Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

GIAO TRINH THIET KE BAI GIANG DIEN TU (DHSP KT HCM )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.18 MB, 104 trang )


Thit k bi ging in t
Thaùch Trửụng Thaỷo Trang 2 treõn 104









o0o
Lửu haứnh noọi boọ
Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 3 trên 104
Lời nói đầu
Khi công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi thì việc áp dụng
trong giảng dạy không còn là chuyện xa vời.
+ Dùng máy tính để giảng dạy là xu hướng hiện đại hóa của thế giới, phát
huy được tư duy của học sinh, sinh viên, và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho
giáo viên, giảng viên.
+ Hơn nữa, khi dùng máy tính giảng dạy, giáo viên sẽ không phải thường
xuyên viết bảng, và hạn chế việc phải tiếp xúc với bụi phấn.
+ Học sinh tiếp thu bài tốt hơn, tiết học đạt hiệu quả cao nhờ những minh
họa sinh động từ máy tính.
+ Và còn nhiều nữa …
Do đó, đã nhiều giáo viên sử dụng máy tính như một công cụ giảng dạy chính,
và đôi khi gặp một số rắc rối. Chính vậy quyển giáo trình này ra đời nhằm đáp
ứng nhu cầu cung cấp kiến thức cần và đủ để giáo viên có thể tự mình làm chủ
máy tính cũng như giải quyết một số vấn đề cơ bản phát sinh trong quá trình sử


dụng máy tính để giảng dạy.

Nội dung giáo trình gồm các phần chính sau:
Chương 1: Tìm kiếm và tập hợp tư liệu. Chương này giới thiệu sơ lược về cách
sử dụng Internet và thu thập tư liệu từ Internet cũng như những nguồn khác.
Chương 2: Thiết kế bài giảng bằng MS PowerPoint 2003. Hướng dẫn chi tiết về
cách sử dụng PowerPoint để thiết kế một bài giảng điện tử. Bài tập của phần này
gồm: bài tập làm quen (giúp học viên sử dụng thành thạo phần mềm MS
PowerPoint 2003); bài tập cọ xát (giúp học viên có thể tự thiết kế được bài giảng
trên máy tính).
Chương 3: Một số thủ thuật sử dụng MS PowerPoint 2003. Nêu một số thủ
thuật giúp bài giảng thêm sinh động và sử dụng PowerPoint một cách hiệu quả.
Chương 4: Các câu hỏi thường gặp. Tại sao … ? Tại sao … ?. Phần này nêu
một số câu hỏi và các giải quyết về một số rắc rối thường gặp mà soạn giả đã gặp
trong quá trình dạy và làm việc.
Chương 5: Một số bài giảng mẫu. Liệt kê một số bài giảng mẫu để giáo viên
tham khảo.

Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 4 trên 104
Giáo trình được soạn khá gấp rút và cũng có thể là do khả năng hạn hẹp của soạn
giả nên khó có thể tránh khỏi thiếu sót. Chính vậy, hi vọng có thể nhận được sự góp
ý, chỉnh sửa của các thầy cô, các bạn học viên và thầy cô chuyên môn. Mọi thắc mắc,
góp ý xin liên hệ:
Thạch Trương Thảo
Email: hoặc hoặc
Điện thoại: 0987 039 863.
Website: www.graphicttt.blogspot.com;

Ngoài kinh nghiệm của bản thân soạn giả, giáo trình còn có sự tham khảo từ:

+ Microsoft PowerPoint Help của Microsoft Office 2003.
+ Sử dụng máy vi tính trong giảng dạy học Vật Lý – Lê Công Triêm.
+ CD “Giáo trình MS Powerpoint toàn tập” của SSDG.
+ Sổ tay ghi chép “Sử dụng phần mềm” của thầy Hồ Xuân Thông.
Và sự giúp đỡ hỗ trợ từ:
Thầy Hồ Xuân Thông (GV Vật Lý – TTGDTX Chu Văn An , Q5)
Gia đình, bạn bè, cùng các đồng nghiệp.
Xin trân trọng biết ơn !
Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 5 trên 104
Vài điều về Bài Giảng Điện Tử
(hay Giáo Án Điện Tử)

