Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan báo cáo tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao hiệu quả mô
hình giao dịch một cửa tại NHNo & PTNT chi nhánh Long Biên” là công trình
nghiên cứu của riêng em.
Các kết quả, số liệu trong báo cáo tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực,
chính xác, được khảo sát thực tế tại NHNo & PTNT chi nhánh Long Biên.
Hà Nội ngày 25 tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Lại Thị Bích Phương
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt Nguyên nghĩa
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHNo & PTNT
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn.
GDV Giao dịch viên
KSV Kiểm soát viên
CMND Chứng minh nhân dân
MHGD Mô hình giao dịch
KH Khách hàng
TCTD Tổ chức tín dụng
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI CAM ĐOAN 1
Biểu đồ 2.1: So sánh thời gian giao dịch khi thực hiện mô hình giao dịch
nhiều cửa và một cửa Error: Reference source not found
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện đại hóa ngân hàng là nhiệm vụ hàng đầu và là mục tiêu quan trọng
được đặt ra rất sớm để phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành ngân hàng,
nhất là trong quá trình củng cố, đổi mới công nghệ, cơ cấu lại và phát triển hệ
thống ngân hàng. Một trong những công tác đang được các NHTM Việt Nam
quan tâm trong tiến trình hiện đại hóa ngân hàng là kế toán giao dịch. Kế toán
giao dịch có thể nói là ấn tượng đầu tiên của khách hàng khi tiếp xúc với ngân
hàng. Do vậy, trong quá trình cạnh tranh hiện nay, việc hiện đại hóa kế toán giao
dịch là một công cụ hữu hiệu để thu hút khách hàng và mở rộng thị phân khách
hàng. Đặc biệt với mô hình kế toán giao dịch 1 cửa đã đem lại nhiều tiện ích cho
cả khách hàng cũng như ngân hàng, đấy nhanh tốc độ giao dịch, tằng năng suất
lao động cho nhân viên ngân hàng, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền ở nhiều
nơi nhờ khả năng giao dịch đa chi nhánh. Ngoài việc cung cấp các sản phẩm
dịch vụ tiện lợi cho khách hàng, ngân hàng còn có thể tăng cường khả năng quản
lý điều hành trên mọi phương diện hoạt đông như quản lý vốn, quản lý cho vay,
khả năng thanh khoản …
Tuy nhiên trong quá trình áp dụng, ngân hàng còn gặp phải các khó khăn
cả về chủ quan lẫn khách quan do nhiều nguyên nhân như: hành lang pháp lý
chưa vững chắc, trình độ công nghệ chưa cao, nguồn nhân lực chưa tương
xứng… Chính những điều đó đã làm giảm khả năng hoạt động của mô hình dẫn
đến việc chưa phát huy được những ưu điểm vốn có của mô hình, đồng thời chưa
đạt được những kết quả như mong muốn. Xuất phát từ thực trạng đó, em đã chọn
đề tại tố nghiệp của mình là: “Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình kế toán
giao dich một cửa tại NHNo & PTNT Long Biên”.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứ nhắm tìm hiểu về mô hình kế toán giao dịch một cửa tại
NHTM nói chung đặc biệt thấy được những kết quả đạt được và những mặt hạn
chế, từ đó đưa ra được những biện pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
1
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
mô hình giao dịch một cửa.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình kế toán giao dịch một cửa và
các giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là mô hình kế toán giao dịch một cửa tại NHNo &
PTNT Long Biên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo tốt nghiệp sử dụng các phương pháp sau: phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp logic, phương pháp
thống kê…
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về kế toán giao dịch và mô hình kế toán giao dịch
một cửa.
Chương 2: Thực trạng mô hình kế toán giao dịch một cửa tại NHNo &
PTNT Long Biên.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả mô
hình kế toán giao dịch một cửa tại NHNo & PTNT Long Biên.
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
2
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN GIAO DỊCH VÀ MÔ HÌNH KẾ TOÁN
GIAO DỊCH MỘT CỬA
1.1. Tổng quan về kế toán giao dịch
1.1.1. Khái niệm chung về kế toán giao dịch
Ta có thê hiểu kế toán giao dịch là kênh phân phối của ngân hàng hay
chính là các phương tiện để khách hàng đưa ra các yêu cầu mà ngân hàng phải
đáp ứng. Tại thời điểm hiện nay, có thể liệt kê một số kênh phân phối các dịch
vụ ngân hàng phổ biến mà việc xây dựng chúng đều dựa trên nền tảng của công
nghệ thông tin: kênh phân phối cung ứng dịch vụ tại chi nhánh, kênh phân phối
cung ứng dịch vụ qua các hệ thống bán hàng Point of Sale (POS), kênh phân
phối cung ứng dịch vụ qua điện thoại (Telephone Banking, MobilePhone
Banking), kênh phân phối cung ứng dịch vụ qua Internet.
Giao dịch tại chi nhánh là kênh phân phối đầu tiên có từ khi các Ngân
hàng ra đời và tồn tại lâu nhất. Hiện nay, khi công nghệ hiện đại cho ra đời nhiều
tổ chức cung ứng các dịch vụ khác thì kênh giao dịch tại chi nhánh vẫn tồn tại.
Tuy nhiên, so với hình thức giao dịch truyền thống đã có nhiều thay đổi, kênh
phân phối này đã được thực hiện với hai mô hình, đó là: Mô hình giao dịch nhiều
cửa và Mô hình giao dịch mới nhật hiện nay là mô hình giao dịch một cửa.
1.1.2. Vai trò của kế toán giao dịch
+Thứ nhất, tiếp nhận thông tin và yêu cầu của khách hàng để từ đó đáp ứng
tốt nhất yêu cầu của khách hàng
+Thứ hai, thực hiện giao dịch với khách hàng, nhập thông tin khách hàng
và hạch toán, ghi sổ vào máy và sổ sách các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại quầy
giao dịch của mình, đồng thời thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong hệ thống
ngân hàng. Như vậy, kế toán giao dịch đảm nhận cả chức năng kiểm soát các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các hoạt động của Ngân hàng từ đó phục vụ cho
việc quản lý vốn và sử dụng vốn, quản lý thông tin khách hàng của Ngân hàng,
góp phần đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng thống nhất, có hệ thống và hiệu
quả.
