Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Cấu tứ nghệ thuật của Thơ Đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.77 KB, 28 trang )

Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN
Chuyên đề : VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA
HÌNH THỨC – THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN
ĐỀ BÀI: Tìm minh họa những bài thơ Đường theo 3 kiểu quan hệ cấu tứ
thường gặp. Trình bày chữ Hán, dịch nghĩa , dịch thơ và bình giá mỗi kiểu cấu
tứ 1 bài.
BÀI LÀM
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ THƠ ĐƯỜNG
Thơ Đường hay Đường thi (ch ữ Hán:唐诗) là toàn bộ thơời Đ ườ ng được
các nhà thơ người Trung Qu ố c sáng tác trong khoảng từ th ế k ỉ 7 - 10 (618 - 907).
Các sáng tác của hàng nghìn nhà thơời Đường được bảo tồn trong cuốn Toàn
Đ ườ ng thi gồm 48.900 bài. Đời Thanh chọn 300 bài do Hành Đ ườ ng và Tr ầ n
Uy ể n Tu ấ n bổ chú thành "Đường thi tam bách thủ" được phổ biến rộng rãi ở
Trung Quốc, Vi ệ t Nam
Các giai đoạn
Thơ Đường có thể chia ra làm 4 giai đoạn: Sơ Đường (618 - 713), Thịnh Đường
(713 - 766), Trung Đường (766 - 835), Vãn Đường (835 - 907).
Thời Sơ Đường, các nhà thơ mệnh danh là "Tứ kiệt" gồm Dương Quýnh, Lư Chiếu
Lân, Lạc Tân Vương và Vương Bột đã đổi được phần nào phong khí uỷ mị của thơ
các triều đại trước. Tới Trần Tử Ngang thì có phong trào đổi mới thi ca theo tinh
thần phong nhã của "Kinh thi" và "phong cốt Hán Nguỵ", chủ trương làm thơ phải
có "kí thác", nghĩa là nói lên tâm tình của mình, ghi lại cảm xúc thật sự của mình
trước hiện thực đời sống, bỏ hẳn thơ sắc tình đời Lục triều, và thơ ca công tụng
đức, thơ ứng chế của một số nhà thơ đầu đời Đường như Thẩm Thuyên Kỳ, Tống
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 1
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
Chi Vấn. Các nhà thơ sau Trần Tử Ngang làm thơ "kí thác" đều theo 2 khuynh
hướng chính là trữ tình, lãng mạn, hoặc hiện thực xã hội. Ba đại biểu lớn là Lý
Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị.


Màu sắc phong cách của các nhà thơ đời Đường rất khác nhau, tuỳ người sáng tác
theo đạo Nho, đạo Phật hoặc theo Lão Trang.
Thơ Đường có loại thơ như sau: "biên tái" (Cao Thích, Sầm Tham sáng tác), thơ
"điền viên" (Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên sáng tác), thơ "tân nhạc phủ" (Bạch Cư
Dị, Nguyên Chẩn sáng tác), thơ "chính nhạc phủ" đời Vãn Đường (sáng tác Bì
Nhật Hưu, Đỗ Tuấn Hạc) và theo khuynh hướng hiện thực (Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị
sáng tác).
CHÂN DUNG MỘT SỐ NHÀ THƠ LỚN ĐỜI ĐƯỜNG
Lý Bạch
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 2
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
Đỗ Phủ

Bạch Cư Dị
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 3
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20

Vương Duy
Vương Bột
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 4
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20

Một bài thơ của thi tiên Lý Bạch

Một đoạn thơ của Đỗ Phủ
Các thể loại chính
Các nhà thơ sáng tác theo 3 thể chính: thơ luật Đường, thơ Cổ phong và Nhạc Phủ.

Những bài thơ hay nhất của Lý Bạch là thơ nhạc phủ và các bài cổ phong thích hợp
với phong cách phóng túng của ông. Đỗ Phủ thì dùng thể cổ phong khi làm thơ
hiện thực và dùng thể luật thi khi làm thơ trữ tình. Về nội dung cũng như về nghệ
thuật, khó tìm được những đặc điểm chung cho bấy nhiêu nhà thơ, sống ở nhiều
hoàn cảnh lịch sử khác nhau, tư tưởng sở thích cũng khác nhau. Nhưng về ngôn
ngữ, thơ Đường tinh luyện, súc tích, chọn lọc, âm điệu hài hoà, đa dạng, phong
phú. Các nhà thơ Đường không nói hết ý mình khi làm thơ; đó là một cách làm cho
người đọc cùng tham gia với nhà thơ trong việc thưởng thức bài thơ. Đời Đường
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 5
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
được xem là thời đại hoàng kim của thơ ca Trung Quốc thời phong kiến. Và người
nước ngoài thường chỉ biết ba nhà thơ lớn đời Đường là Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch
Cư Dị.
PHẦN II : CẤU TỨ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ ĐƯỜNG
“ Cấu tứ nghệ thuật là cách thức tổ chức của một tác phẩm nghệ thuật, là
phạm trù thẩm mỹ quan trọng của nghệ thuật. Nó là thước đo của chất lượng thi
ca, khi nó đem lại cho độc giả những hứng thú và hưởng thụ thẩm mĩ vô hạn, cũng
là khát vọng của thực tiễn sáng tạo nghệ thuật ở mỗi nhà thơ.
Điều đặc biệt là có nhiều nhà thơ đời Đường cùng viết về một đề tài như:
sơn thủy điền viên, biên tái, chiến tranh, cung nữ, chinh phụ… song mỗi bài lại có
một cách thức thể hiện độc đáo khác nhau. Điều này là do cấu tứ mỗi bài khác
nhau. Đó là cách sáng tạo trong quá trình khám phá và thể hiện cuộc sống của
mỗi nhà thơ, làm nên sức hấp dẫn và sự trường tồn của thơ Đường. Đóng góp cho
sức hấp dẫn và trường tồn ấy không thể không nói tới tư duy quan hệ xác lập tính
đồng nhất các mặt đối lập – một loại tư duy sinh ra trong đời Đường.
Cấu tứ (còn gọi là tứ thơ) là cách khám phá và thể hiện cuộc sống một cách
độc đáo nhất của từng nhà thơ trong từng bài thơ. Gần nghĩa với cấu tứ thơ, mĩ
học Trung Quốc có khái niệm “ý cảnh” hay “ý cảnh nghệ thuật” “cảnh giới nghệ
thuật”. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa tư tưởng tình cảm chủ quan của tác giả với