1. Vài khái niệm: (theo Lê Công Triêm)
Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế
hoạch hoạt động dạy học đều thực hiện thông qua môi trường multimedia do máy
tính tạo ra.
Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông.
Trong môi trường multimedia, thông tin được truyền dước dạng: văn bản (text), đồ
họa (graphics), ảnh động (animation), ảnh tónh (image), âm thanh (audio) và phim
video (video clip).
Đặc trưng cơ bản nhất của bài giảng điện tử là toàn bộ kiến thức của bài học,
mọi hoạt động điều khiển của giáo viên đều được multimedia hóa.
Cần phân biệt các khái niệm sách giáo khoa điện tử, giáo trình điện tử, giáo án
điện tử và bài giảng điện tử.
Sách giáo khoa điện tử (hay Giáo trình điện tử) là tài liệu giáo khoa, mà
trong đó kiến thức được trình bày dưới nhiều kênh thông tin khác nhau như văn
bản, đồ họa, hình ảnh động, hình ảnh tónh, âm thanh, phim, … Đặc điểm của sách
giáo khoa điện tử là kiến thức được khai thác theo nhiều phương án khác nhau:
trọng tâm, đơn giản và chi tiết, … thuận tiện cho người học tra cứu và tìm kiếm

nhanh thông tin. Ngày nay, sách giáo khoa điện tử còn cho phép kết nối và cập
nhật thêm thông tin mới từ các trang web mà đòa chỉ đã có sẵn trong sách giáo
khoa điện tử.
Giáo án điện tử (hay Bài giảng điện tử) là bảng thiết kế toàn bộ kế hoạch
hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động đó đã được
multimedia hóa một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và lôgic được quy đònh bởi
cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài
dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành. Giáo án
điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án
điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau của một hoạt
động cụ thể để có được bài giảng điện tử.
2. Tại sao phải dùng giáo án điện tử (GA ĐT) ? (theo Hồ Xuân Thông)
Giáo án điện tử (GA ĐT) giúp người giáo viên chủ dộng trong giảng dạy, phát
huy hết năng lực vốn có đồng thời nhận được sự hỗ trợ to lớn của xã hội. Đặc biệt
Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 6 trên 104
về mặt tư liệu giảng dạy vô cùng phong phú (trích các đoạn phim khoa học, hình
ảnh động, các sơ đồ, hình họa phức tạp, các số liệu luôn được cập nhật, …) ⇒
hiệu suất cao. Nếu như không dùng bài giảng điện tử thì khó mà cung cấp đến
học sinh, sinh viên nhiều thông tin đa dạng như vậy. Hơn nữa, khi dùng GA ĐT,
chúng ta dễ dàng cập nhật sửa chữa nội dung, cũng như quản lý thuận tiện.
Giáo án điện tử mang đến cho học sinh một phương tiện học tập rất lý thú,
sinh động, giúp giải quyết khâu chính trong học tập là hiểu bài, tăng cường củng
cố khắc sâu kiến thức bằng nhiều thủ thuật ấn tượng, đặc biệt rèn luyện tư duy sáng
tạo, rèn luyện kỹ năng, phát huy tính tích cực chủ động, …
Dạy học bằng GA ĐT là cách hiệu quả để thực hiện đổi mới giáo dục. Tuy
nhiên, GA ĐT chỉ là công cụ – một công cụ tốt, còn việc sử dụng sao cho có hiệu
quả là hoàn toàn phục thuộc vào người giáo viên đứng lớp. Phải thiết kế GA ĐT
sao cho phù hợp với đối tưởng giảng dạy, thực hiện đúng phương châm giáo dục,
gắn GA ĐT với các phương tiện dạy học khác một cách hợp lý (cần tránh xu

