Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần intimex việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.21 KB, 90 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường


LỜI CAM ĐOAN
Em là Trần Phương Hoa, sinh viên lớp Kinh doanh quốc tế A,
khóa 49, hệ chính quy. Em xin cam đoan, chuyên đề này là do em tự
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PSG. TS. Nguyễn Thị Hường và sự
giúp đỡ của các cán bộ nhân viên Công ty cổ phần Intimex Việt Nam.
Chuyên đề này không sao chép từ bất kỳ luận văn hay chuyên đề
thực tập nào khác. Các tài liệu này chỉ mang tính tham khảo.
Nếu có bất kỳ điều gì trái với cam đoan trên, em xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm trước Khoa và Nhà trường.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Trần Phương Hoa


Sinh viên:Trần Phương Hoa
Lớp: QTKDQT 49A
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện chuyên đề, em
đã nhận được sự hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tận tình của PSG. TS
Nguyễn Thị Hường. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự
giúp đỡ quý báu của cơ.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Kinh
doanh quốc tế đã dạy bảo em trong suốt bốn năm học đại học để em có
được những kiến thức như ngày hôm nay.
Em xin cảm ơn bác Hồng Hồng Hạnh, tổng giám đốc Công ty


cổ phần Intimex Việt Nam đã tạo điều kiện cho em đến thực tập tại
công ty, cùng các anh chị trong công ty đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho
em hoàn thành chuyên đề này.


Sinh viên:Trần Phương Hoa
Lớp: QTKDQT 49A
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
ACFTA : HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - TRUNG QUỐC 5
AKFTA : HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - HÀN QUỐC 5
ASEAN : HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á 5
IMF : QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ 5
KNXK : KIM NGẠCH XUẤT KHẨU 5
NHNT : NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG 5
USD : ĐÔ LA MỸ 5
VNĐ : VIỆT NAM ĐỒNG 5
WTO : TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 5
XHCN : XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 5
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ 6
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 4
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 4
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam 5
1.1.1.1. Quá trình hình thành của công ty cổ phần Intimex Việt Nam 5
1.1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam 6
1.1.2. Các ngành nghề kinh doanh và các sản phẩm – dịch vụ chủ yếu của Công ty cổ phần Intimex Việt

Nam 9
1.1.2.1. Các ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam 9
1.1.2.2. Các sản phẩm – dịch vụ chủ yếu của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 9
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 9
1.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 12
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

12
1.2.1. Các nhân tố thuộc về Việt Nam và Công ty cổ phần Intimex Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010
13
1.2.1.1. Các nhân tố thuộc về quốc gia Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 13
1.2.1.1.1. Hoạt động sản xuất và chế biến hạt điều của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 13
1.2.1.1.2. Những chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 16
1.2.1.1.3. Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO của Việt Nam 18
1.2.1.2. Các nhân tố thuộc về Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 19
1.2.1.2.1.Hàng hóa xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 19
1.2.1.2.2.Nguồn lực của Công ty giai đoạn 2006 – 2010 20
1.2.2. Các nhân tố thuộc về các nước nhập khẩu trong giai đoạn 2006 – 2010 22
1.2.2.1. Nhân tố về kinh tế của các nước nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2010 22
1.2.2.1.1. Những quy định của các nước nhập khẩu đối với hạt điều của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 22
1.2.2.1.2. Tình hình kinh tế các nước nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2010 24
1.2.2.2. Nhân tố chính trị, văn hóa – xã hội tại các nước nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2010 24
1.2.2.3. Tình hình cạnh tranh trên thị trường của các nước nhập khẩu 25
2.1.1. Khái quát tình hình xuất khẩu hạt điều và thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần Intimex
Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 28
2.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 28
Thị trường Singapore 33
2.1.2.2. Lựa chọn thị trường xuất khẩu 39
2.1.2.3. Lựa chọn đối tác xuất khẩu 40

Sinh viên:Trần Phương Hoa
Lớp: QTKDQT 49A
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
y 42
212. 4 . Giới thiệu và quảng cáo hàng hóa xuất 42
ty 43
2.1.2.5. Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất 43
ng 43
2.1.2.6. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất 43
ẩu 44
2.1.3. Tình hình tực h iện các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công
ty cổ phần Intimex NamViệt giai đoạ200 6 – 44
u 44
2.1.3.1. Số lượng hị t rường xuất khẩu của công ty qua các năm 2006 44
uất khẩu.2.1.3.2. Số lượng thị tường xuấ t khẩu tăng bình quân của công ty qua các năm 200 46
47
2.1.3.3. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân của công ty qua các năm 2006 47
0 6 – 2010 49
2.2.1. Những ưu điểm trong hoạtđộng mở rộn g thị trường xuất khẩu hạ điều của c ông ty giai đoạn 49
hàng mới 50
2.2.2. Những hạn chế trong hoạ động mở rộ ng thị trường xuất khẩu hạ điều của c ông ty giai đoạn 51
a ổn định 53
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạ động mở rộ ng thị trường xuất khẩu hạ điều của c ông ty
giai đoạn 53
06 – 2010 53
2.2.3.1. Nguyên nhân từ phía Công ty cổ phần INamn 53
c bền vững 54
2.2.3.2. Nguyên nhân t 54
ủa công ty 57
3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều 57

ến năm 2015 57
3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần
NamIntimex Việt 57
t điều của công ty 59
3.1.1.2. Bối cảnh trong nước ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty Namcổ phần
Intim 59
năm 2013 đến 2015 60
3.1.2. Những cơ hội và thách thức đối với công ty Namcổ phần Intimex Việt trong việc mở rộng thị trường
xuất khẩu 60
t điều đến năm 2015 60
3.1.2.1. Những cơ hội đối với công ty Namcổ phần Intimex Việt trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu 60
ng xuất khẩu hạt điều 61
3.1.2.2. Những thách thức đối với công Namty cổ phần Intimex Việt trong việc mở rộng thị trường xuất kh 61
CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT ĐẾN NĂM 205 63
3.3.1. Một số giải pháp đNamối với C ông ty cổ phần Intimex Việt nhằm mở rộng thị t 63
ờng xuất khẩu hạt điều đến năm 2015 63
ệu cho sản phẩm hạt điều của Công 64
Big C…mà một số trong đó đã có mt tại V 65
Ề AN TOÀ 66
HỂ ĐÓNG GÓP VÀO SỰ PHÁT TRI 1
Sinh viên:Trần Phương Hoa
Lớp: QTKDQT 49A
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACFTA : Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc
AKFTA : Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc
ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
IMF : Quỹ tiền tệ Quốc tế
KNXK : Kim ngạch xuất khẩu
NHNT : Ngân hàng ngoại thương

