LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, bộ môn khoa Quốc Tế -
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian học tập tại Trường và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Trí Dũng người thầy đã
tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt
quá trình thực hiện báo cáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới ban giám đốc Công ty cổ phần dược TW Mediplantex, DS.
Tăng Minh Sơn cùng các bạn bè, đồng nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình đã luôn luôn giúp đỡ, động viên để
tôi có thể hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 12 năm 2011
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT 4
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX 4
CHƯƠNG 1 6
TỔNG QUAN CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC 6
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH 6
1.1. NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH 6
1.1.1. Các khái niệm cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngành 6
1.1.2. CÁC KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 7
1.2. Các cấp năng lực cạnh tranh 8
1.2.1. Năng lực cạnh tranh sản phẩm 8
1.2.2. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp 9
1.2.3. Năng lực cạnh tranh ngành 10
1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 10
TT 45
DANH MC BNG BIU
BNG
PHN TH NHT 4
GII THIU V CễNG TY C PHN TRUNG NG MEDIPLANTEX 4
CHNG 1 6
TNG QUAN C S KHOA HC CA VIC 6
NNG CAO NNG LC CNH 6
1.1. NNG LC CNH TRANH V NNG CAO NNG LC CNH TRANH CA NGNH 6
1.1.1. Cỏc khỏi nim c bn v cnh tranh v nng lc cnh tranh ca ngnh 6
1.1.2. CC KHI NIM V NNG LC CNH TRANH 7
1.2. Cỏc cp nng lc cnh tranh 8
1.2.1. Nng lc cnh tranh sn phm 8
1.2.2. Nng lc cnh tranh doanh nghip 9
1.2.3. Nng lc cnh tranh ngnh 10
1.3. Cỏc tiờu chớ ỏnh giỏ nng lc cnh tranh ca doanh nghip 10
TT 45
Hoạt động sản xuất 45
Tổ chức và quản trị nguồn nhân lực 46
Nghiên cứu và phát triển 46
Chính sách sản phẩm 46
Chính sách giá 46
Mạng lới phân phối 46
BIỂU
Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng tiển thuốc (USD) bình quân đầu người qua các năm Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3.1 : Biểu đồ biểu diễn trình độ lao động của Mediplantex năm 2010 Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3.2: Thị phần thuốc sản xuất trong nước năm 2010 Error: Reference source
not found
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu thuốc theo tác dụng dược lý của Mediplantex năm 2011 Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3.4: Thị phần của Mediplantex qua các năm 41
Biểu đồ 3.5: Doanh thu của Mediplantex và một số công ty cổ phần khác Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ hạn dùng của sản phẩm của Mediplantex Error: Reference source
not found
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Với việc chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, Việt Nam đã từng bước
tạo lập một môi trường kinh doanh cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau. Cùng với việc tăng cường mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, đặc biệt với sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cạnh tranh
ngày càng trở lên gay gắt cả trong nước và quốc tế. Nhờ có sự canh tranh mà các doanh
nghiệp cũng được nâng cao năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế. Cũng do cạnh tranh trong
nước và quốc tế ngày càng trở lên gay gắt, mà yêu cầu về nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung đang là vấn đề bức xúc hiện nay.
Là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân, ngành công nghiệp dược Việt
nam cũng không nằm ngoài xu thế phát triển và hội nhập của nền kinh tế nước nhà.
Sau hơn hai mươi năm đổi mới cùng nền kinh tế đất nước, ngành công nghiệp dược
Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể theo hướng công nghiệp hóa nhằm đảm bảo phát triển
vững chắc cả về số lượng và chất lượng, về cơ bản có thể đảm bảo cung ứng được đầy đủ nhu
cầu thuốc phục vụ cho công tác phòng bệnh và chữa bệnh của nhân dân góp phần vào sự
nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân, từng bước chủ động hội nhập với thị
trường dược phẩm thế giới. Tuy nhiên trên thị trường dược phẩm hiện nay cũng đang chứng
kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp dược phẩm trong nước và các doanh nghiệp
dược phẩm nước ngoài. Trong đó, các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài đang tỏ ra có
nhiều ưu thế hơn với việc chiếm lĩnh gần như hoàn toàn phân khúc thuốc đặc trị và đang mở
rộng sang phân khúc thuốc phổ thông. Việc Việt Nam gia nhập WTO, một mặt vừa tạo ra
nhiều cơ hội, những mặt khác cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp dược trong
nước khi phải cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng hơn.
Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex là một trong những doanh nghiệp
chuyên sản xuất và kinh doanh dược phẩm, kinh doanh dược liệu nguyên liệu hóa chất làm
làm thuốc tại miền bắc. Trong những năm gần đây công ty đang từng bước phát triển để nâng
cao và khẳng định vị thế của mình trên thị trường dược phẩm. Tuy nhiên để tồn tại và phát triển
trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, Công ty cổ phần dược trung ương
Mediplantex cần phải nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình.
Từ yêu cầu cấp thiết đó, chúng tôi đã chọn chủ đề: “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh và đề
xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dược trung
ương Mediplantex” làm báo cáo tốt nghiệp
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá năng lực canh tranh của Công ty cổ phần Dược trung ương Mediplantex
- Từ kết quả nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực canh tranh
của Công ty cổ phần Dược trung ương Mediplantex .
3. Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Dược trung ương
Mediplantex.
- Phương pháp nghiên cứu:
* Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu số liệu của công ty về thực trạng xây dựng năng lực
cạnh tranh của công ty hiện nay từ đó tìm ra được các giải pháp phù hợp
* Nghiên cứu, điều tra khảo sát: tìm hiểu các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp Dược nói chung và Công ty cổ phần Dược trung ương Mediplantex nói riêng
Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần Dược trung ương Mediplantex và một số đối thủ
cạnh tranh trực tiếp
4. Số liệu nghiên cứu
Số liệu thống kê - kinh doanh trực tiếp của công ty
Tài liệu trong báo cáo được thu thập từ các số liệu báo cáo của công ty ngoài ra còn
được tham khảo từ các ấn phẩm trong và ngoài nước trên các website, trong các báo cáo tổng
kết ngành dược của Cục quản lý dược Bộ Y tế Việt nam.
Trang thông tin điện tử của Cục quản lý dược Bộ Y Tế www.dav.gov.vn
Tập số liệu chính từ công ty cổ phần Dược trung ương Mediplantex và do tác giả tham khảo.
5. Ý nghĩa, kết quả dự kiến
Báo cáo tốt nghiệp ứng dụng lý thuyết về xây dưng năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, trường hợp cụ thể của Công ty cổ phần Dược trung ương Mediplantex.