môi trường cảnh vật khách quan tạo thành hình tượng mang hàm nghĩa phong
phú, khêu gợi trí tưởng tượng của độc giả. Như vậy cấu tứ và ý cảnh dều phải
dùng tới thao tác tư duy và đặc biệt ở đây là “sự kết hợp hài hòa giữa tư tưởng
tình cảm chủ quan của tác giả với môi trường cảnh vật khách quan”, một kiểu tư
duy quan hệ làm nên cái độc đáo trong cấu tứ của thơ Đường.
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 6
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
Trên cơ sở mối quan hệ cơ bản của triết học âm dương, các nhà thơ Đường
đã tạo dựng vô vàn các mối quan hệ thể hiện tứ thơ. Tiêu biểu nhất là quan hệ
giữa người với người bao gồm trăm mối quan hệ chằng chịt, giữa người với vật và
giữa vật với vật, nhưng vật ở đây vẫn là để thay thế con người, chủ yếu là quan hệ
giữa con người với thiên nhiên giữa tình và cảnh. Ở đây cần lưu ý nhà nghiên
cứu Nhữ Thành nhấn mạnh loại quan hệ độc hữu của thơ Đường là quan hệ đồng
nhất giữa các mặt, các hiện tượng mà giác quan cho là đối lập. Như vậy tìm hiểu
tứ thơ Đường thực chất là phát hiện các quan hệ, tìm hiểu và lí giải các lớp ý
nghĩa của các quan hệ ấy.
Xét từ góc độ của tư duy quan hệ, phát triển kiến giải về tứ thơ Đường của
nhà nghiên cứu Phan Ngọc, ta có thể thấy cách thức cấu tứ của thơ Đường luật
theo ba kiểu quan hệ cơ bản. Một là đồng nhất giữa các mặt đối lập, hai là dùng
mặt này nói mặt kia trên cơ sở hai mặt đối lập, ba là tạo ra các cảnh huống nghệ
thuật.” ( theo p.giáo sư Trần Lê Bảo)
PHẦN III – MINH HỌA VÀ BÌNH GIÁ CÁC TÁC PHẨM THƠ
ĐƯỜNG THEO BA QUAN HỆ CẤU TỨ CƠ BẢN.
 Đồng nhất các mặt đối lập
Kiểu cấu tứ thứ nhất là đồng nhất các mặt đối lập, tiêu biểu trong những bài
thơ: Thu hứng (Đỗ Phủ), Đề đô thành nam trang (Thôi Hộ), Xuân tứ (Lí Bạch),
Lũng Tây hành (Trần Đào),… Trong những bài thơ này có đủ loại đồng nhất
giữa người và cảnh, giữa quá khứ và hiện tại mất và còn, giữa sống và chết
(theo p. giáo sư Trần Lê Bảo)

Bài 1:
Đỗ Phủ;(712 – 770) là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường.
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 7
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc.
Tham vọng lớn nhất của ông là có được một chức quan để giúp đất nước, nhưng
ông đã không thể thực hiện được điều này. Cuộc đời ông, giống như cả đất nước,
bị điêu đứng vì Loạn An Lộc Sơn năm 755, và 15 năm cuối đời ông là khoảng thời
gian hầu như không ngừng biến động.
Mặc dù không nổi tiếng từ đầu, những tác phẩm của ông gây ảnh hưởng nhiều đến
cả văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Ông từng được các nhà phê bình Trung Quốc
gọi là Thi sử và Thi thánh. Đối với độc giả phương Tây, tầm vóc các tác phẩm
của ông sánh ngang với "Virgil, Horace, Ovid, Shakespeare, Milton, Burns,
Wordsworth, Béranger, Hugo hay Baudelaire.
秋興其八
Thu hứng kỳ 8 Cảm xúc mùa thu kỳ 8
(Người dịch: Lê Nguyễn
Lưu)
昆吾御宿自逶迤,
紫閣峰陰入渼陂。
香稻啄余鸚鵡粒 ,
碧梧栖老鳳凰枝。
佳人捨翠春相問 ,
仙侶同舟晚更移。
彩筆昔曾干氣象 ,
白頭吟望苦低垂。
Côn Ngô ngự túc tự uy trì,
Tử Các phong âm nhập
Mỹ Bi

Hương đạo trác dư anh vũ
lạp,
Bích ngô thê lão phụng
hoàng chi.
Giai nhân thập thuý xuân
tương vấn,
Tiên lữ đồng chu vãn cánh
di.
Thái bút tích tằng can khí
Côn Ngô đất ngự trải du
hành
Tử Các yên trùm Mỹ thuỷ
quanh
Anh vũ mổ hoài mâm nếp
trắng
Phụng hoàng đậu mãi
nhánh ngô xanh
Giai nhân tặng thuý mừng
xuân thắm
Tiên lữ cùng thuyền dạo
nắng hanh
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 8
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
tượng,
Bạch đầu ngâm vọng khổ
đê thuỳ.
Vẫy bút xưa từng vang đế
khuyết
Bạc phơ mái tóc nhớ kinh

thành!
- Dịch nghĩa
Thơ thẩn nơi Côn Ngô, nơi vua từng dạo chơi,
Bóng núi Tử Các trùm đến sông Mỹ Bi,
Chim anh vũ mổ mãi những hạt nếp thơm.
Chim phụng hoàng đậu hoài trên cành ngô xanh.
Người đẹp nhặt lông chim trả mùa xuân hỏi thăm nhau.
Bạn tiên cùng ngồi thuyền chiều chiều đi chơi.
Xưa từng vẫy bút làm xúc động nhà vua,
Nay đầu bạc ngâm thơ tưởng nhớ, khốn khổ biết bao!
(Năm 766)
Bài 2:
Hứa Hồn: Hứa Hồn 許渾 (khoảng năm 844), người Đan Dương (Trung Hoa), đỗ
tiến sĩ, làm quan giám sát ngự sử, rồi thứ sử các nơi
塞下曲
Tái hạ khúc Khúc hát dưới ải (Người
dịch: Nguyễn Hà)
夜戰桑乾北,
Dạ chiến Tang Càn bắc, Trận Tang Càn đêm qua
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 9
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
秦兵半不歸。
朝來有鄉信,
猶自寄寒衣。
Tần binh bán bất quy.
Triêu lai hữu hương tín,
Do tự ký hàn y.
Quân Tần chết quá nửa
Sớm nay có thư nhà

