Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

BÁO cáo môn học địa CHẤT VIỆT NAM đề tài tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA CHẤT

ĐỀ TÀI:
ĐỊA CHẤT TÂY NINH
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan
NHÓM: 9
STT TÊN MSSV
1 Giao Ngọc Hoàng 0716063
2 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 0716037
3 Nguyễn Văn Khánh 0716067
4 Nguyễn Vũ Đăng Khoa 0716071
5 Trần Lê Nam 0716089
6 Ngô Quang Tiến 0716148
7 Đỗ Thị Thu Truyền 0716157
8 Lê Thanh Tuấn 0616055
NỘI DUNG
Phần I: Đặc điểm địa lý tự nhiên
Phần II: Lịch sử nghiên cứu địa chất
Phần III: Khái quát địa chất khoáng sản Tây Ninh
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

10
0
57’08” đến 11
0
46’36” vĩ Bắc

105
0


49’ đến 106
0
23’ kinh Đông.

Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và
Bình Phước. Phía Nam và Đông Nam
giáp TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Long An.
Phía Bắc và Tây Bắc giáp 2 tỉnh Svay
Riêng và Kampong Cham của Vương
quốc Campuchia.
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
HÌNH 1
HÌNH 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

ĐỊA HÌNH:
-Địa hình ít phức tạp, tương đối bẳng phẳng và có độ dốc
không lớn.
-Địa hình Tây Ninh nhìn chung thấp dần theo hướng Đông Bắc
xuống Tây Nam.Có nhiều đồi núi với độ cao phổ biến từ 20
đến 50m, đỉnh núi Bà Đen cao 986m.
-Phần trung tâm của tỉnh Tây Ninh có độ cao10– 20m từ đó
giảm dần về phía Nam (khu vực huyện Bến Cầu) chỉ còn lại
khoảng 1 – 2m. Đây là khu vực thấp nhất nên có nhiều chỗ bị
ngập úng trong mùa mưa.
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

KHÍ HẬU:
-Tây Ninh thuộc đới gió mùa cận xích đạo .
-Mùa mưa và mùa khô rất rõ rệt, với mùa khô kéo dài.

-Lượng mưa trung bình cả năm cũng khá cao, khoảng 1.900mm đến khỏang
2.300mm. Số ngày mưa bình quân khoảng 116 ngày.

HÌNH 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

SÔNG NGÒI :
-Mạng lưới sông rạch ở Tây Ninh đươc phân bố tương đối đồng đều nhưng mật độ
còn thưa, chỉ đạt 0,314km/km2.
- Do địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, nên lũ ở Tây Ninh điều hòa hơn lũ
các tỉnh khác ở khu vực Đông Nam Bộ.
-Chỉ có 2 con sông tương đối lớn chảy qua là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ.
Nước ngầm
Do cấu tạo địa chất, đã tạo cho Tây Ninh một trữ lượng nước ngầm khá
phong phú. Độ sâu của mạch nước ngầm từ 4 đến 11 m. Đây là nguồn nước
rất quan trọng đối với sinh họat của con người và sự sống của cây trồng
nhất là vào mùa khô.
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

ĐẤT ĐAI :
Cơ cấu đất ở Tây Ninh cũng như các tỉnh miền Đông Nam Bộ
nói chung là đất xám phát triển trên lớp phù sa cổ.
- Nhóm đất xám: chiếm khoảng 84,13% diện tích đất tự nhiên.
- Nhóm đất phèn: chiếm 6,29% diện tích đất tự nhiên.
- Nhóm đất đỏ vàng: chiếm 1,66 % diện tích đất tự nhiên.
- Nhóm đất phù sa: chiếm 0,44% diện tích đất tự nhiên.
-Nhóm đất than bùn: chiếm 0,26% diện tích đất tự nhiên.
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT

Trước năm 1975:

- Từ năm 1937, E.Saurin đã tiến hành đo vẽ bản đồ địa chất tờ Sài
Gòn, tỷ lệ 1:500.000 (trong đó có diện tích Tây Ninh).
- Năm 1967, vật liệu thô nằm dưới và "đất xám" nằm trên bề mặt đá
lateit dạng tổ ong đều được E.Saurin xếp vào cùng tuổi.
- Năm 1971, H.Fontain và Hoàng Thị Thân đã bàn tới aluvi cổ miền
Nam Việt Nam. Trong thời gian này, ở thị xã Tây Ninh và một số nơi khác,
chính quyền Sài Gòn đã khoan một số lỗ khoan 50m để lấy nước ngầm
phục vụ dân sinh và quân đội. Những tài liệu này hiện đã bị thất lạc.

