Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Quy trình mở và thanh toán với LC nhập khẩu tại ngân hàng cổ phần công thương việt nam chi nhánh ba đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.2 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Lời mở đầu 2
I Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Ba Đình 3
I.1 Khái quát về VietinBank Ba Đình 3
I.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3
I.1.2 Cơ cấu tổ chức 4
I.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 5
I.2 Giới thiệu về Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn 14
I.2.1 Cơ cấu tổ chức: 14
I.2.2 Chức năng, nhiệm vụ 14
II Qui trình mở và thanh toán đối với L/C nhập khẩu 17
II.1 Qui trình mở và thanh toán đối với L/C nhập khẩu 17
II.2 Đúc rút kinh nghiệm cá nhân 23
1
Lời mở đầu
Trong điều kiện toàn cầu hóa và Việt Nam tham gia ngày càng mạnh mẽ
vào thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế ngày càng trở nên quan trọng
trong hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta. Trong số rất nhiều các hình thức
thanh toán quốc tế, thanh toán sử dụng thư tín dụng (L/C) luôn chiếm tỷ trọng
lớn hàng đầu. Nó không chỉ đóng vai trò thanh toán cho các giao dịch mua
bán qua biên giới mà còn góp phần bảo lãnh cho uy tín của các doanh nghiệp,
giúp cho việc mua bán có thể thực hiện được. Tuy nhiên, dù hình thức này đã
rất phổ biến, nhưng sử dụng L/C trong thanh toán quốc tế luôn tiềm ẩn nhiều
rủi ro.
Trong quá trình kiến tập tại ngân hàng cổ phần Công thương Việt Nam
chi nhánh Ba Đình em đã được trực tiếp làm quen với phương thức thanh toán
bằng L/C và nhận thức được quy trình, thực trạng và một số những rủi ro thực
tế khi sử dụng phương thức này. Nhưng do kiến thức hạn hẹp và thời gian
kiến tập ngắn cũng như thanh toán qua L/C là một lĩng vực rộng, bởi vậy, em
đã chọn đề tài: “Quy trình mở và thanh toán với L/C nhập khẩu” để viết


báo cáo thực tập giữa khóa. Nội dung bài báo cáo gồm hai chương:
Chương I : Giới thiệu chung về Ngân hàng Công thương Việt Nam chi
nhánh Ba Đình
Chương II : Quy trình mở và thanh toán với L/C nhập khẩu
Em xin chân thành cảm ơn cô đã hướng dẫn để có thể hoàn thánh được
bài báo cáo này, nhưng với kiến thức hiện này bài báo cáo không thể tránh
khỏi những thiếu sót, kình mong cô góp ý để bài báo cáo của em hoàn thiện
hơn.
2
I Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Ba Đình
I.1 Khái quát về VietinBank Ba Đình
I.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Ba Đình tiền thân là Chi
điểm ngân hàng Đội Cấn được thành lập từ năm 1958, là một trong những
ngân hàng được thành lập đầu tiên trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Nhiệm vụ của
Ngân hàng lúc đó là xây dựng cơ sở vật chất, củng cố tổ chức và hoạt động
ngân hàng. Đến nay, hơn nửa thế kỉ từ khi thành lập, với biết bao thăng trầm
của nền kinh tế đất nước, hoạt động ngân hàng liên tục phải đối mặt với nhiều
khó khăn, thách thức.
Sau khi thống nhất đất nước, năm 1975 đến giai đoạn đổi mới, năm
1988, thời kỳ này nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng trầm trọng, vì vậy
ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng nhà nước nói riêng cũng gặp rất
nhiều khó khăn. Thời kỳ đổi mới, nền kinh tế chuyển từ cơ chế kinh tế tập
trung quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường có sự quản lý và điều tiết của
nhà nước, theo nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26/31988 về việc thành lập
các ngân hàng chuyên doanh, Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT)
được thành lập, NHCT chi nhánh Ba Đình trở thành một chi nhánh trực thuộc
NHCT Thành phố Hà Nội trong những năm đầu thực hiện chuyển đổi mô
hình tổ chức và hoạt động (1988-1993).
Giai đoạn này nền kinh tế nước ta vẫn đứng trước thách thức rất lớn,

kinh tế còn khủng hoảng, lạm phát cao, cơ chế quản lý và nền lối làm việc cũ,
quan liêu bao cấp vẫn còn. Chi nhánh Ba Đình thực hiện nhiệm vụ của ngân
hàng chuyên doanh với chức năng chủ yếu là huy động vốn, cho vay và thực
hiện chức năng thanh toán. Tuy nhien, quy mô hoạt động thì nhỏm nguồn vốn
khoảng 8874 triệu đồng, dư nợ cho vay 4980 triệu đồng, nhưng đã xảy ra cho
vay bị thất thoát vốn lớn, vợ xấu, nợ đọng chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ.
Từ năm 1993, sau khi Tổng giám đốc NHCT giải thể Chi nhánh NHCT
Thành phố Hà Nội, chính thức chuyển thành Chi nhánh trực thuộc NHCT,
3
Ngân hàng mang tên “Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”.
Đây cũng là thời kỹ Chi nhánh đã có những đổi mới toàn diện từ tổ chức bộ
máy, đổi mới về phương thức tổ chức quản lý và hoạt động. Với đội ngũ cán
bộ quản lý và nhân viên trẻ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và
quyết tâm đổi mới, nhờ đó hoạt động kinh doanh đã tạo ra bước ngoặt mới, từ
một ngân hàng kinh doanh thua lỗ trở thành một trong những chi nhánh ngân
hàng có quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả nhất trong hệ thống NHCT, liên tục
được Nhà nước phong tặng những danh hiệu cao quý như Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ năm 1998, Huân chương lao động hạng ba năm 2000, Huân
chương lao động hạng nhì năm 2005 và nhiều danh hiệu khác.
I.1.2 Cơ cấu tổ chức
Theo quyết định số 068/QĐ-CNBĐ-TCHC ngày 30/07/2007 của Giám
đốc VietinBanh Ba Đình về việc chuyển đổi, sắp xếp lại mô hình tổ chức Chi
nhánh: có Ban giám đóc và 9 phòng ban tại Trụ Sở chính gồm: Phòng Khách
hàng doanh nghiệp lớn, Phòng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, Phòng
Khách hàng cá nhân, Phòng Kế toán Giao dịch, Phòng Tổng hợp, Phòng
thông tin điện toán, Phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề, Phòng Tổ chức
hành chính, Phòng Tiền tệ Kho quỹ, Phòng giao dịch Tây Hồ, Phòng Giao
dịch Tây Đô, Phòng giao dịch Nguyễn Du, Pgiao dịch Đội Cấn; Phòng Giao
dịch số 2; phòng Giao dịch số 3; 6 Phòng Giao dịch loại 1, 12 Phòng Giao
dịch loại 2; Bộ phận thẻ và Dịch vụ Ngân hàng điện tử đuợc sáp nhập vào