hướng loại bỏ đồ dùng dạy học trực quan, thực nghiệm thực thế khi dùng GA ĐT).
Tóm lại, chúng ta phải dùng GA ĐT như “cây đũa thần” phục vụ đắc lực cho
các phương pháp giảng dạy khác (diễn giảng, gợi mở, thảo luận nêu vấn đề, thảo
luận nhóm, thí nghiệm trình bày, thí nghiệm nghiêm cứu, …) nhằm thực hiện tốt
mục tiêu của việc dạy và học.
Cuối cùng xin nhấn mạnh một điều rằng:”GA ĐT không thể thay thế giáo án viết
tay”.
3. Thiết kế GA ĐT bằng gì ?
GA ĐT có thể thiết kế bằng bất cứ ngôn ngữ lập trình nào (ví như: Pascal, VB,
C++, C#, Java, …) tùy theo trình độ có được về công nghệ thông tin của người viết
hoặc dựa vào các phần mềm trình diễn có sẵn như MS Access, Macromedia Flash,
Frontpage, Publisher, MS Powerpoint, …Trong đó, PowerPoint là phần mềm dễ sử
dụng và phổ biến nhất hiện nay.
Tại sao dùng PowerPoint ? Có khá nhiều lý do, xin liệt kê một vài lý do sau:
- Đối với người chưa thành thạo, powerpoint cung cấp:
+ Các mẫu thiết kế sẵn phong phú đa dạng.
+ Nhiều hiệu ứng hấp dẫn, sinh động.
+ Xử lý các bảng biểu, biểu đồ, đồ thò, số liệu với trình Wizard hướng
dẫn từng bước (tất nhiên là bằng tiếng Anh, trừ khi bạn cài đặt trình hỗ trợ ngôn
ngữ (xem trang 57 – Sử dụng Powerpoint Tiếng Việt))
+ …
- Đối với người sử dụng thành thạo, powerpoint cung cấp:
+ Liên kết (nhúng) với hầu hết các chương trình trên Windows.
+ Dễ dàng sửa chữa, cập nhập nội dung.
+ Khả năng sáng tạo là vô tận.
+ …
Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 7 trên 104
Chương 1:
Tìm kiếm và tập hợp tư liệu

A. Từ sách báo:
Khi đã có hình ảnh tư liệu từ sách báo, bạn có thể đưa vào bài giảng bằng cách
dùng máy scan. Bạn có thể mang sách ra các dòch vụ tin học để scan hoặc xem
minh họa sau để biết các scan lấy tư liệu từ sách báo tại nhà.

1. Dùng chương trình có sẳn:
a. Scan trực tiếp từ chương trình kèm theo máy:
- Mở chương trình từ menu start.

- Chọn Scan Picture (quét ảnh) hay Scan Document (quét tư liệu) tùy theo yêu cầu.
Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 8 trên 104

- Bạn có thể điều chỉnh vừa vùng ảnh cần lấy rồi nhấn Accept bắt đầu quét (hay
nhấn New Scan để quét tài liệu mới)

- Chờ tý cho chương trình làm việc, sau đó bạn có thể nhấn New Scan để
tiếp tục hoặc thoát chương trình. File ảnh mặc đònh lưu trong thư mục …\My
Documents\My Pictures\<tháng - năm>\

b. Scan trực tiếp từ chương trình có sẳn trong WinXP:
- Vào menu Start → Programs → Accessories → Scanner and Camera
Wizard.
Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 9 trên 104

- Trong cửa sổ Scanner and Camera Wizard, click Next → chọn một
trong các chế độ scan:
+ Color picture: chế độ scan ảnh màu.
+ Grayscale picture: chế độ xám (scan ảnh trắng đen).

+ Black and white picture or text: chế độ trắng đen (chủ yếu dùng
scan văn bản). Nếu muốn chuyển văn bản thành text để chỉnh sửa, bạn phải chọn
mục này.
+ Custom: tùy chỉnh chế độ scan.

Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 10 trên 104
- Sau khi chọn chế độ scan, click Custom settings → nhập từ 300 (đối với
hình ảnh) đến 400 (đối với văn bản) vào ô Resolution (DPI) → OK. Có thể click
Preview để xem trước vào điều chỉnh vùng ảnh cần scan.
- Click Next → Nhập tên file ảnh vào mục 1 (xem hình), chọn đònh dạng
file ảnh trong mục 2 (chọn JPG đối với file ảnh, TIF đối với file văn bản), chọn nơi
lưu file ảnh trong mục 3 → Next.

- Chờ … → Next → Finish.
2. Scan trực tiếp bằng PPT:
- Mở PPT, vào menu Insert → Picture → From Scanner or Camera …
- Chọn máy scan trong mục Decice rồi nhấn Insert trong cửa sổ Insert
Picture from Scanner or Camera.

- Chờ trong chốc lát hình ảnh sẽ được đưa trực tiếp vào bài trình diễn.
Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 11 trên 104
- Bạn có thể dùng công cụ crop ( ) trên thanh picture để xén bớt những
phần thừa (tham khảo thêm cách sử dụng thanh Picture trang 35). Mặc đònh, file
ảnh được đặt trong thư mục C:\Documents and Settings\<User Name>\My
Documents\My Pictures\Microsoft Clip Organizer\
Lưu ý: minh họa trên dùng máy scan HP Scanjet 2400. Nếu bạn dùng, máy scan
khác thì thao tác tương tự (có thể giao diện của driver máy scan sẽ có khác biệt
đôi chút so với minh họa này).


3. Scan văn bản và chuyển thành text để chỉnh sữa: Khi muốn lấy văn bản
từ các giấy đã in ra, thông thường bạn sẽ phải gõ lại. Nhưng bạn có thể tiết kiệm
thời gian bằng cách scan và kết hợp một phần mềm chuyển hình ảnh thành văn
bản để có thể chỉnh sửa.
Minh họa dùng vndocr 2.0, phiên bản mới nhất của phần mềm này là 4.0
nhưng giá sản phẩm lên đến 8000000 VNĐ. Bản demo thì chỉ xem chứ không thể
làm được gì cả. Chương trình nhận dạng được đến 98% đối với văn bản thuần và
không nhận dạng được các ký hiệu đặc biệt. Có thể phiên bản 4.0 đã khắc phục
được điều này.
a). Cài đặt:
- Chạy file Demo2.exe trong thư mục nhandang\viet_scanner\.

- Click Next → Next → chờ một tý để chương trình kiểm tra hệ thống:

- Chọn thư mục chứa chương trình và nhấn Next.
Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 12 trên 104

- Nhấn Finish → OK → OK.
b). Sử dụng:
- Bạn phải quét ảnh với độ phân giải 400 dpi và ở chế độ Back and
White (xem trang 7 để biết cách quét ảnh)
- Click chuột vào biểu tượng để chạy chương trình.
- Click nút “Đọc/Quét” ( ) và chọn file ảnh rồi nhấn
“Mở”.

- Click nút “tạo vùng mới” ( ) và quét chọn vùng cần nhận dạng.
- Click nút “OCR/Học” ( ).
Thiết kế bài giảng điện tử

Thạch Trương Thảo Trang 13 trên 104

- Click nút “kiểm tra chính tả” ( ) và nhập nội dung sửa lỗi vào ô
Thay bằng.

- Quét chọn nội dung đã chỉnh sữa và Copy rồi Paste qua MS Word.
Lưu ý: Mặc đònh chương trình dùng bảng mã TCVN (ABC) để hiển thò nội
dung văn bản nhận dạng. Nếu muốn sử dụng bảng mã VNI Windows, bạn vào
menu Công cụ → Tùy chọn … → trong tab Ngôn ngữ, mục Bảng mã ký tự Việt Nam,
bạn chọn VNI → nhấn Đồng ý.
Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 14 trên 104


