Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

giải pháp phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối tại việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.8 KB, 86 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành nhờ sự hướng
dẫn của GS. TS. Nguyễn Thị Mơ và công sức của tôi.
Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng,
đáng tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan, nếu có sai phạm tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả: Lương Thị Thu Hằng
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC PHÂN PHỐI 4
1.1. Phân phối và dịch vụ phân phối…… ……………………….…… 4
1.1.1. Phân phối…………………………………………………………… 4
1.1.2. Dịch vụ phân phối ……………………………………………… 4
1.1.2.1. Khái niệm về dịch vụ phân phối ………………………………… 4
1.1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ phân phối…………………………………… 5
1.1.2.3. Vai trò của dịch vụ phân phối đối với nền kinh tế………………… 7
1.1.3. Quan điểm của WTO về dịch vụ phân phối…………………… …….… 11
1.1.3.1. Về khái niệm dịch vụ phân phối ………… …………….….……… 11
1.1.3.2. Phân loại dịch vụ phân phối…………….………………… ….….… 11
1.1.3.3. Yêu cầu của WTO đối với các thành viên về mở cửa dịch vụ phân
phối…………….……………………………….………………… 13
1.2. Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối……….……… 21
1.2.1. Khái niệm về nhượng quyền thương mại ………………… … … 21
1.2.2. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại …… ………… …… 24
1.2.2.1. Về luật điều chỉnh…………………………………… … ………… 24
1.2.2.2. Về tính chất……………… ………………… ………………… 25
1.2.2.3 Về vai trò, vị trí và lợi ích của nhượng quyền thương mại………… 27


1.2.3. Nhượng quyền thương mại và vị trí, vai trò của nhượng quyền
thương mại trong lĩnh vực phân phối … ……… ……… … … 30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC PHÂN PHỐI TẠI VIỆT NAM… … 32
2.1. Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 32
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động nhượng quyền thương
mại tại Việt Nam thời gian qua………….…………………
….
32
2.1.1.1. Hệ thống nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt
Nam……….………………… ……….………………… 34
2.1.1.2. Hệ thống nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp nước
ngoài tại Việt Nam ……………… ……… ……….………. 37
2.1.2. Thực trạng cơ sở pháp lý của hoạt động nhượng quyền thương mại
tại Việt Nam …………………………………………….…………… 41
2.1.3. Đánh giá chung ………………… ………………….………… … 44
2.1.3.1. Về cơ sở pháp lý………………………………………… ……….… 44
2.1.3.2. Về thực trạng hoạt động…………………………………………… 50
2.2. Cam kết của Việt Nam trong WTO về mở cửa dịch vụ phân
phối trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại ………… ……… 53
2.2.1. Cam kết nền chung…………….………… ……… ….……… 53
2.2.1.1. Cam kết theo phương thức 3 ……….…………………. ……… 54
2.2.1.2. Cam kết theo phương thức 4 ……………… …… … …… 56
2.2.2. Các cam kết cụ thể………………………………….………… … 58
2.2.3. Đánh giá chung ………………… ………………….………… … 59
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG
QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC PHÂN PHỐI TẠI VIỆT
NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 61
3.1. Dự báo sự phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại
trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam trong thời gian tới 61

3.1.1. Cơ sở để dự báo … … … … 61
3.1.2. Số liệu dự báo 65
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại trong
lĩnh vực phân phối. ……………………….……… ……………… 66
3.2.1. Nhóm giải pháp thực thi các cam kết của Việt Nam trong WTO về
mở cửa thị trường dịch vụ phân phối trong lĩnh vực nhượng quyền
thương mại ………………………………… …… ……………… 66
3.2.1.1. Đối với Nhà nước…………………………….……………………… 66
3.2.1.2. Đối với bên nhượng quyền và nhận quyền thương mại Việt
Nam…………………………………… ………… …… ………. 69
3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại 71
3.2.2.1. Đối với Nhà nước …………………………………………………… 71
3.2.2.2. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam………………………………… 76
3.2.3. Nhóm giải pháp khác……………………………………… ……… 82
KẾT LUẬN …………………………………………………………………… 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO: World Trade Organization:
Tổ chức Thương mại thế giới
ASEAN: The Association of Southeast Asian Nations:
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
GATS: General Agreement on Trade in Services:
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
BTA: US-Vietnam Bilateral Trade Agrement:
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
MFN: Most Favoured Nation:
Nguyên tắc Tối huệ quốc
NT: Nation treatment:
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
IFA: International Frachise Association

Hiệp hội nhượng quyền thương mại quốc tế
NQTM: Nhượng quyền thương mại
DVPP: Dịch vụ phân phối
UFOC: Uniform Franchise Offering Circular:
Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại
FDD: Franchise Disclosure Document:
Các nguyên tắc chung của hợp đồng nhượng quyền thương mại
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Có thể ví hoạt động phân phối như một hệ thống tuần hoàn giúp cho nền
kinh tế lưu thông. Hoạt động phân phối phát triển sẽ làm cho hàng hóa, dịch vụ
được trao đổi, lưu thông thuận tiện từ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Ngược lại, hoạt động phân phối yếu kém sẽ kéo theo nền kinh tế vận hành đình trệ.
Đặc biệt hiện nay, trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt
động phân phối ngày càng đóng vai trò quan trọng và trở thành một lĩnh vực dịch
vụ không thể thiếu. Vì vậy, phát triển lĩnh vực phân phối là một nhiệm vụ quan
trọng của nền kinh tế. Để phát triển lĩnh vực dịch vụ phân phối (DVPP), một trong
các giải pháp hữu hiệu là thúc đẩy hoạt động nhượng quyền thương mại (NQTM).
NQTM với những đặc tính ưu việt vốn có rất phù hợp để ứng dụng trong lĩnh vực
phân phối, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
Phù hợp với xu hướng đó, hoạt động NQTM trong lĩnh vực phân phối tại
Việt Nam những năm vừa qua đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ, góp phần
cải thiện khâu phân phối còn yếu kém của nước ta. Tuy nhiên, hoạt động NQTM
vẫn còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam do vì NQTM mới chỉ thâm
nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây. Vì vậy, ở Việt Nam hoạt động NQTM
trong lĩnh vực phân phối còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Vấn
đề cấp thiết đặt ra hiện nay là làm thế nào để đẩy mạnh phát triển hoạt động NQTM
trong lĩnh vực phân phối của nước ta.
Để trả lời câu hỏi này cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu về NQTM trong lĩnh
vực phân phối. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp phát