Phòng Khách hàng cá nhân; Bộ phận thanh toán xuất nhập khẩu đuợc gọi là
Tài trợ thương mại và nằm trong Phòng KHDN lớn;
Có thể tóm tắt cơ cấu tổ chức của VietinBank Ba Đình theo sơ đồ sau:
4
Sơ đồ I.1: Mô hình tổ chức VietinBank Ba Đình
(Nguồn: Phòng tổng hợp VietinBank Ba Đình)
I.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh
Trong các năm gần đây, khi điều kiện kinh tế thế giới và trong nước gặp
nhiều khó khăn, tuy đã thoát khỏi đáy của cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế, bắt đầu những tín hiệu phát triển nhưng chưa thực sự bền vững.
Đưnngs trước tình hình đó, VietinBank Ba Đình đã triển khai tích cực các chủ
trương chính sách của Chính phủ, NHNN và Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam, cùng với nỗ lực chung của toàn ngành ngân hàng và cả hệ thống.
VietinBank Ba Đình đã đạt được những kết qả kinh doanh khả quan:
5
Ban Giám Đốc
Khối kinh doanh Khối Dịch vụ Khối hỗ trợ
Khối quản lý
rủi ro
Khối kỹ thuật
Phòng KHDN
lớn
Phòng KHDN
vừa và nhỏ
Phòng KH
Cá nhân
Các phòng GD
loại 1
Các phòng GD
loại 2

Phòng kế toán
Giao dịch
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng Tổng hợp
Phòng tiền tệ kho
quỹ
Phòng quản lỹ
RR&NCVĐ
Phòng thông tin
điện toán
Bảng I.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Ba Đình
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng thu nhập 755.988 889.598 2.340.765
Tổng chi phí 564.246 760.353 2.067.108
Lợi nhuận trước trích
DPRR
227.293 194.566 410.226
Lợi nhuận sau trích
DPRR
191.742 129.245 274.031
Năm 2010 lợi nhuận sau khi trích lập DPRR của Chi nhánh là 129.245
tr.đ, giảm 62.497 tr.đ tương đương 32,6% so với năm 2009. Mặc dù tổng thu
nhập của Chi nhánh có tăng so với năm 2009, nhưng nợ nhóm 2 và nợ xấu ở
mức cao do ảnh hưởng của nhóm khách hàng thuộc Tập đoàn Vinashin cũ,
các khách hàng đều khó khăn về tài chính nên công tác xử lí th hồi nợ gặp
nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận chung của Chi nhánh.
Bước sang năm 2011, kết quả kinh doanh của Chi nhánh đã có nhiều
chuyển biến tích cực. Lợi nhuận trước trích DPRR đạt 410.226 tr.đ, tăng

215.660 tr.đ tương đương 110.8% so với năm 2010. Lợi nhuận đã trích DPRR
đạt 274.031 tr.đ tăng 144.786 tr.đ tương đương 112% so với năm 2010. Có
thể thấy rằng lợi nhuận của Chi nhánh có mứuc tăng trưởng rất tốt (trên 200%
so với năm 2010) và xếp thứ 4 trong hệ thống về lợi nhận. Đó là những kết
quả đáng ghi nhận của Chi nhánh Ba Đình cho những nỗ lực phấn đầu để
vượt qua những khó khăn của nền kinh tế trong năm 2011.
a.Hoạt động huy động vốn
Bảng I.2 Kết quả hoạt động huy động vốn của VietinBank Ba Đình
6
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tiền gửi của tổ chức
kinh tế
3.047 4.890 4.494
Tiền gửi tiết kiệm 2.481 3.103 3.925
Định chế tài chính 50 241 1.345
Tổng nguồn huy động
vốn
5.578 8.234 9.873
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của VietinBank Ba ĐÌnh năm 2009-2011)
Xác định mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn là trọng tâm số 1 của năm
2011, Chi nhánh đã áp dụng đồng bộ và linh hoạt các giải pháp để tăng trưởng
nguồn vốn. Dực vào bảng số liêu jcó thể thấy tổng nguồn huy động của Chi
nhánh tăng trưởng qua các năm. Năm 2010, tổng nguồn huy động vốn là
8.234 tỷ, tăng 2.655 tỷ tương đương 47.6% so với năm 2009. Năm 2011, tổng
nguồn huy động của Chi nhánh là 9.873 tỷ, tăng 1.639 tỷ tương đương 19.9%
so với năm 2010. Mức tăng trưởng nguồn huy động năm 2011 tuy có giảm so
với mức tăng năm 2010, nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng khá trong bối cảnh
chạy đua lãi suất của các NHTM.
Về cơ cấu nguồn vốn, huy động từ các tổ chức kinh tế luôn chiếm tỉ

