nhiều chủng loại sau đó đã được lai tạo, cho những cây rau hình dáng
thay đổi, từ lá úp lại như bắp cải đến lá xoăn, lá mọc dài
b. Phân bố và sinh thái [2], [3]
15
Cây được phân bố ở Bắc bán cầu, cây được nhập trồng ở nhiều nước nhiệt
đới. Ở nước ta, xà lách được trồng ở nhiều nơi, từ vùng đồng bằng đến vùng núi,
từ Bắc chí Nam, nó thích ứng với khí hậu mát.
Cây xà lách phân bố chủ yếu ở các vùng lạnh như Sapa, Đà Lạt và một số
tỉnh ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long như: Bến Tre, Vĩnh Long
c. Các loại xà lách trồng ở Việt Nam [5]
Nước ta sử dụng 2 nhóm giống chủ yếu sau:
- Xà lách trứng: Lá trắng, chịu được mưa nắng, cuộn chắc.
- Xà lách li ti: Lá xanh nhạt, tán lớn, ít cuộn, xốp, chịu úng.
Đà Lạt là khu vực có sản lượng rau rất lớn ở nước ta, và chính nơi đây
cũng đã có nhiều loại xà lách được trồng.
- Những giống xà lách được trồng từ 1990 như: Butter Lettuce CLS 808,
Lettuce Marina, Lettuce Mini Star, Full Heart NR65, Endive N
0
138.
- Từ năm 1998, có nhiều giống xà lách mới được nhập nội và được gieo
trồng theo phương thức sản xuất rau chất lượng cao với nhiều màu sắc khác nhau
như Lolbo Rossa, Romaine, Oakleaf Green…

1.1.2.3 Đặc điểm sinh học của cây xà lách [5]
- Thân thuộc loại thân thảo.
- Có dịch trắng như sữa trong cây.
- Bộ rễ yếu, nhưng phát triển nhiều và nhanh.
- Nhiệt độ: Thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển từ 15 – 25
0
C.
- Ánh sáng: Ánh sáng trung bình trong ngày khoảng 10 – 12 giờ/ngày rất
thuận lợi để cây phát triển.
- Độ ẩm đất khoảng 70 – 80%.
- Đất: Xà lách không kén đất. Đất thoát nước tốt, pH: 5,8 – 6,6
1.1.2.4 Phân loại cây xà lách
Xà lách được xếp thành 5 nhóm thông dụng gồm:
- Crisphead lettuce (Iceberg lettuce)
- Butterhead lettuce (Boston lettuce, Bibb lettuce)
- Cos lettuce (Romaine lettuce),
- Leaf lettuce hay Xà lách bó, lá rời
16
- Xà lách Á châu: Asparagus lettuce hay Stem lettuce
a. Crisphead lettuce hay Iceberg lettuce
Đây là loại xà lách thông thường nhất, nhưng ít có giá trị dinh dưỡng
nhất trong các loại xà lách. Đa số xà lách loài Iceberg lettuce được trồng tại
California và chở đi phân phối tại các nơi khác.
Iceberg lettuce có lá lớn, dòn, xanh nhạt. Bắp xà lách tương đối chắc, vị
nhạt. Đây là một trong những loài rau bị dùng nhiều hóa chất nhất trong khi
trồng.
Cây thuộc loại thân thảo, có rễ trụ và có xơ. Thân hình trụ, thẳng có thể
cao đến 60 cm, phân nhánh ở phần trên. Lá ở gốc xếp hình hoa thị. Nơi cây
trồng, lá tạo thành búp dầy đặc hình cầu; lá màu xanh lục sáng, gần như tròn hay
hơi thuôn, dài 60 cm, rộng 3-7 cm, mép có răng không đều. Hoa mọc thành cụm,