Còn gửi áo rét nữa!
- Ẩn dịch nghĩa
Đêm qua đánh nhau ở phía bắc sông Tang Càn
Một nửa quân Tần không về nữa
Thế mà sớm nay vẫn có thư nhà (gửi cho những người không về nữa)
Lại còn gửi cả áo rét nữa
Đường Thi tứ tuyệt/ NXB Văn Hoá Thông Tin, 1996.
Bài số 3
Vương Duy: Vương Duy, tiếng Trung: 王维 (701-761), tự Ma Cật, người huyện
Kỳ, Tấn Trung, Sơn Tây, Trung Quốc. Ông là một nhà thơ, một họa sĩ, một nhà
viết thư pháp và một chính khách nổi tiếng đời Đường. Ông còn được người đời
gọi là Thi Phật. Cùng với Lý Bạch (Thi Tiên) và Đỗ Phủ (Thi Thánh) là ba người
nổi tiếng về tài thơ ca thời Đường. Ngày nay còn giữ được khoảng 400 bài thơ của
ông, với phong cách tinh tế, trang nhã. Vương Duy còn là một nhạc sĩ, một nhà thư
pháp, đặc biệt là một họa sĩ nổi tiếng. Ông cũng là người tinh thông về Phật học và
theo trường phái Thiền tông. Trong Phật giáo có Duy Ma Cật kinh, là kinh sách do
Duy-ma-cật dùng để giảng dạy cho môn sinh. Vương Duy là người kính trọng
Duy-ma-cật do ông có tên là Duy, tự là Ma Cật

Năm Khai Nguyên thứ 9 (721) thời Đường Huyền Tông, Vương Duy đỗ tiến sĩ,
nhận chức quan đại nhạc thừa, sau phạm điều cấm, bị khiển trách và phải đến Tế
Châu làm tham quân
[1]
. Năm Khai Nguyên thứ 14 (726), ông từ bỏ quan chức,
nhưng sau đó lại nhận chức hữu thập di
[1]
, thăng tới giám sát ngự sử
[1]
. Năm 40
tuổi, được thăng lên điện trung truyền ngự sử. Năm Thiên Bảo thứ 14 (755), An

Lộc Sơn chiếm Trường An. Vương Duy bị An Lộc Sơn bức bách ra làm quan,
nhưng sau không được như ý, ông đã lui về ở tại biệt thự Lam Điền, sáng tác thơ
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 10
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
ca để biểu đạt lòng mình. Sau khi An Lộc Sơn thất bại, nhờ có em trai là Vương
Tấn khi dó đang giữ chức quan cao nên Vương Duy được miễn tội và được phong
chức thái tử trung doãn
[1]
, sau thăng tới thượng thư hữu thừa
[1]
, vì thế người đời còn
gọi ông là Vương hữu thừa.
Tô Đông Pha đời Tống khi viết về Vương Duy có câu: "味摩诘之诗, 诗中有画;
观摩诘之画, 画中有诗" (vị Ma Cật chi thi, thi trung hữu họa; quan Ma Cật chi
họa, họa trung hữu thi, dịch nghĩa: Thưởng thức thơ của Ma Cật, trong thơ có hoạ
đồ; ngắm họa đồ của Ma Cật, trong họa đồ có thơ. Đồng Kỳ Xương đời Minh thì
cho Vương Duy là ông tổ của phong cách họa sơn thủy Nam tông (Nam tông họa
chi tổ).
紅牡丹
綠艷閒且靜,
紅衣淺復深。
花心愁欲斷,
春色豈知心。
Hồng mẫu đơn
Lục diễm nhàn thả tĩnh,
Hồng y thiển phục thâm.
Hoa tâm sầu dục đoạn,
Xuân sắc khởi tri tâm.
Mẫu đơn hồng (Người dịch: Điệp luyến hoa)

Nhàn tĩnh khoe vẻ lục,
Đậm tươi sắc áo hồng.
Tâm hoa sầu đứt ruột,
Chúa xuân có hay không.
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 11
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
Bình bài thơ “ Tái hạ khúc” của Hứa Hôn
“ Chiến tranh” là một đề tài rất phổ biến trong thơ Đường. Viết về chiến
tranh đã có biết bao vần thơ cảm động khiến người đọc phải rơi lệ. Bài thơ “ Tái hạ
khúc” là một bài thơ như thế:
Ở câu đề và câu thực tác giả kể lại trận đánh Tang Càn
夜 戰 桑 乾 北 ,
秦兵半不歸
“ Dạ chiến Tang Càng Bắc
Tần Binh bán bất qui”
Những chiến binh nhà Tần đi chinh chiến ở phương Bắc sau một trận đánh một
nửa đã không thể trở về quê hương được nữa. Tức là một nửa Tần binh đã chết
trong trận đánh đó. Đau thương biết bao. Nhưng trớ trêu thay ở hai câu luận và kết
tác giả lại đưa ra một tình huống thật đối lập:
朝 來 有 鄉 信 ,
猶自寄寒衣。
“Triêu lai hữu hương tin
Do tự kí hàn y”
Người đã không còn, vậy mà áo rét và thư nhà vẫn đề huề đưa tới. Những
người mẹ , người vợ ở quê xa vẫn đinh ninh người thân yêu của mình sẽ mặc áo
ấm, đọc thư nhà để yên tâm chiến đấu kiếm ấn phong hầu. Tình huống đối lập ở
đây làm tăng lên gấp bội sự đau đớn và chua xót trước những mất mát của chiến
tranh. Có thể nói rằng thong qua cảnh huống đối lập này tiếng nói phản đối chiến
tranh lại càng trở nên sâu sắc và cấp thiết với muôn người.

