Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Ảnh hưởng của HDSX nông nghiệp trên đất dốc đến môi trường địa chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.57 KB, 26 trang )

Danh sách nhóm:
Stt Họ và tên Mã sinh viên Phân công công việc
1 Lê Thanh Tú 578214 Các hoạt động sản xuất nông
nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực
trên đất dốc.
2 Nguyễn Mạnh Tuấn 578218 Các biện pháp cải tạo và sử
dụng bền vững đất dốc
3 Nguyễn Thị Uyên 578220 Các khái niệm và hiện trạng sử
dụng đất dốc
4 Trương Thị Vân 578221
Những ảnh hưởng tiêu cực chủ
yếu của canh tác nông nghiệp
trên đất dốc.
Tổng hợp, chỉnh sửa bài
5 Vũ Thị Vi 578222 Đặc điểm của đất dốc
6 Nguyễn Trường Xa 578223 Các hoạt động sản xuất nông
nghiệp có ảnh hưởng tích cực
trên đất dốc.
Nhóm trưởng
Mục lục
I. Đặt vấn đề
II. Nội dung
1. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp trên đất dốc
1.1. Trên thế giới
1.2. Ở Việt Nam
2. Đặc điểm đất dốc
III. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đất dốc và ảnh hưởng
của các hoạt động này đến môi trường địa chất.
1. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng tích cực
trên đất dốc.
1.1. Hoạt động trồng trọt


1.1.1 Canh tác theo đường đồng mức
1.1.2. Xen canh và luân canh
1.1.3. Trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả
1.1.4. Trồng rừng
1.2. Hoạt động chăn nuôi
2. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực
trên đất dốc.
2.1 Hoạt động trồng trọt
2.1.1. Hình thức canh tác du canh, độc canh
a, Canh tác nông nghiệp du canh
b, Canh tác nông nghiệp độc canh
2.1.2. Canh tác nương rẫy
2.1.3. Trồng chay
2.2. Hoạt động chăn nuôi
3. Những ảnh hưởng tiêu cực chủ yếu của canh tác nông
nghiệp trên đất dốc.
4. Các biện pháp cải tạo và sử dụng bền vững đất dốc
IV. Kết luận
V.Tài liệu tham khảo
I. Đặt vấn đề
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. Với một nước
mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu như nước ta thì việc sử dụng đất canh
tác hợp lý và bền vững là vô cùng quan trọng.
Ở nước ta, đất đồi núi (phần lớn là đất dốc) chiếm ¾ diện tích đất tự
nhiên, nhìn chung đây là những loại đất khó khai thác và sử dụng, đặt biệt
là khi đất đã mất thảm thực vật che phủ. Tuy nhiên do thiếu đất sản xuất
nên nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc cao, dẫn đến
việc đất bị thoái hóa, xói mòn mạnh và năng suất cây trồng giảm nhanh.
Khiến cho cuộc sống của người dân rất bấp bênh, đặc biệt là các dân tộc
thiểu số, làm gia tăng hiện tượng du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy

khiến cho đất ngày càng suy giảm nghiêm trọng. Cùng với đó, nước ta
đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, xu thế phát triển
nhanh của các ngành công nghiệp và sự đô thị hóa đang diễn ra mạnh làm
cho diện tích đất nông nghiệp đang có xu thế ngày càng giảm và bị suy
thoái.
Mặc dù còn nhiều trở ngại, nhưng vùng đất dốc có rất nhiều tiềm năng
phát triển và có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển và tồn
tại của con người. Nhất là khi hiệu ứng nhà kính thể hiện rõ ảnh hưởng
khiến cho mực nước biển dâng có nguy cơ nhấn chìm nhiều các châu thổ,
đồng bằng màu mỡ. Để đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho con
người, việc tìm ra các giải pháp canh tác hiệu quả và bền vững là rất quan
trọng, nhất là canh tác trên đất dốc. Từ những ảnh hưởng và sức ép lên
canh tác đất nông nghiệp ( đặc biệt là đất dốc) nhóm chúng em xin trình
bày đề tài: “ Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đất
dốc đến môi trường địa chất”. Nhằm tìm hiểu về các biện pháp canh tác
trên đất dốc và ảnh hưởng của các biện pháp này đến môi trường địa chất, để
từ đó biết được những biện pháp phù hợp với loại hình đất dốc giúp cải thiện
môi trường địa chất tại đó và các vùng xung quanh.
II. Nội dung
- Môi trường địa chất: là phần trên cùng của vỏ trái đất bao gồm cả thổ
nhưỡng, nham thạch, khoáng sản nước dưới đất và nước mặt, nơi con người
chiếm cứ để sinh sống và tiến hành các hoạt động phát triển, nơi trực tiếp
chịu ảnh hưởng (tốt hoặc xấu) của các hoạt động và ngược lại, cùng tác
động trở lại với con người, chi phối điều tiết một cách tự nhiên, tạo thuận lợi
hoặc trở ngại cho cuộc sống và hoạt động của con người.
- Đất dốc là tất cả các loại đất có độ dốc từ 1
o
trở lên. Do đó, đất dốc
thường chịu tác động của các hiện tượng xói mòn rửa trôi, dẫn đến sự
thoái hoá đất, làm đất nghèo kiệt về dinh dưỡng, về cấu trúc, giảm độ pH,