Thông qua Báo cáo này, doanh nghiệp có thể thấy được những ưu nhược điểm trong quá trình
xây dựng, củng cố và phát triển năng lực cạnh tranh trên thị trường dược phẩm Việt Nam
6. Hạn chế
Hạn chế về thời gian: Do báo cáo được viết trong thời gian ngắn, tác giả vừa làm việc,
nghiên cứu tại công ty nên phạm vi nghiên cứu còn hạn chế, mức độ đại diện của kết quả
nghiên cứu chỉ phù hợp với Công ty cổ phần Dược trung ương Mediplantex.
2
Nguồn số liệu: Do thị trường Dược tại Việt nam có nhiều cạnh tranh, nên việc thu thập
số liệu từ các Công ty Dược khác để làm số liệu so sánh chưa được đầy đủ.
7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, biểu đồ và danh mục các tài liệu
tham khảo, Báo cáo tốt nghiệp gồm có 2 phần
Phần thứ nhất: Giới thiệu về Công ty cổ phần Dược trung ương Mediplantex
Phần thứ hai: Kết quả nghiên cứu với 3 chương.
Chương 1: Tổng qua cơ sở khoa học của việc nâng cao năng lực cạnh tranh
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Một số giải pháp Cơ bản cho Công ty cổ phần Dược trung ương
Mediplantex
3
PHẦN THỨ NHẤT
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX
Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex, với 28% vốn nhà nước. Công ty chính thức
hoạt động sang mô hình công ty cổ phần từ tháng 4/2005, với chức năng kinh doanh, sản xuất,
xuất nhập khẩu các mặt hàng dược phẩm, dược liệu, nguyên liệu hoá dược, tinh dầu, mỹ
phẩm, máy móc thiết bị, bao bì cao cấp ngành dược phẩm, mỹ phẩm.
Tầm nhìn
Trở thành một trong những công ty đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất và phân phối
dược phẩm
Sứ mệnh
Sản xuất các loại thuốc có giá trị cao, Đóng góp tích cực cho sự nghiệp chăm sóc sức
khoẻ nhân dân và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Năng lực cốt lõi
- Công ty đã được Cục quản lý dược cho phép lưu hành trên 300 sản phẩm có chất
lượng cao, phù hợp với nhu cầu điều trị, tất cả các sản phẩm sản xuất đều được kiểm tra chất
lượng trên hệ thống thiết bị hiện đại.
- Nguyên liệu sản xuất hoá dược chủ yếu nhập khẩu từ các nhà cung cấp, các công ty
đa quốc gia có uy tín, các sản phẩm được sản xuất từ dược thảo đều tiêu chuẩn hoá cao, đạt các
tiêu chuẩn dược điển Việt Nam và Quốc tế.
- Công ty là đơn vị tiên phong đi đầu và chủ lực trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến
dược liệu, chiết xuất và tinh chế các loại cây tinh dầu (Bạc hà, Sả, Tràm, Hồi, Quế…). Các
loại thuốc sốt rét ( Artemisinin, Artersunat, Artemethe,…). Berberin, Rutin các loại thuốc y
học cổ truyền được bào chế hiện đại phục vụ tiêu dùng cả nước và xuất khẩu.
- Công ty đã thực hiện nhiều thành công nhiều đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và
cấp Bộ.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên là 456 người, trong đó có 123 cán bộ có trình độ đại học
và trên đại học thuộc các lĩnh vực dược phẩm, hoá học, kinh tế, tài chính, xây dựng, cơ khí, y khoa,
227 cán bộ có trình độ trung cấp, số còn lại tất cả đều qua đào tạo sơ cấp, là kỹ thuật viên, công
nhân có tay nghề cao.
Mục tiêu phát triển
Đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp dược, sản xuất các loại thuốc có giá trị cao, đẩy
mạnh nghiên cứu chế tạo nhiều mặt hàng mới được người tiêu dùng ưa chuộng và có giá trị
kinh tế cao.
4
Song song với đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, công ty cũng chú ý đầu tư, phát triển các
mặt công tác quản lý chất lượng, nghiên cứu phát triển quản lý kinh tế tài chính, phát triển thương
hiệu, mở rộng phát triển thị trường trong nước và nước ngoài, từng bước quốc tế hoá hoạt động
của công ty trên các mặt quản lý chất lượng kinh tế, thương hiệu, nhân lực thích ứng với yêu cầu
của hoạt động kinh doanh mang tính chất toàn cầu ngày càng cao. Xây dựng thương hiệu
Mediplantex trở thành thương hiệu nổi tiếng và được yêu thích.
Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh chuyên ngành:
Dược phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh và thực phẩm dưỡng sinh, lương thực, thực phẩm,
nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, tinh dầu, hương liệu, phụ liệu, hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước
cấm), chất màu phục vụ cho dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm và công nghệ; xuất nhập khẩu các
mặt hàng Công ty kinh doanh; Mua bán máy móc, thiết bị y tế, máy móc, thiết bị bao bì phục vụ
cho sản xuất tân dược, thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm, thực phẩm bổ dưỡng; trồng cây dược liệu;
vacxin sinh phẩm y tế; dịch vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn, đào tạo huấn
luyện chuyên ngành y dược, doanh nghiệp sản xuất thuốc (Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh khi
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép): Phòng chẩn trị y học cổ truyền
Lĩnh vực kinh doanh khác
Kinh doanh bất động sản: Cho thuê văn phòng, nhà cửa, kho tàng; dịch vụ môi giới đầu tư,
môi giới thương mại và ủy thác xuất nhập khẩu: Sản xuất, mua bán đồ gia dụng, các mặt hàng điện
tử, điện lạnh, điện thoại và thiết bị linh kiện điện tử, điện lạnh, điện thoại; đại lý mua, đại lý bán, ký
gửi hàng hóa.
Phương châm hoạt động: “Vì sức khoẻ và vẻ đẹp con người”
5
PHẦN THỨ HAI
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
1.1. Năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
1.1.1. Các khái niệm cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngành
Nền kinh tế thế giới ngày càng đi vào tình trạng cạnh tranh toàn diện, các rào cản
thương mại truyền thống dần được gỡ bỏ hoặc không còn tác dụng, các đối thủ cạnh tranh
mới nổi lên, và sự cạnh tranh toàn cầu trở nên gay gắt hơn.
Cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có chung một
môi trường sống đối với điều kiện nào đó mà các cá thể cùng quan tâm.
Thuật ngữ “cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực như
kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, thể thao; thường xuyên được nhắc tới trong các
tài liệu chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các phương tiện thông tin đại chúng và được
sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm
khác nhau về “cạnh tranh”:
(i) Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành động ganh đua,
đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn,
giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác.