trọng cao trong tổng nguồn huy động (năm 2009:54.6%. năm 2010:59.3%,
năm 2011:45.5%). Năm 2011, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn kéo theo hiệu
quả kinh doanh của các doanh nghiệp giảm sút, do đó tièn gửi từ các tổ chức
kinh tế vào Chi nhánh giảm đáng kể, 396 tỷ tương đương 8.1% so với năm
2010. Thay vào đó nguồn huy động từ tiền gửi tiết kiệm và định chế tài chính
tăng so với năm 2010: tièn gửi tiết kiệm tăng 822 tỷ tương đương 26,5%, định
chế tăng 1104 tỷ tương đương 458,1%.
Trong tổng nguồn huy động vốn năm 2011 có 8.231 tỷ đồng huy động
bằng VNĐ, tăng 1.293 tỷ đồng so với 2010, chiếm 83,4% tổng nguồn huy
động. Huy động bằng ngoại tệ quy VNĐ đạt 1.642 tỷ đồng, tăng 346 tỷ đồng
so với năm 2010, chiếm 16,6% tổng nguồn huy động.
7
Để đạt được kết quả trên là sự nỗ lực và quyết tâm của Chi nhánh
trước tình hình nền kinh tế có nhiều biến động không thuận lợi cho ngành
ngân hàng như: sự thay đổi vàng và tỷ giá, cạnh tranh lãi suất gay gắt giữa các
NHCP trên địa bàn,… VỚi nhiều sản phẩm huy động vốn đa dạng kết hợp với
công tác tiếp thị linh hoạt, cũng như sự điều chỉnh lãi suất kịp thời, nưam
2011 Chi nhánh Ba Đình đã giữ vững được nguồn tiền gưir của các khách
hàng truyền thống, tích cực khai thác thêm nguồn tiền gửi mới, nguồn tiền gửi
của các dự án đem lại hiệu quả cao cho công tác huy động vốn của Chi nhánh.
b.Hoạt động cho vay
Cho vay nền kinh tế là hoạt động kinh doanh mang lại thu nhập lớn nhất
cho NHTM. Tuy nhiên hoạt động này cũng yêu cầu chi phí cao và có độ rủi ro
lớn. Trong các năm gần đây, Chi nhánh Ba Đình đã hạn chế cho vay đôi với
các lĩnh vực có rủi ro cao như: cho vay kinh doanh bất động sản, kinh doanh
chứng khoán,…, đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đủ năng
lực tài chính, thực hiện cho vay theo các chương trình của Chính phủ như cho
vay hỗ trợ lãi suất, cho vay nông nghiệp phát triển nông thôn, cho vay xuất
khẩu,…, góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, đồng thời đêm lại hiêu
jquả cho hoạt đông kinh doanh của chi nhánh.

8
Bảng I.3 Hoạt động cho vay của VietinBank Ba Đình
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 200917 Năm 2010 Năm 2011
Dư nợ cho vay
ngắn hạn
2.426 3.517 3.295
Dư nợ cho vay
trung, dài hạn
1.308 2.143 2.003
Tổng dư nợ cho
vay
3.734 5.660 5.298
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD VietinBank Ba Đình 2009-2011)
Bảng 2.4 Chất lượng tín dụng của VietinBank Ba Đình
(Đơn vị: tr.đ)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nợ nhóm 2 567.980 784.949 0
Nợ xấu 292.364 601.686 177.436
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD VietinBank Ba Đình 2009-2011)
Qua bảng hoạt động cho vay của VietinBank Ba Đình có thể thấy năm
2010 Chi nhánh có mức tăng dư nợ cho vay lớn. Tổng dư nợ năm 2010 đạt
5.660 tỷ đồng, tăng 1926 tỷ đồng so với năm 2009 tương đương tốc độ tăng
rưởng 51,6%. Dư nợ cho vay năm 2010 tuy tăng trưởng với tốc độ cao nhưng
chất lượng tín dụng chưa tốt, do vẫn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
và việc cơ cấu lại hoạt động của tập đoàn Vinashin của Chính phủ. Tình hình
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Vinashin gặp nhiều
khó khăn đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Năm
2010 toàn bộ dư nợ của các đơn vị thành viên thuộc tập đoàn Vinashin dều bị
chuyển sang nợ nhóm 2 và nợ xấu. Điều này đã làm cho nợ nhóm 2 của ngân

hàng ở mức hơn xấp xỉ 785 tỷ đồng, tăng gần 217 tỷ đồng tương đương
38,2% và nợ xấu ở mức 602 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 310 tỷ đồng tương đương
105,8% sovới năm 2009.
9
Bước sang năm 2011, dư nợ cho vay của Chi nhánh đạt 5.28 tỷ đồng,
giamr 362 tỷ đồng và chi bằng 93,6% năm 2010. Dư nợ cho vay nền kinh tế
2011 tuy có giảm nhưng chất lượng tín dụng thì đã cải thiện một cách rõ rệt
so với năm 2010. Năm 2011, Chi nhánh không còn nợ nhóm 2, giảm 785 tỷ.
nợ xấu ở mức 177 tỷ, giam hơn 400 tỷ tương đương giảm hơn 70% so với
năm 2010. Để đạt được thành quả trên là nhờ nỗ lực, cố gắng của Chi nhánh
trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường chất lượng thẩm định,
tuân thủ đúng cơ chế, các quy định, quy trình nghiệp vụ, thường xuyên kiểm
tra, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và giám sát
chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay với tất cả các khách hàng.
c.Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Là một NHTm hiện đại, bên cạnh các hoạt động kinh doanh truyền thống
như huy động vốn, cho vay,… VietinBank Ba ĐÌnh luôn chú trọng tới các
nghiẹp vụ NH quốc tế như: TTQT, kinh doanh ngoại tệ,…
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Bảng I.4 Kết quả kinh doanh ngoại tệ của VietinBank Ba Đình
(Đơn vị: Tr.USD)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh số thu
mua ngoại tệ
67,1 75,3 84,9
Doanh số bán
ngoại tệ
67,9 75,9 85,1
Tổng doanh số
mua bán

