Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

DE - DAP AN THI THU TN LAN 2 (2009-2010 )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.92 KB, 4 trang )


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TAO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NGÔ TRÍ HOÀ
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT LẦN 2 NĂM 2010
MÔN THI : ĐỊA LÍ – GIÁO DỤC THPT
( Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian giao đề )

I . PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm ) :
Câu I ( 3 điểm ) :
1/ Hãy trình bày hoạt động của gió mùa mùa Đông. Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tới khí hậu miền
Bắc nước ta.
2/ Cho bảng số liệu về Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 – 2007 :
( Đơn vị : % )
Thành phần kinh tế 2000 2002 2003 2005 2007
Nhà nước
9,3 9,5 10,0 9,5 9,0
Ngoài Nhà nước
89,7 89,0 88,1 87,8 87,4
Có vốn đầu tư nước ngoài
1,0 1,5 1,9 2,7 3,6
a) Hãy nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn
2000 – 2007.
b) Giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch đó.

Câu II ( 2 điểm ) : Cho bảng số liệu về Tình hình sản lượng ngành thuỷ sản ở nước ta giai đoạn 1990 – 2007.
( Đơn vị : nghìn tấn )
Năm 1990 2000 2005 2007
Tổng sản lượng
890,6 2250,5 3474,9 4197,8
Khai thác
728,5 1660,9 1987,9 2074,5


Nuôi trồng
162,1 589,6 1487,0 2123,3
1/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển ngành thuỷ sản của nước ta giai đoạn 1990-2007
2/ Nhận xét và giải thích nguyên nhân sự phát triển của ngành thuỷ sản nước ta trong thời gian qua.

Câu III ( 3 điểm ) :
1/ Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :
a) Trình bày sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
b) Giải thích tại sao Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.
2/ Chứng minh rằng : Sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của
vùng Đông Nam Bộ.

II . PHẦN RIÊNG ( 2,0 điểm ) : Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài .

Câu IVa: Theo chương trình Chuẩn. ( 2,0 điểm )
Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy : Chứng minh rằng sau khi đất nước bước vào công
cuộc Đổi mới, hoạt động xuất – nhập khẩu nước ta có nhiều chuyển biến tích cực.

Câu IVb: Theo chương trình Nâng cao. ( 2,0 điểm )
Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng gồm
những ngành công nghiệp nảo ? Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp dệt ở nước ta.

( Thí sinh được mang Atlát Địa lý Việt Nam vào phòng thi )


Họ và tên thí sinh
Số báo danh
Chữ ký của giám thị 1 Chữ ký của giám thị 2





2

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM

I . PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH ( 8,0 điểm )
I
(3 điểm)
1) * Hoạt động của gió mùa mùa Đông ở nước ta:
- Nguồn gốc : Khối khí lạnh xuất phát từ trung tâm áp cao Xibia di chuyển qua lục địa vào
nước ta. - Hướng gió : Đông Bắc. - Phạm vi hoạt động : từ 16
0
B trở ra Bắc.
- Thời gian và tính chất :
+ Vào đầu mùa đông ( tháng 11,12,1 ) khối không khí lạnh di chuyển qua lục địa Châu á
rộng lớn, mang lại cho thời tiết miền Bắc lạnh và khô.
+ Nửa cuối mùa đông ( tháng 2,3,4 ) khối không khí lạnh di chuyển về phía đông đi qua
biển vào nước ta , gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở
miền Bắc.
1,5 điểm

0,5


0,5

0,5


** Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tới khí hậu miền Bắc nước ta:
- Gió mùa Đông Bắc vào lãnh thổ nước ta theo từng đợt mà không kéo dài liên tục, và chỉ tác
động mạnh nhất ở miền Bắc, tạo nên một mùa đông kéo dài 2 -> 3 tháng lạnh ( nhiệt độ dưới
18
0
c). Khi chuyển xuống phía nam, khối khí này sẽ suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị
chặn lại bởi bức chắn địa hình là dãy Bạch Mã ở vĩ tuyến 16
0
B.