USD : Đô la Mỹ
VNĐ : Việt Nam đồng
WTO : Tổ chức thương mại Quốc tế
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Sinh viên:Trần Phương Hoa
Lớp: QTKDQT 49A
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ
BẢNG
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
ACFTA : HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - TRUNG QUỐC 5
AKFTA : HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - HÀN QUỐC 5
ASEAN : HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á 5
IMF : QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ 5
KNXK : KIM NGẠCH XUẤT KHẨU 5
NHNT : NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG 5
USD : ĐÔ LA MỸ 5
VNĐ : VIỆT NAM ĐỒNG 5
WTO : TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 5
XHCN : XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 5
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ 6
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 4
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 4
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam 5
1.1.1.1. Quá trình hình thành của công ty cổ phần Intimex Việt Nam 5
1.1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam 6
1.1.2. Các ngành nghề kinh doanh và các sản phẩm – dịch vụ chủ yếu của Công ty cổ phần Intimex Việt
Nam 9

1.1.2.1. Các ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam 9
1.1.2.2. Các sản phẩm – dịch vụ chủ yếu của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 9
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 9
1.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 12
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

12
1.2.1. Các nhân tố thuộc về Việt Nam và Công ty cổ phần Intimex Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010
13
1.2.1.1. Các nhân tố thuộc về quốc gia Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 13
1.2.1.1.1. Hoạt động sản xuất và chế biến hạt điều của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 13
1.2.1.1.2. Những chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 16
1.2.1.1.3. Ảnh hưởng của việc gia nhập WTO của Việt Nam 18
1.2.1.2. Các nhân tố thuộc về Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 19
1.2.1.2.1.Hàng hóa xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 19
1.2.1.2.2.Nguồn lực của Công ty giai đoạn 2006 – 2010 20
1.2.2. Các nhân tố thuộc về các nước nhập khẩu trong giai đoạn 2006 – 2010 22
1.2.2.1. Nhân tố về kinh tế của các nước nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2010 22
1.2.2.1.1. Những quy định của các nước nhập khẩu đối với hạt điều của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 22
1.2.2.1.2. Tình hình kinh tế các nước nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2010 24
1.2.2.2. Nhân tố chính trị, văn hóa – xã hội tại các nước nhập khẩu giai đoạn 2006 – 2010 24
1.2.2.3. Tình hình cạnh tranh trên thị trường của các nước nhập khẩu 25
2.1.1. Khái quát tình hình xuất khẩu hạt điều và thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần Intimex
Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 28
2.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 28
Thị trường Singapore 33
2.1.2.2. Lựa chọn thị trường xuất khẩu 39
2.1.2.3. Lựa chọn đối tác xuất khẩu 40
Sinh viên:Trần Phương Hoa

Lớp: QTKDQT 49A
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
y 42
212. 4 . Giới thiệu và quảng cáo hàng hóa xuất 42
ty 43
2.1.2.5. Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất 43
ng 43
2.1.2.6. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất 43
ẩu 44
2.1.3. Tình hình tực h iện các chỉ tiêu đánh giá hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công
ty cổ phần Intimex NamViệt giai đoạ200 6 – 44
u 44
2.1.3.1. Số lượng hị t rường xuất khẩu của công ty qua các năm 2006 44
uất khẩu.2.1.3.2. Số lượng thị tường xuấ t khẩu tăng bình quân của công ty qua các năm 200 46
47
2.1.3.3. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân của công ty qua các năm 2006 47
0 6 – 2010 49
2.2.1. Những ưu điểm trong hoạtđộng mở rộn g thị trường xuất khẩu hạ điều của c ông ty giai đoạn 49
hàng mới 50
2.2.2. Những hạn chế trong hoạ động mở rộ ng thị trường xuất khẩu hạ điều của c ông ty giai đoạn 51
a ổn định 53
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạ động mở rộ ng thị trường xuất khẩu hạ điều của c ông ty
giai đoạn 53
06 – 2010 53
2.2.3.1. Nguyên nhân từ phía Công ty cổ phần INamn 53
c bền vững 54
2.2.3.2. Nguyên nhân t 54
ủa công ty 57
3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều 57
ến năm 2015 57

3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần
NamIntimex Việt 57
t điều của công ty 59
3.1.1.2. Bối cảnh trong nước ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty Namcổ phần
Intim 59
năm 2013 đến 2015 60
3.1.2. Những cơ hội và thách thức đối với công ty Namcổ phần Intimex Việt trong việc mở rộng thị trường
xuất khẩu 60
t điều đến năm 2015 60
3.1.2.1. Những cơ hội đối với công ty Namcổ phần Intimex Việt trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu 60
ng xuất khẩu hạt điều 61
3.1.2.2. Những thách thức đối với công Namty cổ phần Intimex Việt trong việc mở rộng thị trường xuất kh 61
CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT ĐẾN NĂM 205 63
3.3.1. Một số giải pháp đNamối với C ông ty cổ phần Intimex Việt nhằm mở rộng thị t 63
ờng xuất khẩu hạt điều đến năm 2015 63
ệu cho sản phẩm hạt điều của Công 64
Big C…mà một số trong đó đã có mt tại V 65
Ề AN TOÀ 66
HỂ ĐÓNG GÓP VÀO SỰ PHÁT TRI 1
HÌNH
Hình 1.1: Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam 2006 – 2010 Error:
Reference source not found
Hình 1.2: Tỷ giá giao ngay USD/VND của NHNT cuối năm 2006 – 2010 Error:
Reference source not found
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Công ty Intimex 2006 – 2010
Error: Reference source not found
Sinh viên:Trần Phương Hoa
Lớp: QTKDQT 49A
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
Hình 2.2: So sánh cơ cấu thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty 2006 và

