Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

TẬP SAN GƯƠNG MẶT NHÀ TRƯỜNG GƯƠNG SÁNG NHÀ GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 36 trang )

Tập san

Năm tháng làm nghề giáo đã để lại trong chúng ta bao tiếng nhớ thương khi
mỗi sáng, mỗi chiều được ngập tràn hạnh phúc trong ánh mắt đợi chờ của bao
em thơ. Tiếng trống trường là một âm vang không thể nào vắng trong tâm hồn
của những người cầm phấn mỗi mùa khai trường, mỗi giờ lên lớp. Rồi tiếng đọc
bài ngập ngừng của các em hình như đang đi theo hành trình của chín tháng học
với bao vất vả lo toan của thầy và trò.
Rất nhiều niềm vui mỗi năm lại về trong Ngày Nhà giáo Việt Nam để
cho tiếng lòng thầy cô được bộc bạch.
Tập san “Hoa phấn”- những nghĩ suy về cuộc đời của người cầm phấn về mái trường
yêu dấu, về học trò thương yêu, những trăn trở, niềm vui, nỗi buồn…về những tháng
ngày của người thầy bên trang giáo án đã được các thầy cô giải bày thật chân tình,
xúc động … để một mai ta có đi xa và có dịp nhìn lại mỉm cười và thêm tin yêu với
cuộc đời này.
Mái ấm của ngôi trường Tiểu học Quế Phong tạo dựng lên những tấm lòng của
các thầy cô giáo miệt mài với phấn trắng, bảng đen. Tấm lòng ấy đã nhân thành
một niềm tin lớn lao vun đắp cho sự nghiệp trồng người.Tập san “Hoa phấn”
của hội đồng sư phạm nhà trường góp nên những trang văn, trang thơ nhỏ nhắn
sẻ chia những buồn vui trong cuộc đời nhà giáo. Ban biên tập hy vọng rồi
đây“Hoa phấn” tạo nên một sự đồng cảm, một niềm vui tinh thần với ban đọc.
Bạn đọc hãy đến với chúng tôi, hãy sẻ chia những tấm lòng, để mãi thắp sáng ngọn
nến hồng của đời nhà giáo trong cái se lạnh của tháng mười một, giữa mùa đông.


BAN BIÊN TẬP
1
Tập san
2
Tập san


Lê Công Phùng

Đã gần ba tháng qua, đối với ngôi trường nằm trên địa bàn của một xã
miền núi mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhiều mặt song trường
Tiểu học Quế Phong đã có nhiều cố gắng vượt qua, ra sức phấn đấu thực hiện
nhiệm vụ và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể về nhiều mặt .
Về phát triển số lượng đảm bảo, huy động 100% học sinh trong độ tuổi ra
học các lớp tiểu học, không có học sinh lưu ban, bỏ học. Đơn vị đạt chuẩn
PCGDTH – CMC năm 2010. Hoạt động dạy học được đảm bảo, thực hiện giữ
vững nề nếp kỷ cương trong nhà trường. Các hoạt động giáo dục truyền thống,
đền ơn đáp nghĩa được tổ chức có hiệu quả. Các phong trào mũi nhọn cũng được
chú trọng đầu tư. Về cơ sở vật chất được địa phương và cha mẹ học sinh quan
tâm đầu tư CSVC thiết bị như xây dựng công trình vệ sinh, giếng nước, tường
rào cổng ngõ cảnh quang nhà trường xanh, sạch, đẹp. Công tác xã hội hoá
giáo dục có nhiều tiến bộ, sự kết hợp giữa nhà trường với các tổ chức xã hội
trong việc giáo dục học sinh ngày càng chặt chẽ, nhất là phụ huynh học sinh đã
hỗ trợ tích cực nhà trường trong mọi hoạt động .
Phong trào thi đua trong đội ngũ thầy cô được tổ chức tốt, động viên được
phong trào với việc tổ chức dạy tốt, tổ chức hội thi giáo viên giỏi …
Các tổ chức đoàn thể cũng đã tập trung hoạt động chào mừng các ngày lễ
lớn 20/10, 20/11, Công đoàn nhà trường đã tổ chức sinh hoạt chủ điểm, tổ chức
sinh hoạt “Câu lạc bộ dâu - rễ” trong nhà trường, đặc biệt là thực hiện tập san
Hoa phấn với sự tham gia của toàn HĐSP nhà trường.
Liên đội nhà trường cũng đã có nhiều hoạt động thi đua sôi nổi trong các chi
đội từ các hoạt động TDTT, duy trì nề nếp vệ sinh môi trường, tuần học tốt, tiết
học tốt, bông hoa điểm mười, phong trào thu gom giấy vụn…
Năm học 2010-2011 là năm học tiếp tục thực hiện ba cuộc vận động và một
phong trào mà ngành GD đã phát động, nhà trường có nhiều biện pháp nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, làm chuyển biến rõ nét về nề nếp,
kỷ cương, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thực hiện mục tiêu giáo

