Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

GIAO AN CONG NGHE 12 NH 11-12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.42 KB, 109 trang )

Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
Ngày soạn: 13/08/2011
Ngày giảng: 16/08/2011
PHẦN I: KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ
Tiết 1:
Bài 1:
VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ
TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được tầm quan trọng và triển vọng phát triển của ngành kĩ thuật điện tử
trong sản xuất và đời sống.
2. Kĩ năng:
- Nhận thức được vai trò của ngành kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống.
3. Thái độ:
- Yêu thích các nghề trong ngành kĩ thuật điện tử.
- Đạt được kiến thức và kĩ năng trên.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 1SGK.
2. Chuẩn bị đồ dùng:
- Một số điện tử dân dụng để HS quan sát.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Tổ chức ổn định lớp: (2 phút)
2. Giới thiệu chương trình công nghệ 12: (8 phút)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: (20 phút)
Giới thiệu tầm quan trọng của kĩ thuật điện
tử trong sản xuất và đời sống.


- GV: Nêu ra một số chức năng điều khiển
và tự động hóa trong quá trình sản xuất.
- GV: Liên hệ thực tế, hãy cho biết những
lĩnh vực ứng dụng KTĐT trong thực tế?
(Công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp,
GTVT, y tế )
- GV: Phân loại ra những lĩnh vực trong sản
xuất và những lĩnh vực trong đời sống.
- HS: Chú ý lắng nghe và nghiên cứu SGK
I. Tầm quan trọng của kĩ thuật điện
tử trong sản xuất và đời sống:
1. Đối víi sản xuất:
- Công nghệ chế tạo máy.
- Trong ngành luyện kim.
- Trong các nhà máy sản xuất xi
măng.
- Trong công nghệ hóa học
- Thăm dò và khai thác tài
nguyên khoáng sản
- Trong nông nghiệp
- Trong ngư nghiệp
GV: Hồ Thị Hồng Thương
1
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
để đưa ra một số dẫn chứng để khẳng định
tầm quan trọng của kĩ thuật điện tử trong
sản xuất và đời sống.
- GV: Nhận xét và kết luận.
* Đối víi sản xuất:
- Công nghệ chế tạo máy.

- Trong ngành luyện kim.
- Trong các nhà máy sản xuất xi măng.
- Trong công nghệ hóa học
- Thăm dò và khai thác tài nguyên
khoáng sản
- Trong nông nghiệp
- Trong ngư nghiệp
- Ngành GTVT
- Ngành phát thanh và truyền hình
- Ngành bưu chính viễn thông
* Đối víi đời sống:
- Trong lĩnh vực y tế (máy điện tim, máy
siêu âm )
- Ngành khí tượng thủy văn (ứng dụng
trong dự báo thời tiết)
- Thương nghiệp ngân hàng, tài chính
(máy ATM)
- Đồ dùng thiết bị gia đình (tivi, tủ lạnh,
máy điều hòa )

Hoạt động 2: (10 phút)
Tìm hiểu về triển vọng của kĩ thuật điện tử.
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK nêu ra
một số dẫn chứng để chứng minh sự phát
triển của ngành kĩ thuật điện tử?
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
- GV: Kết luận.
+ Đóng vai trò là “bộ não” cho các thiết bị
và quá trình sản xuất.
+ Nhờ kĩ thuật điện tử mà có thể chế tạo ra

các thiết bị đảm nhiệm các công việc mà con
người không thể trực tiếp làm được.
+ Nhờ kĩ thuật điện tử mà các thiết bị sẽ
thu nhỏ thể tích, giảm nhẹ khối lượng và
nâng cao chất lượng.
- GV: Yêu cầu HS suy nghĩ và trình bày
- Ngành GTVT
- Ngành phát thanh và truyền
hình
- Ngành bưu chính viễn thông
2. Đối víi đời sống:
- Trong lĩnh vực y tế.
- Ngành khí tượng thủy văn
- Thương nghiệp ngân hàng, tài
chính
- Đồ dùng thiết bị gia đình.
II. Triển vọng của kĩ thuật điện tử:
- Đóng vai trò là “bộ não” cho các
thiết bị và quá trình sản xuất.
- Nhờ kĩ thuật điện tử mà có thể
chế tạo ra các thiết bị đảm nhiệm
các công việc mà con người không
thể trực tiếp làm được.
- Nhờ kĩ thuật điện tử mà các thiết
bị sẽ thu nhỏ thể tích, giảm nhẹ
khối lượng và nâng cao chất lượng.
GV: Hồ Thị Hồng Thương
2
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
triển vọng phát triển của một thiết bị điện tử

cụ thể trong tương lai?
- HS: Chú ý tìm hiểu và trả lời.
Hoạt động 3: (5 phút) Tổng kết, đánh giá.
- GV tổng kết lại nội dung trọng tâm bài học, yêu cầu HS về nhà học bài và đọc
trước bài mới.
- Yêu cầu HS tìm một số linh kiện điện tử: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
- HS chú ý theo dõi.
GV: Hồ Thị Hồng Thương
3
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
Ngày soạn: 20/08/2011
Ngày giảng: 23/08/2011
Tiết 2:
CHƯƠNG I: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
Bài 2 : ĐIỆN TRỞ-TỤ ĐIỆN-CUỘN CẢM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được cấu tạo, kí hiệu, số liệu kĩ thuật và công dụng của các linh kiện điện tử
cơ bản: điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
2. Kĩ năng:
- Nhận dạng và đọc được các kí hiệu trên các linh kiện.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong quá trình học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu kĩ bài 2 SGK.
- Tham khảo các tài liệu có liên quan.
2. Chuẩn bị đồ dùng:
- Tranh vẽ 2.1; 2.3; 2.6 SGK.
- Một số linh kiện mẫu: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: (2 phút)
2. Bài cũ: (5 phút)
- Em hãy nêu vai trò của kĩ thuật điện tử trong sản xuất và đời sống?
3. Bài mới:
Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß
Nội dung kiến thức

