Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

BÁO cáo môn học địa CHẤT VIỆT NAM đề tài địa CHẤT hà TIÊN KIÊN LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 22 trang )

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Lan
Nhóm Thuyết Trình
Lương Thành Bình 0716014
Đỗ Thị Như Quỳnh 0716113
Huỳnh Châu Trung Hiếu 0716058
Trần Phú Bảo 0716016
Nguyễn Long Hồ 0716047
Trần Văn Phương Khánh 0716068
Nguyễn Phát Đạt 0716004
Nguyễn Xuân Trường 0716153
Đề Tài
Mục lục:
I. Địa hình địa mạo:
1. Địa hình thành tạo do quá trình karst
2. Địa hình thành tạo do quá trình bốc mòn chung
3. Địa hình thành tạo do biển
4. Địa hình thành tạo do nguồn gốc hỗn hợp
5. Địa hình nhân sinh
II. Địa tầng của đất đá:
III. Di chỉ cụ thể
1. Chùa Hang:
2. Thạch Động:
IV.Khoáng sản của vùng:
1. Nhóm phi kim loại:
2. Nhóm vật liệu xây dựng:
I. Địa hình – Địa mạo: I. Địa hình – Địa mạo:
Lương Thành Bình – Huỳnh Châu Trung Hiếu – Đỗ Thị Như Quỳnh – Trần Phú Bảo – Nguyễn Long Hồ - Trần Văn Phương Khánh
I. Địa hình - địa mạo:
Hà Tiên – Kiên Lương nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Kiên Giang. Bắc giáp Campuchia,
đường biên giới dài 13,7 km, Tây va Nam giáp vịnh Thái Lan, Đông giáp huyện Hòn
Đất với đường bờ biển dài khoảng 80km. Mùa mưa từ tháng 5 đến10, có nhiều năm mùa


mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn các khu vực khác của đồng bằng sông Cửu Long.
Lượng mưa lớn, trung bình 2.118 mm/năm.
Hà Tiên- Kiên Lương là một dải đất hẹp nằm ven biển, với đầy đủ các dạng địa
hình: vũng, vịnh, đồng bằng, núi, sông, hang động, hải đảo tạo nên nhiều cảnh
quan đẹp
Vùng Hà Tiên -Kiên Lương và khu vực xung quanh mang đặc điểm của một đồng
bằng. Phần lớn diện tích đồng bằng có độ cao tuyệt đối từ 0.2-1.5m, ven chân núi có độ
cao tuyệt đối từ 2 đến 5m, trên bề mặt đồng bang của vùng, tồn tại một số khối núi sót
như núi Thạch Động (101m), núi Địa Tạng (108,8m), núi Tô Châu Lớn (181m), núi Ông
Cọp (101m)…
Khoa Địa Chất Trường Đại học Khoa Học Tự nhiên
Lương Thành Bình – Huỳnh Châu Trung Hiếu – Đỗ Thị Như Quỳnh – Trần Phú Bảo – Nguyễn Long Hồ - Trần Văn Phương Khánh
Địa hình vùng Hà Tiên bao gồm các nhóm nguồn gốc
chủ yếu sau:
1. Địa hình thành tạo do quá trình karst:
1. Địa hình thành tạo do quá trình karst:
Trên vùng Hà Tiên, quá trình karst chỉ phát triển ở phía Bắc
của vùng thuộc phạm vi khối núi Đá Dựng và núi Thạch
Động. Nơi đây, các khối núi được thành tạo trên đá vôi
thuôc hệ tầng Hà Tiên (Pht), với điều kiện khí hậu nhiệt
đới, gió mùa là những nhân tố thuận lợi để quá trình karst
phát triển. Kết quả của quá trình này tạo nên các khối núi
có địa hình độc đáo, sườn núi dốc 600-700, có chỗ dựng
đứng
2. Địa hình thành tạo do quá trình bốc mòn chung:
Phổ biến ở các đồi, núi sót trong vùng như núi Đồng (cao
125m), núi Ông Cọp (101m), núi Dùm Trưa (129,5m).
Kết quả của quá trình bốc mòn đã tạo cho các đồi, núi đó
có dạng đỉnh nhọn, sườn dốc trung bình 300-400m,