(ii) Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ
thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất,
tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu lợi nhiều nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy
ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu
dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn; giữa những
người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ.
6
(iii) Theo Michael Porter
1
thì: cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là
tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang
có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải
thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.
Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh bằng giá cả (giảm giá, chiết khấu,…) hoặc
cạnh tranh phi giá cả (quảng cáo, nỗ lực phân phối,…). Cạnh tranh của một doanh nghiệp,
một ngành, một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị trường tự do và công
bằng có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị
trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế.
Cạnh tranh là quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường, nó thúc đẩy quá trình phát
triển của các hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ. Ngày nay, tất cả các quốc gia
trên thế giới đều nhận thức và coi cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực của quá trình
phát triển kinh tế xã hội.
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh
vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển
kinh tế. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải
tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ
lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu
dùng. Cạnh tranh, làm cho người sản xuất năng động hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu
cầu của người tiêu dùng, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên
cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất,
trong quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
1.1.2. Các khái niệm về năng lực cạnh tranh
Thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” có nguồn gốc la-tinh là competere, tức là cùng gặp nhau
tại một điểm, chỉ ra khả năng đương đầu với tình trạng cạnh tranh và ganh đua với người khác .
Năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng kiểm soát các lợi thế tương đối (vượt trội)
so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất. Khái niệm năng lực cạnh tranh được sử dụng không chỉ
đối với sự ganh đua giữa các sản phẩm của các doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau
mà còn được sử dụng trong việc so sánh năng lực cạnh tranh giữa các quốc gia trong điều
kiện cạnh tranh quốc tế.
Ngày nay, vấn đề năng lực cạnh tranh ngày càng được đặt ra như là một tiêu thức quan
1
Micheal Porter, “Lợi thế cạnh tranh: kỹ thuật phân tích ngành và cạnh tranh” NXB Thống
kê, 2008
7
trọng để xem xét các triển vọng phát triển của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các
quốc gia đang phát triển muốn hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
Những năm gần đây, khái niệm năng lực cạnh tranh ngày càng được nhiều người quan
tâm, từ các nhà nghiên cứu, các chính trị gia đến các nhà quản lý chính quyền và giới doanh
nhân. Tuy nhiên, cho đến nay khái niệm này vẫn chưa được quan niệm và sử dụng một cách
thống nhất. Từ thực tế tham khảo các nguồn tài liệu khác nhau, năng lực cạnh tranh có thể
được định nghĩa như sau:
Theo OECD “năng lực cạnh tranh” được định nghĩa là sức sản xuất ra thu nhập
tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho doanh nghiệp, các
ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh
tranh quốc tế.
Theo Chủ tịch Hội đồng Năng lực cạnh tranh của Mỹ
2
: “năng lực cạnh tranh là khả năng
của một quốc gia, trong điều kiện thị trường tự do và lành mạnh, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù
hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế”.
Diễn đàn Kinh tế thế giới lại quan niệm “năng lực cạnh tranh là khả năng của một đất
nước trong việc đạt được tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người cao và bền vững”.
Theo Nhóm tư vấn về năng lực cạnh tranh: “Năng lực cạnh tranh liên quan đến các
yếu tố năng suất, hiệu suất và khả năng sinh lợi. Năng lực cạnh tranh là một phương tiện
nhằm tăng các tiêu chuẩn cuộc sống và phúc lợi xã hội. Xét trên bình diện toàn cầu, nhờ tăng
năng suất, hiệu suất trong bối cảnh phân công lao động quốc tế, năng lực cạnh tranh tạo nền
tảng cho việc tăng thu nhập thực tế của người dân”.
Như vậy, có thể kết luận rằng quan niệm về năng lực cạnh tranh hiện được hiểu rất
rộng theo nhiều nghĩa, và chưa có được một khái niệm thực sự rõ ràng. Từ các quan niệm
trên, có thể rút ra một kết luận chung là: “năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra các sản
phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu của thị trường và tạo ra cơ hội thu nhập cao hơn và bền
vững cho chủ thể cạnh tranh”.
1.2. Các cấp năng lực cạnh tranh
Do các chủ thể cạnh tranh có thể khác nhau, nên việc phân biệt về quan niệm năng lực
cạnh tranh cũng cần được phân chia thành các cấp khác nhau.
1.2.1. Năng lực cạnh tranh sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó trên thị trường là sự
2
Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010 -2011 của WEF
8
thể hiện ưu thế tương đối của nó cả về định tính và định lượng so với các sản phẩm, dịch vụ
cùng loại khác. Mỗi sản phẩm do từng nhà sản xuất đưa ra thị trường sẽ được người tiêu dùng
đón nhận với các mức độ cao thấp khác nhau. Sự thừa nhận của người tiêu dùng thể hiện việc
qua việc mua hay không mua sản phẩm đó, là biểu hiện cuối cùng về năng lực cạnh tranh của
sản phẩm đó. Để được người tiêu dùng thừa nhận và đánh giá cao, mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ
cần có lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại khác. Các lợi thế này có thể
là ưu thế về giá (giá bán thấp hơn) hoặc ưu thế về giá trị cho khách hàng (tạo sự khác biệt so
với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại, mang lại giá trị cao hơn cho khách hàng, và có thể bán
với giá cao hơn).
Năng lực cạnh tranh sản phẩm thường được nhận biết thông qua (i) đánh giá trực tiếp
từ thị trường (tăng trưởng doanh thu, thị phần), (ii) đánh giá trực tiếp trên sản phẩm (tính
năng, chất lượng, giá cả, tiện ích, mẫu mã, vv) và (iii) đánh giá từ ý kiến của khách hàng (mức
độ thỏa mãn nhu cầu, mức độ nhận biết sản phẩm, mức độ trung thành với nhãn hiệu, vv).
1.2.2. Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
Năng cạnh tranh của một doanh nghiệp thể hiện khả năng của nó trong dài hạn. Một
doanh nghiệp được coi là có năng lực cạnh tranh tốt khi nó đạt được các kết quả tốt hơn mức
trung bình. Như vậy, đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng cung cấp các sản
phẩm và dịch vụ hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá thông qua khả năng cạnh tranh
về giá và năng lực cạnh tranh ngoài giá (thị phần, chất lượng sản phẩm, năng suất, vv).
Đối với doanh nghiệp có tham gia hoạt động ngoại thương, việc đánh giá năng lực
cạnh tranh có thể thông qua tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ xuất khẩu (doanh thu xuất khẩu so với
tổng doanh thu), thị phần cho từng vùng hay thị phần tổng thể.