năm 2010 Error: Reference source not found
Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của công ty tại thị trường Singapore
2006 – 2010 Error: Reference source not found
Hình 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang thị trường Mỹ 2006 – 2010 Error:
Reference source not found
Hình 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc Error:
Reference source not found
2006 – 2010 Error: Reference source not found
Hình 2.6: Dự báo lượng nhập khẩu hạt điều các nước 2008 Error: Reference
source not found
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy quản trị của công ty cổ phần Intimex Error: Reference
source not found
Sinh viên:Trần Phương Hoa
Lớp: QTKDQT 49A
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công
nghiệp chế biến các mặt hàng nông sản. Việt Nam không những có đặc điểm về
tự nhiên phù hợp với sự sinh trưởng của nhiều loại nông sản có giá trị, tạo nguồn
nguyên liệu cho chế biến, mà còn có nguồn nhân lực dồi dào, tạo nên lợi thế so
sánh đối với những ngành sản xuất thâm dụng lao động. Khi thực hiện xuất khẩu
các mặt hàng nông sản, nhờ những điều kiện thuận lợi trên, Việt Nam đã đạt
được giá trị xuất khẩu cao, chiếm được thị phần lớn trên thị trường thế giới.
Trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, hạt điều là mặt hàng
đạt được giá trị xuất khẩu lớn, chiếm vị trí dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu hạt
điều nhân của thế giới giai đoạn 2006 – 2010. Mặt hàng này đã có mặt trên 40
nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, bước đầu khẳng định được thương hiệu trên
thị trường thế giới.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nền kinh tế tại nhiều quốc gia
đang phục hồi, dẫn tới nhu cầu về hạt điều trên các thị trường đang tăng lên. Vì
vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng hạt điều đứng trước cơ hội tăng giá
trị xuất khẩu và mở rộng sang các thị trường mới, nhằm phát huy thế mạnh của
mặt hàng.
Được thành lập vào năm 1979, Công ty cổ phần Intimex Việt Nam đã có
trên 30 năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong suốt quá trình đó,
số lượng các mặt hàng xuất khẩu đã tăng lên đáng kể, với danh mục các mặt
hàng phong phú, bao gồm các nhóm mặt hàng chính: Nông sản, thủ công mỹ
nghệ, thủy sản. Công ty là nhà xuất khẩu nông sản hàng đầu của Việt Nam,
chiếm 20% xuất khẩu cà phê ở Việt Nam và 15% xuất khẩu hạt tiêu của cả
nước. Điều đó đã khẳng định khả năng và kinh nghiệm của Công ty trong hoạt
động xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Việc xuất khẩu mặt hàng hạt điều của
Công ty đã được thực hiện từ năm 2001. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu hạt điều
của công ty còn thấp so với cà phê, hạt tiêu, chưa tương xứng với tiềm năng của
mặt hàng này. Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt
Sinh viên:Trần Phương Hoa Lớp: QTKDQT 49A
1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
hàng nông sản, Công ty luôn mong muốn mở rộng thị trường xuất khẩu mặt
hàng này, nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Vì vậy, em đã chọn
lựa đề tài “Mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần
Intimex Việt Nam” cho chuyên đề thực tập của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng mở rộng
thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam trong giai
đoạn 2006 – 2010, từ đó, đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm mở rộng
thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty đến năm 2015.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Để có thể đạt được mục đích nghiên cứu trên, nội dung nghiên cứu của đề
tài tập trung làm sáng tỏ các vấn đề sau:
- Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Intimex Việt Nam, tóm lược quá
trình hình thành và phát triển của công ty, tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty giai đoạn 2006 - 2010 và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở
rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty trong giai đoạn 2006 – 2010.
- Phân tích và đánh giá thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều
của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2010: Sau khi
trình bày khái quát về tình hình xuất khẩu hạt điều của công ty từ năm 2006 đến
năm 2010, đi vào phân tích tình hình thị trường xuất khẩu của công ty từ năm
2006 đến năm 2010 về số lượng thị trường xuất khẩu và tốc độ tăng kim ngạch
xuất khẩu trên các thị trường chính. Từ đó rút ra những ưu điểm, những hạn chế
và nguyên nhân của những hạn chế này trong hoạt động mở rộng thị trường xuất
khẩu hạt điều của công ty.
- Trên cơ sở trình bày bối cảnh nền kinh tế thế giới và nền kinh tế Việt
Nam đến năm 2015, tìm ra những cơ hội và thách thức đối với hoạt động mở
rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần intimex Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2015. Trên cơ sở những ưu điểm và hạn chế cùng với những cơ hội
và thách thức kể trên, đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm mở rộng thị
Sinh viên:Trần Phương Hoa Lớp: QTKDQT 49A
2
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần Intimex Việt Nam đến năm 2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
3.1. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động mở rộng thị truờng xuất
khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam và những kết quả về mở
rộng thị trường xuất khẩu mà công ty đã đạt được.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
- Không gian nghiên cứu: Tập trung chủ yếu là thị trường xuất khẩu hạt

điều của công ty cổ phần Intimex Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá từ năm 2006 tới năm 2010.
Định hướng và giải pháp đến năm 2015.
- Giác độ nghiên cứu: Nghiên cứu trên giác độ của doanh nghiệp để phân
tích, đánh giá về vấn đề mở rộng thị trường xuất khẩu.
4. Kết cấu của chuyên đề thực tập
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu chính của chuyên đề bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần Intimex Việt Nam và các
nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công
ty giai đoạn 2006 – 2010.
- Chuơng 2: Thực trạng mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của
Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010.
- Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường
xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam đến năm 2015.
Sau đây là nội dung của từng chương.
Sinh viên:Trần Phương Hoa Lớp: QTKDQT 49A
3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY GIAI
ĐOẠN 2006 – 2010
Mục đích nghiên cứu của chương 1 là giới thiệu về Công ty cổ phần
Intimex Việt Nam, ngoài ra, chương 1 còn tiến hành phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của Công ty cổ phần
Intimex Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010.
Nhằm giới thiệu một cách tổng quan về công ty, chuyên đề phải làm rõ
những giai đoạn phát triển của công ty trong quá khứ, giúp cho người đọc hiểu
về những cơ sở ban đầu thành lập nên công ty và những kinh nghiệm trong sản