dục toàn diện học sinh về đức, trí, thể mỹ.
Những việc đã làm được trong thời gian qua mới chỉ là bước xuất phát
ban đầu, phát huy tinh thần “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo”, các em “học sinh tích cực”, thầy trò trường Tiểu học Quế Phong sẽ
tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2010 – 2011
đã đề ra .


3
Tập san

Gạn đục khơi trong để giữ mình
Cái tâm cái đức được tôn vinh
Tâm hoài đức trí luôn sáng tỏ
Để giữ tình thầy mãi sáng trong
Trần Thị Thảo
4
Tập san

Trần Thị Kim Cúc

Vẫn nhớ một thời hoa phượng nở
Bâng khuâng từ giả tuổi học trò
Con đường ta qua nhiều nắng gió
Đầy nắng bóng mình che bóng mây
Xa những hàng cây trồng trước cửa
Lớp còn, các bạn của tôi đâu
Nhớ hạ năm nào chung nhau hẹn
Nào ngờ mỗi ngày thêm vắng nhau
Chỉ có mái trường là nguyên đó

Là nơi nổi nhớ hẹn nhau về
Bạn bè ai có còn như cũ
Yêu những dòng thơ đến suy mê
Mùa hạ vẫn nở chùm phượng đỏ
Vẫn mãi trong tôi thuở học trò
Sau những nhọc nhằn lòng thanh thản
Nhớ về một thời đầy ước mơ.
5
Tập san


Nguyễn Thị Tình
Sân trường hôm nay vắng bóng cô
Trên bục giảng không còn giọng cô nữa
Chợt nhớ vè cô giáo ngày xưa
Chút nghẹn ngào một thời bụi phấn.
Ngày hôm nay vẫn nhớ thời bao cấp
Cùng chúng tôi cô bắt bao nhịp cầu
Thương thế hệ biết chung tay góp sức
Đơm bao mùa vàng cho lớp trẻ Quế Phong.
Ngày cô về mái trường vẫn nằm đó
Cô bương chải với đời thường – cơ chế
Vẫn cay đắng vấn vươn thời bục giảng
Nhọc nhằn này cô gởi lại chúng tôi.
Mùa lúa mới gọi về nơi thôn xóm
Chân lấm tay bùn nuôi con đại học.
Chúng tôi vẫn gọi cô là cô giáo
Thanh cao một đời có giận hờn ai.
6
Tập san

Hai mươi tuổi bước vào nghề
Phước Sơn vẫy gọi chẳng nề gian lao
Mười năm chẵn tận vùng cao
Tôi làm nghề giáo không nao núng lòng.
Mười năm nghĩa vụ đã xong
Tôi về lại với Quế Phong - quê mình
Bước tiếp sự nghiệp quang vinh
Đem hết sức mình phục vụ nhân dân.
Tháng 11 năm 2010
Nguyễn Thanh
7
Tập san