triển hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” để làm đề tài cho luận văn thạc sỹ kinh tế
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu.
Ở nước ngoài hiện có một số công trình nghiên cứu ít nhiều liên quan đến
NQTM trong lĩnh vực phân phối như: “Nhượng quyền thương mại và cấp Lixăng
1
(Franchising and Licensing): hai phương thức tăng trưởng hiệu quả bất chấp
những biến động của nền kinh tế” (2008) của Andrew J. Sherman.
Ở Việt Nam hiện nay đã có một số sách chuyên khảo, công trình, bài báo
nghiên cứu ở các góc độ khác nhau về NQTM. Tiêu biểu là: “Nhượng quyền
thương mại tại Việt Nam” (2009) của Nguyễn Đông Phong, “Mua Franchise – cơ
hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam” (2006) của Lý Quý Trung, “Một số giải
pháp phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế” (2007) của Phạm Thị Thu Huyền, “Hoạt động nhượng
quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối trong bối cảnh Việt Nam thực hiện các
cam kết với WTO” (2009) của Nguyễn Thị Hằng Nga, “Nhượng quyền thương mại
trong bối cảnh toàn cầu hóa: điều kiện và khả năng áp dụng ở Việt nam trong thời
gian tới” (2009) của Nguyễn Thị Hải Hà, “Nhượng quyền thương mại trong lĩnh
vực kinh doanh đồ ăn nhanh trên thế giới - bài học kinh nghiệm cho các doanh
nghiệp Việt Nam” (2009) của Phan Thị Thanh Nhàn. Tuy nhiên những công trình
này chỉ ít nhiều đề cập đến hoạt động Nhượng quyền thương mại và Nhượng quyền
thương mại trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam nói chung, chưa có công trình
nào nghiên cứu giải pháp phát triển hoạt động Nhượng quyền thương mại trong lĩnh
vực phân phối tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là luận
văn thạc sĩ đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về NQTM và NQTM
trong lĩnh vực phân phối, sau khi phân tích thực trạng hoạt động NQTM trong lĩnh
vực phân phối tại Việt Nam và nêu rõ những tồn tại, luận văn đề xuất các giải pháp

nhằm phát triển hoạt động NQTM trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động NQTM và các cam kết của
Việt Nam trong WTO về NQTM trong lĩnh vực phân phối, phát triển NQTM trong
lĩnh vực phân phối.
2
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động
NQTM trong lĩnh vực phân phối tại Việt Nam. Các thông tin, số liệu được thu thập
chủ yếu từ năm 2005 đến nay ở Việt Nam, giải pháp đến hết năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu trong nghiên cứu kinh tế như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp
luận giải và phương pháp so sánh.
6. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm
3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại trong lĩnh
vực phân phối.
Chương 2. Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực
phân phối tại Việt Nam.
Chương 3. Giải pháp phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại trong
lĩnh vực phân phối tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC PHÂN PHỐI
1.1.Phân phối và dịch vụ phân phối
1.1.1. Phân phối
Phân phối là một trong bốn khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, bao gồm

sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Trong mối quan hệ đó sản xuất là gốc, có
vai trò quyết định; tiêu dùng là mục đích, là động lực của sản xuất; còn phân phối là
khâu trung gian nối sản xuất với tiêu dùng, là mắt xích chủ yếu giữa nhà sản xuất
với người tiêu dùng cuối cùng, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành giá cả.
Phân phối bao gồm:
- Phân phối các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất
khác nhau để tạo ra các sản phẩm khác nhau.
- Phân phối cho tiêu dùng dưới hình thức các nguồn thu nhập của các tầng
lớp dân cư.
Tính chất và nguyên tắc của quan hệ phân phối và bản thân quy luật phân
phối đều do tính chất của nền sản xuất và quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết
định. Song, phân phối cũng tác động trở lại đối với sản xuất và tiêu dùng. Nó thúc
đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển nếu quan hệ phân phối tiến bộ, hoặc ngược lại
nó cản trở quá trình sản xuất và tiêu dùng nếu quan hệ phân phối lạc hậu. Vì vậy
phát triển hoạt động phân phối có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nền kinh
tế nói chung.
1.1.2. Dịch vụ phân phối
1.1.2.1. Khái niệm dịch vụ phân phối
Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa từ người sản xuất đi đến người tiêu
dùng hoặc người sử dụng cuối cùng phải qua một chuỗi các hoạt động mua và bán.
Dịch vụ phân phối (DVPP) là thuật ngữ mô tả toàn bộ quá trình lưu thông tiêu thụ
hàng hóa trên thị trường. Chúng là những dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hóa
4
qua các doanh nghiệp và tổ chức khác nhau để tới người mua cuối cùng. Từ những
quan điểm nghiên cứu khác nhau, có thể có những quan niệm khác nhau về DVPP.
Xuất phát từ quan điểm của các doanh nghiệp – chủ thể kinh doanh, DVPP là
các hình thức liên kết của các doanh nghiệp trên thị trường để cùng thực hiện một
mục đích kinh doanh. Người sản xuất (hay nhập khẩu) phải qua các trung gian
thương mại nào để đưa sản phẩm của họ đến người tiêu dùng, vì vậy DVPP là các
hình thức lưu thông sản phẩm qua các trung gian khác nhau

1
.
Xuất phát từ quan điểm hoạt động dịch vụ của các doanh nghiệp, DVPP là
một sự tổ chức hệ thống các quan hệ bên ngoài doanh nghiệp để quản lý các hoạt
động phân phối hàng hóa nhằm đạt các mục tiêu kinh doanh. Mà kinh doanh, theo
qui định tại Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2005, được hiểu là “việc thực hiện
liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh
lợi”.
DVPP là hệ thống các quan hệ của một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân
độc lập và phụ thuộc lẫn nhau cùng tham gia vào quá trình lưu thông, mua bán hàng
hóa, dịch vụ nhằm đưa hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng
cuối cùng. Nó là một chuỗi các mối quan hệ giữa các tổ chức liên quan trong quá
trình mua và bán hàng hóa. Mỗi doanh nghiệp trong kinh doanh chắc chắn tham gia
vào một hoặc một số DVPP nhất định. Ví dụ, với một doanh nghiệp xuất khẩu cà
phê, DVPP của họ bao gồm: hệ thống thu mua cà phê hạt từ những người nông dân
và hệ thống xuất khẩu cà phê ra thị trường nước ngoài. Như vậy, DVPP là đối tượng
để tổ chức, quản lý như một công cụ kinh doanh trọng yếu của các doanh nghiệp
trên thị trường.
Như vậy, có thể hiểu một cách cơ bản, DVPP là hoạt động có sinh lợi của
một, một số các công ty hay cá nhân nhằm lưu thông và chuyển giao sản phẩm và
chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
1.1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ phân phối
1
Bộ thương mại, Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế, 2004
5
Với tư cách là một ngành dịch vụ
2
, DVPP mang đầy đủ các đặc điểm chung