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
3
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
+Thứ ba, duy trì và thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Nếu kế toán
giao dịch được trang bị khoa học kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhanh chóng và
chính xác các yêu cầu sẽ tạo được ấn tượng tốt với khách hàng. Đồng thời thái
độ của giao dịch viên cũng được tác dộng nhiều đến quyết định của khách hàng,
nếu được phục vụ chu đáo thì sẽ làm hài lòng nhiều khách hàng và họ sẽ muốn
giao dịch tiếp với Ngân hàng.
Như vậy kế toán giao dịch giúp thu hút khách hàng từ đó tăng thu nhập và
tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng
1.1.3. Các mô hình kế toán giao dịch
• Mô hình kế toán giao dịch nhiều cửa
Là mô hình tổ chức truyền thống của các Ngân hàng, đặc biệt trong điều
kiện trình độ ứng dụng công nghệ tin học trong công tác kế toán còn chưa cao.
Sơ đồ 1.1: Quy trình giao dịch trong mô hình giao dịch nhiều cửa
Chú thích:
(1) Khách hàng yêu cầu giao dịch
(2) Giao dịch viên chuyển chứng từ cho bộ phận kiểm soát
(3) Kiểm soát chuyển chứng từ sau khi kiểm soát cho giao dịch viên
(4) GDV ghi Nợ chuyển chứng từ ghi Có cho GDV ghi Có
(5) Trả lại chứng từ cho GDV ghi Nợ
(6) Kiểm soát trả chứng từ cho quỹ chính trong trường hợp trả tiền mặt
(7) Khách hàng tới bộ phận quỹ để nhận tiền (thu) cho khách hàng.
(8) Bộ phận qũy trả tiền (thu) cho khách hàng
Theo mô hình này, kế toán chỉ làm nhiệm vụ kiểm soát chứng từ và hạch
toán vào sổ sách kể toán theo quy định còn tất cả các giao dịch liên quan đến tiền
mặt khách hàng phải nộp (nhận) từ quỹ chính của Ngân hàng. Do vậy năng suất
lao động sẽ không cao, cụ thể khi khách hàng giao dịch với ngân hàng thì phải
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
4
Khách hàng
Khách hàng
Quỹ chính
Kiểm soát viên
GDV ghi Nợ
GDV ghi
Có
(7)
(8)
(6)
(3)(2)
(1)
(4)
(5)
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
nộp chứng từ kế toán cho thanh toán viên giữ tài khoản của mình và mặc dù chỉ
thực hiện một giao dịch thì khách hàng vẫn phải qua nhiều cửa: thanh toán viên,
thủ quỹ, cán bộ nghiệp vụ có liên quan.
• Mô hình kế toán giao dịch một cửa
Là mô hình kế toán giao dịch có nhiều ưu điểm hơn so với mô hình kế
toán giao dịch cũ do có sự ứng dụng công nghệ hiện đại trong giao dịch.
1.2. Mô hình kế toán giao dịch một cửa
1.2.1. Khái niệm mô hình kế toán giao dịch một cửa
Giao dịch một cửa là phương thức tổ chức cung ứng dịch vụ của tổ chức
tín dụng cho khách hàng, trong đó khách hàng chỉ cần giao dịch với một giao
dịch viên của tổ chức tín dụng và nhận kết quả từ giao dịch viên đó.
Giao dịch viên: là cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng trực tiếp giao
dịch với khách hàng, chịu trách nhiệm tiếp nhận để giải quyết các nhu cầu của
khách hàng theo thẩm quyền trong việc thiết lập, kiểm soát và phê duyệt chứng
từ giao dịch.
Kiểm soát viên: là cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng được phân công
thực hiện kiểm tra, kiểm soát và phê duyệt các giao dịch trong phạm vi trách
nhiệm được phân công.
Hạn mức giao dịch: là giá trị tối đa của một giao mà giao dịch viên được
phép thực hiện không cần có sự phê duyệt của kiểm soát viên. Mỗi giao dịch có
các hạn mức khác nhau.
Hạn mức tồn quỹ: là số dư tiền mặt tối đa mà giao dịch viên được phép
giữ lại tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày giao dịch.
Bộ phận quỹ: là bộ phận ngân quỹ của tổ chức tín dụng có trách nhiệm tổ
chức thu, chi tiền mặt, giấy tờ có giá; giao, nhận các tài sản khác đối với các giao
dịch viên và với khách hàng (đối với giao dịch tiền mặt vượt hạn mức của giao
dịch viên).
Quầy giao dịch: là nơi giao dịch viên thực hiện việc giao dịch với khách hàng.
1.2.2. Nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận
Để có thể thực hiện một cách trơn tru mô hình giao dịch một cửa, việc quy
định một cách minh bạch chức năng của từng bộ phận, cá nhân trong hệ thống là
yêu cầu cần thiết. Điều đó giúp cho các công việc được tiến hành không dẫn đến
sự chồng chéo, đồng thời cũng xác định được một cách rõ ràng nhiệm vụ cửa
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
5
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
từng bộ phận trong hệ thống.
1.2.2.1. Bộ phận trước quầy
• Bộ phận giao dịch và tư vấn với khách hàng
Đối với hầu hết các ngân hàng quy mô khách hàng là rất lớn nên khó có
thể đáp ứng khách hàng một cách tuyệt đối tại các quầy giao dịch, do vậy cần
thiết phải có nột bộ phận hướng dẫn các thủ tục và cách thức giao dịch cho
khách hàng trước khi khách hàng trực tiếp giao dịch với bộ phận GDV. Cán bộ
làm việc tại bộ phận khách hàng phải có kinh nghiệm làm việc tại các Ngân
hàng, thông thạo các nghiệp vụ ngân hàng, có khả năng về giao tiếp và ứng xử,
giao tiếp bằng ngoại ngữ…
Nhiệm vụ của bộ phận này gồm có:
+ Tiếp nhận và mở hồ sơ khách hàng mới.