hình chùy ở ngọn, màu vàng. Quả thuộc loại bế quả, nhỏ và dẹp, màu xám có
khía
b. Butterhead lettuce: Bibb và Boston lettuce
Xà lách Bibb thuộc loại xà lách đầu tròn, nhỏ, lá giống như cánh hoa
hồng, và đặt tên để ghi nhớ John Bibb, người đã lai tạo ra giống rau này. Lá
mềm, màu xanh lục xậm, đôi khi có màu nâu đỏ nơi mép lá, càng vào trong lõi lá
càng xanh nhạt lần. Khá dòn, hương vị thơm ngon ngọt.
Xà lách loại Boston lettuce, lớn bằng trái banh softball, đầu bắp tương đối
ít chắc, lá có cảm giác hơi nhớt. Lá bên ngoài xanh đậm, bên trong chuyển về
màu trắng, nhất là nơi lõi. Xà lách Boston không dòn lắm, nhưng lá mềm và
ngọt, lá càng bên trong gần lõi càng ngọt dịu.
c. Romaine lettuce hay Cos lettuce
Tên gọi tại các nơi: Pháp là Laitues romaines; Đức: Romischer oder Bind-
Salat; Ý: Lattuga romana; Tây ban Nha: Lechuga romana…
Tại Việt nam, cây được gọi là Rau diếp.
Xà lách Romaine có đầu tương đối lỏng, dài và dạng hình trụ, lá rau rộng
cứng có màu từ xanh vàng nhạt ở gốc chuyển sang xanh đậm về phía ngọn. Lá
rau rời hình thuôn dài, có dạng chiếc muỗng, tuy rau có vẻ thô, nhưng tương đối
ngọt, lá phía trong mềm và nhiều hương vị hơn.
17
Cây thuộc loại thân thảo, lưỡng niên, có thân thẳng, hình trụ. Lá mọc từ
gốc thân, càng lên cao càng nhỏ dần. Lá ở gốc có cuống, lá ở thân không cuống.
Quả loại quả bế, dẹp, màu nâu.
Rau diếp được du nhập từ châu Âu để trồng tại Việt Nam và có nhiều
chủng như diếp vàng, diếp xanh, diếp lưỡi hổ…
d. Leaf lettuce hay Xà lách bó, lá rời
Xà lách loại này có lá thẵng, xoăn hay cuốn… đủ màu từ xanh sáng, đỏ
xậm đến màu đồng Vị khá ngon, nhưng khó tồn trữ và chuyên chở.
e. Xà lách Á châu : Asparagus lettuce hay Stem lettuce
Đây là loài xà lách của Trung Hoa. Năm 1938, một nhà Truyền giáo tại

vùng Tây Trung Hoa, gần biên giới Tây tạng, đã gửi một ít hạt giống về cho một
nhà vuờn Hoa Kỳ. Cây được đặt tên là Celtuce vì hình dạng có vẻ giống như một
cây lai tạo giữa Cần tây (Celery) và Lettuce… Cây rau hiện được trồng tại Hoa
Kỳ. Xà lách Celtuce cho lá xanh nhạt dạng hoa: vị có vẻ giống các loại Romaine
lettuce và Cos lettuce. Lá già có nhựa, khiến có vị đắng. Cây phát triển có cọng
dài có thể đến 1,5m. Cọng giữ được vị ngọt cho đến khi cây trổ hoa, vỏ có chứa
nhựa đắng…
1.1.2.3 Thành phần hóa học
Xà lách là loại rau cải rất giàu chất dinh dưỡng. Cứ 100 gram xà lách sẽ
cung cấp khoảng 2,2 gram carbohydrate, 1,2 gram chất xơ, 90 gram nước, 166
microgram vitamin A, 73 microgram folate (vitamin B9). Ngoài ra, xà lách còn
có lactucarium, lactucorin, lactucin, acid lactucic, asparagin, hyoscyamin,
chlorophylle, vitamin A, B, C, D, E; các chất khoáng Fe, Ca, P, I, Mn, Zn, Cu,
Na, Cl, K, Co, As, phosphat, sulfat, sterol, carotene… Người ta đã tìm thấy trong
xà lách có một đơn vị vitamin E/50 gram và 17,7 miligram vitamin C/100 gram
cây tươi. Để trong 3 ngày lượng vitamin C giảm xuống 4 miligram nếu ta không
giữ rễ cây cẩn thận trong nước.
1.1.2.4 Giá trị kinh tế của cây xà lách
Xà lách là loại rau dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, chính vì vậy mà
giúp cho người trồng thu hồi vốn nhanh, trồng được nhiều vụ và liên tục trong
năm. Rau xà lách còn chế biến ra nhiều món ăn ngon, giàu dinh dưỡng phục vụ
18
cho nhu cầu của con người như các món salad, xà lách trộn thịt bò, xà lách bò sốt
giấm đen… Ngoài ra, cây xà lách có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao. Chính
vì vậy cây xà lách đem lại lợi ích kinh tế cao cho nông dân.
1.1.2.5 Giá trị dinh dưỡng và dược liệu cây xà lách [6], [8]
Xà lách có vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, lọc máu, khai vị,
cung cấp chất khoáng, giảm đau, gây ngủ, làm dịu, chống ho, chống đái đường,
làm mềm, lợi sữa, dẫn mật, chống thối… nên được dùng trong các trường hợp
thần kinh căng thẳng, tâm thần suy nhược, đau bao tử…