Nguyễn Thủy
Đời như viên phấn trắng tươi
Viết bao tình nghĩa một thời gian truân
Rồi bay theo gió lụi tàn
Uơm đời thành hạt nắng vàng mai sau.
8
Tập san

Nguyễn Đức Diệu

Ngả nghiêng trong vòng xoáy thị trường
Người ta vẫn nói phi thương bất phú
Bốn mùa phố xá nát nhà
Sảy chân vấp ngã, gục đầu đỏ đen

Nửa đời không biết bon chen
Đường đi không biết giẩm lên chân người
Đã quên nét đẹp cao vời
Bảng đen phấn trắng nhen ngời ánh mai
Gieo mầm mơ ước tương lai
Phật lòng con chữ giẫu ai chê nghèo
Vườn ươm mắt trẻ trong veo
Tâm tư không xuống hạt bèo nổi trôi
Bao niềm trăn trở không nguôi
Âm thầm mặt đất mà khơi màu vàng
Rách thơm lành sạch ta mong
Chống chèo giữa chốn nhân gian ồn ào
Nghề thầy hai chữ thanh cao
Bạc tiền cũng chẳng thể nào bán mua
Ấp ủ mưa nắng bốn mùa
Vững vàng tay lái người đưa con đò
9
Tập san
Sông che cho mọi âu lo
Đêm trăng nằm nhớ học trò thân yêu
Ai khôn ai dại trăm chiều
Ta giàu có bởi bao nhiêu tâm hồn.


Trương Ngọc Anh
Tháng bảy xanh và cao
Vòm trời này ngoài cửa sổ
Nơi em ngồi soạn bài
Trang giáo án mở ra…
Cuộc đời em có bao nhiêu niềm vui

Những tháng ngày tiếp nối
Em đắn đo từng chữ từng lời
Như lời ru ngọt ngào của mẹ
Và em chẳng quản nắng mưa gió bão
Vẫn đạp xe đến lớp mỗi ngày
Em là em và không là ai khác
Vẫn là cô giáo của riêng anh
Trời tháng bảy vẫn xanh vời vợi
Như lòng anh chẳng thể quên em…

10
Tập san



Lê Thị Hoa
Chợt gặp mình trong trang giáo án ngày xưa
Khi đàm học trò lao xao ngoài khung cửa
Nỗi buồn vui chia tôi thành hai nửa
Một nửa của học trò vương lại ở đâu đây
Tôi bổng gặp lại những tháng ngày xưa ấy
Của tôi, của các em học trò thơ dại
Sáng nay đến lớp thấy học trò ăn me chua
Kỷ niệm tuổi thơ như bổng ùa về
11




Tập san

Kiểm tra bài cũ có học trò lãng quên
Cứ ậm ừ không nên câu, nên tiếng
Cuối đầu xuống mước mắt buồn hối tiếc
Học trò buồn, tôi cũng chỉ lặng thinh…
Những tháng năm xưa đã xa rồi
Những kỷ niệm vẫn còn lãng đãng
Tôi góp nhặt buồn vui trong bài giảng
Để gặp được chính mình trong trang giáo án sáng nay.

Màu trời tím màu tình yêu chung thủy
Dệt tương lai trong màu mắt yêu thương
Tiếng các em vang vọng sớm trưa chiều
Ngôi trường đã nói bao điều thương mến
Mùa đông sang tiếng lòng bao thổn thức
Với bao điều ước vọng dệt tương lai
Là tiếng chân theo nhịp sống đong đầy
Trên vạn nẻo đất trời luôn tươi sáng
Lời thầy cô đã khơi nguồn nhịp sống
Cho các em theo dệt trái tim đời
Tương lai hồng thắm đượm nắng xanh tươi
Hãy nhớ đừng quên bao nhiêu lời cô dạy