0,5 điểm

0,5

2.a) Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của
nước ta giai đoạn 2000 – 2007.
- Đại bộ phận lao động nước ta tập trung ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước, sau đó đến khu
vực kinh tế nhà nước, và ít nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự biến động đáng kể. Tuy
chưa thật sự ổn định, nhưng xu thế chung là giảm tỉ lệ lao động khu vực kinh tế nhà nước
(giảm 0,3 % ) và khu vực kinh tế ngoài nhà nước ( giảm 2,3 % ) ; tăng tỉ lệ lao động khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh ( tăng 2,6 % ) .
0,75 điểm


0,25

0,5


2.b) Giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch đó.
- Có sự chuyển dịch đó là do nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tự cung- tự cấp sang nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần, với nhiều chính sách mở cửa và sự mềm dẻo trong luật đầu tư của
công cuộc đổi mới ở nước ta. Điều đó sẽ là cơ sở vững chắc để thúc đẩy quá trình công nghiệp
hoá - hiện đại hoá của nước ta thành công.
0,25 điểm

0,25
II
(2 điểm)
1/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển ngành thuỷ sản của nước ta
giai đoạn 1990-2007 :
- Biểu đồ cột chồng liên tiếp. ( thể hiện cả 2 thành phần và tổng )
- Yêu cầu : Vẽ đẹp, chính xác số liệu, đầy đủ những thông tin trên biểu đồ.

0,75 điểm


0,75

2/ Nhận xét và giải thích nguyên nhân sự phát triển của ngành thuỷ sản nước ta trong
thời gian qua :
* Nhận xét :
- Tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta từ 1990 đến 2007 tăng 3307,2 nghìn tấn ( 4,7 lần ) ,
trong đó :
+ Sản lượng khai thác thuỷ sản tăng 1346 nghìn tấn ( 2,8 lần )
+ Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng 1961,2 nghìn tấn ( 13,1 lần )
- Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản có tốc độ tăng nhanh hơn đánh bắt thuỷ sản.

* Giải thích :

- Do nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên và KTXH thuận lợi, cụ thể như:
+ Có vùng biển rộng, có 4 ngư trường trọng điểm với lượng hải sản lớn. Mạng lưới sông
ngòi- kênh rạch ao hồ lớn, lại có nhiều diện tích rừng ngập mặn…
1,25 điểm


0,5






0,75

3

+ Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản. CSVC của ngành
thuỷ sản luôn được tăng cường. Có nhiều chính sách phát triển ngành thuỷ sản của Nhà nước,
lại có sự tác động rất lớn của thị trường trong và ngoài nước.
- Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh là do đáp ứng được thị trường, đồng thời cũng góp
phần hạn chế tình trạng đánh bắt không hợp lý.
III
(3 điểm)
1.a) Trình bày sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ
cận.
- Có mức độ tập trung CN cao nhất nước ta, từ Hà Nội hoạt động công nghiệp với sự chuyên
môn hoá khác nhau lan toả theo các hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch.
- Các trung tâm CN của vùng là : Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Hải Dương, Nam Định, Ninh
Bình, Thanh Hoá, Hoà Bình, Việt Trì, Thái Nguyên, Bắc Ninh …

- Các ngành CN chuyên môn hoá chủ yếu là : Cơ khí, luyện kim, hoá chất, đóng tàu, nhiệt
điện, vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến nông sản ….
0,75 điểm

0,25

0,25

0,25


1.b) Giải thích tại sao Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.
- Hà Nội là thủ đô của nước ta, nằm ở trung tâm của Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- Là một trong 3 đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc ( HN – HP – QN ) , lại nằm
gần những vùng giàu tài nguyên về khoáng sản – lâm sản – thuỷ điện.
- Có cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật tốt và hoàn thiện, lại là đầu mối giao thông vận tải quan
trọng của cả nước, nên có sức thu hút sự đầu tư trong và ngoài nước rất lớn.
- Nơi đây tập trung nhiều ngành CN, trong đó có nhiều ngành CN trọng điểm, và có tỷ trọng
CN đứng thứ 2 cả nước ( sau TP HCM ).