xuất kinh doanh mà công ty đã tích lũy từ khi thành lập; ngoài ra, còn nêu được
những nét chính trong tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình kinh doanh
xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2006 – 2010, từ đó,làm cơ sở đánh giá những
điểm mạnh và điểm yếu của công ty trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt
điều.Vì vậy, chuyên đề sẽ trình bày một cách khái quát quá trình hình thành và
phát triển của công ty từ khi thành lập tới năm 2010, sau đó khái quát kết quả
sản xuất – kinh doanh của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam trong giai đoạn
2006 – 2010.
Việc mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chịu tác động của
nhiều nhân tố trong môi trường kinh doanh, theo những chiều hướng khác nhau,
mức độ khác nhau. Vì vậy, nhiệm vụ của việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng
là phải xác định được những ảnh hưởng của môi trường kinh doanh trong giai
đoạn nghiên cứu đối với việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công
ty.
Chương 1 nghiên cứu các nội dung như sau:
1. Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Intimex Việt Nam: Phần này
Sinh viên:Trần Phương Hoa Lớp: QTKDQT 49A
4
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
trình bày: Sự thành lập công ty, các tên gọi và các hoạt động tổ chức lại công ty
từ khi thành lập đến năm 2010. Những định hướng kinh doanh và hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty thay đổi thế nào theo từng giai đoạn cho phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh của giai đoạn ấy. Kết quả kinh doanh tổng hợp của
cơng ty trong giai đoạn 2006 – 2010.
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường xuất
khẩu hạt điều của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam trong giai đoạn 2006 –
2010: Cụ thể, cần phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Những nhân tố nào
ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty cổ phần
Intimex Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu? Nội hàm của những nhân tố đó
và phương pháp phân tích ảnh hưởng của nó tới việc mở rộng thị trường xuất

khẩu hạt điều của công ty cổ phần Intimex Việt Nam như thế nào? Khi các nhân
tố đó thay đổi sẽ tác động đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của
Công ty cổ phần Intimex Việt Nam theo hướng thuận lợi hay bất lợi?
1.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam
1.1.1.1. Quá trình hình thành của công ty cổ phần Intimex Việt Nam
Công ty cổ phần Intimex Việt Nam được thành lập vào ngày 10/08/1979,
với tên gọi ban đầu là Công ty xuất nhập khẩu Nội Thương và Hợp tác xã, trực
thuộc Bộ Nội Thương (nay là Bộ Công Thương) theo Quyết định 217 TTg ngày
23/06/1979 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 58 NT/QĐ ngày
10/08/1979 của Bộ Nội Thương, quy định nhiệm vụ cho công ty là kinh doanh
xuất nhập khẩu dưới hình thức trao đổi hàng hóa nội thương với các nước
XHCN và một số nước khác.
Năm 1993, Bộ Thương Mại cú quyết định tách Tổng công ty xuất nhập
khẩu Nội thương và hợp tác xã thành Công ty xuất nhập khẩu Nội thương và
Hợp tác xã Hà Nội và Công ty xuất nhập khẩu Nội thương và Hợp tác xã Thành
phố Hồ Chí Minh.
Đến năm 1995, trong hoàn cảnh các nước XHCN Đông Âu đã bị tan rã,
nhận thức rằng việc trao đổi hàng hóa theo hình thức nội thương không còn phù
hợp nữa, Bộ Thương Mại quyết định đổi tên Công ty xuất nhập khẩu Nội thương
Sinh viên:Trần Phương Hoa Lớp: QTKDQT 49A
5
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
và Hợp tác xã Hà Nội thành Công ty xuất nhập khẩu thương mại dịch vụ, trực
thuộc Bộ Thương Mại, đánh dấu bước chuyển biến trong nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh của công ty trong điều kiện mới.
Trong giai đoạn 1995 – 2000, để tạo điều kiện cho công ty thực hiện định
hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Bộ Thương Mại đã sáp nhập một số công
ty sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản vào công ty. Năm 2000, Bộ Thương
Mại ra quyết định đổi tên công ty thành Công ty xuất nhập khẩu Intimex trực

thuộc Bộ Thương Mại và quy định các chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy
của công ty.
Công ty xuất nhập khẩu Intimex bắt đầu tiến hành cổ phần hóa vào năm
2006, với 03 đơn vị trực thuộc được cổ phần hóa. Đến tháng 07/2009, toàn bộ
công ty Intimex đã được cổ phần hóa.
Đến năm 2010, công ty có tên chính thức là Công ty cổ phần Intimex Việt
Nam, là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng
và sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước. Trụ sở của công ty được
đặt tại số 96 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
1.1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam
- Giai đoạn 1979 – 1990:
Công ty xuất nhập khẩu Nội thương và Hợp tác xã được thành lập vào năm
1979, khi nền kinh tế Việt Nam còn vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập
trung. Trong cơ chế như vậy, các doanh nghiệp đã bị trói buộc, không thể tự chủ
trong việc tìm kiếm hướng kinh doanh phù hợp cho mình, vì các doanh nghiệp
đều phải thực hiện theo kế hoạch của nhà nước, tuân thủ một cách chặt chẽ các
chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, từ sản lượng cho tới giá bán hàng hóa. Hoạt
động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp chỉ dừng lại ở hình thức
hàng đổi hàng, trong khi đó, số lượng, chủng loại, giá cả hàng hóa đều do Nhà
nước quy định. Các giao dịch xuất nhập khẩu được tiến hành trong phạm vi khối
XHCN là chủ yếu, theo các nghị định thư ký kết trong nội bộ khối SEV.
Để thực hiện nhiệm vụ được giao phó trong quyết định thành lập, Công ty
xuất nhập khẩu Nội Thương và Hợp tác xã đã thực hiện trao đổi hàng hóa với
các nước khối SEV bằng nguồn hàng nội thương và hợp tác xã, cùng với hàng
Sinh viên:Trần Phương Hoa Lớp: QTKDQT 49A
6
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
hóa bị thải loại từ các doanh nghiệp ngoại thương. Hoạt động trao đổi của công
ty phải chịu sự quản lý thống nhất về chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước
về kế hoạch xuất nhập khẩu, cơ cấu hàng hóa, giá cả, chính sách thị trường, chế

