Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Thuyết minh móng cọc Ký túc xá trường Đại Học Tây Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 47 trang )

Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công
THUYEÁT MINH
THI CÔNG
( KHOÁI LÖÔÏNG 25% )
GVHD: THAÀY NGUYỄN VĂN CHIẾU
CHƯƠNG 1:

Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH
1.1.VỊ TRÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH:
Kí túc xá trường Đại Học Tây Đô được xây dựng ở thành phố Cần Thơ
nhằm đáp ứng nhu cầu ở của sinh viên trường.
1.2.ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH:
Từ số liệu khảo sát địa chất công trình, ta thấy nền đất xây dựng công
trình có đặc điểm như sau:
- Lớp 1: Lớp đất đắp dày 0.75 m.
- Lớp đất 2: Là lớp đất bùn sét màu vàng xám,chảy có chiều dầy trung bình
2.0 m.
- Lớp đất 3: Là lớp đất sét màu xám, xanh - Trạng thái chảy, có chiều dầy
trung bình 5.0m.
- Lớp đất 4: Đất sét màu nâu đỏ xám trắng - Trạng thái nửa cứng có chiều
dày trung bình từ 7.0m.
- Lớp đất 5: Đất sét màu vàng xám trắng - Trạng thái dẽo cứng có chiều dày
lớn hơn 9.0m.
1.3.ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CÔNG TRÌNH:
1.3.1. KIẾN TRÚC:
- Mặt bằng công trình hình chữ nhật có chiều dài là 55.2.m và chiều rộng là
22.1m. Diện tích toàn công trình là 1219.91 m
2
.
- Công trình gồm 8 tầng cos


0.000
±
được chọn đặt tại mặt sàn tầng trệt cách
mặt đất tự nhiên 0.75m. Chiều cao công trình là 31.9m kể từ cos
0.000
±
đến
bản nắp hồ nước mái.
- Chiều cao tầng 1 là 4m, các tầng còn lại cao 3.6m.
1.3.2. KẾT CẤU:
- Giải pháp kết cấu chính của công trình là kết cấu khung chịu lực, hệ dầm
sàn toàn khối.
- Tường bao che bằng gạch ống dày 200 và tường ngăn bằng gạch ống dày
100.
- Cửa bằng kính khung nhôm.
- Vật liệu:
+ Bê tông sử dụng cho kết cấu bên trên là bê tông B20 (M250)
+ Thép
10≥
φ
: loại AIII (cho kết cấu bên trên)
+ Thép
10<
φ
: loại AI (cho kết cấu bên trên)
1.3.3. NỀN MÓNG:
- Giải pháp nền móng là móng sâu, cọc khoan nhồi, mũi cọc nằm ở lớp
đất thứ 4.
- Đài cọc liên kết ngàm với cột và cọc. Thép cọc ngàm vào đài 1 đoạn 0.45m
và đoạn đầu cọc trong đài là 0.15m.

- Đài cọc nằm ở cao trình -2.75m so với cos
0.000
±
. Mũi cọc khoan nhồi
nằm ở cao trình -34.75m.
- Vật liệu:
+ Bê tông sử dụng cho đài và cọc là bê tông B25
+ Thép
10≥
φ
: loại AIII
+ Thép
10<
φ
: loại AI

Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công
1.4. ĐIỀU KIỆN THI CÔNG:
1.4.1. TÌNH HÌNH CUNG ỨNG VẬT TƯ:
- Công trình được xây dựng ở thành phố Cần Thơ nên việc cung cấp vật tư
dể dàng và đảm bảo về mặt chất lượng cũng như số lượng.
- Toàn bộ khối lượng vật tư do xí nghiệp, nhà máy trên địa bàn thành phố
cung cấp vận chuyển đến chân công trình bằng ô tô.
- Thép: Sử dụng thép của công ty thép Miền Nam và một số đơn vị cung
ứng khác nằm trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận.
- Xi măng: Sử dụng xi măng Hà Tiên và một số loại xi măng đặc biệt khác
theo yêu cầu của thiết kế.
1.4.2. MÁY MÓC VÀ CÁC THIẾT BỊ THI CÔNG:
Có rất nhiều công ty cho thuê các thiết bị máy móc phục vụ cho công tác
thi công. Bên cạnh đó có nhiều loại và số lượng để ta chọn cho phù hợp với

công trình. Sau đây là các máy móc và thiết bị phục vụ cho công trình:
- Ống vách
- Máy khoan : khoan tạo lỗ hoặc để hạ ống vách.
- Máy rung hoặc máy ép: để hạ ống vách.
- Máy kinh vĩ quang học: định vị tim cọc.
- Máy thủy bình: đo độ cao
- Máy đào đất : đào đất hố móng.
- Máy vận thăng: dùng để đua cấu kiện và vật liệu lên cao.
- Cần trục tháp vận chuyển vật liệu và tham gia đổ bê tông cột, sê nô theo
bán kính hoạt động của cần trục.
- Máy bơm bê tông: bơm bê tông theo chiều đứng và chiều ngang công
trình.
- Xe chở bê tông tươi.
- Xe ôtô vận chuyển: vận chuyển đất ra ngoài công trình và chuyên chở
một số vật liệu cần thiết khác.
- Các loại đầm: đầm dùi, đầm bàn.
- Máy cắt, kéo, uốn thép.
- Máy phát điện dự phòng.
- Và một số thiết bị phương tiện phục vụ cho thi công và công trường như:
dàn giáo thép, cây chống thép, coppha tiêu chuẩn thép hoặc nhựa, coppha gỗ,
cây chống gỗ, các ốc, khóa liên kết, dây neo chằng và các vật liệu khác.
Máy móc và thiết bị thi công phải được nhà thầu lên kế hoạch sắp xếp, bố trí
máy móc phù hợp cho từng loại công việc, từng thời điểm cho phù hợp. Tránh
trường hợp chọn máy quá lớn hoạt động không hết công suất gây tốn kém không
hiệu quả và ngược lại.
1.4.3. NGUỒN NHÂN CÔNG XÂY DỰNG:
Ngoài nguồn lao động chính có sẵn trong các đội thi công (kỹ sư, cán bộ
kỹ thuật, công nhân lành nghề), thì phải thêm nguồn nhân công từ bên ngoài
vào. Vì vậy, việc lựa chọn nhân công phục vụ cho việc thi công công trình là
phải lựa chọn các công nhân có đủ trình độ và tay nghề. Bên cạnh đó ta cũng tổ

chức lớp huấn luyện về an toàn lao động cho công nhân trong công trường.
1.4.4. NGUỒN NƯỚC THI CÔNG:

Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công
Nước dùng trong công trường (thi công và sinh hoạt) được thiết kế từ hệ
thống cung cấp nước của tỉnh Cần Thơ và phải đảm bảo lưu lượng cần thiết
trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy, ta sử dụng bể chứa dự trữ để phòng hờ
xảy ra trường hợp thiếu nước sử dụng cho công trường.
1.4.5. NGUỒN ĐIỆN THI CÔNG:
- Công trình được được xây dựng trong khu vực thành phố Cần Thơ, do đó
nguồn điện chính trong công trường được lấy từ mạng lưới điện của
tỉnh Cần Thơ và đảm bảo cung cấp đủ cho công trường.
- Tuy nhiên, bên cạnh đó công trường còn được trang bị thêm một máy phát
điện riêng để đảm bảo có nguồn điện ổn định và liên tục cho công trường khi
nguồn điện từ mạng lưới điện quốc gia gặp sự cố.
1.4.6. GIAO THÔNG TỚI CÔNG TRÌNH:
Công trình nằm trong thành phố nên vận chuyển và chuyên chở dể
dàng. Bên cạnh đó, công trình nằm gần khu dân cư nên các xe cần phải có thiết
bị che chắn vật liệu trên xe, nhằm tránh rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển.
1.4.7. THIẾT BỊ AN TOÀN LAO ĐỘNG:
Cung cấp đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân làm việc
tại công trường. Đồng thời cũng cung cấp tài liệu và kiến thức về an toàn lao
động, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra nhắc nhở. Qua đó giúp nâng cao
ý thức chấp hành nghiêm chỉnh nội qui an toàn lao động tại công trường.
1.4.8. NHẬN XÉT:
Với những đặc điểm của công trình và điều kiện thi công trên, việc thi
công công trình có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Nhưng nói chung, ta
có nhiều thuận lợi hơn so với khó khăn. Dựa vào các đặc điểm và điều kiện trên
ta chọn biện pháp thi công thủ công kết hợp với cơ giới để tổ chức xây dựng
công trình.