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT

SAU NĂM 1975 :
- Năm 1975-1980, công tác hiệu đính bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ
1:500.000 được tiến hành trên phần lãnh thổ Việt Nam.
- Năm 1979-1990, Đoàn Địa chất 204 tiến hành công tác đo vẽ bản đồ
địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 cụm tờ Đông Nam Bộ.
- Năm 1982-1985 tiến hành đo vẽ sơ đồ địa chất khoáng sản tỉnh Tây
Ninh tỷ lệ 1:100.000. Kết quả là: đã phân chia các trầm tích Đệ tứ và phát
hiện được 54 điểm khoáng sản phi kim.
- Năm 1996 Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam đã tiến hành đề án
nghiên cứu "Địa chất đô thị Tây Ninh" ở tỷ lệ 1:25.000.
- Từ năm 2007 đến nay, liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam đã tiến
hàng công tác "Đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản nhóm tờ
Tân Biên tỷ lệ 1:50.000".
II.1 ĐỊA CHẤT
II.1.1 ĐỊA TẦNG:
Các thành tạo trầm tích và phun trào có mặt trong
phạm vi tỉnh Tây Ninh được xếp vào những phân vị
địa tầng có tuổi từ Permi muộn đến Đệ tứ như sau :
.

1 - Trầm tích deluvi Đệ tứ không phân chia.
2 - Các trầm tích sông, đầm lầy, trầm tích sông - biển Holocen
3 - Trầm tích sông, sông biển Pleistocen muộn - Hệ tầng Củ Chi
( aQ
1
3
cc ), hệ tầng Mộc Hóa ( amQ
1
3
mh ).
4 - Trầm tích sông Pleistocen giữa-muộn - Hệ tầng Thủ Đức( aQ
1
2-3
tđ )
5 - Trầm tích sông Pleistocen sớm - Hệ tầng Đất Cuốc ( aQ
1
1
đc )
6 - Hệ tầng Xuân Lộc ( βQ
1
2

xl )
7 - Hệ tầng Bà Miêu ( N
2
bm )
8 - Hệ tầng Long Bình ( J
3
-K
1

lb )
9 - Hệ tầng Dầu Tiếng ( T
3
dt )
10- Hệ tầng Sông Sài Gòn ( T
3
ssg )
11- Hệ tầng Tà Thiết ( P
3
tt )
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HỆ TẦNG TRÊN DIỆN TÍCH TỈNH TÂY NINH
1 - Trầm tích deluvi Đệ tứ không phân chia: phân bố hạn chế dọc theo chân của Núi Bà
Đen với thành phần gồm cát bột sét bột có chứa dăm sạn và cuội tảng của đá gốc có thành
phần là granit, granodiorit, andesit,….Bề dày thay đổi từ 1- 5 m
2 - Các trầm tích sông, đầm lầy, trầm tích sông - biển Holocen:Phân bố chủ yếu ở đầm hồ
và dọc lòng sông. Thành phần đa dạng Holocen hạ- trung chủ yếu sét, sét than bề dày
không lớn; Holocen thượng cát, bột, sét bột, cuội sạn sỏi. Bề dày thay đổi 1-25m
3 - Trầm tích sông, sông biển Pleistocen muộn - Hệ tầng Củ Chi ( aQ
1
3
cc ), hệ tầng Mộc
Hóa ( amQ
1
3
mh ): phân bố chủ yếu bờ trái của sông Vàm Cỏ Đông. Phân bố ở mức địa
hình cao 10–18m
4 - Trầm tích sông Pleistocen giữa-muộn - Hệ tầng Thủ Đức( aQ
1
2-3
tđ ):diện tích phân bố

rộng huyện Tân Biên, Tân Châu và Dương Minh Châu. Thành phần cuội, sỏi, cát, sét
kaolin có tectit mài tròn cạnh, bề dày 4–30 m
5 - Trầm tích sông Pleistocen sớm - Hệ tầng Đất Cuốc ( aQ
1
1
đc ): dãi kéo phương Tây
Bắc – Đông Nam huyện Tân Châu chiều dài 800m, rộng 200m thành phần
cuội, sỏi, cát, sét kaolin. Bề dày khoảng 27m