Vị thế trên thị trường quốc tế cũng là một thước đo trực tiếp năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Trong lĩnh vực thương mại, năng lực cạnh tranh có nghĩa là sự duy trì được
thành công trên thị trường quốc tế mà không cần có sự bảo hộ hoặc trợ cấp. Mặc dù chi phí
vận chuyển có thể cho phép các doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn tại thị trường trong nước,
nhưng năng lực cạnh tranh lại thường được tính đến nhiều hơn thông qua lợi thế có được nhờ
năng suất cao hơn.
Trong lĩnh vực phi thương mại, năng lực cạnh tranh là khả năng theo kịp hoặc vượt
qua doanh nghiệp tốt nhất trên thị trường về mặt chi phí và chất lượng của sản phẩm hay dịch
vụ. Đo lường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực phi thương mại thường
khó khăn hơn và thường bao gồm các thước đo về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, chi phí
và chất lượng. Với các ngành được đầu tư trực tiếp nước ngoài, thước đo năng lực cạnh tranh
9
của doanh nghiệp có thể là phần trăm doanh thu từ nước ngoài hoặc thị phần của doanh
nghiệp trên thị trường vùng hoặc thị trường toàn cầu.
1.2.3. Năng lực cạnh tranh ngành
Đối với một ngành, năng lực cạnh tranh là khả năng đạt được những thành tích bền
vững của các doanh nghiệp (của quốc gia) trong ngành so với các đối thủ nước ngoài, mà
không nhờ sự bảo hộ hoặc trợ cấp
3
.
Theo Liên Hiệp Quốc, năng lực cạnh tranh của một ngành có thể được đánh giá thông
qua khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong ngành, cán cân ngoại thương của ngành,
cán cân đầu tư nước ngoài (đầu tư ra nước ngoài và đầu tư từ nước ngoài vào), và những
thước đo trực tiếp về chi phí và chất lượng ở cấp ngành
4
.
Năng lực cạnh trạnh cấp ngành thường được xem là dấu hiệu phù hợp về “sức khoẻ”
của nền kinh tế đối với ngành lên quan hơn là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Sự
thành công của một doanh nghiệp của một quốc gia có thể là nhờ sở hữu những yếu tố đặc thù
của doanh nghiệp mà khó hoặc không thể nhân rộng. Ngược lại, sự thành công của một số
doanh nghiệp trong một ngành thường được xem là bằng chứng thuyết phục về sự sở hữu
những yếu tố đặc thù của quốc gia và có thể nhân rộng hoặc cải thiện được. Tổng cộng các
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp riêng lẻ không có nghĩa là năng lực cạnh tranh của
cả một ngành.
1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải thể hiện được bản
chất của năng lực canh tranh doanh nghiệp, thể hiện được mức độ cạnh tranh của doanh
nghiệp trong việc chiếm lĩnh được thị trường, thu hút được các yếu tố đầu vào. Trong điều
kiện kinh tế thị trường hiện đại, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần làm đảo bảo tính
bền vững, nghĩa là tính đến việc sử dụng các điều kiện sẵn có để duy trì và nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn.
1.3.1. Thị phần của doanh nghiệp
Thị phần của doanh nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp, quan trọng, phản ánh năng lực cạnh
tranh theo kết quả đầu ra của doanh nghiệp. Thi phần của năng lực cạnh tranh theo kết quả
đầu ra của doing nghiệp. Thị phần của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại. Tiêu chí này
thường được đo bằng doanh thu hoặc doanh số tiêu thụ của doanh nghiệp trong một giai
3
Garry D. SMITH, Danny R. ARNOLD, Bobby G. BIZZELL, "Chiến lược và sách lược kinh doanh", NXB
Thống kê, 2008.
4
Lê Thế Giới, Nguyễn Thanh Liêm và Trần Hữu Hải, “Quản trị chiến lược”, NXB Thống kê, 2009.
10
đoanh nhất định so với tổng doanh thu hay sản lượng tiêu thụ trên thị trường.
TPi=Di/D x 100%
Trong đó TPi: Thị phần doanh nghiệp i.
Di: Doanh thu hoặc doanh số tiêu thụ của doanh nghiệp i
D: Tổng doanh thu hoặc doanh số tiêu thụ trên thị trường.
Để tính được sự biến chuyển của năng lực canh tranh theo thời gian, chỉ tiêu tốc độ
tăng trưởng thị phần cũng được xem xét đến, thường trong khoảng 3 – 5 năm
1.3.2. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Chỉ tiêu này được xác định dựa trên một số tiêu chí như:
Chất lượng của sản phẩm và bao gói: Đối với ngành dược, các doanh nghiệp thường
xuyên phải đổi mới và hoàn thiện về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, tạo được những nét độc
đáo riêng,
Chủng loại sản phẩm: Đó là danh mục các thuốc, hàm lượng , các dạng bào chế
Giá của sản phẩm: Chỉ tiêu này được xác định đủ sức mạnh cạnh tranh với giá cả cùng
loại hoặc tương đương của các nước khác, chi ít la đối thủ trong khu vực và những đối thủ
cạnh tranh với mình.
Hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm: Hệ thống phân phối được coi là một tiêu
chí quan trọng dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh:
Hoạt động xúc tiến có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng uy tín và doang thu. Hoạt
động xúc tiến là cần thiết, để công bố sự có mặt của sản phẩm trên thị trường, thiêt lập chỗ đứng
của doanh nghiệp trên thị trường, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được bảo vệ, tạo điều kiện mở
rộng thị trường, duy trì khác hàng thường xuyên và thu hút khách hàng tiềm năng.
1.3.3 Năng lực sản xuất
Chỉ tiêu này được thể hiện qua 2 tiêu chí:
Trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp: Nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị,…
Năng suất lao động bình quân theo doanh thu của cán bộ nhân viên:
Được xác định bằng doanh số bán chia cho tổng số cán bộ công nhân trong sản xuất và
kinh doanh.
1.3.4. Năng lực thu hút và đào tạo nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực (Man) là một trong bốn nguồn nhân lực của doanh nghiệp (Man,
Money, Management, Materia). Nhờ có khả năng thu hút nguồn nhân lực có trình độ, tay
nghề cao mà doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là
một tiền đề đảm bảo cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn. Năng lực này được
thể hiện qua một số tiêu chí:
Chất lượng của nguồn nhân lực hiện tai: Thể hiện qua cơ cấu trình độ cán bộ.
Đào tạo nguồn nhân lực: Các hình thức đào tạo mà doanh nghiệp đã sử dụng để nâng
11
cao chất lượng nguồn nhân lực hiện tại.
1.3.5. Năng lực nghiên cứu và phát triển
Bao gồm cân nhắc về thành tựu đổi mới để triển khai các sản phẩm mới, quy trình
mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, nâng cao sản suất.
