MụC LụC
Danh mục từ viết tắt
Danh mục đồ thị
Danh mục bảng
Tóm tắt luận văn
Mở đầu...................................................................................................................................1
Chơng 1 Một số vấn đề lý luận về GDP và Thu Ngân Sách Nhà Nớc....................................5
1.1. Một số vấn đề lý luận về GDP.....................................................................................5
1.1.1. Khái niệm.............................................................................................................5
1.1.2. Phơng pháp tính GDP...........................................................................................6
1.1.3. Cơ cấu GDP........................................................................................................10
1.2. Thu Ngân Sách Nhà Nớc...........................................................................................14
1.2.1. Khái niệm thu NSNN..........................................................................................14
1.2.2. Các yếu tố tác ®éng ®Õn thu NSNN....................................................................17
1.2.3. C¬ cÊu thu NSNN...............................................................................................22
1.3. Mèi quan hệ giữa GDP và thu NSNN........................................................................23
2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu GDP 1991 - 2005.....................................................25
2.1.1. Tổng quan về tình hình GDP giai đoạn này........................................................25
2.1.2. Cơ cấu GDP giai đoạn này..................................................................................30
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu thu NSNN giai đoạn 1991 - 2005............................34
2.2.1. Tổng quan về tình hình thu NSNN giai đoạn này...............................................34
2.2.2. Cơ cấu thu NSNN giai đoạn này.........................................................................38
Chơng 3 Vận dụng mô hình kinh tế lợng đánh giá tác động chuyển dịch cơ cấu GDP tới thu
NSNN ở Việt Nam................................................................................................................48
3.1. Mô hình kinh tế lợng mô tả sự tác động của sự chuyển dịch cơ cấu.........................48
3.2. Mô hình đánh giá và kiểm định.................................................................................53
3.3. Các phơng án dự báo.................................................................................................59
3.4. Kiến nghị và giải pháp...............................................................................................75
Danh mục từ viết tắt
GDP
: Tổng sản phẩm trong nớc
GDPQD
: GDP thành phần kinh tế quốc doanh
GDPNQD : GDP thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
GDPFDI : GDP thành phần kinh tế có vốn đầu t nớc ngoài
NSNN
: Ngân sách Nhà nớc
SNA
: Hệ thống tài khoản quốc gia
TDCC
: Tiêu dùng cuối cùng
Thuế VAT: Thuế giá trị gia tăng
DANH MụC Đồ THị
Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng trởng kinh tế giai đoạn 1991 - 1995 ..............................................30
Đồ thị 2.2: GDP theo giá hiện hành giai đoạn 1991 - 1995 ............................................... 30
Đồ thị 2.3: Tốc độ tăng trởng kinh tế giai đoạn 1996 - 2000 ............................................. 32
Đồ thị 2.4: GDP theo giá hiện hành giai đoạn 1996 - 2000 ............................................... 33
Đồ thị 2.5: Tốc độ tăng trởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 ............................................. 34
Đồ thị 2.6: GDP theo giá hiện hành giai đoạn 2001 - 2005 ............................................... 34
Đồ thị 2.7: Đồ thị miêu tả cơ cấu GDP ............................................................................... 36
Đồ thị 2.8: Tốc độ tăng trởng của các thành phần kinh tế ................................................. 39
Đồ thị 2.9: Thu NSNN giai đoạn 2001 - 2005 .................................................................... 40
Đồ thị 2.10: Tốc độ tăng tăng thu NSNN qua các năm ...................................................... 41
Đồ thị 2.11: Đồ thị phản ánh GDP và thu NSNN ............................................................... 42
Đồ thị 2.12: Đồ thị phản ánh tỷ trọng NSNN so với GDP .................................................. 43
Đồ thị 2.13: Cơ cấu GDP và thu NSNN năm 1991 ............................................................. 51
Đồ thị 2.14: Cơ cấu GDP và thu NSNN năm 1995 ............................................................. 52
Đồ thị 2.15: Cơ cấu GDP và thu NSNN năm 2000 ............................................................. 53
Đồ thị 2.13: Cơ cấu GDP và thu NSNN năm 2005 ............................................................. 54
Đồ thị 3.1: Sơ đồ tổng quát ................................................................................................. 57
DANH MụC BảNG biểu
Bảng 2.1: GDP theo thành phần kinh tế kinh tế giai đoạn 1991 - 2005 ............................. 35
Bảng 2.2: Cơ cấu GDP ........................................................................................................ 38
Bảng 2.3: Thu NSNN theo thành phần ............................................................................... 45
Bảng 2.4: Cơ cấu thu NSNN so với tổng thu ...................................................................... 47
Bảng 2.5: Cơ cấu thu NSNN theo thành phần .................................................................... 49
Bảng 3.1: Kết quả so sánh qua mô hình ............................................................................. 68
Bảng 3.2: giả định về các biến ngoại sinh gốc giai đoạn 2006 - 2010 .............................. 72
Bảng 3.3: giá trị của các biến nội sinh theo phơng án 1 .................................................... 73
Bảng 3.4: Cơ cấu thu NSNN theo phơng án 1 .................................................................... 74
Bảng 3.5: giả định các biến ngoại sinh phơng án 2 ........................................................... 75
Bảng 3.6: Kết quả dự báo phơng án 2 ................................................................................ 76
Bảng 3.7: Cơ cấu thu NSNN theo phơng án 2 .................................................................... 78
Bảng 3.8: giả định các biến ngoại sinh phơng án 3 ........................................................... 79
Bảng 3.9: Kết quả dự báo phơng án 3 ................................................................................ 79
Bảng 3.10: Cơ cấu thu NSNN theo phơng án 3 .................................................................. 80
Bảng 3.11: giả định các biến ngoại sinh phơng án 4 ......................................................... 81
Bảng 3.12: Kết quả dự báo phơng án 4 .............................................................................. 82
Bảng 3.13: Cơ cấu thu NSNN theo phơng án 4 .................................................................. 83
1
Mở đầu
1. Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay, nền kinh tế nớc ta vận hành theo cơ chế thị trờng có sự điều
tiết và quản lý của Nhà nớc, mọi hoạt động điều hành và quản lý phải tuân
theo quy luật thị trờng. Do đó việc định hớng phát triển kinh tế nói chung và
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu thu NSNN nói riêng cũng phải tuân
theo quy luật thị trờng. Nh ta đà biết GDP và thu NSNN là các nhân tố quan
trọng trong nền kinh tế, nó tác động mạnh mẽ, toàn diện đến mọi khía cạnh,
lĩnh vực của đời sống kinh tế - xà hội.