tăng hàm lượng các chất gây độc hại cho đất và làm cho đất bị chết về
sinh học. Hầu hết diện tích đất dốc bị thoái hoá và bị chua, nhiều diện tích
bị bỏ hoang hoá vì mất khả năng sản xuất nông lâm nghiệp.
- Canh tác : Canh nghĩa là cày, tác nghĩa là làm. Canh tác tức là làm công
việc nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi…
1. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp trên đất dốc
1.1. Trên thế giới
Đất dốc chiếm 14,7% tổng tài nguyên đất của thế giới. Đối với các nước
phát triển vấn đề dùng và sử dụng đất dốc được người ta nhìn nhận một cách
thích hợp trên cơ sở khai thác một cách hợp lý. Nhưng đối với các nước
chậm phát triển do sức ép về đảm bảo lương thực và do sự bùng nổ dân số
diễn ra trong những thập kỷ gần đây vừa đẩy các nước này phải khai thác sử
dụng một cách triệt để cả những vùng đất dốc ở mức giới hạn. Thậm chí rất
ít có khả năng dùng được các mục đích khác. Ở vùng Đông Nam Á có tới
1/3 đất canh tác được dùng theo kiểu nương rẫy. Người ta ước tính khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương có 80 triệu người du canh và dùng 120 triệu ha
đất nương rẫy. Ở Philippin nơi mà ¾ đất đai là rừng vào cuối thế chiến thứ 2
nhưng đến năm 1970 chỉ còn 38% diện tích là rừng, với việc biến đất rừng
thành đất nông nghiệp tăng với tốc độ 50km
2
/năm của 350 ngàn người du
canh. Ở Indonesia hằng năm có khoảng 2000 ha đất bị cung kiệt dinh dưỡng
do canh tác đất nương rãy. Ở Ấn Độ hằng năm có đến 9 – 10 triệu ha rừng bị
chặt đốt để làm nương. Hệ thống canh tác đất dốc như thế này đã gây ảnh
hưởng rất nhiều đến từng khu vực trên thế giới.
1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam đất dốc phân bố ở tất cả 9 vùng sinh thái của Việt Nam,
nhưng chủ yếu tập trung ở vùng núi phía bắc, Tây Trung Bộ và Tây Nguyên,
đất dốc chiếm 74% diện tích đất tự nhiên. Trong 9,4 triệu ha đất nông
nghiệp chỉ có 4,06 triệu ha là đất lúa còn trên 5 triệu ha chủ yếu là đất dốc.

Theo Lê Văn Khoa: “Đất bằng ở Việt Nam có khoảng hơn 7 triệu ha, đất
dốc hơn 25 triệu ha, hơn 50% diện tích đất đồng bằng và gần 70% diện tích
đất đồi núi là đất có vấn đề, đất xấu và có độ phì nhiêu thấp, trong đó đất
bạc màu gần 3 triệu ha, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu ha, đất mặn 0,91 triệu ha,
đất dốc trên 25
0
gần 12,4 triệu ha.” (Giáo trình Tài nguyên đất môi trường -
Lê Văn Khoa)
Phần lớn diện tích đất dốc có độ dốc dưới 15
0
(chiếm 21,29%) đã sử dụng
cho sản xuất nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp. Diện tích đất có độ dốc
lớn hơn 25
0
(chiếm 61,7%). Do thiếu đất sản xuất nên nông dân miền núi
vẫn phải canh tác trên đất dốc có độ dốc lớn hơn 25
0
chịu xói mòn rất mạnh
và thời gian canh tác bị rút ngắn, thường chỉ trồng được 2 – 3 vụ cây lương
thực ngắn ngày sau đó bỏ hóa. Dân số gia tăng dẫn đến bình quân diện tích
đất trên đầu người bị giảm, thời gian đất bỏ hóa cũng bị rút ngắn xuống
khoảng 3 – 5 năm. Với khoảng thời gian ngắn như vậy thì độ phì nhiêu và
các tính chất lý hóa của đất chưa đủ mức cần thiết cho sinh trưởng để phát
triển của cây trồng nông nghiệp.
2. Đặc điểm đất dốc
 Đặc điểm của đất dốc
Địa hình dốc cao, phức tạp tạo khó khăn cho việc khai thác và sử dụng
rất kém hiệu quả. Ở nước ta đất dốc có diện tích khá lớn, có khoảng 14 triệu
(ha) phân bố trên các độ dốc khác nhau:
Độ dốc (%) Diện tích (triệu ha)

3 – 10 2,7
10 – 15 5,5
15 – 25 3,7
>25 2,5
Nguồn: Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, 1999.
Chúng thường có các loại đất khác nhau và đặc điểm cũng không giống
nhau:
- Địa hình có độ dốc > 30
o
(có độ cao trung bình > 2000m) : chiếm
0,5% diện tích toàn quốc . Địa hình phân cắt mạnh, độ dốc lớn, quá trình
xâm thực và rửa trôi mạnh, đất dễ bị thoái hóa. Là những khu vực đầu
nguồn cần bảo vệ rừng tự nhiên để giữ nước và chống lũ quét.
- Địa hình có độ dốc > 15
o
: chiếm diện tích 10% diện tích toàn quốc
độ phân cắt từ sâu đến trung bình, là khu vực để trồng rừng, rừng phòng
hộ.Quá trình xâm thực và bào mòn khá mạnh, phân bố ở khắp các khu vực
vùng đồi núi. Canh tác nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.
- Địa hình có độ dốc từ 8 – 15
o
: chiếm diện tích lớn nhất vùng đồi
núi khoảng 45% diện tích toàn quốc. Đất dễ bị xói mòn thường xảy ra càng
mạnh với đất có tầng đất mỏng, lớp phủ thực vật thưa, thành phần cơ giới
nhẹ. Thích hợp để làm ruộng bậc thang, nông lâm kết hợp và đây cũng là
vùng sản xuất nông nghiệp chính của miền núi với các cây dài ngày và hoa
màu chủ yếu nhờ nước trời.
- Địa hình có độ dốc từ 0 – 8
o
: đất tương đối bằng phẳng, ít bị chia

cắt, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hỗn hợp và cần canh tác để hạn chế
tác động xói mòn.
Một số đặc trưng của đất dốc
Đặc trưng lý học của đất dốc:
Tính chất vật lý của các loại đất dốc khác nhau phụ thuộc vào các loại đất
khác nhau, quá trình hình thành đất. hàm lượng cấp hạt sét trong thành phần
cơ giới dao động trong phạm vi từ 12 – 62%, cấp hạt đá thô có chiều hướng
ngược lại 4-60%. Dung trọng khá cao: dao động 1,08g/cm
3
ở đất đỏ vàng
trên đá bazan đến 1,5g/cm
3
trên đất đỏ vàng phù sa cổ. đặc tính này thường
gây bất lợi, khó khăn cho tính thấm nước của đất, dễ dàng bị rửa trôi và xói
mòn đất.
Đặc trưng hóa học của đất dốc:
Đặc trưng hóa học của đất dốc phụ thuộc vào các loại đất được phân bố ở
các độ dốc, độ cao khác nhau nhưng thường có đặc tính là phản ứng từ chua
đến rất chua, đất nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước và kết dính kém, giữ
màu kém. Các đất trung tính hoặc kiềm có diện tích không đáng kể. Đất đồi
núi dưới rừng thường có hàm lượng mùn cao (5-8%), giàu dinh dưỡng, kết
cấu tốt.
Đặc trưng khoáng sét ở đất dồi núi.
Đất đồi núi có độ cao biến động từ vài chục mét vùng đồi cho đến 2.000 –
3.000 m vùng núi cao và trải dài qua 15 vĩ độ từ Bắc vào Nam. Thành phần
khoáng vật vừa bị chi phối bởi đá mẹ vừa chịu tác động của điều kiện hình
thành đất của địa phương.
 Tiềm năng sản xuất của đất dốc
Đất dốc gồm các loại đất có độ phì khác nhau, với điều kiện tiểu khí hậu,
địa hình chế độ nước khác nhau đã tạo nên sự phát triển rất đa dạng và