độ và thủ tục giao dịch đối ngoại.
Công ty đã hoạt động theo định hướng khai thác khu vực kinh tế tập thể,
nhờ vậy đã tạo ra một nguồn hàng xuất khẩu phong phú, đa dạng, bao gồm các
mặt hàng thủ công mỹ nghệ (mây tre, tăm nhang, sơn mài, gốm sứ…), nhập
khẩu về cho đất nước nguồn hàng tiêu dùng phong phú.
Về kết quả kinh doanh: Nhờ có nguồn hàng xuất khẩu dồi dào phong phú
mà kim ngạch trao đổi hàng hóa với nước ngoài tăng trưởng với một nhịp độ
nhanh, mạnh và vững chắc. Bình quân tăng kim ngạch so với năm trước là
11,34%, công ty đóng góp vào ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước,
Từ những cơ sở vật chất đơn sơ ban đầu, công ty đã tự hoàn thiện cơ sở vật
chất. Cơ ngơi của công ty trải dài từ Bắc vào Nam, với trụ sở, kho hàng, thiết bị
vận tải…
Về thị trường, công ty xác lập quan hệ đổi hàng với hầu hết các nước XHCN
trong khối SEV, sau năm 1986, từ chỗ quan hệ với các thị trường truyền thống,
công ty mở rộng quan hệ với các thị trường Hồng Kong, Đài Loan, Thái Lan…
- Giai đoạn 1991 – 2010
Cơ chế quản lý quan liêu bao cấp được xóa bỏ, nhưng hệ thống các nước
XHCN bị khủng hoảng trầm trọng, vào năm 1991, khối SEV tan rã, các lợi thế
kinh doanh trao đổi hàng hóa Nội thương và Hợp tác xã của công ty chấm dứt.
Do những lợi thế được hưởng do cơ chế quan liêu bao cấp bị xóa bỏ, trong
đó, hoạt động trao đổi hàng hóa trước đây không thể thực hiện được nữa, công
ty đã tìm nhiều biện pháp thích ứng với cơ chế thị trường, thay đổi định hướng
kinh doanh của mình. Cụ thể, công ty lấy xuất khẩu, trong đó, xuất khẩu nông
sản làm mũi nhọn để tăng trưởng và mở rộng quy mô kinh doanh. Đẩy mạnh
xuất khẩu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công ty trong giai đoạn
này nhằm kịp thời thích ứng với chính sách của Nhà nước. Thực hiện đúng định
hướng này sẽ góp phần ổn định và phát triển công ty.
Bên cạnh đó, nhận thức được tiềm năng to lớn của thị trường nội địa, công
Sinh viên:Trần Phương Hoa Lớp: QTKDQT 49A
7

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
ty đã triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động chuỗi siêu thị, cửa hàng bán
buôn, bán lẻ. Mở đầu hoạt động này, công ty đã đầu tư nâng cấp xây dựng Trung
tâm thương mại tại 22 Lê Thái Tổ - Hà Nội thành siêu thị Intimex Bờ Hồ.
Một hướng kinh doanh khác là đầu tư theo chiều sâu vào các lĩnh vực trọng
điểm: Khu vực sản xuất, tồn trữ và chế biến nông sản, nuôi trồng thủy hải sản…
Trong lĩnh vực sản xuất, công ty đã đầu tư có chiều sâu vào một số dự án phục
vụ cho sản xuất nhằm tạo ra hàng hóa xuất khẩu ổn định và chủ động nguồn
hàng xuất khẩu, cụ thể như sau:
+ Tái đầu tư nâng cấp Xí nghiệp may Intimex, từ chỗ chỉ có 100 máy may
với vài chục công nhân, kho xưởng chưa hoàn thiện, việc làm không đủ cho
công nhân, đến nay, đã được đầu tư 300 máy, nhà xưởng được nâng cấp khang
trang và có trên 350 công nhân sản xuất.
+ Dự án đầu tư Nhà máy tinh bột sắn Intimex Nghệ An đã được khánh
thành và đưa vào khai thác sử dụng từ ngày 7/8/2004. Nhà máy được xây dựng
trên diên tích 26,5 ha, công suất 180 tấn sản phẩm/ngày, sử dụng khoảng 700 tấn
nguyên liệu sắn/ngày, sản lượng 30.000 tấn sản phẩm/năm. Đây là nhà máy chế
biến tinh bột sắn lớn nhất của Việt Nam.
+ Thực hiện chiến lược chuyển hướng xuất khẩu nguyên liệu thụ sang hàng
nông sản tinh chế có chất lượng và giá trị cao, công ty đã xây dựng Xí nghiệp
chế biến tiêu sạch Bình Dương, là nơi chế biến và tồn trữ hạt tiêu theo yêu cầu
của khách hàng, hoàn thiện Kho chế biến nông sản Hưng Đông – Nghệ An với
1.000 m
2
diện tích kho tàng nhà xưởng, khu kho tồn trữ và chế biến thực phẩm
tại khu công nghiệp Quang Minh – Vĩnh Phúc với diện tích kho tàng nhà xưởng
là 18.000 m
2
.
Kết quả kinh doanh: Từ khi chuyển hướng hoạt động kinh doanh, công ty

đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Đối với nhiệm vụ chính là tăng trưởng xuất
khẩu, mặc dù xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn và biến động phức tạp,
kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn phát triển nhanh và vững chắc, đạt mức
tăng trưởng bình quân là 10 – 12%/năm. Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nông
sản vẫn giữ vị trí chủ đạo, với hai mặt hàng chủ lực là cà phê và hạt tiêu. Công
ty nổi lên là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực
Sinh viên:Trần Phương Hoa Lớp: QTKDQT 49A
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
xuất khẩu hạt tiêu và cà phê.
Hệ thống siêu thị, phân phối bán buơn vươn ra khắp các tỉnh thành. Đến
năm 2010, công ty đã khai trương và đưa vào sử dụng 13 siêu thị trên cả nước,
với doanh thu khoảng 600 tỷ đồng.
Các dự án đầu tư xây dựng đã đi vào hoạt động, dự án Nhà máy tinh bột
sắn Intimex Nghệ An đã được đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2004, doanh
thu hàng năm khoảng 110 tỷ đồng.
1.1.2. Các ngành nghề kinh doanh và các sản phẩm – dịch vụ chủ yếu của Công ty cổ
phần Intimex Việt Nam
1.1.2.1. Các ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam
- Kinh doanh xuất nhập khẩu, phân phối bán buôn, bán lẻ nội địa các mặt hàng.
- Kinh doanh dịch vụ viễn thông, dịch vụ cho thuê kho bãi, văn phòng, dịch
vụ chuyển khẩu, chuyển tải.
- Sản xuất, chế biến hàng nông sản, thủy hải sản; sản xuất, lắp ráp xe máy;
sản xuất, gia công hàng may mặc.
1.1.2.2. Các sản phẩm – dịch vụ chủ yếu của Công ty cổ phần Intimex Việt
Nam giai đoạn 2006 – 2010
- Các mặt hàng xuất khẩu: Nông sản, thủy hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ,
hàng may mặc.
- Các mặt hàng nhập khẩu và kinh doanh nội địa: Vật tư nguyên liệu, máy
móc thiết bị, hàng tiêu dùng.