mương xói khá phát triển, lớp phủ thực vật thưa. Riêng
đồi, núi ở phía Đông Nam thị xã Hà Tiên (núi Nhọn, núi
Đại Tô Châu…) có lớp phủ thực vật dày, sườn núi có
dạng bậc thang do con người cải tạo để trồng cây.
I. Địa hình – Địa mạo: I. Địa hình – Địa mạo:
3.Địa hình thành tạo do biển:
- Hà Tiên - Kiên L ương nằm bên bờ Vịnh Thái Lan,
do vậy, các dạng địa hình thành tạo do biển ở vùng khá
phổ biến, bao gồm các dạng chủ yếu sau:
- Bãi biển tích tụ hiện đại: phân bố rãi rác dọc theo bờ
biển, tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Nam núi Tô
Châu, phía Tây núi Soa Ảo… Đôi chỗ, bãi biển được
sử dụng thành bãi tắm đẹp (ở Mũi Nai).
-
Đồng bằng tích tụ ven biển: tập trung ở phía Bắc tiếp
giáp với biên giới Việt Nam-Campuchia, từ Xà Xía đến
Thạch Động, diện tích 6-7km
2
. Bề mặt đồng bằng khá
bằng phẳng, độ cao tuyệt đối dao động từ 0.5-1.5m.
I. Địa hình – Địa mạo: I. Địa hình – Địa mạo:
.
4-Địa hình thành tạo do nguồn gốc hỗn hợp:
Được thành tạo do hai hay nhiều quá trình cùng
tác động (biễn-đầm lầy,…). Địa hình này chiếm
khoảng gần 1/2 diện tích vùng Hà Tiên. Đáng chú
ý là dãi đầm lầy tích tụ ven biển hiện đại, kéo dài
gần 2km từ Đông Nam núi Địa Tạng đến phía
Đông núi Soa Ảo, rộng từ 1-3km. Độ cao tuyệt đối
dao động từ 0,1-0,7m. Bề mặt địa hình thấp

hơn,trũng hơn so với xung quanh. Phần phía Bắc
thị xã Hà Tiên, dãi trũng này thường xuyên bị lầy
hóa và nhiễm mặn. Hiện tại, lớp phủ thực vật trên
bề mặt thưa, chủ yếu cây bần, dừa nước
5-Địa hình nhân sinh:
Chủ yếu tập trung ở khu vực thị xã. Tại đây, con
người đã đào đắp, khai thác đá xây dựng, đất san
lắp (núi Ta nghel, núi Bình Sơn,…), cải tạo bãi
biển Mũi Nai, tu sữa hang karst Thạch Động
thành nơi tham quan du lịch…, làm biến đổi bề
mặt địa hình, tạo nêm dạng địa hình nhân sinh,
nhầm phục vụ cho mục đích của con người .
Trong đó, hang karst ở núi đá vôi Thạch Động
(phía Bắc thị xã Hà Tiên khoảng 4km), đã được
nhân dân địa phương tu sữa thành một danh lam
thắng cảnh rất nổi tiếng.
Tứ giác Long Xuyên
II Địa tầng đất đá:
-
Hà Tiên-Kiên Lương là nơi có đá vôi cuối Cổ sinh làm thành địa mạo karst
rất đẹp,có cảnh quan mang tên là Hang Tiền, Thạch Động, Chùa Hang , Hòn
Phu Tử. Đá chứa nhiều hóa thạch và đủ màu sắc từ trắng đến vàng , hồng ,
đỏ và xám đen. Bên dưới đá vôi có tuổi Pecmi muộn (P21 ) là đá phiến và
đá cát, còn bên trên đá vôi là phiến sét vôi. Đá vôi nằm thành cụm chen kẹp
với đá phiến .
-
Sau thời kỳ này là loạt đá phun trào đa số thuộc tuổi Trung Sinh hay Cận
Sinh , gồm riolit và rio-dacit bị vò nhàu và biến chất nhẹ, chứa rất nhiều
mạch hay vĩa mã nảo rất đẹp (agat).
Về đặc điểm phân bố địa chất: đây là khu vực nhỏ của ÐBSCL có móng đá