phong phú của các thực vật tự nhiên và cây trồng, vật nuôi của vùng đồi núi
nước ta.
Mật độ dân số vùng đất dốc thấp hơn nhiều so với vùng đồng bằng, vì vậy
quỹ đất sản xuất chia cho các nông hộ theo Luật Đất đai mới lớn hơn nhiều
bình quân diện tích đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, chỉ nhỏ
hơn 1.000 m
2
/người thì ở vùng đồi núi là từ 3.000-4.000 m
2
/người. Ngoài ra
họ còn được giao một diện tích đáng kể đất nông nghiệp để quản lý, bảo vệ
hoặc sản xuất trồng rừng mới.
Khả năng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa làm nguyên liệu
cho công nghiệp trong nước cũng như phục vụ xuất khẩu là rất lớn. Đây là
những vùng sản xuất cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa mầu
cạn có quy mô, sản lượng và giá trị kinh tế hàng hóa cao, góp phần tăng
trưởng kinh tế quốc dân như: nguyên liệu làm giấy, gỗ gia dụng, cà phê, hồ
tiêu, điều, chè, cao su, quế, trẩu, vải dứa, chuối, v.v
Các dạng địa hình :
- Địa hình núi và cao nguyên: ở độ cao nhỏ hơn 1.500 m, địa hình tuy khá
cao, nhưng ít bị chia cắt, dạng lượn sóng hoặc khá bằng phẳng, ít dốc (cao
nguyên Tây Nguyên, cao nguyên Mộc Châu – Sơn La ), thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
- Địa hình bán bình nguyên: phân bố thành những dải đất hẹp, khá bằng
phẳng, sản xuất nông nghiệp thuận lợi nhưng diện tích ít, manh mún.
- Địa hình thung lũng và trũng giữa núi: tạo nên những bồn địa và cánh
đồng khá bằng phẳng trên các độ dốc khác nhau của vùng đồi núi, là nơi
sản xuất lúa nước, hoa màu ngắn ngày quan trọng nhưng diện tích hẹp,
manh mún.
III. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đất dốc và ảnh

hưởng của các hoạt động này đến môi trường địa chất.
1. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng tích
cực trên đất dốc.
1.1. Hoạt động trồng trọt
1.1.1 Canh tác theo đường đồng mức
Canh tác theo đường đồng mức là nguyên tắc xuyên suốt mọi hoạt động
sử dụng đất dốc, cần tuân thủ từ khi khai hoang, cày bừa đến trồng trọt,
chăm sóc.
Điển hình của hình thức canh tác theo đường đồng mức là phương thức
canh tác ruộng bậc thang, trồng theo rãnh.
Ruộng bậc thang - kiểu canh tác lúa nước trên địa hình đồi núi với một
hệ thống thủy lợi khá tinh vi nhằm cung cấp nước cho sự sinh trưởng
của cây lúa.
Đặc điểm canh tác ruộng bậc thang
Do ở các vùng cao, miền núi hiếm đất bằng để canh tác, nhất là trồng lúa
nước, người ta khắc phục bằng cách chọn các sườn đồi, núi có đất màu
bạt tam cấp để tạo thành những vạt đất bằng, kết hợp canh tác lúa nước ở
thung lũng hẹp với việc khai khẩn trên núi cao. Sau đó tùy vào ý định
canh tác mà có thể để khô hoặc dẫn nước từ những đỉnh núi cao hơn về.
Ở Việt Nam hình thức canh tác này cũng rất phổ biến ở các vùng cao như
Tây Nguyên, Tây Bắc hoặc các vùng Trung du ở Bắc bộ…
Do địa hình đồi núi, không thể làm ruộng như ở đồng bằng. Cũng vì lý
do này nên nước chảy xuống sẽ gây nên hiện tượng xói mòn, sạt lở. Xây
ruộng theo hình bậc thang sẽ giảm thiểu tốt nhất những tác động của
nước mưa. Giữ lại nhiều nhất chất dinh dưỡng trong đất.
Nguồn tài nguyên nước chủ yếu ở đây là nguồn nước tự nhiên, nước
mạch chảy ra từ các sườn núi, khe núi, nước suối, nước mưa. Nguồn
nước mạch chảy ra từ các khe núi, sườn núi chiếm vai trò quan trọng, nó
là nguồn nước phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất trong các sinh
hoạt hàng ngày cũng như trong sản xuất. Những vùng đồi núi có nhiều

mạch nước ngầm, làm ruộng bậc thang sẽ tận dụng được những mạch
nước đó, tiện cho việc điều tiết nước, vì ở trên núi sẽ gặp khó khăn trong
việc tưới tiêu (ít sông hoặc ở xa), nước sẽ từ bậc cao chảy xuống bậc
thấp, như vậy không xảy ra hiện tượng úng lụt mà nước vẫn đủ.
Có 3 hình thức canh tác ruộng bậc thang là ruộng bậc thang san ngay,
ruộng bậc thang san dần, ruộng bậc thang lúa nước.
 Ruộng bậc thang san ngay : để làm được ruộng này đất phải đủ dày,
kết von và đá ong ở sâu mà khi san không bị lộ ra trên mặt đất. Ruộng
bậc thang san ngay có ưu thế nổi bật: triệt tiêu dòng chảy, giữ nước,
giữ đất, giảm xói mòn và duy trì sự ổn định năng suất cây trồng trong
chu kì canh tác. . Tuy nhiên khi tạo ruộng bậc thang san ngay làm
xáo trộn các tầng đất sắp xếp có quy luật từ hàng ngàn năm, phá vỡ
cấu trúc, trộn tầng đất canh tác với đất cái ít mầu mỡ bật từ dưới lên,
cắt các lỗ hổng mao quản và phi mao quản vốn là một hệ thống liên
tục làm mùn và chất dinh dưỡng dễ tiêu giảm…. dẫn tới độ phì nhiêu
hữu hiệu giảm.
 Ruộng bậc thang san dần: kết hợp san ủi nhẹ với việc tạo ra các băng
chắn để đất tích lũy mé dưới lô trồng. Sau mỗi vụ mưa đất trôi sẽ bị
chặn lại, bồi tụ trên ruộng tầng vì thế hạn chế việc xói món và mất
dinh dưỡng.
 Ruộng bậc thang lúa nước : Là một phương thức định canh trên mặt
bằng, có không gian khép kín tránh được xói mòn, tiếp nhận vật liệu
rửa trôi từ xung quanh, hạn chế tốc độ dòng chảy từ trên cao xuống
thung lũng. Trong môi trường nước, quá trình hóa học có lợi cho việc
duy trì độ phì nhiều hữu hiệu: phân giải chất hữu cơ chậm lại, có sự
tích lũy mùn và có dung tích hấp thu cao hơn.
Trong điều kiện khử là ưu thế có sự chuyển hóa các oxit đa hóa trị
sang hóa trị hai ( Fe
3+
sang