- Dịch vụ: Viễn thông, cho thuê kho bãi văn phòng.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010
Công ty cổ phần Intimex Việt Nam là đơn vị sản xuất kinh doanh được
thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty. Bộ máy
quản trị của công ty được tổ chức như sau:
Trong bộ máy quản trị của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam, sự phân
công theo các cấp quản trị và các bộ phận quản trị được thực hiện như sau:
Việc phân công các nhiệm vu quản trị trong công ty được thực hiện từ cơ
Sinh viên:Trần Phương Hoa Lớp: QTKDQT 49A
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
quan lãnh đạo là Hội đồng quản trị.
- Hội đồng quản trị: Sau khi quá trình cổ phần hóa công ty được hoàn tất,
để phù hợp với loại hình mới, bộ máy tổ chức của công ty đã thay đổi theo đúng
quy định của Luật doanh nghiệp 2005. Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần
Intimex Việt Nam là cơ quan lãnh đạo của công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu
ra. Hội đồng quản trị có những nhiệm vụ quản trị được phân công như sau:
+ Định hướng kinh doanh cho công ty bằng việc thông qua các chiến lược
dài hạn, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm.
+ Quyết định các chức danh Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, kế toán
trưởng.
+ Kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty và sự điều hành các công việc
kinh doanh thường ngày của Tổng giám đốc.
- Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người được Hội đồng quản trị của công
ty bổ nhiệm và miễn nhiệm, thay mặt cho hội đồng quản trị điều hành các hoạt
động thường ngày của công ty. Tổng giám đốc có các nhiệm vụ như sau:
+ Tổ chức triển khai và thực hiện nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo
tình hình thực hiện nghị quyết với Hội đồng quản trị.
+ Tổ chức bộ máy quản trị công ty.
+ Quyết định các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động.

- Trưởng các phòng ban chức năng:
Lãnh đạo của các phòng ban chức năng không lập thành một cấp trong bộ
máy quản trị, mà chỉ là bộ phận tham mưu cho tổng giám đốc về các vấn đề
thuộc phạm vi chức năng của mình. Về chế độ báo cáo, các trưởng phòng ban
chỉ có trách nhiệm báo cáo cho Tổng giám đốc về từng lĩnh vực quản trị.
Công ty có các phòng ban như sau: Phòng kinh tế tổng hợp, phòng tài chính
kế toán, các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng tổ chức nhân sự.
- Giám đốc các chi nhánh và các xí nghiệp trực thuộc.
Giám đốc của các chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc của Công ty cổ phần
Intimex Việt Nam là những người quản lý các đơn vị của công ty, nhận mệnh
Sinh viên:Trần Phương Hoa Lớp: QTKDQT 49A
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
lệnh và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc của công ty.
Sinh viên:Trần Phương Hoa Lớp: QTKDQT 49A
11
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy quản trị của cụng ty cổ phần Intimex
Sinh viên:Trần Phương Hoa Lớp: QTKDQT 49A
11
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Tổng giám đốc
Trưởng
phòng
Kinh tế
tổng hợp
Trưởng
phòng
Kế toán
tài chính

Trưởng
phòng
Tổ chức
nhân sự
Trưởng
phòng
KD
XNK 1
Trưởng
phòng
KD
XNK 2
Trưởng
phòng
KD
XNK 3
GĐ XN
Intimex
Quang Minh
GĐ XN
TM&DV
Intimex
GĐ CN
Hải Phòng
GĐ CN
Thanh
Hóa
GĐ CN
Nghệ An
GĐ CN

Đà Nẵng
Quản đốc
phân xưởng
Quản đốc
phân xưởng
Trưởng các
phòng ban
Trưởng các
phòng ban
Trưởng các
phòng ban
Trưởng các
phòng ban
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
1.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam giai đoạn
2006 – 2010
Trong giai đoạn 2006 – 2010, Công ty cổ phần Intimex Việt Nam là đơn vị
có quy mô doanh thu lớn đạt trên 300 tỷ đồng/năm. Doanh thu của công ty tăng
từ 448,9 tỷ đồng vào năm 2006 lên tới 1.567,7 vào năm 2007, tốc độ tăng trung
bình đạt %, trong đó năm 2008, doanh thu tăng hơn 200 tỷ đồng so với năm
2007, tương ứng với 26,9% (xem bảng 1.1).
Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận của công ty trong giai đoạn trên rất thấp, chỉ
đạt trung bình 0,22% tổng doanh thu, vào năm 2006 – 2007, công ty còn có lợi
nhuận âm. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty còn
thấp, ngoài ra, nhiều dự án đầu tư chỉ đi vào giai đoạn xây dựng cơ bản và chưa
mang lại doanh thu.
Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 2006 – 2010
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 2010