Yếu tố này có thể được đo lường dựa trên :
Nhân lực nghiên cứu, chi phí tài chính cho hoạt động nghiên cưu và phát triển.
Khả năng đổi mới các sản phẩm của doanh nghiệp.
1.3.6. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở qui mô vốn, khả năng huy động
vốn có hiệu quả, năng lực quản lý tài chính trong doanh nghiệp, …Việc sử dụng vốn có hiệu quả,
quay vòng vốn nhanh có ý nghĩa rất lớn trong việc làm giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản
phẩm. Việc huy động vốn kịp thời làm giảm đáp ứng vật tư, thuê công nhân, mua sắm thiết bị,
công nghệ.
1.3.7. Năng lực quản lý, lãnh đạo
Năng lực quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp là yếu tố quan trọng cấu thành năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp. Có tổ chức tốt doanh nghiệp sẽ làm tốt
Thể hiện qua:
Hệ thống tổ chức doanh nghiệp
Trình độ đội ngũ lãnh đạo.
1.3.8. Đánh giá tổng quan năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Đây là yếu tố mang tính tổng hợp các yếu tố đã trình bầy ở trên. Uy tín, danh tiếng của
doanh nghiệp đòi hỏi một quá trình phấn đấu lâu dài, kiên trì theo đuổi mục tiêu chiến lược
đúng đắn của mình.
Ngoài tiêu chí trên còn còn có thể đánh giá “ lợi nhuận của doanh nghiệp “ ,”Lợi ích
người lao động “…, tùy thuộc vào doanh nghiệp cụ thể, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cà
thực trạng của doanh nghiệp.
Trên đây là chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung. Tích
hợp các tác nhân trên chính là xác định tổng nội lực của doanh nghiệp trên những thị trường
mục tiêu xác định với tập các đối thủ cạnh tranh trực tiếp xác định , từ đó vận dụng phương
pháp chuẩn, đối sách với kỹ thuật thang 5 điểm ( Trong đó:5-Hoàn toàn đồng ý; 4-Đồng ý; 3
- Lưỡng lự; 2 – Không đồng ý; 1- Hoàn toàn không đồng ý) để lập bảng câu hỏi đánh giá các
tham số quan trọng nhất, xác định cho điểm trình độ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,
mỗi thông số đo cường độ tác động và ảnh hưởng có hệ số quan trọng đến năng lực canh tranh
tổng thể của doanh nghiệp khác.
12
1.4. Thực trạng năng lực cạnh tranh và định hướng phát triển ngành công nghiệp
dược Việt Nam
1.4.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Việt nam trên thế giới
Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011 của WEF cho thấy, Việt Nam
đạt điểm số năng lực cạnh tranh (GCI) 4,3 điểm, tăng so với mức 4,0 điểm trong báo cáo
2009-2010 và mức 4,1 điểm trong báo cáo 2008-2009.
WEF đánh giá năng lực cạnh tranh của các quốc gia dựa 3 hạng mục cho điểm chính,
bao gồm 12 trụ cột khác nhau. Hạng mục thứ nhất (các Yêu cầu cơ bản) gồm 4 trụ cột là thể
chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, giáo dục cơ bản và chăm sóc y tế. Hạng mục thứ
hai (Các nhân tố cải thiện hiệu quả) gồm 6 trụ cột là giáo dục bậc cao và đào tạo, tính hiệu
quả của thị trường hàng hóa, tính hiệu quả của thị trường lao động, mức độ phát triển của thị
trường tài chính, mức độ sẵn sàng về công nghệ, quy mô thị trường. Hạng mục thứ ba (Các
nhân tố về sáng tạo và phát triển) gồm 2 trụ cột là trình độ phát triển của doanh nghiệp, và
năng lực sáng tạo.
Trong mỗi trụ cột này lại bao gồm nhiều yếu tố khác nhau để xếp hạng, chẳng hạn, trụ
cột thể chế bao gồm 21 yếu tố, từ quyền sở hữu trí tuệ tới mức độ bảo vệ nhà đầu tư.
Ở hạng mục Yêu cầu cơ bản, Việt Nam đạt điểm số 4,4 và xếp hạng thứ 74; ở hạng
mục Các nhân tố cải thiện hiệu quả, điểm số dành cho Việt Nam là 4,2, tương đương vị trí thứ
57; còn ở hạng mục Các nhân tố về sáng tạo và phát triển, Việt Nam đạt 3,7 điểm, xếp thứ 53.
WEF cũng liệt kê những yếu tố gây cản trở nhiều nhất đối với hoạt động kinh doanh
tại các quốc gia được xếp hạng trong báo cáo. Đối với Việt Nam, 5 rào cản hàng đầu bao gồm
khả năng tiếp cận vốn, lạm phát, mức độ ổn định thấp của chính sách, lực lượng lao động
chưa được đào tạo đầy đủ, và cơ sở hạ tầng hạn chế.
Tuy thăng hạng so với báo cáo năm ngoái, nhưng năng lực cạnh tranh của Việt Nam
theo WEF vẫn thấp hơn so với hầu hết các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á như
Singapore (5,5 điểm/hạng 3), Malaysia (4,9 điểm/hạng 26), Brunei (4,8 điểm/hạng 28), Thái
Lan (4,5 điểm/hạng 38), Indonesia (4,4 điểm/hạng 44).
13
Ba quốc gia Đông Nam Á có điểm số và xếp hạng kém Việt Nam là Philippines (4
điểm/hạng 85) và Cambodia (3,6 điểm/hạng 109), Timor-Leste (3,2 điểm/hạng 133). Trong khi
đó, theo báo cáo của Forbes, cả Philippines và Cambodia đều được đánh giá cao hơn Việt Nam.
Dẫn đầu Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011 là đất nước châu Âu Thụy
Sỹ (5,6 điểm), tiếp theo là Thụy Điển (5,6 điểm), Singapore (5,5 điểm), Mỹ (hơn 5,4 điểm),
Đức (5,4 điểm), Nhật (5,4 điểm), Phần Lan (5,4 điểm), Hà Lan (5,3 điểm), Đan Mạch (5,3
điểm) và Canada (5,3 điểm).
Năm ngoái, Thụy Sỹ cũng là quốc gia được WEF đánh giá là có năng lực cạnh tranh
cao nhất thế giới.
1.4.2. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dược Việt nam.
Sau hơn hai mươi năm đổi mới cùng nền kinh tế đất nước, ngành công nghiệp dược
Việt Nam đã và đang phát triển vững chắc cả về số lượng và chất lượng, về cơ bản có thể đảm
bảo cung ứng được đầy đủ nhu cầu thuốc phục vụ cho công tác phòng bệnh và chữa bệnh của
nhân dân.