B. Từ Internet: Minh họa dùng trình duyệt Internet Explorer (IE).

1. Tìm kiếm tư liệu:
a). Làm quen Internet Explorer (IE):
- Mở Internet Explorer: nhấn biểu tượng trên màn hình desktop.
- Màn hình làm việc của IE như sau:

Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 15 trên 104
- Address: bạn gõ đòa chỉ trang web muốn xem vào ô này.
- Một số nút thường sử dụng:
+ (Backward): trở lại trang vừa xem trước đó.
+ (Forward): di chuyển đến trang kế tiếp.
+ (Stop): dừng kết nối đến trang web hiện hành.
+ (Refresh): làm tươi, cập nhật lại trang web hiện hành.
+ (Home): trở về trang nhà.

+ (Search): tìm kiếm trên web.
+ (Favorites): đánh dấu và lưu trữ đòa chỉ trang web yêu
thích.
+ (Media): hỗ trợ nghe nhạc, xem phim trực tuyến.
+ (History): lưu trữ các trang web đã duyệt.
+ (Mail): gởi, nhận mail bằng Outlook.
+ (Print): in trang web hiện hành.
b). Sử dụng trang tìm kiếm Google:
- Mở trình duyệt IE.
- Nhập đòa chỉ sau vào ô Address: www.google.com.vn
- Nhập nội dung muốn tìm vào ô trống và nhấn Tìm với Google.
- Chờ tý, google sẽ tìm kiếm và hiển thò các trang web chứa nội dung cần
tìm, bạn click chuột vào các trang muốn xem.
Lưu ý:
- Để nhập được Tiếng Việt có dấu, bạn dùng chọn bảng mã Unicode từ
bộ gõ đang sử dụng.
- Muốn tìm kiếm chính xác một cụm từ thì bạn hãy đặt cụm từ đó vào
dấu ngoặc kép (“…”). Ví dụ: “thiết kế bài giảng”.
- Muốn loại bớt một từ hay cụm từ, ta thêm dấu “-“ trước từ đó. Ví dụ:
“thời trang” – “áo cưới” để tìm thông tin về thời trang nhưng trang đó sẽ không có
từ “áo cưới”.
- Muốn tìm kiếm theo tên website, bạn nhập thêm site:<tên trang web>.
Ví dụ: nhập “Vật lý” site: .edu để tìm nội dung về vật lý trong các trang có đuôi
là .edu.

2. Lưu tư liệu:
a). Lưu trang web:
Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 16 trên 104
Vào menu File → Save As … → Trong của sổ Save Web Page, chọn nơi lưu

từ mục Save in và đặt tên trong mục File name rồi nhấn Save.

b). Lưu hình ảnh:

c). Download phần mềm hay sách điện tử:
- Click chuột vào các liên kết có tên phần mềm (hoặc Download hoặc Tải
về).
Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 17 trên 104
- Chọn Save trong hộp thoại File Download nếu muốn tải về máy tính,
chọn Open nếu muốn mở để xem, Cancel để hủy bỏ thao tác tải về.

- Chọn nơi lưu từ mục Save in và đặt tên trong mục File name rồi nhấn
Save.
d). Lưu file Flash: có 2 cách
d
1
). Dùng chức năng Temporery Internet file của IE:
- Mở và xem file Flash muốn tải về.
- Vào menu Tools → Internet Options → chọn Settings trong mục
Temporery Internet file của cửa sổ vừa xuất hiện.

Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 18 trên 104
- Click nút View Files …
- Click tiếp nút Search (thao tác nhanh bằng tổ hợp Ctrl + F) trong cửa
sổ Temporery Internet file.
- Chọn All files and folders trong khung Search Companion.
- Nhập “*.swf” vào mục All or part of the file name → rồi nhấn Search.
- Sau đó, chọn file flash → nhấn tổ hợp Ctrl + C.

