NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG MẸ ĐẺ LÊN NHỮNG BÀI VIẾT
CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT CHUYÊN ANH, KHOA NGOẠI NGỮ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Nguyễn Thị Tố Loan
Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hùng Vương
1. Mở đầu
Sự chuyển di trong ngôn ngữ (language transfer) là một đặc điểm quan trọng trong việc
tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai, và nó góp phần giải thích một cách thấu đáo cho bất kỳ hiện tượng
nào xảy ra trong việc tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai (đặc biệt với quá trình tiếp nhận ngôn ngữ của
những người trưởng thành). Chuyển di ngôn ngữ (language transfer) do T.Odin (1989) khởi
xướng trong công trình cùng tên được hiểu là ảnh hưởng của những kiến thức mà người học đã
tiếp thu trước đây - về ngôn ngữ và văn hoá mẹ đẻ hoặc về một ngôn ngữ và văn hoá khác, ngoài
ngôn ngữ đích - tác động lên quá trình người học tiếp nhận và sử dụng kiến thức ngữ dụng về
ngôn ngữ đang theo học. Theo định nghĩa này, chuyển di ngữ dụng tiêu cực (negative transfer)
được hiểu là việc áp dụng không thích hợp những phương tiện, cấu trúc, quy tắc trong tiếng mẹ đẻ
vào quá trình học ngoại ngữ, làm cho việc sử dụng ngôn ngữ đó bị sai lệch khác với chuẩn ngôn
ngữ đích (target norms). Hiện tượng chuyển di này có lí do sâu xa từ sự khác biệt giữa hai ngôn
ngữ. Chuyển di tiêu cực được thể hiện ở mọi cấp độ và bình diện ngôn ngữ. Chuyển di tiêu cực
được các nhà giáo học pháp quan tâm nhiều hơn là chuyển di tích cực (positive transfer, loại
chuyển di sản sinh ra những phát ngôn gần với ngôn ngữ đích) vì đây mới là loại chuyển di gây ra
nhiều vấn đề nhất đối với việc học ngoại ngữ và giao tiếp với người bản ngữ.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ là một trong các
nguyên nhân gây ra lỗi hay sự chuyển di tiêu cực trong quá trình học ngoại ngữ. Nhiều nghiên cứu về
lỗi do người học ngoại ngữ mắc phải, như Lado (1957), Fries (1965), Ellis (1985) cũng có cùng quan
điểm này. Tuy nhiên những nghiên cứu này hầu như chỉ tập trung chủ yếu vào việc xác định sự
chuyển di hơn là nghiên cứu cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển di đó cũng như nhận thức của
người học về những ảnh hưởng tiêu cực này. Hơn nữa, thực tế trong quá trình giảng dạy kỹ năng Viết,
tác giả nhận thấy sinh viên, đặc biệt là đối tượng sinh viên năm thứ nhất thường có xu hướng tư duy
và dịch từng từ từng chữ từ tiếng mẹ đẻ sang những bài viết tiếng Anh. Hơn nữa, các em thường mắc
lỗi trong cách sử dụng từ, trật tự từ do có sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Do đó, những bài viết của
các em thường mang tính chất dịch thuật từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh, không mang tính chất hàn
lâm và gắn với lối tư duy của người bản địa. Chính vì vậy, sự cần thiết phải có một nghiên cứu để tìm
hiểu, chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ lên những bài viết tiếng Anh, cũng như nhận
thức của chính người học, để giúp cả giáo viên giảng dạy và sinh viên có thể kiểm soát được những
ảnh hưởng tiêu cực và điều chỉnh việc học tập và giảng dạy hợp lý và hiệu quả hơn.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng: 46 sinh viên năm thứ nhất ở lớp K11 Đại học sư phạm tiếng Anh. Tất cả đều
tham gia học môn Viết 1 – trong học kỳ 1 tại Khoa Ngoại ngữ, Đại học Hùng Vương. Hầu hết các
em chưa từng được tiếp xúc với kỹ năng Viết một cách bài bản.
