Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

thiết lập các điều kiện để hình thành ttck tại chdcnd lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.18 KB, 99 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 4
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ HÌNH THÀNH THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 4
1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán 4
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK trên thế giới 4
1.1.2 Khái niệm về TTCK 8
1.1.3. Cơ sở khách quan của sự hình thành và phát triển TTCK 9
1.1.4 Vai trò của TTCK 15
1.1.5 Xu hướng của TTCK trên thế giới trong thời gian gần đây 20
1.2 Những điều kiện để hình thành TTCK 21
1.2.1 Những điều kiện chung 21
1.2.2 Các điều kiện cụ thể 23
1.2.2.1 Hàng hóa phục vụ cho TTCK 23
1.2.2.2 Ủy ban chứng khoán Nhà nước 32
1.2.2.3 Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch CK 33
1.2.2.4 Công ty chứng khoán 34
1.2.2.5 Các tổ chức phụ trợ trong TTCK 35
1.3 Kinh nghiệm thiết lập và hoàn thiện các điều kiện để hình thành
TTCK và bài học rút ra đối với TTCK Lào 36
1.3.1 Kinh nghiệm thiết lập và hoàn thiện các điều kiện để hình thành TTCK của
một số nước trên thế giới 36
1.3.1.1 TTCK Mỹ 36
1.3.1.2 TTCK Hàn Quốc 37
1.3.1.3 TTCK Việt Nam 38
1.3.2 Bài học rút ra cho việc thiết lập và hoàn thiện các điều kiện để hình thành
TTCK đối với TTCK Lào 39
CHƯƠNG 2 42


THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN TẠI CHDCND LÀO 42
2.1 Thực trạng các điều kiện tiền đề để hình thành TTCK tại Lào 42
2.1.1 Nền kinh tế Lào 42
2.1.2 Sự quản lý của Nhà nước về chính sách thúc đẩy thị trường 52
2.1.3 Trình độ nhận thức về TTCK 53
2.2 Thực trạng các điều kiện cụ thể để hình thành TTCK tại Lào 55
2.2.1 Tiến trình tạo lập hàng hoá một TTCK tương lai tại Lào 55
2.2.2 Điều kiện cơ sở pháp lý 58
2.2.3 Xây dựng ủy ban chứng khoán 60
2.2.4 Xây dựng công ty chứng khoán 61
2.3 Đánh giá về các điều kiện để hình thành TTCK tại Lào 62
2.3.1 Những điều kiện thuận lợi 62
2.3.2 Những điều kiện còn hạn chế 63
CHƯƠNG 3 65
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THIẾT LẬP 65
VÀ HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ HÌNH THÀNH 65
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐẦU TIỀN TẠI LÀO 65
3.1 Định hướng thiết lập và phát triển TTCK tại Lào 66
3.1.1 Dự kiến tiến trình hình thành và phát triển TTCK tại Lào 67
3.1.2 Dự kiến mô hình tổ chức TTCK tại Lào 69
3.1.3 Quan điểm về việc hoàn thiện những điều kiện để hình thành TTCK tại Lào. 72
3.1.3.1 Khắc phục những vướng mắc để tiếp tục hình thành TTCK tại Lào 72
3.1.3.2 Quan điểm về hoàn thiện 72
3.2 Giải pháp chủ yếu để hoàn thiện các điều kiện hình thành TTCK
tại Lào 73
3.2.1 Tích cực tạo ra hàng hoá cho TTCK Lào 73
3.2.1.1 Tiếp tục tiến hành khẩn trương và mạnh mẽ quá trình cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nước 74
3.2.1.2 Khuyến khích phát triển bền vững công ty cổ phần đại chúng 79

3.2.2 Hình thành các văn bản pháp lý của chính phủ về chứng khoán và giao dịch
chứng khoán 82
3.2.3 Xây dựng các dự luật công khai hoá thông tin chứng khoán 83
3.2.4 Ban hành luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh tư vấn chứng khoán 83
3.3 Các giải phảp hỗ trợ cho việc hình thành TTCK tại Lào 84
3.3.1 Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống ngân hàng thương mại, từng bước tiếp
cận với một số nghiệp vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán 84
3.3.2 Xúc tiến thành lập một số công ty chứng khoán thuộc sở hữu nhà nước 89
3.3.3 Xây dựng các quy chế khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư 90
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHDCND Cộng hoà dân chủ nhân dân
TTCK Thị trường chứng khoán
CK Chứng khoán
SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
UBCKNN Ủy ban chứng khoán nhà nước
OTC Over the counter
Mua bán chứng khoán
không qua quay
CTCK Công ty chứng khoán
XNK Xuất nhập khẩu
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
ODA
Official Development
Assistance
Nguồn hỗ trợ phát triển
chính phủ
FDI Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước
ngoài