Tóm lại bài thơ được cấu tứ theo lối quan hệ đồng nhất các mặt đối lập: đồng
nhất giữa cái sống và cái chết .Cái chết của một nửa Tần binh trong trận Tang
Càng đối lập với áo lạnh và thư nhà sang hôm sau gửi tới. Sự thống nhất giữa hai
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 12
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
cảnh huống đối lập ấy đã tạo nên sự xúc động vô cùng cho người đọc khi chứng
kiến sự thực khác nghiệt của chiến tranh.
2- Dùng mặt này để nói mặt kia trên cơ sở hai mặt đối lập
. Kiểu cấu tứ thứ hai là dùng mặt này nói mặt kia trên cơ sở hai mặt đối lập.
Bên cạnh những tứ thơ đồng nhất các mặt đối lập, các nhà thơ Đường còn hay
dùng động nói tĩnh như Điểu minh giản (Vương Duy), dùng mộng nói thực như
Xuân oán (Kim Xương Tự), dùng cảnh nói tình là một quan hệ cơ bản và phổ
biến của thơ Đường, tiêu biểu như Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi
Quảng Lăng (Lí Bạch)( theo p. giáo sư Trần Lê Bảo)
Bài 1
Tiền Khởi: 錢起 (710-782) tự là Trọng Văn 仲文, người đất Ngô Hưng
(nay thuộc Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc). Năm Thiên Bảo thứ 10
đời Ðường Huyền Tông (751) thi đậu tiến sĩ, được bổ làm Hiệu thư lang, đi
sứ đất Thục, rồi về thăng làm Khảo công lang. Giữa thời Ðại Lịch, đời
Ðường Ðại Tông, làm chức Hàn Lâm học sĩ. Nổi tiếng ngang với Lang Sĩ
Nguyên, người đương thời có câu: "Tiền hữu Thẩm Tống, Hậu hữu Tiền
Lang" (trước có Thẩm Thuyên Kỳ, Tống Chi Vân, sau có Tiền Khởi, Lang
Sĩ Nguyên). Tiền Khởi là một trong 10 tài tử đời Ðại Lịch.
Giai thoại kể rằng: một đêm, Tiền Khởi ngụ tại quán khách, nghe có tiếng
ngâm câu thơ:
Khúc chung nhân bất kiến
Giang thượng sổ phong thanh
(Khúc hết, người không thấy,
Trên sông mấy núi xanh)

Mấy lần mở cửa ra xem, không trông thấy ai cả. Hôm đi thi, làm bài thơ có
đầu đề là "Tương linh cổ sắt" (Thần sông Tương gẩy đàn sắt), ông không
làm nổi câu kết, liền đem ngay các câu trên đặt vào. Quan chủ khảo Lý Vĩ
rất tán thưởng cho là có thần giúp, bèn lấy ông đậu cao.
暮春歸故山草堂
Mộ xuân quy cố sơn thảo
đường
Cuối xuân, về nhà tranh
ở núi cũ (Người dịch:
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 13
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
mailang)
谷口春殘黃鳥稀,
辛夷花盡杏花飛。
始憐幽竹山窗下,
不改 青陰待我歸。
Cốc khẩu xuân tàn, hoàng
điểu hy,
Tân di hoa tận, hạnh hoa
phi.
Thỉ liên u trúc sơn song
hạ,
Bất cải thanh âm, đãi ngã
quy.
Cốc Khẩu xuân tàn, oanh
hiếm ghê!
Tân di hoa hết, hạnh hoa rê.
Mới thương lùm trúc bên
song núi,

Chẳng đổi màu xanh đợi kẻ
về.
- dịch nghĩa
Trong thung lũng xuân đã qua, oanh vàng thưa thớt
Hoa tân di tàn hết, hoa hạnh rụng bay
Chỉ thương khóm trúc u ẩn bên cửa sổ nhìn ra núi
Không đổi sắc xanh âm u, đứng chờ ta về
Nguồn: Đường thi, Trần Trọng Kim tuyển dịch, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin
Bài 2:
Lý Bạch: (ti ế ng Trung: 李白; bính âm: Lǐ Bái / Lǐ Bó; 701- 762) là nhà thơ
ếng nhất thời th ị nh Đ ườ ng nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn
làm Thi Tiên.

Thân thế
Theo lời Lý Bạch kể lại, thì ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng nhà Hán, là
cháu chín đời của Vũ Chiêu Vương Lý Cao nước Tây Lương thời Ngũ Hồ thập lục
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 14
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
quốc. Có sách ghi ông là con cháu đời sau tông thất nhà Đường. Tương truyền lúc
ông sắp sinh, bà thân mẫu nằm mộng thấy sao Tràng Canh (hay Trường Canh), vi
sao này có tên là Thái Bạch nên đặt tên con là Bạch[1]. Sau này ông tự đặt hiệu là
Thái Bạch, rồi Tràng Canh; ngoài ra do sinh ở làng Thanh Liên nên cũng lấy
hiệu là Thanh Liên cư sĩ. Giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm
thơ bẩm sinh, nên gọi Lý Bạch là: Tửu trung tiên, Lý Trích Tiên.
Về sau này, Đỗ Phủ, thua ông 11 tuổi, được tôn làm Thi Thánh (Thơ Thánh) thì Lý
Bạch được tôn làm Thi Tiên (Thơ Tiên).
Tiểu sử
Vào cuối đời nhà Tùy, một người họ Lý do thiếu nợ phải trốn ra Tây Vực, kết
duyên cùng một Man bà (phụ nữ Tây Vực), đến năm Trường An nguyên niên sinh