- Công cụ nghiên cứu: So sánh đối chiếu (Contrastive Analysis) và Phân tích lỗi (Error
Analysis). So sánh đối chiếu (CA) là cách tiếp cận cơ bản nhất được sử dụng để phân tích những
ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Theo Richards and Schmidt (2002), CA tập trung vào so sánh hai hệ
thống ngôn ngữ khác nhau để tìm ra những vấn đề mà người học ngoại ngữ thường gặp. Vào những
năm 1960s, phương pháp Phân tích lỗi (EA) đã phát triển như một công cụ thay thế So sánh đối
chiếu. Phương pháp này đã chỉ ra rằng: Ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ lên những bài viết của sinh viên
phức tạp hơn nhiều. James (2001) miêu tả phương pháp này như một cách tiếp cận thay thế được sử
dụng để nhận ra những lỗi đã bị phớt lờ bởi sinh viên khi học ngôn ngữ thứ hai. Jie (2008) cũng ủng
1
hộ tính hiệu quả của phương pháp này trong việc phân tích lỗi gây ra bởi sự ảnh hưởng của tiếng mẹ
đẻ. Có thể thấy rằng, phương pháp này không những hỗ trợ người nghiên cứu nhận ra những ảnh
hưởng của tiếng mẹ đẻ khi học ngôn ngữ thứ hai mà còn giúp người học hiểu ra nguyên nhân mắc
lỗi đó và biết cách sửa chúng.
Ngoài ra, để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về ảnh hýởng của tiếng mẹ ðẻ tới quá trình
học viết tiếng Anh của họ, nhóm nghiên cứu có sử dụng thêm phiếu điều tra bao gồm 6 câu hỏi
với nội dung bao gồm: nhận thức của sinh viên về ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, tìm hiểu nguyên
nhân và giải pháp. Phiếu này được phát cho các em sinh viên trước khi bắt đầu khóa học.
- Cách thức thu thập dữ liệu: 3 thể loại bài viết được lựa chọn: Viết thư cho bạn, Miêu tả
người, và Viết bài trần thuật (kể về một sự kiện đáng nhớ trong cuộc đời). Đây là một trong những
bài thể hiện sự tổng hợp kiến thức và kỹ năng sinh viên đã được luyện tập và là những chủ đề khá
quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, do đó sinh viên có thể viết với sự yêu thích, và những tình
cảm, suy nghĩ thật của mình với độ dài là từ 120 – 150 từ. Sau đó, giáo viên sẽ thu lại những bài
viết này, thống kê lỗi sinh viên mắc phải và phân tích.
- Phân tích và xử lý số liệu: 138 bài viết đã được thu thập và phân tích để tìm ra lỗi sử
dụng phương pháp phân tích lỗi và tất cả những lỗi này sẽ được xác nhận lại qua 3 chuyên gia
ngôn ngữ, đã từng dạy Viết tại các trường Đại học ở Việt Nam trong ít nhất là 10 năm, để có thể
nhận diện chính xác những lỗi thực sự của sinh viên Việt nam khi viết. Thống kê miêu tả được sử
dụng trong nghiên cứu này bao gồm: tính tần xuất mắc lỗi và số lượng phần trăm. Thêm vào đó,
nhóm nghiên cứu cũng thống kê, phân tích cụ thể bảng câu hỏi điều tra để làm rõ thêm nhận thức
của sinh viên về ảnh hưởng này.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Sự ảnh hưởng tiêu cực cuả tiếng Việt được thể hiện qua những lỗi sai sinh viên
Qua phân tích, tác giả đã thống kê được 1017 lỗi ở loại bài trần thuật, 987 lỗi ở loại bài
miêu tả và 983 lỗi ở loại bài viết thư, trong đó đã thống kê phân loại và nhận ra 15 lỗi phổ biến
nhất sinh viên thường mắc phải khi học viết tiếng Anh do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Đó là: Cách
sử dụng các thì, Cách dùng từ, Diễn đạt ý, Mạo từ, Giới từ, Trật tự từ, Số của danh từ, Câu gãy,
Thể của động từ, Thiếu động từ be, Động từ nguyên thể/ Danh động từ, Liên kết văn bản, Sự hòa
hợp giữa chủ ngữ - động từ, Dấu câu, Văn phong học thuật. Các lỗi đó được phân loại và thảo
luận ở ba khía cạnh: từ vựng, cú pháp và văn bản.
3.1.1. Khía cạnh từ vựng (Lexis level)
Những lỗi điển hình có thể thấy trong 138 bài viết thuộc khía cạnh từ vựng bao gồm: số
của danh từ, cách lựa chọn từ không chính xác.