của dịch vụ. Đó là: DVPP có tính vô hình và khó xác định; DVPP không lưu trữ
được và quá trình sản xuất (cung ứng) DVPP và tiêu dùng DVPP xảy ra đồng thời.
Ngoài các đặc điểm trên, DVPP còn có các đặc điểm sau:
- Dịch vụ phân phối mang tính chuyên môn hóa và phân công lao động cao
Mỗi DVPP hoạt động được thông qua các dòng hoạt động (dòng chảy) để
đảm bảo hàng hóa đến được địa điểm tiêu dùng như: chuyển quyền sở hữu, đàm
phán, vận động vật chất của hàng hóa, thanh toán, thông tin, xúc tiến đặt hàng, chia
sẻ rủi ro, tài chính, thu hồi, tái sử dụng lại bao gói. Các dòng chảy này kết nối các
thành viên của DVPP với nhau. Các DVPP ví như dòng chảy vì các hoạt động phân
phối hàng hóa trong hệ thống là một quá trình vận động liên tục không ngừng. Mỗi
dòng chảy là một tập hợp các chức năng phân phối được thực hiện bởi các thành
viên tham gia hệ thống phân phối.
Tất cả các chức năng phân phối trong DVPP đều cần được thực hiện bởi một
doanh nghiệp hoặc cá nhân nào đó. Nhưng không cần thiết mọi doanh nghiệp đều
tham gia vào tất cả các dòng chảy. Các DVPP có sự phân công lao động và chuyên
môn hóa trong từng hệ thống và cả ở tầm vĩ mô. Các tổ chức kinh doanh nhất định
chuyên môn hóa vào một hoặc một số công việc phân phối nhất định. Doanh nghiệp
sản xuất và nhập khẩu sử dụng những trung gian thương mại hoặc tổ chức bổ trợ
khác để thực hiện công việc phân phối là vì họ thực hiện các chức năng phân phối
hiệu quả hơn.
- Bản chất của dịch vụ phân phối là sự vận động liên tục
Hàng hóa lưu thông qua các DVPP thông qua cơ chế “kéo đẩy”. Cơ chế kéo
nghĩa là các doanh nghiệp dùng các biện pháp tác động vào nhu cầu của người tiêu
dùng cuối cùng để tạo ra mong muốn của họ, để họ tạo ra lực hút hàng hóa ra thị
trường. Cơ chế đẩy nghĩa là doanh nghiệp sử dụng các biện pháp thúc đẩy các thành
viên của DVPP tăng cường hoạt động tiêu thụ tạo thành lực đẩy hàng hóa ra thị
trường. Sự hoạt động của DVPP rất phức tạp do có nhiều dòng vận động trong
2
Theo qui định của WTO, phân phối là một trong số 12 ngành dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp
định GATS

6
DVPP và nhiều doanh nghiệp và nhiều cá nhân tham gia vào DVPP. Sự vận động
liên tục là bản chất của các DVPP.
- Sự phát triển của dịch vụ phân phối phụ thuộc vào sự quản lý hiệu quả của
nhà nước
Như đặt vấn đề ở trên, mỗi nền kinh tế đều có một hệ thống các DVPP vĩ mô
hoạt động rất phức tạp. Hoạt động thương mại của một đất nước thực chất được thể
hiện ở hoạt động của DVPP vĩ mô. Các DVPP của vô số các doanh nghiệp đan xen
vào nhau trên thị trường, chảy theo nhiều chiều hướng với nhiều cường độ khác
nhau. Các DVPP của các doanh nghiệp khác nhau vừa hợp tác vừa cạnh tranh nhau
trên thị trường. Nhà nước với vai trò quản lý vĩ mô phải tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp phát triển được các DVPP hiện đại, hoạt động có hiệu quả cao. Nhà nước
phải bảo đảm các điều kiện về môi trường kinh doanh để các DVPP hoạt động có
hiệu quả, bảo vệ dòng chảy hàng hóa hợp pháp, hạn chế những dòng chảy hàng hóa
tiêu cực, bất hợp pháp.
Đặc điểm trong công tác quản lý vĩ mô của nhà nước đối với các DVPP là
không phải bằng sự can thiệp trực tiếp vào hoạt động phân phối của các doanh
nghiệp và các DVPP cụ thể mà chủ yếu là bằng các công cụ gián tiếp tác động đến
sự hình thành, phát triển và hoạt động của các DVPP của các doanh nghiệp.
1.1.2.3. Vai trò của dịch vụ phân phối đối với nền kinh tế.
- Dịch vụ phân phối có vai trò giải quyết các mâu thuẫn cơ bản vốn có của
nền kinh tế thị trường và vì vậy nó góp phần đảm bảo cho nền kinh tế thị trường
phát triển một cách bền vững nhờ sự kết nối hoạt động sản xuất với tiêu dùng.
Mâu thuẫn cơ bản, vốn có của nền kinh tế thị trường gồm 3 loại: Thứ nhất là
mâu thuẫn giữa sản xuất khối lượng lớn, chuyên môn hóa với nhu cầu tiêu dùng
theo khối lượng nhỏ nhưng đặc biệt và đa dạng. Đó là mỗi nhà sản xuất chuyên môn
hóa sản xuất và bán số lượng lớn một hoặc một số ít hàng hóa và dịch vụ, nhưng
mỗi người tiêu dùng chỉ mua số lượng nhỏ của một tập hợp hàng hóa và dịch vụ
phong phú.
7

Có mâu thuẫn này là do thị trường là một tập hợp gồm vô số những người
tiêu dùng với những nhu cầu và mong muốn rất khác nhau. Xã hội càng phát triển,
thu nhập của dân cư càng tăng lên, nhu cầu tiêu dùng càng đa dạng, phong phú.
Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất phải sản xuất khối lượng lớn để đạt hiệu
quả kinh tế theo quy mô, chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm thấp.
* Sự khác biệt về số lượng
* Sự khác biệt về không gian
* Sự khác biệt về thời gian
* Sự khác biệt về chủng loại
* Sự khác biệt về số lượng
* Sự khác biệt về không gian
* Sự khác biệt về thời gian
* Sự khác biệt về chủng loại
Sơ đồ 1.1. Dịch vụ phân phối nối sản xuất với tiêu dùng
(Nguồn: Bộ Thương mại, Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, 2004)
Hơn nữa các kỹ năng sản xuất hiện đại có thể giúp tạo ra số lượng hàng hóa
và dịch vụ lớn để thỏa mãn đông đảo khách hàng. Sản xuất lớn, hiệu quả cao không
thể giải quyết vấn đề thỏa mãn nhu cầu. DVPP giúp giải quyết được mâu thuẫn này
nhờ sự gắn kết giữa sản xuất và tiêu dùng (xem sơ đồ 1.1)
8
Khu vực sản xuất: Chuyên môn hóa và phân
công lao động dẫn đến khả năng cung cấp đa
dạng
Hệ thống
phân phối
hàng hóa
cần thiết để
giải quyết
những khác