135 151,2 170
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKĐ VietinBank Ba Đình 2009-2011)
Tổng doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh tăng trương đồng đều
qua các năm. Năm 2010, tổng doanh số mua bán đạt 151,2 tr.SSD, tăng 16,2
tr.USD tương đương 12% so với năm 2009. Sang năm 2011, con số này tăng
lên 120 tr.USD và bằng 112,4% năm 2010. Mức tăng trưởng này tuy không
10
quá ấn tượng nhưng nhìn vào bối cảnh thị trường ngoại tệ nhiều biến động
phức tập cả năm 2010 và 2011 thì giữ vững được mức tăng trưởng ổn định là
một kết quả đáng ghi nhận. Chi nhánh đã triển khai nhiều nhóm giải phấp
tổng hợp và linh hoạt để duy trì ổn định và mở rộng khai thác nguồn ngoại tệ
nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yế của khách hàng vào đảm bảo hiệu quả kinh
doanh.
- Hoạt động thanh toán quốc tế
Trong thời gian gần đây, hoạt động TTQT tại các NHTm Việt Nam được
quan tâm đầu tư hơn bao giời hết, như đầu tư đào tạo cán bộ chuyên gia
TTQT, đầu tư lớn cho công nghệ thanh toán hiện đại, tổ chức mạng lưới
TTQT trong hệ thống đáp ứng yêu cầu hối nhập qốc tế…đi cùng với xu
hướng phát triển chung của toàn ngành và toàn hệ thống. Hoạt động TTQT
của VietinBank Ba Đình đã thu được kết quả như sau:
Bảng I.5 Doanh số thanh toán quốc tế của VietinBank Ba Đình
(Đơn vị: Nghìn USD)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh số thanh
toán xuất khẩu
142.591 143.518 139.439
Doanh số thanh
toán nhập khẩu
130.409 146.838 226.409
Tổng doanh số

thanh toán XNK
273.000 290.356 365.848
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD VietinBank Ba Đình 2009-2011)
Doanh số thanh toán XNK của Chi nhánh đều tăng trưởng qua các năm.
Mức tăng trưởngcủa năm 2010 so với năm 2009 là 17.356 nghìn USD tương
đương 6,4%. Trong đó, mức tăng của thanh toán xuất khẩu là khá khiêm tốn,
chỉ là 0,6% còn nhập khẩu có mức tăng ấn tượng hơn: 12,6% tương đương
16.429 nghìn USD. Hoạt động TTQT trong năm 2011 có bước khởi sắc hơn
khi tốc độ tăng trưởng của tổng doanh số thanh toán XNK năm 2011 so với
11
năm 2010 là 26,0%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của năm 2010 so với
năm 2009. Doanh số thanh toán Xuất khẩu giảm nhẹ 2,8% trong khi doanh số
thanh toán nhập khẩ tăng mạnh 54,2% tương đương 79.571 nghìn USD, góp
phần tăng doanh số thanh toán XNK năm 2011 thêm 75.492 nghìn USD so
với 2010.
d. Hoạt động kinh doanh khác
Bảng I.6 Một số hoạt động kinh doanh khác của VietinBank Ba Đình
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Thu dịch vụ ngân hàng
(tr.đ)
36.445 48.018 50.535
Phát hành thẻ: (số thẻ
- Thẻ ATM
- Thẻ VISA
- Máy EDC
19.531
155
37
37.267
1.939

120
42.718
1.807
120
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD VietinBank Ba Đình 2009-2011)
- Hoạt động phát triển thẻ và ngân hàng điện tử
Trong các năm gần đây, công tác phát hành thẻ có nhiều chuyển biến
tích cực, với nỗ lực chung và sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban
nên Chi nhánh đã đạt được kết quả tốt mặc dù chỉ tiêu kế hoạch thẻ NHCPTM
Công thương Việt Nam giao là rất lớn.
+ Phát hành thẻ ATM: Chi nhánh đã tiếp cận được với một số khách
hàng phát hành thẻ ATM lớn và có triển vọng phát trieenr trong những năm
tiếp theo, bên cạnh đó tập trung vào đối tượng học sinh, sinh viên là đối tượng
tương đối ổn định, hằng năm có sự tăng trưởng tốt. Trong năm 2010 Chi
nhánh phát hành được 37.267 thẻ ATM đạt 124,2% kế hoạch được giao, bằng
190,8% so với năm 2009, số lượng thẻ phát hành cho đối tượng là học sinh,
sinh viên đạt 26.000 thẻ, chiếm 70% tổng số lượng thẻ phát hành của chi
nhánh. Bước sang năm 2011, Chi nhánh tiếp tục páht hành được 42.718 thẻ
ATM đạt 142% kế hoạch được giao, bằn 114%,6% so với năm 2010. Tính
12
đến thời điểm 31/12/2011, Chi nhánh đang quản lý 130.164 thẻ Atm với số dư
tiền gửi trên tổng số đạt tới 73,3 tỷ đồng.
+ Phát hành thẻ tín dụng quốc tế: Năm 2010 số lượng thẻ TDQT phát
hành là 1.939 thẻ, đạt 107,7% kế hoạch và gấp 13 lần so với thực hiện cả năm
2009. Năm 2011, Chi nhánh tiếp tục phát hành được 1.807 thẻ, đạt 112% kế
hoạch được giao và bằng 93,2% năm 2009. Tổng số thẻ TDQT Chi nhánh
đang quản lý là 4.147 thẻ. Chi nhánh đã triển khai thêm nhiều sản phẩm dịch
vụ mới liên quan đến thẻ TDQT, mở rộng thêm nhiều đối tượng sử dụng thẻ
nhằm quảng bá hình ảnh và thương hiệu VietinBank. Doanh số thanh toán
qua thẻ TDQT năm 2011 đạt mức hơn 40 tỷ đồng.