Thu NSNN ngày càng khẳng định vai trò quan trọng và là công cụ điều
tiết vĩ mô nền kinh tế. Thu NSNN tác động đến cả phía cung và phía cầu, là
công cụ hỗ trợ đắc lực Nhà nớc thực hiện các mục tiêu chính sách kinh tế - xÃ
hội, hỗ trợ Nhà nớc trong quá trình quản lý và thúc đẩy phát triển, đảm bảo
công bằng xà hội, góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nớc. Nghiên cứu thu NSNN, đặc biệt là cơ cấu thu theo thành phần
kinh tế, từ đó cho ta cái nhìn tổng quan và rõ nét về tình hình, tiềm lực của
từng thành phần kinh tế để có giải pháp khuyến khích, động viên thu từ từng
thành phần kinh tế cho hợp lý nhằm tăng thu và đảm bảo nguồn tài chính cho
thực hiện sự nghiệp phát triển kinh tế - xà hội.
GDP và thu NSNN là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng trong nền
kinh tế, đồng thời hai chỉ tiêu này lại có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
Thông thờng GDP là chỉ tiêu phản ánh về quy mô của nền kinh tế, phản ánh
mức độ lớn mạnh về kinh tế của một quốc gia. Còn thu NSNN là chỉ tiêu phản
ánh tiềm lực về tài chính của đất nớc, phản ánh hiƯu qu¶ cđa mét nỊn kinh tÕ.
Ngn gèc cđa thu NSNN chính là GDP hay nói cách khác muốn thu NSNN
ngày càng lớn mạnh thì vấn đề trớc hết phải là tạo ra tăng trởng cao, GDP
hàng năm phải lớn mạnh. Ngợc lại, nếu thu NSNN càng dồi dào thì sẽ tạo
nguồn lực lớn để thực hiện đầu t phát triển và tạo ra khối lợng GDP càng lớn.
Mối quan giữa GDP và thu NSNN có thể nói là quan hệ nhân quả, tác động
qua lại lẫn nhau không thể tách rời.
Đối với Việt Nam, hiện nay chúng ta đang thực hiện phát triển nền kinh
tế thị trờng định hớng x· héi chđ nghÜa. Víi chÝnh s¸ch më réng ph¸t triÓn
2
kinh tế thị trờng gắn với hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đà thu hút đợc một
khối lợng lớn vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài và trong tơng lai thì vốn đầu t gián
tiếp nớc ngoài vào nớc ta sẽ tăng lên đáng kể. Điều đó đồng nghĩa với việc nền
kinh tế nớc ta đà và đang có sự chuyển dịch lớn về cơ cấu kinh tế, không chỉ
chuyển dịch về vùng, về ngành, lĩnh vực kinh tế mà còn cả về thành phần kinh
tế. Sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế theo hớng nào đi chăng nữa thì cũng có
tác động, ảnh hởng tới kết quả thu NSNN hàng năm.
Với t cách nh một biến vĩ mô, thu NSNN có liên hệ mật thiết với GDP
nh vậy, sự chuyển dịch cơ cấu GDP trong quá trình tăng trởng kinh tế sẽ tác
động tới thu NSNN và ngợc lại. Nh phân tích ở trên sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế diễn ra theo nhiều hớng, nhiều gãc ®é nhng chóng ta chđ u ®Ị cËp
vÊn ®Ị cơ cấu này dới góc độ cơ cấu theo khu vực kinh tế: công nghiệp, nông
nghiệp và dịch vụ, chứ chúng ta cha đề cập nhiều đến sự chuyển dịch cơ cấu
GDP theo thành phần kinh tế: quốc doanh, ngoài quốc doanh và có vốn đầu t
nớc ngoài. Đặc biệt là đánh giá sự chuyển dịch của cơ cấu GDP theo thành
phần tác động đến cơ cấu thu NSNN theo thành phần. Liên quan đến lĩnh vực
này ở Việt Nam đà có một số công trình đề tài, luận án đề cập đến nh: Đổi
mới NSNN của GS. TS. Tào Hữu Phùng (1992); Quản lý NSNN ở Việt Nam
và các nớc của GS. TS. Nguyễn Công Nghiệp (1991); Đổi mới cơ cấu chi
NSNN phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam của TS. Bùi Đờng
Nghiêu (2002); Hoàn thiƯn c¬ cÊu NSNN ë ViƯt Nam hiƯn nay” cđa TS.
Phùng Đức Hùng (2003) các đề tài, luận án trên đà nghiên cứu, đề cập và đa
ra nhiều vấn đề, giải pháp liên quan đến NSNN nói chung hoặc cơ chế, cơ cấu
thu - chi NSNN nói riêng. Tuy nhiên, cha có một đề tài, luận án nào đề cập
một cách trực tiếp, đầy đủ quan hệ và tác động của cơ cấu kinh tế theo thành
phần đến cơ cấu thu NSNN. Hơn nữa, các đề tài đà có của chúng ta từ trớc
đến nay khi đề cập, đánh giá đều tiếp cận trên quan điểm định tính, kinh
nghiệm và nếu sử dụng phần định lợng thì rất giản đơn và chỉ mang tính minh
họa, cha có một mô hình nào nghiên cứu, đánh giá sự tác động lẫn nhau dới
góc độ các mô hình kinh tế để đa ra các căn cứ định lợng. Khi đa ra những
chính sách, quyết định chúng ta phải có những căn cứ khoa học về mặt định lợng. Trớc những yêu cầu đó chúng ta phải xây dựng những mô hình nhằm
phục vơ cho tõng ngµnh, lÜnh vùc cơ thĨ vµ toµn nền kinh tế nói chúng. Với
những lý do và thực tiễn đó tôi đà chọn đề tài nghiên cứu: Đánh giá tác
động của chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần tới thu NSNN bằng mô
3
hình kinh tế lợng
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về GDP và cơ cấu GDP, vấn đề lý
luận về thu NSNN và cơ cấu thu NSNN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng GDP, c¬ cÊu GDP, thu NSNN, c¬ cÊu thu
NSNN tõ 1991 - 2005, đặc biệt là từ khi nền kinh tế mở cửa vận động theo cơ
chế thị trờng và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần tới cơ
cấu thu NSNN theo thành phần trên cơ sở mô hình kinh tế lợng.
- Đa ra quan điểm và giải pháp trên cơ sở dùng các mô hình Kinh tế lợng
thực hiện phân tích định lợng nhằm hoàn thiện cơ cấu GDP để thúc đẩy công
tác thu NSNN đạt hiệu quả cao hơn nữa và tận dụng mọi nguồn thu đảm bảo
cho nền kinh tế phát triển tốt hơn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Đồng thời hoàn thiện cơ cấu kinh tế, cơ cấu thu NSNN hợp lý trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tợng, phạm vi nghiên cứu
- Cơ cấu GDP, thu NSNN trong nền kinh tế mà cụ thể sự tác ®éng cđa c¬
cÊu GDP ®Õn c¬ cÊu thu NSNN tõ thuế.
- Những vấn đề có quan hệ mật thiết đến c¬ cÊu GDP, thu NSNN, c¬ cÊu
thu NSNN cịng nh vai trò của thu NSNN trong nền kinh tế thị trờng. Tuy
nhiên, luận văn sẽ không trình bày một cách tỷ mỉ các sắc thuế có ảnh hởng
đến thu NSNN nh thế nào? và cũng không đi sâu vào sự chuyển dịch trong
cách ngành, lĩnh vực, lao động và các vấn đề xà hội.