Võ Thị An
12
Tập san

Lê Thị Sỹ

Mấy ai từ lúc sinh ra đến lúc sắp tạm biệt cõi đời mà không qua bàn tay dạy dỗ
của thầy, cô giáo. Mấy ai nên người mà không có những ngày đến trường. Mấy

ai thành đạt mà không được sự dìu dắt của thầy cô. Thầy, cô giáo không chỉ
trang bị cho ta kiến thức mà còn nâng cánh ước mơ cho cuộc đời ta đi tới tương
lai. Tục ngữ, ca dao đã dành cho nghề giáo với tất cả tấm lòng tôn sư trọng đạo:
“ Muốn sang thì bắt cầu kiều/muốn con hay chữ phải yêu mến thầy”, “ Một chữ
cũng là thầy / nửa chữ cũng là thầy”, “Trọng thầy mới được làm thầy”, “ Không
thầy đố mày làm nên”,… Biết bao bài hát xúc động thân thương ca ngợi tấm
lòng, công đức thầy cô neo giữ trong lòng mọi người: “Cô giáo như mẹ hiền”,
Ai nâng cánh ước mơ cho em / là thầy cô không quản ngày đêm”, ….
Biết bao lời thơ dành cho thầy cô với những cảm xúc thăng hoa, những tấm lòng
chân thành, kính trọng:
“Em biết đấy cuộc đời nhà giáo
Rất đơn sơ tập giáo án gối đầu
Nét phấn trắng mà tâm hồn bay bổng
Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim”.
13
Tôi nghĩ rằng, từ xưa đến nay, ít có nghề nào mà xã hội
ưu ái dành cho những từ tốt đẹp nhất để tôn vinh cho sự
cống hiến của họ về nghề. Có lẽ, nghề giáo là một nghề
được vinh dự ấy.
Tập san
Đối với dân tộc ta, thời phong kiến, các vua chúa đã trọng dụng nhân tài, và cho
rằng “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Truyền thống hiếu học của dân tộc ta
được nâng niu, gìn giữ và phát huy từ thế hệ này đến thế hệ khác. Thầy giáo
được xếp sau vua và trên cha mẹ (Quân - Sư - Phụ ).
Ngày 20 tháng 11 hàng năm, có lẽ đó là ngày hội lớn trong các ngày hội. Ngày
hội đó không chỉ là sự quan tâm của các cấp, các ngành, của thầy cô giáo mà
còn của cả xã hội.
Nghề giáo không giàu sang phú quý nhưng trong trắng thanh cao. Và cũng
không nghề nào dám tự hào là nghề sáng tạo ra những con người sáng tạo như
nghề giáo. Còn theo Cô-men-xki thì “ Dưới ánh sáng mặt trời không có nghề

nghiệp nào cao quý hơn nghề giáo”. Không có nghề nào mà học trò gọi thầy
bằng Thầy và phụ huynh, cả xã hội cũng gọi thầy bằng Thầy.
Hơn ai hết, thầy cô giáo là những người gương mẫu. Gương mẫu, lòng nhân từ
và tình cảm yêu thương chưa đủ để trở thành nhà giáo. Kiến thức là chìa khóa
mở cửa tương lai, và thầy cô giáo là những người có công không nhỏ.
Năm tháng rồi sẽ qua qua đi, tất cả sẽ trở thành dĩ vãng, trở thành kỉ niệm
nhưng chắc rằng, trong mỗi cuộc đời của mỗi con người, kỉ niệm đẹp đẽ nhất là
tuổi học trò. Hình ảnh thầy cô luôn mãi trong tim của mỗi người.
Tôi xin kết thúc bài viết nhỏ này bằng câu nói của Tséc-nư-sép-xki:
“Giáo dục là hạnh phúc vĩ đại của con người. Không có giáo dục, con người vừa
thô thiển, vừa khốn cùng, vừa bất hạnh”.
14
Tập san