Ngoài ra xà lách còn có tác dụng bồi bổ gân cốt, lợi cho tạng phủ, thông
kinh mạch làm sáng mắt, giúp dễ ngủ…
Xà lách được chỉ định dùng làm thuốc trong các trường hợp thần kinh dễ
bị kích thích, suy nhược tâm thần, đánh trống ngực, co giật nội tạng, chứng đau
dạ dày, di mộng tinh, kích thích sinh lý, đau do lậu, mất ngủ, thiếu chất khoáng,
ho, ho gà, ho thần kinh, suyễn, đái đường, thống phong, tạng khớp, bệnh sởi,
viêm thận, hành kinh đau bụng, vàng da, sung huyết gan, táo bón.
Dược học cổ truyền Trung hoa dùng nhựa xà lách thoa ngoài da trị các vết
thương có mủ; hạt dùng giúp sinh sữa nơi sản phụ; hoa và hạt giúp hạ nóng sốt.
Theo Nghiên cứu tại Laboratoire de Botanique et Cryptogamie, Faculté de
Pharmacie, Marseille, Pháp-Trên Mycoses Số Jul-Aug 1990: Chất nhựa xà lách
có khả năng ngăn chặn sự tăng trưởng của Candida albicans bằng cách tạo ra sự
hủy biến nơi thành phần tế bào chất của nấm, tác động này được cho là do ở các
enzymes loại glucanase có trong nhựa xà-lách.
Nước ép xà lách còn có tác dụng giải nhiệt. Do chứa một hàm lượng cao
magnesium nên nước ép xà lách có một năng lực siêu phàm trong việc hồi phục
các mô cơ, tăng cường chức năng não. Y học dân gian phương Tây cho rằng
dùng dịch ép xà lách pha với tinh dầu hoa hồng thoa vào trán và thái dương sẽ
giúp cắt những cơn đau đầu.
Là một loại rau giàu chất xơ, giàu cellulose nên xà lách còn giúp thoát
khỏi tình trạng táo bón.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, xà lách là một loại thực phẩm lý tưởng vì
thuộc nhóm rau có thành phần carbohydrate thấp hơn 3%. Xà lách còn chứa một
19
hàm lượng đáng kể chất sắt nên là một loại thực phẩm rất tốt cho những người bị
thiếu máu do thiếu sắt.
Do có chứa nhiều beta-carotene nên xà lách có tiềm năng trong việc ngăn
ngừa ung thư, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, thấp khớp, đục thủy tinh thể Một
nghiên cứu đã được thực hiện tại Đại Học Y khoa Utah (Mỹ) cho thấy xà lách có
thể làm giảm tần suất rủi ro bị ung thư ruột kết ở cả nam lẫn nữ, do trong xà lách