Hoạt động 1 : (11 phút)
Tìm hiểu về điện trở:
- GV: Dùng vật mẫu đối chiếu víi tranh
vẽ kí hiệu để HS nhận dạng và phân loại
được các điện trở.
- HS: Quan sát hình vẽ 2.1 SGK và vật
mẫu để nhận dạng và phân biệt các loại
điện trở.
I. Điện trở (R):
1. Cấu tạo, kí hiệu, phân loại, công dụng:
- Cấu tạo: Dùng dây kim loại có điện trở
suất cao, hoặc bột than phun lên lõi sứ.
- Kí hiệu: SGK
- Phân loại:
+ Công suất: Công suất nhỏ, lớn.
+ Trị số: Cố định, biến đổi.
+ Đại lượng vật lí:
GV: Hồ Thị Hồng Thương
4
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
- Dùng định luật ôm:
I =

R
U
; P=R.I
2
để mô tả các số liệu kĩ
thuật và công dụng của điện trở trong
mạch.
- GV: Yêu cầu HS suy nghĩ và giải thích
các thông số kĩ thuật của điện trở?
( + Trị số điện trở: Cho biết mức độ cản
trở dòng điện của điện trở.
+ Công suất định mức: Công suất tiêu
hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng
được trong thời gian dài.)

Hoạt động 2: (11 phút)
Tìm hiểu về tụ điện:
- GV: Dùng vật mẫu và tranh vẽ 2.3
SGK để cho HS nhận dạng và phân loại
được tụ điện.
- HS: Quan sát vật mẫu và hình vẽ để
nhận dạng và phân biệt các loại tụ điện.
- GV: Yêu cầu HS lên bảng vẽ 1 số kí
hiệu của tụ điện.
- HS: Lên bảng trả lời.
- GV: Dùng công thức:
X
C
=
fC

π
2
1

để giải thích công dụng của tụ điện.
( + Dòng 1chiều: f = 0

X
C
=

: vậy tụ
điện ngăn dòng điện 1 chiều.
+ Dòng xoay chiều: f =


X
C
= 0:
vậy tụ điện cho dòng điện xoay chiều đi
qua.)
- HS: Chú ý lắng nghe.
- GV: Yêu cầu HS quan sát và giải thích
các số liệu kĩ thuât trên tụ điện? (Trị số
điện dung, điện áp định mức, dung
kháng của tụ)
- GV: Kết luận và ghi bảng.
- HS: Ghi chép.
. Điện trở nhiệt:
Hệ số nhiệt dương: t

o
c


R

Hệ số nhiệt âm :t
o
c


R

. Điện trở biến đổi theo điện áp: U


R

- Công dụng: Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng
điện và phân chia điện áp trong mạch.
2. Các số liệu kĩ thuật của điện trở:
a. Trị số điện trở (R): Cho biết mức độ cản trở
dòng điện của điện trở.
- Đơn vị đo:

1M

=10
3
k


=10
6

b. Công suất định mức: Công suất tiêu hao
trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được
trong thời gian dài.
II. Tụ điện:
1. Cấu tạo, kí hiệu, phân loại, công dụng:
- Cấu tạo: Gồm 2 hay nhiều vật dẫn ngăn
cách nhau bằng lớp điện môi.
- Kí hiệu: SGK
- Phân loại: Tụ giấy, tụ mi ca, tụ dầu, tụ
hóa
- Công dụng: Ngăn cách dòng điện 1 chiều
và cho dòng điện xoay chiều đi qua.
2. Các số liệu kĩ thuật:
a. Trị số điện dung: (C) Cho biết khả năng
tích lũy điện trưêng của tụ điện khi có điện áp
đặt lên hai cực của tụ.
- Đơn vị: (F) 1F=10
6
µ
F=10
9
nF=10
12
pF.
b. Điện áp định mức: (U
đm

)
- Khi mắc tụ hóa vào mạch điện phải đặt cho
đóng chiều điện áp. Cực dương của tụ phải
mắc về phía cực dương của nguồn và ngược
lại.
c. Dung kháng của tụ (X
C
): Là đại lượng biểu
hiện sự cản trở của tụ điện đối víi dòng điện
chạy qua nó.
X
C
=
fC
π
2
1
III. Cuộn cảm:
GV: Hồ Thị Hồng Thương
5
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
Hoạt động 3: (11 phút)
Tìm hiểu về cuộn cảm:
- GV: Dùng vật mẫu và tranh vẽ hình
2.5 để giới thiệu cho HS nhận dạng và
phân loại cuộn cảm.
- Dùng công thức:
X
L
= 2

π
fL để giải thích công dụng
của cuộn cảm.
( + Dòng 1chiều: f = 0

X
L
= 0: vậy tụ
điện dẫn dòng điện 1 chiều.
+ Dòng xoay chiều: f =


X
C
=

:
vậy tụ điện chặn dòng điện cao tần.)
- HS: Chú ý lắng nghe.
- GV: Yêu cầu HS quan sát và giải thích
các số liệu kĩ thuât trên cuộn cảm? (Trị
số điện cảm, hệ số phẩm chất, cảm
kháng của cuộn cảm)
- GV: Kết luận và ghi bảng.
- HS: Ghi chép.
1. Cấu tạo, kí hiệu, phân loại, công dụng :
- Cấu tạo: Dùng dây dẫn điện quấn thành
cuộn cảm.
- Kí hiệu: SGK
- Phân loại: Cao tần, trung tần, âm tần.