4. Phơng pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phơng pháp phân tích, logic, chứng minh giữa lý
thuyết và thực tế, hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến lý luận về GDP, cơ
cấu GDP, thu NSNN và cơ cấu thu NSNN từ thuế.
- Trên cơ sở những phân tích đối chiếu, so sánh mang tính định tính luận
văn sử dụng các phân tích thống kê và đặc biệt là các mô hình toán, kinh tế lợng để cho chúng ta một cái nhìn định lợng về tình hình thu NSNN từ thuế
theo thành phần.
5. Bố cục của luận văn
4
Luận văn đợc trình bày trong 88 trang đánh máy tiêu chuẩn, 18 bảng
số liệu, 17 đồ thị, 18 phụ lục, đợc kết cấu thành 3 chơng:
Chơng 1: Một số vấn đề lý luận về GDP và thu NSNN
Chơng 2: Thực trạng cơ cấu GDP và thu NSNN Việt Nam giai đoạn 1991
- 2005
Chơng 3: Vận dụng mô hình kinh tế lợng đánh giá tác động chuyển dịch
cơ cấu GDP tíi thu NSNN ë ViƯt Nam
5
Chơng 1
Một số vấn đề lý luận
về GDP và Thu Ngân Sách Nhà N ớc
1.1. Một số vấn đề lý luận về GDP
1.1.1. Khái niệm
Tổng sản phẩm trong nớc (GDP - Gross Domestic Product) là một chỉ tiêu
kinh tế tổng hợp cơ bản, quan trọng của một quốc gia, phản ánh kết quả cuối
cùng của các hoạt động sản xuất của các ngành, thành phần kinh tế. Nó là chỉ
tiêu gèc cđa mäi kho¶n thu nhËp, ngn gèc cđa sù giàu có và phồn vinh của xÃ
hội và từ đó thiết lập các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác nh: GNP (tổng sản
phẩm quốc dân), GNI (tổng thu nhập quèc gia), NI (thu nhËp quèc gia), NNP
(s¶n phÈm quèc dân thuần tuý), NDI (thu thu nhập quốc dân sử dụng), ... trong
nền kinh tế quốc dân. GDP đợc thiết lập nhằm phản ánh kết quả hoạt động của
mọi ngành sản xuất (20 ngành cấp I) trên lÃnh thổ kinh tế của một quốc gia
(một địa phơng, một vùng lÃnh thổ, ...) trong một thời kỳ nhất định (thờng là
một năm). Chỉ tiêu GDP không chỉ biểu hiện hiệu quả của tái sản xuất theo
chiều sâu mà cả hiệu quả tái sản xuất xà hội theo chiều rộng.
Vậy GDP bản chất là gì? GDP là tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế
quốc dân còn lại (giá trị gia tăng - VA ) sau khi trừ đi giá trị của những sản
phẩm vật chất và dịch vụ hao phí trong quá trình sản xuất (Tổng chi phí trung
gian - IC). Đó chính là bộ phận giá trị mới do lao động sản xuất tạo ra và khấu
hao tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định. Nói cách khác, tổng sản phẩm
trong nớc (quốc nội) là toàn bộ giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế
trong nền kinh tế quốc dân tạo ra trong một thời kỳ nhất định.
Một cách đơn giản ta có thể hiểu tổng sản phẩm trong nớc đo lờng tổng
giá trị của các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng đợc sản xuất ra trong phạm vi
lÃnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thờng là một năm).
GDP với những yếu tố cấu thành là một trong những cơ sở quan trọng để
tính toán, xác định các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác. Bên cạnh đó GDP còn
sử dụng để đánh giá tăng trởng và phát triển kinh tế của một quốc gia, nghiên
cứu khả năng cải thiện đời sống dân c, tính toán chỉ số phát triển con ngêi
6
(HDI), nghiên cứu khả năng tích luỹ, huy động vốn, tính toán các chỉ tiêu
đánh giá mức sống dân c, so sánh sánh quốc tế, đánh giá sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của các ngành sản xuất, khu vực và vùng sản xuất, cơ cấu giá trị,
cơ cấu sử dơng ci cïng s¶n phÈm x· héi. Qua GDP ta biết đợc khoản thu
nhập đợc tạo ra của quốc gia đó trong quá trình hoạt động của nền kinh tế.
1.1.2. Phơng pháp tính GDP
Trớc tiên ta đề cập đến nguyên tắc tính toán, xác định GDP. Hiện nay
GDP đợc tính theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc thờng trú (hay theo lÃnh thổ kinh tế): chỉ tính vào GDP kết
quả sản xuất của các đơn vị thờng trú.
- Tính theo thời kỳ sản xuất: sản phẩm đợc sản xuất ra trong thời kỳ nào
thì đợc tính vào kết quả sản xuất thời kỳ đó.
- Tính theo giá thị trờng bao gồm giá hiện hành và giá so sánh.
Căn cứ vào nguyên tắc tính GDP ở trên và căn cứ vào quá trình vận động
của GDP qua các giai đoạn: sản xuất, phân phối, sử dụng cuối cùng trong hệ
thống tài khoản quốc gia (SNA), hiện nay Việt Nam và các nớc trên thế giới
đang sử dụng thành một chuẩn mực quốc tế thì GDP đợc tính theo 3 phơng
pháp sau:
Phơng pháp 1: Tính GDP theo phơng pháp sản xuất (phơng pháp giá trị
gia tăng)
Theo phơng pháp này, GDP là thuần của giá trị đầu ra của tất cả các hoạt
động sản xuất trong nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định, tức
GDP bằng tổng giá trị đầu ra (tổng giá trị sản xuất) trừ đi giá trị sản phẩm vật
chất và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất (tổng chi phí trung gian).
Nh vậy, tính GDP theo phơng pháp sản xuất là tính trực tiếp từ ngời sản
xuất thông qua các yếu tố chi phí và toàn bộ kết quả đạt đợc trong kỳ nghiên
cứu.
Công thức tổng quát.
Tổng sản phẩm = Tổng giá trị sản xt - Tỉng chi phÝ trung
trong níc
cđa nỊn KTQD
gian cđa nÒn KTQD
7
(GDP)
( GO)
( IC)
- Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross output): tổng giá trị sản xuất của
nền kinh tế quốc dân là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do tất cả
các đơn vị, các ngành trong nền kinh tế quốc dân tạo ra trong một thời kỳ nhất
định (thờng là 1 năm).
Tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế quốc dân đợc xác định bằng cách
tổng hợp giá trị sản xuất của tất cả các ngành kinh tế và có thể tính theo các
phơng pháp khác nhau: Phơng pháp doanh nghiệp, phơng pháp ngành, phơng
pháp kinh tế quốc dân.