có chứa một tác nhân kháng ung thư là lutein.
Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú nếu ăn thường xuyên xà
lách sẽ rất có lợi cho thai nhi và trẻ sơ sinh do trong xà lách chứa rất nhiều axit
folic. Xà lách cũng có tác dụng ngăn chặn xuất tinh sớm ở nam giới. Hỗn hợp
dịch ép xà lách với rau dền Ý (còn gọi là rau bina) giúp đàn ông cải thiện tình
trạng rụng tóc.
Những phụ nữ muốn giảm cân đã chọn xà lách là một giải pháp vì có tác
dụng làm đầy bao tử nên không có cảm giác đói.
Do hàm lượng nước cao và các vitamin nên ăn xà lách còn giúp người ăn
có một làn da tươi mát.
Ngoài những công dụng trên, ăn xà lách còn hưởng được vô số lợi ích
khác như giảm stress, chống lở loét, các bệnh nhiễm trùng đường tiểu
Lá đem giã chữa rắn cắn.
Theo Đông y Trung Quốc xà lách được dùng phòng chữa các chứng bệnh
sau:
- Sữa không thông: xà lách 100g sắc lấy nước, cho vào ít rượu để uống.
- Tiểu tiện không thông hoặc đái ra máu: Lấy xà lách một nắm giã nhuyễn
đắp lên rốn.
- Chữa bệnh ngoài da:
+ Chàm, mẩn ngứa: Lá tươi giã nhuyễn xoa đắp.
+ Chữa mụn nhọt sưng đau: Lấy xà lách giã nát, đắp vào chỗ bị nhọt, thay
ngày 2-3 lần.
+ Trứng cá: Hằng ngày dùng nước xà lách rửa mặt. (Lấy xà lách luộc
trong 2 lít nước cho sôi kỹ, đổ ra chậu để nguội rửa mặt).
20
+ Chữa bỏng hoặc sưng tấy: Lấy một ít xà lách nấu với ít dầu vừng cho
chín để nguội đắp lên chỗ sưng tấy, bỏng
- Làm giảm nếp nhăn trên mặt: xà lách rửa sạch ráo nước nghiền nát
nhuyễn đánh đều với lòng trắng trứng gà, để làm mặt nạ đắp mặt 20 phút rồi rửa
sạch bằng nước sạch (trước khi đắp phải rửa mặt cho sạch). Mỗi tuần đắp mặt xà

lách 2 lần.
- Chữa trĩ lở loét, đại tiện ra máu: Dùng một trong 3 bài thuốc sau:
+ Xà lách rửa sạch, ngâm nước muối, ăn sống hằng ngày, có tác dụng
nhuận tràng, chỉ huyết.
+ Nước ép xà lách và nước ép ngó sen mỗi loại 50ml, thêm một chút mật
ong, uống ngày 2 lần, liên tục nhiều ngày cho đến khi khỏi.
+ Trị lở loét, có thể nhổ 2-3 cây xà lách, rửa sạch, sắc nước, ngâm và rửa
chỗ bị bệnh có tác dụng sát khuẩn và giảm đau.
- Chữa tiểu đường: Ăn xà lách tươi hoặc xà lách tươi giã nhuyễn vắt lọc
lấy nước hòa với chút rượu uống.
- Chữa viêm loét dạ dày: Uống nước ép xà lách. Ăn xà lách luộc, nấu
canh.
- Chữa thấp khớp kể cả thống phong (gút): Hằng ngày uống dịch ép xà
lách. Ngày đầu 1/2 thìa canh ngày hai 1 thìa, tăng mỗi ngày 1/2 thìa đến ngày thứ
10 thì giảm xuống mỗi ngày 1/2 thìa.
- Chống ôxy hóa, chống lão hóa, phòng chống các bệnh nan y, tim mạch
(do chứa nhiều lutein và vitamin C): xà lách thay đổi cách chế biến ăn hằng ngày
và phối hợp các liệu pháp khác.
1.1.2.6 Thu hoạch
* Trồng ngoài đất: Trồng được 25-35 ngày thì chúng ta có thể thu hoạch
được. Khi thu hoạch người ta nhổ cả gốc rửa sạch đất, bó lại rồi đem đi tiêu thụ.
* Trồng theo phương pháp thủy canh: 25-35 ngày sẽ tiến hành thu
hoạch, khi thu hoạch nếu chúng ta sử dụng ngay thì cắt ngang gốc, nếu chưa
dùng ngay thì để cây trong rọ để vào nước nhằm giúp cây xanh tốt, đến khi sử
dụng vẫn còn xanh tươi, không bị khô héo ảnh hưởng đến chất lượng của rau.
1.1.3. Tìm hiểu dung dịch dinh dưỡng
21
1.1.3.1 Công thức dinh dưỡng thủy canh [4]
Có nhiều dung dịch dinh dưỡng để áp dụng trong trồng cây thủy canh, như
công thức thủy canh của DR.Alan Cooper, Albert’s, Knop… Dưới đây chúng tôi

xin giới thiệu thành phần các hóa chất của các dung dịch dinh dưỡng kể trên.
Bảng 1.2. Công thức dung dịch dinh dưỡng của DR.Alan Cooper
Pha trong 1000 lít
Hóa chất g/1000 lít nước cất
KH
2
PO
4
263
KNO
3
583
Ca(NO
3
).5H
2
O 1003
MgSO
4
.7H
2
O 513
Fe EDTA 79
MnSO
4
.5 H
2
O 6,1
H
3