Em viết dòng thơ, nét chữ này
Tấm lòng xin gởi trọn vào đây
Tặng thầy tặng cô và tất cả
Những vần thơ nhỏ thắm tình đầy.
Cảm ơn thầy đã dạy em thành người
Ơn này em sẽ mãi không quên
Kỷ niệm một thời in vào trang vở
Hình bóng thầy in đậm trong vần thơ.
Còn đây những ngày thầy dạy dổ
Mãi màu phấn trắng, trắng vấn vương
Giờ nghĩ lại lòng tràn đầy vui sướng
Một thời áo trắng tình thương của thầy.
Nguyễn Thị Năm
15
Tập san



Thái Thị Quế Thanh

Rồi các em một ngày sẽ lớn
Sẽ bay xa đến tận cùng trời
Có bao giờ nhớ lại các em ơi
Mái trường xưa một thời em đã sống
Nơi đã đưa em đến tầm cao ước vọng
Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao
Thuở học về cái nắng xôn xao
Lòng thơm nguyên như mùi vở mới
Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới
Tình nghĩa này có lúc phải chia xa
Sao lòng tôi canh cánh nỗi thiết tha
Muốn gởi các em thêm bao điều nhắn nhủ
Một lời khuyên biết thế nào là đủ
Các em mang theo mỗi bước hành trình
Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên
Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá
Rồi các em mỗi người đi mỗi ngã
Chim tung trời bay bỗng cánh thanh niên
Ở nơi đâu: Rừng sâu, biên giới khắp ba miền
Cũng có người luôn nhớ mãi các em.
16
Tập san

Tùy bút
Lê Kiệt
“Có lẽ hắn được sinh ra từ một ngôi sao xấu nên cuộc đời hắn mới đớn đau, ê
chề và khổ cực đến thế hoặc giả kiếp trước nó làm việc gì thất nhiên ác đức nên

giờ hắn gánh chịu” Nhiều người quanh hắn đã thì thầm với nhau khi thấy hắn
lầm lũi và về cái gia đình cơ cực của hắn.
Không hẳn thế. Đó chính là thử thách sức chịu đựng , ý chí vượt qua số phận
của một người có quyết tâm, có ý chí, có hoài bảo nhưng lại “Sinh bất phùng
thời”. Nó làm như vậy và mỉm cười khi nhìn thấy những đôi mắt thương hại có,
khinh bỉ có, chế nhạo có. Nó luôn tự nhủ lòng :“ Hãy sống như một con người”
và đây là cuộc đời của hắn.
Hắn sinh ra được 4 năm thì cuộc chiến tranh chống thực dân pháp chấm dứt,
hiệp định Genever được ký kết , hòa bình lập lại , ½ đất nước của hắn nằm dưới
sự kiểm soát của chế độ Ngô Đình Diệm. Bố má hắn thuộc tầng lớp bần nông.
Mặc dù ông nội hắn là địa chủ nhưng bố hắn đã dồn hết ruộng vườn để đòn vào
thú vui săn bắn. Tuy nhiên cuộc sống cũng không đến nỗi nào bởi bố mẹ hắn ít
con. Chỉ có 2 người con đó là anh hắn và hắn
Thế rồi, hắn còn nhớ rất rõ cái tết năm Tỵ năm 1965 trong lúc mọi người đang
vui xuân đón tết chiến tranh lại nổ ra chết chóc, tang thương đã đẩy hắn vào khu
đồn để sống. Cuộc sống nay đây mai đó, rồi hắn trôi dạt về Hội An để làm thuê,
làm mướn kiến tiền ăn học .Ở Hội An hắn làm đủ thứ nghề : Bán kem, phụ hồ,
dạy kèm,…mà ở thị xã Hội An hắn thuộc từng căn nhà, từng con phố và từng
con mặt bởi vì hắn bán chữ suốt 7 năm thời trung học để có tiền ăn, tiền quần
áo, sách vở và các nhu cầu khác cho việc học của hắn, suốt ngày có khi cả đêm
nó phải chạy “Show” bán chữ. Hắn có rất ít thời gian để học cho mình nhưng
được cái hắn khá thông minh và chăm học. Nên hắn học thuộc loại khá, giỏi ở
trong trường. Mà hình như trong hắn có máu văn nghệ thì phải nếu không làm
17
Tập san
sao hắn dám khởi xướng và thành lập một nhóm “đất Quảng”hắn tập làm thơ,
văn. Văn thơ của hắn đã nhiều lần được đăng trên báo, tạp chí. Hắn còn nhớ như
in phần thưởng mà 4 thằng trong nhóm “ Tứ quý” của hắn phải khiên xuống
trong đêm thi hùng biện với chủ đề “ Học sinh và tình yêu”. Do sở học khi tư
lệnh vùng 1 chiến thuật lúc đó là trung tướng Ngô Quang Trưởng chánh Quảng