Trong các phơng pháp nói trên, phơng pháp doanh nghiệp là phơng pháp
cơ bản đợc SNA sử dụng trên thực tế để tính tổng giá trị sản xuất. Theo đó,
tổng giá trị sản xuất trong SNA bao gồm toàn bộ các yếu tố: chi phí trung
gian, trả công lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định và giá trị
thặng d. Nói cách khác tổng giá trị sản xuất bao gồm cả tổng chi phí trung
gian và tổng sản phẩm trong nớc.
- Chi phÝ trung gian (IC - Intermediate Consumption): Chi phÝ trung gian
là bộ phận cấu thành giá trị sản xuất. Chi phí trung gian bao gồm chi phí vật
chất và dịch vụ cho sản xuất (không kể khấu hao tài sản sản cố định). Đó là
chi phí sản phẩm của các ngành và của bản thân ngành nghiên cứu để sản xuất
sản phẩm của ngành đó. Tổng chi phí trung gian của toàn bộ nền kinh tế quốc
dân bằng tổng cộng chi phí trung gian của tất cả các ngành trong nền kinh tế
quốc dân.
Qua phơng pháp thứ nhất ta hiểu một cách đơn giản: GDP = tổng giá trị
sản xuất ci cïng - Tỉng chi phÝ trung gian trong qu¸ trình sản xuất, hay nói
cách khác GDP chính là phần giá trị tăng thêm trong quá trình hoạt động sản
xuất.
Phơng pháp 2: Tính GDP theo phơng pháp phân phối (phơng pháp thu
nhập)
Sau khi kết thúc giai đoạn sản xuất, GDP trải qua một quá trình phân phối
rất phức tạp, bao gồm phân phối lần đầu và phân phối lại. Phân phối lần đầu tạo
thành thu nhập lần đầu. Kết thúc toàn bộ quá trình phần phân phối lần đầu và
phân phối lại tạo thành thu nhập cuối cùng. Do đó, tính GDP theo phơng pháp
8
phân phối có thể căn cứ vào thu nhập lần đầu hoặc thu nhập cuối cùng.
- Theo thu nhập lần đầu: Phân phối lần đầu GDP tạo thành thu nhập lần
đầu của các thành viên tham gia vào quá trình sản xuất, bao gồm: ngời lao
động, chủ doanh nghiệp và Nhµ níc.
- Theo thu nhËp ci cïng: KÕt thóc giai đoạn phân phối lần đầu, GDP
tiếp tục đợc phân phối lại nhằm điều tiết thu nhập, cũng nh tạo thu nhập cho
ngời không tham gia hoạt động sản xuất. Quá trình phân phối lại diễn ra bằng
việc chuyển một phần thu nhập vào phân phối lại và nhận lại phần thu nhập từ
phân phối lại. Chênh lệch giữa phần nhận đợc từ phân phối lại và phần chuyển
vào phân phối lại là kết d phân phối lại.
Một cách tổng quát GDP theo phơng pháp này đợc xác định nh sau:
GDP = W + R + Ti + In + Dd + Pr
Trong đó: W Tiền công, tiền lơng
R Tiền thuê đất
Ti Thuế doanh thu
Dp Khấu hao tài sản cố định
In Trả lÃi tiền vay của công ty
Pr Lợi nhuận trớc thuế
Phơng pháp 3: Tính GDP theo phơng pháp tiêu dùng cuối cùng (sử dụng
cuối cùng)
Theo phơng pháp, cách tiếp cận này thì GDP đợc xác định nh sau:
Tổng sản phẩm
trong nớc
=
(GDP)
Tiêu dùng Tiêu dùng
Tích
Xuất khẩu
cuối cùng cuối cùng
lũy tài
thuần về hàng
+ của xà hội + sản + hóa và dịch vụ
của hộ
(C)
(G)
(I)
(X-M)
Tiêu dùng cuối cùng (TDCC)
TDCC của hộ gia đình là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hộ
gia đình (hoặc cá nhân) đà sử dụng phục vụ cuộc sống thờng nhật. TDCC của
hộ gia đình bao gồm TDCC từ thu nhập cuối cùng của hộ gia đình và TDCC đợc hởng không phải trả tiền (cho không) từ các tổ chức dịch vụ nhà nớc (văn
9
hóa, y tế, giáo dục,...) và từ các tổ chức phi lợi nhuận phục vụ trực tiếp cho hộ
gia đình (từ thiện, tôn giáo, hiệp hội, ...).
TDCC của xà hội là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ Nhà nớc
đà sử dụng để đáp ứng các nhu cầu thờng xuyên của Nhà nớc về quản lý nhà
nớc, an ninh quốc phòng, đảm bảo xà hội bắt buộc....
ã Tích lũy tài sản bao gồm
Tích lũy tài sản cố định: là toàn bộ giá trị tài sản cố định mới tăng trong
năm nghiên cứu (không bao gồm phần tăng giá trị tài sản cố định do tăng giá)
của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Tích lũy tài sản lu động bao gồm: nguyên nhiên vật liệu dự trữ cho sản
xuất; thành phẩm, bán thành phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang, ...
ã Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đợc mua bán, trao
đổi,... giữa đơn vị thờng trú và không thờng trú của nền kinh tế quốc dân.
Xuất, nhập khẩu hàng hóa bao gồm xuất nhập khẩu tại chỗ và xuất nhập khẩu
qua biên giới.
Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân chỉ tiêu GDP đợc tính đồng
thời theo 3 phơng pháp: phơng pháp sản xuất, phơng pháp thu nhập, phơng
pháp tiêu dùng cuối cùng. Cần phải tính GDP theo cả 3 phơng pháp vì chúng
có tác dụng khác nhau.
- Tính GDP theo phơng pháp sản xuất cho phép nghiên cứu tăng trởng
kinh tế và các nhân tố ảnh hởng đến tăng trởng kinh tế; nghiên cứu cơ cấu và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần, theo vùng, lÃnh
thổ...; nghiên cứu hiệu qu¶ kinh tÕ cđa nỊn s¶n xt x· héi; thiÕt lập hàm sản
xuất, hàm chi phí,...
- Tính GDP theo phơng pháp phân phối cho phép nghiên cứu kết cấu
phân phối và sự thay đổi kết cấu phân phối GDP. Cũng nh nghiên cứu mối
quan hệ giữa các loại thu nhập, từ đó có chính sách kết hợp hài hòa cả 3 lợi
ích (cá nhân, tập thể, và xà hội) tạo động lực cho sự phát triển; nghiên cứu kết
cấu giá trị GDP; nghiên cứu vai trò các loại thu nhập theo nhân tố sản xuất...
- Tính GDP theo phơng pháp tiªu dïng cuèi cïng cho phÐp nghiªn cøu
10
các cân đối quan trọng trong nền kinh tế quốc dân (tích lũy và tiêu dùng
cuối cùng, xuất khẩu và nhập khẩu, ...); tính các chỉ tiêu xu hớng tiêu dùng
cận biên, tiết kiện cận biên; thiết lập hàm tổng cầu; phân tích các chính sách
kinh tế....