- Số của danh từ: Sinh viên thường mắc lỗi thêm s/es để biểu hiện nghĩa số nhiều của những
danh từ đếm được, trong khi những danh từ này không có dạng thức số nhiều trong tiếng Anh. Do
đó, sinh viên cứ thấy “Các/ những” trong tiếng Việt là thêm s/es vào mặc dù không phải lúc nào
cũng có sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ.
- Cách lựa chọn từ không chính xác: Tỉ lệ sinh viên sai về cách kết hợp từ càng lớn đối với các
từ ít quen thuộc hơn, và rõ ràng là các em có xu hướng lựa chọn nhưng từ mà khi dịch theo nghĩa
tiếng Việt thấy đúng. Một số ví dụ bao gồm: “Big rain” thay cho “Heavy rain”, “Wide
shoulders” thay cho “Broad shoulders”…Hiện tượng mắc lỗi từ vựng thứ hai do ảnh hưởng của
tiếng mẹ đẻ chính là sử dụng thừa từ. Trong tiếng Anh chỉ cần một từ có thể đủ diễn đạt, nhưng do
thói quen dịch từ tiếng Việt sang nên sinh viên mắc lỗi (Ví dụ: Go to visit somebody; Although S
+ V, but S + V, Because S + V, so S + V…)
3.1.2. Khía cạnh cú pháp (Syntax level)
2
Sinh viên thường mắc phải các lỗi về thì của động từ, thiếu động từ tobe, cách sử dụng các
giới từ đi kèm, đặc biệt là các giới từ trong các cụm động từ Phrasal verbs, sự hòa hợp giữa chủ ngữ
- động từ, sử dụng mạo từ, trật tự từ, thể của động từ, dấu câu và cấu trúc ngữ pháp.
- Thì của động từ: Thì của động từ là hiện tượng gây khó khăn nhất cho sinh viên nhiều nhất
trong loại bài trần thuật, và tương đối nhiều trong loại bài viết thư.
- Thiếu động từ “tobe”: Khác với tiếng Anh, trong tiếng Việt không có động từ “tobe”, do đó khi
viết câu, sinh viên cũng thường bỏ luôn động từ “tobe”. Trong 138 bài viết của sinh viên, có đến
khoảng 102 lỗi thiếu động từ tobe, đa số đây là các động từ tobe được dùng trước tính từ để diễn
tả tính chất của sự vật, sự việc, chính vì vậy lỗi này phổ biến nhất với dạng bài miêu tả, vì phải sử
dụng nhiều đến các tính từ và trạng từ trong câu để diễn đạt.
- Cách sử dụng giới từ: Một loại lỗi thứ hai thường gặp đó là sử dụng sai giới từ, do sinh viên bị
ảnh hưởng của việc dịch từ nghĩa tiếng Việt sang nên có sự lựa chọn sai giới từ, ví dụ: On the
sky / up the sky; Provide somebody with something; Discuss about / of the issue; …Điều này có
thể lý giải bởi lẽ thông thường các cụm động từ trong tiếng Anh không có nghĩa, nhưng khi chúng
ta ghép nghĩa của các từ tạo nên mà nó mang nghĩa khác hoàn toàn.
- Sự hòa hợp giữa chủ ngữ - động từ: Sự hòa hợp giữa chủ ngữ - động từ cũng là một khía cạnh
gây khó khăn cho nhiều sinh viên khi học tiếng Anh. Trong tiếng Việt, động từ không bao giờ
biến đổi dạng thức dù chủ ngữ của nó là gì, và động từ ở thì nào. Còn trong tiếng Anh thì chủ ngữ
số ít phải đi với động từ chia ở số ít, và chủ ngữ số nhiều sẽ đi với động từ ở dạng thức số nhiều.
Do đó, sinh viên thường mắc lỗi với hiện tượng này.
- Cách sử dụng mạo từ: Trong tiếng Việt, không có khái niệm mạo từ, trước các danh từ ta
thường gặp những từ chỉ đơn vị như: chiếc, cái, con, đứa, quả, những, v.v. Trong khi đó, trong
tiếng Anh, chỉ có 3 mạo từ (a/an/the) chia làm hai loại: mạo từ xác định và mạo từ không xác định
với nhiều quy tắc và cách sử dụng, chính vì vậy, sinh viên thường hay sử dụng sai mạo từ.