- Công dụng: Dùng dẫn dòng điện 1 chiều,
chặn dòng điện cao tần.
2. Các số liệu kĩ thuật:
a. Trị số điện cảm: (L) Cho biết khả năng tích
lũy từ trưêng của cuộn cảm khi có dòng điện
chạy qua.
- Đơn vị: (H) 1H=10
3
mH=10
6
µ
H.
b. Hệ số phẩm chất (Q): Đặc trưng cho tổn
hao năng lượng trong cuộn cảm.
Q =
r
FL
π
2
c. Cảm kháng của cuộn cảm (X
L
): Là đại
lượng biểu hiện sự cản trở của cuộn cảm đối
víi dòng điện chạy qua nó.
X
L
= 2
π
fL
IV. Tổng kết đánh giá: (5 phút)

- GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Đánh giá tinh thần thái độ học tập và tiếp thu bài của HS.
- Đọc kĩ trước bài 3 SGK và sưu tầm các linh kiện: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm các
loại để thực hành.
GV: Hồ Thị Hồng Thương
6
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
Ngày soạn: 27/08/2011
Ngày giảng: 30/08/011
Tiết 3:
Bài 3: THỰC HÀNH
CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TRỞ-TỤ ĐIỆN-CUỘN CẢM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết hình dạng, thông số của các linh kiện.
2. Kĩ năng:
- Đọc và đo được các thông số kĩ thuật của các linh kiện.
- Sử dụng thành thạo đồng hồ vạn năng.
3. Thai độ:
- Có ý thức tuân thủ các quy trình và quy định về an toàn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu kĩ bài 2và 3 SGK.
- Làm thử bài thực hành.
2. Chuẩn bị đồ dùng:
- Dụng cụ, vật liệu cho mỗi nhóm hs.
+ Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc.
+ Các loại điện trở: 5 chiếc.
+ Các loại tụ điện: 5 chiếc.
+ Các loại cuộn cảm: 5 chiếc.

- HS nghiên cứu qui ước các vòng màu trên điện trở hình 3.1 SGK, chuẩn bị mẫu
báo cáo thực hành trang 17 SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Nêu kí hiệu, phân loại, số liệu kĩ thuật và tác dụng của điện trở trong mạch ?
3. Nội dung bài thực hành:
Hoạt động 1 : (10 phút) Hướng dẫn ban đầu:
a. GV giới thiệu mục tiêu của bài học:
Trong thời gian 45 phút mỗi nhóm HS phải biết nhận dạng, đọc và đo được các
số liệu kĩ thuật của các linh kiện: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
b. GV giới thiệu nội dung và qui trình thực hành.
- Bước 1: Quan sát, nhận biết và phân loại các linh kiện.
- Bước 2: Chọn ra 5 điện trở màu lận lượt lấy ra từng điện trở để đọc trị số và đo
bằng đồng hồ rồi ghi vào bảng số 01.
GV: Hồ Thị Hồng Thương
7
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
- Bước 3: Chọn ra 3 loại cuộn cảm khác nhau về vật liệu làm lõi và cách quấn dây
rồi điền vào bảng 02.
- Bước 4: Chọn ra 1 tụ điện có cực tính và 1 tụ điện không có cực tính để ghi ra các
số liệu kĩ thuật rồi điền vào bảng 03.
c. Phân chia dụng cụ,vật liệu cho các nhóm HS: Theo như đã chuẩn bị
Hoạt động 2: (23 phút) Thực hành:
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
1. Quan sát, nhận biết và phân
loại các linh kiện:
Quan sát hình dạng các linh
kiện để nhận biết và phân loại ra
các linh kiện: điện trở, tụ điện,

cuộn cảm.
2. Đọc và đo trị số của điện trở
màu.
- Cách đọc các điện trở màu.
- Cách sử dụng đồng hồ vạn năng
để đo điện trở.
- Đo trị số điện trở.
- Ghi trị số vào bảng 01.
3. Nhận dạng và phân loại cuộn
cảm:
Phân loại theo vật liệu làm lõi.
Ghi vào bảng 02.
4. Phân loại, cách đọc và giải
thích số liệu kĩ thuật ghi trên tụ
điện
- Theo dỏi, hướng dẫn quá trình thực hành
của HS.
- Hướng dẫn HS cách sử dụng đồng hồ vạn
năng để đo điện trở.
- Quan sát hướng dẫn cách đọc điện trở của
HS.
- Hướng dẫn HS ghi số liệu vào mẫu báo
cáo thực hành.
Mẫu báo cáo thực hành:
Điện trở- Cuộn cảm- tụ điện
Họ và tên:
Lớp:
* Tìm hiểu, đọc và đo trị số điện trở:
STT Vạch màu ở trên điện trở Trị số đọc Trị số đo Nhận xét
1

2
3
4
5
GV: Hồ Thị Hồng Thương
8
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
• Tìm hiểu về cuộn cảm:
STT Loại cuộn cảm Kí hiệu và vật liệu lõi Nhận xét
1 Cuộn cảm cao tần
2 Cuộn cảm trung tần
3
Cuộn cảm âm tần
• Tìm hiểu về tụ điện:
STT Loại tụ điện Số liệu kĩ thuật ghi trên tụ điện Nhận xét
1 Tụ không có cực tính
2 Tụ có cực tính
Hoạt động 3 : ( 5 phút) Đánh giá kết quả.
- Yêu cầu đại diện các nhóm HS lên trình bày kết quả thực hành của nhóm và tự
đánh giá.
- GV thu báo cáo thực hành của các nhóm và nhận xét chung về quá trình thực hành.
- Thu dọn vật liệu,dụng cụ và vệ sinh lớp học.
- Về nhà đọc trước bài 4 SGK.
GV: Hồ Thị Hồng Thương
9
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
Ngày soạn: 03/09/2011
Ngày giảng: 06/09/2011
Tiết 4:
Bài 4: LINH KIỆN BÁN DẪN VÀ IC