Về nguyên tắc, kết quả tính GDP theo 3 phơng pháp phải bằng nhau vì
chúng là các vế của một đồng nhất thức. Tuy nhiên, trên thực tế các phơng
pháp dựa vào các nguồn thông tin khác nhau, cho nên kết quả tính GDP theo
các phơng pháp thờng có sai lệch nhất định. ở Việt Nam, tính GDP theo phơng pháp sản xuất đợc coi là phơng pháp cơ bản nhất, sử dụng phổ biến nhất
và dùng làm căn cứ để kiểm tra, chỉnh lý kết quả tính toán của 2 phơng pháp
còn lại.
Nh chúng ta đều biết, hiện nay có hai giá để tính GDP là giá thực tế (hiện
hành) và giá so sánh (hiện nay chúng ta vẫn lấy giá gốc là giá năm 1994 để
tính). Chính vì vậy, hình thành hai loại GDP là GDP thực tế (GDP hiện hành)
đợc tính theo giá hiện tại của năm tài khoá đó và GDP so sánh đợc tính theo
giá năm 1994. Nhng trong giới hạn của luận văn vì nghiên cứu GDP trong mối
quan hệ với NSNN mà NSNN chỉ đợc tính theo giá hiện hành nên toàn bộ nội
dung của luận văn chỉ đề cập và nghiên cứu GDP hiện hành.
1.1.3. Cơ cấu GDP
Trớc khi đa ra khái niệm về cơ cấu GDP (cơ cấu kinh tế), trớc tiên ta
phải làm rõ khái niệm thế nào là cơ cấu? Thuật ngữ cơ cấu có từ rất sớm
và thời gian đầu chủ yếu đợc sử dụng trong lĩnh vực kiến trúc và xây dựng.
Sau này nó mới đợc sử dụng rộng rÃi sang các lĩnh vực khác nh: kinh tế, xÃ
hội
Theo từ điển tiếng Việt, cơ cấu là một danh từ chỉ cách tổ chức, sắp xếp
các thành phần, bộ phận trong nội bộ nhằm thực hiện chức năng chung của
chủ thể.
Một cách thông dụng và phổ biến thì cơ cấu kinh tế đợc quan niệm là
một tập hợp các bộ phận tạo nên một tổng thể theo những tỷ lệ nhất định và
cùng các mối quan hệ ràng buộc gắn bó hữu cơ giữa các bộ phận đó. Nghĩa là
phải hiểu cơ cÊu võa lµ thc tÝnh cđa hƯ thèng, võa lµ hƯ thèng c¸c quan hƯ
kinh tÕ.
11
Theo quan niệm đó cơ cấu kinh tế có thể đợc định nghĩa nh sau:
Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế tổng hợp, phản ánh một tập hợp
các bộ phận cấu thành nên tổng thể kinh tế nhất định và mối quan hệ về kinh
tế giữa các bộ phận đó.
Tuỳ theo mục đích và phạm vi nghiên cøu, tỉng thĨ kinh tÕ cã thĨ lµ mét
doanh nghiƯp, từng ngành kinh tế quốc dân, từng khu vực thể chế, từng địa phơng (hoặc vùng lÃnh thổ) hay toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Khi nghiên cứu cơ
cấu kinh tÕ cđa nỊn kinh tÕ qc d©n ngêi ta thờng nghiên cứu theo các tiêu
thức sau:
- Theo ngành kinh tế: có cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế.
- Theo địa phơng (vùng lÃnh thổ): có cơ cấu kinh tế theo địa phơng
(vùng lÃnh thổ).
- Theo thành phần kinh tế: có cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế...
* Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành kinh tế đợc hình thành trên cơ
sở các quan hệ tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành hoặc nhóm ngành
trong nền kinh tế quốc dân.
Cơ cấu ngành diễn ra sớm nhất và đợc hình thành dựa trên cơ sở của sự
phân công lao động xà hội theo ngành. Cơ cấu ngành mang tính lịch sử, bởi vì
cùng với sự phát triển của lực lợng sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật, phân
công lao động càng tỷ mỷ, nền kinh tế quốc dân càng xuất hiện thêm nhiều
ngành mới làm cho cơ cấu ngành càng đợc phân chia đa dạng hơn. Phân công
lao động xà hội diễn ra đà phân chia nền kinh tế quốc dân thành những ngành
lớn nh: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ... Trong từng ngành lại đợc chia ra
thành các ngành nhỏ, ví dụ nh: công nghiệp chia thành công nghiệp nhẹ, công
nghiệp nặng...
Phân công lao động xà hội biểu hiện trình độ phát triển của lực lợng sản
xuất xà hội và sự chuyên môn hóa trong sản xuất. Khi lực lợng sản xuất xà hội
càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển của công cụ lao động, phân công lao
động xà hội sẽ càng sâu, nền kinh tế quốc dân sẽ xuất hiện thêm nhiều ngành
mới. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, tiền đề hình thành nên cơ cấu ngành kinh
12
tế là sự phân công lao động xà hội.
* Cơ cấu thành phần kinh tế
Thuật ngữ thành phần kinh tế là một khái niệm để chỉ kết cấu kinh tế - xÃ
hội tồn tại trong thời kỳ quá độ. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xà hội với các
hình thức sở hữu tơng ứng đà tạo nên một cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh
tế. Khi nghiên cứu kÕt cÊu kinh tÕ - x· héi cđa níc Nga sau cách mạng tháng
Mời năm 1917, Lênin đà chia nền kinh tế nớc Nga thành 5 thành phần là: kinh
tế nông dân kiểu gia trởng, sản xuất hàng hóa nhỏ, chủ nghĩa t bản t nhân, chủ
nghĩa t bản Nhà nớc và chủ nghĩa xà hội.
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng VII và VIII, nền kinh tế nớc ta bao gồm 5
thành phần là thành phần kinh tế Nhà nớc, kinh tÕ tËp thĨ, kinh tÕ c¸ thĨ, kinh
tÕ t bản t nhân và kinh tế t bản Nhà nớc, trong đó kinh tế Nhà nớc đóng vai trò
chủ đạo. Đến Đại hội Đảng lần thứ IX, nhằm đề cao vai trò kinh tế có vốn đầu
t nớc ngoài đà bổ sung thêm một thành phần kinh tế nữa là thành phần kinh tế
có vốn đầu t nớc ngoài.
Nh vậy, có thể thấy cơ cấu theo thành phần kinh tế đợc hình thành dựa
trên chế độ sở hữu, phản ánh tơng quan tỷ lệ trên các mặt giữa các thành phần
trong nền kinh tế. Nhng trong toàn bộ nội dung của luận văn tác giả sẽ gộp
sáu thành phần kinh tế này thành ba thành phần chính là: thành phần kinh tế
quốc doanh (kinh tế Nhà nớc), thành phần kinh tÕ ngoµi qc doanh (kinh tÕ
ngoµi Nhµ níc gåm: kinh tÕ c¸ thĨ, kinh tÕ tËp thĨ, kinh tÕ t nhân) và thành
phần kinh tế có vốn đầu t nớc ngoài (thành phần kinh tế có vốn đầu t nớc
ngoài).