biệt và mâu
thuẫn
Khu vực tiêu dùng: Nhu cầu và mong muốn đa dạng
về chủng loại, thời gian, địa điểm và quyền sở hữu
Mâu thuẫn thứ hai trong nền kinh tế là sự khác biệt về không gian giữa sản
xuất và tiêu dùng do hoạt động sản xuất thường tập trung tại những địa điểm nhất
định còn tiêu dùng lại trải rộng khắp hoặc ngược lại. Do đó, DVPP giúp giải quyết
được mâu thuẫn này trong quá trình thực hiện hoạt động phân phối.
Tạo sự ăn khớp về không gian giữa sản xuất và tiêu dùng đòi hỏi phải tối
thiểu hóa tổng số các trao đổi. Sự xuất hiện DVPP với nhiều cấp độ với các trung
gian thương mại chính là để giảm tổng số các trao đổi và tạo điều kiện vận chuyển
sản phẩm với khối lượng lớn ở cự ly dài, nhờ đó giảm chi phí vận chuyển.
Mâu thuẫn thứ ba là sự khác biệt về thời gian do vì thời gian sản xuất và thời
gian tiêu dùng không trùng khớp, có thể sản xuất có tính thời vụ còn tiêu dùng
quanh năm và ngược lại. Vì sản xuất thường không xảy ra cùng thời gian với nhu
cầu tiêu dùng sản phẩm nên phải dự trữ hàng hóa. Sự ăn khớp về thời gian giữa sản
xuất và tiêu dùng được giải quyết thông qua dòng chảy sản phẩm qua các DVPP
đảm bảo đúng thời gian mong muốn của khách hàng.
Ngoài ba vấn đề cơ bản trên, trong nền kinh tế còn chứa đựng nhiều mâu
thuẫn khác như sự khác biệt về thông tin và giá trị, sự khác biệt về quyền sở hữu…
Các DVPP có vai trò và chức năng giải quyết những sự khác biệt và mâu
thuẫn trên qua quá trình phân phối tổng thể. DVPP hiệu quả là cần thiết để nối
người sản xuất với người tiêu dùng, có nghĩa là phân phối hàng hóa và dịch vụ đáp
ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
- Dịch vụ phân phối tác động tích cực đối với sự phân công lao động xã
hội.
Trong lĩnh vực sản xuất, phân công lao động thể hiện rõ nét ở việc mỗi
doanh nghiệp chỉ tập trung nguồn lực sản xuất với loại sản phẩm hay một phần của
sản phẩm để đạt hiệu suất cao hơn là sản xuất cùng lúc nhiều loại sản phẩm hay vô
số các phần nhỏ để tự tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Khi đưa quan điểm này lên

tầm vĩ mô, chúng ta sẽ thấy lãng phí khi một doanh nghiệp phải đảm đương mọi
khâu từ sản xuất tới vận chuyển rổi trao đổi trực tiếp với người tiêu dùng. Phân
công lao động ở tầm vĩ mô sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu mỗi ngành kinh tế chỉ tập
trung vào nghiệp vụ đặc trưng của ngành mình, ví dụ, công ty sản xuất thì nên tập
9
trung vào sản xuất và sử dụng hợp lí các dịch vụ hỗ trợ tiêu thụ được cung cấp bởi
các công ty khác. Ngày nay phân phối cũng đang không nằm ngoài xu hướng đó.
Với ưu thế về tính chuyên nghiệp và tiết kiệm chi phí, dịch vụ phân phối đang là sự
lựa chọn rộng rãi trong các doang nghiệp sản xuất hay cho mô hình cửa hàng giới
thiệu sản phẩm hay cửa hàng bán lẻ của chính công ty. Sự phát triển mạnh mẽ của
ngành dịch vụ phân phối đang thu hút các luồng nhân lực và tài chính đầu tư vào
ngành này. Điều này có tác dụng rất tốt trong việc điều hoà trạng thái cân bằng về
nguồn lực giữa các lĩnh vực kinh tế, đảm bảo duy trì một nền kinh tế hài hoà, tránh
tình trạng phát triển thiên lệch.
- Sự tăng trưởng của ngành dịch vụ phân phối góp phần tạo nên động lực
phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế.
Ngày nay, dịch vụ phân phối đang đạt giá trị ngày càng lớn, thu hút lượng
lao động ngày càng đông đảo, trở thành một nhân tố tác động sâu rộng đến mọi
ngóc ngách của hoạt động thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ. Đối tượng
của phân phối không chỉ có hàng hoá hữu hình mà bao gồm các loại hình dịch vụ
như mô hình phân phối các dịch vụ giải trí qua mạng đang rất thịnh hành hiện nay.
Ở góc độ khác, dịch vụ phân phối đang trở thành tiêu chí để các nhà đầu tư đánh giá
trình độ phát triển của một nền kinh tế bởi khi đầu tư vào một nơi nào đó, họ cần
biết sản phẩm của mình có các kênh tiêu thụ hiệu quả hay không. Mức độ thịnh
vượng của ngành phân phối không chỉ là sự đảm bảo về kênh lưu thông sản phẩm
mà còn là sự hứa hẹn về một nền kinh tế tiêu dùng mạnh đầy tiềm năng mà nhà đầu
tư nào cũng mong đợi. Do đó, dịch vụ phân phối đã vượt ra ngoài vai trò của một
phân ngành dịch vụ trong nền kinh tế để trở thành một trong những động lực quan
trọng của phát triển kinh tế.
Với các vai trò quan trọng như vậy, hiện nay, phân phối được hầu hết các

nước thừa nhận là một ngành kinh tế nhạy cảm, có tác động tới nhiều mặt kinh tế -
xã hội và cần được đưa vào chiến lược phát triển quản lí kinh tế vĩ mô của Nhà
nước.
1.1.3. Quan điểm của WTO về dịch vụ phân phối
1.1.3.1. Về khái niệm dịch vụ phân phối
10
Theo phân loại của WTO, DVPP đứng ở vị trí thứ 4 trong tổng số 12 ngành
dịch vụ
3
. Cũng như dịch vụ nói chung, WTO không đưa ra khái niệm DVPP mà chỉ
đưa ra cách phân loại DVPP để phục vụ cho hoạt động của mình.
1.1.3.2. Phân loại dịch vụ phân phối
Theo WTO, ngành dịch vụ phân phối bao gồm 4 phân ngành chính là: Các
dịch vụ của đại lí ăn hoa hồng; các dịch vụ thương mại bán buôn; các dịch vụ bán lẻ
và các dịch vụ nhượng quyền thương mại
4
.
- Đại lý hoa hồng là dịch vụ đại lý mà theo đó bên đại lý thực hiện việc mua,
bán hàng theo giá mua, giá bán do bên giao dịch đại lý ấn định để hưởng hoa hồng.
Hoa hồng được tính theo tỉ lệ phần trăm do các bên thoả thuận trên giá mua, giá bán
hàng hoá. Dịch vụ đại lý hoa hồng bao gồm các hoạt động bán hàng của phía nhận
đại lý, môi giới, đấu thầu hay những hình thức bán buôn hàng hoá và các dịch vụ
phụ trợ có liên quan khác để hưởng một khoản phí cố định hoặc theo thoả thuận
trên hợp đồng.
- Dịch vụ bán buôn là dịch vụ mà theo đó bên cung cấp dịch vụ giúp bên sử
dụng dịch vụ bán một khối lượng lớn hàng hoá với lượng giá gốc hoặc giá đã có
chiết khấu ở mức cao nhằm tiêu thụ nhanh, nhiều hoặc khi khó đảm bảo về khối
lượng hàng hoá đó. Dịch vụ bán buôn thường được cung cấp bởi các trung gian
thương mại đầu mối như tổng đại lý và đại lý các cấp. Việc bán buôn thường đi
cùng với mức giá đặc biệt gọi là giá bán buôn. Giá bán buôn thường thấp hơn giá