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Đơn vị tính : % 44
Hình sồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP qua các giai đoạn kế hoạch 44
Bảng 2.1: Tổng kim ngạch XNK giai đoạn 2003-2007 48
Bảng 2.2: Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2001-2006 49
Bảng 2.3. Dự kiến một số chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 51
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại Lào từ nay
đến năm 2010 và những năm tiếp theo là tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả
cao và bền vững.
Các nhà kinh tế đã dự báo rằng, muốn đạt tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) tính theo đầu người là 1500 USD vào năm 2020, thì phải có tốc độ
tăng trưởng GDP hàng năm là 10% trong suốt 20 năm tới.
Để đạt được mục tiêu đó, yếu tố trước tiên là cần phải có đủ vốn cho đầu
tư phát triển. Bởi lẽ, vốn luôn luôn là “nhựa sống” nuôi dưỡng nền kinh tế
tăng trưởng.
Theo ước tính của Bộ kế hoạch và đầu tư thì Lào có thể thu hút lượng
vốn đầu tư nước ngoài bao gồm cả nguồn ODA và FDI khoảng 50%. Vậy,
còn 50% nữa phải khai thác từ nguồn trong nước.
Về phương diện lý luận và từ kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên
thế giới, có thể khẳng định rằng, trong số các kênh tạo vốn trong nước thì
TTCK là kênh có vị trí quan trọng nhất.
TTCK là một định chế tài chính trực tiếp, có cơ chế vận hành rất phức
tạp và có mức độ ảnh hưởng rất sâu rộng, tới hầu hết các lĩnh vực hoạt
động khác của nền kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc thiết lập TTCK phải trên
nguyên tắc hết sức thận trọng. Tuy nhiên, thận trọng không có nghĩa là
ngôi chờ các điều kiện cần và đủ cho việc thiết lập TTCK tự phát hình
thành hoặc hoàn thiện. Cần phải có biện pháp thích hợp, tích cực, chủ động

đẩy nhanh quá trình thực hiện các điều kiện cần thiết, tạo cơ sở cho sự hình
thành TTCK tại Lào.
Với tư duy đó, em đã lựa chọn đề tài: “Thiết lập các điều kiện để hình
thành TTCK tại CHDCND Lào”.
1
Với ý đồ mong muốn đóng góp một phần sức lực và trí tuệ của mình vào
việc tìm ra các giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy tiến trình tạo lập TTCK tại Lào.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Nghiên cứu lý luận TTCK và thực trạng kinh tế - xã hội, con người, pháp
lý…để tìm và đưa ra những kiến nghị và các giải pháp thực hiện các điều kiện
hình thành TTCK tại Lào.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu
Thông qua trình bày có chọn lọc những kiến thức cơ bản nhất về TTCK
đã được tổng hợp trong quá trình hình thành và phát triển TTCK trên thế giới,
làm sáng tỏ ý nghĩa và những tác động tích cực của TTCK đối với nền kinh tế
thị trường nói chung và quá trình phát triển nền kinh tế Lào nói riêng. Từ đó
khẳng định tính tất yếu của việc hình thành TTCK tại Lào
Trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn và thách thức của môi
trường kinh tế - xã hội Lào đối với việc thiết lập TTCK, đề ra những giải pháp
thích hợp nhằm góp phần thực hiện các điều kiện cần thiết hình thành TTCK
tại Lào.
* Phạm vi nghiên cứu
TTCK có nhiều loại và để thiết lập TTCK tại Lào đòi hỏi phải thực hiện,
hoàn thiện nhiều điều kiện với nhiều giải pháp khác nhau. Em chỉ giới hạn
nghiên cứu trong phạm vi tìm ra những giải pháp chủ yếu để thiết lập các điều
kiện cơ bản để hình thành TTCK có tổ chức tại Lào.
4. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu, luân văn sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng. Nghiên cứu TTCK trong trạng thái động, trong mối quan hệ qua lại

với các mặt kinh tế, xã hội, kỹ thuật…Từ đó, rút ra được những yếu tố cơ bản
thuộc về bản chất, loại bỏ những biểu hiện xuyên tạc bản chất sự vật để có
những kiến nghị đúng đắn. Việc nghiên cứu xuất phát từ điều kiện cụ thể của
2
Lào, song không xem nhẹ kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đặc biệt là
những nước có điều kiện tương đối gần giống với Lào.
5. Những đóng góp khoa học của luận văn
Góp phần làm sáng tỏ những luận cứ khoa học cả trên phương diện lý
luận và thực tiễn về nhu cầu bức xúc của việc thiết lập TTCK tại Lào trong
giai đoạn hiện nay.
Phân tích một cách có hệ thống và toàn diện về quá trình hình thành các
điều kiện ra đời TTCK tại Lào. Đồng thời đưa ra những nhận định một cách
khách quan về những kết quả đạt được, những khiếm khuyết cần khắc phục.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn có cấu trúc gồm 3 chương như sau:
Chương 1 :Những vấn đề lý luận chung về điều kiện để hình hành TTCK.
Chương 2 : Thực trạng về điều kiện để hình thành TTCK tại Lào.
Chương 3 : Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các điều kiện để
hình thành TTCK đầu tiền tại Lào.
3
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ HÌNH
THÀNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán (TTCK) là một định chế tài chính trực tiếp có
vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Từ lâu, ở hầu hết các nước trên thế giới, TTCK đã trở thành một phạm
trù kinh tế quen thuộc trong đời sống kinh tế, không chỉ đối với giới doanh
nghiệp mà cả với quảng đại quần chúng.