+ Cấp thẻ giao dịch cho khách hàng (Đối với khách hàng gửi tiền tiết
kiệm, không nhất thiết phải cấp thẻ giao dịch nếu khách hàng không yêu cầu).
+ Hướng dẫn thủ tục, trình tự và thực hiện mở tài khoản tiền gửi, tiền vay
cho khách hàng.
+ Quản lý tất cả các hồ sơ thông tin khách hàng, các mẫu ký tự, mẫu dấu,
ảnh của khách hàng. Cập nhật và lưu trữ thông tin khách hàng: ảnh, chữ ký…
Thường xuyên thu nhập thông tin biến động liên qua đến khách hàng (thông tin
tài chính như: số dư tài khoản, các khoản chuyển tiền đến, chuyển tiền đi, thông
tin doanh nghiệp…).
+ Tiếp nhận và trả lời các thông tin về khách hàng và tài khoản khách
hàng, tư vấn về dịch vụ ngân hàng, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn quy trình, thủ
tục ngân hàng.
+ Đối chiếu và quản lý các báo cáo về hồ sơ thông tin khách hàng do bộ
phận mình quản lý.
• Bộ phận giao dịch
Cán bộ ngân hàng tiếp khách trong mô hình giao dịch một cửa gọi là
GDV. GDV tiếp nhận và giải quyết toàn bộ yêu cầu giao dịch của khách hàng.
Họ thực hiện đa năng hóa chức năng giao dịch trong hạn mức xử lý nghiệp vụ,
phù hợp với trình độ, kinh nghiệm làm việc của mình.
Đối với giao dịch trong hạn mức, GDV kiểm tra chứng từ, thực hiện giao
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
6
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
dịch và thu/chi tiền của khách hàng ngay. Đối với giao dịch vượt hạn mức, GDV
cần phải có kiểm soát viên phòng nghiệp vụ kiểm tra, đối chiếu và phê duyệt trên
hệ thống máy tính cũng như trên chứng từ trước khi thực hiện thu/chi tiền của
khách hàng. GDV thực hiện các chức năng của mình gồm:
+ Đăng ký sổ tài khoản khách hàng
+ Tiếp nhận và xử lý toàn bộ các yêu cầu giao dịch của khách hàng về
chuyển khoản và tiền mặt.
+ Đổi tiền
+ Chi trả chuyển tiền đến quầy
+ Thực hiện tiếp, nộp và điều chuyển quỹ
+ Kiểm tra và ký xác nhận trên nhật ký chứng từ cuối ngày và nhật ký quỹ
• Bộ phận quỹ trung tâm:
+ Thực hiện thu chi tiền mặt đối với khách hàng dựa trên các bút toán do
các giao dịch viên thiết lập trong trường hợp vượt hạn mức.
+ Thực hiện các giao dịch tiếp quỹ và giao dịch nộp tiền về từ các quầy
giao dịch.
+ Kiểm tra đối chiếu số dư trên sổ sách và số dư thực tế
+ Thực hiện chế độ quỹ theo chế độ hiện hành
+ Các báo cáo quỹ cuối ngày.
1.2.2.2. Bộ phận sau quầy:
• Bộ phận sau thanh toán:
+ Xử lý hạch toán phần còn lại của các giao dịch chuyển tiền đi trong
nước, do các bộ phận khác chuyển đến, chủ yếu là bộ phận GDV, đồng thời xử
lý, hạch toán các khoản chuyển tiền đến trong nước.
+ Tạo thư nhờ thu, thanh toán báo có nhờ thu. Tạo thông tin và quản lý
các giao dịch tự động như: Giao dịch tự động trả lương, chuyển tiền tự động, đầu
tư tự động… Kiểm tra và ký xác nhận trên nhật ký chứng từ cuối ngày, nhật ký
đi-đến, nhật ký giao dịch tự động… In nhật ký chứng từ các giao dịch nội bộ.
+ Quản lý các báo cáo thuộc phần việc của mình.
• Bộ phận kiểm soát
Kiểm soát và phê duyệt những giao dịch vượt quá quyền do GDV chuyển đến.
Kiểm tra đối chiếu giao dịch giữa GDV và quỹ chính.
Kiểm tra, ký xác nhận Nhật ký chứng từ, Nhật ký quỹ do GDV chuyển đến.
• Bộ phận kiểm soát với thanh toán
Kiểm soát và duyệt các giao dịch do bộ phận chuyển tiền thực hiện
chuyển tiền đến.
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
7
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Kiểm tra ký duyệt điện và các bút toán thuộc chức năng chuyển tiền thực
hiện trên hệ thống.
Kiểm tra, ký duyệt nhật ký giao dịch tự động; kiểm tra, ký nhận trên nhật
ký chứng từ cuối ngày, nhật ký giao dịch tự động.
• Bộ phận Quản lý tài khoản và giao dịch nội bộ
Quản lý và giám sát toàn bộ tài khoản nội bộ của ngân hàng.
Quản lý các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của chi nhánh –
trung ương và các tổ chức tín dụng khác, tài khoản chi tiêu nội bộ, tài khoản liên
quan đến tình hình tài chính của ngân hàng.
Thực hiện in, xử lý các chứng từ giao dịch nội bộ, chấm và lưu tất cả các
chứng từ, nhật ký chứng từ, nhật ký quỹ của các GDV, thanh toán viên và thủ
quỹ phát sinh chuyển giao.
Tiếp nhận và phân loại chứng từ, nhật ký chứng từ… do các GDV và
thanh toán viên thực hiện.
Chấm, đối chiếu toàn bộ tài khoản nội bộ, chuyển kết quả (bao gồm các sổ
tài khoản, báo nợ, báo có…) cho bộ phận quản lý thông tin khách hàng để trả
khách.
Thực hiện chế độ báo cáo kế toán, thống kê.