Fe2+
, Mn
4+
sang Mn
2+
), Al
3+
giảm Ca
2+

Mg
2+
tăng lên làm cho độ chua giảm đi và độ bão hòa bazo tăng lên.
• Lợi thế lớn về dinh dưỡng dễ tiêu là sự cố định lân bị hạn
chế, P dễ tiêu và K trao đổi tăng lên đáng kể, nhờ lưới tinh thể mở
NH
4+
và K
+
thay thế nhau dễ dàng.
• Các bậc thang dần dần hình thành tầng đế cày tích sét tương
tự như ruộng lúa đồng bằng, nhờ vậy tuy trên thế dốc nhưng phần
lớn các phần tử đất mịn lắng đọng, không bị trôi tuột như trên đất
dốc.
Ngoài ra, những cánh đồng ruộng bậc thang lưng chừng trời cũng là
những địa điểm tham quan du lịch thu hút rất nhiều khách tham quan
trong và ngoài nước.
Trồng theo rãnh : biện pháp mà người dân tạo các rãnh theo đường định
mức, như vậy biện pháp này sẽ giúp giảm được tốc độ và chiều dài dòng
chảy mặt trên dốc, kéo dài thời gian nước trên mặt đất như vậy lượng

nước thấm xuống tầng dưới sẽ được tăng cường.
1.1.2. Xen canh và luân canh
Tất cả các loài cây trồng, các loài cây ăn quả, cây công nghiệp, cây
rừng đều có thể xen canh hoặc luân canh với các loài cây che phủ cải tạo
đất và các loài cây ngắn ngày khác để tăng thu nhập.
Ví dụ mô hình trồng lạc xen sắn trên đất dốc :
Theo Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp miền núi phía Bắc, biện
pháp trồng lạc xen sắn trên đất dốc giúp tăng hiệu quả cho cả hai cây
trồng. Cụ thể, cách làm này tăng năng suất cho sắn lên 10% so với trồng
độc canh do giữ được độ ẩm, hạn chế cỏ dại và cải thiện độ phì đất
(năng suất sắn đạt từ 30-45 tấn/ha, tùy từng vùng). Cùng với đó, năng
suất lạc đạt trung bình 1,2-1,6 tấn/ha. Như vậy, cách xen canh này cho
hiệu quả kinh tế cao hơn trồng sắn độc canh lên tới khoảng 9 triệu
đồng/ha/năm.
Hơn thế, cách canh tác này giúp hạn chế tới 85% lượng đất xói mòn;
cải tạo và duy trì độ phì nhiêu đất và khống chế gần như hoàn toàn cỏ
dại.
Việc luân canh và xen canh cây trồng đem lại rất nhiều lợi ích trong
việc sản xuất nông nghiệp:
 Giảm thiểu sự xói mòn, rửa trôi đất.
 Cải thiện và duy trì độ phì nhiêu đất.
 Làm giảm sự mất dinh dưỡng.
 Giúp duy trì sản xuất lương thực, tăng thu nhập cho các nông hộ.
 Đa dạng hóa cây trồng, cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi.
 Nhờ sự đa dạng trong loài cây trồng giúp thiên địch có điều khiện phát
triển tốt hơn giúp kiểm soát côn trùng và bệnh tật.
1.1.3. Trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả
Các cây công nghiệp lâu năm như: cao su, cà phê, chè, …cây lấy
gỗ ( keo, mỡ, xoan…)…và các loại cây ăn quả ( vải , nhãn, xoài…)
ngoài việc có giá trị lớn về kinh tế, giúp tăng thu nhập cho người dân

còn các tác dụng lớn đối với môi trường địa chất. Ví dụ như cây cam
có thể trồng ở độ dốc 15
0
là loài cây thân gỗ có bộ rễ cọc bám sâu trong
đất giúp giữ cho kết cấu đất được tốt hơn hạn chế việc đất bị rửa trôi
các dinh dưỡng và khoáng, kết cấu đất tốt hơn làm hạn chế sự xói mòn,
sạt lở đất. Ngoài ra còn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các nông hộ,
có những thương hiệu cam đã nổi tiếng trên khắp cả nước như cam
sành Hà Giang, cam Bắc Quang…
Các loài cây này như một lớp thảm thực vật tự nhiên che phủ cho
mặt đất, giúp hạn chế các quá trình xói mòn, rửa trôi đất, chất dinh
dưỡng ở các đồi đất dốc, lưng chừng núi. Giảm thiểu tác động của
dòng chảy nước mặt vào mùa mưa lũ, hạn chế quá trình sạt lở đất tại
các vùng đất dốc. Tăng cường nước và ổn định cho các mạch nước
ngầm.
Các loài cây công ngiệp ngắn ngày : lạc, đậu tương… và cây lương
thực như ngô, khoai, sắn… giúp trả lại các chất dinh dưỡng cho đất
như đạm, lân,… Như chúng ta đều biết các loài cây họ đậu như đậu
tương, lạc… có khả năng tổng hợp các chất đạm, lân rất tốt. Sau khi
thu hoạch xong, sử dụng các tàn dư thực vật của loài cây này che phủ
mặt đất hoặc sử dụng các biện pháp như cày, ủ,… các loài cây này giúp
trả lại một lượng lớn chất hữu cơ cho đất làm tăng độ phì của đất đồng
thời làm tăng năng suất các cây trồng vụ sau.
1.1.4. Trồng rừng
Các cánh rừng trồng tuy không có lượng sinh khối và tác dụng địa
chất bằng các cánh rừng tự nhiên. Tuy nhiên, nó cũng khiến cho các
vùng đất trống đồi trọc không bị suy thoái nguy trọng. Hạn chế việc
xói mòn, sạt lở, rửa trôi đất đá, trả lại phần lớn các chất dinh dưỡng
cho đất. Giúp ổn định cấu trúc đất, hạn chế các quá trình phong hóa
diễn ra rất mạnh mẽ trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta.