1.4.9.CÔNG TÁC CHUẨN BỊ MẶT BẰNG:
- Công trình có mặt bằng tương đối rộng và có khối lượng thi công tương
đối lớn nên ta sử dụng các phương tiện thi công bằng cơ giới. Ngoài ra ta kết
hợp lao động thủ công ở một số hạng mục công tác cần thiết.
- Công tác chuẩn bị thi công là một khâu không thể thiếu được khi khởi
công xây dựng công trình. Công tác chuẩn bị thi công có ý nghĩa quan trọng, tạo
điều kiện để thuận lợi cho việc xây dựng công trình, sử dụng lao động, tiền vốn,
vật tư thiết bị một cách hợp lý. Các công tác chuẩn bị thi công công trình như
sau:
* Công tác chuẩn bị mặt bằng:
- Giải phóng mặt bằng:
- Dọn, chặt gốc cây dại, các chướng ngại trên khu vực xây dựng.
- Tiêu nước bề mặt.
- Bố trí hệ thống cống rãnh thoát và bơm tháo nước.
* Chuẩn bị láng trại, hệ thống điện, cơ sở hạ tầng:
- Chọn vị trí thuận lợi thích hợp để bố trí láng trại cho công nhân nghỉ
trưa và một số công nhân xa nhà ngủ lại, xây dựng hàng rào bảo vệ, xây nhà ở
cho cán bộ quản lý công trường làm việc và nghỉ ngơi.
- Xây dựng đường dây điện thoại, đường dây cung cấp điện phục vụ cho
chiếu sáng và phục vụ cho các loại máy thi công.

Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công
- Làm nhà tắm, nhà vệ sinh cho công nhân và người tham gia xây dựng
công trình.
- Làm xưởng gia công cốp pha, cốt thép, kho chứa vật liệu.
- Kho chứa vật liệu đặt ở vị trí thích hợp sao cho khi vận chuyển, cẩu lắp
và đưa vào sử dụng được thuận tiện.
- Xây dựng hệ thống đường tạm, đường nội bộ phục vụ cho thi công
trong và ngoài công trình.
- Chuẩn bị bãi tập kết vật liệu.

Sau khi công tác chuẩn bị xong ta tiến hành xác định mốc công trình,
thông báo cho chủ đầu tư làm đầy đủ các thủ tục pháp lý và xin khởi công công
trình.
CHƯƠNG 2:
GIÁC MÓNG CỌC
2.1.KHÁI NIỆM GIÁC MÓNG:
Giác móng là chuyển chính xác hình dáng, kích thước của mặt bằng móng
nhà và từng bộ phận móng trên bản vẽ thiết kế sang mặt đất thực. Do vậy, để
giác móng cần biết: hình dáng và kích thước công trình, cọc trắc địa chuẩn khu
vực xây dựng, và cách tiến hành đo đạc đơn giản (căng dây, đóng cọc, đo chiều
dài, ).
2.2.CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
- Giải phóng, thu dọn mặt bằng.
- Trước khi định vị và giác móng công trình phải nghiên cứu kỹ bản vẽ định
vị công trình đã được phê duyệt. Nhận bàn giao mốc đất ở hiện trường, nhận bàn
giao mốc chuẩn và cốt chuẩn. Mốc chuẩn là mốc công trình. Cốt chuẩn có thể là
cốt tương ứng với cốt cao độ quốc gia hoặc cốt tại một điểm nào đó của công

Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công
trình cũ (đối với công trình được xây dựng trong khu vực đã có công trình khác
đang khai thác).
- Để chuẩn bị cho công tác giác móng ta cần định vị công trình trước nhằm
đảm bảo đúng vị trí, kích thước, hình dáng công trình trong suốt quá trình xây
dựng cũng như việc kiểm tra , theo dõi sự biến dạng của công trình sau này.
- Chuẩn bị dụng cụ để giác móng như: máy kinh vĩ, búa tạ, thước cuộn, cọc
thép, thước thép, dây thép nhỏ, búa đóng đinh.
2.3. TIẾN HÀNH GIÁC MÓNG CỌC CÔNG TRÌNH:
2.3.1.TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH GIÁC MÓNG:
- Chuẩn bị bản vẽ và các dụng cụ cần thiết.
- Tiến hành định vị công trình.

- Xác định tim trục dọc và trục ngang.
- Bảo vệ trục.
- Xác định độ sâu đào móng tại các cột mốc xác định.
- Xác định bề rộng bên trên móng, rắc vạch vôi.
2.3.2.TIẾN HÀNH GIÁC MÓNG CỌC:
- Căn cứ vào bản vẽ thiết kế mặt bằng móng đưa từ bản vẽ ra ngoài thực địa.
- Chọn điểm Ao nằm trên trục tim quốc lộ. Trục A của công trình nằm cách
trục đường quốc lộ một đoạn 15m.Trục 16 cách công trình lân cận 10m. Dùng
máy kinh vĩ để định vị công tr ình.
+ Đặt máy tại điểm Ao định tâm cân bằng máy ngắm mia tại A1 sau đó
mở góc 90° ngắm mia ở A2. Đặt máy tại Bo ≡ A2 định tâm cân bằng máy
ngắm sang công trình lân cận rồi mở góc 90° ngắm về B1≡Ao. Sau đó tiếp tục
mở góc 90° ngắm về B2 đo đoạn cách công trình lân cận 10m ta được điểm I,
ngắm mia ở B3 đo đoạn cách B2 55.2m được điểm II.
+ Đặt máy tại điểm I định tâm cân bằng máy ngắm về mốc gửi ở công trình
lân cận rồi mở góc 90° ngắm mia ở C1 đo đoạn cách điểm I là 22.1m ta được
điểm III.
+ Đặt máy tại III định tâm cân bằng máy ngắm mia tại I rồi mở góc 270°
ngắm mia tại C2 rồi đo từ điểm III sang một đoạn 55.2m ta được điểm IV. Đặt
máy tại IV ngắm về II mở góc 90° để kiểm tra độ chính xác của việc định vị
công trình. Nếu tại điểm IV ngắm về điểm III mà mở góc 90° mà không trùng
với điểm III thì phải định vị lại toàn công trình. Tại mỗi điểm đã được định vị ta
đặt các mốc gửi cách các điểm đó 3m. Các trục ngang và trục dọc phía trong
được định vị bằng cách đặt máy ở các góc công trình và ngắm theo các phương
dọc và ngang để định vị.
- Tiến hành giác móng ngay sau khi đã định vị xong. Đặt máy tại IV định
tâm cân bằng máy ngắm mốc gửi và đo từ điểm IV ra một đoạn 0.4m ta được
điểm 1, sau đó mở góc 90° ngắm về điểm II đo đoạn cách IV 0.75m được điểm
2, mở tiếp góc 90° ngắm về III đo đoạn 0.4m được điểm 3, và cuối cùng quay
thêm 1 góc 90° ngắm mốc gửi đo đoạn 0.75m được điểm 4. Dùng vôi bột rắc

theo các điểm đã định vị nhưng được gửi ra 4 mốc cách các điểm đã đánh dấu
một đoạn 0.5m. Móng M3 trục 1A đã được định vị. Các móng khác được định
vị tương tự như trên.
2.3.3.THI CÔNG MÓNG:
a)Biện pháp thi công:

Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công
Chọn biện pháp thi công cơ giới kết hợp với thủ công.
b)Thi công đào đất:
Chọn máy đào gàu nghịch số hiệu EO-4321 với các thông số kỹ thuật sau:
(tra “Sổ tay máy xây dựng của thầy Nguyễn Tiến Thu)
- Dung tích gàu: 0.63m³
- Bán kính đào lớn nhất: 9.2m
- Chiều cao nâng gàu lớn nhất: 5.5m
- Chiều cao đào đất lớn nhất: 6m
- Trọng lượng máy: 19.5T
Đào đất theo sơ đồ đào dọc đổ bên, đất đào được để tại công trình cách mép
hố đào 1m. Để dọn dẹp đáy hố móng cho bằng phẳng cũng như phần đất mà
máy không đào được ta đào bằng thủ công.
c)Đập đầu cọc:
Sau khi đất xung nhóm cọc được moi ra hết ta tiến hành công tác đập đầu
cọc. Đập đầu cọc có nhiều phương pháp như dùng búa tạ, dùng búa phá (khí
nén). Yêu cầu bề mặt bê tông đầu cọc khi phá phải có độ nhám, phải vệ sinh
sạch sẽ bề mặt đầu cọc trước khi đổ bê tông đài nhằm tránh việc không liên kết
giữa bê tông mới và bê tông cũ.
d)Bê tông lót móng đá 4×6 mác 100 dày 100:
Bê tông lót móng được trộn tại công trường, có tác dụng làm phẳng bề mặt
đáy đài , ngăn cản sự xâm thực của nước ngầm vào đài.
e)Thi công đài móng:
- Cốt thép: cốt thép trước khi đổ bê tông và trước khi gia công phải đảm

bảo các điều kiện : đúng thiết kế; phải kiểm tra mẫu kéo khi mua cốt thép về
công trường; bề mặt sạch, không dính dầu mỡ, bùn đất, vẩy sắt và các lớp gỉ;
thép phải được gia công và đánh dấu tại xưởng. Sau khi đổ bê tông lót khoảng 2
ngày thì tiến hành lắp dựng cốt thép đài.
- Ván khuôn đài: ván khuôn phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như: phải bền
vững, ổn định, không cong vênh; phải gọn nhẹ, tiện dụng, dễ tháo lắp; phải có
độ luân huyển cao; không bị biến dạng khi chịu tải trọng động cũng như tải
trọng tĩnh của bê tông; phải ghép kín khít không làm mất nước xi măng khi đổ
và đầm; dựng lắp sao cho đúng hình dạng, kích thước của móng thiết kế; phải có
bộ phận neo giữ ổn định cho hệ ván khuôn; kết thúc 1 chu kì ván khuôn phải
được cọ rửa sạch bê tông và phải gia công cho phẳng mặt trước khi sử dụng lại.
Sau khi sử dụng xong ván khuôn phải được bảo quản cẩn thận để tránh bị hư
hỏng, cong vênh.
- Bê tông: bê tông phải đảm bảo đúng mác, đúng độ sụt theo yêu cầu. Phải
kiểm tra độ sụt trong mỗi mẻ trộn của tất cả các xe chở bê tông bằng phương
pháp côn. Bê tông cần đổ liên tục thành nhiều lớp có chiều dày bằng nhau phù
hợp với đặc trưng của máy đầm sử dụng cho 1 phương nhất định cho tất cả các
lớp. Sau khi đổ bê tông xong cần bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt
độ cần thiết để đóng rắn và ngăn ngừa ảnh huong73co1 hại trong quá trình đóng
rắn của bê tông.
- Tháo dở ván khuôn.
☺ Chọn xe vận chuyển bê tông SB.92B có các thông số kỹ thuật sau:
- Dung tích thùng trộn: q = 6m³

Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công
- Ô tô cơ sở: KAMAZ – 5511
- Dung tích thùng nước: 0.75 m³
- Công suất động cơ: 40KW
- Tốc độ quay thùng trộn: 9-14.5 vòng/phút
- Độ cao đổ vật liệu vào: 3.5m

- Thời gian đổ bê tông ra: t = 10 phút
- Trọng lượng xe (có bê tông): 21.85T
- Vận tốc trung bình: v = 30km/h
☺Chọn máy bơm bê tông:
- Cơ sở để chọn máy bơm bê tông :
+Căn cứ vào khối lượng bê tông cần thiết của một phân đoạn thi công.
+Căn cứ vào tổng măt bằng thi công công trình.
+Khoảng cách từ trạm bơm bê tông đến công trình, vận chuyển.
+Dựa vào năng suất máy bơm thực tế trên thị trường.
- Chọn máy bơm loại BSF. 9 (theo album xây dựng của thầy Lê Văn
Kiểm) có các thông số kỹ thuật sau:
+ Lưu lượng: 90(m
3
/h)
+ Áp suất bơm: 105 bar
+ Chiều dài xi lanh: 1400mm
+ Đường kính xi lanh: 200mm
☺ Chọn máy đầm dùi:
Chọn máy bơm đầm dùi bê tông do công ty Hòa Phát cung cấp có các thông
số kỹ thuật sau:
- Đầu dùi: chọn loại đầu dùi PHV-28 có:
+ Kích thước: 28×345 mm
+ Biên độ rung: 2mm
+ Tần số rung: 1200÷1400 lần/phút
+ Trọng lượng: 1.2kg
- Dây dùi: chọn loại dây dùi PSW có:
+ Đường kính ruột: 7.7mm
+ Đường kính vỏ: 28mm
+ Chiều dài dây: 3m
- Mô tơ nguồn: Loại PMA-1500 có:

+ Công suất : 1.5 KW, 1 pha
+ Trọng lượng: 6.5kg
2.4.CHÚ Ý:
- Giác móng xong, phải tiến hành kiểm tra toàn bộ các bước đã làm rồi vẽ lại
sơ đồ, lập văn bản có sự xác nhận của chủ đầu tư, cơ quan thiết kế, cán bộ trắc
đạc và cán bộ chỉ huy thi công công trình. Văn bản này sẽ là cơ sở pháp lý để
thực hiện và kiểm tra trong suốt quá trình thi công. Đồng thời các mốc này phải
được bảo vệ trong suốt quá trình thi công.
- Khi thi công phải chú ý nghiêm ngặt vấn đề an toàn lao động trong các
công tác: ti công đất, cốt thép, ván khuôn,

Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công
CHƯƠNG 3:
THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI
3.1.ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CỌC KHOAN NHỒI:
- Ưu điểm:
• Chế tạo cọc tại chỗ nên bớt được khâu vận chuyển, bốc xếp.
• Cọc có chiều dài tùy ý mà không phải nối do đó tránh phức tạp.
• Có thể sử dụng ở đất có nhiều địa tầng khác nhau, có thể đưa cọc xuống
rất sâu kể cả vào trong tầng đất cứng như tầng đá gốc.
• Sức chịu tải của cọc lớn nên giảm bớt số lượng cọc cần thi công do đó
giảm bớt thời gian thi công, giảm bớt kích thước đài cọc.
• Ít gây ảnh hưởng tới các công trình lân cận nên đặc biệt thuận lợi khi thi
công trong thành phố.
- Nhược điểm: Cần phải có thiết bị chuyên dụng, quy trình công nghệ phải
chặt chẽ, cán bộ kỹ thuật phải có kinh nghiệm, tay nghề cao. Giá thành cao.
Nhược điểm lớn nhất của cọc khoan nhồi là rất khó kiểm soát được chất lượng
của cọc.
3.2.LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI:
Hiện nay, trên thế giới, có rất nhiều phương pháp thi công cọc khoan

nhồi khác nhau, bao gồm: phương pháp ống vách tạm đổ bê tông khô, phương
pháp dùng khí nén, phương pháp tuần hoàn ngược, phương pháp khoan guồng
xoắn, phương pháp khoan dung dịch, Hiện nay, ở nước ta đã áp dụng được
một số biện pháp sau: phương pháp tuần hoàn ngược, phương pháp ống vách
tạm đổ bê tông khô, phương pháp khoan guồng xoắn và phương pháp khoan
dung dịch.
A.Phương pháp thi công dùng ống vách:
Với phương pháp này ta phải đóng ống vách đến độ sâu thiết kế và đảm
bảo việc rút ống chống lên được. Việc đưa ống và rút ống qua các lớp địa chất

Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công
không dễ nhất là qua các lớp cát. Nên việc hạ ống vách phải tính đến công suất
của máy đồng thời thi công phức tạp, giá thành cao, thời gian kéo dài do phải
mất thời gian hạ ống vách và thu hồi ống vách.
B.Phương pháp thi công khoan guồng xoắn:
Phương pháp này tạo lỗ bằng cách dùng cần có ren xoắn khoan xuống
đất. Đất được đưa lên nhờ các ren đó. Nhưng với phương pháp này thì việc
đưa đất cát và sỏi lên không thuận tiện.
C.Phương pháp thi công tuần hoàn ngược:
- Theo phương pháp này thì máy đào sử dụng guồng xoắn để phá đất, dung
dịch Bentonite được bom xuống để giữ thành hố đào. Mùn khoan và
dung dịch Bentonite được máy bơm và máy khí nén đẩy lên từ hố khoan và
đưa vào bể lắng. Lọc tách dung dịch Bentonite cho quay lại và mùn khoan ướt
được bom vào xe ben và vận chuyển ra khỏi công trường.
- Ưu điểm của phương pháp này là thi công đơn giản, giá thành rẽ. Còn
nhược điểm của nó là thi công chậm, chất lượng của hố khoan không cao, nếu
khoan trong các lớp đất như vùng đá, vùng đất sét thì sẽ gặp khó khăn. Nếu
không phá vụng được tảng đất đá thì sẽ không đẩy đất đá lên được.
- Như vậy, phương pháp này chỉ phù hợp với các loại nền đất bùn hoặc cát
pha sét. Các hố khoan không sâu và yêu cầu chất lượng không cao.