bán lẻ và được qui định kiểu bậc thang theo khối lượng hàng bán ra nhằm khuyến
khích khối lượng đặt hàng của các đại lý mà vẫn đảm bảo sự cân bằng và công bằng
về giá trong hệ thống thương mại. Dịch vụ bán buôn bao gồm các hoạt động bán
hàng cho người bán lẻ, các khách hàng là doanh nghiệp sản xuất, thương mại, các tổ
chức, các doanh nghiệp chuyên ngành hay người bán buôn, và các dịch vụ phụ trợ
có liên quan.
- Dịch vụ bán lẻ bao gồm hoạt động bán hàng tại những điểm nhỏ, cố định,
như cửa hàng hay ki-ốt, hoặc qua đường bưu điện với số lượng nhỏ và người mua là
người tiêu dùng trực tiếp. Dịch vụ bán lẻ có thể gồm cả những dịch vụ phụ trợ, ví
3
WTO, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ, 1995
4
Mutrap II, Cẩm nang các cam kết thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO, 2006
11
dụ như giao hàng. Khách hàng của dịch vụ bán lẻ có thể là cá nhân hoặc doanh
nghiệp. Trong thương mại, người bán lẻ mua hàng hoá với số lượng lớn từ nhà sản
xuất, người nhập khẩu hoặc người bán buôn và bán cho người tiêu dùng với số
lượng nhỏ hơn. Người bán lẻ giữ vị trí cuối cùng trong chuỗi cung ứng và có vai trò
rất quan trọng trong chiến lược phân phối của các công ty vì là những người gần gũi
người tiêu dùng cuối cùng nhất.
- Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng
quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình việc tiến hành mua bán hàng
hoá, cung ứng dịch vụ theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền qui
định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh,
khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc
điều hành công việc kinh doanh. Quyền hạn và nghĩa vụ của bên nhượng quyền và
bên nhận quyền qui định trong hợp đồng nhận quyền thương mại hai bên kí kết.
Bên nhận quyền thường phải trả cho bên nhượng quyền một khoản tiền nhượng
quyền theo số sản phẩm tiêu thụ được và vẫn phải trả một khoản nhượng quyền

nhất định ngay cả khi kinh doanh không có lãi. Nhượng quyền thương mại thường
mang lại hiệu quả tốt nhất trong các mô hình kinh doanh có chi phí ban đầu thấp
hoặc trung bình, dễ triển khai, nhân rộng, và nhất là những dự án dựa trên những ý
tưởng độc đáo, khác lạ.
Trên đây là 4 loại hình cơ bản thuộc ngành dịch vụ phân phối được WTO
phân loại. Trong 4 loại hình này, NQTM là loại hình dịch vụ phân phối phát triển
khá sớm ở các nước có nền kinh tế thị trường nhưng mới hình thành ở Việt Nam khi
Việt Nam thực hiện chủ trương mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.3.3. Yêu cầu của WTO đối với các thành viên về mở cửa dịch vụ phân phối
* Các qui định về phương thức mở cửa dịch vụ phân phối
Các hoạt động thương mại dịch vụ phân phối được chia làm 4 phương thức
cung cấp theo đúng qui định chung của WTO về các phương thức cung ứng dịch
vụ, đó là: Cung cấp qua biên giới; Tiêu dùng ngoài lãnh thổ; Hiện diện thương mại;
Hiện diện thể nhân (Điểu I khoản 2 - GATS)
12
Phương thức 1 – Cung cấp dịch vụ qua biên giới (Cross-border supply) là
phương thức mà theo đó, dịch vụ phân phối được cung cấp từ lãnh thổ của một
nước thành viên sang lãnh thổ của một nước thành viên khác. Theo phương thức
này, không có sự di chuyển của người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ sang
lãnh thổ của nhau mà chỉ có DVPP là đi qua lãnh thổ. Cung cấp dịch vụ qua biên
giới thường được thực hiện bằng các phương thức truyền tải thông tin qua thư, điện
thoại, internet, vệ tinh, từ quốc gia thành viên này sang quốc gia thành viên khác.
Ví dụ, một người Việt Nam mua sách trên trang web của công ty Amazon
(www.amazon.com) và nhận được sách gửi bằng đường bưu điện từ công ty
Amazon ở Mỹ tới địa chỉ của người đó ở Việt Nam. Khi đó, công ty Amazon của
Mỹ đã cung cấp dịch vụ phân phối qua biên giới Mỹ tới Việt Nam mà không có sự
di chuyển nhân viên của Amazon tới Việt Nam hay sự di chuyển của người mua
hàng Việt Nam tới Mỹ.
Phương thức 2 – Tiêu dùng ngoài lãnh thổ (Consumption abroad) là
phương thức mà theo đó người tiêu dùng của một nước thành viên (hoặc tài sản của

họ) tiêu dùng dịch vụ phân phối tại lãnh thổ của một nước thành viên khác bằng
cách tự di chuyển hoặc được dịch chuyển (trong trường hợp là tài sản) ra nước
ngoài. Ví dụ, khi khách du lịch của Trung Quốc tới Việt Nam mua sắm, họ đã di
chuyển ra ngoài lãnh thổ nước họ, tới Việt Nam để tiêu dùng dịch vụ phân phối tại
Việt Nam.
Phương thức 3 – Hiện diện thương mại (Commercial presence) là phương
thức mà theo đó nhà cung cấp dịch vụ phân phối của một nước thành viên thành lập
chi nhánh hoặc công ty con, công ty liên doanh, văn phòng đại diện,… trên lãnh thổ
của một nước thành viên khác nhằm cung cấp dịch vụ phân phối của mình. Ví dụ,
tập đoàn Metro Cash & Carry của Đức đầu tư thành lập công ty TNHH Metro Cash
& Carry Việt Nam để trực tiếp cung cấp dịch vụ siêu thị bán buôn bán lẻ tại thị
trường Việt Nam.
Phương thức 4 – Hiện diện thể nhân (Movement of natural persons) là
phương thức mà theo đó dịch vụ phân phối được cung cấp bởi một cá nhân, hoạt
động riêng rẽ hoặc với tư cách là một người làm thuê cho nhà cung cấp dịch vụ
13
phân phối của một nước thành viên, hiện diện trên lãnh thổ của một nước thành viên
khác để cung cấp dịch vụ phân phối. Ví dụ, khi nhân viên của một công ty có trụ sở
tại Mỹ tới Việt Nam để trực tiếp chào bán sản phẩm xe hơi của công ty mình với
các khách hàng Việt Nam có tiềm năng thì họ đang cung cấp dịch vụ bán lẻ trực
tiếp cho công ty mình bằng cách di chuyển từ Mỹ vào Việt Nam để thực hiện
nghiệp vụ.
Với mục tiêu tạo dựng một môi trường thương mại tự do và công bằng cho
các nước thành viên, WTO đã sớm đưa ra hiệp định chung về thương mại dịch vụ
(General Agreement on Trade in Services - GATS) như một bước phát huy và tiếp
nối những tác động tích cực của hiệp định chung về thuế quan và thương mại
(General Agreement on Trade in Services - GATT). Tính đến thời điểm này, GATS
1995 là văn phòng pháp lí của WTO qui định về lĩnh vực dịch vụ với những mục
tiêu rõ ràng là: tạo dựng một khuôn khổ pháp lí đáng tin cậy về thương mại quốc tế;
đảm bảo sự ứng xử công bằng và hợp lí giữa các thành viên (nguyên tắc không phân