- Nhấn tổ hợp Win + E → tìm đến thư mục muốn lưu (có thể tạo
thêm thư mục mới) → nhấn Ctrl + V.
d
2
). Dùng phần mềm: có rất nhiều phần mềm đáp ứng nhu cầu này.
Minh họa dùng phần mềm …

Lưu ý: Không phải tất cả các trang web đều cho phép tải file Flash (ví như bạn
không thể lưu file Flash từ các trang web thương mại, một số trang web nhạc …).
Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 19 trên 104
Chương 2:
Thiết kế bài giảng bằng MS PowerPoint 2003 (PPT)
Phần 1: Lý thuyết sử dụng PPT

A. Làm quen với Microsoft Powerpoint 2003:
1. Giới thiệu:
a). Microsoft PowerPoint 2003 là phần mềm trình diễn (presentetion) chuyên
nghiệp nhưng dễ sử dụng và là một thành viên trong gia đình Microsoft Office 2003.
b). Với Powerpoint ta có thể:
+ Trình diễn bằng máy Projector (máy chiếu) hoặc Datashow (khi có máy
tính)
+ Trình diễn gián tiếp bằng máy OverHead (In các slide trên giấy
transparency)
+ Trình diễn bằng đầu VCD.
c). Ứng dụng:
+ Dùng trong các hội nghò, báo cáo khoa học.
+ Dùng trong báo cáo Seminar, bảo vệ luận văn,…
+ Dùng trong giảng dạy.
+ Dùng quảng bá sản phẩm trong các hội chợ, triễn lãm, …

2. Giao diện:
Giao diện của MS PowerPoint 2003 gần giống như các trình ứng dụng khác
của bộ MS Office. Nếu đã làm quen với một chương trình Office, bạn sẽ dễ dàng
làm việc với MS PowerPoint 2003.
Màn hình làm việc của MS PowerPoint có các phần sau:
+ Thanh tiêu đề (Title bar): chứa ba nút lệnh (minimize: thu nhỏ cực
tiểu, maximize: mở lớn đầy màn hình và close: đóng chương trình), đồng thời hiển
thò tên tập tin trong ngoặc vuông ([…]).
+ Hệ thống thực đơn (Menu bar): bao gồm các lệnh File (tệp), Edit (chỉnh
sửa), View (xem), Insert (chèn), Format (đònh dạng), Tools (công cụ), Slide Show (trình
diễn), Window (cửa sổ), Help (trợ giúp) và nút lệnh Close (đóng tập tin đang làm việc).
Khi chọn từng menu sẽ hiển thò một thực đơn con.
+ Hệ thống thanh công cụ chuẩn (Standar bar): chứa các lệnh thường sử
dụng nhất, ví như: New, Open, Save, Print, Copy, Paste, Undo, Redo, Insert Chart,
Insert Table, …
+ Thanh đònh dạng (Formatting bar): đònh dạng nhanh Font chữ, cỡ chữ,
canh chữ, canh lề, …
Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 20 trên 104
+ Màn hình chính: dùng để thiết kế, điều chỉnh các đối tượng văn bản,
hình ảnh, … nhằm tạo nên các slide trình chiếu.
+ Hộp ghi chú: cho phép ghi lại thông tin chú thích cho từng slide.
+ Thanh công cụ vẽ (Drawing bar): nằm bên dưới màn hình, chứa các
đối tượng phục vụ cho việc thiết kế đồ họa như: Word Art (chữ nghệ thuật),
Textbox (khung chữ), Insert ClipArt, …
+ Thanh trạng thái (Status bar): hiển thò các thông tin về slide hiện
hành …
+ Hộp Slide: chứa hình thu nhỏ của các silde có trong trình diễn, có thể
click vào từng slide để xem nội dung chi tiết.


