Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

KTGKILOP5- 2011-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 7 trang )

PHÒNG GD&ĐT BẮC BÌNH KIỂM TRA GIỮA HKI
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH AN NĂM HỌC: 2011 – 2012
Lớp: … MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Họ và Tên : …………………………… Thời gian: phút
Đi ểm Lời phê của giáo viên Giám thị 1 Giám thị 2
I.KIỂM TRA ĐỌC:
Đọc thầm bài : Tình quê hương
Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi,
đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và
cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không
mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như
ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.
Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi
đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. Ở
mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm; đêm nằm với
chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ; những tối liên hoan xã nghe cái Tị hát
chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ
thời thơ ấu.
Nguyễn Khải
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Những từ ngữ nào trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương?
a. Đăm đắm nhìn theo
b. Sức quyến rũ
c. Nhớ thương mãnh liệt, day dứt
d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 2: Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương?
a.Tình yêu quê hương
b. Tình cảm giữa con người và con người
c. Những kỉ niệm tuổi thơ
Câu 3: Chủ ngữ trong câu: Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài


cái bánh rợm.
a. Ở mảnh đất ấy b. Dì tôi c. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên

Câu 4: Từ làng mạc thuộc từ loại:
a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ d. Quan hệ từ
Câu 5: Từ đồng nghĩa với quê hương là:
a. Đất nước, tổ quốc, non sông
b. Đất nước, mênh mông, giang sơn
c. Giang sơn, non sông, hòa bình
Câu 6: Trong câu nào dưới đây, từ “mầm non” được dùng với nghĩa gốc?
a. Bé học trường mầm non
b. Trên cành cây có những mầm non mới nhú.
c. Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.
Câu 7: Tìm hai từ trái nghĩa với thương yêu là:
Câu 8: Cho các câu sau: - Bố em mới trồng đậu.
- Thuyền đậu san sát trên bến sông.
Từ “ đậu” trong hai câu trên là:
a. Từ đồng âm b. Từ đồng nghĩa c. Từ nhiều nghĩa
Câu 9: Dòng nào dưới đây ghi đúng các từ láy:
a. nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, róc rách, mặt đất.
b. nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, róc rách, lặng im.
c. nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, róc rách, im ắng.
Câu 10: Ghi lại câu văn em thích nhất trong bài. Nêu lí do em thích câu văn đó.
PHÒNG GD&ĐT BẮC BÌNH KIỂM TRA GIỮA HKI
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH AN NĂM HỌC: 2011 – 2012
Lớp: … MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Họ và Tên : …………………………… Thời gian: phút
Đi ểm Lời phê của giáo viên Giám thị 1 Giám thị 2
Phần viết:
I - Chính tả (15phút)

Bài viết:
II - Tập làm văn (40 phút)
Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
PHÒNG GD&ĐT BẮC BÌNH KIỂM TRA GIỮA HKI
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH AN NĂM HỌC: 2011 – 2012
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5
I.KIỂM TRA ĐỌC:
Đọc thầm bài :Tình quê hương
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Những từ ngữ nào trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê
hương?
a.Đăm đắm nhìn theo
b.Sức quyến rũ
c.Nhớ thương mãnh liệt, day dứt
d.Cả a, b, c đều đúng
Câu 2: Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương?
a.Tình yêu quê hương
b. Tình cảm giữa con người và con người
c. Những kỉ niệm tuổi thơ
Câu 3: Chủ ngữ trong câu: Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho
vài cái bánh rợm.
a. Ở mảnh đất ấy b. Dì tôi c. Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên

Câu 4: Từ làng mạc thuộc từ loại:
a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ d. Quan hệ từ
Câu 5: Từ đồng nghĩa với quê hương là:
a.Đất nước, tổ quốc, non sông
b.Đất nước, mênh mông, giang sơn
c.Giang sơn, non sông, hòa bình
Câu 6: Trong câu nào dưới đây, từ “mầm non” được dùng với nghĩa gốc?

a. Bé học trường mầm non
b. Trên cành cây có những mầm non mới nhú.
c. Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.
Câu 7: Tìm hai từ trái nghĩa với thương yêu là:
Câu 8: Cho các câu sau: - Bố em mới trồng đậu.
- Thuyền đậu san sát trên bến sông.
Từ “ đậu” trong hai câu trên là:
a. Từ đồng âm b. Từ đồng nghĩa c. Từ nhiều nghĩa
Câu 9: Dòng nào dưới đây ghi đúng các từ láy:
a.nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, róc rách, mặt đất.
b.nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, róc rách, lặng im.
c.nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, róc rách, im ắng.
Câu 10: Ghi lại câu văn em thích nhất trong bài. Nêu lí do em thích câu văn đó.
Phần viết:
I - Chính tả (15phút)
Bài viết: Mưa rào (TV5- tập 1 - tr31)
Đoạn viết: “Mưa đến rồi, … tỏa trắng xoá”
II - Tập làm văn (40 phút)
Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN TV LỚP 5
I. KIỂM TRA ĐỌC:
1/Đọc thành tiếng:(5 điểm)
- Nội dung kiểm tra :
HS đọc 1 đoạn văn khoảng 90 chữ thuộc chủ đề đã học từ tuần 1 đến giữa tuần 9
( GV chọn trong SGK Tiếng Việt 5, tập 1 ; Ghi tên bài, số trang vào phiếu cho HS bốc
thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đánh dấu).
- GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: (5 điểm)
Đọc đúng tiếng, đúng từ : 3 điểm.
+ Đọc sai dưới 3 tiếng : 2,5 điểm.
+ Đọc sai 3 hoặc 5 tiếng : 2 diểm.

+ Đọc sai 6 hoặc 10 tiếng : 1,5 điểm.
+ Đọc sai 11 hoặc 15 tiếng : 1 điểm.
+ Đọc sai 16 hoặc 20 tiếng : 0,5 điểm.
+ Đọc sai trên 20 tiếng : 0 điểm.
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa : ( có thể mắc lỗi về
ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 chỗ) đạt 1 điểm.
+ Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: 0 điểm.
Tốc độ đọc : 1 điểm.
+ Đọc từ 1 phút đến 2 phút : 1 điểm.
+ Đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm : 0 điểm.
2. Đọc hiểu (5 điểm)
Câu 1: d 0,5 điểm
Câu 2: c 0,5 điểm
Câu 3: b 0,5 điểm
Câu 4: danh từ 0,25đ
Câu 5: a 0,5 điểm
Câu 6: b 0,5 điểm
Câu 7: ghét, ghét bỏ, căm thù, căm ghét 0,5đ
0,5 điểm
Câu 8 : a 0,5đ
0,5 điểm
Câu 9: c 0,5đ
0,5 điểm
Câu 10: - HS viết được câu mình thích ghi 0,25đ
0,75 điểm
- Nêu lí do thích ghi 0,5đ
II/ KIỂM TRA VIẾT:
1/Chính tả: 5điểm (-Mỗi lỗi chính tả trừ 0,5 điểm
-Viết xấu , sai kích thước toàn bài trừ 1điểm )
2/Tập làm văn: 5điểm

-Nội dung đủ: (3điểm)
-Đúng ngữ pháp, từ sử dụng đúng, không mắc lỗi chính tả: (1điểm)
-Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch: (1điểm)
*Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diến đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm:
4,5-4-3,5-3-2,5-2-1,5-1-0,5.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×