* Cơ cấu vùng lÃnh thổ:
Vùng lÃnh thổ đợc hình thành trớc hết bởi điều kiện địa lý kinh tế tự
nhiên của nớc ta. Do điều kiện địa lý tự nhiên, nớc ta đà hình thành nên tám
vùng lÃnh thổ khác nhau, đó là: vùng Đồng bằng Bắc bộ, vùng Tây Bắc, vùng
Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ, vùng Duyên hải Nam Trung bộ,
vùng Tây nguyên, vùng Đông Nam bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong cơ cấu vùng lÃnh thổ đều bao gồm cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu theo
thành phần kinh tế. Vì vậy, cơ cấu vùng lÃnh thổ là tổng hợp của cơ cấu kinh
tế ngành và cơ cấu theo thành phần kinh tế đợc hình thành trên một địa danh
13
lÃnh thổ.
Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm thay đổi cấu trúc và các
mối quan hệ kinh tế của tổng thể kinh tế theo những mục tiêu và định hớng
nhất định.
Sự thay đổi đó, một mặt do sự biến động về số lợng các ngành, các vùng,
các thành phần kinh tÕ cÊu thµnh tỉng thĨ kinh tÕ khi cã sù tăng lên hoặc giảm
đi của một hoặc một số ngành, vùng hay thành phần kinh tế.
Mặt khác do biến động vỊ quy m« cđa tỉng thĨ kinh tÕ cịng nh của các
bộ phận cấu thành tổng thể khi có sự biến đổi của bản thân tổng thể (đây
chính là thuộc tính của cơ cấu) và của từng bộ phận cấu thành.
Nh vậy, chuyển dịch cơ cấu diễn ra không chỉ về lợng mà còn cả về chất
của tổng thể cũng nh cđa tõng bé phËn cÊu thµnh cđa tỉng thĨ. Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế không những là nguyên nhân thúc đẩy quá trình phát triển nền
kinh tế quốc dân mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình định
hớng đờng lối phát triển kinh tế - xà hội của mỗi quốc gia. Nói cách khác, quá
trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế xét về thực chất cũng chính
là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều đó đợc giải thích rằng, tất cả các
học thuyết, từ học thuyết kinh tế của các nhà kinh tế t sản đến học thuyết kinh
tế của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng nh các học thuyết kinh tế hiện đại ngày
nay đều đề cập đến vấn đề cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thờng diễn ra trên cả ba bộ phận cơ bản hợp
thành cơ cấu kinh tế. Đó là cơ cấu kinh tế theo ngành, cơ cấu kinh tế theo
thành phần và cơ cấu kinh tế theo vùng lÃnh thổ.
Sự phát triển của mỗi quốc gia đợc đánh giá bằng rất nhiều chỉ tiêu. Và
một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất, đó là tổng sản phẩm trong nớc.
Không phải vô cớ mà loài ngời phải tìm ra những phát minh, sáng chế, khoa
học công nghệ hiện đại... miễn sao sản xuất ra ngày càng nhiều sản phẩm có
giá trị, phục vụ đời sống nhân dân.
Trớc hết, ta cần phân biệt hai khái niệm tăng trởng kinh tế và phát triển
kinh tế. Trong kinh tế vĩ mô, hai khái niệm này có quan hệ chặt chẽ với nhau
nhng không đồng nhất.
14
- Tăng trởng kinh tế chỉ sự gia tăng về giá trị mới sáng tạo (giá trị gia
tăng) hoặc thu nhập bình quân đầu ngời của một quốc gia. Giá trị mới sáng tạo
ra của một quốc gia thờng đợc đo bằng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc
tổng sản phẩm trong nớc (GDP).
Đặc trng cơ bản của tăng trởng kinh tế chỉ sự gia tăng về GNP hoặc GDP
của một quốc gia, trong một thời kỳ nhất định thờng là một năm (tức gắn với
yếu tố đầu ra). Mức độ của sự tăng trởng có thể đợc biểu hiện bằng số tuyệt
đối và số tơng đối.
- Phát triển kinh tế chỉ sự tăng trởng kinh tế kèm theo những thay đổi
trong phân phối về sản lợng và cơ cấu kinh tÕ - x· héi. Kh¸i niƯm ph¸t triĨn
kinh tÕ không chỉ đề cập đến tỷ lệ, tốc độ của sự gia tăng mà còn đề cập đến
cả chất lợng của sự gia tăng.
Nh vậy, một quốc gia muốn có sự tăng trởng kinh tế thì cần phải có sự gia
tăng về tổng sản phẩm trong nớc. Chuyển dịch cơ cÊu kinh tÕ theo ngµnh kinh
tÕ theo híng tÝch cùc làm gia tăng VA ngành và GDP của cả nớc.
1.2. Thu Ngân Sách Nhà N ớc
1.2.1. Khái niệm thu NSNN
Trớc khi đi vào nghiên cứu khái niệm thu NSNN ta đi tìm hiểu về NSNN
vì thu NSNN là một bộ phận trong NSNN. Qua nghiên cứu lịch sử ra đời
NSNN trên thế giới cũng nh lịch sử ra đời NSNN ë ViƯt Nam cã thĨ rót ra mét
sè kÕt ln nh sau:
NSNN với t cách là phạm trù kinh tế bao giờ cũng gắn liền với sự xuất
hiện, tồn tại của Nhà nớc. NSNN là khâu tài chính đợc hình thành sớm nhất,
nó ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời của hệ thống quản lý Nhà
nớc và sự phát triển kinh tế hàng hoá, tiền tệ. Sự xuất hiện Nhà nớc trong lịch
sử đòi hỏi phải có những nguồn lực tài chính để đáp øng chi tiªu nh»m phơc
vơ cho viƯc thùc hiƯn chøc năng, nhiệm vụ của Nhà nớc. Vì vậy, NSNN là
ngân sách của Nhà nớc, Nhà nớc là chủ thể của Ngân sách đó.
NSNN tuy là khái hiệm rất quen thuộc theo nghĩa rộng mà bất cứ ngời
dân nào cũng biết, song nhận thức về NSNN dới góc độ khái niệm thì còn
nhiều lý giải khác nhau.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế cổ điển thì NSNN là một văn kiƯn tµi
15
chính, mô tả các khoản thu và chi của Chính phủ đợc thiết lập hàng năm.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại thì NSNN là bảng liệt kê
các khoản thu chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của Nhà nớc.
