Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

Chuyên đề Quá trình mở rộng lãnh thổ Việt Nam qua các triều đại phong kiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 29 trang )

CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ
:
LÃNH THỔ VIỆT NAM QUA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN
PHÒNG GD – ĐT QUẬN 6
TRƯƠNG THCS NGUYỄN ĐỨC CẢNH
Giáo viên thực hiện: Tiết Thị Hồng Chuyên
Tổ: Lịch sử
I. Thời Hồng Bàng

Một số sử liệu cho rằng vào đầu thời kỳ Hồng Bàng, bộ tộc Việt có lãnh
thổ rộng lớn từ phía nam sông Dương Tử đến vùng Thanh Hóa.

Sau này nhà nước Văn Lang của bộ tộc Lạc Việt hình thành trên
vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Mã và đồng bằng Sông Lam
,rồi đến thời kỳ Âu Lạc,Thục Phán sau khi chiếm được Văn Lang đã sát
nhập vào đất của mình, nước Âu Lạc có lãnh thổ từ phía nam sông Tả
Giang (Quảng Tây-Trung Quốc) kéo xuống dãy Hoành Sơn (Hà Tĩnh)
II. Thời Bắc thuộc

Lãnh thổ của dân tộc Việt thời kỳ này, trong sự cai quản của chính quyền
trung ương các triều đại Trung Hoa, tiến về phía nam đến vùng Hà
Tĩnh hiện nay, thỉnh thoảng các quan cai trị Giao Chỉ (hoặc Giao Châu)
tiến xuống phía nam đánh Chiêm Thành và đưa thêm vùng đất từ đèo
Ngang đến đèo Hải Vân vào cai trị nhưng không giữ được lâu vì sau đó
Chiêm Thành thường lấy lại được. Ranh giới lãnh thổ về phía nam đôi
khi được nhắc trong sử liệu là một cột mốc bằng đồng dựng lên bởi Mã
Viện sau khi chinh phạt sự nổi dậy của Hai Bà Trưng, còn gọi là cột đồng
Mã Viện.


Lãnh thổ Việt Nam thời Bắc thuộc.
An Nam đô hộ phủ thời Đường.
III. Thời phong kiến tự chủ

Nhà Ngô-Đinh-Tiền Lê

Sau khi giành độc lập từ Trung
Quốc, trong thời đại Ngô-Đinh-
Tiền Lê kéo dài 70 năm (939-
1009) lãnh thổ của Việt Nam
tương ứng với lãnh thổ nhà
nướcVăn Lang cũ. Ranh giới phía
nam tại dãy Hoành Sơn (Hà Tĩnh)
IV. Quá trình Nam tiến

Do đặc điểm địa-chiến lược, trong tiến trình lịch sử các triều đại phong
kiến Việt Nam mở rộng lãnh thổ sang phía Đông thì gặp biển, phía Tây
thì bị các dãy núi hiểm trở của dãyTrường Sơn ngăn cản, phía Bắc là lãnh
thổ của người khổng lồ Hán, nên chỉ có thể lần lượt chinh phục và khai
phá về phương Nam. Hành trình Nam tiến kéo dài gần 700 năm, nâng
diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập đến khi hoàn thành lên 3lần, từ thế
kỷ thứ XI đến giữa thế kỷ XVIII lãnh thổ Việt Nam về cơ bản được hình
thành và tồn tại như hiện nay.
1. Nhà Lý
Năm 1069, Lý Thánh Tông nam chinh
đánh Chiêm Thành và bắt được vua
Chiêm là Chế Củ (Jaya Rudravarman).
Vua Chiêm đã cắt 3 châu: Mê Linh,
Bố Chính, Địa Lý nay thuộc Quảng
Bình, bắc Quảng Trị cho Đại Việt