BO
3
1,7
CuSO
4
.5H
2
O 0,39
Na
2
MoO
4.
2H
2
O 0,37
ZnSO
4
.7H
2
O 0,44
Bảng 1.3. Công thức dung dịch dinh dưỡng Albert’s
Pha trong 1000 lít
Hóa chất g/1000 lít nước cất
KNO
3
39
Ca(NO
3
).5H
2

O 952
MgSO
4
.7H
2
O 308
Fe EDTA 8
ZnSO
4
.7H
2
O 0,15
H
3
BO
3
0,2
MnSO
4
.5 H
2
O 1,15
CuSO
4
.5H
2
O 0,1
KHSO
4
269

K
2
SO
4
423
Na
2
MoO
4.
2H
2
O 0,03
Bảng 1.4: Công thức dung dịch dinh dưỡng Knop
Hoá chất g/l nước cất
22
Ca(NO
3
)
2
KH
2
PO
4
MgSO
4
.7H
2
O
KCl
FeCl

3
1,0
0,250
0,250
0,0125
0,0125
1.1.3.2 Cách pha dung dịch dinh dưỡng Knop [11], [12]
Pha dung dịch dinh dưỡng phải pha riêng từng hợp chất với nồng độ gấp
nhiều lần tuỳ thuộc vào lượng dung dịch cần sử dụng đó là dung dịch mẹ. Khi
pha thành dung dịch Knop để dùng ta lấy 1 phần của dung dịch mẹ và pha loãng
bằng nước cất một số lần tương ứng.
Chú ý khi pha dung dịch để trồng cây chúng ta cần phải tuân thủ thứ tự
các chất như ở trên bảng nghĩa là đầu tiên pha dung dịch Ca(NO
3
)
2
, tiếp theo cho
dung dịch KH
2
PO
4
vào với dung dịch Ca(NO
3
)
2
tiếp theo đổ dung dịch
MgSO
4
.7H
2

O… cứ như thế cho đến hết các chất, làm như vậy để tránh kết tủa.
- Điều chỉnh pH của dung dịch dinh dưỡng: Mỗi loài cây trồng thích hợp
với độ pH nhất định, có trường hợp cây kém phát triển không phải do thiếu chất
dinh dưỡng mà do pH không thích hợp. Trong quá trình trồng cây, pH luôn thay
đổi do đó phải thường xuyên theo dõi và điều chỉnh pH đó bằng cách thêm một
lượng H
2
SO
4
0,2% (hay NaOH 0,2% cần thiết thử theo thuốc chỉ thị pH).
1.1.4 Một số loại giá thể
- Tro trấu
Vỏ trấu chứa khoảng 75% chất hữu cơ dễ bay hơi bị cháy trong quá trình
đốt và khoảng 25% còn lại chuyển thành tro. Trong tro trấu chứa khoảng 85-90%
Silic đioxyt vô định hình.
Tro trấu chứa nhiều kali dùng để cải tạo đất rất tốt, đối với đất bạc màu,
chai cứng thì trấu làm đất tơi xốp lại, tro trấu có hàm lượng khoáng nhiều dùng
để bón cho hoa màu. Có thể coi nó là 1 loại phân đa yếu tố nhìn chung hàm
23
lượng Kali có trong tro trấu khá cao nên có thể sử dụng làm phân bón thay thế 1
phần Kali. Trong tro, Kali tồn tại dưới dạng K
2
CO
3
rất dễ tan trong nước, đó là
dạng Kali thích hợp với tất cả các loại cây đặc biệt là cây mẫn cảm với clo.
Tro trấu nên để nơi khô ráo, nếu bị ướt nó sẽ mất hết Kali, chất lượng sẽ
giảm. Có thể dùng tro bón cho tất cả các loại đất và các loại cây đặc biệt hiệu quả
trên các loại cây đất chua đất cát và đất than bùn nghèo Kali. Tro trấu còn có thể
được dùng làm phân lót bón thúc đều được.