Quan điểm cho rằng, NSNN dùng công phí để cung cấp cho một vài giai
cấp trong xà hội, một phần nào đó số thu từ thu nhập của giai cấp khác mà
ngân sách thu vào bằng chế độ thuế khoá. Chính điều này cho ta thấy tính chất
chính trị của NSNN, sử dụng ngân sách có nghĩa là dùng phơng tiện tài chính
công nh là: thuế, chi tiêu (tức là các khoản thu và chi của Nhà nớc) để Nhà nớc có thể làm thay đổi sự cân bằng giữa các tầng lớp xà hội Có thể thấy
rằng quan điểm này thiên về tái phân phối tài chính và khẳng định NSNN là
công cụ Nhà nớc thực hiện tái phân phối.
Theo Luật của Qc héi níc Céng Hoµ X· Héi Chđ NghÜa ViƯt Nam số
01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 về NSNN thì: NSNN là toàn bộ
khoản thu, chi của Nhà nớc đà đợc cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền quyết
định và đợc thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nớc.
Vậy thu NSNN là gì? khi Nhà nớc mới ra đời, để có tiền chi tiêu cho sự
tồn tại và hoạt động của mình Nhà nớc đà đặt ra chế độ thuế khoá bắt dân c
phải đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của Nhà nớc. Lúc đầu, Nhà nớc
sử dụng nó để nuôi bộ máy Nhà nớc, sau đó phạm vị sử dụng đợc mở rộng dần
theo sự phát triển của các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nớc. Ngày nay, Nhà
nớc còn sử dụng nguồn thu NSNN để chi tiêu cho các khoản phúc lợi xà hội
và phát triển kinh tế. Do vậy, thu NSNN ngày càng đợc phát triển.
Có quan điểm cho rằng thu NSNN là việc Nhà nớc dùng quyền lực của
mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN
nhằm thoả mÃn các nhu cầu của Nhà nớc.
Theo luật NSNN thì: Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ
phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nớc; các khoản đóng góp
của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy
định của pháp luật.
Thu NSNN gồm hai nguồn là: thu NSNN của trung ơng và thu NSNN của
địa ph¬ng
16
Nguồn thu của ngân sách trung ơng gồm:
a. Các khoản thu ngân sách trung ơng hởng 100%:
- Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán ngành.
- Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ơng tại các tổ chức kinh tế, thu
hồi tiền cho vay của ngân sách trung ơng (cả gốc và lÃi), thu từ quỹ dự trữ tài
chính của trung ơng, thu nhập từ vốn góp của Nhà nớc.
- Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nớc, các tổ chức quốc tế,
các tổ chức khác, các cá nhân ở nớc ngoài cho Chính phủ Việt Nam.
- Các khoản phí, lệ phí nộp vào ngân sách trung ơng.
- Thu từ kết d ngân sách trung ơng.
- Khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
b. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung
ơng và ngân sách địa phơng:
- Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu
đà nói ë mơc a.
- Th thu nhËp ®èi víi ngêi cã thu nhập cao.
- Thuế chuyển lợi nhuận ra nớc ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận ra
nớc ngoài từ lĩnh vực dầu, khí.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hoá, dịch vụ trong nớc.
- Phí xăng, dầu.
Nguồn thu của ngân sách địa phơng gồm:
a. Các khoản thu ngân sách địa phơng hởng 100%:
- Thuế nhà, đất.
- Thuế tài nguyên (không kể thuế tài nguyên thu từ dầu, khí).
17
- Thuế môn bài.
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Tiền sử dụng đất.
- Tiền cho thuê đất.
- Tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu Nhà nớc.
- Lệ phí trớc bạ.
- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.
- Thu hồi vốn của ngân sách địa phơng tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ
dự trữ tài chính của địa phơng, thu nhập từ vốn góp của địa phơng.
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các
cá nhân ở nớc ngoài trực tiếp cho địa phơng.
- Các khoản phí, lệ phí, thu từ hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác
nộp vào ngân sách địa phơng theo quy định của pháp luật.
- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác.
- Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nớc.
- Thu kết d ngân sách địa phơng theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu khác của pháp luật.
b. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách trung ơng và
ngân sách địa phơng.
c. Thu bổ xung từ ngân sách trung ơng.
d. Thu từ huy động đầu t xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo
quy định của pháp luật.
1.2.2. Các yếu tố tác động đến thu NSNN
Đề cập đến các yếu tố tác động chính đến thu NSNN đầu tiên phải xác
định đó là Thuế, vì thuế là nguồn thu chính cđa NSNN. HiƯn nay ë ViƯt Nam
th chiÕm kho¶ng 90% tổng thu NSNN, ngoài ra còn các yếu tố khác nh phÝ,
18
lệ phí, viện trợ, . Các yếu tố cụ thể sau tác động đến thu NSNN:
Nếu xét theo khía cạnh trực tiếp ảnh hởng đến thu NSNN thì gồm có:
a. Thuế :
Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà các tổ chức kinh tế, tổ chức xà hội
và dân c phải nộp cho Nhà nớc.
Thuế đóng vai trò quan trọng trong NSNN và do có những đặc thù riêng
nên thuế có những đặc điểm sau:
- Thuế thông thờng đợc thể chế hoá dới hình thức luật. Bởi vì thuế là
mang tính bắt buộc, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nớc và các thành phần
kinh tế. Thuế đợc biểu hiện ở nhiều luật thuế (sắc thuế) khác nhau.
- Thuế là một khoản đóng góp cho Nhà nớc nhng không đợc hoàn trả một
cách trực tiếp. Khi nộp thuế, Nhà nớc cũng hoàn trả cho ngời nộp thuế nhng đợc trả dới hình thức gián tiếp nh phúc lợi xà hội, các quỹ hỗ trợ...
- Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách nhà nớc, thuế chiếm khoảng
90% tổng thu Ngân sách nhà nớc.
Thờng thuế đợc chia làm hai nhóm:
Thuế gián thu: là loại thuế mà ngời nộp thuế cho Nhà nớc chỉ là ngời
nộp thay cho đối tợng chịu thuế theo qui định của pháp luật. Thuế gián thu là
thuế do ngời tiêu dùng phải chịu, nhng ngời tiêu dùng không nộp thuế trực
tiếp cho Nhà nớc mà nộp thông qua các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh
hàng hóa, cung cấp dịch vụ cung cấp dịch vụ cho ngời tiêu dùng đó (ngời nộp
thuế không phải là ngời chịu thuế). Một số loại thuế gián thu chính hiện nay
là:
- Thuế giá trị gia tăng (thuế doanh thu).
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế gián thu đợc đa vào chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
để tính vào giá thành sản phẩm và làm cho giá thành tăng lên và khi ngời tiêu
dùng mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ thì phải chịu khoản thuế đó.
Thuế trực thu: là thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của tổ chức, cá nhân
19
và do các đối tợng thuộc diện nộp thuế nộp vào NSNN. Đối tợng chịu thuế và
nộp thuế là một. Hiện nay loại thuế này gồm:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế lợi tức).
- Thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế môn bài.
- Thuế sát sinh.
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Thuế nhà, đất.
- Thuế tài sản.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp .
Hiện nay một câu hỏi đặt ra và còn phải bàn luận nhiều để tìm ra hớng
giải pháp hợp lý, đó là: tăng thuế suất thuế gián thu và giảm thuế suất thuế
trực thu hay ngợc lại? Để trả lời câu này ta thấy: nếu tăng thuế suất thuế trực
thu, giảm thuế suất thuế gián thu sẽ không kích thích đối tợng nộp thuế trực
tiếp trong khâu sản xuất và tạo ra giá trị mới, ngợc lại là tăng thuế suất thuế
gián thu và giảm thuế suất thuÕ trùc thu sÏ kÝch thÝch ngêi s¶n xuÊt nhng làm
tăng khả năng trốn thuế, thất thoát nguồn thu.
b. Phí và lệ phí :
Phí và lệ phí là các khoản đóng góp bắt buộc mà dân c hoặc tổ chức kinh
tế xà hội phải nộp cho Nhà nớc sau khi Nhà nớc đà phục vụ cho chúng ta một
dịch vụ nào đó.
Việc phân biệt rõ ràng phí và lệ phí là rất khó khăn. Tuy nhiên chúng ta
có thể hiểu rằng phí gắn liền với chi phí mà dịch vụ bá ra. Trong khi ®ã lƯ phÝ
mang tÝnh chÊt lt lệ nhiều hơn và có khi lệ phí có thể cao hơn nhiều so với
phí mà dịch vụ mang lại.
Nớc ta có một số khoản phí và lệ phí nh: Lệ phí trớc bạ nhà, đất; lệ phí
dành cho đầu t xây dựng cơ bản, công trình phúc lợi nh: phí giao thông (cầu,
phà, đờng bộ, phí xăng dầu ...) phí dịch vụ (học phí, viện phí ...). Các khoản
phí, lệ phí từ các hoạt động do các cơ quan quản lý: phí chợ, trông giữ xe, lệ
phí về chuyển nhợng tài sản ...
20
c.Các khoản thu từ lợi tức đầu t của Nhà nớc :
Đây là các khoản thu nhập mà Nhà nớc có thể thu đợc do hoạt động đầu
t của Nhà nớc. Tức là Nhà nớc sử dụng NSNN để mua cổ phần, cổ phiếu của
các công ty cổ phần hay sử dụng vốn Ngân sách nhà nớc để hùn vốn hoặc góp
vốn kinh doanh với các doanh nghiệp theo một tỷ lệ vốn nhất định, theo
nguyên tắc Nhà nớc và doanh nghiệp cùng hợp tác kinh doanh, cùng chia sẻ
rủi ro và cùng phân chia lợi nhuận.
d. Bán và cho thuê tài sản nhà nớc
Nhà nớc bán và cho thuê tài sản nhà nớc thì khoản tiền thu đợc sẽ nộp
cho NSNN. Khoản thu này bao gồm: thu từ cho thuê đất, sử dụng đất; tiền cho
thuê và bán nhà đất thuộc sử hữu của nhà nớc; thu từ sử dụng quỹ đất công ích
và thu hoa lợi công sản khác.
e. Vay và viện trợ
Vấn đề vay: Nhà nớc phát hành ra các chứng khoán (trái phiếu công
trình, tín phiếu kho bạc nhà nớc...).
- Vay từ các tổ chức kinh tế, tổ chức xà hội hay từ các thành phần dân c.
hình thức vay này là vay từ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế.
- Vay tõ níc ngoµi: ChÝnh phđ cã thĨ vay tiỊn tõ các tổ chức tài chính
quốc tế, từ Ngân hàng thế giới hay từ các Chính phủ khác...
Vấn đề viện trợ: Là các khoản viện trợ không hoàn lại của nớc ngoài cho
chính phủ nh viện trợ về thiên tai, viện trợ làm sạch môi trờng, cho các dự án
mang tính xà hội cao. Với Việt Nam khoản viện trợ lớn nhất là ODA và có hai
loại: viện trợ cho không (không hoàn lại) hoặc viện trợ hoàn lại với lÃi suất
thấp, thời hạn cho vay dài và đợc hởng nhiều u đÃi khác.
f. Các khoản thu khác :
Ngoài những khoản thu trên NSNN còn có những khoản thu bổ sung thêm
nh: kết chuyển thu từ năm trớc, thu từ hợp tác lao động nớc ngoài....
Trên đây là các yếu tố nội sinh, tác động trực tiếp vào nguồn thu NSNN.
Nếu xét mức độ động viên thì các yếu tố sau ảnh hởng đến thu NSNN:
a. GDP
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trởng và phát triển kinh tế của mét
21
quốc gia, phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu t của một nớc. GDP là
nhân tố quyết định đến mức động viên của NSNN. Nếu không tính đến chỉ
tiêu này khi xác định mức động viên của ngân sách sẽ ảnh hởng tiêu cực đến
tiết kiệm, tiêu dùng và đầu t của các tổ chức kinh tế, của các tầng lớp dân c.
b. Tỷ suất doanh lợi trong nỊn kinh tÕ
Tû st doanh lỵi trong nỊn kinh tế phản ánh hiệu quả của đầu t phát triển
kinh tế. Tỷ suất doanh doanh lợi càng lớn, nguồn tài chính càng lớn. Đây là
nhân tố quyết định đến việc nâng cao tỷ suất thu NSNN.
Dựa vào tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế để xác định tỷ suất thu NSNN
sẽ tránh đợc việc động viên vào NSNN gây khó khăn về tài chính cho hoạt
động kinh tế. Hiện nay, tû st lỵi nhn trong nỊn kinh tÕ níc ta đạt thấp,
trong khi chi phí tiền lơng ngày càng tăng, nên tỷ suất thu NSNN không thể
cao đợc.
c. Tiềm năng đất nớc về tài nguyên thiên nhiên
Đối với các nớc đang phát triển và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú thì nhân tố này có ảnh hởng lớn đến sè thu NSNN. Kinh nghiƯm cđa c¸c
níc cho thÊy nÕu tỷ trọng xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản chiếm trên 20%
kim ngạch xuất khẩu thì tỷ suất thu NSNN sẽ cao và có khả năng tăng nhanh.
ở nớc ta trong tơng lai, việc xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản chiếm tỷ trọng
lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Đó là nhân tố rất quan trọng ảnh hởng to lớn
đến việc nâng cao tỷ suất thu NSNN.
d. Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nớc
Nhân tố này phụ thuộc vào:
- Quy mô tổ chức của bộ máy của Nhà nớc và hiệu quả hoạt động của nó.
- Những nhiệm vụ kinh tế xà hội mà Nhà nớc đảm nhận trong từng
thời kỳ.
- Chính sách sử dụng kinh phí của Nhà nớc.
e. Tổ chức bộ máy thu nộp
Tổ chức bộ máy thu nộp thuế gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống đợc thất
thu do trốn, lậu thuế sẽ là nhân tố tích cực làm tăng tỷ suất thu NSNN mµ vÉn