+ Máy cà thẻ EDC: trong 2 năm 2010 và 2011, Chi nhánh đã tiến hành
lắp đặt mới được 120 máy mỗi năm, đên thời điểm 31/12/2011 Chi nhánh
đang quản lý 273 máy.
- Các dịch vụ ngân hàng khác
Bằng việc tăng cường công tác mở rộng páht triển các hoạt động dịch vụ,
đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân ahngf bán lẻ tại tất cả các phòng giao
dịch, VietinBank Ba Đình đã cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích cho
khách hàng và mang lại cho ngân hàng nguồn thu phí lớn. Nguồn thu dịch vụ
ngân hàng đề gia tăng trong các năm: tăng 11.573 tr.đ của năm 2010 so với
năm 2009 và tăng 2.517 tr.đ của năm 2011 so với năm 2010. Tuy nhiên tỷ
trọng dịch vj so với tổng thu nhập còn là một con số rất nhỏ: 5,4% năm 2010
và chỉ 3,5% năm 2011. Với xu hướng ngày càng gia tăng tỉ trọng thu phí dịch
vụ của một NHTM hiện đại, Chi nhánh luôn chú trọng đầu tư hoàn thiện và
phát triển các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ
toàn diện về cả trình độ nghiệp vụ, tác phong giao dịch và nhận thức về tầm
quan trọng của phát triển dịch vụ ngân hàng.
13
I.2 Giới thiệu về Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn
I.2.1 Cơ cấu tổ chức:
Từ khi bộ phận thanh toán quốc tế chuyển tên thành bộ phận tài trợ
thương mại và về thành một phần của phòng KHDNL thì tính đến nay phòng
có hai bộ phận:
- Bộ phận tín dụng, quan hệ KHDNL
- Bộ phận tài trợ thương mại
I.2.2 Chức năng, nhiệm vụ
a.Chức năng
a.1 Chức năng của bộ phận quan hệ KHDNL
Căn cứ theo quyết định số 751/2012-QĐ-TGĐ-NHCT1 ban hành ngày
30/3/2012 thì chức năng của phòng KHDNL ngoài các các chức năng chung
như thương xuyên tự đánh giá, đề xuất các ý kiến, tham mưu cho BGĐ vì

mục tiêu phát triẻn chung, tự chị trách nhiệm trước BGĐ và Pháp luật,… thì
bộ phận KHDNL có chức năng chính sau:
- Tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc kahchs hàng DNL
- Phối hợp cùng các bộ phận liên quan cung cấp trọn gói các sản phẩm,
dịch vụ của NHCT cho các khách hàng là DNL. Phù hợp với chế độ, quy định
hiện hành của NHCT kết hợp bán chéo, bán thêm các sản phẩm dịch vụ cho
các khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cấu của khách hàng, tối đa hóa lợi
ích mang lại cho ngân hàng.
- Theo dõi, giám sát khoản vay, đốn đốc thu hồi nợ vay; Đầu mối phối
hợp với Phòng QLRR&NCVĐ thu hồi các khoản nợ xấu, nợi ngoại bảng, nợ
xử lý rủi ro.
- Quản lý, khai tách hồ sơ, thông tin khách hàng DNL theo quy định
của NHCT.
- Nghiên cứu, đề xuất cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện có và páht triểm
sản phẩm, dịch vụ mới cho khách hàng là DNL.
a.2 Chức năng của bộ phận Tài trợ Thương mại
14
- Tiếp nhận và xử lý các giao dịch tài trợ thương mại trong phạm vi được
ủy quyền theo đúng các Quy chế, Quy định, Quy trình nghiẹp vụ về Tài trợ
thương mại hiện hành cả NHCT.
- Đầu mối tiếp thị, tư vấn và bán các sản phẩm, dịch vụ Tài trợ thương
mại cho các Khách hàng;
- Đầu mối giải quyết những vướng mắc phát sinh đến nghiệp vụ tài trợ
thương mại tại CN và để báo các kịp thời những vướng mắc phát sinh không
xử lý được cho cấp có thẩm quyền.
b.Nhiệm vụ
- Quan hệ khách hàng, Khai thác nguồn vốn: Chủ động tìm kiếm, tiếp thị
khách hàng mới, thiết lập, chăm sóc và duy trì quan hệ thường xuyên các
khách hàng dnl; Khai thách nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ theo qui định
hiện hành của NHCT; Đầu mối trong quản lý, quan hệ khách hàng DNL tại