- Thể của động từ: Do ảnh hưởng của tiếng Việt cũng làm cho sinh viên sử dụng sai dạng bị
động trong tiếng Anh. Phổ biến nhất là hiện tượng sinh viên sử dụng cấu trúc ở thể bị động với
nội động từ thay vì dạng thức đúng là thể chủ động. Đa số sinh viên thấy có “Bị” hay “Được”
trong tiếng Việt thì chuyển ngay sang hình thức bị động trong tiếng Anh mà không cân nhắc xem
động từ tương đương trong tiếng Anh là nội động từ hay ngoại động từ.
- Trật tự từ trong câu: Có thể thấy từ những bài viết của sinh viên, ảnh hưởng của trật tự từ trong
cấu trúc tiếng Việt cũng được thể hiện nhiều nhất trong trật tự của tính từ và trạng từ. Trong cấu
trúc tiếng Việt, hầu hết tính từ đứng sau danh từ mà nó bổ nghĩa, trong khi cấu trúc tiếng Anh thì
ngược lại. Điều này dẫn đến việc sinh viên thường mắc lỗi khi dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh.
Ngoài ra, khi diễn đạt sự sở hữu, thay vì sử dụng các tính từ sở hữu hoặc dạng sở hữu cách, sinh
viên thường có xu hướng dịch từ tiếng Việt sang. Ngoài ra, trong tiếng Anh, trạng từ được phân
làm nhiều loại và mỗi loại có một vị trí khác nhau trong câu, do đó, gây không ít khó khăn cho
người học.
- Động từ nguyên thể và danh động từ: Sự thiếu sót của các động từ liên kết như:
- “I want go shopping with my friend at weedkend” (Tôi muốn đi mua sắm với bạn tôi vào cuối
tuần.) hay “My parents allowed me go camping this morning” (Bố mẹ cho tôi đi cắm trại sáng
nay) cho thấy sinh viên luôn đặt câu mà không sử dụng các động từ liên kết do sự ảnh hưởng của
trật tự từ trong tiếng Việt.
- Dấu câu: Sinh viên thường sử dụng dấu phẩy (,) thay cho dấu chấm (.) giữa hai câu. Đặc biệt là
khi viết câu ghép tiếng Anh, sinh viên thường quên hoặc mắc lỗi khi sử dụng dấu câu với
FANBOYS (For, And, Nor, But, Or, Yet, So). Ngoài ra, trong thể loại viết thư, sinh viên thường
mắc lỗi khi sử dụng nhiều dấu chấm than (!), đặc biệt sau từ Dear…, do ảnh hưởng khi viết thư
trong tiếng Việt. Ví dụ: Dear John!
3.1.3. Khía cạnh văn bản (discourse level)
3
- Viết câu gãy (fragment): Trong 138 bài viết của sinh viên, có rất nhiều lỗi về Fragment vì các
em nhầm tưởng một mệnh đề phụ (subordinate clause) có thể đứng độc lập như mệnh đề chính
(main clause hay independent clause).
- Diễn đạt văn phong chưa trang trọng (informal): Trong các bài viết, một số đã làm cho bài viết
của mình trở nên quá nghi thức, trịnh trọng và câu nệ (formal); trái ngược lại, một số lại không để
xem ý ai sẽ là người đọc bài luận của mình nên dùng những từ thiếu tính trang trọng (non-
formal). Ngoài ra, với thể loại viết thư, do sự khác biệt về mặt hình thức cũng như một số cấu trúc
trang trọng trong một bức thư của tiếng Anh và tiếng Việt, nên đa số sinh viên mắc lỗi về hình
thức trình bày khi xưng hô hay khi kết của một bức thư.
- Diễn đạt ý: Đa phần sinh viên năm thứ nhất thường không có đủ lượng từ vựng và cấu trúc ngôn
ngữ để biểu đạt ý tưởng và quan điểm trong khi viết. Do vậy họ thường phải thay những từ và cấu
trúc câu mà họ không biết bằng những gì mà họ đã học. Chính điều này đã dẫn tới lối ‘viết vòng
vo’ để diễn đạt ý tưởng. Chính việc dịch từng từ tiếng Việt sang tiếng Anh đã làm cho câu văn
rườm rà, khó hiểu và đôi khi gây buồn cười.
