Thực trạng của hệ thống cống thoát nước trong ký túc xá trường Đại học
Kinh Tế Quốc Dân
NỘI DUNG:
I. Phần mở đầu.
a. Lý do chọn đề tài
Hiện nay chỗ ở của sinh viên trong ký túc xá luôn là một vấn đề được
quan tâm không chỉ của các bậc phụ huynh - những người có con em mình
đang sinh hoạt và học tập tại đây mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội
khi mà các bệnh truyền nhiễm đang ngày càng đe dọa đến khu vực này do
tính chất tập trung, đông đúc của hình thức sinh hoạt trong các ký túc xá
hiện nay.
Hệ thống thoát nước tại các nhà và tại các phòng của ký túc xá được
xâydựng khá lâu và đang là một vấn đề bức xúc của sinh viên-đặc biệt là
những sinh viên sống tại tầng 1-nơi có vị trí gần các hệ thống nước thải
này nhất. Nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh liên quan đến môi
trường không sạch sẽ là rất cao và vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Chúng tôi chọn địa điểm tại KTX của trường đại học Kinh Tế Quốc Dân
để nghiên cứu vì đây được coi như một KTX lớn, được đánh giá là có điều
kiện sinh hoạt khá tốt và có rất nhiều sinh viên Việt Nam cũng như sinh
viên nước ngoài sinh sống.
b. Lý thuyết ứng dụng
Khi hoạt động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng) có ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích của một đối tượng khác, nhưng ảnh hưởng đó
lại không được phản ánh trên giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi
là ngoại ứng. Đây là một trong những thất bại của thị trường.
Như vậy, tình trạng hệ thống thoát nước xuống cấp trong ký túc xá, gây ra
một số vấn đề cho sinh hoạt và sức khỏe của sinh viên sống trong ký túc
mà phía người cung cấp hay người sử dụng không phải chịu thêm một chi
phí nào. Đó chính là một ngoại ứng hay cụ thể hơn là một ngoại ứng tiêu
cực. Ngoại ứng tiêu cực là chi phí áp đặt nên một đối tượng thứ 3 (ngoài
1
người mua và người bán trên thị trường) nhưng chi phí đó lại không được
phản ánh trong giá cả thị trường
Hoạt động gây ra các ngoại ứng tiêu cực ở đây chính là : Khi hệ thống
thoát nước, hệ thống cống rãnh bị xuống cấp thì việc xả nước, thoát nước
gây ra những tác động xấu cho sinh viên sống và hoạt động trong ký túc xá
mà không ai trong số nhà cung cấp hệ thống hoặc người trực tiếp sử dụng
hệ thống phải chịu thêm một khoản chi phí nào. Cụ thể ở đây, đối tượng
thứ 3 là các bạn sinh viên sống ở tầng dưới, đặc biệt là sinh viên tầng 1
trong các nhà. Hiện tượng nước đọng thành vũng trên sân, đường đi và hệ
thông cống rãnh xuống cấp đã gây ra mùi khó chịu đã ảnh hưởng đến đời
sống sinh hoạt và gây ra một số bệnh truyền nhiễm do lây lan từ các sinh
vật sống trong hệ thống cống và nước bẩn: sốt xuất huyết, dị ứng, dịch tả...
Rõ ràng không ai trong số những người thuộc đối tượng thứ 3 trên nhận
được bất kỳ hình thức bồi thường nào cho những hậu quả mà họ đang phải
gánh chịu
Ngoại ứng tiêu cực của hiện tượng trên được thể hiện trong đồ thị sau:
Hình: Ngoại ứng tiêu cực
MB, MC
Q
MB
MEC
MPC
MSC = MPC + MEC
A
C
B
E
a
b
Q
0
Q
1
O
2
Vì hiện tượng ngoại ứng tiêu cực gây tổn thất cho sinh viên nên đi kèm
với đường MPC còn có đường MEC (chi phí ngoại ứng biên) nữa cho biết
tổng mức thiệt hại mà sinh viên phải gánh chịu khi có thêm 1 đơn vị chất
thải được thải ra.Trục hoành thể hiện lượng chất thải mà hệ thống này thải
ra môi trường, trục tung là chi phí và lợi ích do hoạt động này tạo nên, tính
bằng tiền.Đường MB thể hiện lợi ích của việc sử dụng hệ thống này.