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được cấu tạo, kí hiệu, phân loại của một số linh kiện bán dẫn và IC.
- Giải thích được nguyên lí làm việc của Tirixto và triac.
2. Kĩ năng:
- Nhận dạng và đọc được các kí hiệu trên các linh kiện.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong quá trình học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu kĩ bài 4 SGK.
- Tham khảo các tài liệu có liên quan.
2. Chuẩn bị đồ dùng:
- Tranh vẽ 4.1; 4.2; 4.3; 4.4 SGK
- Một số linh kiện mẫu: Điốt các loại, tranzito, Tirixto, Triac, điac, IC.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: (2 phút)
2. Bài cũ: (5 phút)
- Nêu cách đọc giá trị của điện trở màu?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (15 phút)
Tìm hiểu về điốt và tranzito:
- GV: Dùng vật mẫu và tranh vẽ
H 4.1
- HS quan sát hình dạng và cấu tạo
của điốt:
- Điốt có cấu tạo như thế nào?
- Có mấy loại điốt?
- HS theo dõi và trả lời

- GV: Sử dụng tranh vẽ hình 4.2 và
vật mẫu cho HS quan sát.
I. Điốt bán dẫn:
- Linh kiện bán dẫn có 1 tiếp giáp N-P
vỏ bằng thủy tinh, nhựa, kim loại. Có 2 dây
dẫn ra là 2 điện cực: anốt (A) và katốt (k).
• Phân loại:
- Theo công nghệ chế tạo:
+ Điôt tiếp điểm: tách sóng,trộn tần.
+ Điôt tiếp mặt: Chỉnh lưu.
- Theo chức năng:
GV: Hồ Thị Hồng Thương
10
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
- GV: Yêu cầu HS lên bảng vẽ kí
hiệu của điôt bán dẫn
- HS: Lên bảng vẽ kí hệu theo yêu
cầu của GV.
- GV: Theo em, điôt bán dẫn có
những công dụng nào?
- HS: Nghiên cứu SGK trả lời
- GV nhận xét, két luận
- HS ghi chép
- GV: Dùng vật mẫu và hình vẽ để
cho HS quan sát cấu tạo của
tranzito
- HS: Quan sát và trả lời
-GV: Giải thích cho HS chiều dòng
điện chạy qua tranzito loại PNP và
NPN từ đó yêu cầu HS lên bảng vẽ

kí hiệu của tranzito.
- HS lên bảng vẽ kí hiệu.
- GV: Tranzito có công dụng gì?
- HS: Trả lời câu hỏi của GV.
Hoạt động 2: (10 phút)
Tìm hiểu về Tirixto:
- GV: Dùng vật mẫu và tranh vẽ
H 4.3 SGK để giảng giải cho HS về
cấu tạo, kí hiệu của Tirixto.
- GV: Yêu cầu HS quan sát và cho
biết:
+ Tirixto khác tranzito về cấu tạo
và kí hiệu như thế nào?
- HS chú ý và trả lời
- GV: Vậy Tirixto có công dụng
như thế nào?
- HS: Nghiên cứu và trả lời.
- GV: Dùng sơ đồ giải thích
nguyên lí làm việc của Tirixto.
- HS: chú ý lắng nghe và ghi chép
+ Điôt ổn áp (zêne): ổn áp.
+ Điôt chỉnh lưu : biến dòng điện xoay
chiều thành dòng một chiều.
• Kí hiệu : (SGK)
• Công dụng :
- Khuếch đại tín hiệu
- Chỉnh lưu dòng điện
II. Tranzito:
- Linh kiện bán dẫn có 2 tiếp giáp P-N,
vỏ bọc bằng nhựa, kim loại.Có 3 điện cực: E,

B, C.
- Có 2 loại: P-N-P và N-P-N
* Kí hiệu: (SGK)
* Công dụng:
- Khuếch đại tín hiệu.
- Tách sóng.
- Tạo xung.
III. Tirixto: (Điốt chỉnh lưu có điều khiển)
1. Cấu tạo, kí hiệu, công dụng:
- Có 3 tiếp giáp P-N,vỏ bằng nhựa, kim loại,
có 3 dây dẫn ra là 3 điện cực (A), (K), cực
điều khiển (G).
- Kí hiệu: (SGK)
- Công dụng:
+ Dùng trong mạch chỉnh lưu có điều
khiển , dùng để thay đổi giá trị của điện áp
ra.
GV: Hồ Thị Hồng Thương
11
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12


Hoạt động 3: (10 phút)
Tìm hiểu về Triac và Điac:
- GV: Sử dụng tranh vẽ H 4.4 SGK
giải thích cấu tạo và kí hiệu của
triac và điac.
- HS quan sát hình vẽ để phân biệt
giữa triac và điac.
- GV: Giải thích nguyên lí làm việc

của triac và điac
- HS: Chú ý lắng nghe và ghi chép.

Hoạt động 4: (2 phút)
Giới thiệu quang điện tử và IC.
- GV: Lấy một số ví dụ về quang
điện tử làm các bộ cảm biến trong
các mạch điều khiển tự động.
- HS: Chú ý lắng nghe.
2. Nguyên lí làm việc và số liệu kĩ thuật:
- U
GK


0, U
AK
>0

Tirixto không dẫn
- Khi có đồng thời U
GK
> 0, U
AK
>0


Tirixto dẫn điện, và dẫn điện 1 chiều từ A
đến Kvà ngừng dẫn điện khi U
AK



0
- Các số liệu kĩ thuật:
I
Ađm
; U
AKđm
; U
GKđm
;
I
GKđm

IV. Triac và Điac:
1. Cấu tạo, kí hiệu, công dụng:
- Có 5 lớp tiếp giáp P-N.
+ Triac: Có 3 điện cực: A
1
, A
2
, G.
+ Điac: Có 2 điện cực: A
1
, A
2
.
- Kí hiệu: (SGK)
- Dùng điều khiển các thiết bị điện trong các
mạch điện xoay chiều.
2. Nguyên lí làm việc và số liệu kĩ thuật:

* Triac:
- Khi G, A
2
có điện thế âm so víi A
1


Triac
mở.
A
1
(A), A
2
(K) dòng đi từ A
1


A
2
- Khi G, A
2
có điện thế dương so víi A
1
thì
Triac mở.
A
2
(A), A
1
(K) dòng đi từ A

2


A
1

Triac có khả năng dẫn điện theo 2 chièu

G điều khiển lúc mở.
* Điac: Kích mở bằng cách nâng cao điện áp
đặt vào 2 cực.
- Số liệu kĩ thuật: I
Ađm
; U
AKđm
; U
G
V. Quang điện tử:
- Là linh kiện điện tử có thông số thay đổi
theo độ chiếu sáng. Dùng trong các mạch
điều khiển b»ng ¸nh s¸ng.
VI. Vi ®iÖn tö IC:
- IC tuyÕn tÝnh.
- IC l«gÝc.
GV: Hồ Thị Hồng Thương
12
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
- Khi sö dông cÇn tra cøu sæ tay
4. Cñng cè: (1 phút)
- Nắm chắc cấu tạo,nguyên lí làm việc và số liệu kĩ thuật của Tirixto.

- Cấu tạo, nguyên lí làm việc của triac và điac.
- Phân biệt được giữa Tirixto và triac.
IV. ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT:
- Nhận xét quá trình học tập của HS.
- HS trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
- Chuẩn bị dụng cụ,vật liệu và mẫu báo cáo ở bài 5 SGK.
GV: Hồ Thị Hồng Thương
13
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
Ngày soạn: 09/09/2011
Ngày giảng: 13/09/2011
Tiết 5:
Bài 5: THỰC HÀNH
ĐIỐT - TIRIXTO - TRIAC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận dạng được các loại linh kiện: Điốt,Tirixto,triac.
- Biết cách đo điện trở thuận, điện trở ngược của các linh kiện để xác định cực A, K
và xác định tốt xấu.
2. Kĩ năng:
- Đo được điện trở thuận, điện trở ngược của các linh kiện bằng đồng hồ vạn năng.
3. Thái độ:
- Có ý thức tuân thủ các qui trình và qui định về an toàn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 4, 5 SGK.
- Làm thử bài thực hành, điền các số liệu vào mẫu báo cáo.
2. Chuẩn bị đồ dùng:
Dụng cụ vật liệu cho một nhóm hs.
- Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc.

- Điốt các loại: Tốt và xấu.
- Tirixto, Triac.
- HS nghiên cứu cách kiểm tra điốt, Tirixto, Triac ở các hình 5-1; 5-2; 5-3 SGK và
chuẩn bị mẫu báo cáo thức hành.
III. TIẾN TRÌNH BÀI THỰC HÀNH:
1. Ổn định lớp: (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- So sánh sự giống nhau và khác nhau về nguyên lí làm việc của Tirixto và
Triac?
3. Nội dung bài thực hành:
Hoạt động 1: (10 phút) Hướng dẫn ban đầu.
a. GV giới thiệu mục tiêu của tiết học:
Trong thời gian 45 phút mỗi nhóm HS phải biết nhận dạng,biết cách đo điện trở
thuận, điện trở ngược của các linh kiện: Điốt, Tirixto, Triac.
b. GV giới thiệu nội dung và qui trình thực hành:
Bước 1: Quan sát nhận biết các loại linh kiện.
Bước 2: Chuẩn bị đồng hồ đo.
Bước 3: Đo điện trở thuận và điện trở ngược của các linh kiện.
GV: Hồ Thị Hồng Thương
14
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
c. Chia dụng cụ,vật liệu cho từng nhóm HS: Theo chuẩn bị như trên
Hoạt động 2: (25 phút) Thực hành.
Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên
1. Quan sát nhận biết các loại linh kiện:
- Quan sát hình dạng, cấu tạo bên ngoài của
các linh kiện để chọn ra các loại điốt, triac,
Tirixto.
- Dùng đồng hồ đo để phân biệt giữa Tirixto
và Triac.

2. Chuẩn bị đồng hồ đo:
- Quan sát GV hướng dẫn cách sử dụng đồng
hồ vạn năng và làm mẫu.
- Thực hành các thao tác về cách sử dụng
đồng hồ vạn năng.
3. Đo điện trở thuận và điện trở ngược của
các linh kiện:
- Điốt: Theo sơ đồ hình 5.1 SGK và ghi kết
quả vào bảng 01.
- Tirixto:
+ U
GK
= 0: Sơ đồ 5.2 (a).
+ U
GK
> 0: Sơ đồ 5.2 (b).
+ Ghi kết quả vào bảng 02 và cho nhận xét
về chất lượng.
- Triac:
+ U
G
= 0 (để hở) Sơ đồ 5.3 (a).
+ U
G


0 (G nối víi A
2
) 5.3 (b).
+ Ghi kết quả vào bảng 03.

+ Nhận xét về chất lượng.
- Quan sát, hướng dẫn HS trong
quá trình thực hành.
- Hướng dẫn HS sử dụng đồng
hồ đo (vạn năng) và làm mẫu.
- Quan sát, hướng dẫn hs trong
quá trình thực hành và gải
quyết những thắc mắc khi hs
gặp khó khăn hoặc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS ghi số liệu vào
mẫu báo cáo.
GV: Hồ Thị Hồng Thương
15
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
Mẫu báo cáo thực hành:
Điôt-tirixto-triac
Họ và tên:
Lớp:
• Tìm hiểu và kiểm tra điôt:
Các loại điôt Trị số điện trở
thuận
Trị số điện trở
ngược
Nhận xét
Điôt tiếp điểm
Điôt tiếp mặt

• Tìm hiểu và kiểm tra tirixto:
U
GK

Trị số điện trở
thuận
Trị số điện trở
ngược
Nhận xét
Khi U
GK
= 0
Khi U
GK
> 0
• Tìm hiểu và kiểm tra triac:
U
G
Trị số điện trở
thuận giữa cực
A
1
và cực A
2
Trị số điện trở
ngược giữa cực A
1
và cực A
2
Nhận xét
Khi cực G hở
Khi cực G nối
víi cực A
2