1.2.3. Điều kiện chủ yếu để thực hiện mô hình kế toán giao dịch một cửa
Các tổ chức tín dụng tổ chức giao dịch một cửa khi có đủ các điều kiện
sau:
• Về bộ máy tổ chức:
Để thực hiện được yêu cầu giao dịch một cửa đòi hỏi ngân hàng phải bố
trí tổ chức thành 2 bố phận là:
+ Bộ phận trước quầy – front office
+ Bộ phận sau quầy – back office
• Về kỹ thuật phần mềm ứng dụng
Để có khả năng xử lý trực tiếp và quản lý tâp trung, đòi hỏi đơn vị ngân
hàng phải trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại với máy tính được nối mạng,
phần mềm xử lý giao dịch phải được tiêu chuẩn hóa theo quy định của quốc tế để
tạo điều kiện cho các thanh toán viên đa năng thuận lợi trong việc xử lý các giao
dịch. Phần mềm cũng phải đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của hệ thống dự
phòng.
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
8
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
• Về nguồn lực
+ Từ cán bộ lãnh đạo, nhân viên trực tiếp tác nghiệp phải được chuẩn bị
kỹ lưỡng không chỉ thống nhất về chủ trương mà còn phải trang bị đầy đủ kiến
thức để làm chủ công nghệ, vận hành thông suốt các hệ thống ứng dụng.
+ Nguồn nhân lực đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật, nhanh
chóng tiếp cận và thích ứng được với công nghệ mới, hiểu rõ về bản chất của hệ
thống ngân hàng bán lẻ, giao dịch một cửa. Các cán bộ kế toán nói riêng và các
cán bộ khác nói chung luôn phải coi trọng phong cách giao dịch, thể hiện qua sự
nhiệt tình, tự tin trong công việc trên cơ sở nắm bắt rõ yêu cầu công việc.
• Về quy chế, quy trình nghiệp vụ và nội quy trong giao dịch một cửa
Các tổ chức tín dụng phải xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ
và nội quy trong giao dịch một cửa.
• Chứng từ kế toán trong giao dịch một cửa
+ Chứng từ kế toán trong giao dịch một cửa có 2 loại: chứng từ do khách
hàng xuất trình và chứng từ do giao dịch viên lập theo mẫu quy định của tổ chức tín
dụng đối với từng quy trình nghiệp vụ trong giao dịch một cửa (chứng từ in sẵn
theo quyển hay chứng từ do máy tính in ra). Chứng từ kế toán trong giao dịch một
cửa phải tuân thủ theo đúng quy định hiện hành về chế độ chứng từ của NHNN.
+ Lập chứng từ kế toán: Chứng từ giao dịch với khách hàng: căn cứ vào
giấy tờ, chứng từ (đã kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp) do khách hangáp) do khách
hàng xuất trình, giao dịch viên tiến hành nhập các dữ liệu vào hệ thống và in
chứng từ theo quy định của tổ chức tín dụng đối với từng quy trình nghiệp vụ
của giao dịch tương ứng do tổ chức tín dụng ban hành. Chứng từ do GDV lập
phải được in đầy đủ các thông tin về giao dịch trước khi chuyển cho các bộ phận
liên quan hoặc trả cho khách hàng.
+ Cuối ngày, giao dịch viên phải lập Bảng kê chứng từ giao dịch với
khách hàng trong ngày theo quy trình và mẫu do tổ chức tín dụng ban hành.
• Kiểm soát chứng từ:
+ Đối với các giao dịch trong hạn mức: GDV vừa là người lập và vừa là
người kiểm soát chứng từ và chỉ có một chữ ký của GDV trên chứng từ.
+ Đối với các giao dịch vượt hạn mức và các giao dịch phải có sự phê
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
9
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
duyệt của người có thẩm quyền: các chứng từ phải được kiểm soát viên kiểm tra
và kiểm soát. Các chứng từ thuộc giao dịch này phải có đủ chữ ký của người lập
chứng từ (giao dịch viên) và người kiểm soát chứng từ (kiểm soát viên) và của
các cấp có thẩm quyền theo phân cấp của TCTD.
+ Đối với bảng kê chứng từ giao dịch trong ngày của GDV: GDV và KSV
phải kiểm tra, đối chiếu giữa bảng kê chứng từ giao dịch trong ngày với các
chứng từ giao dịch của khách hàng và của TCTD (nếu có) để đảm bảo khớp
đúng và các chứng từ được hạch toán chính xác. Trên bảng kê phải có đầy đủ
chữ ký của giao dịch viên và của kiểm soát viên.
• Luân chuyển, bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán:
Hàng ngày, toàn bộ chứng từ hạch toán (bao gồm các chứng từ ghi sổ và
chứng từ gốc đính kèm) kể cả bảng kê giao dịch sau khi được các bộ phận có
liên quan kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu phải được luân chuyển tập trung về
bộ phận kế toán tổng hợp để thực hiện kiểm tra, đối chiếu lại (kiểm tra sau),
bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định hiện hành. Việc luân
chuyển chứng từ do các tổ chức tín dụng hướng dẫn chi tiết theo từng nghiệp
vụ cụ thể.
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
10
(2)
(3)
(6)
(4)
(5)
(1)
(7)
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
1.2.4. Quy trình thực hiện kế toán giao dịch một cửa
Sơ đồ 1.2: Quy trình giao dịch trong mô hình giao dịch một cửa
(1) (7) Giao dịch viên ứng quỹ đầu ngày và nộp quỹ cuối ngày
(2) Khách hàng yêu cầu giao dịch
(3) Giao dịch viên thực hiện chi (thu) tiền mặt cho khách hàng
(4) Giao dịch viên chuyển chứng từ cho bộ phận kiểm soát khi vượt quyền
giao dịch
(5) Kiểm soát chuyển chứng từ sau khi kiểm soát cho giao dịch viên
(6) Giao dịch viên trả tiền (thu) cho khách hàng
1.2.5. Ưu và nhược điểm của mô hình kế toán giao dịch một cửa
• Ưu điểm của mô hình kế toán giao dịch một cửa
+ Về phía ngân hàng:
Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, phục vụ tốt hơn
nhu cầu của khách hàng nên sẽ thu hút được khách hàng đến giao dịch với ngân
hàng và từ đó nâng cao được doanh số hoạt động.