ra Lý Bạch (lúc này nhà Đường đang có sự biến do Võ Tắc Thiên gây ra).
Niên thiếu
Lý Bạch ở Lũng Tây, Cam Túc suốt thời thơ ấu, được mẹ dạy cho chữ Tây Vực,
cha dạy cho Kinh Thi, Kinh Thư, đến 10 tuổi đã thông thạo và thích làm thơ.
Gia đình giàu có, nên từ nhỏ Lý Bạch đã tha hồ đi đây đi đó cùng cha. Ông tỏ ra rất
thích, chí hướng của ông sau này không phải quan trường, mà là thơ túi rượu bầu,
thong dong tiêu sái. Đến năm 10 tuổi gia đình chuyển về huyện Chương Minh, Tứ
Xuyên. Tại đây Lý Bạch say mê học kiếm thuật, trong một thời gian ngắn, tài múa
kiếm và tài thơ của ông được bộc lộ rõ rệt. 15 tuổi ông đã có bài phú ngạo Tư Mã
Tương Như, bài thơ gửi Hàn Kinh Châu, khá nổi tiếng. Lúc 16 tuổi danh tiếng đã
nổi khắp Tứ Xuyên, thì ông lại phát chán, bèn lên núi Đái Thiên Sơn học đạo, bắt
đầu cuộc đời ẩn sĩ.
Ngao du sơn thủy
Làm ẩn sĩ trên núi được 2 năm, ông lại hạ sơn, bắt đầu làm hiệp sĩ, đi lùng hết các
thắng cảnh ở Hà Bắc, Giang Tây, Tràng An Bạn đồng hành với ông lúc này là
Đông Nham Tử, nhưng chỉ đi chung được 1 năm. Đến năm 20 tuổi Lý Bạch đã đi
khắp nước Thục, ông lại về Tứ Xuyên với gia đình, chuẩn bị tiền đi đường và tiền
mua rượu cho cuộc hành trình sắp tới. Ông đến làm dưới trướng của thứ sử Ích
Châu Tô Dĩnh, được ông này khen là thiên tài, "có thể sánh với Tư Mã Tương
Như".
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 15
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
Năm 723, Lý Bạch mặc áo trắng, đeo một bầu rượu lớn, chống kiếm lên đường
viễn du. Trong khoảng ba năm, ông đã tham quan hầu hết cảnh đẹp Trung Hoa,
như là hồ Động Đình, sông Tương, Kim Lăng, Dương Châu, Ngô Việt, Giang
Hạ Đến năm 726, ông đến Vân Mộng kết duyên cùng cháu gái của Hứa tướng
công. Thời gian này tài năng thơ bắt đầu nở rộ. Đến 30 tuổi thì tiếng tăm đã vang
đến triều đình. Được mời đi làm quan, nhưng ông không nhận.
Năm Khai Nguyên thứ 23 (735), ông đi chơi ở Thái Nguyên, gặp Quách Tử Nghi

đang ở tù, ông xin giúp, Quách liền được thả. Ông lại dẫn vợ rong chơi qua nước
Tề, Lỗ, rồi định cư ở Nhiệm Thành. Đến đây Lý Bạch lại được Khổng Sào Phủ,
Hàn Chuẩn, Bùi Chính, Đào Cái, Trương Thúc Minh - những ẩn sĩ đương thời - rủ
lên núi Tồ Lai thưởng ngoạn, rồi say sưa ở Trúc Khê. Nhóm này được người ta gọi
là "Trúc Khê lục dật".
Vào cung và bị gièm pha
Năm 741, Lý Bạch lại một phen từ bỏ gia đình, vợ con, ông đến Hồ Nam rồi Giang
Tô, Sơn Đông đi đến đâu danh tiếng lan ra đến đó.
Năm đầu niên hiệu Thiên Bảo (742), ông đến Cối Kê, cùng đạo sĩ Ngô Quân ở ẩn
tại Thiểm Trung. Sau đó cùng bạn về Trường An, ở đây ông gặp thái tử tân khách
Hạ Tri Chương, trở nên đôi bạn rượu-thơ thân thiết. Ông được Hạ Tri Chương tiến
cử lên vua Đường Minh Hoàng, vua Đường nghe danh đã lâu nên rất thích, vời vào
điện Kim Loan giao việc thảo thư từ, sau được phong làm Hàn Lâm, chuyên giữ
việc mật. Được vua Đường và Dương Quý Phi yêu thích. Tại đây, cùng với Hạ Tri
Chương, Thôi Tông Chi, Vương Tiến, Tô Tần, Trương Húc, Tiêu Toại, Lý Thích
Chi hợp thành nhóm "Tửu trung bát tiên".
Đến năm 745, do lối sống của ông gàn dở bê bối, say xỉn suốt ngày, lại bị Dương
Quốc Trung gièm pha nên Dương Quý Phi cũng phát ghét, chỉ trích luôn luôn làm
Đường Minh Hoàng khó xử.
ộơủạ
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 16
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
Lý Bạch nhận thấy sự đó, cộng với lòng đam mê du lãm đang trỗi dậy, ông liền từ
biệt vua Đường. Vua rất buồn, nhưng cũng chiều theo, lại tặng thêm rất nhiều vàng
nhưng thi nhân không nhận, cuối cùng trao cho ông quyền uống rượu miễn phí tại
bất cứ quán rượu nào đi qua, tiền rượu sẽ do ngân khố thanh toán.
Rời cung, bị đày ải và qua đời
Trong 10 năm kể từ lúc rời cung, Lý Bạch tha hồ uống rượu và đi chơi, ông từng
qua Triệu, Nguỵ, Tề, Tần, Lương, Tống, các vùng Bân, Kỳ, Thương, Ư, Lạc