biệt đối xử); khuyến khích các hoạt động kinh tế thông qua các nghĩa vụ về chính
sách đã cam kết; và thúc đẩy thương mại và phát triển thông qua tự do hoá không
ngừng.
Tiến trình và mức độ mở cửa dịch vụ phân phối của mỗi nước khi gia nhập
WTO được qui định trong “ Biểu cam kết về Thương mại Dịch vụ” của từng nước.
Phần nội dung dưới đây chỉ nghiên cứu các qui định, yêu cầu khung ở dạng nguyên
tắc định hướng đối với các thành viên về DVPP.
* Các qui định về MFN và yêu cầu đối với các thành viên
Nguyên tắc Tối huệ quốc (Most Favoured Nation – MFN) được qui định áp
dụng cho mọi ngành dịch vụ, bao gồm cả phân phối, theo Điều II của GATS. Áp
dụng trong phạm vi ngành phân phối, qui định trong Điều II được hiểu là mỗi thành
viên phải ngay lập tức và không điều kiện dành cho DVPP và các nhà cung cấp
DVPP của bất kì thành viên nào khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử
mà các thành viên đó dành cho DVPP và các nhà cung cấp DVPP tương tự của bất
kì nước nào khác.
14
Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, yêu cầu về MFN đối với các thành viên
thường không thể được đáp ứng ngay khi ra nhập chính thức, tức là chưa thể mở
cửa ngành phân phối ở mức ưu đãi tối đa cho mọi thành viên WTO ngay lập tức. Có
điều này là do vào lúc gia nhập, các nước thành viên đã kí kết các hiệp định song
phương hoăc khu vực dành cho một số nước nhất định những ưu đãi đặc biệt về
phân phối mà không thể áp dụng rộng rãi, hoặc không thể áp dụng rộng rãi ngay lập
tức, cho tất cả các thành viên WTO. Nếu áp dụng ngay, quốc gia đó sẽ đứng trước
nguy cơ mất kiểm soát hệ thống phân phối trong nền kinh tế và các doanh nghiệp
phân phối nội địa không thích nghi kịp. Xuất phát từ thực tế này, GATS đã có qui
định Điều 2 về những trường hợp miễn trừ tối huệ quốc riêng cho từng quốc gia
thành viên. Theo đó nếu được các thành viên chấp thuận thông qua đàm phán, một
nước có thể duy trì những ưu đãi ngoại lệ trong ngành phân phối, hay bất cứ ngành
dịch vụ nào khác, cho một số nước nhất định trong một thời gian cụ thể. Các điều
kiện mà ngoại lệ cần đáp ứng được qui định cụ thể trong “Danh mục Miễn trừ đối

xử Tối huệ quốc theo Điều II”. Những trường hợp được liệt kê trong “Danh mục
Miễn trừ đối xử Tối huệ quốc theo điều II” riêng của từng thành viên sẽ được rà
soát trong vòng 5 năm và không áp dụng quá 10 năm kể từ ngày hiệp định WTO có
hiệu lực. Bên cạnh đó, trong mọi trường hợp, các ngoại lệ này phải được đàm phán
tại các vòng đàm phán tiếp theo về tự do hoá thương mại để đảm bảo đạt mức độ tự
do hoá ngành phân phối tốt nhất có thể sau mỗi vòng đàm phán. Như vậy, về bản
chất, “Danh mục Miễn trừ đối xử Tối huệ quốc theo điều II” là một danh mục
những trường hợp của dịnh vụ phân phối tạm thời chưa chịu sự điều chỉnh của
nguyên tắc MFN hay là danh mục trì hoãn áp dụng nguyên tắc MFN.
Ngoài ra, theo GATS thì hoạt động thương mại dịnh vụ, bao gồm cả phân
phối, trong phạm vi vùng biên giới giữa các nước lân cận vẫn được hưởng những ưu
đãi và lợi thế đặc biệt mà không bị coi là vi phạm nguyên tắc MFN. Qui định này
tạo nên tính linh hoạt cần thiết trong bối cảnh tự do hoá thương mại dịch vụ nói
chung và lĩnh vực phân phối nói riêng hiện đang nở rộ trên toàn thế giới. Một quốc
gia năng động ngày nay thường tham gia cùng một lúc nhiều tổ chức kinh tế, khu
vực mậu dịch tự do hay các hiệp định song và đa phương. Trong đó, một trong số
các xu hướng có ảnh hưởng lớn nhất hiện nay là các khu vực mậu dịch tự do theo
15
địa lý, hướng tới mô hình liên minh châu Âu (European Union - EU). Do vậy,
quyền áp dụng nhưng ưu đãi đặc biệt cho các nước lân cận chung biên giới vừa tạo
điều kiện cho một quốc gia tận dụng những lợi thế thương mại của mình, vừa đáp
ứng xu hướng tất yếu về thắt chặt liên kết chính trị trong dài hạn.
* Các qui định về NT và yêu cầu đối với với các thành viên.
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Teantment - NT) được qui định trong
điều 17 thuộc Phần III của GATS. Theo đó, dựa theo những cam kết cụ thể về lĩnh
vực phân phối trong biểu cam kết của mỗi nước, mỗi thành viên phải dành cho dịch
vụ phân phối và người cung cấp dịch vụ phân phối của bất kì thành viên nào khác
sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà thành viên đó dành cho dịch vụ
phân phối và nhà cung cấp dịch vụ phân phối của mình. Dễ thấy, cùng được xây
dựng trên nguyên tắc không phân biệt đối xử, nếu qui định tại Điều II về MFN giúp