1,0 điểm

0,25

0,25

0,25

0,25


2) Chứng minh rằng : Sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ
bộ mặt kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.
- Việc đẩy mạnh khai thác dầu khí, phát triển CN lọc hoá dầu và các ngành dịch vụ dầu khí đã
tác động mạnh đến sự phát triển của vùng. Trong CN làm xuất hiện thêm nhiều ngành CN hoá
dầu, từ đó thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hoá lãnh thổ của vùng
Đông Nam Bộ.
- ĐNB đã và đang phát triển mạnh mẽ ngành du lịch biển, với trung tâm Vũng Tàu và các
điểm du lịch như Côn Đảo, Long Hải… Du lịch đang từng bước trỏ thành ngành kinh tế quan
trọng của vùng.
- Việc mở rộng cảng biển, hiện đại hoá hệ thống cảng sông Sài Gòn sẽ tác động mạnh đến các
ngành giao thông vận tải, phát triển ngành dịch vụ hàng hải, cơ khí sữa chữa và đóng mới
tàu…
- Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển phát triển đòi hỏi sự hoàn thiện công nghiệp đánh bắt
và nuôi trồng thuỷ hải sản, mở rộng công nghiệp chế biến.
=> Tóm lại, việc khai thác tổng hợp kinh tế biển ở ĐNB sẽ làm tăng cường thêm sức mạnh
kinh tế của vùng, đồng thời tạo ra nhịp điệu tăng trưởng mới cho cả vùng và toàn quốc.
1,25 điểm


0,5



0,25


0,25



0,25

II . PHẦN RIÊNG ( 2,0 điểm ) : Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài .
IVa
(2 điểm)
* Chứng minh rằng sau khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới, hoạt động xuất –
nhập khẩu nước ta có nhiều chuyển biến tích cực :
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu lên tục tăng, đặc biệt tăng nhanh từ năm 2000 trở lại đây : năm
2000 đạt 30,1 tỉ USD, đến năm 2007 đã đạt tới 111,4 tỉ USD ( tăng 3,7 lần )
- Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng. Trong đó, nhập khẩu có phần tăng nhanh hơn xuất khẩu
(Từ 2000 đến 2007, xuất khẩu tăng gấp 3,4 lần, còn nhập khẩu tăng gấp 4 lần )
- Cán cân xuất nhập khẩu cũng có sự thay đổi : năm 2000 nhập siêu 1,1 tỉ USD, nhưng đến
năm 2007 đã là 14,2 tỉ USD . ( Tuy nhiên, trước đây chúng ta nhập siêu là do nền kinh tế còn
nhiều yếu kém ; còn hiện nay nhập siêu chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị để CNH-HĐH
và do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta )
- Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu :
2,0 điểm

0,25

0,25

0,5



0,5

4


+ Hàng xuất khẩu là Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, nông lâm thuỷ sản và tiểu thủ
công nghiệp.
+ Hàng nhập khẩu là Nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị phụ tùng và hàng tiêu dùng.
- Thị trường xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá- đa phương
hoá, đặc biệt là khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO :
+ Thị trường xuất khẩu là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc…
+ Thị trường nhập khẩu là Khu vực Châu á Thái Bình Dương, Châu Âu…




0,5
IVb
(2 điểm)
* Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng gồm những ngành công nghiệp :
- Dệt – may , dày – da , giấy , in , văn phòng phẩm.
0,25 điểm

* Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp dệt ở nước ta :
- Dệt là nghề truyền thống có từ lâu đời, sự ra đời nhà máy dệt Nam Định được coi là mốc đầu
tiên trong phát triển ngành công nghiệp dệt ở nước ta.
- Ngành dệt ở nước ta dựa vào thế mạnh chủ yếu là lao động và thị trường rộng lớn.
- Trải qua nhiều thăng trầm đến nay ngành dệt đã có nhiều khởi sắc. Sản phẩm chính của
ngành dệt nước ta là vải lụa, sợi, các sản phẩm vải bạt, vải màu, thảm len, sản phẩm dệt kim.
- Phân bố : Hầu hết các cơ sở dệt quan trọng phân bố ở thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh, Nam Định, Hải Phòng, Đà Nẵng…
1,75 điểm
0,5

0,25

0,5

0,5

×