1. Doanh thu (tỷ đồng) 448,9 743,5 943,7 1.184,9 1.567,7
2. Kim ngạch xuất
nhập khẩu (Tr.USD)
23,878 40,074 40,575 31,361 44,189
3. Lợi nhuận (Tr. đ) -983 -2.306 2.135 8.700 10.853
4. Vốn kinh doanh (Tỷ
đồng)
53,168 211,97 221,68 250 265,1
5. Thu nhập
(1000đ/người/tháng)
1.034 1.403 1.992 2.574 2.743
Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần Intimex Việt Nam
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN INTIMEX VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2006 – 2010
Việc mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chịu tác động của
nhiều nhân tố trong môi trường kinh doanh, theo những chiều hướng khác
nhau, mức độ khác nhau. Mục đích của việc phân tích nhân tố ảnh hưởng là
xác định những ảnh hưởng của môi trường kinh doanh trong giai đoạn
Sinh viên:Trần Phương Hoa Lớp: QTKDQT 49A
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
nghiên cứu đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.
Trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị
trường xuất khẩu của doanh nghiệp, cần tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng theo
các cặp phạm trù (Ví dụ: các nhân tố chủ quan – khách quan, bên trong –
bên ngoài, tích cực – tiêu cực…). Đối với chuyên đề này, cặp phạm trù được
lựa chọn là nhân tố đẩy – nhân tố kéo: Các nhân tố đẩy từ phía nước xuất
khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu và các nhân tố kéo từ phía nước nhập khẩu.
Khi đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng thị trường xuất

khẩu của doanh nghiệp, cần phải làm rõ những vấn đề nghiên cứu dưới đây:
1. Các nhân tố có ảnh hưởng như thế nào đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu
của doanh nghiệp? (Ví dụ, khi gia nhập WTO, chính phủ Việt Nam đã ký kết các
hiệp định thương mại song phương và đa phương với chính phủ nhiều nước.
Theo đó, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên WTO sẽ
được hưởng mức thuế suất theo quy chế tối huệ quốc MFN, với hàng rào thuế
quan được hạ bớt, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp cận thị
trường các nước thành viên WTO hơn. Mặt khác, khi gia nhập WTO, Việt Nam
phải cam kết mở cửa thị trường cho hàng hóa từ nước ngoài, đặt doanh nghiệp
trước áp lực cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước. Nếu như doanh nghiệp
không thể chiếm ưu thế ngay trên thị trường của nước mình thì việc vươn ra thị
trường nước ngoài sẽ gặp khó khăn.
2. Khi các nhân tố thay đổi thì sẽ tác động theo hướng nào đến hoạt động mở rộng
thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, thuận lợi hay bất lợi? (Ví dụ, về nhân tố
tỷ giá hối đoái, khi đồng nội tệ giảm giá so với ngoại tệ ở nước nhập khẩu, giá
cả tính theo ngoại tệ của nước nhập khẩu sẽ giảm xuống, khiến cho lượng xuất
khẩu tăng lên).
1.2.1. Các nhân tố thuộc về Việt Nam và Công ty cổ phần Intimex Việt Nam trong
giai đoạn 2006 – 2010
1.2.1.1. Các nhân tố thuộc về quốc gia Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010
1.2.1.1.1. Hoạt động sản xuất và chế biến hạt điều của Việt Nam giai đoạn
2006 – 2010
Hoạt động sản xuất và chế biến hạt điều bao gồm các khâu từ canh tác đến
thu hoạch, sơ chế (tại nơi trồng điều), chế biến hạt điều (tại các nhà máy chế
biến hạt điều nhân), tạo ra nguồn hạt điều chế biến cung cấp cho các doanh
nghiệp xuất khẩu hạt điều như Cơng ty cổ phần Intimex Việt Nam. Do đó, nếu
Sinh viên:Trần Phương Hoa Lớp: QTKDQT 49A
13
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
như hạt điều xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của thị trường nước

ngoài sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu tăng được lượng tiêu thụ hạt điều
và mở rộng được thị trường xuất khẩu.
Về tình hình hoạt động sản xuất hạt điều thụ, diện tích trồng điều và sản
lượng hạt điều thụ của Việt Nam tăng trong hai năm 2006 và 2007, nhưng giai
đoạn từ năm 2008 đến năm 2010 có xu hướng thu hẹp về diện tích, giảm sút
sản lượng.
Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng hạt điều của Việt Nam 2006 - 2010
STT
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 2010
1 Diện tích cây điều (nghìn ha) 401,8 439,9 406,7 398,1 368,6
2 Tốc độ tăng (%) 15,4 9,5 - 7,5 - 2,1 -7,4
3 Sản lượng điều thụ (nghìn tấn) 273,1 312,4 308,5 293,5 257,7
4 Tốc độ tăng (%) 13,7 14,4 - 1,2 - 4,9 -12,2
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nếu như trong hai năm 2006, 2007 diện tích trồng điều được mở rộng so
với năm trước đó với tốc độ trung bình là 12,45% và sản lượng hạt điều thụ
cũng tăng với tốc độ tương ứng, trung bình 13,8%, thì từ 2008 – 2010, diện tích
trồng điều giảm từ 2,1 đến 7,4%/năm, kéo theo sản lượng hạ thấp xuống, sản
lượng của năm 2010 chỉ đạt 257,7 nghìn tấn thấp hơn 15,4 nghìn tấn tương
đương 5,6% so với sản lượng năm 2006 và giảm 17,5% so với năm có sản
lượng cao nhất trong kì.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, nguồn hạt điều thụ của Việt Nam sản xuất đã
giảm sút, trong khi đó, quy mô sản xuất của các nhà máy chế biến không thể
giảm ngay được. Vì vậy, ngành điều Việt Nam đã phải nhập khẩu hạt điều từ
Campuchia, Indonesia và một số quốc gia Tây Phi. Sản lượng điều trong
nước chỉ đáp ứng 50% - 70% nhu cầu chế biến của các nhà máy, còn Việt Nam
thường xuyên phải nhập thêm lượng điều thụ khoảng 150.000 tấn - 200.000
tấn/năm.