cứng lộ ra ngoài mặt đất.
II. Địa tầng đất đá:
II. Địa tầng đất đá:
Trong bài này chỉ trình bày tóm tắt những thành tạo địa chất theo cách gom nhóm loại đá và
vật liệu bở rời trên cơ sở tham khảo các tài liệu có trước và qua các chuyến khảo sát thực
địa. Nhìn chung nền dá là các thành tạo dịa chất cổ phủ bên trên là trầm tích bở rời hiện tại,
thứ tự từ cổ đến trẻ như sau:
- Nhóm quartzit-phyllit có kiến trúc uốn nếp phức tạp, nhất là loạt phyllit là nền dá cổ nhất
có tuổi Devon-Carbon.
- Nhóm đá vôi Kiên Lương – Hà Tiên đuợc xác định có tuổi Permi nằm bất chỉnh hợp trên
khối Hòn Chồng. Loạt dá vôi này uốn nếp chủ yếu theo phương Ðông Bắc – Tây Nam.
Trong đá vôi có nhiều đuờng nứt và đứt gãy phân chia đá vôi thành nhiều khối. Hang động
và các hành lang sóng cung xuất hiện nhiều nơi trong loạt đá vôi này
- Cắt qua và phủ lên các loạt đá trên là loạt phun trào (phần lớn là phun trào nổ) có thành
phần rhyolit – Đacit có tuổi Trias (6).
-
Nhóm đá xâm nhập tuổi Kreta muộn không thấy hiện diện trong vùng khảo sát mà chỉ thấy
xuất hiện ở Hòn Ðất.
-
- Phủ trên móng dá là nhóm vật liệu vụn gồm:
+ Vật liệu vụn là vỏ phong hóa từ các đá nền.
+ Vật liệu do trầm tích:
Nhóm vật liệu trầm tích cổ hon có địa hình cao từ 2-3 mét phân bố dọc ven biển kéo dài từ
núi Ðại Tô Châu đến Núi Cọp. Ðó là các dải cát được tích tụ trong giai đoạn biển tràn dầu
Holocene (4) (vào khoảng 10.000 đến 8.000 năm cách nay). Các hành lang chân sóng (hang
chân sóng) cao khoảng 3-4 mét so với mực nuớc biển hiện tại thấy được trong dá vôi cung
được thành lập trong giai đoạn này.
- Nhóm vật liệu trầm tích trẻ hơn, phần lớn là trầm tích đầm lầy mặn ven biển có độ cao địa
hình gần tuong duong với mực nuớc biển
Lương Thành Bình – Huỳnh Châu Trung Hiếu – Đỗ Thị Như Quỳnh – Trần Phú Bảo – Nguyễn Long Hồ - Trần Văn Phương Khánh

III. Di chỉ cụ thể:
Đây là dạng địa hình chủ yếu của các núi đá vôi với nhiều hang
động. Bên ngoài các khối núi là dạng địa hình độc đáo, gần đỉnh núi
phát triển địa hình dạng tai mèo sắc nhọn, sườn núi dốc từ 600-700,
có nơi dựng đứng.
Vách núi đá dựng của định hình Karst
III. Di Chỉ Cụ Thể III. Di Chỉ Cụ Thể
1. Chùa hang:
Địa hình ven biển, có núi đá vôi tai mèo với hang động Karst. Có hai
hệ thống hang chân sóng thể hiện hai giai đoạn biển tiến và biển
lùi.
Hang chân sóng
2. Thạch Động:
Địa hình dạng Kasrt với
những núi đá vôi khối có
dạng tai mèo, cao khoảng
120m (do xác sinh vật trầm
tích tại chỗ). Đặc trưng là có
những hang hốc lớn do sự hòa
tan của nước mưa. Vỏ phong
hóa với những loại cây bụi
mọc ven theo các hốc đá.
Một số di tích về hóa thạch của đá vôi
3. Núi Hòn Chồng:
Địa hình do bóc mòn: gồm những đồi
núi sót có dạng đỉnh nhọn và tròn,
sườn dốc trung bình 30-40m,
Khu vực hòn Chồng là một dãy núi đá
ven biển gồm có 2 núi chính là núi
Rạch Đùng và núi Bình Trị, là đặc

điểm nổi bật về địa hình của khu vực.
Càng đi về phía Tây Nam thì khoảng
cách giữa biển và núi càng được mở
rộng tạo vùng đất tương đối bằng
phẳng có thể coi như là một đồng
bằng trước núi. Về phía Nam của
đồng bằng có thề thấy những núi sót
ven biển và ăn sâu ra biển cụ thể như
là núi đá vôi khu vực chùa Hang
IV. Khoáng sản trong vùng và ứng dụng:
Theo kết quả điều tra và nghiên cứu đến nay đã phát hiện được 7 mỏ và
điểm quặng song tiềm năng còn hạn chế. Trong các loại khoáng sản,
nhóm kim loại đã phát hiện một điểm quặng vàng và một số vành phân
tán trọng sa vàng tự sinh với các hàm lượng tương đối thấp. Nhóm
khoáng sản phi kim loại hạn chế, có quy mô nhỏ, chất lượng thấp, ít
triển vọng. Khoáng sản vật liệu xây dựng có đá vôi.
1. Nhóm phi kim loại:
Trên vùng nghiên cứu đã gặp 4 mỏ và điểm quặng bao gồm mỏ
photphorit Đá Dựng, các điểm quặng Kaolin: Tô Châu, Đề Liêm, Tà
Hang. Nhóm khoáng sản này có quy mô nhỏ, chất lượng thấp.
a. Photphorit:
Mỏ photphorit Đá Dựng thuộc xã Mỹ Đức huyện Kiên Lương, nằm ngay
tại biên giới Việt Nam – Campuchia, cách trung tâm thị xã Hà Tiên 5km
về phía Bắc. Giao thông vận tải khó khăn, không có đường ô tô đến mỏ.
Photphorit là sản phẩm trầm tích sinh hóa do phân hủy các chất thải và
xác sinh vật trong hang động Karst phát triển trong đá vôi . Loại
photphorit tích tụ deluvi phân bố ở sườn núi đá vôi thường tạo nên các
dải hẹp, kéo dài, quy mô nhỏ, chất lượng thấp do lẫn nhiều tập chất vụn
thô (mảnh đá, tảng lăn đá vôi)… loại photphorit tích tụ trong hang động:
hang Kasrt chiếm khoảng 10% thể tích khối núi Đá Dựng, lộ ra ở độ cao