Ngoài ra, chúng ta có thể trồng xen các loại cây như: cây cỏ, cây sắn…
giúp tạo nguồn thức ăn chăn nuôi, cải tạo và bảo vệ đất.
1.2. Hoạt động chăn nuôi
Mô hình vườn – ao – chuồng (VAC) có tác dụng rất lớn về kinh tế
cũng như môi trường. Các chuồng chăn nuôi gà, vịt, lợn… cung cấp
phân thải vừa là nguồn thức ăn cho các ao cá, vừa là nguồn phân bón
cho các vườn cây ăn quả hoặc cây lương thực, thực phẩm. Điều này
giúp cho lượng chất thải chăn nuôi được xử lý tốt hơn, không gây ô
nhiễm môi trường, cung cấp và bổ sung chất dinh dưỡng cho đất bị
lấy đi trong sinh khối thực vật do ta thu hoạch. Làm cho dinh dưỡng
trong đất được ổn định, đất không bị suy thoái. Các vườn cây giúp che
phủ đất làm giảm xói mòn, rửa trôi đất, điều hòa duy trì lượng nước
ngầm trong đất…
2. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực trên đất
dốc.
Tuy nhiên, việc sử dụng và canh tác đất nông nghiệp còn chưa thật
sự được chú trọng và có các biện pháp sử dụng hợp lý nên đã để lại
hậu quả khó lường.
2.1. Hoạt động trồng trọt
Bên cạnh những hình thức canh tác làm giảm đáng kể tác động
của các điều kiện tự nhiên thì ở một số vùng vẫn còn những hình
thức canh tác như: nương rẫy du canh, độc canh, trồng tỉa theo vụ
mưa, trồng chay, chăn thả gia súc trên nương gây ảnh hưởng tiêu
cực đến môi trường địa chất tại đó và các khu vực lân cận.
2.1.1. Hình thức canh tác du canh, độc canh
a, Canh tác nông nghiệp du canh
Khái niệm nông nghiệp du canh
Nông nghiệp du canh là những hệ thống nông nghiệp trong đó đất
được phát quang để canh tác trong những thời đoạn ngắn hơn là thời
đoạn bỏ hóa.

Đặc điểm của nông nghiệp du canh
Ở Việt Nam có 3 kiểu du canh, các hình thức này chủ yếu được
thực hiện bởi các dân tộc thiểu số, sinh sống trên các núi hoặc thung
lũng dưới chân núi.
 Du canh tiến triển: phát rừng khai thác kiệt đất, bỏ hẳn nương cũ,
phát rừng mới. Khi hết rừng thì dời bản đi nơi khác.
Phương thức du canh tiến triển của người H’mông: canh tác từ
độ cao 700 m trở lên. Phát đốt rừng canh tác nương rẫy liên tục
trong một số năm ( 3-5 năm tuỳ theo chất lượng đất rừng) đến khi
đất bạc màu hoàn toàn không có khả năng canh tác thì bỏ chuyển
sang vùng khác còn rừng, đất tốt.
Đất sau khi hết khả năng canh tác thì bị bỏ hoang không phục hồi
lại được.
 Du canh luân hồi: Là kiểu du canh trên nương rẫy định canh trong
khoảng 2-5 năm khi năng suất xuống dưới mức chấp nhận được thì
bỏ hóa khoảng 7-8 năm đến 12-15 năm rồi quay trở lại.
 Du canh bổ trợ: Được thực hiện bởi các cộng đồng cư dân miền núi
vùng cao sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước kết hợp làm rẫy trên
đồi lân cận lấy nguồn năng lương thực bổ sung.
Phương thức này gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường địa chất,
đất sau khi canh tác bị bỏ hoang mất lớp thảm thực vật che phủ
khiến cho đất dễ bị suy thoái:
- Xảy ra hiện tượng thổi mòn, mài mòn do gió thổi
- Các hiện tượng xói mòn, sạt lở do mưa, lũ
- Thiếu nước, hạn hán do mất lớp thực vật giữ nước
b, Canh tác nông nghiệp độc canh
Độc canh là hình thức mà người dân chỉ trông một loại cây duy
nhất trong lần canh tác đó.

Trồng ngô, sắn độc canh – hình thức canh tác phổ biến trên đất

dốc
Độc canh cũng là một trong nhữg nguyên nhân dẫn đến xói mòn,
rửa trôi lớp đất mặt, vì khi trồng độc canh thì đất ở khoảng cách giữa
các gốc cây không có thảm thực vật che phủ. Bên cạnh đó việc trồng
độc canh còn làm cho đất mất cân bằng dinh dưỡng bởi mỗi loại cây
sẽ hút một lượng dinh dưỡng nhất định trong quá trình sống và với
nhu cầu về hàm lượng các chất là khác nhau. Hiện tượng chặt đất
cũng một phần do trồng độc canh nhất là khi trồng độc canh ngô,
sắn. . . chặt đất ảnh hưởng nhiều đến tính chất của đất như: làm tăng
dung trọng đất, giảm độ ẩm, độ xốp, độ thoáng khí và cả đến nhiệt
trong đất.
2.1.2. Canh tác nương rẫy
Canh tác nương rẫy là một mô hình sản xuất nông nghiệp phổ
biến của các tộc người thiểu số ở Việt Nam cũng như ở khu vực
Đông Nam Á.