CN và các đơn vị mạng lưới.
- Nghiệp vụ tín dụng: Tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng cung cấp, hoàn
thiện hồ sơ vay vốn, chiết khấu, ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp tín dụng
khác bao gồm cả các hình thức Tài trợ thương mại; Thẩm định khách hàng,
hoật động Sxkd, tình hình tài chính, kế hạch sản xuất, phương án đề nghị cấp
tín dụng; Đánh giá lợi ích khách hàng mang lại; Lập báo cáo thâm định và đề
xuất cấp tín dụng, chuyển Phòng QLRR&NCVĐ thẩm định và đề xuất quyết
định tín dụng cho khách hàng theo qui định; phối hợp các bộ phận liên quan
tiến hành thủ tục nhập kho TSBĐ và hồ sơ TSBĐ của khách hàng theo quy
định; Theo dõi, cập nhật thông tin hồ sơ tài sản đảm bảo của khách hàng;
Kiểm tra giám sát chặt chẽ trước, trong và sau khi cấp tín dụng; Thực hiện các
thủ tục liên quan đến giải ngân/ phát hành ca kết bảo lãnh/thư tín dụng…;
Theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ (gốc,lãi, nợ quá hạn,…); Thường xuyên
cập nhật thông tin khách hàng,…
- Sản phẩm dịch vụ: Nghiên cứu đề xuất phát triển, cải tiến các sản
phẩm, dịch vụ mới cho KHDNL; Trực tiếp và phối hợp cùng các Phòng, Ban
15
Trụ sở chính tại Chi nhánh tư vấn, hỗ trợ và bán trọn gói sản phẩm dịch vụ
ngân hàng, bán chéo, bán thêm các sản phẩm cho KHDNL, đảm bảo nhanh
chóng, chính xác, an toàn hiệu quả; Phối hợp bộ phận thẻ và dịch vụ ngân
hàng điển tử thực hiện cung cấp các dịch vụ về thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc
tế,….
16
II Qui trình mở và thanh toán đối với L/C nhập khẩu
II.1 Qui trình mở và thanh toán đối với L/C nhập khẩu
Sơ đồ II.1 Quy trình mở và thanh toán đối với L/C nhập khẩu
(1) Người nhập khẩu mở đơn xin mở thư tín dụng. Ngân hàng Công
thương Ba Đình phát hành L/C, chuyển tiếp lên hội sở chính Ngân hàng Công
thương Việt Nam.
(2) Ngân hàng Công thương Việt Nam chuyển cho Ngân hàng thông

báo qua mạng SWIFT.
(3) Ngân hàng thông báo chuyển tiếp thông báo L/C cho người xuất
khẩu.
(4) Người xuất khẩu giao hàng, người xuất khẩu xuất trình chứng từ
theo quy định của L/C và yêu cầu thanh toán.
(5) Ngân hàng thông báo gửi chứng từ đòi tiền Ngân hàng Công thương
Ba Đình
(6) Chuyển tiền thanh toán (nếu là thanh toán ngay) hoặc thông báo
thanh toán ( nếu là thanh toán có kỳ hạn thanh toán chậm ) cho ngân hàng
phục vụ người xuất khẩu theo bản hướng dẫn được gửi đến từ ngân hàng phục
vụ người xuất khẩu.
17
Người nhập khẩu Ngân hàng CTBĐ
Hội sở chính
NHCTVN
Người xuất khẩu Ngân hàng thông
báo
(1)
(2)
(9)
(3)
(8)
(7)
(6)
(4)
(5)
(7) Giao chứng từ cho người nhập khẩu khi đã hoàn thành thủ tục cần
thiết.
Với tư cách là Ngân hàng mở L/C, Ngân hàng Công thương Ba Đình
hiện các bước công việc trong quy trình mở và thanh toán L/C nhập khẩu như

sau :
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Ngân hàng Công thương Ba Đình chỉ được phép tiếp nhận hồ sơ thanh
toán L/C hàng nhập khẩu cho khách hàng khi có đủ các điều kiện sau:
+ Chi nhánh chưa sử dụng hết hạn mức vốn điều hoà của NHCT VN
hoặc tài khoản điều chuyển vốn của Ngân hàng dư Có.
+ Chi nhánh còn khả năng thanh toán tổng giá trị toàn bộ các L/C mà
Chi nhánh đã phát hành và có đủ khả năng thanh toán cho L/C mà khách hàng
đang yêu cầu phát hành.
+ Loại L/C, giá trị của L/C, số dư mở L/C, mức ký quỹ phải thực hiện
đúng các quy định hiện hành của NHCT VN. Các trường hợp ngoại lệ phải
được chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Đối với các L/C ký quỹ dưới 100% trị giá L/C đều phải qua Tín dụng
thẩm định và được Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt
trước khi chuyển sang phòng Thanh toán XNK thực hiện.
Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc NHCT VN
về tính trung thực, hợp pháp và hợp lệ của việc phát hành L/C và đảm bảo
nguồn vốn thanh toán cho L/C mà Chi nhánh đã phát hành.
Hội sở chính chịu trách nhiệm kiểm tra nội dung L/C theo thông lệ quốc
tế và chuyển tiếp đến Ngân hàng thông báo.
 Hồ sơ xin mở L/C của khách hàng bao gồm
+ Đơn xin mở L/C.
+ Hợp đồng ngoại thương gốc ( trường hợp ký hợp đồng qua FAX thì
đơn vị phải ký và đóng dấu trên bản photo để xác nhận việc ký hợp đồng và
18
đơn vị hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp của bản hợp
đồng).
+ Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác ( Nếu có).
+ Giấy phép nhập khẩu của Bộ Công thương ( nếu mặt hàng nhập khẩu
thuộc danh mục quản lý quy định tại quyết định điều hành xuất nhập khẩu