15-20m
Quặng photphorit màu xám nâu, xám vàng, xám sẫm ít tạp chất chiều
dày trung bình 0,3m. Photphorit núi Đá Dựng có chất lượng không cao
có thể khai thác sử dụng như là chất cải tạo đất.
Lương Thành Bình – Huỳnh Châu Trung Hiếu – Đỗ Thị Như Quỳnh – Trần Phú Bảo – Nguyễn Long Hồ - Trần Văn Phương Khánh
b. Kaolin:
Nguyên liệu kaolin phân bố
rải rác liên quan đến vỏ phong
hóa sialit trên đá phun trào
ryolit. Hiện nay đã phát hiện
3 điềm ở núi Tà Bang lớn, núi
Đế Liêm và núi Đại Tô Châu.
Do điều kiện địa mạo không
thuận lợi (sườn núi dốc, bị
xâm thực rửa trôi mạnh) nên
Kaolin chỉ tạo nên những thấu
kính nhỏ diện tích vài trăm –
vài nghìn m2, chiều dày 0,2-
0,5m, không có triển vọng.
Mẫu Kaolin
IV. Khoáng Sản Trong Vùng & Ứng Dụng IV. Khoáng Sản Trong Vùng & ỨngDụng
Lương Thành Bình – Huỳnh Châu Trung Hiếu – Đỗ Thị Như Quỳnh – Trần Phú Bảo – Nguyễn Long Hồ - Trần Văn Phương Khánh
2. Nhóm vật liệu xây dựng:
Trong phạm vi khu vực Hà Tiên – Kiên Lương, khoáng sản nhóm vật
liệu xây dựng hạn chế. Đến nay đã phát hiện 2 điểm vật liệu xây dựng:
đá ryolit núi Bình Sơn và đá vôi xi măng núi Đá Dựng.
a. Đá xây dựng:
Đá xây dựng liên quan với thành tạo trầm tích phun trào, mặc dù diện
phân bố các đá thuộc hệ tầng này rất rộng rãi nhưng do bị phong hóa
mạnh nên đá bị phong hóa vỡ vụn, dày 5-10m có nơi 15-20m, đá gốc ít

lộ. Hiện nay đá xây dựng chỉ lộ ra một diện tích rất nhỏ ở núi Bình
Sơn được nhân dân địa phương khai thác từ lâu bằng phương pháo thủ
công như đục đẻo … đá mà xám xanh, rắn chắc nứt nẻ mạnh, độ
nguyên khối thấp làm đá khối dùng trong xây dựng nền móng công
trình, làm nhà, bờ kênh, mương… thành phần thạch học chủ yếu là
ryolit, tuff ryolit. Cấu tạo khối, dòng chảy, kiến trúc mảnh vụn đến
kiến trúc vi felsit. Nói chung đá có chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn làm đá
xây dựng, tuy nhiên do mỏ phân bố trong nội ô thị xã khu vực đông
dân cư nên không thể khai thác công nghiệp.
IV. Khoáng Sản Trong Vùng & Ứng Dụng IV. Khoáng Sản Trong Vùng & ỨngDụng
Lương Thành Bình – Huỳnh Châu Trung Hiếu – Đỗ Thị Như Quỳnh – Trần Phú Bảo – Nguyễn Long Hồ - Trần Văn Phương Khánh
b. Đá vôi xi măng:
Đá vôi phân bố ở núi Đá Dựng và một khối nhỏ ở núi Thạch Động
phía Bắc thị xã Hà Tiên, tạo nên cảnh quan tự nhiên đẹp với nhiều
hang động, đá vôi có chất lượng tốt nhưng quy mô nhỏ.
Những năm qua, nhờ khai thác nguồn tài nguyên khoáng sán đá vôi
mà kinh tế - xã hội huyện Kiên Lương nói riêng, tỉnh Kiên Giang
nói chung có sự khởi sắc đáng kể. Bây giờ nói đến Kiên Lương là
nói đến một vùng công nghiệp xi măng hoành tránh của cả khu vực
ĐBSCL
IV. Khoáng Sản Trong Vùng & Ứng Dụng IV. Khoáng Sản Trong Vùng & ỨngDụng
Thông tin được sử dụng trong bài seminar này lấy
từ các nguồn sau:
www.diachatvn.com
www.wikipedia.com
Xin chân thành cảm ơn sự chú ý của cô và các bạn.

×