Đường MPC thể hiện chi phí tư nhân biên, tức là mọi khoản chi phí để tu
sửa hệ thống này.
Theo hình vẽ ta thấy được khi sản lượng tăng từ Q
0
→Q
1
thì tổng tổn
thất phúc lợi xã hội do hiện tượng này gây ra là diện tích tam giác ABC
(Do phần chi phí tăng thêm 1 khoảng bằng diện tích hình thang ACQ
1
Q
0
còn lợi ích chỉ tăng thêm ABQ
1
Q
0
). Tổng thiệt hại gây ra cho sinh viên sẽ
là hình thang abQ
1
Q
0
.
Từ phân tích trên cho ta thấy hiện tượng ngoại ứng này đã gây ra tổn
thất phúc lợi cho xã hội điều đó thể hiện được đây là 1 thất bại của thị
trường.
II. Thực trạng hệ thống cống rãnh xung quanh các nhà trong ký túc xá
Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.
Hệ thống thoát nước có vai trò rất quan trọng đến đời sống của người
dân nói chung và của sinh viên trong ky túc xá nói riêng.Tuy nhiên thực
trạng hệ thống thoát nước của các nhà trong ký túc trường Đại học Kinh Tế
Quốc Dân hiện đang là một trong những vấn đề gây nhiều bức xúc nhất
cho sinh viên trong ký túc. Do KTX của trường được xây dựng từ lâu mà ít
có sự tu bổ, sửa chữa, nâng cấp nên việc cơ sở hạ tầng vật chất bị xuống
cấp là điều khó tránh khỏi. Và hệ thống cống rãnh, thoát nước cũng không
nằm ngoài thực trạng ấy.
Hệ thống thoát nước chính là hệ thống cống rãnh, đường ống nước được
xây dựng trong các nhà và khu vực trong KTX bao gồm:
+ Hệ thống thoát nước từ các căngtin, nhà ăn.
+ Hệ thống thoát nước sinh hoạt từ các phòng và các nhà trong KTX.
+ Hệ thống cống rãnh ở khu vực sân chơi và sân tập thể dục.
3
+ Hệ thống rãnh nước xung quanh 2 nhà giữ xe trong KTX.
+ Hệ thống thoát nước bao quanh các nhà ở.
Hệ thống cống rãnh được xây dựng từ rất lâu, lại không được thường
xuyên sửa chữa, để ý nên hiện đã xuống cấp: nắp cống bị vỡ, thậm chí mất
một số mảng bê tông, nắp không vừa với miệp cống nên đi lại qua thường
bị bấp bênh. Việc nạo vét cống diễn ra không thường xuyên (chỉ khoảng
1,2 lần trong một kỳ học) nên vào ngày nắng thường bốc mùi rất khó chịu,
nhất là ở khu vực cạnh căngtin nhà 1 và nhà 3, ngay trên và sát miệng cống
là các bàn uống nước của sinh viên, gây ra không ít khó chịu cho các bạn
sinh viên khi phải ngồi ở khu vực đó.