Với mô hình kế toán giao dịch một cửa, ngân hàng có thể đa dạng hóa sản
phẩm dịch vụ tối đa nhu cầu của khách hàng như dễ dàng cung cấp các sản phẩm
dịch vụ hiện đại như thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, và khả năng kết nối từ xa
thông qua home banking, internet banking… bởi mô hình này xây dựng trên cở
sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nên tạo điều kiện để ngân hàng phát
triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Đồng thời đơn giản hóa quy trình giao dịch, quy trình luân chuyển chứng
từ, giảm bớt sự cồng kềnh trong bộ máy kế toán và cơ cấu tổ chức của ngân
hàng. Do chứng từ sử dụng trong giao dịch là chứng từ điện tử, chữ ký sử dụng
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
11
Khách hàng
Giao dịch
viên 2
Giao dịch
viên 1
Giao dịch
viên 3
Kiểm soát
Quỹ chính
Dịch vụ khách
hàng
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
là chữ ký điện tử và mọi công việc của kế toán được thực hiện hoàn toàn trên
máy vi tính, từ đó giúp cho việc hạch toán được nhanh chóng và chính xác.
Nâng cao năng suất lao động trong ngân hàng bởi với mô hình giao dịch
này thì GDV có thể vừa làm nhiệm vụ của một kế toán, vừa làm thủ quỹ.
Đáp ứng yêu cầu quản lý tức thời của nhà quản trị bởi khi các dữ liệu
được tập trung nhà quản trị có thể cập nhật tức thời những thông tin quản lý giúp
cho việc ra quyết định kịp thời. Đồng thời dữ liệu quản lý khách hàng tập trung
tại ngân hàng có thể đánh giá được một khách hàng đã hưởng bao nhiêu loại dịch
vụ tại ngân hàng, tức là đã tạo ra lợi ích tổng hợp (thu nhập) ngân hàng là bao
nhiêu để từ đó có chính sách ưu đãi thích hợp với khách.
+ Về phía khách hàng
Khách hàng được tiếp cận những sản phẩm dịch vụ hiện đại, có chất
lượng cao và được phục vụ tận tình, chu đáo. Với mô hình giao dịch này, khách
hàng cũng sẽ hài lòng hơn với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bởi sự tiện lợi.
Giao dịch một cửa là hình thức giao dịch mà khách hàng có thể thực hiện bất kỳ
hình thức giao dịch nào tại quầy giao dịch thay vì phải đi qua nhiều quầy, nhiều
cửa để thực hiện giao dịch của mình.
Đồng thời hệ thống giao dịch một cửa sẽ đem lại nhiều tiện ích cho khách
hàng như gửi tiền và rút tiền nhiều nơi nhờ khả năng giao dịch đa chi nhánh, tiết
kiệm thời gian, giảm bớt các thủ tục cho khách hàng nên giao dịch được thực hiện
nhanh chóng, hiệu quả, giảm sự phiền hà và tạo sự thoải mái cho khách hàng.
Tóm lại, với những ưu điểm trên việc áp dụng mô hình kế toán giao dịch
một cửa là tất yếu, góp phần giúp ngân hàng tạo dựng hình ảnh, nâng cao năng
lực cạnh tranh, tăng cường thị phần.
• Nhược điểm của mô hình giao dịch một cửa
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, mô hình giao dịch một cửa vẫn có
những hạn chế nhất định như:
+ Nguyên tắc phân công, phân nhiệm không được đảm bảo. Trong mô
hình giao dịch một của, GDV vừa làm nhiệm vụ kế toán viên, vừa làm thủ quỹ
thu, chi tiền trong một nghiệp vụ nên đã vi phạm nguyên tắc phân công, phân
nhiệm (bất kiêm nhiệm). Do vậy nếu có gian lận sai sót thì sẽ rất khó phát hiện.
+ Trong mô hình giao dịch một cửa, cán bộ giao dịch phải có sự hiểu biết,
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
12
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
thành thạo tất cả nghiệp vụ, các loại giao dịch cũng như trình độ ứng dụng và kỹ
năng xử lý công nghệ hiện đại. Tuy nhiên không dễ gì người nào cũng đáp ứng
được yêu cầu này.
+ Trong mô hình giao dịch một cửa phải quy định hạn mức giao dịch, hạn
mức thu chi tiền mặt cho mỗi GDV. Vấn đề đặt ra là hạn mức bao nhiêu thì phù
hợp với trình độ và kinh nghiệm làm việc của GDV? Hạn mức đối với từng nhân
viên như thế nào để ngân hàng luôn kiểm soát được? Điều này rất khó và rủi ro
có thể xảy ra nếu hạn mức giao dịch của GDV là không phù hợp.
+ Khu ứng dụng mô hình giao dịch một cửa, ngân hàng phải đảm bảo cho
các phương tiện kỹ thuật, phần mềm ứng dụng phải được đáp ứng các tiêu chuẩn
kỹ thuật thì mới đảm bảo tính an toàn, bảo mật, chính xác, xử lý tự động một
cách đồng bộ và khách quan đối với toàn bộ nghiệp vụ liên quan đến giao dịch
thực hiện. Mô hình này đòi hỏi có sự đầu tư lớn về công nghệ và đào tạo cán bộ
đòi hỏi chi phí lớn.
1.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả mô hình kế toán giao dịch một cửa
• Trình độ công nghệ
Mức hoàn thiện của mô hình giao dịch một cửa trước hết thể hiện ở việc
trang bị máy móc hiện đại, trình độ công nghệ cao, vận hành thông suốt. Một mô
hình ít gặp sự cố máy móc và vận hành thông suốt, phần mềm càng ít lỗi thì mô
hình đó càng hoàn thiện và đạt hiệu quả cao.
• Thời gian giao dịch
Khi nền kinh tế phát triển đi kèm theo là nhịp sống luôn hối hả bận rộn
nên thời gian đối với mọi người trở nên quan trọng. Và một trong những điều
làm khách hàng ngại đến giao dịch bởi phải chờ đợi lâu mới có thể thực hiện yêu
cầu của mình.
Tổ chức nhân viên ngân hàng hiệu quả đi kèm việc áp dụng khoa học
công nghệ hiện đại phục vụ cho mô hình kế toán giao dịch một cửa mà ngân
hàng đang thực hiện sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất.