Hoạt động 3: (3 phút) Đánh giá kết quả.
- Yêu cầu đại diện các nhóm HS lên trình bày kết quả thực hành của nhóm và tự
đánh giá.
- Thu báo cáo các nhóm và nhận xét chung.
- HS thu dọn dụng cụ,vật liệu và vệ sinh lớp học.
- Dặn dò HS chuẩn bị các linh kiện để thực hành và đọc trước bài 6 SGK.
GV: Hồ Thị Hồng Thương
16
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
Ngày soạn: 17/09/2011
Ngày giảng: 20/09/2011
Tiết 6:
BÀI 6: THỰC HÀNH TRANZI TO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận dạng được các loại Tranzito PNP, NPN cao tần, âm tần, công suất nhỏ,
công suất lớn.
2. Kĩ năng:
- Đo được điện trở ngược, thuận giữa các chân của tranzito.
- Phân biệt loại PNP, NPN. Tốt, xấu và xác định được các điện cực của tranzito.
3. Thái độ:
- Có ý thức tuân thủ các qui trình và qui định về an toàn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu bài 4; 6 SGK.
- Làm thử bài thực hành.
2. Chuẩn bị đồ dùng:
- Đồng hồ vạn năng: 1cái 1nhóm.
- Tranzito các loại: NPN, PNP.
- HS nghiên cứu cách đo, kiểm tra tranzito và chuẩn bị báo cáo kết quả thực hành

theo mẫu SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: (2 phút)
2. Bài cũ: (5 phút)
- Nêu cấu tạo, công dụng, phân loại của Tranzito?
3. Nội dung thực hành:
Hoạt động1: (10 phút) Hướng dẫn ban đầu
a. GV giới thiệu mục tiêu của bài học:
- Nhận dạng được các loại tranzito PNP, NPN.
- Đo được điện trở thuận, ngược của tranzito.
b. Nôi dung và qui trình thực hành:
Bước 1: Quan sát, nhận biết và phân loại các tranzito NPN, PNP.
Bước 2: Chuẩn bị đồng hồ đo.
Bước 3: Xác định loại và chất lượng tranzito.
c. Phân chia dụng cụ và vật liệu: Như đã chuẩn bị
GV: Hồ Thị Hồng Thương
17
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
Hoạt động 2: (25 phút) Thực hành:
Hoạt đông của HS Hoạt động của GV
1. Quan sát, nhận biếtvà phân loại
tranzito PNP, NPN:
- Quan sát hình dạng, cấu tạo bên
ngoài.
- Quan sát các điện cực.
2. Chuẩn bị đồng hồ đo:
- Đo điện trở thang x100.
- Chập que đo chỉnh về vị trí 0.
3. Xác định loại, chất lượng của T:
- Đo điện trở để xác định loại.

- Xác định chất lượng theo hình 6.1;
6.2.
- Ghi trị số điện trở.
- Rút ra kết luận.
- Điền các thông số và kết luận vào
mẫu báo cáo.
- Quan sát, hướng dẫn HS trong quá
trình thực hành.
- Hướng dẫn HS sử dụng đồng hồ vạn
năng, và làm mẫu.
- Hướng dẫn, quan sát HS trong quá
trình thực hành.
- Chỉ can thiệp khi HS gặp khó khăn,
thắc mắc.
- Hướng dẫn HS ghi kết quả vào mẫu
báo cáo thực hành.
Mẫu báo cáo thực hành :
Tranzito
Họ và tên:
Lớp:
• Tìm hiểu và kiểm tra tranzito:
Loại tranzito Kí hiệu
tranzito
Trị số điện trở
B-E
Trị số điện trở
B-C
Nhận xét
Que đỏ
ở B

Que đen
ở B
Que đỏ
ở B
Que đen
ở B
Tranzito PNP
2SA
2SB
Tranzito NPN
2DC
2SD
GV: Hồ Thị Hồng Thương
18
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
Hoạt động 3: (3 phút) Đánh giá kết quả.
- Đại diện nhóm HS lên trình bày kết quả thực hành của nhóm.
- GV thu báo cáo và nhận xét.
- HS thu dọn phương tiện, dụng cụ và vệ sinh lớp học.
- Dặn dò: + Học bài cũ.
+ Đọc trước nội dung bài 7 SGK.
GV: Hồ Thị Hồng Thương
19
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
Ngày soạn: 25/09/2011
Ngày giảng: 29/09/2011
Tiết 7:
CHƯƠNG II: MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN
Bài 7: KHÁI NIỆM VỀ MẠCH ĐIỆN TỬ - CHỈNH LƯU
VÀ NGUỒN MỘT CHIỀU

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm phân loại mạch điện tử.
2. Kĩ năng:
- Hiểu được chức năng, nguyên lí làm việc của mạch chỉnh lưu, mạch lọc và mạch
ổn áp.
3. Thái độ:
- Có ý thức trong quá trình học tập, yêu thích bài học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu nội dung bài 7 SGK.
- Tham khảo tài liệu liên quan.
2. Chuẩn bị đồ dùng:
- Tranh vẽ các hình 7.1; 7.2; 7.3; 7.4; 7.5; 7.6 SGK
- Vật mẫu: Mạch nguồn một chiều.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: (3 phút)
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: (10 phút)
Tìm hiểu về khái niệm và phân
loại:
- GV: Giới thiệu cho HS quan sát
một số mạch trong thực tế để tìm
hiểu khái niệm của mạch điện tử.
- HS: Chú ý quan sát và trả lời.
(Mạch điện tử là mạch điện mắc
phối hợp giữa các linh kiện điện tử
víi các bộ phận nguồn để thực hiện