Ba năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO mang lại những thuận lợi cũng như khó
khăn cho ngành dược. Ngành dược đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong bối cảnh nền kinh tế
Việt Nam đang trên đà phát triển. Bên cạnh những khó khăn, thách thức về trình độ công
nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực, môi trường cạnh tranh… công nghiệp dược Việt Nam vẫn
có nhiều điều kiện thuận lợi để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo.
Thị trường nội địa còn chưa được khai thác hết, trong khi nhu cầu chi tiêu cho dược phẩm
ngày càng tăng. Các doanh nghiệp dược trong nước đang tích cực đẩy mạnh đầu tư cho việc
sản xuất sản phẩm thay vì chỉ phân phối sản phẩm dược nhập từ nước ngoài như trước đây.
Phần lớn người dân Việt Nam tập trung ở nông thôn, thường có mức sống thấp, có nhu
cầu cao các loại thuốc có giá thành rẻ, đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dược
Việt Nam mở rộng thị trường. Hơn nữa, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao
hơn, tình trạng sức khỏe cũng được quan tâm nhiều hơn: Vì vậy nhu cầu sử dụng thuốc để
chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để phát
triển ngành dược Việt Nam.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
5
, công nghiệp dược Việt Nam ở mức
5
Bộ Y Tế. Báo cáo về đẩy mạnh phát triển công nghiệp dược Việt nam Cơ hội, thách thức
và chiến lược phát triển giai đoạn năm 2011 -2020, tầm nhìn năm 2030
14
đang phát triển. Việt Nam đã có công nghiệp dược nội địa, nhưng đa số phải nhập khẩu
nguyên vật liệu, do đó nhìn nhận một cách khách quan có thể nói rằng công nghiệp dược Việt
Nam vẫn ở mức phát triển trung bình-thấp. Theo phân loại của Tổ chức phát triển công
nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), trình độ phát triển công nghiệp dược của các quốc gia được
chia theo 5 mức phát triển.
• Mức 1: Không có công nghiệp dược, hoàn toàn nhập khẩu.
• Mức 2: Đóng gói bán thành phẩm nhập khẩu, gia công
• Mức 3: Công nghiệp dược nội địa sản xuất được đa số thành phẩm từ nguyên liệu nhập.
• Mức 4: Sản xuất được nguyên liệu và nguyên liệu trung gian
• Mức 5: Có khả năng phát minh thuốc mới
Theo mức phân loại này của UNIDO, ngành công nghiệp dược Việt Nam hiện đang
đứng ở khoảng nhóm 3-4
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội nghị thương mại và phát triển của Liên hợp quốc
(UNCTAD) phân loại mức độ phát triển công nghiệp dược của các quốc gia theo 4 cấp độ:
• Cấp độ 1: hoàn toàn phải nhập khẩu thuốc.
• Cấp độ 2: Sản xuất được một số thuốc tên gốc (generic); đa số thuốc phải nhập khẩu.
• Cấp độ 3: Có ctng nghiệp dược nội địa; có sản xuất thuốc generic; xuất khẩu được
một số dược phẩm.
• Cấp độ 4: Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới.
Theo phân loại này, ngành công nghiệp dược Việt Nam giai đoạn hiện nay mới ở gần
cấp độ 3, tức là có công nghiệp dược nội địa, có sản xuất thuốc generic, xuất khẩu được một
số dược phẩm.
1.5. Kết quả đạt được của ngành công nghiệp dược Việt Nam
1.5.1. Các kết quả chung
Thời gian qua, sau các biến động của nền kinh tế toàn cầu, mặc dù Việt Nam mới hội
nhập WTO nhưng cũng đã chịu những ảnh hưởng sâu sắc. Cũng như nhiều ngành khác, các
doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm gặp rất nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của thời tiết,
dịch bệnh, và việc ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ngành dược Việt Nam
đã thực hiện tốt mục tiêu đảm bảo đủ thuốc cho nhân dân có chất lượng với giá hợp lý và đảm bảo
sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, được thể hiện qua một số số liệu tổng quan dưới đây:
15
Bảng 1.1: Số liệu thống kê sản xuất, nhập khẩu thuốc qua các năm
Năm
Tổng trị giá tiền
thuốc sử dụng
(1.000USD)
Trị giá sản xuất
trong nước
(1.000USD)
Trị giá thuốc
nhập khẩu*
(1.000USD)
Bình quân tiền
thuốc đầu người
(USD)
2005 817.396 395.157 650.180 9,85
2006 956.353 475.403 710.000 11,23
2007 1.136.353 600.630 810.711 13,39
2008 1.425.657 715.435 923.288 16,45
2009 1.696.135 831.205 1.170.828 19,77
2010 1.913.661 919.039 1.252.572 22,25
(Nguồn: Hiệp hội sản xuất , kinh doanh dược Việt nam )
Nếu so sánh trị giá thuốc sản xuất trong nước giữa các năm, các số liệu trên thể hiện
sự tăng trưởng của ngành dược hằng năm, cụ thể:
- Năm 2006 đạt 475,403 triệu USD tăng 20% so với năm 2005
- Năm 2007 đạt 600,63 triệu USD tăng 26,34% so với năm 2006.
- Năm 2008 trị giá thuốc sản xuất trong nước đạt 715,435 triệu USD, tăng 19,11% so
với năm 2007, đáp ứng 50,18% nhu cầu thuốc sử dụng.
- Năm 2009 trị giá thuốc sản xuất trong nước đạt 831,205 triệu USD, tăng 16,18% so
với năm 2008, đáp ứng được 49,01% nhu cầu sử dụng thuốc.
- Năm 2010, giá trị thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 919,04 triệu USD, tăng
10,57% so với năm 2009, đáp ứng 48,03% nhu cầu sử dụng thuốc trong nước.
Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng năm 2010 là 1 913,66 triệu USD, tăng 12,82% so với
năm 2009. Tiền thuốc bình quân đầu người trong năm đạt 22,25 USD/người, tăng 2,48 USD
so với năm 2009 (tăng 12,54%) và tăng 16,85 USD so với năm 2000. Mức độ tăng trưởng tiền
thuốc bình quân đầu người được thể hiện
6
:
Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng tiển thuốc (USD) bình quân đầu người qua các năm
6
Hiệp Hội Sản Xuất Dược Việt nam. Báo cáoTổng quan về công nghiệp Dược Việt nam Cơ
hội, thách thức và chiến lược phát triển giai đoạn năm 2011 -2020, tầm nhìn năm 2030
16
13.39
16.45
19.77
22.25
2.5
3.4
4.2
4.6
5.2
5.5
5
5.4
6
6.7
7.6
8.6
9.85
11.23
0
5
10
15
20
25
93 94 95 96 97 98 99 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006* 2007 2008 2009 2010
Dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam vượt mức 2 tỉ USD vào năm 2011. Tốc độ
tăng trưởng trung bình từ hằng năm khoảng từ 17-19%.