D.Phương pháp thi công khoan dung dịch Bentonite (hay phương pháp
gầu khoan và dung dịch Bentonite giữ vách):
- Phương pháp này lấy đất lên bằng gầu xoay được gắn trên cần của máy
khoan. Gầu có răng cắt đất và nắp để đổ đất ra ngoài. Dùng ống vách bằng thép
được hạ xuống bằng máy rung tới độ sâu -6m để giữ thành, sau đó vách được
giữ bằng dung dịch Bentonite.
- Khi tới độ sâu thiết kế, tiến hành thổi rửa đáy hố khoan bằng phương pháp
bơm ngược, thổi khí nén. Độ sạch của đáy hố khoan được kiểm tra bằng hàm
lượng cát trong dung dịch Bentonite. Lượng mùn còn sót lại được lấy ra nốt khi
đổ bê tông theo phương pháp vữa dâng. Đối với phương pháp này Bentonite
được tận dụng lại thông qua máy lộc tới 5-6 lần.
- Phương pháp này khắc phục được các nhược điểm của phương pháp thổi
rửa là thi công nhanh hơn, chất lượng của hố khoan được đảm bảo hơn, thích
hợp được cả trong nền đất sét và cát to. Có thể thi công cọc đến độ sâu lớn
(khoảng 70m), thiết bị thi công không phức tạp, năng suất thi công cao, chất
lượng đảm bảo.Tuy nhiên, do giữ thành vách bằng dung dịch Bentonite nên vẫn
không kiểm soát hết chất lượng thành hố khoan. Có thể sử dụng phương pháp
này với các loại đất sét, các loại đất cát và sỏi, nếu gặp đá mồ côi thì dùng khoan
phá.
E.Lựa chọn phương án thi công khoan tạo lỗ:
Dựa vào cấu tạo các lớp đất nền, công nghệ thi công, ưu nhược điểm và
mức độ ứng dụng các phương pháp trên chọn phương pháp khoan dung dịch
Bentonite.
3.3. TRÌNH TỰ THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI:
- Công tác chuẩn bị.
- Định vị tim cọc và đài cọc.
- Hạ ống vách.

Trng HKT TP_HCM Thuyt minh Thi cụng
- Khoan to l.

- Kim tra ng ng dn Bentonite.
- Lp t ct thộp.
- H ng bờ tụng.
- Thi ra ỏy h khoan.
- bờ tụng.
- Rỳt ng vỏch.
- Kim tra cht lng cc.
quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi
kiểm tra chọn
trạm ccbt
trộn thử
kiểm tra
chọn thành phần
cấp phối bt
trộn bê tông
gia công
cốt thép
buộc dựng
lồng thép
vận chuyển
tập kết
chuẩn
bị
định
vị
đặt ống
vách
khoan
tạo lỗ
xác nhận độ sâu

(nạo vét)
lắp đặt
cốt thép
lắp ống
đổ bt
xử lý
cặn lắng
đổ
bê tông
rút
ống vách
kiểm tra
dung dịch
trộn
bentonite
cất chứa
bentonite
cấp dung dịch
bentonite
lọc cát
thu hồi dung dịch
bentonite
sạch
không sạch
3.4.THI CễNG CC KHOAN NHI:
3.4.1.CễNG TC CHUN B:
A. Chun b bờ tụng:
- Bờ tụng s dng cho cc v i cc l bờ tụng B25 (M350) st
181.5 cm. Bờ tụng phi sau khi trn 1 gi i vi mựa hố, thờm 30 phỳt i
vi mựa ụng. Ti cụng trng, mi xe bờ tụng thng phm u phi c

kim tra cht lng. Vic cung cp va bờ tụng phi liờn tc sao cho thi gian
bờ tụng mt cc nh hn 4 gi.
- Mi mt cc phi ly 3 t hp mu kim tra cng . Ba t hp gm
mt t hp mi cc, mt t hp gia thõn cc v mt t hp u cc. Mi
t hp ly 3 mu th. Vy mi cc nhi phi cú ớt nht 9 mu kim tra cng
.
B. Chun b ct thộp:
- Ct thộp s dng phi theo ỳng chng loi, mu mó quy nh trong
thit k ó c phờ duyt. Ct thộp phi cú chng ch ca nh mỏy sn
xut v kt qu thớ nghim ca phũng thớ nghim vt liu c lp cú t cỏch
phỏp nhõn y cho tng lụ trc khi a vo s dng.

Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công
- Tổng chiều dài cọc 32.6m tính cả đoạn đập đầu cọc và đoạn ngàm trong
đài. Như vậy cần 2 lồng thép dài 11.7m và 1 lồng thép dài 10.3m (11.7 × 2 – 2
× 0.55 +10.3 = 32.6m).
- Cốt thép được gia công, buộc, dựng thành từng lồng. Các lồng được nối
với nhau bằng nối buộc. Sai số cho phép khi chế tạo lồng thép được quy định
như sau:
Sai số cho phép (mm)
Cự ly giữa các cốt chủ
± 10
Cự ly cốt đai
± 20
Đường kính lồng thép
± 10
Độ dài lồng thép
± 50
- Đường kính lồng thép phải nhỏ hơn đường kính lỗ khoan 140mm để đảm
bảo lớp bảo vệ 70mm, có nghĩa là đường kính trong của lồng thép là 460mm.

- Để đảm bảo lồng thép khi cẩu lắp không bị biến dạng ta đặt các đai gia
cường φ18, khoảng cách là 2m.
C.Dung dịch Bentonite:
- Dung dịch Bentonite có tác dụng: giữ cho thành hố đào không bị sập nhờ
dung dịch chiu vào khe kẽ quyện với cát tạo thành một màng đàn hồi bọc quanh
thành vách hố đào, giữ cho cát và các vật thể vụn không bị rơi và ngăn không
cho nước thẩm thấu qua vách. Tạo môi trường nặng gây áp lực trong hố khoan
lớn hơn áp lực nước ngầm bên ngoài và nâng mùn khoan nổi lên mặt để trào ra
hoặc hút khỏi hố khoan. Do đó dung dịch Bentonite có ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng cọc. Nếu chất lượng không đảm bảo có thể dẫn đến sự cố sập thành
vách , gây ra thiệt hại lớn về kinh tế, kéo dài thời gian thi công.
- Yêu cầu đối với dung dịch Bentonite:
+ Hàm lượng cát nhỏ hơn < 6%
+ Dung trọng 1.05 – 1.15
+ Độ nhớt 18 – 45 giây
+ Độ pH = 7 – 9
- Quy trình trộn dung dịch Bentonite như sau:
+ Đổ 80% lượng nước theo tính toán vào thùng.
+ Đổ từ từ lượng bột Bentonite vào theo thiết kế.
+ Trộn đều từ 15-20 phút, đổ từ từ lượng phụ gia nếu cần, sau đó trộn
tiếp từ 15-20 phút.
+ Đổ tiếp 20% lượng nước còn lại và trộn thêm 10 phút nữa.
+ Chuyển dung dịch Bentonite đã trộn sang thùng chứa và sang Xilô sẵn
sàng cung cấp cho hố khoan hoặc trộn với dung dịch Bentonite đã thu hồi và lọc
lại qua máy sàng cát để cấp cho hố khoan.
3.4.2.ĐỊNH VỊ TIM CỌC:
Từ mặt bằng định vị móng cọc thiết lập hệ thống định vị gồm các trục
chính, trục cơ bản, trục dọc, trục ngang và điểm dóng gửi vào các công trình lân
cận hoặc đóng các cọc mốc bằng cọc thép nằm ngoài phạm vi thi công.


Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công
Từ hệ thống trục định vị đã lập, dùng máy kinh vĩ kết hợp với tâm kính để
xác định tim cọc trên mặt bằng. Khi xác định được tim cọc thì gửi ra 3 điểm
cách đều nhau và nằm trên 2 đường vuông góc, cách gửi điểm như sau:

3.4.3.HẠ ỐNG VÁCH:

ỐNG VÁCH
(HAY
ỐNG CHỐNG)
- Ống vách có đường kính lớn hơn đường kính danh nghĩa của cọc là
100mm, độ dày 10mm. Đầu trên của ống vách hàn hai tai để ống vách không
bị tuột xuống sâu quá ngoài ý muốn.
- Ống vách bằng thép dài 6m,nhô lên trên mặt đất
0.6m, có tác dụng:
định vị cọc và dẫn hướng cho máy khoan. Giữ ổn
định cho bề mặt hố khoan và chống sập thành phần
trên hố khoan. Bảo vệ để đất đá, thiết bị không rơi
xuống hố khoan. Làm chỗ tựa lắp sàn đỡ tạm và
thao tác để buộc nối và lắp
dựng cốt thép, lắp dựng và tháo dỡ ống đổ bê tông.
Sau khi đổ bê tông cọc nhồi xong, ống vách sẽ được rút
lên và thu hồi lại.
- Ống vách trước khi hạ không bị biến dạng lớn,
kích thước trong ống vách chỗ nhỏ nhất phải lớn
hơn đường kính gầu khoan để không ảnh hưởng đến
việc di chuyển của gầu khoan trong ống vách.
- Việc rung hạ ống vách (sử dụng búa rung ICE-
416) phải đảm bảo: Ống vách sau khi hạ phải đảm
bảo các sai số nằm trong giới hạn sau:

+ Độ nghiêng δ = 1/100.
+ Sai số tọa độ tâm ống vách trên mặt bằng δ = 7cm theo mọi phương.

A - a
M¸y rung
1
ICE - 416
A A
h¹ èng v¸ch
Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công
+ Việc kiểm tra sai số sai số trên có thể thực hiện bằng phương pháp:
+ Kiểm tra độ nghiêng: Đo trên miệng ống vách. Để tăng độ chính xác,
dùng cây thước thẳng dài từ 3m đặt trên miệng ống vách. Đo độ chênh lệch cao
độ 2 đầu cây thước bằng thước thép hoặc máy toàn đạc. Nếu độ chênh lệch cao
độ δ = 1/100 chiều dài thước là đạt yêu cầu.
+ Sai số tọa độ tâm ống vách trên mặt bằng có thể kiểm tra lại
bằng máy toàn đạc hoặc kiểm tra so với 3 điểm ban đầu.
- Phương pháp hạ ống vách: Trước khi hạ ống vách phải kiểm tra về hình
dạng, kích thước. Tránh để méo mó, tránh để đường kính trong ống vách bé hơn
đường kính gầu khoan làm gầu không di chuyển di chuyển được. Sử dụng máy
khoan để hạ ống vách. Lắp vào gầu khoan thêm một đai sắt để mở rộng hố đào,
khoan đến độ sâu của ống vách thì dùng cần cẩu đưa ống vách vào vị trí và hạ
xuống cao trình thiết kế, dùng cần gõ nhẹ lên ống vách để điều chỉnh độ thẳng
đứng. Sau khi đặt ống vách xong phải chèn chặt bằng đất sét và nêm chặt, cố
định không cho ống vách di chuyển trong quá trình khoan.
3.4.4. CÔNG TÁC KHOAN TẠO LỖ:
Quá trình này được thực hiện sau khi đặt xong ống vách tạm.
A. Công tác chuẩn bị:
Trước khi tiến hành khoan tạo lỗ ta cần làm các công tác chuẩn bị sau:
- Đặt ống bao: là đoạn ống thép có đường kính bằng 1.7 lần đường kính ống

vách, chiều cao ống bao là 1m. Ống bao được đặt đồng tâm với ống vách cắm
vào đất từ 30 – 40cm. Có tác dụng không cho dung dịch khoan bùn sét
Bentonite tràn ra mặt bằng thi công. Trên thân ống bao có 1 lỗ đường kính 10cm
để lắp ống thu hồi dung dịch Bentonite
- Lắp đường ống dẫn dung dịch Bentonite từ máy trộn và bơm ra đến
miệng hố khoan, đồng thời lắp một đường ống hút dung dịch Bentonite về bể
lọc.
- Trãi tole dưới hai bánh xích máy khoan để đảm bảo độ ổn định của
máy trong quá trình làm việc, chống sập lỡ miệng hố khoan. Việc trải tole phải
đảm bảo khoảng cách giữa hai mép tole lớn hơn đường kính ngoài
cọc10cm nhưng để đảm bảo cho mỗi bên rộng ra 5cm như hình vẽ sau:

Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công

- Kiểm tra, tính toán vị trí đổ đất từ hố khoan đến các thiết bị vận chuyển đến
lấy đất mang đi.
- Kiểm tra hệ thống điện nước và các thiết bị phục vụ, đảm bảo cho quá trình
thi công được liên tục.
B.Xử lý dung dịch Bentonite:
- Dung dịch Bentonite trước khi đưa xuống hố khoan để tiến hành khoan
phải đảm bảo các thông số theo bảng sau: (yêu cầu thiết kế)
YÊU CẦU ĐỐI VỚI DUNG DỊCH BENTONITE
CHỈ TIÊU DUNG DỊCH BAN ĐẦU DUNG DỊCH THU HỒI
Khối lượng riêng 1.05-1.15 g/cm³ 1.20-1.45 g/cm³
Độ nhớt Marsh 18-45s 19-30s
Hàm lượng cát <5% <8%
Độ pH 7-9 8-10
- Dung dịch Bentonite có thể cho phép sử dụng lại nhiều lần sau khi đã qua
công đoạn xử lý. Việc xử lý dung dịch Bentonite gồm các bước sau:
+ Xử lý cát có thể bằng máy sàng cát hoặc bằng bể lắng.

+ Xử lý độ nhớt, tỷ trọng và độ pH bằng cách trộn thêm dung dịch
Bentonite mới hoặc trộn thêm một số loại phụ gia.
- Dung dịch Bentonite được sử dụng trong quá trình thi công bị hao hụt dần
và được bổ sung bằng dung dịch bentonite mới do đó dung dịch bentonite luôn
đảm bảo yêu cầu.
B.1.Cách sử dụng các dụng cụ thí nhiệm đo dung dịch Bentonite:
Dụng cụ gồm: một phễu đuôi chuột làm bằng thủy tinh, một phễu nhựa, một
sàn có kích thước lỗ 74mm.
B.2.Phương pháp đo hàm lượng cát:
Kiểm tra hàm lượng cát Bentonite
- Đổ dung dịch bentonite vào phễu thủy tinh tới vạch “mud to here”, sau đó
tiếp tục đổ nước vào phễu đến vạch “water to here”, bịt kín miệng phễu xóc đều.
- Đổ hổn hợp trong phễu thủy tinh vào sàn , dùng nước xối vào sàn làm sạch
cặn bẩn trong sàn.

Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công
- Lắp phễu nhựa vào phía trên mặt sàn, gắn đầu phễu thủy tinh vào đầu nhỏ
của phễu nhựa, dóc ngược lại cho phễu thủy tinh ở phía dưới. Sau đó xối nước
vào đầu kia của sàn để cát chảy xuống phễu thủy tinh. Lắc ống thủy tinh cho cát
lắng hết xuống phía dưới phễu đáy của phễu đuôi chuột. Phần cát đọng lại dưới
đáy ta có thể đo dựa vào các vạch phân định của phễu thủy tinh chính là hàm
lượng cát cần đo.
B.3. Phương pháp cân dung dịch Bentonite để xác định tỷ trọng dung
dịch:
- Đặt cân bùn trên một bề mặt phẳng.
- Đổ đầy dung dịch Bentonite mới khuấy vào cốc cho lên cân.
- Đặt nắp lên trên cốc dung dịch, rửa sạch bên ngoài cốc và đòn cân, sau đó
lau khô lại toàn bộ.
- Đặt cân chứa dung dịch bentonite trên một lưỡi dao và di chuyển quả cân ra
phía ngoài đòn cân cho tới khi cốc và tay đòn cân bằng với nhau.