1 nhiệm vụ nào đó).
- HS: Quan sát sơ đồ hình 7-1
SGK để phân loại mạch điện tử.
I. Khái niệm, phân loại mạch điện tử.
1. Khái niệm:
- Mạch điện tử là mạch điện mắc phối hợp
giữa các linh kiện điện tử víi các bộ phận
nguồn để thực hiện 1 nhiệm vụ nào đó.
2. Phân loại:
* Theo chức năng và nhiệm vụ:
- Mạch khuếch đại.
- Mạch tạo sóng hình sin.
GV: Hồ Thị Hồng Thương
20
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12

Hoạt động 2: (12 phút)
Tìm hiểu về mạch chỉnh lưu:
- GV: Sử dụng tranh vẽ các hình
7-2; 7-3; 7-4 SGK để giới thiệu các
mạch chỉnh lưu.
- HS: Quan sát và cho biết nguyên
lí làm việc và nhận xét ưu, nhược
điểm của từng loại mạch.
a. Mạch điện chỉnh lưu nữa chu kì:
• Ưu: Đơn giản, chỉ dùng một
điôt.
• Nhược: Hiệu suất thấp vì chỉ
làm việc trong một nửa chu kì
=> biên độ dòng một chiều mấp mô

lớn nên việc lọc san bằng độ gợn
sóng khó khăn.
b. Mạch chỉnh lưu hai nữa chu kì:
* Mạch dùng 2 điôt
- D1 , D2 thay nhau chỉnh lưu từng
nửa chu kì của U
v
- Cuộn thứ cấp biến áp phải chia
2 nửa giống hệt nhau.
• Ưu: Hiệu suất lớn, độ mấp mô
của dòng một chiều giảm
• Nhược: Cuộn thứ cấp biến áp
phải chia 2 nửa giống hệt nhau
nên D1, D2 phải chịu điện áp
ngược gấp đôi (2U).
* Mạch chỉnh lưu cầu
• D1 cùng D3 ; D2 cùng D4
thay nhau chỉnh lưu từng nửa
chu kì
• Ưu: Hiệu suất lớn, biên độ
dòng một chiều mấp mô nhỏ
(như loại dùng 2 điôt), Khắc
phục được các nhược điểm
- Mạch tạo xung.
- Mạch nguồn chỉnh lưu, lọc và ổn áp.
* Theo phương thức gia công, xử lí tín hiệu:
- Mạch kĩ thuật tương tự.
- Mạch kĩ thuật số.
II. Mạch chỉnh lưu và nguồn một chiều :
1. Mạch chỉnh lưu:

- Dùng các điốt để đổi điện xoay chiều thành
điện một chiều.
- Có nhiều cách mắc mạch chỉnh lưu:
a. Mạch điện chỉnh lưu nữa chu kì: (7.2)
• Ưu: Đơn giản, chỉ dùng một điôt.
• Nhược: Hiệu suất thấp vì chỉ làm việc
trong một nửa chu kì
=> biên độ dòng một chiều mấp mô lớn nên
việc lọc san bằng độ gợn sóng khó khăn.
b. Mạch chỉnh lưu hai nữa chu kì:
* Mạch dùng 2 điôt: (7.3)
- D1 , D2 thay nhau chỉnh lưu từng nửa chu
kì của U
v
- Cuộn thứ cấp biến áp phải chia 2 nửa
giống hệt nhau.
• Ưu: Hiệu suất lớn, độ mấp mô của dòng
một chiều giảm
• Nhược: Cuộn thứ cấp biến áp phải chia
2 nửa giống hệt nhau nên D1, D2 phải
chịu điện áp ngược gấp đôi (2U).
* Mạch chỉnh lưu cầu (7.4)
• D1 cùng D3 ; D2 cùng D4 thay nhau
chỉnh lưu từng nửa chu kì
• Ưu: Hiệu suất lớn, biên độ dòng một
chiều mấp mô nhỏ (như loại dùng 2
điôt), Khắc phục được các nhược điểm
của loại dùng 2 điôt
GV: Hồ Thị Hồng Thương
21

Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
của loại dùng 2 điôt.
- GV: Trong hình 7-3 nếu mắc cả hai
điốt ngược chiều thì sẽ ra sao?
(Điện áp ra 1 chiều sẽ đổi dấu: điện
áp (-) ở trên, điện áp (+) ở dưới)
- Hình 7-4 nếu một điốt nào mắc
ngược hoặc bị đánh thủng thì sao?
(Cuộn dây thứ cấp của biến áp
nguồn bị ngắn mạch, dòng điện
tăng vọt làm đứt cầu chì hoặc cháy
biến áp nguồn.)
- HS: Chú ý tìm hiểu và trả lời.
- GV: Nhận xét.
Hoạt động 3: (13 phút)
Tìm hiểu về nguồn một chiều:
- GV: Dùng tranh vẽ hình 7-5; 7-6
để chỉ ra các khối chức năng trong
mạch nguồn một chiều.
- HS: Quan sát chỉ ra được dòng
điện chạy trong mạch và dạng sóng
minh họa điện áp ở các điểm 1, 2,
3, 4 trong mạch.
2. Nguồn một chiều:
a. Sơ đồ chức năng của mạch nguồn một chiều:
Sơ đồ khối của mạch nguồn hình 7-5
1. Biến áp nguồn.
2. Mạch chỉnh lưu.
3. Mạch lọc nguồn.
4. Mạch ổn áp.