Một phần lý do của sự xuống cấp đó chính là ý thức của các bạn sinh
viên trong KTX, của nhà ăn và căngtin phụcvụ sinh viên. Trong khu vực
trong KTX hiện có 1 nhà ăn lớn gồm hai tầng phục vụ, 2 căngtin (nhà 1 và
nhà 3) nên mỗi ngày đã xả ra một lượng lớn nước thải và rác kèm theo
xuống cống. Theo thời gian, lượng rác đó tích tụ lại gây tắc nghẽn đường
cống, bốc mùi khó chịu. Vào mùa mưa, lượng nước cần thoát chảy theo
đường ống không kịp đã tạo ra những vũng nước lớn trên mặt đường,
những nơi trũng (đặc biệt là khu vực trước cửa vào nhà gửi xe) gây trở
ngại cho các bạn vào gửi xe, mất vệ sinh sân bãi..
Cửa thoát nước mưa được thiết kế theo dạng hàm ếch nên không có khả
năng ngăn mùi bốc lên từ các hố ga, đặc biệt là mùi hôi trong các miệng
cống lớn, gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và
sức khoẻ cộng đồng.
Sự xuống cấp và không hợp lý này đã gây ra các khí, mùi độc hại khó
chịu ra xung quanh môi trường sống của các bạn sống trong KTX. Do điều
kiện không gian nhỏ hẹp, không đủ diện tích phơi phóng nên các bạn sống
tại tầng 1 các nhà ký túc phải phơi đồ tại ban công sau phòng, nhưng đến
mùa mưa thì việc này gây ra rất nhiều khó chịu do nước thoát không hết,
4
lượng hơi ẩm cao làm quần áo lâu khô, ám mùi ẩm mốc; mùa nắng thì sinh
viên phải chịu cảnh sống trong một bầu không khí ám mùi nóng ẩm, không
trong lành ảnh hưởng đên sức khoẻ của sinh viên.
Không chỉ phải chịu sự khó chịu do hệ thống thoát nước ngầm mà ngay cả
hệ thống thoát nước tại các phòng cũng không ít lần làm các bạn sống
trong KTX phải lắc đầu ngán ngẩm. Nhà 11 là nhà được xây gần đây nhất
và được trang bị cơ sở vật chất tốt nhất nhưng các bạn sống trong nhà 11
cũng vẫn phải chịu chung cảnh với các bạn ở các nhà khác, đó là hiện
tượng thấm nước từ tầng trên xuống trần tầng dưới. Kết quả là phía trần và
tường gần cửa sau các phòng (trừ phòng ở tầng trên cùng) đều bị ẩm mốc,
tróc sơn gây phản cảm, khó chịu, mất mỹ quan cho các phòng. Vào ngày
có độ ẩm cao những chỗ đó xuất hiện mốc xanh tạo môi trường cho một số
loại dĩn, muỗi, bọ… sinh sống ảnh hưởng trực tiếp đến việc sinh hoạt của
các bạn sống trong phòng.
Cũng tình trạng tương tự đối với khu vực ngoài ban công sau phòng,
ống thoát nước quá nhỏ, lỗ thoát nước hẹp bị nhiều rác, tóc, cát bụi …
chắn đã làm cho phía sau các phòng luôn bị tắc nước, rêu mốc xanh và có
nhiều bọt bong bóng. Vào thời gian cả phòng sinh hoạt, tắm giặt lượng
nước thải nhiều có khi còn bị tràn ứ thẳng xuống phía dưới. Các ống nước
thải làm từ nhựa tổng hợp nên có nhiều đoạn bị vỡ, nước bắn ra ngoài, vào
ban công các phòng phía dưới, đặc biệt là vào quần áo đang phơi gây rất
nhiều khó chịu cho các bạn sinh viên, đồng thời làm cho ban công trơn
trượt, dễ hỏng, xuống cấp, mục nát có thể gây nguy hiểm cho các sinh
viên.
Hệ thống thoát nước của nhà vệ sinh các phòng cũng chung tình trạng
như vậy, có thể do ý thức sử dụng của các bạn trong phòng chưa tốt, cũng
có thể do sự trang bị đầu tư của trung tâm dịch vụ đến điều kiện sống của
từng phòng là chưa đủ khiến cho thường xuyên bồn cầu các phòng bị tắc,
5