đảm bảo các thành viên WTO được đối xử không kém hơn những đối tác khác của
nước chủ nhà thì Điều XVII về NT giúp đảm bảo các thành viên WTO trong vai trò
đối tác sẽ được đối xử không kém hơn chính những chủ thể của nước chủ nhà.
Tuy nhiên, GATS không cứng nhắc trong việc đưa ra các tiêu chí đánh giá
một thành viên có áp dụng đầy đủ qui định về NT hay không. Khoản 2 và 3 của
Điều XVII đã chỉ rõ yêu cầu về NT có thể thực hiện bằng cách dành cho dịch vụ
phân phối hoặc nhà cung cấp dịch vụ phân phối của thành viên khác sự đối xử
tương tự hoặc khác biệt về hình thức mà thành viên đó dành cho dịch vụ hoặc nhà
cung cấp dịch vụ của mình. Như vậy, sự khác biệt về hình thức giữa các qui định
hay biện pháp được áp dụng cho nước chủ nhà và các nước thành viên khác không
được tính là vi phạm yêu cầu về NT trong WTO. Sự đối xử chỉ bị coi là vi phạm
nếu xác định được nó làm thay đổi điều kiện cạnh tranh theo hướng có lợi cho dịch
vụ phân phối hay nhà cung cấp dịch vụ phân phối của nước chủ nhà so với dịch vụ
phân phối hay nhà cung cấp dịch vụ phân phối của các Thành viên khác. Do vậy,
trong một chừng mực nào đó, mỗi nước thành viên WTO vẫn có thể linh hoạt áp
dụng các biện pháp mà nước đó cho là phù hợp nhất với mỗi thành viên khác nhau
để vừa đảm bảo công bằng thương mại theo phương châm của WTO, vừa tránh
được những bất lợi quá lớn cho nước mình.
16
* Những qui định khác của WTO về mở cửa dịch vụ phân phối
Ngoài những qui định về MFN và NT, WTO còn có một số qui định khác
nữa áp dụng cho việc mở cửa DVPP, gồm 7 nguyên tắc như sau:
- Nguyên tắc minh bạch hoá hệ thống chính sách:Theo GATS, tự do hoá
với việc các nước thành viên công khai minh bạch chính sách thương mại của mình
để các nhà cung cấp dịch vụ phân phối có thể tiếp cận thị trường và xúc tiến đầu tư.
Vì vậy, GATS đã yêu cầu các thành viên phải đáp ứng đầy đủ một số yêu cầu nhất
định.Trước hết, Chính phú các nước thành viên phải ấn hành một cách công khai và
rộng rãi tất cả các qui định, văn bản pháp lý và hiệp định quốc tế có liên quan hoặc
có tác động tới hoạt động và dịch vụ phân phối của quốc gia đó, đồng thời đáp ứng
đầy đủ thông tin về việc áp dụng các qui định nêu trên tới các thành viên khác nếu

có yêu cầu. Nếu có sửa đổi hay ban hành các luật, quy chế hoặc hướng dẫn hành
chính có tác động cơ bản tới hoạt động của dịch vụ phân phối, các thành viên phải
thông báo khẩn trương và ít nhất mỗi năm một lần cho Hội đồng thương mại dịch
vụ của WTO. Tuy nhiên, GATS không yêu cầu các thành viên phải cung cấp các
thông tin bí mật mà nếu tiết lộ sẽ gây ra khó khăn cho việc thi hành luật, hoặc mâu
thuẫn với lợi ích công cộng, hoặc phương hại tới quyền lợi thương mại hợp pháp
của một doanh nghiệp cụ thể. Bên cạnh đó, các nước thành viên cũng không được
phép áp dụng những yêu cầu về chuyên môn, về chất lượng dịch vụ phân phối, về
giấy phép, về tiêu chuẩn kỹ thuật quá cao hay đưa ra những qui định hành chính có
nguy cơ vô hiệu hoá hay bóp méo việc thực hiện các cam kết WTO về mở cửa dịch
vụ phân phối.
- Nguyên tắc công nhận lẫn nhau: GATS đưa ra nguyên tắc công nhận lẫn
nhau nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử trên thực tế với dịch vụ phân phối và người
cung cấp dịch vụ phân phối của nước ngoài. Theo đó các thành viên được khuyến
khích công nhận các thủ tục của nhau liên quan tới giáo dục, đào tạo, cấp giấy phép
và các thủ tục cần thiết khác để cấp phép cung cấp dịch vụ phân phối trên thị
trường. Bên cạnh đó, các nước thành viên cần phải tạo cơ hội ngang bằng cho bất
cứ một nước thành viên nào khác trong việc đàm phán gia nhập các thoả thuận hoặc
hiệp định mà thành viên đó đã ký kết với một nước thành viên khác. Các biện pháp
17
công nhận hiện thời của các nước thành viên cũng cần được thông báo cho Hội
đồng thương mại dịch vụ của WTO và chỉ rõ đó là các biện pháp công nhận dựa
trên thoả thuận hay tự động. Đồng thời, GATS còn khuyến khích các thành viên
tuân thủ các chuẩn mực đã được tổ chức chuyên môn quốc tế thừa nhận và việc
công nhận lẫn nhau phải dựa trên những tiêu chí đã được chấp thuận rộng rãi trên
phạm vi quốc tế.
- Nguyên tắc tự do hoá từng bước dịch vụ phân phối: Đây là kết quả cuộc
đấu tranh của các nước thành viên kém phát triển tại vòng đàm phán Uruguay xuất
phát từ sự không đồng nhất về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nói chung và trình
độ phát triển ngành dịch vụ phân phối nói riêng của các Thành viên. Từ thực tế đó,

các thành viên WTO đã thống nhất quan điểm tự do hoá ngành dịch vụ phân phối
cần đuợc tiến hành từng bước phù hợp với trình độ phát triển ở mỗi quốc gia. Vì
vậy, các quốc gia đang phát triển được phép không mở cửa thị trường dịch vụ phân
phối nhanh chóng như các nước phát triển mà mở rộng việc tiếp cận thị trường một
cách dần dần sao cho phù hợp với mức độ phát triển của nước mình, thậm chí được
qui định điều kiện đi kèm tiếp nhận các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, WTO
cũng khuyến khích sự tham gia của các nước đang phát triển vào thương mại dịch
vụ nói chung và thương mại dịch vụ phân phối nói riêng thông qua việc tạo điều
kiện cho các nước này nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng cường khả năng tiếp cận
công nghệ mới, các kênh phân phối và hệ thống công ty nước ngoài. Tiến trình tự
do hoá từng bước được đẩy mạnh qua từng vòng đàm phán, cả song phuơng và đa
phương, nhằm tới mục tiêu nâng mức độ mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của
các nước đang phát triển lên ngày một cao hơn và gần hơn với mức qui định chung.
- Nguyên tắc liên quan đến quy tắc trong nước: khi gia nhập WTO, một
trong số những khó khăn mà các nước gặp phải là mâu thuẫn giữa các cam kết
WTO với các qui định của pháp luật trong nước. Về vấn đề này, điều VI của GATS
công nhận chủ quyền của các nước thành viên trong việc đưa ra những qui định
điều chỉnh dịch vụ phân phối trong nước và khuyến khích các thành viên minh bạch
hoá các qui định và chính sách của mình. Bên cạch đó, WTO cũng đưa ra nguyên
tắc chung yêu cầu những biện pháp nội bộ phải được quản lý một cách khách quan,
hợp lý và không thiên vị. Những nhà cung cấp dịch vụ phân phối nước ngoài được
18
phép phản đối các quyết định hành chính trước toà và phải được thông báo kết quả
việc xem xét các yêu cầu của họ. Các nước thành viên buộc phải xem xét các yêu
cầu của doanh nghiệp phân phối nước ngoài một cách khách quan, bình đẳng và
giải quyết yêu cầu xin được cung cấp dịch vụ trong một thời gian hợp lý.
- nguyên tắc liên quan đến vấn đề độc quyền và đặc quyền cung cấp dịch
vụ: GATS cho phép các thành viên có một số ngành dịch vụ được hưởng độc quyền
và đặc quyền, với điều kiện hoạt động của nguời cung cấp dịch vụ độc quyền phải
phù hợp với các nghĩa vụ chung và nghĩa vụ đã cam kết của thành viên đó. Qui định