Hiện tượng phát rừng đốt rừng làm nương rẫy tuy đã được hạn
chế nhưng vẫn để lại những hậu quả khó lường.
Canh tác nương rẫy vẫn còn là hình thức canh tác phổ biến và
quan trọng của nhiều nhóm dân tộc sinh sốngở vùng cao, nơi mà
cuộc sống ở đó còn nhiều khó khăn, an toàn lương thựcvẫn còn
là vấn đề khó giải quyết; sản xuất nông nghiệp ít được đầu tư,
chưa được quan tâm và còn phụ thuộc nhiều vào việc khai thác
tài nguyên thiênnhiên sẵn có. Hiện nay, việc phát rừng đốt rừng
làm nương tuy đã hạn chế hơn nhưng những hậu quả mà môi
trường và chúng ta phải gánh chịu là rất lớn.
Việc đốt rừng làm nương khiến cho đất mất đi thảm thực vật
che phủ dẫn đến các hiện tượng xói mòn, sạt lở đất, rửa trôi mất
đất làm cho đất không thể canh tác được nữa, làm suy giảm đa
dạng sinh học.

2.1.3. Trồng chay
Trồng chay là hình thức trồng trọt dựa chính vào các tài nguyên
sẵn có để cung cấp cho cây trồng mà không tác động thêm.
Phương thức trồng chay chính là một trong các nguyên nhân làm
đất suy thoái nghiêm trọng. Bởi trong khi canh tác, các cây trồng lấy
đi chất dinh dưỡng mà không bổ sung dưỡng chất để bù trả lại cho
đất làm cho đất bị suy thoái. Sau khi trồng được vài vụ, đất bị suy
thoái không thể sử dụng người dân lại bỏ hoang khiến cho các tác
động của điều kiện tự nhiên càng lớn, làm cho đất thoái hóa và không
thể phục hồi.
2.2. Hoạt động chăn nuôi
Bên cạnh các hình thức canh tác trồng trọt, việc chăn nuôi gia
súc cũng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường địa chất, nhất là việc
chăn thả gia súc quá mức trên nương rẫy sau khi thu hoạch xong,
trên các đồi núi, bình nguyên. Sau khi thu hoạch đất đã phải chịu ảnh
hưởng của quá trình canh tác, sau đó lại chịu ảnh hưởng việc gia súc
dẫm đạp nhiều làm cho đất bị nén chặt, thực vật tại đó một phần bị
sử dụng phần còn lại chết do bị dẫm đạp nhiều.

Chăn thả bò trên các nương rẫy sau khi thu hoạch – khiến cho kết
cấu đất bị nén chặt, thảm thực vật bị suy giảm.
Thảm thực vật ở đây suy giảm, đất lại bị biến đổi về tính chất vật
lý theo chiều hướng tiêu cực làm cho khả năng chống chịu với các
tác động ngoại cảnh kém khiến cho các quá trình xói mòn, rửa trôi
diễn ra mạnh, gây ảnh hưởng đến các vùng lưu vực.
3. Những ảnh hưởng tiêu cực chủ yếu của canh tác nông nghiệp trên
đất dốc.
a, Xói mòn rửa trôi :
Đất đồi núi dốc ở nước ta chủ yếu là đất feralit có chứa nhiều sắt
và nhôm, đất này có cấu trúc kém rất dễ bị xói mòn và rửa trôi nhất là

trong điều kiện mất lớp thảm thực vật che phủ. Vì vậy, xói mòn và rửa
trôi là nguyên nhân thường xuyên đe dọa đối với canh tác nông
nghiệp đât dốc.
Xói mòn, rửa trôi do nước mưa
Xói mòn, rửa trôi gây nên sự mất dinh dưỡng và độ phì nhiêu của
lớp đất mặt dẫn đến axit hóa trong đất. Những tác động này sẽ nguy
hại hơn nếu canh tác không kết hợp với thảm thực vật. Do quá trình
rửa trôi khỏi mặt đất, quá trình này làm kéo thêm các hạt sét bị trôi
làm giảm độ màu mỡ do các hạt sét bị rửa trôi xuống và con các hạt
mịn cát nhỏ lấp vào các khe đất nhỏ làm tầng đất chặt bí.
 Xói mòn lấy đi một lượng đất lớn.
- Xói mòn bề mặt là sự bóc đi đều đặn nhiều hay ít lớp đất mỏng trên
diện tích dốc. Khó thấy được vì lượng đất bị lấy đi nhìn thấy được
thường quá nhỏ. Mặc dù vậy xói mòn bề mặt bóc đi lượng lớn đất mặt
và không cần phải mất nhiều năm hay nhiều trận mưa rào mới đủ làm
cho sự xói mòn bề mặt trở nên có ý nghĩa. Xói mòn bề mặt có thể xảy
ra do tác dụng của dòng chảy tràn khi mưa hoặc do tác động của gió
cuốn các vật liệu đất đi khi đất bị khô và mất lớp thực vật che phủ.
Lớp đất mặt theo gió có thể bị đưa đi xa và giống như bị nước cuốn
đi, thường đổ bộ xuống chỗ nào đó. Những đồng ruộng, nhà máy, các
công trình xây dựng có thể bị hư hại nặng do xói mòn gió, đôi khi
chúng bị vùi lấp hoàn toàn.
- Xói mòn rãnh: khi trời mưa, đất bị xói mòn một cách đều đặn và nước
mưa tích tụ lại sau đó chảy thành những dòng mạnh, chảy xuống chỗ
đất nào kém bền nhất trở thành đường cho dòng chảy. Các rãnh này
chính là con đường vận chuyển các chất khoáng, chất mùn, các cation
kiềm và kiềm thổ đi nhanh hơn.

Xói mòn rãnh do nước mưa
Xói mòn do gió - Hành tinh “đỏ” kì lạ ở Canada

 Xói mòn đất tác động đến nguồn nước.
Xói mòn nước không chỉ gây tác hại tại nơi bị xói mòn mà nó còn
ảnh hưởng đến các khu vực phía dưới. Khối đất bị xói từ sườn đồi
được đưa xuống để dừng lại ở một nơi không xa dưới chân dốc hoặc ở
một bãi nơi gần đó, ở nói ấy đất có thể vùi lấp cây trồng hoặc làm
giảm màu mỡ của đất bãi. Đất dọc theo sông bị cuốn trôi và lắng dần
trên đường đi. Đất trầm tích nâng độ cao của lòng sông làm giảm khả
năng chứa nước của con sông.
 Rửa trôi các chất kiềm, kiềm thổ dẫn đến chua hóa đất.
Khi đất bị rửa trôi các cation kiềm, kiềm thổ bị rửa trôi theo. Đồng
hành với quá trình rửa trôi kiềm (Na
+
, K
+
, NH
4
+
) và kiềm thổ (Ca
2+
,
Mg
2+
) có quá trình giải phóng các ion H
+
và Al
3+
vào dung dich. Các
ion này sẽ đi vào phức hệ hấp phụ của keo đất ngày càng nhiều để
chiếm chỗ trống do kiềm bị rửa trôi ra. Như vậy, keo đất ngày càng
bão hòa các cation H