- Đọc độ nặng của dung dịch Bentonite tại điểm dừng của quả cân trên thanh
đòn ở phía cốc dung dịch Bentonite.
B.4.Phương pháp sử dụng phễu – cách đo độ nhớt:
- Kiểm tra phễu – cốc trước khi sử
dụng.
- Đổ 700ml dung dịch qua lưới của
phễu đo độ nhớt, bịt ngón tay ở dưới
đáy phễu.
- Rút ngón tay cho dung dịch chảy
vào cốc đồng thời bật đồng hồ bấm giây
cùng lúc, đợi đến khi chạy ngang vạch
500ml thì bấm đồng hồ dừng. Kiểm tra độ nhớt dung dịch Bentonite
C.Công tác khoan:
- Công tác khoan được bắt đầu khi đã thực hiện xong các công tác chuẩn
bị. Công tác khoan được thực hiện bằng máy khoan xoay (quy trình di
chuyển máy khoan xem bản vẽ TC-02).
Dùng thùng khoan để lấy đất trong hố khoan đối với khu vực địa chất không
phức tạp. Nếu tại vị trí khoan gặp dị vật hoặc khi xuống lớp cuội sỏi thì thay đổi
mũi khoan cho phù hợp.
- Trước khi đưa máy vào hoạt động khoan, máy khoan phải được bảo dưỡng
và vận hành thử đảm bảo không bị trục trặc trong quá trình khoan.
- Đưa máy vào vị trí:
+ Định vị tim cọc xong đưa máy vào vị trí. Trên máy khoan có level để
cân chỉnh máy nằm trên mặt phẳng nằm ngang.
+ Cần khoan phải được điều chỉnh cho thẳng đứng và đúng tim cọc,
độ nghiêng của cần khoan không vượt quá 1%.
+ Kiểm tra độ thẳng đứng của cần khoan bằng quả dọi hoặc bằng máy
kinh vĩ. Với chiều dài một đoạn thường là 15m thì độ lệch giữa hai đầu cần phải
nhỏ hơn 15cm tương ứng với ½ đường kính cần khoan.


Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công
- Đối với đất
cát, cát pha tốc độ quay gầu khoan 20-30 vòng/phút ; đối với
đất sét, sét pha 20-22 vòng/phút.
Khi gầu khoan đầy đất, gầu sẽ được kéo lên từ từ với tốc độ
0.3-0.5 m/s đảm bảo không gây ra hiệu ứng Piston làm sập
thành hố khoan. Trong suốt
quá trình khoan luôn có hai máy kinh vĩ để điều chỉnh độ
thăng bằng, thẳng
đứng của máy và cần khoan, mực nước ống nivo phải đảm
bảo về số 0.
- Khi khoan quá chiều sâu ống vách, thành hố khoan
sẽ do dung dịch Bentonite giữ. Do vậy phải cung cấp đầy đủ
dung dịch bentonite tạo thành áp lực dư giữ thành hố khoan
không bị sập, cao trình dung dịch bentonite phải cao hơn cao
trình mực nước ngầm 1.2-1.5m.
- Quá trình khoan được lặp đi lặp lại tới khi đạt chiều sâu
thiết kế. Chiều sâu khoan có thể ước tính qua chiều dài cuộn
cáp hoặc chiều dài cần khoan. Để xác định chính xác ta dùng
quả dọi thép đường kính 5-6 cm buộc vào đầu thước dây thả xuống đáy để đo
chiều sâu hố khoan.

φ50÷ 60
D©y ®o
§iÓm ®Çu sè o
cña d©y ®o
Qña däi
b»ng thÐp
- Trong quá trình khoan khi khoan qua các tầng đất đá khác nhau hoặc khi
gặp dị vật ta thay đổi mũi khoan cho phù hợp.

+ Khi khoan qua lớp cát sỏi: dùng gầu thùng.
+ Khi khoan qua lớp sét: dùng đầu khoan guồng xoắn ruột gà.
+ Khi gặp đá tảng nhỏ, dị vật nên nên dùng gầu ngoạm hoặc kéo.
+ Khi gặp gốc, thân cây cổ trầm tích thì dùng guồng xoắn xuyên qua rồi
tiếp tục khoan như thường.

3
2
khoan t¹o lç
Bent«nite
Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công
+ Khi gặp đá non, đá cố kết dùng gầu đập, mũi phá, khoan đá kết hợp.
- Trong suốt quá trình khoan dung dịch bentonite luôn được đổ đầy vào hố
khoan. Sau mỗi lần lấy đất ra khỏi hố khoan, bentonite phải được đổ đầy vào
trongđể chiếm chỗ. Hai hố khoan ở cạnh nhau phải khoan cách nhau ít nhất 24
giờ kể từ khi kết thúc đổ bê tông cọc trước đó để khỏi ảnh
hưởng tới bê tông cọc trước.
3.4.5.XÁC ĐỊNH ĐỘ SÂU HỐ KHOAN, NẠO VÉT
ĐÁY HỐ KHOAN:
- Do các lớp địa chất có thể không đồng đều do đó
không nhất thiết phải khoan sâu đến độ sâu thiết kế mà chỉ
cần khoan thỏa mãn điều kiện mũi cọc đặt vào lớp
cuội sỏi 1.8m.
- Sau khi đạt độ sâu thiết kế, ghi chép đầy đủ cao trình mũi
cọc thực tế, kể cả ảnh chụp mẫu khoan làm tư liệu. Sau đó
dừng khoan chờ lắng từ 30-60 phút dùng gầu vét để vét sạch
đất đá rơi trong đáy hố khoan. Đo chiều sâu hố khoan chính
xác bằng thước dây buộc vào quả dọi.
3.4.6.CÔNG TÁC GIA CÔNG CỐT THÉP VÀ HẠ LỒNG THÉP:
- Cốt thép đưa vào sử dụng phải đúng kích thước và chủng loại theo đúng

yêu cầu thiết kế.
- Mỗi lần vận chuyển thép tới công trường đều phải lấy
hai tổ mẫu để
kiểm tra, mỗi tổ có 3 mẫu, một tổ kiểm tra nén và một tổ
kiểm tra uốn.
- Lồng thép cọc được chế tạo sẵn thành các lồng ngắn
theo chiều dài
cây thép tiêu chuẩn là 11.7m. Các lồng thép phải được kiểm
tra trước và sau công tác khoan hoàn thành, các đoạn lồng
thép sẽ được tập kết gần hố khoan để chuẩn bị hạ từng lồng
một.
- Cốt thép được hạ xuống từng lồng một, sau đó các lồng
được nối với nhau bằng nối buộc, dùng thép mềm φ = 2 để
nối. Các lồng thép hạ trước được neo giữ tạm thời trên
miệng ống vách bằng cách dùng thanh thép hoặc gỗ ngáng
qua đai gia cường buộc sẵn cách đầu lồng khoảng 1.5m.
Dùng 2 cần trục tự hành DEK-252 đưa lồng thép tiếp theo
tới nối vào lồng thép đã hạ trước đó và tiếp tục hạ đến khi hạ
xong. Công tác hạ
lồng thép phải được làm khẩn trương để giảm tối đa lượng chất lắng đọng xuống
đáy hố khoan, cũng như khả năng sụt lở thành vách.
- Chiều dài nối chồng thép chủ là 30d =550mm. Để tránh hiện tượng đẩy nổi
lồng thép trong quá trình đổ bê tông thì ta hàn 3 thanh thép hình vào lồng thép
rồi hàn vào ống vách để cố định lồng thép. Để đảm bảo lớp bê tông bảo vệ cốt
thép cọc (khung cốt thép đặt đúng tâm hố khoan) thì trên cốt đai của lồng thép ta
đặt những con kê bê tông có đường kính 140mm (lớp bảo vệ 70mm), dày 30mm,
khoảng cách 3m theo chiều dài cọc, trên một mặt cắt có 4 tai.

h¹ cèt thÐp
5

4
vÐt ®¸y hè
Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công

- Khi hạ lồng thép phải điều chỉnh cho thẳng đứng, hạ từ từ tránh va chạm
với thành hố gây sập thành khó khăn cho việc thổi rửa sau này.

3.4.7. LẮP ỐNG ĐỔ BÊ TÔNG:
Ống đổ bê tông có đường kính 250mm, làm thành từng
đoạn dài 3m, một số có chiều dài 2m, 1.5m, 1m. Để có thể lắp
ráp tổ hợp tùy thuộc vào chiều sâu hố đào. Ống đổ bê tông được
nối bằng ren kín. Dùng một giá đỡ đặc biệt có cấu tạo như thang
thép đặt qua miệng ống vách, trên thang có hai nửa
vành khuyên có bản lề. Khi hai nửa này sập xuống sẽ tạo thành
vòng tròn ôm khít lấy thân ống. Một đầu ống được chế tạo to hơn
nên ống đỗ sẽ được treo trên miệng vách qua giá đỡ. Đáy dưới
của ống được đặt cách đáy hố khoan 20-30 cm để tránh tắc ống.
Trước khi đổ bê tông phải cho van trượt vào trong ống sát tới
trên mặt nước,nhờ trọng lượng bê tông được đổ liên tục mà nước
trong ống dẫn được đẩy ra ngoài.