hàng năm của Thủ tướng Chính Phủ).
+ Cam kết thanh toán, hợp đồng tín dụng ( trường hợp vay vốn), công
văn phê duyệt cho mở L/C trả chậm của Ngân hàng Công thương Việt Nam
( trường hợp mở L/C trả chậm).
+ Hợp đồng mua bán ngoại tệ ( nếu có).
+ Bản giải trình mở L/C do phòng tín dụng của Chi nhánh lập được
Giám đốc Chi nhánh hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt ( trường
hợp ký quỹ dưới 100% trị giá L/C).
 Đối với những đơn vị có quan hệ giao dịch lần đầu thì hồ sơ xin
mở L/C cần có thêm
+ Quyết định thành lập
+ Đăng kí kinh doanh
+ Đăng kí mã số xuất nhập khẩu (nếu có)
Tất cả các chứng từ trên đều phải xuất trình bản gốc và lưu lại Chi nhánh
bản photo có đóng dấu treo của đơn vị, các chứng từ sau phải lưu bản gốc :
Cam kết thanh toán, hợp đồng vay vốn, hợp đồng mua bán ngoại tệ, đơn xin
mở L/C của khách hàng, bản giải trình mở L/C. Trong đó Đơn xin mở L/C
phải viết thành 2 bản có chữ ký của Giám đốc đơn vị. Khi được Chi nhánh
chấp nhận mở L/C thì phải trả phí mở L/C. Ngân hàng qui định mức phí là
0.10% so với số tiền của L/C ( tối thiểu 10$, tối đa 300$).
Cán bộ TTQT khi tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C của khách hàng phải kiểm
tra và phải đảm bảo hồ sơ đủ điều kiện.
Khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng L/C nếu không có tiền ký quỹ
hoặc mức ký quỹ dưới 100%, trước khi làm thủ tục mở L/C đều phảI làm thủ
19
tục cam kết hoặc vay vốn thông qua phòng kinh doanh, cam kết sử dụng vốn
hoặc khế ước vay vốn phải được lãnh đạo Ngân hàng phê chuẩn.
Để nâng cao trách nhiệm, giảm bớt thủ tục phiền hà, Ngân hàng có thể
tiến hành phân loại, cấp hạn mức tín dụng mở L/C cho khách hàng có quan hệ
giao dịch thường xuyên, quan hệ vay trả sòng phẳng, xác định mức ký quỹ tối

thiểu cho từng đơn vị có quan hệ khi mở L/C thanh toán bằng vốn tự có. Hạn
mức tín dụng L/C, tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C bằng vốn tự có hoặc cam kết
thanh toán do giám đốc ngân hàng quyết định và tự chịu trách nhiệm trên cơ
sở đề xuất của phòng kinh doanh tuỳ theo mức độ tín nhiệm, khả năng tài
chính hoặc tài sản thế chấp và hiệu quả kinh doanh của người nhập khẩu… và
thông báo cho bộ phận thanh toán quốc tế vào đầu quý, khi có nhu cầu thay
đổi phải được thông báo bằng văn bản.
Bước 2 : Đăng kí và phát hành L/C nhập khẩu
a. Tạo hồ sơ L/C nhập khẩu
Khi hồ sơ để phát hành L/C nhập khẩu của khách hàng đã hội đủ các
điều kiện theo quy định, thanh toán viên tiến hành mở hồ sơ L/C nhập khẩu
trên máy vi tính trong chương trình IBS. Chương trình sẽ tự động kiểm tra các
yếu tố cần thiết theo các quy định hiện hành về việc phát hành L/C nhập khẩu
NHCT VN. Trường hợp mở L/C cho doanh nghiệp thuộc diện được hưởng ưu
đãi nằm ngoài quy định chung, việc mở L/C phải do cán bộ có thẩm quyền
phê duyệt. Thanh toán viên sẽ bỏ qua lệnh kiểm tra hồ sơ mở L/C, máy tính sẽ
thông báo L/C này chưa được kiểm tra hồ sơ mở L/C khi Trưởng phòng
Thanh toán XNK hoặc người được uỷ quyền tính ký hiệu mật cho L/C đó.
Nếu chấp nhận tính ký hiệu mật, máy tính sẽ ghi lại thời điểm tính ký hiệu
mật và người tính ký hiệu mật cùng với người phê duyệt mở L/C trong quyền
hạn và trách nhiệm của mình sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của
mình.
20
b. Tạo điện L/C
Sau khi hoàn tất hồ sơ L/C nhập khẩu, trên cơ sở đơn xin mở L/C, thanh
toán viên tiến hành tạo điện L/C trên tập tin MT700. Quá trình nhập dữ liệu,
thanh toán viên phải tuân thủ quy định về cách lập, sử dụng điện MT700 của
NHCT VN, và lưu ý một số vấn đề được quy định trong quy trình thanh toán
quốc tế
Bước 3 : Kiểm soát L/C