Dương, các sông Hoài, sông Tứ Do đi quá nhiều nên ông cũng quen biết và thân
thiết với rất nhiều, trong đó có Đỗ Phủ, Sầm Tham, Mạnh Hạo Nhiên, Cao Thích
Năm Thiên Bảo thứ 13 (755), ông quen với Nguỵ Hạo ở Quảng Lăng, hai người
cùng xoã tóc đi thuyền vào sông Tần Hoài. Sau đó đến Tuyên Thành. Tháng 11
năm này có loạn An Lộc Sơn, Lý Bạch liền về Lư Sơn, ở ẩn tại Bình phong điệp.
Năm (56 tuổi), tiết độ sứ Vĩnh Vương Lân đến tận núi mời ông về phủ. Lý Bạch
đành phải đi theo. Đến khi Lân làm phản bị bắt, Lý Bạch chạy trốn nhưng không
thoát, lúc sắp bị tử hình có Tuyên Uý đại sứ Thôi Chi Hoán với ngự sử trung thừa
Tống Nhược Tư đem giấu đi. Sang năm 757 bị triều đình bắt lại, lúc này người
từng được Lý Bạch cứu khi xưa là Vương Chi Hoán ra sức giải oan, ông được
giảm xuống tội đi đày.
Năm 758, trên đường đi đày ba vùng Dạ Lang, Động Đình, Tam Giáp, Lý Bạch
được tha, liền đi xuống phía đông đến Hán Dương, tiếp tục cuộc ngao du đây đó,
tuy nhiên tuổi già, sức yếu, ông đành đến Đang Đồ, ở nhờ anh họ là Lý Dương
Băng. Đến năm 762, vua Đường Đại Tông lên ngôi, cho người mời Lý Bạch nhưng
trên đường đi thì nghe tin ông đã qua đời rồi.
Tác phẩm
Nhà thơ Bì Nhật Hưu thời vãn Đường nói rằng: "Từ khi nhà Đường dựng nghiệp
đến giờ, ngữ ngôn ra ngoài trời đất, tư tưởng vượt xa quỷ thần, đọc xong thì thần
ruổi tám cực, lường rồi thì lòng ôm bốn bể, lỗi lạc dị thường, không phải lời của
thế gian, thì có thơ Lý Bạch".
Lý Bạch làm hơn 20.000 bài thơ cả thảy, nhưng làm bài nào vứt bài đó, nên được
biết tới là nhờ dân gian ghi chép hơn cả. Sau loạn An Lộc Sơn thì mất rất nhiều.
Đến khi ông mất năm 762 thì người anh họ Lý Dương Lân thu thập lại, thấy chỉ
còn không tới 1/10 so với người ta truyền tụng. Sang năm 1080, Sung Minh Chiu
người Hàn Quốc mới gom góp lại tập thơ Lý Bạch, gồm 1800 bài. Đến nay thì thơ
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 17
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
Lý Bạch còn trên dưới 1000 bài, bài nào cũng được đánh giá rất cao, nhưng nổi

tiếng trong dân gian thì có: Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu,
Hành lộ nan
Khác với Đỗ Phủ, thơ Lý Bạch thích viển vông, phóng túng, ít đụng chạm đến thế
sự mà thường vấn vương hoài cổ (Phù phong hào sĩ ca, Hiệp khách hành, Việt
trung lãm cổ ), tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp (Cổ phong, Quan san nguyệt ), cảm
thông cho người chinh phụ (Trường can hành, Khuê tình, Tử dạ thu ca ), về tình
bạn hữu (Tống hữu nhân, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng,
Văn Vương Xương Linh thiên Long Tiêu ), tình trai gái (Oán tình, Xuân tứ ), nhớ
quê hương (Tĩnh dạ tứ, Ức Đông Sơn ). Nhưng nhiều nhất vẫn là về rượu (Tương
Tiến tửu, Bả tửu vấn nguyệt, 4 bài nguyệt hạ độc chước, Xuân nhật độc chước, Đối
tửu ).
子夜春歌
Tử Dạ xuân ca Bài hát mùa xuân của
nàng Tử Dạ (Người dịch:
(Không rõ))
秦地羅敷女 ,
採桑綠水邊。
素手青條上,
紅 妝白日鮮。
蠶饑妾欲去 ,
五馬莫留連。
Tần địa La Phu nữ,
Thái tang lục thuỷ biên.
Tố thủ thanh điều thượng,
Hồng trang bạch nhật tiên.
Tàm cơ thiếp dục khứ,
Ngũ mã mạc lưu liên.
Cô gái Tần xinh xắn
Hái dâu cạnh bến sông
Cành xanh tay trắng muốt

Nắng thắm má hây hồng
Em về tằm đợi bữa
Thái thú chớ dừng trông.
Dịch nghĩa
Người con gái La Phu đất Tần
Hái dâu bên dòng nước xanh
Bàn tay trắng ngần vịn vào nhành cây xanh
Ánh nắng mặt trời chiếu trên bộ đồ đỏ mới tinh
Tằm đói rồi thiếp phải chạy về nhà
Xin ngài (người đi xe năm ngựa kéo) đừng ở lại lâu.
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 18
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
Bài 3
Lý Bạch
鸚鵡洲
Anh Vũ châu Bãi Anh Vũ (Người dịch:
Hải Đà)
鸚鵡來過吳江水,
江上洲傳鸚鵡名。
鸚鵡西飛 山去,隴
芳洲之樹何 青青。
煙開蘭葉香風暖 ,
岸夾桃花錦浪生。
遷客此時徒極目 ,
長洲孤月向誰明?
Anh vũ lai quá Ngô giang
thuỷ,
Giang thượng châu truyền
Anh Vũ danh.

Anh vũ tây phi Lũng sơn
khứ,
Phương châu chi thụ hà
thanh thanh.
Yên khai lan diệp hương
phong khởi,
Ngạn giáp đào hoa cẩm
lãng sinh.
Thiên khách thử thời đồ
cực mục,
Trường châu cô nguyệt
hướng thuỳ minh ?
Sông Ngô anh vũ lướt bay
qua
Anh Vũ thành xưa vẫn gọi

Núi Lũng trời tây anh vũ
khuất
Bãi thơm cây biếc chập
chờn xa
Lá lan thoang thoảng lừng
hương gió
Sóng gấm bập bềnh lượn
sát hoa
Lữ khách hoài trông trời tít
tắp
Tình ai trăng dọi sáng đêm
tà ?
- Dịch nghĩa
Chim Anh vũ xưa bay đến sông Ngô