3.4.8.XỬ LÝ CẶN ĐÁY HỐ KHOAN, THỔI RỬA:

Ren nèi èng
CT, REN NỐI ỐNG
B¶n l¸ b»ng thÐp
VAN TRƯỢT
7
6
h¹ èng ®æ BT

Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công
- Do các hạt cát mịn, cát lơ lửng trong dung dịch bentonite lắng xuống tạo
thành lớp bùn đất, lớp này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức chịu tải của cọc. Sau
khi lắp ống đổ bê tông xong ta đo lại chiều sâu đáy hố
khoan, nếu lớp lắng này vượt quá 10cm hoặc tỷ trọng dung dịch bentonite quá
cao >1.15 thì phải tiến hành vệ sinh hố khoan lại lần 2 bằng phương pháp thổi
rửa. Sau khi lắp ống đổ bê tông ta lắp đầu thổi rửa lên đầu trên của ống. Đầu thổi
rửa có hai cửa: một cửa nối với ống dẫn φ150 để thu hồi dung dịch Bentonite và
bùn đất từ đáy lỗ khoan về thiết bị lọc dung dịch, một cửa khác được thả ống khí
nén đường kính φ45, ống này dài 80% chiều dài cọc. Khi thổi rửa khí nén được
thổi qua đường ống φ45 nằm bên trong ống đổ bê tông với áp lực khoảng 7
kg/cm², áp lực này được giữ liên tục. Khí nén ra khỏi ống φ45 quay lại thoát lên
trên ống đổ tạo thành một áp lực hút ở đáy ống đổ đưa dung dịch Bentonite và
bùn đất theo ống đổ bê tông lên máy lọc. Trong quá trình thổi rửa phải liên tục
cấp bù dung dịch Bentonite cho cọc để đảm bảo cao trình dung dịch Bentonite
không thay đổi.
- Thời gian thổi rửa thường kéo dài 20-30 phút. Sau đó ngừng cấp khí
nén, đợi khoảng 1 giờ để cho cặn lắng hết, dùng thước đo lại độ sâu.
Nếu độ sâu được đảm bảo, cặn lắng < 10cm (phải được sự thống nhất của
giám sát và nhà thầu) thì kiểm tra dung dịch Bentonite lấy ra từ đáy lỗ khoan.
Lòng hố khoan được coi là sạch khi dung dịch Bentonite thỏa mãn các điều kiện
nêu ở phần 2.3.4.B.
3.4.9. ĐỔ BÊ TÔNG:
- Sau khi thổi rửa hố khoan cần tiến hành đổ bê tông ngay vì để lâu bùn đất
sẽ tiếp tục lắng. Bê tông cọc dùng bê tông thương phẩm có độ sụt 18
±
2 cm.
- Việc đổ bê tông trong dung dịch Bentonite được thi công bằng phương
pháp rút ống. Trước khi đổ bê tông đặt một nút bấc vào ống đổ bê tông để ngăn
cách và dung dịch Bentonite trong ống đổ bê tông. Sau này nút bấc đó sẽ nổi lên

và được thu hồi. Trong quá trình đổ bê tông ống đổ bê tông được rút dần lên
bằng cách cắt dần từng đoạn ống sao cho đảm bảo đầu ống đổ bê tông luôn ngập
trong bê tông tối thiểu là 2m (2 - 9m) mục đích để đẩy bê tông từ đáy ống dẫn
ra, bê tông dâng dần lên không để cho dung dịch Bentonite và bùn cát phía trên
lẫn vào bê tông.
☺Biện pháp nâng cao chất lượng bê tông ở mũi cọc:
Để chất lượng bê tông ở mũi cọc được tốt khi đổ bê tông cho mẻ đầu người
ta áp dụng biện pháp cắt cầu: Nắp đậy ống đổ bê tông được đóng kín trong khi
đó bê tông vẫn tiếp tục được đổ xuống, khi lượng bê tông trong ống đổ bê tông
đủ lớn thì người ta mới mở van. Tấm xốp ngăn cách bê tông với dung dịch
Bentonite được ép xuống dưới tác dụng của lượng bê tông bên trên sẽ ép hết
dung dịch bentonite và trào lên phía ngoài ống đổ bê tông và
được thu hồi vào hố thu dung dịch bentonite trên mặt đất. Việc làm này đảm
bảo cho bentonite được ép hết ra khỏi lớp dưới cùng nên chất lượng của bê
tông ở mũi cọc được đảm bảo tốt. Tấm xốp sẽ nổi lên mặt bentonite trên
miệng và được thu hồi.
- Khi đổ bê tông vào hố khoan thì dung dịch bentonite sẽ trào ra lỗ khoan, do
đó phải thu hồi dung dịch bentonite liên tục sao cho dung dịch không chảy ra

Trng HKT TP_HCM Thuyt minh Thi cụng
quanh ch thi cụng. Khi lng bờ tụng mt cc c tớnh toỏn cho s hao ht
1.05-1.1%.
- Quỏ trỡnh bờ tụng c khng ch trong vũng 4 gi. kt thỳc quỏ
trỡnh bờ tụng cn xỏc nh cao trỡnh cui cựng ca bờ tụng. Do phn trờn ca
bờ tụng thng ln vo bựn t nờn cht lng xu cn thờm bờ tụng cho trn
ra loi tr bờ tụng xu. Ngoi ra cn phi tớnh toỏn ti vic khi
rỳt ng vỏch bờ tụng s b tt xung do ng kớnh ng vỏch to hn l
khoan. Hao phớ qui phm cho phộp vt 10%.
- Phn trờn u cc khi bờ tụng di nc thỡ khụng th trỏnh khi bựn,
cn lng ln vo trong bờ tụng lm gim cht lng ca bờ tụng. Do vy m

bo an ton ngi ta thng bờ tụng cc vt lờn mt on so vi sõu
thit k 50cm.
- Kt thỳc vic bờ tụng phi xỏc nh c cao trỡnh ca bờ tụng v cao
trỡnh tht ca bờ tụng cht lng tt. Vic quyt nh ngng bờ tụng s do
nh thu xut v c giỏm sỏt hin trng chp nhn.
- Kt thỳc bờ tụng thỡ ng bờ tụng c rỳt ra khi cc, cỏc on ng
c ra sch xp vo ni quy nh.
3.4.10.RT NG VCH:
Cỏc giỏ , sn cụng tỏc, neo ct thộp vo ng vỏch c thỏo d. ng vỏch
c kộo t t lờn bng cn cu. Phi m bo cho ng vỏch c kộo thng
ng trỏnh xờ dch tim u cc, gn thit b rung vo thnh ng vỏch vic rỳt
ng c d dng, khụng gõy thc c chai ni kt thỳc ng vỏch. Sau khi rỳt
ng vỏch, tin hnh lp cỏt lờn h khoan, lp h thu dung dch bentonite, to mt
bng phng, ro chn bo v cc. Khụng c gõy rung
ng trong vựng xung quanh cc , khụng khoan cc khỏc trong vũng 24 gi k
t khi kt thỳc bờ tụng cc trong phm vi 5 ln ng kớnh cc.
Bentônite
7 kG/cm2
A
Bê tông
đổ bê tông
11
A
thổi rửa
10
Khí nén
bùn - cặn
Bentônite
rút ống vách
A - a

ICE - 416

Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công
3.4.11.VẬN CHUYỂN ĐẤT RA KHỎI CÔNG TRƯỜNG VÀ LẮP ĐẦU
CỌC:
- Trong công trường thường xuyên túc trực máy đào và xe vận chuyển đất
thải chuyên dụng. Đất khoan lên được máy đào xúc lên xe chuyển sớm ra khỏi
công trường để hạn chế tối đa việc đất thải làm lầy lội công trường.
- Đối với các cọc có cao độ đỉnh đổ bê tông thấp hơn cao độ mặt đất tự nhiên
thì một phần đất khoan lên được chọn lọc để lấp lại vào đầu cọc sau khi đổ bê
tông. Thời gian lấp đất lại nên thực hiện sau khi bê tông đổ đã ninh kết (sau
24h).
3.4.12.HOÀN THÀNH CỌC:
- Sau khi hoàn thành việc đổ bê tông vách, làm vệ sinh nhằm hoàn thành
công việc thi công vách. Đối với các vách có cao trình ở sâu dưới mặt đất,
sau khi đổ bê tông phải bơm thải hết dung dịch bentonite và lấp đầu bằng cát
san lấp để đảm bảo cho người và xe máy đi lại an toàn.
- Mỗi cọc hoàn thành phải có các báo cáo kèm theo,các báo cáo phải chứa
các thông tin sau:
+Số hiệu cọc
+Cao trình cắt cọc
+Cao trình mặt đất
+Cao trình ống vách
+Kích thước cọc
+Vị trí cọc
+Các thông số của lồng cốt thép
+Mác bê tông, nhà máy cung cấp bê tông, phụ gia, độ sụt, số mẫu thử
+Ngày đổ bê tông
+Ngày đào và hoàn thành cọc
+Độ sâu cọc tính từ mặt đất