Nam tổ chức quy tụ các trường mạnh trong tỉnh như: Nữ trung học Hội An,
Phan Chu Trinh Đà Nẵng, Hòa Vang,….Những kỉ niệm hắn nhớ nhất.
Hè năm 1973 tổ chức “ Trại hè liên kết” sân chơi các học sinh tiêu biểu của quân
khu. Hắn là một trong bốn học sinh xuất sắc nhất của trường Trần Quý Cáp
tham dự. Bọn hắn đã đem vinh quang về cho đất Quảng với 18/21 giải. Bây giờ
mối khi nhìn lại những bức ảnh về lễ choàng vòng hoa chiến thắng và báo công
trước tượng cụ Trần Quý Cáp lòng hắn lại xao xuyến bồi hồi. Hăn giữ chúng
nhưng một kỉ niệm của thời cắp sách.
Rồi hắn đặt chân vào giảng đường đại học một trong những ước mơ của hắn là
được làm một người thầy, một người trì thức chân chính để có thể đêm tri thức
vun đắp cho cây đời đâm hoa kết trái gớp phần nhỏ bé của mình làm rạng danh
đất Việt.
Nhưng giá trên cuộc đời này đừng có chữ “ nhưng” quái ác ấy.
Và hắn phải gánh chịu cái chữ “nhưng” ấy . Tháng 3 năm 1975 khi hắn vừa thi
xong học phần cuối năm học đầu tiên thì cuộc chiến lại nổ ra ác liệt của giai
đoạn kết thúc Tây Nguyên- Huế - Đà Nẵng ồn ào trong dạn bom, khói lửa lại
một lần nữa hắn chạy loạn.Nhưng lần này này nó lại chạy về quê cũ nơi chôn
nhau cắt rốn. Lo với hành trang là hai bàn tay trắng cộng với số kiến thức nửa
vời của hắn về quê. Cảm xúc dâng trào trong hắn khi hắn đặc chân về sau chiến
dịch Hồ Chí Minh đại thắng. Hắn bắt đầu cuộc đời mới bằng sự ghê lạnh của
những người tự cho mình là “ Cách mạng”. Vì định kiến hắn là gốc địa chủ và
hắn theo địch, theo đế quốc Mĩ. Mặc dù hắn không là địa chủ, hắn không theo
địch,theo Mĩ. Trong hắn không có chính kiến là “ quốc gia” hay “ cộng sản”.
Nhưng ai hiểu hắn? Chẳng một ai.
Nhiều đêm hắn khóc, khóc thật nhiều cho cái thân của hắn. Hắn đâm ra trách
trời, trách đất và trách cho số phận của hắn, hắn mặc cảm và sống lầm lũi không
tiếp xúc với ai. Đời nó sao mà cơ cực đến vậy? Cơm không có mà ăn, áo không
có mà mặc. mẹ nó lại lâm trọng bệnh vì ăn toàn sắn lùn với muối. mẹ hắn kiệt
sức thoi thóp hắn cố chạy thuốc than cho mẹ, cho mẹ hắn có chén cơm độn ít
sắn. Hắn đốt than làm mướn. Nhưng – lại “ nhưng” nhưng mẹ hắn vẫn qua đời,