3. Quy trình:
Các bước tạo một bài giảng điện tử (hay một bài thuyết trình):
1. Phác thảo ý tưởng về bài giảng. Ví dụ: Bài giảng gồm những nội dung
gì ? Những nội dung đó đưa vào bao nhiêu slide ? Màu sắc, font chữ như thế nào
là phù hợp ? …
2. Tập hợp tư liệu cần thiết và lưu tất cả vào một thư mục. Vd: lưu vào
D:\BaiGiang\PPT\Bai1\
3. Thiết kế bài giảng trên Powerpoint.
Thanh tiêu đề
(Title Bar)
Thanh công cụ chuẩn
(Standard Bar)

Thanh thực đơn
(Menu Bar)
Thanh đònh dạng
(Formatting Bar)
Màn hình chính

Thanh công cụ vẽ
(Drawing Bar)
Thanh trạng thái
(Status Bar)
Hộp ghi chú
(Note box)
Khung chứa Sile
Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 21 trên 104
4. Chạy thử, sửa chữa và hoàn thiện.
5. Trình diễn bài giảng bằng máy chiếu hoặc màn hình lớn.


B. Thao tác cơ bản Microsoft Powerpoint 2003 (PPT):

1. Tạo một file trình diễn cơ bản:
a). Khởi động PowerPoint:
Bạn có thể khởi động PPT bằng một trong các cách sau:
+ Chọn theo đường dẫn sau: Start\Programs\Microsoft Office\
Microsoft Office PowerPoint 2003.

+ Double-Click lên biểu tượng của Microsoft PowerPoint 2003 trên
màn hình nền (Desktop) của Windows.
+ Click chuột lên biểu tượng PowerPoint trên thanh công cụ (nếu có).
Hộp thoại Getting Started xuất hiện cho phép bạn chọn hướng làm việc.
- Mục Open dùng để mở những file trình diễn đã có trước đó:
+ Danh sách các file đã làm việc trong thời gian gần đây.
+ Liên kết More cho phép mở những file khác.
- Mục Create a New Presentation (mục này có tác dụng như lệnh File →
New ) dùng để mở một file trình diễn mới:
Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 22 trên 104
+ Bank Presentation: tạo một file trình diễn trống.
+ From design template: tạo một file trình diễn từ một mẫu đònh
dạng có sẵn trong thư viện của PPT.
+ From AutoContent wizard: trình hướng dẫn tạo một trình diễn theo
một chủ đề nào đó.
+ From exsting presention: tạo file trình diễn từ một file đã có trước
đó.
+ Photo album: tạo một album ảnh bằng PPT.



b). Tạo mới:
Tùy theo mục đích, bạn có thể tạo một file trình diễn bằng nhiều cách:
+ Vào menu File → New và chọn một trong các mục như vừa trình
bày ở phần trên.
+ Nhấn nút New trên thanh công cụ chuẩn.
+ Thao tác nhanh bằng tổ hợp phím tắt Ctrl + N.
c). Mở file trình diễn đã tạo trước đó: có nhiều cách để mở một file trình
diễn.
- Double-click lên một file trình diễn PowerPoint từ chương trình quản lý
file Windows Explorer.
- Mở từ mục Open trong cửa sổ Getting Started lúc mới mở PowerPoint.
Có thể nhấn nút More để mở những file không có trong danh sách.
- Mở từ danh sách cuối menu File. Mặc đònh là 4 file đã soạn sau cùng,
để tăng số lượng này bạn vào meu Tools → Option → tab General → nhập số lượng
vào mục Recently used file list (tối đa là 9).
Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 23 trên 104
- Vào menu File → Open …
- Thao tác nhanh bằng tổ hợp phím Ctrl + O.
- Click vào nút Open trên thanh công cụ chuẩn.
Hộp thoại Open xuất hiện, chọn tập tin cần mở và nhấn nút Open.

Hộp thoại Open gồm nhiều tính năng bổ sung, kể cá tính năng tìm kiếm và quản lý file.
d). Lưu file:
- Vào menu File → Save. Nếu đã lưu trước đó thì PPT sẽ ghi đè (thay thế)
lên file trước đó. Ngược lại, thì hộp thại Save As … xuất hiện:
+ Chọn nơi lưu trong mục Save in.
+ Đặt tên file trong mục File Name.
+ Chọn loại file (hay kiểu file) trong mục Save as type.
+ Nhấn nút Save.