+
, Al
3+
trở nên chua hơn.
Tạo ra các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ nghèo dinh dưỡng, có
khả năng hấp thụ trao đổi kém ở tầng mặt, đồng thời chặt bí, kết von,
khả năng thấm nước kém ở tầng dưới.
b, Sạt đất, trượt đất
Không chỉ làm lấp đất đang sản xuất mà còn làm cho việc định
hình một số khu sản xuất ở vùng đồi núi trở nên thiếu ổn định.

Sạt đất và trượt lở đất thường xảy ra ở những vùng đất có cấu trúc
kém
Những nơi có độ dốc cao tầng đất không dày, sâu trên 1m đã gặp
những tầng đá vụn, đất mỏng và rời rạc khi mưa lớn nước ngấm tới
lớp đá vụn, đất không bám được vào lớp đá vụn phía dưới bị bong
ra, đùn xuống phía dưới theo trọng lực.
c, Sa mạc hóa
Sa mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô
cằn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khí hậu
Việc phá rừng làm nương rẫy, các hình thức canh tác du canh, du
cư, độc canh làm cho đất mất lớp thực vật che phủ, phá hủy cấu trúc
đất Lâu dần dưới tác dụng của điều kiện tự nhiên làm đất bị suy
thoái, khô cằn dẫn đến hiện tượng sa mạc hóa.
d, Suy giảm đa dạng sinh học
Cùng với nạn săn bắn và khai thác gỗ. Việc chặt phá, đốt các
rừng tự nhiên để mở rộng diện tích đất canh tác khiến cho nhiều loài
động vật mất nơi cư trú, sinh sống, nhiều loài thực vật quý hiếm bị
phá hủy và không có khả năng phục hồi. Ngoài ra, hệ thống sinh vật
sống trong đất cũng bị chết và suy giảm nghiêm trọng do môi trường

sống quá khắc nghiệt và thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết để sinh
trưởng.
e, Hiện tượng thiếu nước sạch, hạn hán vào mùa khô. Mưa lũ
thất thường vào mùa mưa.
Ở nhiều vùng núi cao về mùa khô thường bị thiếu nước sạch
hoặc hạn hán vào mùa khô, các hiện tượng lũ ống, lũ quét xảy ra rất
thất thường không tuân theo các quy luật thường có của tự nhiên.
Như ta đã biết, rừng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều
hòa nguồn nước và giảm rất lớn các tác hại do mưa lớn gây ra. Việc
rừng bị phá hủy khiến cho nguồn nước tự nhiên đặc biệt là nước
trong đất bị giảm sút nghiêm trọng gây nên hạn hán, thiếu nước sạch
sinh hoạt. Cùng với đó không có hệ thống che chắn tự nhiên nên chỉ
một cơn mưa rào cũng có thể xảy ra hiện tượng lũ ống hoặc lũ quét ở
các thung lũng.

Hạn hán vào mùa khô và mưa lũ thất thường vào mùa mưa.
g, Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trong trồng
trọt
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học hợp lý giúp hạn chế
dịch hại bùng phát, tăng cường chất dinh dưỡng cho cây và đất trồng
làm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhưng đa phần nông
dân thường lạm dụng các hóa chất này, điều này khiến cho đất đai bị ô
nhiễm và suy thoái nghiêm trọng hơn. Các hóa chất này được tích lũy
trong chính các nông sản, đất trồng và ngấm xuống nguồn nước ngầm
dưới đất. Gây nên các hiện tượng chết sinh vật trong đất, các hệ thủy
sinh ở nguồn nước nơi bị ô nhiễm và đôi khi còn gây ngộ độ thực
phẩm do dư lượng hóa chất trong nông sản quá lớn. Ngoài ra, còn phá
hủy các cấu trúc của đất làm cho đất bị suy thoái. Gây chết các sinh
vật, làm giảm sự đa dạng trong hệ thống sinh học đồng ruộng
4. Các biện pháp cải tạo và sử dụng bền vững đất dốc

Để sử dụng tốt và hiệu quả đất canh tác nông nghiệp đặc biệt là
các loại đất dốc, ta cần có các biện pháp canh tác kết hợp với cải
tạo để đem lại năng suất cây trồng cao mà không làm cho đất bị
suy thoái.
Một số biện pháp canh tác hiệu quả đang được sử dụng hiện nay
như :
 Các biện pháp sinh học
 Các biện pháp canh tác theo đường đồng mức
 Các biện pháp công trình
 Các biện pháp canh tác
4.1. Các biện pháp sinh học
Biện pháp này áp dụng trên tất cả các loại độ dốc giúp ngăn chặn
sự mất dinh dưỡng đồng thời làm đất tốt hơn và tăng năng suất cây
trồng.
• Xen canh và luân canh
Tất cả các loài cây trồng, các loài cây ăn quả, cây công nghiệp, cây
rừng đều có thể xen canh hoặc luân canh với các loài cây che phủ cải tạo
đất và các loài cây ngắn ngày khác để tăng thu nhập.
-Luân canh đậu mèo xuân và cây trồng vụ hè
-Xen canh ngô xuân với đậu mèo
-Trồng sắn xen lạc
-Kết hợp chăn nuôi với trồng trọt, trồng rừng
• Trồng cây ưa bóng dưới tán cây ăn quả
Trồng lạc lưu niên, muồng lá tròn kép, stylo trong vườn cây ăn quả,
vừa bảo vệ đất, vừa làm thức ăn chăn nuôi.
Tăng cường hữu cơ cho đất bằng kinh nghiệm tạo băng phân xanh.
4.2. Các biện pháp canh tác theo đường đồng mức
-Làm tiểu bậc thang trên đất quá dốc : Đất càng dốc càng chóng bị thoái
hoá. Làm tiểu bậc thang kết hợp che phủ đất sẽ khặc phục được hiện
tượng này. Tiêu bậc thang còn có ích cho thâm canh vì giữ được phân