- Liên kết văn bản: Đa số sinh viên mắc lỗi do ảnh hưởng tư duy của tiếng Việt, đặc biệt với một
số cấu trúc” Although…., but… ” hay “Because… , so… ”. Ngoài ra, trong các bài viết, lỗi bỏ
liên từ “and” cũng xảy ra khá nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do các em vẫn dịch từ tiếng Việt
sang tiếng Anh và phớt lờ các quy tắc liên kết trong câu.
Tóm lại, có thể thấy rằng, trong ba khía cạnh của sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ trong đoạn
tiếng Anh, thì sự can thiệp cú pháp, trong đó có nhiều vấn đề về lỗi ngữ pháp dường như là vấn đề
mãn tính nhất.
3.2. Ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ lên những thể loại bài viết khác nhau
Theo kết quả nghiên cứu, có sự khác biệt về tần xuất mắc lỗi giữa các thể loại đoạn văn.
Có thể thấy rằng lỗi về thì là loại lỗi thường gặp nhất của sinh viên khi viết loại bài trần thuật.
Không giống như bài thể loại trần thuật, thì của động từ không phải là lỗi gặp nhiều nhất trong
loại bài miêu tả, bởi vì ở thể loại này, sinh viên ít mắc lỗi với thì. Tuy nhiên, các loại lỗi thường
gặp nhất ở thể loại này đó là cách lựa chọn từ (19,47%), trật tự từ (13,65%), Diễn đạt ý (11,3%),
và mạo từ (6,61%), khá giống với những lỗi gặp ở thể loại trần thuật. Ngạc nhiên là, trong loại bài
viết này, Số của danh từ chiếm 6,75%, sự hòa hợp giữa chủ ngữ - động từ là 6,18% cũng trở thành
một trở ngại khi viết loại bài miêu tả. Do đó, những lỗi sai về mạo từ, Số của danh từ của từ, sự
hòa hợp giữa chủ ngữ - động từ là những lỗi phổ biến trong những bài viết của sinh viên.
Có thể dễ dàng nhận ra rằng, thể loại bài viết có ảnh hưởng đáng kể đến loại lỗi mà sinh
viên mắc phải. Trong hai thể loại bài viết: trần thuật và miêu tả, lỗi về văn phong không học thuật
dường như ít hơn, tuy nhiên trong loại bài viết thư, đây lại là một lỗi mà phần lớn sinh viên mắc
phải (9,37%). Cũng không ngạc nhiên khi lỗi về Số của danh từ của từ vẫn chiếm 16,95%, lựa
chọn từ chiếm 12,73%,Diễn đạt ý chiếm 13,16%, sự hòa hợp giữa chủ ngữ - động từ chiếm 7,51%
và Số của danh từ chiếm 6,94% vẫn là 5 lỗi phổ biến nhất, gần tương đương như hai thể loại trần
thuật và miêu tả. Để giải thích một cách rõ ràng hơn, một sự so sánh từng loại lỗi trong 3 thể loại
bài viết được so sánh trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 1. So sánh các loại lỗi tìm thấy trong 3 thể loại bài viết
Trong đó:
4
1 - Cách sử dụng các thì 6 - Trật tự từ 11 - Động từ nguyên thể/Danh động từ
2 - Cách dùng từ 7 - Số của danh từ 12 - Liên kết văn bản
3 - Diễn đạt ý 8 - Câu gãy 13 - Sự hòa hợp giữa chủ ngữ - động từ
4 - Mạo từ 9 - Thể của động từ 14 - Dấu câu
5 - Giới từ 10 - Thiếu động từ “be” 15 - Văn phong học thuật
Nói chung, không chỉ giáo viên dạy kỹ năng viết cần đưa ra phản hồi cho những bài viết
của sinh viên dựa theo lỗi mà sinh viên mắc phải, mà cũng cần căn cứ vào những loại lỗi đó để
đưa ra một bài giảng về ngữ pháp hiệu quả hơn tương ứng với thể loại bài viết đó. Từ những vấn
đề được tìm ra ở trên, có thể thấy rằng, trong suốt quá trình viết, rất cần thiết phải có sự ôn tập,
nhắc lại cấu trúc, cách tổ chức ý và những điều cần thiết khác về các thể loại bài viết khác nhau,
do đó, những kiến thức về sự khác biệt về ngôn ngữ giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai là rất
cần thiết.