+Độ sâu cọc từ cao trình cắt cọc
+Chiều dài ống vách
+Khối lượng bê tông theo lý thuyết và thực tế
+Cao trình đỉnh bê tông sau mỗi xe
+Thời gian bắt đầu đổ từng xe và kết thúc
+Miêu tả các lớp đất

Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công
+Thời tiết khi đổ bê tông
+Các thông số của dung dịch vữa sét
+Các sự cố nếu có
3.4.13. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CỌC:
A.TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG:
- Kiểm tra dung dịch Bentonite đảm bảo thành hố khoan không bị sập trong
quá trình khoan và đổ bê tông. Kiểm tra việc thổi rửa hố khoan trước khi đổ bê
tông.
- Kiểm tra chất lượng của vật liệu: cốt thép, bê tông,
- Cần ghi chép đầy đủ các tình hình từ khi bắt đầu tới khi kết thúc.
- Kiểm tra kích thước hố khoan bằng các thiết bị chuyên dụng.
Bảng 2: Các thông số kiểm tra lỗ cọc TCXD 206:98
Thông số kiểm tra Phương pháp kiểm tra
Tình trạng hố -Kiểm tra bằng mắt có thêm đèn rọi.
-Dùng phương pháp siêu âm hoặc camera
chụp hình thành hố khoan
Độ thẳng đứng và độ sâu -So sánh lượng đất lấy lên với chiều dài cọc.
-Theo lượng dung dịch giữ thành.
-Theo chiều dài tời khoan.
-Quả dọi.
-Máy đo độ nghiêng, phương pháp siêu âm.
Kích thước lỗ -Mẫu, calip, thước xếp mở tự ghi độ lớn nhỏ

của đường kính.
-Theo đường kính ống giữ thành.
-Theo độ mở của cánh mũi khoan.
Tình trạng đáy lỗ khoan và độ
sâu của mũi cọc trong đất
-Lấy mẫu và so sánh đất đá lúc khoan và đo
độ sâu trước và sau thời gian quy định.
-Độ sạch của dung dịch thu hồi khi thổi rửa.
-Phương pháp quả tạ rơi hoặc xuyên động.
-Phương pháp điện (điện trở, điện dung, )
B.KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CỌC SAU KHI THI CÔNG:
- Khoan lấy mẫu để thí nghiệm chất lượng bê tông.
- Kiểm tra tính liên tục và khuyết tật của bê tông bằng siêu âm.
- Kiểm tra khả năng chịu tải của cọc bằng thí nghiệm nén tĩnh.
B.1. Các sai số cho phép về lỗ cọc khoan nhồi:
- Đường kính cọc: 0.1D và

-50mm.
- Độ thẳng đứng 1%.
- Sai số về vị trí: D/6 và không được lớn hơn 100.
Bảng5: Khối lượng kiểm tra chất lượng bê tông cọc TCXD 206:98
Thông số
kiểm tra
Phương pháp
kiểm tra
Tỷ lệ kiểm tra min (%)
Sự
nguyên
vẹn của
thân cọc

-So sánh thể tích bê tông đổ vào với
thể tích hình học của cọc.
-Khoan lấy lõi.
-Siêu âm.
100
2% + phương pháp khác

Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công
-Quan sát khuyết tật qua ống lấy lõi
bằng camera vô tuyến.
10-25%+ phương pháp khác
Cường độ
bê tông
thân cọc
-Thí nghiệm mẫu lúc đổ bê tông.
-Thí nghiệm trên lõi lúc khoan.
-Theo tốc độ khoan (khoan thổi
không lấy lõi).
-Súng bật nẩy hoặc siêu âm đối với
bê tông đầu cọc.
2%
35%
C.KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CỌC KHOAN NHỒI BẰNG PHƯƠNG
PHÁP SIÊU ÂM:
Phương pháp siêu âm là phương pháp có độ tin cậy cao nhất.
- Nguyên lý:
Các xung điện tạo ra bởi máy phát sóng xung được chuyển thành sóng siêu
âm qua đầu phát đến đầu thu rồi được các máy xữ lý, căn cứ vào sự thay đổi tốc
độ truyền của siêu âm có thể đánh giá được tính toàn khối của thân cọc và phát
hiện được những khuyết tật của cọc như: bê tông rỗ, chất lượng bê tông không

kém, tiết diện cọc bị thay đổi.
- Thiết bị:
+ Một máy chính tạo xung và ghi lại các tín hiệu đo được.
+ Một đầu phát và một đầu nhận nối với máy chính bằng 2 cuộn dây.
+ Một con lăn đo chiều sâu.
+ Một dây đấu với máy tính để truyền tín hiệu.
+ Một phần mềm in số liệu.
+ Ống nhựa PVC đường kính

50mm, bịt kín đầu, nối với nhựa bằng ren
hay keo dán, được đưa vào trong thân cọc ngay trong quá trình đổ bê tông.
- Quy trình thí nghiệm:
+ Trước khi thí nghiệm cần đổ đầy nước các ống.
+ Dùng đầu rò nặng để rà và thông ống.
+ Đầu phát và đầu đo đấu với máy tính thả đều vào ống dẫn đến đáy.
Sóng siêu âm đo được trong suốt quá trình sẽ được ghi lại trong máy với trục y
là chiều dài cọc và trục x là tín hiệu sóng.
+ Cho chạy phát thử nếu thấy tín hiệu thu được tốt thì có thể bắt đầu ghi
lại tín hiệu và đồng thời kéo 2 dây lên. Khi tín hiệu xấu cần điều chỉnh 2 dây kéo
đầu cho lên xuống để thu được tín hiệu ổn định và đều.
+ Sau khi kết thúc ở hai lỗ đầu ta chuyển đầu đo sang lỗ thứ 3 trong
khi dang phát lỗ thứ 2. Cứ như vậy mỗi cọc được đo 3 lần.
+ Số liệu ghi được trong quá trình đo sẽ được xử lý trong phòng bằng
chương trình vi tính.

Trường ĐHKT TP_HCM Thuyết minh Thi công

Số lượng cọc thí nghiệm do tư vấn giám sát quyết định. Thông thường cứ 10-
20% cọc để thử.


Hình ảnh minh họa thực tế thí nghiệm sức chịu tải của cọc nhồi
3.5.TỔ CHỨC THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI:
Xác định các thông số thi công cho một cọc.
2.5.1.CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
Trước khi thi công cần phải chuẩn bị mặt bằng thi công như sau:
- Làm hàng rào quanh khu vực thi công.
- Dọn dẹp các chướng ngại vật có trên mặt bằng xung quanh vị trí cọc khoan.
- Quyết định hướng đứng của máy khoan để thuận tiện cho việc vận hành
khoan, đổ chất thải.
- Lát các tấm thép để tạo chỗ đứng, đường di chuyển của máy khoan.
- Bố trí hệ thống điện, hệ thống cấp – thoát nước.
- Làm các công trình tạm.
- Xác định lưới định vị.
2.5.2.THIẾT KẾ:
-Tất cả các kích thước của các cọc và tải trọng làm việc theo thiết kế
được trình bày trong bản vẽ thiết kế .Tất cả các cọc đều được thiết kế với hệ số
an toàn.
+ Đường kính cọc: 600 mm
+ Sức chịu tải cho phép của cọc P
tk
= 1897.14 (kN)
+Bêtông cọc B25 (Mác 350) có R
b
= 1.45 kN/m
2
,thép AIII: Ra =
36.5kN/m
2
+ Cao độ mũi cọc thiết kế: -34.75 m
+ Chiều dài thân cọc thết kế: 32 m

+ Cao độ bêtông đầu cọc thiết kế: -2.60 m

×