Việt Nam thời Lý - Trần (trước năm 1306)
Lãnh thổ Đại Việt khoảng năm 1010
dưới thời nhà Lý
2. Nhà Trần
Năm 1306 nhà Trần gả công chúa Huyền
Trân cho vua Chiêm Thành bấy giờ là Chế Mân.
Đổi lại Chế Mân dâng đất cho Đại Việt gồm Châu
Ô và Châu Rí, nay thuộc vùng nam Quảng
Trị và Thừa Thiên - Huế, lãnh thổ Đại Việt phía
nam tới đèo Hải Vân
3. Dưới triều Hồ
(1400-1407)
. Năm 1402, nhà Hồ xâm chiếm Chiêm Thành và nhận được Chiêm Động chia
thành hai châu Thăng và Hóa; đồng thời nhận được Cổ Lũy chia thành 2 châu
Tư và Nghĩa. Châu Thăng và Hóa ngày nay thuộc huyện Duy Sơn, Quế Sơn,
Tam Kỳ Thăng Bình của tỉnh Quảng Nam, Châu Tư và Nghĩa nay thuộc
huyện Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn của tỉnh Quảng
Ngãi. Lãnh thổ phía Nam Việt Nam được mở rộng đến Quảng Nam và Quảng
Ngãi.Nhưng khi nhà Minh cai trị thì khu vực này bị Chiêm Thành chiếm lại
Nước Đại Ngu thời nhà Hồ
1402
5. Nhà Hậu Lê

1471, quân Đại Việt phá tan kinh
đô Đồ Bàn (thuộc Bình Định ngày
nay), tiêu diệt vua Trà Toàn cùng 7
vạn quân Chiêm Thành, và sát nhập
miền bắc Chiêm Thành (từ đèo Hải
Vân đến bắc Phú Yên ngày nay) vào

Đại Việt, đặt tên vùng đất mới là thừa
tuyên Quảng Nam. Lãnh thổ của Đại
Việt được kéo về phía nam đến
núi Thạch Bi, nay thuộc Phú Yên
6. Nhà Nguyễn

Do áp lực tấn công của các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và nhu cầu đất đai,
các chúa Nguyễn đã tiến hành những đợt nam tiến vĩ đại, mở rộng lãnh
thổ Đại Việt chưa từng thấy.

Năm 1611, Nguyễn Hoàng cử Lương Văn Chánh đem quân vào đánh
nước Chiêm Thành lấy đất lập ra phủ Phú Yên chia ra làm hai huyện là
Đồng Xuân và Tuyên Hòa, nay thuộc Phú Yên. Đến năm 1653 chúa
Nguyễn mở rộng lãnh thổ tới Khánh Hòa.

- Tháng Tám năm 1692, chúa Nguyễn, Nguyễn Phúc Chu, chiếm Chiêm
Thành và đến năm sau đổi tên thành Thuận Thành, xóa bỏ sự tồn tại của
Chiêm Thành với tư cách một quốc gia.

Năm 1693, Nguyễn Hữu Cảnh tiến chiếm và chính thức sát nhập phần
còn lại của vương quốc Chiêm Thành là Bình Thuận, Ninh Thuận
B m bi u t ng đ thêm hình nhấ ể ượ ể ả
Bản đồ Việt Nam thời Trịnh – Nguyễn phân tranh

Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào Sài Gòn lập dinh, chia trấn, bổ nhiệm
quan lại chính thức đưa khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ của Chân
Lạp vào lãnh thổ Đàng Trong.

- Năm 1718, Mạc Cửu (thương nhân người Hoa) người khai phá vùng
đất Hà Tiên, Kiên Giang (của Chân Lạp) xin nội thuộc chúa Nguyễn,

chúa Nguyễn phong chức Tổng binh cai quản

- Từ năm 1736-1739, Mạc Thiên Tứ (con Mạc Cửu) khai phá thêm vùng
đất Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng (của Chân Lạp) đưa vào lãnh thổ Đàng
Trong.

- Từ năm 1732-1757, do nhu cầu được các chúa Nguyễn hỗ trợ lên ngôi
và bảo vệ trước Xiêm La, lần lượt các vua của Chân Lạp đã dâng từng
phần vùng đất còn lại ở đồng bằng sông Cửu Long cho các chúa Nguyễn.
V. HOÀN THIỆN LÃNH THỔ
Năm 1816, vua Gia Long chính thức cho cắm cờ, xác lập chủ quyền, giao đội Hoàng Sa và
đội Bắc Hải thay mặt quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước đó khoảng 200 năm
các Chúa Nguyễn cũng đã lập đội Hoàng Sa hằng năm đi ra các đảo tìm kiếm sản vật
Năm 1830, vua Minh Mạng sát nhập vùng Tây Nguyên vào lãnh thổ Việt Nam, tuy nhiên các
bộ tộc người Thượng vẫn được quyền tự trị của mình cho tới năm 1898 khi người Pháp trực
tiếp tổ chức cai trị ở đây

×