6 - Hệ tầng Xuân Lộc ( βQ
1
2

xl ): vỏ phong hoá phát triển trên thành
tạo bazan hệ tầng Xuân Lộc phân bố tại Bình Long, Phú Riềng, Xuân
Lộc dạng đồi thấp có độ cao thay đổi từ 50 đến 95m
7 - Hệ tầng Bà Miêu ( N
2
bm ): phân bố xã Tân Đông, Tân Hoà, huyện
Tân Châu tạo nên địa hình đồng bằng cao 50 - 60m
8 - Hệ tầng Long Bình ( J
3
-K
1
lb ): phân bố ở ven rìa phía Tây núi Bà
Đen thành phần chủ yếu là andesit và tuff
9 - Hệ tầng Dầu Tiếng ( T
3
dt ): đá nguồn gôc trầm tích thành phần hạt

thô gồm cuội kết, sạn kết, cát kết lộ ra trên diện tích hẹp ở đồi Trại
Bí,chiều dày khoảng 320m ngoài ra còn bắt gặp ở Lộc Trung chiều
dày dự đoán khoảng 50m
10- Hệ tầng Sông Sài Gòn ( T
3
ssg ): lộ ra dọc theo dòng suối khu vực
Đông Bắc tỉnh thuộc huyện Tân Châu gồm các đá phiến sét, sét vôi
chiều dàykhoảng 900m
11- Hệ tầng Tà Thiết ( P
3
tt ): diện lộ nhỏ tại khu vực Soc Con Trăn,
Sroc Tâm và Chà Và.Thành phần chủ yếu là đá vôi phân lớp mỏng
đến vừa xen kẹp sét vôi, bột kết. Tổng chiều dày là 320m
II.1.2 MAGMA XÂM NHẬP
Các đá xâm nhập có tuổi Kreta sớm ở khu vực Núi
Bà Đen được xếp vào phức hệ Định Quán và khu vực
Đồi 95 - phức hệ Tây Ninh.
Khoáng sản liên quan:
Đá granit, granodiorit và
diorit (khối núi Bà Đen)
làm vật liệu xây dựng tự
nhiên với tài nguyên dự
báo lên đến hàng tỷ m
3
.
II.1.3 KIẾN TẠO
-Diện tích tỉnh Tây Ninh nằm trên khối
nâng Sài Gòn thuộc miền vỏ lục địa Tiền Cambri
Nam Việt Nam, có các thành tạo lớp phủ kiểu
thềm lục địa yên tĩnh trong Pecmi muộn – Triat

sớm, kiểu rìa lục địa tích cực trong Mezozoi
muộn, kiểu căng giãn nội lục có phun trào bazan
cao nguyên trong Kainozoi.
-Lãnh thổ tỉnh Tây Ninh chịu ảnh hưởng
của các giai đoạn hoạt hóa Mezozoi muộn và giai
đoạn tạo riftơ Kainozoi.
Trên diện tích tỉnh
Tây Ninh, các đứt gãy dự
đoán chạy theo hai
phương chính là Đông
Bắc – Tây Nam và Tây
Bắc – Đông Nam
HÌNH 5
II.2 KHOÁNG SẢN
Theo các tài liệu địa chất đã công bố, tài liệu điều tra
khoáng sản bổ sung năm 1998 và năm 2003-2004, trong
phạm vi tỉnh Tây Ninh có mặt các lọai khoáng sản theo
những nhóm chính như sau:
II.2.1 NHÓM KHOÁNG SẢN KIM LOẠI
II.2.2 NHÓM KHOÁNG SẢN KHÔNG KIM
LOẠI
II.2.3 NHÓM NƯỚC KHOÁNG, NƯỚC ÁP
LỰC
Thuộc phụ nhóm này, chỉ mới phát hiện có sắt.
• Sắt
Có khả năng biểu hiện quặng sắt này là dấu hiệu tàn dư
quặng sắt magnetit trong vỏ phong hóa của đá gabro
thuộc phức hệ Tây Ninh chứa quặng magnetit.
II.2.1.1 Phụ nhóm sắt và hợp kim sắt
II.2.1 NHÓM KHOÁNG SẢN KIM LOẠI