3.3. Nhận thức của sinh viên về những ảnh hưởng của tiếng Việt
Trong quá trình học ngoại ngữ, mắc lỗi là một điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, liệu
người học có biết đến khái niệm “ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ” trong học ngoại ngữ hay không?
Trong đó 46 sinh viên trả lời, đa số sinh viên 76% chọn câu trả lời B, họ biết rằng khái niệm này
nói tới những tác động tiêu cực của tiếng mẹ đẻ trong việc học ngoại ngữ nhưng họ không biết rõ
tác động như thế nào. Số sinh viên khẳng định họ hiểu và biết rõ những ảnh hưởng của tiếng mẹ
đẻ chỉ chiếm 8% sinh viên tham gia nghiên cứu.
Về tần xuất mắc lỗi do ảnh hưởng của tiếng Việt, kết quả câu hỏi điều tra số 2 cho thấy,
chỉ có 4% sinh viên trả lời chưa bao giờ mắc lỗi này. Số sinh viên thỉnh thoảng mắc lỗi chiếm đa
số (59%), và 37% còn lại cho biết họ thường xuyên mắc lỗi trong khi viết tiếng Anh do ảnh hưởng
của tiếng Việt. Để lý giải thêm vấn đề này, câu hỏi số 3 tìm hiều lý do sinh viên biết được việc
mắc lỗi của họ là do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. 65% sinh viên khẳng định rằng chính giáo viên
dạy tiếng Anh chỉ rõ cho họ biết điều này. 3% sinh viên biết điều này nhờ bạn cùng học. Họ cho
biết thêm rằng, trong quá trình chưa lỗi chéo giữa các sinh viên trong lớp hay khi các em biết đó
là lỗi nhưng chưa hiểu được tại sao lại sai trong khi không dám hỏi các thầy cô thì các bạn cùng
lớp cũng có thể cho họ lời giải đáp. Số còn lại, 32% sinh viên chọn đáp án C, đó lại họ tự xem lại
những lỗi sai của mình, so sánh với tiếng Việt và nhận ra. Theo quan sát của nhóm nghiên cứu,
những sinh viên tự tìm và phát hiện ra lỗi sai của mình thường là các em có năng lực tiếng Anh
tương đối tốt và ý thức học cao. Xét về phạm vi ảnh hưởng của tiếng Việt tới việc học viết tiếng
Anh, đa số sinh viên thấy mình bị ảnh hưởng nhiều nhất tới cách diễn đạt và ngữ pháp. Số sinh
viên cho rằng mình bị ảnh hưởng bởi ngữ pháp tiếng Việt chiếm 51%, cách diễn đạt chiếm 34%,
12% sinh viên nghĩ rằng họ bị ảnh hưởng nhiều nhất ở mặt từ vựng và chỉ có 3% sinh viên chọn
ảnh hưởng về chính tả.
Biểu đồ 2. Những khía cạnh sinh viên thấy bị ảnh hưởng của tiếng Việt
Câu hỏi số 5 trong phiếu điều tra nhằm tìm hiểu nhận thức của sinh viên về những nguyên
nhân khiến họ chịu ảnh hưởng của tiếng Việt trong quá trình học viết tiếng Anh. Biểu đồ sau đây
sẽ mô phỏng kết quả thu được:
5
Biểu đồ 3. Ý kiến của sinh viên về nguyên nhân khiến họ bị ảnh hưởng của tiếng Việt
Trong đó:
1 – Có nhiều điểm khác biệt giữa hai ngôn ngữ
2 – Vốn tiếng Anh của sinh viên còn ít
3 – Tiếng Việt được sử dụng nhiều trong giờ
tiếng Anh
4 – Thói quen nghĩ bằng tiếng Việt rồi dịch
sang tiếng Anh
5 – Thiếu môi trường tiếng
6 – Số giờ học tiếng Anh còn ít
Như vậy có thể thấy rõ trên biểu đồ, ba nguyên nhân chủ đạo nhất khiến sinh viên bị ảnh
hưởng của tiếng Việt khi học viết tiếng Anh đó là: Vốn tiếng Anh của họ còn yếu (52% sinh viên
khẳng định nguyên nhân này), do họ thường nghĩ bằng tiếng Việt rồi dịch sang tiếng Anh (51%), và
do có nhiều điểm khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong khi tiếng Việt đã ăn sâu vào tiềm thức
của họ (42%). Các nguyên nhân khác tuy chiếm tỉ lệ ít hơn những cũng rất đáng lưu tâm. 34% sinh
viên nghĩ rằng họ mắc lỗi ảnh hưởng của tiếng Việt do tiếng Việt vẫn được sử dụng nhiều trong các
giờ học tiếng Anh. Số sinh viên lý giải việc mắc lỗi của mình do chưa có môi trường học tiếng Anh
thuần túy chiếm 30%. Ngoài ra, 21% sinh viên chỉ ra một nguyên nhân nữa khiến họ bị ảnh hưởng
của tiếng mẹ đẻ đó là số giờ học tiếng Anh mỗi tuần của họ còn ít. Có một số ít sinh viên trả lời câu
hỏi mở nêu ra những nguyên nhân khác dẫn tới việc họ chịu sự ảnh hưởng của tiếng Việt. Một số
nguyên nhân được họ kể ra, bao gồm: yếu tố tâm lý, ngại tương tác với giáo viên, bạn cùng lớn bằng
tiếng Anh do đó hay diễn đạt sai, hay do họ không tự học, tự tìm tòi kiến thức qua các nguồn tài liệu
khác.