này cũng đuợc áp dụng với dịch vụ phân phối. Nếu một nước thành viên cho phép
độc quyền hay đặc quyền dịch vụ phân phối, nhưng phải đảm bảo phù hợp với danh
mục cam kết của nước đó, thì phải thông báo cho Hội đồng thương mại dịch vụ của
WTO chậm nhất là ba tháng trước khi dự kiến thực hiện việc cho phép độc quyền
hay đặc quyền. Trong trường hợp này, thành viên đó phải tiến hành những điều
chỉnh có tính bù đắp, phù hợp với những qui định thông thường về sửa đổi hoặc rút
cam kết. Nước thành viên cho phép độc quyền có nghĩa vụ cung cấp cho các thành
viên khác những thông tin cần thiết liên quan đến độc quyền để các thành viên khác
đánh giá được mức độ ảnh hưởng của độc quyền tới các nhà cung cấp dịch vụ phân
phối của họ trên thị trường của nước có độc quyền.
- Nguyên tắc đối xử đặc biệt dành cho các nước thành viên đang phát
triển và /hoặc trong quá trình chuyển đổi: theo qui định của GATS, các nước
thành viên đang phát triển được hưởng nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt. Thứ
nhất, những cam kết gia nhập WTO của các nước đang phát triển phải đảm bảo cho
các nước này có thể tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ phân phối
trong nước, đồng thời, các nước phát triển sẽ tạo điều kiện để các thành viên kém
phát triển tiếp cận hệ thống thông tin và các kênh phân phối thuận lợi cho phát triển
ngành dịch vụ phân phối. Thứ hai, các nước đang phát triển được áp dụng phương
pháp “chọn – cho” (tức là mở cửa lĩnh vực nào thì liệt kê lĩnh vực đó trong danh
mục cam kết về dịch vụ), thuận lợi hơn so với phương pháp “chọn - bỏ” (tức là
không mở cửa lĩnh vực nào thì liệt kê lĩnh vực đó trong danh mục cam kết về dịch
vụ, các lĩnh vực còn lại đều phải mở cửa) mà các nước phát triển phải áp dụng. Hơn
nữa, các nước đang phát triển còn được hưởng những linh hoạt thích đáng trong
19
đàm phán và thực hiện các cam kết đối với thị trường dịch vụ phân phối. Thứ ba,
trong thời hạn hai năm kể từ ngày các Hiệp định WTO có hiệu lực, các nước thành
viên phát triển và các thành viên khác sẽ lập những điểm liên lạc để tạo điều kiện
cho những người cung cấp dịch vụ phân phối của các nước thành viên đang phát
triển tiếp cận với thông tin về thị trường.
1.2. Nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực phân phối

1.2.1. Khái niệm về nhượng quyền thương mại
NQTM còn được biết đến với các tên gọi franchise, frachising, nhượng
quyền thương hiệu… Từ khi ra đời cho đến nay có rất nhiều khái niệm về NQTM.
Theo cách hiểu của Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ (The US Federal
Trade Commission):
NQTM là một hợp đồng hay một thỏa thuận giữa ít nhất hai người, trong đó:
Người mua NQTM được cấp quyền bán hay phân phối sản phẩm, dịch vụ theo cùng
một kế hoạch hay hệ thống tiếp thị của người chủ thương hiệu. Hoạt động kinh
doanh của người mua NQTM phải triệt để tuân theo kế hoạch hay hệ thống tiếp thị
này gắn liền với nhãn hiệu, thượng hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu, tiêu chí, quảng cáo
và những biểu tượng thương mại khác của chủ thương hiệu. Người mua NQTM
phải trả một khoản phí trực tiếp hay gián tiếp, gọi là phí NQTM
5
. Khái niệm này
khá chi tiết nhưng chỉ tập trung làm rõ nội dung các quyền và nghĩa vụ của chủ thể
tham gia hoạt động NQTM mà chủ yếu là quyền và nghĩa vụ của bên mua NQTM.
Một khái niệm về NQTM do tác giả Awalan Abdul Aziz đưa ra trong cuốn
sách “A guide to franchising in Malaysia” (Hướng dẫn NQTM tại Malaysia) lại
nhấn mạnh NQTM dưới góc độ mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận
quyền:
NQTM là một phương thức tiếp thị và phân phối sản phẩm hay dịch vụ dựa
trên mối quan hệ giữa hai đối tác: một bên được gọi là người bán NQTM
(franchisor) và một bên gọi là người mua NQTM (franchisee). Bên mua NQTM
5
Lý Quý Trung, Mua Franchise cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, 2005
20
được cấp phép sử dụng thương hiệu của bên bán NQTM để kinh doanh tại một địa
điểm hay khu vực nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định
6
.

Khái niệm NQTM của Hiệp hội NQTM quốc tế (International Frachise
Association – IFA) lại nhấn mạnh tính liên tục của mối quan hệ trong NQTM:
NQTM là mối quan hệ liên tục trong đó bên bán franchise cấp cho bên mua
franchise quyền được kinh doanh (sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp), cộng với
những hỗ trợ về tổ chức, đào tạo, cách thức kinh doanh, quản lý, đổi lại nhận được
một khoản tiền nhất định từ bên mua
7
.
Theo quan điểm này, “mối quan hệ liên tục” thể hiện đặc thù của phương
thức kinh doanh NQTM: quan hệ giữa người mua và người bán NQTM không chấm
dứt sau khi hợp đồng nhượng quyền được ký kết mà liên tục được duy trì trong suốt
quá trình hoạt động của các đơn vị nhận quyền và chỉ chấm dứt cho đến khi hết thời
hạn qui định trong hợp đồng. Nói cách khác, hợp đồng nhượng quyền không phải
mua đứt bán đoạn mà là sự khởi đầu của mối quan hệ hợp tác giữa hai chủ thể độc
lập dựa trên sự tồn tại và phát triển kinh doanh.
Như vậy, theo các cách hiểu khác nhau về NQTM nêu trên, có thể phân chia
NQTM thành hai hình thức là nhượng quyền thương hiệu (nhượng quyền phân phối
sản phẩm) và nhượng quyền hệ thống (nhượng quyền sử dụng công thức kinh
doanh). Trong nhượng quyền thương hiệu, bên nhận quyền thường không nhận
được sự hỗ trợ đáng kể nào từ bên nhượng quyền ngoại trừ được phép sử dụng tên
nhãn hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu và phân phối sản phẩm hay dịch vụ của bên
nhượng quyền trong một phạm vi khu vực và thời gian nhất định. Điều này có nghĩa
là bên nhận quyền sẽ quản lý điều hành hệ thống kinh doanh của mình khá độc lập,
ít bị ràng buộc bởi những qui định từ bên nhượng quyền. Bên nhận quyền trong
trường hợp này có thể cải biến cung cách phục vụ và kinh doanh theo ý mình. Hình
thức nhượng quyền này tương tự như cấp phép kinh doanh (licensing) mà trong đó
bên nhượng quyền chủ yếu quan tâm đến việc phân phối sản phẩm của mình chứ
không mấy quan tâm đến hoạt động hàng ngày hay tiêu chuẩn của hệ thống kinh
doanh của bên nhận quyền. Do đó, mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên
6

Lý Quý Trung, Mua Franchise cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, 2005
7
Lý Quý Trung, Mua Franchise cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, 2005
21

×