Tro trấu chứa khoảng 80% silicoxyt nên tro trấu có phản ứng kiềm thấp do
đó có thể trộn tro trấu với phân bắc sẽ ít mất N và khử được mùi hôi của phân.
Tro trấu có tính xốp và độ thoáng phù hợp cho hạt nảy mầm cũng như sự
hô hấp của rễ.
- Than bùn [4], [10]
Than bùn được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau. Xác thực vật
được tích tụ lại, được đất vùi lấp và chịu tác động của điều kiện ngập nước trong
nhiều năm. Với điều kiện phân hủy yếm khí các xác thực vật được chuyển thành
than bùn.
Trong than bùn có hàm lượng chất vô cơ là 18 – 24%, phần còn lại là các
chất hữu cơ. Theo số liệu điều tra của các nhà khoa học, trên thế giới trữ lượng
than bùn có khoảng 300 tỷ tấn, chiếm 1,5% diện tích bề mặt quả đất. Than bùn
được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế khác nhau. Trong nông nghiệp than bùn
được sử dụng để làm phân bón và tăng chất hữu cơ cho đất.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn thay đổi tuỳ thuộc vào
thành phần các loài thực vật và quá trình phân huỷ các chất hữu cơ.
Than bùn có hợp chất bitumic rất khó phân giải. Nếu bón trực tiếp cho cây
không những không có tác dụng tốt mà còn làm giảm năng suất cây trồng. Vì
vậy, than bùn muốn dùng làm phân bón phải khử hết bitumic. Dùng tác động của
nhiệt để khử bitumic trong than bùn. Có thể phơi nắng một thời gian để Ôxy hoá
bitumic. Có thể hun nóng than bùn ở nhiệt độ 70
o
C.
Trong than bùn có axit humic, có tác dụng kích thích tăng trưởng của cây.
Hàm lượng đạm tổng số trong than bùn cao hơn trong phân chuồng gấp 2 – 7
24
lần, nhưng chủ yếu ở dưới dạng hữu cơ. Các chất đạm này cần được phân huỷ
thành đạm vô cơ cây mới sử dụng được.
Đây là chất tốt nhất trong các giá thể hữu cơ có khả năng giữ nước và chất
dinh dưỡng cao hơn các loại giá thể hữu cơ khác.Than bùn có chứa nhiều khoáng

như: N, P, Ca, Mg và một số nguyên tố vi lượng trong đó có silic.
Thông thường trong trồng thuỷ canh, than bùn được dùng để trồng các
loại cây cho quả như: cà chua, dưa leo, ớt tây, dâu tây…
- Mùn cưa [4]
Mùn cưa, cát và hổn hợp hai vật liệu đó được dùng có kết quả để sản xuất
dưa chuột. Một hỗn hợp có khoảng 25% cát có lợi là phân bố độ ẩm đồng đều
hơn khi dùng mùn cưa. Chú ý rằng một số mùn cưa có chứa chất độc khi còn
tươi nên mùn cưa sử dụng chủ yếu ở dạng phơi khô.
-Vỏ cây, xơ dừa [4]
Đây là vật liệu tương đối rẻ tiền, có khả năng chống phân hủy do vi khuẩn
cao. Phần lớn các nghiên cứu dùng vỏ cây hoặc xơ dừa, cần phải cho dòng nước
chảy chậm để lôi cuốn hợp chất tanin có trong cỏ cây và xơ dừa.
- Sỏi [4]
Cũng giống như cát, hạt sỏi không chứa đá vôi, do đó không gây ảnh
hưởng đến độ pH. Sử dụng sỏi có nhiều thuận lợi, vấn đề giữ nước có thể giảm
đến mức tối thiểu bằng cách sử dụng hổn hợp gồm 40% perlite và 60% sỏi về thể
tích.
- Perlite [4]
Perlite là một dẫn xuất của đá núi lửa chứa silic. Vật liệu có khoảng 2 – 5
% ẩm, và sau khi nghiền và gia nhiệt tới vào khoảng 1000
0
C, sẽ nở ra, tạo thành
một vật liệu có tỷ trọng nhẹ theo thể tích 130 – 180 kg/m
3
. Vật liêu có một cấu
trúc chặt chẽ, khả năng giữ nước tốt, có tính ổn định vật lý, và đối với phần lớn
các sử dụng có tính trơ hoá học. Tuy nhiên, nó chứa 6,9% nhôm và một phần
nhôm có thể giải phóng trong dung dịch pH thấp gây ra những hậu quả bất lợi
cho sự sinh trưởng của cây.
- Vermiculite [4]

25

×