Vậy khi đã biết nguyên nhân mắc lỗi thì sinh viên có những giải pháp gì để tự giúp mình
khắc phục? Câu hỏi số 6 được thiết kế để tìm ra câu trả lời cho vấn đề này. Có 15% sinh viên
tham gia nghiên cứu chọn đáp án D: tức là họ không biết phải làm gì. Số sinh viên ghi lại lỗi sai
và luyện tập cách dùng đúng chiếm tỉ lệ nhiều nhất 38%. Ngoài ra, 27% sinh viên trả lời sau khi
biết mình mắc lỗi do ảnh hưởng của tiếng Việt, họ thường xem xét lại sự khác biệt giữa hai ngôn
ngữ để nhớ và tránh. Số sinh viên còn lại (20%) có cách khắc phục lâu dài hơn, cố gắng luyện viết
tiếng Anh nhiều hơn.
4. Kết luận
Tóm lại, các thông tin, số liệu thu thập được qua 138 bài viết ở 3 thể loại khác nhau (viết
thư, miêu tả, trần thuật) và phiếu điều tra dành cho sinh viên đều được phân tích, tổng hợp và trình
bày trong nghiên cứu nhằm giúp cho người đọc hiểu rõ về những ảnh hưởng của tiếng Việt đối
với việc học viết tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất chuyên Anh - ĐHHV. Kết quả điều tra cho
thấy rõ hiện tượng mắc lỗi sai trong tiếng Anh do ảnh hưởng của tiếng Việt rất phổ biến, tác động
tới đa số sinh viên năm thứ nhất chuyên Anh - ĐHHV. Trong đó, các lỗi sau ở khía cạnh cú pháp
là điển hình và tiêu biểu nhất, thể hiện nhiều lỗi sai nhất. Ngoài ra, kết quả cũng chỉ ra rằng, với
mỗi một thể loại bài khác nhau, số lỗi sinh viên sẽ mắc phải sẽ khác nhau. Cả giáo viên dạy tiếng
Anh và cả những sinh viên này đều nhận thức rất rõ về thực trạng này. Họ cũng ý thức rõ về một
số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này. Có 6 nguyên nhân cơ bản theo sự khẳng định của cả giáo
viên và sinh viên. Thứ nhất, vốn tiếng Anh của sinh viên còn yếu; Thứ hai là sinh viên có thói
quen tư duy bằng tiếng Việt rồi dịch sang tiếng Anh; Thứ ba là tiếng Anh và tiếng Việt có nhiều
điểm khác biệt trong khi tiếng Việt đã ăn sâu trong tiềm thức của sinh viên; Nguyên nhân thứ tư là
do tiếng Việt vẫn được sử dụng nhiều trong giờ học tiếng Anh. Một nguyên nhân nữa là sinh viên
học tiếng Anh trong môi trường Việt Nam chứ không phải ở các nước nói tiếng Anh. Cuối cùng
6
có thể thấy rằng số giờ học tiếng Anh mỗi tuần của sinh viên còn ít nên cũng tác động tới hiện
tượng này.