Bãi trên sông mới truyền lại tên Anh Vũ
Chim anh vũ đã bay về Tây qua núi Lũng
Bãi thơm cây xanh biếc làm sao!
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 19
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
Khói toả ra từ lá cây lan làm gió thơm nổi dậy
Bờ liền với hoa đào, sóng gấm sinh
Lúc ấy người đi đày trông hoài cõi xa
Trên bãi dài mảnh trăng cô đơn còn soi sáng cho ai.
(Năm 760)
Lý Bạch năm 56 tuổi bị lưu đày đi huyện Dạ Lang tỉnh Quý Châu. Khi chờ đò
ngang để qua sông Trường Giang, ông làm bài này.
Nguồn: ongthituyendich1/DTTD.htm
Bình luận bài thơ: “ Tử dạ xuân ca” của Lý Bạch
Đây là một bài thơ ngũ ngôn cổ phong rất xinh xắn của Lý Bạch. Hình ảnh thơ rất
trong sáng, đẹp đẽ và dân dã. Hai câu đầu hình ảnh cô gái La Phu đang hái dâu
bên bờ nước xanh hiện lên thật quyến rũ:
秦地羅敷女,
採桑綠水邊。
Tần địa La Phu nữ,
Thái tang lục thuỷ biên.
( Người con giá La Phu đất Tần
Hái dâu bên dòng nước xanh)
Cô gái La Phu đang lao động trong khung cảnh thật thanh bình. Nhà thơ đã tạo ra
một không gian xanh biếc của dâu, của nước. Lòng người thật nhẹ nhõm khi đứng
trước bức tranh tuyệt đẹp đó.
Hai câu tiếp theo:
素手青條上,
紅妝白日鮮。

Tố thủ thanh điều thượng,
Hồng trang bạch nhật tiên.
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 20
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
Bàn tay trắng ngần vịn vào nhành cây xanh
Ánh nắng mặt trời chiếu trên bộ đồ đỏ mới tinh
Những sắc màu được kết hợp với nhau tuyệt đẹp: màu xanh của cành dâu, màu
trắng muốt của cánh tay thiếu nữ, ánh nắng của mặt trời tươi sáng tô thắm thêm bộ
đò đỏ mới tinh. Thông qua hình ảnh cô gái trẻ hái dâu nhà thơ ca ngợi cuộc sống
thái bình thịnh trị khi người nông dân được sống lao động yên bình. Hai câu kết
thật ý nhị:
蠶饑妾欲去,
五馬莫留連。
Tàm cơ thiếp dục khứ,
Ngũ mã mạc lưu liên.
Tằm đói rồi thiếp phải chạy về nhà
Xin ngài (người đi xe năm ngựa kéo) đừng ở lại lâu.
Khách đa tình thấy ngất ngây, say đắm trước vẻ đẹp tự nhiên, mơn mởn, chất
phác của cô gái. Thiếu nữ nửa như mời mọc, nửa từ chối một cách khéo léo : thôi
thiếp phải về nhà kẻo tằm bị đói, chàng có muốn theo không? Mà thôi , chàng là
người cao sang quyền quí chẳng nên dây dưa ở đây mà làm gì. Thiếp thân phận
thấp hèn, chẳng qua chỉ là bông hoa bên đường, nếu chàng không thật tình thì chỉ
làm thiếp khổ vì vấn vương mà thôi.
Như vậy cách cấu tứ của bài thơ là dùng mặt nọ để nói mặt kia : dùng hình ảnh cô
gái hái dâu xinh đẹp để miêu tả quang cảnh thanh bình thịnh trị. Dùng sự vội vàng
của gái vì lo tằm đói để thể hiện tâm trạng phân vân của cô gái trước sự say đắm
của chàng trai. Cách cấu tứ ấy khiến cho bài thơ thật hàm súc và đa nghĩa.
3- Dựng lên những cảnh huống hàm chứa đầy mâu thuẫn ( công án
thiền)

Kiểu cấu tứ thứ ba là dựng lên các cảnh huống hàm chứa đầy mâu thuẫn. Rất
nhiều bài thơ Đường không hề có cảnh để thể hiện tình, cũng chẳng thấy có sự
đồng nhất các mặt đối lập, mà chỉ thấy nhà thơ dựng lên những cảnh huống
đặc biệt với những quan hệ phi logic. Con người sẽ được “đốn ngộ” khi rơi
vào những cảnh huống này. Kiểu cấu tứ này rất gần với Công án Thiền. Đó là
cách dùng hình thức lời dạy để đưa ra phép tu tập trực tiếp của các thiền sư vĩ
đại đời Đường, giúp các đệ tử của mình đốn ngộ trực tiếp, bỏ qua nhiều khâu
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 21
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
trung gian. Logic của công án Thiền là logic của cái phi lí. Nó bẻ gãy những
chuẩn mực quen thuộc của lẽ phải thông thường, phá tan tảng băng vĩnh cửu
của “lí tính phổ thông”, để rồi sau đó, khi cân bằng được trên những mảnh vỡ
này là sự đốn ngộ. ( theo p.giáo sư Trần Lê Bảo) Những bài thơ tiêu biều cho
kiểu cấu tứ này là:
Bài 1
Trương Tịch: Trương Tịch 張 籍 (768-830), người Hoài Châu, một đời làm
quan khá thuận lợi. Ông là bạn thân của Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ, Nguyên Chẩn,
Bùi Độ. Ông từng làm Quốc Tử tư nghiệp.
秋思
Thu tứ Cảm xúc mùa thu (Người
dịch: Nguyễn Bích Ngô và
Tương Như)
洛陽城裡見秋風 ,
欲作家書意萬重。
覆恐匆匆說不盡,
行人臨發又開封。
Lạc Dương thành lý kiến
thu phong
Dục tác gia thư ý vạn

trùng
Phục khủng thông thông
thuyết bất tận
Hành nhân lâm phát hựu
khai phong.
Thành Lạc gió thu chợt thổi
qua
Ngổn ngang trăm mối viết
thư nhà
Những e vội vã lời chưa hết
Sắp gửi người đi lại bóc ra.
- Dịch nghĩa
Trong thành Lạc Dương, thấy nổi gió thu
Muốn viết thư về nhà, lòng riêng ngổn ngang muôn nỗi
Luống sợ vội vàng nói chẳng hết lời
Người đi sắp cất bước còn mở thư ra lần nữa.
Bài 2:
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 22
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
Vương Xương Linh là người Kinh Triệu, Trường An (nay thuộc tỉnh Thiểm
Tây, Trung Quốc). Năm Khai Nguyên thứ 15 (727) đời Đường Huyền Tông (ở
ngôi: 712-756), ông thi đỗ Tiến sĩ. Bảy năm sau (734), ông lại đỗ khoa Bác học
hoành từ, lần lượt trải chức: Bí thư sảnh, Hiệu thư lang, Huyện úy huyện Dĩ Thủy
[1]
.
Năm Khai Nguyên thứ 28 (740)
[2]
, vì phạm lỗi ông bị giáng làm Giang Ninh thừa
[3]