Như vậy, hoạt động sản xuất hạt điều nguyên liệu của Việt Nam 2006 –
2010 chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến hạt điều trong
nước và sản lượng hạt điều thụ trong nước càng giảm thì lượng hạt điều nhập
Sinh viên:Trần Phương Hoa Lớp: QTKDQT 49A
14
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
khẩu càng tăng. Trong khi đó, giá cả của hạt điều nhập khẩu phụ thuộc vào tình
hình cung cầu trên thị trường thế giới, dẫn tới giá nguyên liệu thiếu sự ổn định.
Khi mức giá hạt điều thụ cao khiến chi phí chế biến hạt điều tăng lên. Khi đó,
với mức giá xuất khẩu trong hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết, giá thành hạt
điều chế biến vượt quá giá xuất khẩu, ví dụ vào năm 2008, giá thành hạt điều
chế biến vượt quá giá xuất khẩu 15% - 20% khiến cho nhiều công ty xuất khẩu
bị thua lỗ. Vì vậy, sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu càng nhiều
thì lợi nhuận xuất khẩu của các công ty càng kém ổn định, dẫn tới thua lỗ và các
công ty buộc phải thu hẹp lượng hàng xuất, không thể mở rộng thị trường xuất
khẩu được.
Ngoài ra, lượng nguyên nhập khẩu bị chi phối bởi thời vụ, giá thành không
ổn định khiến cho các công ty không thể hoặc quyết định không nhập khẩu
nguyên liệu, trong một thời gian. Trong thời gian đó, tình trạng khan hiếm
nguyên liệu dẫn đến một số công ty mua phá giá, thu gom lẻ tẻ đẩy giá điều thụ
trong nước tăng cao. Chi phí chế biến hạt điều cũng tăng lên. Vì vậy, công ty
phải thu mua hạt điều để xuất khẩu với mức giá cao nên khó có thể chào hàng
với mức giá thấp để cạnh tranh.
Về hoạt động chế biến hạt điều xuất khẩu, trong giai đoạn 2006 – 2010, số
lượng doanh nghiệp, cơ sở chế biến hạt điều đã tăng lên nhanh chóng, tuy nhiên,
công nghệ chế biến hạt điều chưa được đổi mới, việc quản lý chất lương vệ sinh
an toàn thực phẩm chưa được quan tâm tương xứng.
Về số lượng doanh nghiệp và cơ sở chế biến hạt điều, đến năm 2010, Việt
Nam có khoảng 275 doanh nghiệp chế biến hạt điều, vượt quá mức dự tính
trong Quyết định số 120/1999/QĐ-TTg của chính phủ (Đề án điều). So với năm

1998 khi chính phủ bắt đầu xây dựng Đề án điều, số lượng doanh nghiệp chế
biến hạt điều đã tăng 245. Số lượng doanh nghiệp sản xuất lớn đã tạo nên lượng
hạt điều chế biến dồi dào, với công suất thiết kế là 731.700 tấn tăng gấp 3,32 lần
so với năm 1998. Tuy số lượng hạt điều chế biến thực tế của các công ty không
phải lúc nào cũng có thể đạt công suất thiết kế do thiếu nguyên liệu, nhưng hoạt
động chế biến hạt điều xuất khẩu đã cung cấp nguồn hàng dồi dào giúp các công
ty xuất khẩu hạt điều có đủ nguồn hạt điều để tăng lượng hạt điều xuất khẩu, tạo
thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty.
Về mặt công nghệ, trong giai đoạn 2006 – 2010, theo báo cáo mặt hàng
Sinh viên:Trần Phương Hoa Lớp: QTKDQT 49A
15
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
điều năm 2008 – 2010 của Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp
nông thôn, ngành điều thiếu những công nghệ sản xuất hiện đại, chưa hề đổi
mới một cách tích cực công nghệ chế biến sản phẩm trong vòng 15 năm. Các
quy trình sản xuất hiện nay chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, do đó năng
suất thấp, tỷ lệ hạt vỡ cao. Ví dụ, tỷ lệ hạt điều trắng của Việt Nam chỉ đạt
khoảng 40% trong khi các nước như Ấn Độ hay Brazil tỷ lệ này là 70%. Ngoài
ra, về việc quản lý chất lượng hàng xuất khẩu, đến năm 2010, Việt Nam có 275
doanh nghiệp chế biến hạt điều, chỉ có 20 doanh nghiệp được cấp giấy chứng
nhận đạt tiêu chuẩn quản lý ISO 9001:2000, 7 doanh nghiệp có nhà máy sản
xuất đạt tiêu chuẩn HACCP. Việt Nam còn thiếu các nhà máy chế biến có quy
mô lớn, chủ yếu là các nhà máy quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, thiết bị sơ sài.
Điều đó dẫn đến nhiều nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chưa áp dụng những
tiêu chuẩn cho chế biến hạt điều một cách nghiêm túc, từ tiêu chuẩn Việt Nam
cho tới tiêu chuẩn về nhân điều của quốc tế ISO 6477: 1988, là những tiêu
chuẩn quy định về khối lượng, kích cỡ, tỷ lệ vỡ cho phép của hạt điều xuất
khẩu. Nhiều doanh nghiệp và cơ sở chế biến có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu
và không tuân thủ những tiêu chuẩn quản lý chất lượng nên cung cấp nguồn hạt
điều chế biến không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, như còn dư lượng

thuốc diệt côn trùng…Vì vậy, nguồn hạt điều chế biến không thể đảm bảo chất
lượng đồng bộ, một số lượng hạt điều không tuân thủ được tiêu chuẩn xuất khẩu
do đó có thể bị trả lại hàng khi kiểm tra chất lượng ở hải quan.
Khi nguồn hạt điều xuất khẩu không đúng theo tiêu chuẩn xuất khẩu,
không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, công ty xuất khẩu dễ gặp vấn đề uy tín với
nhà nhập khẩu giảm sút, mất khách hàng do chất lượng thấp, trong khi sự tín
nhiệm và ưa chuộng của nhà nhập khẩu sẽ giúp công ty tăng được lượng hạt
điều xuất khẩu. Như vậy, công nghệ chế biến của Việt Nam giai đoạn 2006 –
2010 vẫn chưa được hiện đại, dẫn tới chất lượng không đồng đều sẽ gây bất lợi
cho mở rộng thị trường xuất khẩu hạt điều của công ty.
Tóm lại, xét theo yếu tố sản xuất và chế biến thì lợi thế để mở rộng thị
trường điều của Công ty đang giảm sút do tỉ lệ nguyên liệu chủ động sản suất
trong nước đang giảm và công nghệ chế biến của các nhà máy chưa hiện đại,
chưa đáp ứng được yêu cầu hàng chất lượng cao của thị trường quốc tế, tuy
nhiên số lượng nhà máy chế biến tăng lại là thuận lợi cho Công ty.
1.2.1.1.2. Những chính sách kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010
Sinh viên:Trần Phương Hoa Lớp: QTKDQT 49A
16

×