5. Mạch bảo vệ.
b. Mạch nguồn điện thực tế:
- Biến áp nguồn.
- Mạch chỉnh lưu.
- Mạch lọc nguồn.
- Mạch ổn định điện áp một chiều.
4. Củng cố: (5 phút)
- Có mấy loại mạch điện tử ?
- Mạch chỉnh lưu gồm những mạch nào? Nguyên lí làm việc?
- Các khối chức năng của nguồn một chiều? Mạch nguồn trong thực tế?
IV. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ: (2 phút)
- Nhận xét quá trình tiếp thu của HS.
- HS trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
- Dặn dò:
+ Quan sát một số mạch nguồn một chiều trong thực tế.
+ Đọc trước bài 8 SGK.
GV: Hồ Thị Hồng Thương
22
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
Ngày soạn: 03/10/2011
Ngày giảng: 07/10/2011
Tiết 8:
Bài 8: MẠCH KHUẾCH ĐẠI - MẠCH TẠO XUNG (T
1
)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được chức năng, sơ đồ và nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại.
2. Kĩ năng:
- Đọc được sơ dồ và nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại.

3. Thái độ:
- Tuân thủ theo nguyên lí làm việc của các mạch.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: (2 phút)
2. Bài củ: (8 phút)
- Hãy nhận xét về ưu, nhược điểm của mạch chỉnh lưu cầu?
- Vẽ sơ đồ khối và nêu các khối chức năng của mạch nguồn một chiều?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: (7 phút)
Tìm hiểu về chức năng mạch
khuếch đại:
- GV: Liên hệ thực tế (ở các
máy tăng âm) và nghiên cứu
SGK. Em hãy cho biết chức năng
của mạch KĐ?
(KĐ tín hiệu về mặt điện áp,
dòng điện, công suất.)
- HS: Trả lời câu hỏi của GV.
- GV: Nhấn mạnh đây là mạch
điện rất cơ bản, nó có mạch trong
hầu hết các thiết bị điện tử. Có
thể dùng Tranzito rời rạc hoặc
dùng IC.

Hoạt động 1: (23 phút)
Tìm hiểu sơ đồ và nguyên lý làm
việc của mạch khuếch đại:
I. Mạch khuếch đại ( KĐ) :

1. Chức năng của mạch khuếch đại:
- KĐ tín hiệu về mặt điện áp, dòng điện,
công suất.
2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của mạch
khuếch đại:
a. Giới thiệu về IC khuếch đại thuật toán và
mạch khuếch đại dùng IC:
GV: Hồ Thị Hồng Thương
23
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
- GV sử dụng tranh vẽ kết hợp
vật mẫu như hình 8-1 SGK để
giải thích kí hiệu về IC KĐ thuật
toán.
- HS: Quan sát sơ đồ để biết các
kí kiệu.
- GV sử dụng tranh vẽ hình 8-2
SGK để giảng giải mạch KĐ điện
áp dùng OA.
- HS: Chú ý lắng nghe và ghi
chép.
- IC KĐ thuật toán (OA): Có hệ số KĐ
lớn, có hai đầu vào và một đầu ra.
- Kí hiệu của OA:
+E : Nguồn vào dương.
- E : Nguồn vào âm.
+ U
VK
: Đầu vào không đảo (+)
+ U


: Đầu vào đảo (-)
+ U
ra
: Đầu ra.
b. Nguyên lý làm việc của mạch KĐ điện áp
dùng OA:
- Đầu vào không đảo nối đất (điểm chung
của mạch).
- Tín hiệu vào qua R
1
đưa vào đầu đảo của
OA.
- Điện áp đầu ra ngược pha với điện áp đầu
vào và được KĐ lớn lên.
- HSKĐ: K
đ
=
Uvao
Ura
=
1R
Rht

HSKĐ do R
ht
Và R
1
quyết định.
4. Củng cố: (3 phút)

- Chức năng, sơ đồ, nguyên lí mạch KĐ dùng OA.
IV. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ: (2 phút)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: + Trả lời các câu hỏi cuối bài, học bài cũ.
+ Đọc trước nội dung phần II bài 8 SGK.
GV: Hồ Thị Hồng Thương
-
+
+ E
- E

VK
Ra
-
+
+E
-E
R
1
U
ra
24
R
ht
U
vào
Trường THPT Hải Lăng Công Nghệ 12
Ngày soạn: 10/10/2011
Ngày giảng: 14/10/2011
Tiết 9:

Bài 8: MẠCH KHUẾCH ĐẠI - MẠCH TẠO XUNG (T
2
)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được chức năng, sơ đồ và nguyên lí làm việc của mạch tạo xung.
2. Kĩ năng:
- Đọc được sơ dồ và nguyên lí làm việc của mạch tạo xung.
3. Thái độ:
- Tuân thủ theo nguyên lí làm việc của các mạch.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: (2 phút)
2. Bài cũ: (5 phút)
- Trình bày chức năng và nguyên lý làm việc của mạch khuếch đại điện áp dùng OA?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hoạt động 2: (7 phút)
Tìm hiểu về chức năng mạch tạo xung:
- GV: Liên hệ thực tế và nghiên cứu
SGK. Em hãy cho biết chức năng của
mạch tạo xung?
(Biến đổi năng lượng của dòng điện 1
chiều thành năng lượng dao động điện
có hình dạng và tần số theo yêu cầu)
Hoạt động 2: (26 phút)
Tìm hiểu về sơ đồ và nguyên lý làm việc
của mạch tạo xung:
- GV sử dụng tranh vẽ hình 8-3 SGK
giới thiệu sơ đồ mạch điện.

II. Mạch tạo xung:
1. Chức năng của mạch tạo xung:
- Biến đổi năng lượng của dòng điện 1
chiều thành năng lượng dao động điện có
hình dạng và tần số theo yêu cầu.
2. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của
mạch tạo xung đa hài tự dao động:
a. Sơ đồ mạch điện:
- T
1
,T
2
: cùng loại.
- R
1
, R
2
, R
3
, R
4
.
- C
1
, C
2
.
T1, T2 : tranzito mắc Emitter chung
R1, R2 : điện trở tải mắc ở cực C.
R3, R4 : điện trở định thiên cho T

1
và T
2
C1, C2 : điều khiển sự đóng mở của T
1

và T
2
.
GV: Hồ Thị Hồng Thương
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×