Nếu L/C hội đủ các điều kiện cần thiết thì tiến hành kiểm soát toàn bộ
nội dung L/C để đảm bảo sự khớp đúng giữa nội dung của hợp đồng ngoại
thương, đơn xin mở L/C và L/C nếu không thì phải sửa đổi L/C. Trưởng
phòng TT XNK hoặc người được uỷ quyền phải xem xét kỹ các điều khoản
của L/C, nếu có điều khoản nào bất lợi cho khách hàng và/hoặc cho ngân
hàng thì khẩn trương thông báo cho khách hàng, đề nghị sửa đổi Đơn xin mở
L/C làm căn cứ sửa L/C nhằm giảm bớt rủi ro. Nếu khách hàng không chịu
sửa đổi thì yêu cầu khách hàng làm bản cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm
và bồi hoàn thiệt hại cho Chi nhánh ( nếu có). Trường hợp các điều khoản của
L/C có thể mang đến những thiệt hại nghiêm trọng của Chi nhánh mà khách
hàng không sửa đổi đơn xin mở L/C thì ngân hàng từ chối không phát hành
L/C đó và lập biên bản huỷ L/C trong chương trình mạng IBS
Bước 4 : Sửa đổi L/C
Sửa đổi L/C gồm có hai công việc, đó là tạo điện sửa đổi L/C và kiểm
soát.
a. Tạo điện sửa đổi
Sau khi L/C đã được phát hành, khi có nhu cầu sửa đổi, khách hàng gửi
đơn đến Chi nhánh, thanh toán viên nhận yêu cầu sửa đổi của khách hàng,
kiểm tra các điều khoản sửa đổi, nếu thấy hợp lý thì nhập dữ liệu sửa đổi trên
mẫu điện MT707 tuân thủ theo cách lập và sử dụng tập tin MT707. Nếu L/C
sửa đổi tăng tiền thì khách hàng phải bổ sung mức ký quỹ và tài sản thế chấp
tương ứng để đảm bảo khả năng thanh toán cho L/C đó và phải làm các nghĩa
21
vụ khác có liên quan tuỳ theo sự phát sinh như về phí dịch vụ…Sau khi hoàn
thành việc nhập dữ liệu, thanh toán viên kiểm tra lại và tiến hành các thao tác
liên quan khác.
b. Kiểm soát
Trưởng phòng Thanh toán XNK hoặc người được uỷ quyền có trách
nhiệm kiểm soát điện sửa đổi, nếu không có gì sai sẽ ký trên điện sửa đổi và
Phiếu chuyển khoản. Điện sửa đổi và hồ sơ sửa đổi được chuyển cho Giám đốc

hoặc người được uỷ quyền phê duyệt và chuyển lại cho trưởng phòng Thanh
toán XNK hoặc người được uỷ quyền tính ký hiệu mật để chuyển bức điện đó về
HSC để chuyển tiếp cho người hưởng lợi thông qua ngân hàng đại lý.
Bước 5 : Nhận, kiểm tra, xử lý chứng từ, thanh toán L/C
Sau khi nhận được L/C và các sửa đổi liên quan phù hợp với khả năng
đáp ứng của mình, người bán sẽ tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh
toán để gửi đến cho Chi nhánh thông qua ngân hàng của người bán. Chi
nhánh có trách nhiệm nhận kiểm tra, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán và
giao chứng từ cho khách hàng theo quy định và trong từng trường hợp cụ thể
thì tiến hành các nghiệp vụ tương ứng.

Sơ đồ II.2 Sơ đồ thanh toán qua mạng SWIFT
22
Ngân hàng
CTBĐ
Ngân hàng CTVN
Ngân hàng trung
gian
Người xuất khẩu Ngân hàng của
người xuất khẩu
(1)
(2)
(3)
(4)
Bước 6 : Đóng L/C nhập khẩu
Công việc này được tiến hành khi hồ sơ nhập khẩu được huỷ bỏ đã thanh
toán hết hoặc không còn giá trị thanh toán, từ chối thanh toán và bộ chứng từ
đã gửi trả lại ngân hàng gửi chứng từ. Những L/C không còn hiệu lực sẽ tự
động đóng hồ sơ sau 1 tháng kể từ ngày hết hiệu lực L/C.
Bước 7: Lưu giữ chứng từ

Ngân hàng phải lưu giữ tất cả các chứng từ có liên quan đến giao dịch:
Hồ sơ mở của khách hàng, Bản gốc của L/C của khách hàng, Các bức điện
giao dịch có liên quan, Phiếu kiểm tra bộ chứng từ của Ngân hàng….
Bảng II.1 Bảng mức lệ phí thanh toán hàng nhập khẩu
Loại hình Lệ phí thanh toán L/C
1.Phát hành 0,1% giá trị L/C (10-300USD)
2.Sửa đổi, tăng tiền 0,1% chênh lệch L/C (10-300USD)
3.Sửa đổi khác 15 USD/ 1lần
4.Thanh toán L/C 0,2% giá trị L/C (15-500USD)
5.Huỷ bỏ L/C. 10 USD
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán quốc tế NHCTVN)
II.2 Đúc rút kinh nghiệm cá nhân
Sau quá trình kiến tập của em tại phòng KHDNL, NHCT Viêt Nam - Chi
nhánh Ba đình, một môi trường làm việc chuyên nghiệp bên ngoài giảng
đường đại học, em đã thu được rất nhiều kinh nghiệm thực tế gắn liền với lý
thuyết minh được học, đặc biệt là là về L/C. Sau quá trình kiến tập em thấy
sau khi học lý thuyết mình mới chỉ hiểu về L/C và cách nó hoạt động còn hiểu
biết kỹ càng hơn về quy trình mở, thanh toán L/C cũng như các nghiệp vụ liên
quan(như thẩm định rủi ro, phương pháp bảo đảm cam kết của khách hàng
…), các nguồn luật điều chỉnh cũng như các cách bảo đảm cam kết của khách
hàng thì chỉ sau quá trình kiến tập thực tế mới có được. Từ kiến thức được
học và quá trình kiến tập, em đã tự rút ra cho mình những kinh nghiệm quý
báu, trau dồi được kiến thức và một số kỹ năng cần thiết cho việc đi làm sau
này nói chung và mở và thanh toán L/C nhập khẩu tại ngân hàng nói riêng.
23
Tuy nhiên với kiến thức của một sinh viên năm thứ ba thì kiến thức thu lại sau
quá trình kiến tập cũng như bài báo cáo của em ở trên có thể vẫn còn nhiều
thiếu sót, em kình mong cô góp ý để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
24

×