để hắn day dứt với “ chín chữ cù lao” chưa trọn.
Rồi cái gì cũng qua. Giai đoạn lịch sử sang trang, cái nhìn địch ta thay đổi. Cuộc
sống của hắn đỡ vất vả hơn. Không phải vì phép màu mà chính là nghị lực của
hắn, hắn quyết phấn đấu vươn lên và hắn đã vương lên được, hắn đã là được hơn
thế.
Hắn đã được đi dạy, đã thực hiện được ước mơ ngày xưa của hắn. Đã hơn mười
lăm năm đứng trên mục giảng nhưng đến giờ nó vẫn nhớ như in cái cảm xúc “
18
Tập san
ngày đầu tiên đi dạy”.Nước mắt nó cứ chợt trào ra khi nhìn những học sinh ngây
thơ trong trắng đang nhìn hắn. Hắn thấy sao mà thương thế và cho đến bây giờ
nó vẫn còn giữ niềm yêu thương ấy. Nó dạy- dạy một cách say sưa, dạy quên
mình, quên thời gian.
Giờ thì hắn có thể tự hào. Tự hào vì hắn không phải là “ đồ bỏ đi”, hắn tự hào vì
hắn đã giúp được dù ít ỏi lớp đàn em thành đạt, càng tự hào hơn khi lớp học trò
ngày xưa đã tặng hắn câu đối nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam
“Giáo nhân hiều đạt tâm vô ký
Dương thế thành danh ý bất cầu’
Canh dần niên- Trung thu


Mai Thị Thanh
Một đóa hồng tặng thầy
Một bài ca tặng cô
Một tấm lòng chân thật
Thả vào những vần thơ
Cô ơi! Em vẫn nhớ
Thầy ơi! Làm sao quên
Những tháng ngày êm đềm
Bên mái trường dấu yêu

Nơi mục giảng thầy đứng
Có bụi phấn rơi rơi
Dãy hành lang cấp bước
Thoáng bóng cô sớm chiều
Nay gặp mai lại xa
Trường cũ với người xưa
19
Tập san
Chỉ có tình mãi mãi
Không bao giờ chia xa
THỜI GIAN
Cô giáo trẻ ra trường về nhận lớp
Giữa làng quê quạnh hiu mấy nóc nhà
Đường làng ngoằn ngoèo trên đỉnh dốc
Cạnh mái trường đơn sơ và xiêu vẹo
Với cái nắng đường làng đầy cát bụi
Đến cái mưa hóa lội trong bùn lầy.
Cô giáo trẻ không bận lòng đến lớp.
Mặt thời gian hoen ố những vết bùn
Bởi cái nghề mơ ước tự bao giờ ?
Con đường làng thay đổi qua thời gian
Và mái trường khang trang, bề thế
Cô thầm nghĩ bao lũ trẻ đã ra trường
Có bao giờ về thăm trường xưa thầy cũ
Và cứ thế…Thôi đành để thời gian.
Nguyễn Thị Hải