II.2.2 NHÓM KHOÁNG SẢN KHÔNG KIM LOẠI
• Than bùn :
Than bùn nằm chủ yếu trong các thành tạo trầm tích
sông - đầm lầy Holocen giữa - muộn, thứ yếu trong trầm tích
đầm lầy – hồ Pleistocen giữa-muộn.
Trữ lượng, tài nguyên dự báo của than bùn là
13.082.604 tấn.
• Kaolin
Kaolin có nguồn gốc khác nhau: từ phong hóa và từ
trầm tích. Phần lớn lớp sét kaolin bị phủ bởi các thành tạo
khác như: lớp cát bột hay lớp laterit cứng chắc. Nhìn chung,
sét kaolin có diện tích thay đổi từ 0,025-2,24 (km
2
), có bề dày
phổ biến từ 1,5- 4,0m.
Trữ lượng, tài nguyên dự báo của kaolin là 18.676.000
tấn.
Kaolin
• Đá xây dựng
Tuy đá granodiorit có diện lộ rộng lớn nhưng không được
khai thác hay chỉ được khai thác một phần ven rìa núi như núi Bà
Đen.
Trữ lượng, tài nguyên dự báo của đá xây dựng là
80.320.000 tấn.
• Cuội sỏi
Thành phần cuội sỏi chủ yếu là thạch anh màu trắng. Ngoài
ra, còn có đá silic màu đen, granit hạt nhỏ màu xám sáng, phiến sét
màu xám. Cuội sỏi nằm lẫn cát hạt thô có sét kaolin màu trắng đi
cùng.
Trữ lượng, tài nguyên dự báo của cuội sỏi là 10.772.447

tấn.
• Cát xây dựng
Trữ lượng, tài nguyên dự báo của cát xây dựng là 27.381.000
tấn.
• Sét gạch ngói
Tổng trữ lượng, tài nguyên dự báo của sét gạch ngói là
281.687.542 tấn.
• Đá vôi
Tổng trữ lượng, tài nguyên dự báo của đá vôi là 69.362.558 tấn.
Hình :Bản đồ khoáng sản
Được biên tập theo bản đồ
địa chất và khoáng sản tỷ lệ
1:200.000, giấy phép xuất
bản số 131/CXB ngày 3
tháng 10 năm 1994
Nguồn:
/>on_luc/Ban_do/Khoang_san
/Khoang_san_tinh/Tninh
HÌNH 6
II.2.3 NHÓM NƯỚC KHOÁNG, NƯỚC ÁP LỰC
Trong tỉnh, cũng đã xác định được 1 điểm nước khoáng
với lưu lượng khoảng 633 m
3
/ ngày- đêm tại Ninh Điền. Ngoài ra,
cũng đã xác định một điểm nước có áp lực khác tại Gia Huỳnh.
Tóm lại: khoáng sản chủ yếu ở Tây Ninh là vật liệu xây
dựng, vật liệu san lấp, đá vôi và bên cạnh đó là laterit cũng
chiếm phần quan trọng đáng kể bởi những ứng dụng hết sức thiết
thực của nó trong cuộc sống.
Laterit hóa là quá trình

rửa trôi các nguyên tố của đá mẹ
đặc biệt là các nguyên tố dễ hòa
tan như Si, Na, K, Ca, Mg, sau
đó có sự tích tụ tuyệt đối các ion
Fe, Al, Mn trong các tầng đất,
dưới tác động của các điều kiện
môi trường như sự phong hóa,
dòng chảy, mạch nước ngầm thay
đổi, mất thảm phủ, xói mòn
Laterit chỉ tên một loại đá giàu khoáng vật sắt. Laterit là sản
phẩm của quá trình phong hóa hóa học các đá giàu khoáng vật
alumosilicat trong điều kiện khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới.
LATERIT
HÌNH 7

×