• Số lượng giao dịch
Đây cũng là một trong những tiêu chí mà ngân hàng đều muốn hướng tới
bởi việc tăng số lượng giao dịch và thu hút khách hàng nằm trong chiến lược
nâng cao lợi nhuận của ngân hàng. Do thời gian giao dịch được rút ngắn nên số
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
13
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
lượng khách hàng được phục vụ trong ngày sẽ tăng lên, như vậy hiệu quả hoạt
động của ngân hàng cũng tăng lên.
• Năng suất lao động của GDV
Trong mô hình giao dich một cửa, thời gian giao dich được rút ngắn, số
lượng khách hàng giao dịch , đồng thời chất lượng phục vụ cũng được nâng cao
nên đã giúp cho công việc của mỗi GDV đạt được hiệu quả cao hoen nhiều so
với mô hình giao dịch nhiều cửa.
• Chi phí giao dịch/1GDV
Do thời gian giao dịch rút ngắn, số lượng giao dịch tăng lên, quá trình
luân chuyển chứng từ diễn ra nhanh chóng và năng suất lao động tăng dẫn đến
chi phí giao dịch tính trên 1 GDV giảm xuống.
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình kế toán giao dịch
một cửa
1.4.1. Nhân tố khách quan
• Các quy định của chính phủ và NHNN
Hoạt động ngân hàng có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế do đó chịu sự điều
chỉnh chặt chẽ của xã hội. Đồng thời đây cũng là một ngành rất nhạy cảm, chỉ một
thay đổi trong việc điều hành chính sách vĩ mô của chính phủ và quy định của pháp
luật cũng có thể thành cơ hội hay nguy cơ cho hoạt động của ngành ngân hàng. Bất
kỳ sự thay đổi nào trong môi trường pháp lý cũng có tác động đến hoạt động ngân
hàng đều tác động đến hoạt động nền kinh tế. Cơ sở pháp lý vững chắc mới tạo ra
môi trường hoạt động an toàn cho mô hình giao dịch một cửa.
• Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là những NHTM khác, các công ty tài chính, công ty
bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện… Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa, khi Việt Nam
gia nhập WTO thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự hiện diện của nhiều NHTM nước
ngoài tại Việt Nam. Đối thủ cạnh tranh càng nhiều thì khách hàng càng có nhiều
cơ hội chọn lựa đối tác phục vụ mình, cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở
nên khốc liệt hơn, Từ đó buộc ngân hàng phải không ngứng đầu tư khoa học
công nghệ, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, nhất là bộ phận kế toán giao
dịch tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và tìm kiếm thị trường mới.
• Trình độ khoa học công nghệ
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
14
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Mô hình kế toán giao dịch một cửa ứng dụng rất nhiều khoa học công
nghệ hiện đại. Mọi hoạt động giao dịch với khách hàng đều được thực hiện trên
máy, nhờ đó có thể giảm thiểu rủi ro trong giao dịch một cách tối đa, thời gian
thực hiện giao dịch với khách hàng được rút ngắn hơn đồng thời cung cấp thông
tin kịp thời cho việc giám sats và quản lý.
• Nhu cầu của khách hàng ngày càng gia tăng
Nhu cầu khách hàng ngày một gia tăng và đa dạng hơn. Họ luôn có xu
hướng tìm đến ngân hàng có thể phục vụ và cung cấp cho họ sản phảm dịch vụ
tốt nhất. Và việc đáp ứng những nhu cầu của khách hàng và thu hút khách hàng
sử dụng dịch vụ của mình là vô cùng quan trọng. Ngoài mối quan tâm về sản
phẩm dịch vụ, khách hàng còn quan tâm đến cách thức, thái độ làm việc, cung
cách cung ứng sản phẩm.
1.4.2. Nhân tố chủ quan
• Tiềm lực tài chính của ngân hàng
Một ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh là một điều kiện thuận lợi cho
việc nâng cao hiệu quả mô hình giao dịch bởi mô hình giao dịch một cửa ứng
dụng rất nhiều khoa học công nghệ hiện đại. Vốn đầu tư lớn là một điều kiện cần
thiết để tạo nên cơ sở vật chất, máy móc thiết vị hiện đại, mở rộng quy mô, chi
nhánh mới, phát triển những sản phẩm dịch vụ mới.
• Chất lượng nguồn nhân lực
Nhân lực đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự tồn tại hay phát
triển của bất kỳ một chủ thể nào mà đặc biệt là trong mô hình giao dịch một cửa.
Khi ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào kế toán giao dịch càng đòi hỏi
các kế toán viên phải có trình độ, xử lý các nghiệp vụ chuyên nghiệp và thành
thạo. Mặt khác phong cách, thái độ làm việc của các GDV cũng tạo nên những
hình ảnh và ấn tượng của ngân hàng đối với mỗi khách hàng đến giao dịch.
Nguồn nhân lực có chất lượng cao là biểu hiện của một ngân hàng có sức cạnh
tranh cao.
• Về tổ chức bộ máy
Việc áp dụng mô hình giao dịch một cửa còn tạo nên hiệu quả trong việc
hình thành một bộ máy tinh giảm, gọn nhẹ, các bộ phận có nhiệm vụ chức năng
riêng không trùng chéo nhau, có tính chuyên môn cao. Đồng thời có thể tăng
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
15
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
cường các chốt kiểm soát được cài đặt sao cho không gây cản trở hoạt động giao
dịch nhằm kiểm tra, kiểm soát tính chính xác của các nghiệp vụ tránh sai sót,
nhầm lẫn, phát hiện ngăn chặn kịp thời các hiện tượng gian lận.
• Chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu phát triển nguồn
nhân lực, công nghệ, tiềm lực tài chính, chiến lược sản phẩm… của ngân hàng.
Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh riêng, điều đó phụ thuộc vào quy
mô và tính chất hoạt động của ngân hàng.
Việc đổi mới mô hình kế toán giao dịch và ứng dụng khoa học công nghệ
đòi hỏi ngân hàng luôn phải xem xét kỹ và đánh giá trước khi được đưa vào sử
dụng. Ngân hàng cần luôn chú trọng đến việc nghiên cứ để đưa ra sản phẩm mới,
những tính năng mới nhằm hoàn thiện them mô hình kế toàn giao dịch một cửa.