Back: Trở về thư mục vừa
duyệt qua.
Up One Level: Chuyển
lên thư mục lớn hơn
một cấp.

Delete:
Xóa file đang chọn.
Create New Folder:

tạo một thư mục mới.
Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 24 trên 104

- Nhấn nút Save trên thanh công cụ chuẩn (thao tác nhanh bằng tổ hợp
phím Ctrl + S). Thao tác này có công dụng như lệnh Save ở trên.
- Vào menu File → Save as nếu muốn lưu thành một file mới với tên
khác.
Lưu ý: Bạn nên thường xuyên thực hiện thao tác lưu file để đề phòng
trường hợp mất điện hay những sự cố của máy tính.
Bảng: CÁC LOẠI FILE CỦA POWERPOINT

Loại file Phần mở rộng Ý nghóa
Presentation *.PPT
Một file trình diễn bình thường của
PowerPoint 2003
Single File Web
Page
*.MHT;
*.MHTML

Một file trình diễn dược mở bằng một
trình duyệt web (Internet Explorer 4.0).
Web Page
*.HTM;
*.HTML
Một file trình diễn dược mở bằng một
trình duyệt web.
PowerPoint 95 *.PPT
Một file trình diễn có thể xem và sửa
trong PowerPoint 95.
PowerPoint 97 -
2003 & 95
*.PPT
Một file trình diễn có thể xem và sửa
trong PowerPoint 97 trở về sau (và chỉ có
Thiết kế bài giảng điện tử
Thạch Trương Thảo Trang 25 trên 104
Presentation thể trình diễn trên PowerPoint 95).
Design Template

*.POT
Một kiểu mẫu thiết kế, có thể sử dụng
cho các file trình diễn khác sau này.
PowerPoint
Show
*.PPS
Cho phép chạy trực tiếp như trình chiếu
một slide.
PowerPoint
Add-in

*.PPA Một add-in tùy ý của PPT.
Graphic &
Image
*.GIF; *.JPG;
*.PNG; *.TIF;
*.BMP; *.WMF;
*.EMF; …
Một số đònh dạng ảnh đồ họa trên web
Outline/RTF *.RTF Một dàn bài trong powerpoint.
e). Trình diễn Slide:
Tính năng này dùng để kiểm đònh kết quả và trình diễn trong thực tế:
+ Vào menu Slide Show, chọn View Show.
+ Thao tác nhanh bằng phím F5.
Thao tác trên sẽ thực hiện trình diễn từ Slide đầu tiên.
+ Click chuột lên biểu tượng Slide Show ( ) ở góc phải cuối màn hình.
Thao tác này sẽ thực hiện trình diễn Slide hiện hành.
Muốn chuyển đến Slide tiếp theo, bạn có thể:
+ Nhấn chuột trái hoặc nhấn chuột phải và chọn Next.
+ Nhấn phím Enter hay Spacebar (phím dài).
Muốn trở về màn hình thiết kế, nhấn ESC (hoặc nhấn chuột phải (Right-
click), chọn End Show).
f). Thoát khỏi PPT:
- Vào menu File → Exit.
- Nhấn nút Close trên thanh tiêu đề.
- Nhấn tổ hợp phím Alt + F4.
Khi thực hiện đóng chương trình, nếu bạn chưa lưu những thay đổi trên
file trình diễn thì chương ra thông báo, hỏi ý kiến: ”Thưa ngày, đã có những thay
đổi trên tập tin đang làm việc, ngài có muốn lưu không ?”.
+ Yes: “Được, hãy lưu đi”
+ No: “Không cần lưu đâu“

+ Cancel: “Này, hủy thao tác kết thúc đi, ta nhấn nhầm đấy”.

2. Chỉnh sữa và đònh dạng trình diễn:
a). Làm việc với văn bản (Text):
a
1
). Nhập văn bản: bạn có thể nhập văn bản vào placeholder (nơi chứa
văn bản) hoặc text box (hộp văn bản).

×