Năng lực cạnh tranh của thuốc sản xuất trong nước
+ Chủng loại thuốc
Các thuốc sản xuất trong nước ngày càng đáp ứng được nhu cầu điều trị. Trong số
1500 hoạt chất có trong các thuốc đã đăng ký, số hoạt chất trong các thuốc sản xuất trong
nước cũng tăng. Thuốc sản xuất trong nước (công nghệ bào chế) của Việt Nam đã tiến bộ
đáng kể, có thể phủ được 27 nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới,
đáp ứng được 234/314 hoạt chất trong. Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V ban
hành kèm theo Quyết định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Ngoài việc sản xuất thuốc generic, một số doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sản xuất các
nhóm thuốc đang tăng tỷ lệ sử dụng, thuốc chuyên khoa (như : thuốc tim mạch, tiểu đường,
thần kinh, nội tiết, ). Các dạng bào chế cũng được phát triển hơn (như : thuốc tác dụng kéo
dài, thuốc tiêm đông khô, thuốc sủi bọt, ).
Tuy nhiên việc đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn trùng lắp,
chủ yếu sản xuất các loại thuốc thông thường mà chưa chú ý đầu tư sản xuất các loại thuốc có
dạng bào chế đặc biệt, thuốc chuyên khoa đặc trị. Thuốc sản xuất trong nước chủ yếu là các
nhóm hạ nhiệt giảm đau, kháng sinh, kháng viêm: Paracetamol, Amoxicillin, kháng sinh
nhóm cephalosporin thế hệ 1…. Một số nhóm thuốc trong nước hầu như chưa sản xuất được,
bao gồm: nhóm thuốc gây mê; nhóm thuốc giải độc đặc hiệu; nhóm thuốc chống ung thư và
tác động vào hệ thống miễn dịch; thuốc chống Parkinson; nhóm thuốc tác động lên quá trình
đông máu; chế phẩm máu; thuốc dùng chẩn đoán.
Đối với các thuốc kháng sinh: có 6/74 hoạt chất hiện nay các doanh nghiệp sản xuất
trong nước chưa đăng ký sản xuất, lưu hành trong đó có Spectinomycin, Procain
benzylpenicilin, Penicillin chậm, Clofazimin, Dapson,….
17
Bảng 1.2: Các nhóm thuốc cónhiều số đăng ký trong nước
7
STT Nhóm Dược lý
1 Các loại khác
2 Chống nhiễm khuẩn - ký sinh trùng
3 Hạ nhiệt - giảm đau - chống viêm phi steroid
4 Vitamin và thuốc bổ
5 Thuốc đường hô hấp
6 Thuốc tác dụng trên dạ dày, ruột
7 Thuốc tim mạch
8 Thuốc ngoài da ( ngứa, nhiễm khuẩn, viêm ngứa )
9 Chống dị ứng
10 Thuốc tác dụng đến máu
11 Thuốc về mắt
12 Hormon và cấu trúc hormon
• Đối với công nghiệp bào chế dược:
Mặc dù thị trường dược phẩm Việt Nam có tiềm năng lớn, liên tục tăng trưởng trong
10 năm gần đây đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thuốc cho phòng và chữa bệnh phục vụ nhân
dân. Thuốc sản xuất trong nước ngày càng khẳng định chất lượng của mình và hiệu quả trong
điều trị. Tuy nhiên,việc đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp vẫn còn trùng lắp, chủ yếu sản
xuất các loại thuốc có dạng bào chế thông thường mà chưa chú ý đầu tư sản xuất các loại
thuốc có dạng bào chế đặc biệt như thuốc phóng thích chậm, thuốc đặt, thuốc cấy dưới da,…
Các hoạt chất thông thường được đăng ký sản xuất quá nhiều trong khi đó các thuốc chuyên
khoa, đặc trị gần như chưa có số đăng ký, các dạng bào chế như thấm qua niêm mạc, giải
phóng hoạt chất có kiểm soát, thuốc cấy dưới da,… chưa có doanh nghiệp đăng ký lưu hành.
Các thuốc mới cũng chưa được đầu tư nghiên cứu sản xuất do đó thuốc chuyên khoa đặc trị,
thuốc có dạng bào chế đặc biệt vẫn phải nhập khẩu nhiều.
Mặt khác nếu so sánh, có sự chênh lệch đáng kể giữa các doanh nghiệp sản xuất trong
nước so với các nhà sản xuất dược phẩm nước ngoài do mức đầu tư còn thấp; mặt bằng về
khoa học- phát triển- nghiên cứu còn hạn chế.
Do đó về cơ bản, có thể nói các doanh nghiệp dược phát triển một cách tự phát, thiếu định
hướng. Cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý. Có những thuốc sản xuất thừa, trong khi nhiều chủng loại
thuốc cần thiết cho điều trị lại phải nhập từ nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp có qui mô nhỏ, sản xuất
còn manh mún, chồng chéo. Đa số các mặt hàng đều là thuốc generic, hàm lượng kỹ thuật thấp. Cơ
cấu đầu tư trùng lắp, chưa chú ý đầu tư các thuốc chuyên khoa đặc trị với dạng bào chế đặc biệt chủ
yếu tập trung các loại thuốc thông thường và “nhái” mẫu mã gây hiện đạp giá trên thị trường.
7
Hiệp Hội Sản Xuất Dược Việt nam. Báo cáoTổng quan về công nghiệp Dược Việt nam Cơ
hội, thách thức và chiến lược phát triển giai đoạn năm 2011 -2020, tầm nhìn năm 2030
18
Đây là thách thức không nhỏ đối với công nghiệp dược Việt Nam dẫn đến nguy cơ bị
thu hẹp sản xuất, nhiều doanh nghiệp đang xu hướng chuyển đổi sang lĩnh vực khác như sản
xuất thực phẩm chức năng. Theo số liệu thống kê, về cơ cấu đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc
của các doanh nghiệp đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP, tỷ lệ dây truyền thuốc viên, bột non-beta
lactam; dây truyền thuốc kem mỡ; dây truyền thuốc nước; dây truyền nang mềm; tỷ lệ lớn trên
tổng số dây truyền sản xuất.
Sự phân bố các nhà máy sản xuất không đồng đều giữa các vùng: một số vùng như
vùng Tây Bắc không có nhà máy GMP, các vùng Tây nguyên, Đông Bắc chỉ có một nhà máy
đạt GMP.