20
Tập san


Nguyễn Thủy
Đã bao năm trên chiến trường lửa đạn
Rời mái trường xa Tổ quốc dấu yêu.
Lời thầy ru bao điệp khúc mỹ miều
Luôn vang mãi trong lòng người trò nhỏ
Học nghe em xây đời vui tươi nhé
Thầy tre già, măng mọc chính các em.
Nơi chiến trường K chiến đấu bao năm
Mỗi một năm về 20 - 11
Tình của ta gởi về nơi đất nước
Biết ơn nhiều từng con chữ thầy cho
Tuổi mười tám trên đất nước Ăng Kor
Mỗi ước mơ gởi về nơi xa nhớ…
Hằng mong thầy sức khỏe dắt đàn em…
Những tháng năm trên đất nước anh em
Bao trận đánh xáp lá cà với giặc
Vững niềm tin nhớ lời xưa thầy giảng
Chắc tay súng, đào hầm…Xung phong…Lựu đạn
Chiến đấu với quân thù không quản ngại hy sinh
Hạt chữ thầy gieo mang nặng ân tình
Dẫu hiểm nguy đừng quên người đồng chí.
21
Tập san
Ngồi vọng gác nhớ từng lời thầy giảng
Bài lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam!
Bài giảng văn Hịch Tướng Sĩ trang vàng
Phơi thây chịu, chứ không hàng giặc.
Nguyễn Viết Xuân “ Nhắm thẳng quân thù mà bắn”
Ta hóa thân mình thành dũng sĩ giữ biên cương
Thầy trò! ôi hai tiếng thân thương

Nên đi đâu, về đâu và làm gì trong cuộc sống
Thầy luôn cho ta niềm hy vọng
Tình thầy trò! Luôn ở mãi trong ta./.

Mừng ngày nhà giáo chúc thầy cô
Sức khỏe dạy đời mãi điểm tô
Trình độ nâng cao xây sự nghiệp
Tài hoa tỏa rộng giữ cơ đồ
Công danh rèn luyện đầy mưu trí
Sự nghiệp trau dồi đạt vĩ mô
Giáo chức muôn đời gương sáng mãi
Ân sư trọng đạo quí thầy cô.
Mừng ngày nhà giáo vẻ vang
Thầy cô hạnh phúc chu toàn ấm êm
Yêu đời, vui vẻ, trẻ thêm
Dạy tốt con cháu vươn lên thành tài
Giúp cho thế hệ ngày mai
Học tài đức tốt tương lai vững vàng
Dựng xây đất nước huy hoàng
Văn minh tiến bộ an khang đẹp giàu.
22
Tập san
Bùi Thị Thanh Hoa

Trần Thị Thảo
Đã yêu cái nghiệp làm thầy
Ta nên tự trọng đời thầy chính ta
Dù cho nắng gắt mưa sa
Cái tâm luôn vẫn thiết tha lớp trường
Sẵn lòng đem hết tình thương

Thổi vào hồn trẻ mở đường tương lai
Tháng năm bao dặm đường dài
Bền lòng vững chí chông gai chẳng màn
Quyết tâm nuôi dưỡng phong trào
Dạy tốt học tốt đường nào lãng phai
Mong sao lớp trẻ ngày mai
Thành người có đức có tài vì dân
Xây dựng đất nước muôn phần.
Đẹp giàu thịnh vượng canh tân nước nhà /.
23
Tập san

Huỳnh Thị Thúy
Này cô giáo trẻ của tôi ơi
Chờ tôi đi với có đôi lời
Đường xa tâm sự quên chân mõi
Cô vội làm gì _Hãy chờ tôi!
Cô dạy trường nào thế hở cô?
Nói cho tôi biết được không nào?
Chiều nay đến đón, tôi đến đón!
Cô có chịu không cô giáo ơi!
Răng cứ làm thinh thế hở cô?
Nói đi cô dạy ở trường nào?!
Học trò bao đứa, đông không rứa?
Còn chỗ ngồi cho tôi học không!

24
Tập san





Hà Thị Ngọ
Các em ơi! Con đường các em bước
Có bóng cô trong từng dấu chân em
Ngày mai đây các em rồi sẽ lớn
Đem vào đời những kiến thức hôm nay.
Các em ơi! Con đường các em tới
Có bóng cô trên bục giảng
Có cô có cả những điều mơ ước
Có ánh hào quang rạng rỡ niềm tin
25

×