. Rồi vì những vụn vặt, ông lại giáng làm Long Tiêu úy
[4]
. Cuối năm 755, tướng
An Lộc Sơn dấy binh. Sau đó, Vương Xương Linh trở về làng thì bị viên Thứ sử ở
địa phương tên là Lư Khưu Hiển giết chết vì tư thù
[5]
khoảng năm 756.
Ông sở trường thơ thất ngôn tuyệt cú. Xưa nay, với tài thơ thất tuyệt, ông được
sánh ngang với Lý Bạch
[6]
.
西宮秋怨
Tây cung thu oán Nỗi oán mùa thu ở Tây
cung (Người dịch: Lê
Nguyễn Lưu)
芙蓉不及美人妝,
水殿風來珠翠香。
誰分含啼掩秋扇,
空懸明月待君王。
Phù dung bất cập mỹ nhân
trang,
Thuỷ điện phong lai châu
thuý hương.
Khước hận hàm tình yểm
thu phiến,
Không huyền minh nguyệt
đãi quân vương.
Điểm trang người đẹp nụ
sen nhường,
Thuỷ điện châu lồng gió

ngát hương.
Mảnh quạt thu sầu che tủi
hận,
Mãi treo trăng tỏ đợi quân
vương
- Dịch nghĩa
Hoa sen không bằng vẻ điểm trang của người đẹp,
Từ thuỷ điện, gió đưa lại mùi thơm ngọc ngà.
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 23
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
Oán giận phải ôm tình riêng nên che chiếc quạt thu,
Cứ treo mãi vầng trăng tỏ để đợi nhà vua.
Bài 3
Đỗ Mục (803-853) tự Mục Chi, hiệu Phàn Xuyên, người Vạn Niên quận Kinh
Triệu (nay là Trường An tỉnh Thiểm Tây). Ông nội Đỗ Hựu vừa là một tể tướng
giỏi về lý tài, vừa là một sử gia biên soạn sách Thông điển. Anh là Đỗ Sùng, phò
mã, làm đến tiết độ sứ, rồi tể tướng. Đỗ Mục có dáng dấp thanh tú, tính thích ca
nhạc, ưa phóng tong, còn nhỏ đã nổi tiếng văn tài. Khi mới lên kinh sư, được Thái
học bác sĩ Ngô Vũ Lăng đưa thư văn đến cho quan chủ khảo là thị lang Thôi Uyển
xem. Thôi rất kinh ngạc về bài A Phòng cung phú. Năm 828, hai mươi sáu tuổi,
ông đỗ tiến sĩ, lại đỗ luôn khoa chế sách Hiền lương phương chính, được bổ chức
hiệu thư lang ở Sùng văn quán, rồi ra làm đoàn luyện tuần phủ tại Giang Tây, sau
đó đến Hoài Nam làm thơ ký cho tiết độ sứ Ngưu Tăng Nhụ, lại đổi về làm giám
sát ngự sử tại Lạc Dương. Năm 835, ông đi chơi Hồ Châu, rồi cứ bị đổi làm thứ sử
hết nơi này đến nơi khác (Hoàng Châu, Từ Châu, Mục Châu). Năm 849, ông nhờ
một người bạn làm tướng quốc xin cho về thái thú Hồ Châu, sau đổi khảo công
lang trung tri chế cáo, và cuối cùng làm Trung thư xá nhân. Tác phẩm có Phàn
Xuyên thi tập (20 quyển), chú giải Tôn Vũ binh pháp (13 thiên, do Tào Tháo soạn).
清明

Thanh minh Tiết thanh minh (Người
dịch: Tương Như)
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 24
Nguyễn Thị Hằng Nga – Cao học Hán Nôm K20
清明時節雨紛紛,
路上行人欲斷魂。
借問酒家何處有?
牧童遙指杏花村。
Thanh minh thời tiết vũ
phân phân,
Lộ thượng hành nhân dục
đoạn hồn.
Tá vấn tửu gia hà xứ hữu ?
Mục đồng dao chỉ Hạnh
Hoa thôn.
Thanh minh lất phất mưa
phùn
Khách đi đường thấm nỗi
buồn xót xa
Hỏi thăm quán rượu đâu à ?
Mục đồng chỉ lối Hạnh Hoa
thôn ngoài.
- Dịch nghĩa
Tiết thanh minh mưa rơi lất phất
Người đi trên đưòng buồn tan nát cả tấm lòng
Ướm hỏi nơi nào có quán rượu
Trẻ chăn trâu chỉ xóm Hoa Hạnh ở đằng xa
Bình luận bài thơ “ Tây cung thu oán” của Vương Xương Linh
Đề tài cung nữ là đề tài vô cùng quen thuộc của thơ Đường. Viết về người

cung nữ các nhà thơ đời Đường đã thể hiện tấm long nhân đạo rất đáng trân trọng.
Họ lên tiếng bênh vực quyền được sống, quyền được hưởng hạnh phúc của những
cô gái trẻ phải chôn vùi cuộc đời của mình trong cung cấm. Bài thơ “ Tây cung thu
oán” của Vương Xương Linh cũng nằm trong dòng mạch ấy.
Người cung nữ trong bài thơ thật sắc nước hương trời:
芙蓉不及美人妝,
水殿風來珠翠香。
(Hoa sen không bằng vẻ điểm trang của người đẹp,
Từ thuỷ điện, gió đưa lại mùi thơm ngọc ngà.)
Tác giả đã dựng lên một cảnh huống người con gái đẹp trong một đêm trăng thu
ngát hương, thật nhiều xao xuyến. Đêm thu là đêm người ta dễ cảm thấy cô đơn và
trống vắng nhất. Vậy mà:
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỀ :
VĂN BẢN THƠ CA TRUNG HOA- HÌNH THỨC- THỂ LOẠI VÀ MINH GIẢI VĂN BẢN Page 25

×