+ Chất lượng Thuốc
Từ năm 1996, Bộ Y tế quyết định triển khai Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) và
các nguyên tắc GPs khác theo hệ thống quản lý chất lượng toàn diện, tình hình chất lượng
thuốc sản xuất trong nước đã được nâng lên một bước mới. Hằng năm, hệ thống kiểm tra chất
lượng từ trung ương đến địa phương đã lấy hàng chục ngàn mẫu thuốc để kiểm tra, giám sát
chất lượng thuốc cho thấy tỷ lệ thuốc giả và thuốc kém chất lượng giảm đi đảng kể, trong
nhiều năm duy trì ở mức thấp dưới 0,1%. Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng chủ yếu tập
trung ở nhóm thuốc đông dược, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, tỷ lệ thuốc có nguồn gốc từ
dược liệu không đạt chất lượng còn cao do tỷ lệ các cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu áp dụng
triển khai GMP cồn thấp, chính vì điều này, Bộ Y tế Việt Nam đang yêu cầu các doanh
nghiệp sản xuất thuốc từ dược liệu phải khẩn trương triển khai GMP.
19
T l thuc kộm cht lng v thuc gi qua cỏc nm c th hin
8
:
Bng 1.5: T l mu thuc khụng t cht lng
Nm
Tng s mu ly
kim tra cht lng
S mu khụng t
TCCL
T l thuc khụng t
TCCL (%)
2005 29336 867 3,00
2006 29.819 947 3,18
2007 25.460 839 3.30
2008 29.490 840 2,90
2009 31.542 1051 3,33
2010 26.452 827 3,13
Bng 1.6: Thng kờ t l thuc gi t nm 2005 n nay
Nm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
T l 0,09% 0,13% 0,17% 0,095% 0,12% 0,075%
(Tỷ lệ thuốc giả đợc phát hiện tính trên tổng số mẫu lấy kiểm tra, không tính trên tổng số
thuốc lu hành trên thị trờng)
Song song vi vic ỏp dng ng b cỏc nguyờn tc, tiờu chun GPs, vic thnh lp hai
trung tõm th tng ng sinh hc ti H Ni v Tp. H Chớ Minh, khuyn khớch mụ hỡnh PPP
cho vic thnh lp cỏc trung tõm BA, BE cỏc doanh nghip dc ó v ang trin khai nghiờn cu
sinh kh dng v ỏnh giỏ tng ng sinh hc ca thuc sn xut trong nc.
Giỏ thuc
Nhỡn chung, trờn th trng thuc, thuc do cỏc cụng ty trong nc sn xut cú giỏ thnh
r hn so vi thuc nc ngoi cựng chng loi v cht lng tng ng v cú giỏ thnh r hn
thuc nhp ngoi 30 40 %. c bit cú thuc nhp ngoi t hn thuc Vit nam sn xut 5 -6
ln. Nguyờn nhõn khin cho thuc sn xut trong nc sn xut cú giỏ thnh r hn thuc nhp
ngoi cựng loi ch yu l do tin cụng lao ng Vit nam thp, thuục sn xut ti ch nờn tit
kim c chi phớ vn chuyn, doanh nghip c sn xut cỏc thuc bt chc hay thuc
nhỏi . Vi giỏ thnh r, thuc so cỏc xi nghip dc phm Vit nam sn xut phự hp vi thu
nhp thp ca ngi Vit nam, nht l nhng ngi sng nụng thụn min nỳi. Giỏ r m cht
lng thuc li ang c nõng cao tng bc nờn thuc do cỏc cụng ty dc phm trong nc
sn sut ang dn ly c lũng tin ca ngi tiờu dựng trong nc.
H thng phõn phi
i vi ngnh dc, h thng phõn phi co nhng c trng riờng so vi cỏc ngnh sn
xut khỏc. Hai kờnh phõn phi ch yu l bnh vin v nh thuc , h thng iu tr bao gm cỏc
bnh vin v cỏc c s iu tr cỏc cp
8
Hip Hi Sn Xut Dc Vit nam. Bỏo cỏoTng quan v cụng nghip Dc Vit nam C
hi, thỏch thc v chin lc phỏt trin giai on nm 2011 -2020, tm nhỡn nm 2030
20
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Công ty Cổ phần dược trung ương Mediplantex
(Tên giao dịch quốc tế: Medoplantex Pharmaceutical mational Joint Stock Company.
Địa chỉ trụ sở chính: 358 đường giải phóng, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà nội.)
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian:15/9 đên 19/12/ 2011
- Địa điểm: Công Ty cổ phần Dược trung ương Mediplantex
2.3. Phương pháp nghiên cứu và thu nhập thông tin
• Nghiên cứu tài liệu
Phân tích các số liệu về mục tiêu, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược
phẩm trung ương Mediplantex.
• Phương pháp tỷ trọng, so sánh của phân tích kinh tế học
Đánh giá, so sánh các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh như: Doanh thu, thị phần, lợi
nhuận, hiệu quả kinh doanh…. Của Mediplantex với các công ty khác và ngành dược nói chung.
• Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu
- Phỏng vấn trực tiếp qua phiếu điều tra.
- Đối tượng điều tra: Hội đồng quản trị, ban giám đốc công ty, các trưởng phó phòng.
- Đánh giá kết quả: Thông qua số điểm đánh giá
Cách tiến hành thực hiện qua 3 bước:
Bước 1: Xây dựng, xác định các tiêu chí đánh giá dựa trên mức độ ảnh hưởng của các
tiêu trí đến năng lực tồn tại, khả năng lợi nhuận, khả năng phát triển, của công ty.
Bước 2: Xác định hệ số quan trọng cho từng tiêu chí theo phiếu điều tra đã in sẵn Phục lục ()
- Chọn hệ số quan trọng bằng 1.
- Tùy mức độ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sắp xếp hệ số quan trọng cho từng
tiêu chí theo 3 mức 0,15, 0,1 và 0,05.
Bước 3: Tiến hành đánh giá thực trang năng lực cạnh tranh của công ty theo theo
phiếu điều tra đã thiết kế sẵn ( Phục lục )
Phát phiếu điều tra cho từng cán bộ và thu lại sau khi đã có kết quả đánh giá
Tính toán kết quả theo công thức
n
D
NLCTDN
=∑ Ki.Pi
i=1
Trong đó:
- DNLCTDN: Tính điểm đánh giá năng lực cạnh tranh tổng hợp của doanh nghiệp.
- Pi: Điểm bình quân tham số I của tập hợp mẫu đánh giá
- Ki: Hệ số quan trọng của tham số i
- Trong đó ∑ Ki = 1.
- n là số chỉ tiêu lựa chọn
21