Điều này giúp cho chiến lược kinh doanh có kết quả và phù hợp với năng lực về
mọi mặt cửa ngân hàng.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã trình bày những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng, đặc
biệt tập trung hệ thống hóa lý luận về các mô hình kế toán giao dịch được tổ
chức tại ngân hàng. Qua đó, báo cáo đã làm sáng tỏ quy trình nghiệp vụ mô
hình giao dịch nhiều cửa và mô hình giao dịch một cửa, điều kiện áp dụng, ưu
và nhược điểm của mô hình giao dịch một cửa, các tiêu chí đánh giá hiệu quả,
các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của mô hình kế toán giao dịch một cửa tại
NHTM. Những nền tảng lý luận trên đã tạo cơ sở cho việc phân tích đánh giá
thực trạng hiệu quả mô hình kế toán giao dịch áp dụng tại NHNo & PTNN
Long Biên.
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
16
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN GIAO DỊCH MỘT CỬA
TẠI NHNo & PTNT LONG BIÊN
2.1. Khái quát về NHNo & PTNT chi nhánh Long Biên
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Long Biên
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (AGRIBANK) – Chi
nhánh Long Biên (NHNo & PTNT Long Biên) được thành lập theo quyết định
số 351/QĐ/HĐQ ngày 31/11/2004 của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt
Nam. Hoạt động theo quy chế về tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNo &
PTNT Việt Nam.
NHNo & PTNT Long Biên là chi nhánh cấp 1 của NHNo & PTNN Việt
Nam, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của ngân hàng nông nghiệp, có
con dấu riêng, có bảng cân đối tài sản và nhận khoán tài chính theo quy định của
NHNo & PTNN Việt Nam. NHNo & PTNT Long Biên là đơn vị hạch toán nội
bộ và có trụ sở tại số 562 Nguyễn Văn Cừ - Q.Long Biên - Hà Nội.
Tính đến nay NHNo & PTNT Long Biên đã hoạt được gần 9 năm. Đây là
khoảng thời gian ngắn so với 25 năm hình thành và phát triển của hệ thống
NHNo & PTNN Việt Nam, nhưng những kết quả mà NHNo & PTNT Long Biên
đạt được trong thời gian vừa qua là những nghị lực vượt bậc, vượt qua nhiều khó
khăn để tiếp nhận, vận hành tốt công nghệ ngân hàng hiện đại, làm tốt công tác
được giao. NHNo & PTNT Long Biên hiện nay đang cung cấp những dịch vụ
ngân hàng với nhiều tiện ích như: huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
với các hình thức tiền gửi có ký hạn, không kỳ hạn; cho vay ngắn hạn, trung và
dài hạn, các dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng
bạc theo tiêu chuẩn thị trường trong nước, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán
quốc tế, cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
17
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Luôn nhạy bén nắm bắt những khó khăn và thuận lợi trong thời buổi kinh
tế thị trường, ban lãnh đạo NHNo & PTNT Long Biên đã đưa ra những phương
hướng cụ thể, hợp lý, bắt kịp với xu hướng phát triển chung của ngành ngân
hàng. Bên cạnh đó NHNo & PTNT Long Biên thường xuyên tổ chức tiếp thị và
định hướng cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng với lợi
ích cao thuộc về khách hàng nên đã thu hút được đông đảo khách hàng, tạo tâm
lý gắn kết lâu dài với khách hàng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức điều hành
Khi mới thành lập NHNo & PTNT Long Biên có cơ cấu tổ chức gồm 7
phòng nghiệp vụ với 48 Cán bộ nhân viên. Đến nay cơ cấu tổ chức của NHNo &
PTNT Long Biên có 99 người, bao gồm Giám đốc và các Phó giám đốc, 8 phòng
(tổ) nghiệp vụ và 9 phòng giao dịch (sơ đồ 2.1)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động của NHNo & PTNT Long Biên:
(Nguồn số liệu: Phòng tổ chức cán bộ)
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
18
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phó Giám dốc
Phòng
KDNH
và
TTQT
Phòng
tín
dụng
Phòng
kế
hoạch
tổng
hợp
Phòng
kế
toán
ngân
quỹ
Phòng
kiểm
tra,
KSNB
Phòng
dịch
vụ và
Marke
ting
Phòng
hành
chính
nhân sự
Phòng
điện
toán
Bắc
Chương
Dương
Bắc
Long
Biên
Chương
Dương
Đức
Giang
Nguyễn
Văn Cừ
Sài
Đồng
Nguyễn
Sơn
PGD
số 2
Thanh
Am
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Long Biên
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, NHNo & PTNT Long Biên
đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, luôn là đơn vị thi đua dẫn đầu trong hệ
thông NHNo & PTNT Việt Nam. Với nỗ lực không ngừng đổi mới toàn diện các
mặt hoạt động, kinh doanh đa dạng và hiệu quả, lợi nhuận hàng năm luôn vượt
kế hoạch được giao và đứng top hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Long Biên
2010 - 2012
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
2011/2010 2012/2011
Số Tiền % Số Tiền %
Thu nhập 238.291 172.415 203.657 -65.876 72,35% 31.242 118.12%
Chi phí 223.450 152.308 181.158 -71.142 68,16% 28.85 118,94%
Lợi nhuận 14.841 20.107 22.499 5.266 35,48% 2.392 11,89%
(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán)
Qua bảng số liệu ta thấy được tốc độ tăng trưởng trong hoạt động kinh
doanh của Chi nhánh. Điều này chứng tỏ sự nỗ lực của NHNo & PTNT Long
Biên trong thời kỳ kinh tế có những biến động lớn. Năm 2010 lợi nhuận trước
thuế đạt 14.841 triệu đồng, năm 2011 mặc dù thu nhập giảm 65.876 triệu đồng
(27,65%) nhưng chi phí lại giảm với mức độ lớn hơn 71.142 triệu đồng (31,84%)
nên lợi nhuận trước thuế vẫn tăng, đạt 20.107 triệu đồng (tăng 35,48%). Năm
2012 mặc dù có nhiều khó khăn t hu nhập và lợi nhuận của chi nhánh vẫn tăng,
thu nhập đạt 203.415 triệu đồng tăng 31.242 triệu đồng (18,12%), lợi nhuận đạt
5.266 triệu đồng, tăng 2.392 (11,89%).