* Những đề xuất sư phạm
Trước thực trạng sinh viên thường hay sử dụng sai tiếng Anh do ảnh hưởng của tiếng mẹ
đẻ như vậy, nhóm tác giả với tư cách một giáo viên dạy viết tiếng Anh xin có một vài để xuất như
sau:
- Nâng cao vốn từ vựng học thuật qua các bài đọc theo chủ đề
- Cải thiện lỗi diễn đạt ý trong tiếng Anh
- Giáo viên nên sử dụng nhiều tiếng Anh trong giờ dạy
- Khuyến khích sinh viên tiếp cận với ngoại ngữ trong tình huống đời thường nhiều hơn
- Giáo viên nên lồng ghép so sánh đối chiếu Anh - Việt trong bài giảng
- Giáo viên thiết kế các dạng bài tập liên quan để giúp sinh viên luyện tập và tránh lỗi
- Khuyến khích sinh viên sử dụng các tiện ích của Internet để mở rộng giao tiếp bằng ngoại ngữ
với người nước ngoài
Ngoài ra, một số giải pháp hữu hiệu khác để hạn chế sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ tiêu
cực trong văn bản tiếng Anh từ nghiên cứu này bao gồm: dạy việc sử dụng đúng từ điển song ngữ
Anh - Anh để giúp các sinh viên hiểu ý nghĩa và có sự lựa chọn từ thích hợp với bối cảnh của
chúng cũng như các ví dụ về câu tiếng Anh đúng, có phương pháp tiếp cận quá trình dạy kỹ năng
viết phù hợp bao gồm các tiến trình: pre, while, và post-writing (giai đoạn trước, trong, và sau
viết), và gợi ý cho sinh viên sử dụng nhiều tiếng Anh cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy
sử dụng các phương tiện trong lớp học viết có thể thay thế để hạn chế tối đa ảnh hưởng của tiếng
mẹ đẻ. Có lẽ không ai có thể phủ nhận rằng giữa nhận thức và hành động còn có một khoảng cách
rất xa. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và sinh viên cũng như có sự hợp tác chặt chẽ
giữa các giáo viên cùng tham gia giảng dạy tiếng Anh tại trường để có thể thực hiện được từng
bước trong lộ trình khắc phục hiện trạng này.
Tài liệu tham khảo
[1] Bennui, P. (2008), A study of L1 interference in the writing of Thai EFL students, Malaysian
Journal of ELT Research, 4, 72-102.
[2] Bhela, B. (1999), Native language interference in learning a second language: Exploratory
case studies of native language inference with target language usage, International Education
Journal, 1(1), 22-31.
[3] Hashim, A. (1999), Crosslinguistic influence in the written English of Malay undergraduate,
Journal of Modern Languages, 12(1), 59-76.
[4] James, C. (2001), Errors in language learning and use: Exploring error analysis, Beijing:
Foreign Language Teaching and Research Press.
[5] Richards, J. C.& Schmidt, R. (2002), Dictionary of language teaching and applied linguistics
(3rd ed.), London: Longman.
7
SUMMARY
NATIVE LANGUAGE INTERFERENCE IN THE WRITING OF ENGLISH MAJOR
FIRST – YEAR STUDENTS OF FOREIGN LANGUAGE DEPARTMENT, HUNG
VUONG UNIVERSITY
Nguyen Thi To Loan
Hung Vuong University
This study aimed to analyse and describe features of L1 interference in the
writing by 46 first-year English-major students who enrolled in the Writing
course in semester 1 at Foreign Language Department – Hung Vuong University.
Three levels of L1 interference, namely lexis, syntax and discourse, were analyzed
from samples of the students’ writing in three types: writing a friendly letter,
narrative and describing people and discussed by considering two approaches:
contrastive analysis, and error analysis. It was found that literal translation of
Vietnamese words into English mainly represented features of L1 lexical
interference in the students’ written English. Moreover, structural borrowing
from Vietnamese language such as word order, subject-verb agreement, and
coherence indicated features of L1 syntactic interference. In addition, levels of
language style and Vietnamese cultural knowledge in written discourse
presented features of L1 discourse interference. Moreover, the level of
interference differs in each specific type of writing. Six main causes were also
pointed out by teachers and students. Based on the findings, recommendations
for dealing with the first language interference and for enhancing the teaching of
EFL writing were put forward.
Keywords: Native language interference, Writing, Error analysis.
8