bón, tạo thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch
-Ngoài ra, người ta sử dụng 4 kiểu canh tác theo đường đồng mức:
+ Canh tác theo đường đồng mức kết hợp băng _ SALT1: bố
trí cây ngắn ngày xen kẽ cây dài ngày.
+ Hệ thống nông – lâm – đồng cỏ _ SALT2: một phần đất
dành cho chăn nuôi và trồng trọt.
+ Hệ thống canh tác nông – lâm bền vững _ SALT3: trồng
rừng với sản xuất lương thực thực phẩm.
+ Hệ thống sản xuất nông lâm nghiệp với cây ăn quả quy mô
nhỏ _ SALT4
4.3. Các biện pháp công trình
Làm hàng rào sống, đào hào để bảo vệ đồng ruộng: Do sức ép
của chăn thả tự do, việc bảo vệ đồng ruộng là rất quan trọng. Việc
đào hào ngăn cách, xếp tường đá, dựng hàng rào xanh là những
biện pháp hữu hiệu. Nhờ được bảo vệ, chúng ta có thể luân canh
tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất và ổn định năng suất.
Ngoài ra, còn các công trình: xây dựng rãnh và bờ cao dọc theo
đường đồng mức, làm ruộng bậc thang dần hoặc bậc thang ngang,
mương dài, mương cụt, giúp ngăn chặn hiệu quả rửa trôi và xói
mòn ở những độ dốc trung bình, giữ lại được chất dinh dưỡng,
ngăn chặn không cho rãnh xói mòn mở rộng và khoét sâu thêm.
4.4. Các biện pháp canh tác
Cải tạo đất nhanh bằng phương pháp hun đất: Trên thực tế nông
dân thích đốt rừng và tàn dư cây trồng vì họ thấy rằng ở những điểm
đốt, cây trồng mọc tốt hơn. Một số nông dân đã dùng đất bùn đắp
vào vỏ lò gạch, sau đó đem bón ruộng để giảm đầu tư phân bón mà
năng suất cây trồng vẫn cao. Hun đất tại chỗ cũng cho tác dụng
tương tự. Tuy nhiên, không nên liên tục hun đất mà phải thực hiện
hun đất theo chu kỳ 4-5 năm. Tốt nhất chỉ sử dụng phương pháp hun
đất sau khi đã được tập huấn kỹ để tránh rủi ro.

Lồng ghép nhiều các biện pháp khác trong suốt quá trình phát
hoang, làm đất đến chăm sóc và thu hoạch:
+ Làm đất tối thiểu hoặc không làm đất làm giảm trực tiếp tác
động của hạt mưa trên đất trống, giảm sự thoái hóa cấu trúc đất và
tốc độ khoáng hóa.
+ Rút ngắn hoặc bỏ qua giai đoạn bỏ hoá
+ Che tủ mặt đất làm tăng chất hữu cơ cho đất, cải thiện tính chất
lí hóa của đất
+ Gieo trồng và làm đất theo đường đồng mức giúp hạn chế xói
mòn và rửa trôi.
Sử dụng phân bón cho cây trồng hợp lý, nhất là các loại phân
hữu cơ, phân vi sinh vật, sinh học… giúp bổ sung sinh dưỡng, cải
thiện độ phì nhiêu cho đất, tăng độ mùn, tính chất lý – hóa của đất.
IV. Kết luận
Hoạt động sản xuất nông nghiệp góp phần rất quan trọng trong
cuộc sống của con người. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con
người sinh sống và phát triển, đem lại kinh tế, ổn định cuộc sống cho rất
nhiều nông hộ. Tuy nhiên những hoạt động này cũng có những tác động
rất lớn đến môi trường và tác động cả vào chính chúng ta.
Các biện pháp canh tác nông nghiệp tác động rất lớn đến môi
trường địa chất. Có thể làm giảm bớt các điều kiện khắc nghiệt của tự
nhiên để đem lại hiệu quả, nhưng cũng có thể khiến cho môi trường địa
chất bị suy thoái nghiêm trọng. Các hình thức canh tác du canh, nương
rẫy kết hợp với độc canh, trồng chay là nguyên nhân chủ yếu gây ảnh
hưởng tiêu cực đến môi trường địa chất. Bên cạnh đó các tập tục như
chăn thả gia súc tự do, lạm dụng các hóa chất bảo vệ thực vật cũng góp
phần tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân thiên nhiên tác động tiêu
cực đến môi trường địa chất.
Vì vậy, trong điều kiện đất canh tác nông nghiệp đang ngày càng
suy thoái và thu hẹp chúng ta cần phải tìm ra các biện pháp cải tạo và sử

dụng bền vững hơn nữa lượng đất nông nghiệp hiện đang có. Cần phải
áp dụng đúng các biện pháp canh tác như: làm ruộng bậc thang, trồng
theo rãnh, trồng tủ gốc, các công thức luân canh, xen canh cây trồng hợp
lý, các mô hình nông lâm kết hợp trong đó canh tác theo mô hình nông
lâm kết hợp đang được chú trọng vì nó không chỉ có tác động tích cực
đến môi trường địa chất mà còn tăng hiệu quả kinh tế cho đồng bào
vùng cao ở nước ta.
Ngoài ra, chúng ta cần phải tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn cho
một bộ phận lớn người dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số, về các biện
pháp canh tác hiệu quả. Không chỉ đem lại năng suất kinh tế để họ ổn
định cuộc sống, tránh các hiện tượng du canh, du cư, phát rừng đốt
nương bừa bãi mà còn giúp cải tạo đất trồng trọt.
V. Tài liệu tham khảo
Bài giảng thoái hóa và phục hồi đất, PGS.TS Nguyễn Hữu
Thành, bộ môn Khoa học đất, khoa Tài nguyên và Môi trường, trường
Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
Canh tác đất dốc bền vững, Lê Quốc Doanh,Hà Đình Tuấn,Andre
chabanne. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2006
Hà Đình Tuấn, 2008. Một số kỹ thuật canh tác đất dốc bền vững.
Diễn đàn khuyến nông và Công nghệ. Viện KHKTNLN Miền núi Phía
Bắc (NOMASI).
Nguyễn Thế Đặng, Đào Châu Thu, Đặng Văn Minh, 2003. Đất
đồi núi Việt Nam. Nhà XB Nông nghiệp Hà Nội.

×