Như vậy mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng chi
nhánh vẫn có sự tăng trưởng, tuy nhiên tốc tăng vẫn còn ở mức rất khiêm tốn.
Năm 2011 thu nhập cũng như chi phí giảm đáng kể, do năm 2011 là một năm
đầy biến động bất ổn trong thị trường tài chính, Ngân hàng thu hẹp hoạt động
động kinh doanh, nhất là về hoạt động tín dụng; tuy nhiên việc sử dụng nguồn
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
19
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
vốn và kinh doanh vẫn đạt hiệu quả tốt, thể hiện qua việc lợi nhuận vẫn tăng
trưởng tốt, và tiếp tục tăng trong năm 2012 cùng với sự tăng trưởng về doanh thu
và chi phí. Thị trường tài chính trong năm 2012 có tín hiệu tốt tạo điều kiện cho
ngân hàng mở rộng kinh doanh, mở rộng hoạt động cho vay và nhận tiền gửi.
Các hoạt động dịch vụ tuy đã có chiều hướng tăng trưởng nhưng vẫn còn ở mức
rất khiêm tốn. Đây là một thách thức đặt ra cho NHNo & PTNT Long Biên phải
nỗ lực hơn nữa để nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập của Chi
nhánh trong năm tiếp theo.
2.2. Thực trạng mô hình kế toán giao dịch một cửa tại NHNo & PTNT Long Biên
2.2.1. Khái quát về mô hình kế toán giao dịch một cửa tại NHNo & PTNT
Long Biên
Mô hình kế toán giao dịch một cửa tại NHNo & PTNT Long Biên được
phân thành hai bộ phận: Bộ phận trước quầy và bộ phận sau quầy.
• Bộ phận trước quầy (Front – office)
+ Bộ phận thông tin khách hàng
+ Bộ phận kế toán giao dịch
+ Bộ phận quỹ
- Bộ phận thông tin khách hàng
Đây là bộ phận quản lý toàn bộ hồ sơ thông tin khách hành, do những
nhân viên có kinh nghiệm làm việc lâu trong ngân hàng đảm nhận, thông thạo tất
cả các nghiệp vụ ngân hàng. Nhiệm vụ của bộ phận này như sau:
Đăng ký khách hàng mới: Khách hàng mới là khách hàng chưa đăng ký
mã số khách hàng tại ngân hàng. Khi khách hàng có nhu cầu vay tiền, mở tài
khoản tiền gửi tại ngân hàng… khách hàng thực hiện đăng ký khách hàng tại
quầy “Quản lý và thông tin khách hàng”. Bộ phận khách hàng thực hiện các giao
dịch tại quầy, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ cá nhân, hồ sơ mở tài khoản,
đăng ký mẫu chữ ký khách hàng, mẫu dấu đối với khách hàng là doanh nghiệp.
Mỗi hồ sơ khách hàng được quản lý dưới một số hồ sơ – được gọi là số CIF, số
CIF do hệ thống tự tạo.
Hướng dẫn khách hàng lập và điền đầy đủ các thông tin trên các mẫu cần
thiết. Đảm bảo một khách hàng chỉ có một mã số duy nhất, để làm được điều đó,
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
20
Báo cáo tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
trước khi nhập thông tin khách hàng, bộ phận khách hàng kiểm tra xem khách
hàng đã có mã số hay chưa bằng cách tìm kiếm khách hàng theo mã số hay theo
tên của khách hàng.
Thực hiện thủ tục mở và phê duyệt tài khoản. Đăng ký số hiệu tài khoản
giao dịch phù hợp cho khách hàng. Lưu 01 bộ hồ sơ gốc tại bộ phận quản lý
thông tin. In thẻ giao dịch cấp cho khách hàng.
Cuối ngày, bộ phận giao dịch khách hàng thực hiện đăng ký mẫu dấu,
mẫu chữ ký, các thông tin khác của khách hàng mới chưa được đăng ký, kiểm
tra, đối chiếu dấu, chữ ký khách hàng trên các chứng từ do bộ phận giao dịch
chuyển tới.
Chuyển hồ sơ mở tài khoản quan trọng khác (ATM, Credit, Debit…) cho
bộ phận liên quan giải quyết.
Hướng dẫn khách hàng về các chính sách của ngân hàng, các sản phẩm
dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, giới thiệu cách thức sử dụng sản phẩm còn mới
lạ đối với khách hàng như các loại thẻ rút tiền tự động, thẻ thông báo về các loại
lãi suất tiền gửi, lãi tiền vay, lãi suất của trái phiếu, cố phiếu do ngân hàng phát
hành.
- Bộ phận giao dịch viên
Là bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng thông qua hoạt động tại
quầy, các GDV được định nghĩa như là những thanh toán viên kiêm thủ quỹ. Tức
là các GDV tự lập phiếu thu – chi tiền trong hạn mức mà ngân hàng đã quy định,
nếu vượt quá hạn mức thì GDV sẽ không tự thu – chi tiền mà phải qua kiểm soát
của kiểm soát viên hoặc chuyển cho bộ phận quỹ xử lý tiếp. Mỗi GDV được quy
định một hạn mức tồn quỹ gọi là hạn mức giao dịch của mình. Hạn mức giao
dịch của cacs GDV phải căn cứ theo mức độ thông thạo các nghiệp vụ trong
ngân hàng. Tại đây, hạn mức giao dịch được quy định với các GDV là 10 tỷ
VNĐ, 500.000 USD, 500.000EUR và 100.000 đơn vị ngoại tệ khác.
Cuối ngày GDV ngoài việc đối chiếu bản kê khai các giao dịch mình thực
hiện trong ngày, còn phải đối chiếu với tiền mặt tự thu – chi sao cho khớp với
SV: Lại Thị Bích Phương NHI – K12
21