Song cho đến nay tại Lào, TTCK vẫn đang còn là một phạm trụ xa lạ, ít
người biết đến. Nói cách khác, nó vẫn còn là một khái niệm chứa đựng đầy
rẫy những điều bí ẩn chưa được khám phá.
Để có thể vận dụng được định chế tài chính này như là một công cụ kinh tế
có tầm quan trong chiến lược trong việc tạo vốn đầu tư, nhằm góp phần đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, thì một yêu cầu rất quan trọng trước tiên
được đặt ra, đó là việc tìm hiểu những kiến thức lý luận khoa học, cũng như kinh
nghiệm thực tiễn trong hoạt động TTCK ở các nước trên thế giới.
Để tiếp cận với kho tàng những kiến thức khoa học về lĩnh vực TTCK,
có thể xuất phát từ những hướng khác nhau. Song sẽ là một trình tự hợp lý,
nếu ta tìm hiểu về TTCK bắt đầu từ cội nguồn, gốc rễ của nó : tiến trình lịch
sử hình thành TTCK như thế nào ? Cơ sở của sự hình thành đó ra sao?
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK trên thế giới
Theo các tài liệu lịch sử - kinh tế, nhiều tác giả cho rằng, những dấu hiệu
của một TTCK sơ khai đã xuất hiện ngay từ thời trung cổ xa xưa.
Vào khoảng giữa thế kỷ XV, ở các nước phương tây, tại những thành
phố lớn, những trung tâm giao lưu thương mại, các thương gia thường gặp gỡ
tiếp xúc với nhau trong các quán càfê, các câu lạc bộ…để tiến hành các cuộc
4
thương lượng về việc trao đổi, mua bán các loại hàng như: Nông lâm sản,
khoáng sản, ngoại hối và cả giá khoán động sản.
Điều đáng lưu ý là, ở những khu “chợ” riêng này, tuyệt nhiên không có
một loại sản phẩm hàng hoá nào được tiến hành trao đổi trực tiếp. Nghĩa là,
kết quả của những cuộc thương lượng chỉ là để đi đến những thoả thuận với
nhau về các hợp đồng, giao kèo mua bán, trao đổi, trước mắt hoặc trong
tương lai mà thôi.
Thời kỳ đầu, những cuộc thương lượng như trên hầu như chỉ bao gồm
những nhóm nhỏ và được tiến hành tại các khu “chợ” phân tán ở nhiều địa
điểm. Cho đến cuối thế kỷ XV, các khu chợ này đã trở thành một “thị trường”
với số lượng người tham gia lớn hơn, thời gian gặp gỡ thường xuyên hơn và

đặc biệt là người ta đã đi tới những qui ước thống nhất mang tính nguyên tắc
mà mọi người tham gia phải tuân thủ trong các cuộc thương lượng.
Năm 1453, lần đầu tiên phiên “chợ” với qui mô lớn đã diễn ra tại lữ quán
gia đình Vanber ở Bruges (Bỉ). Tại lữ quán này, người ta treo một tấm bảng
hiệu hình túi da kèm theo từ “Bourse” có nghĩa là “mậu dịch trường” hay còn
gọi là “Sở giao dịch” (SGD).
“Mậu dịch trường” là tên gọi chung của bảng hiệu lữ quán gia đình
Vanber, còn 3 túi da tượng trưng cho 3 nội dung hoạt động chủ yếu của mậu
dịch trường đó là : Mậu dịch trường hàng hoá, mậu dịch trường ngoại tệ và
mậu dịch trường giá khoán động sản.
Đến năm 1547, mậu dịch trường tại thành phố Bruges bị suy sụp khi
Bruges mất hẳn đi sự phồn vinh vì eo biển dẫn tàu bè vào thị trấn bị cát lấp
mất. Mậu dịch trường được dời đến thị trấn Anvers (Bỉ), nơi có một hải cảng
lớn và là một trung tâm giao lưu thương mại khá phồn vinh. Chính vì vậy,
mậu dịch trường này đã phát triển rất nhanh chóng, và cũng từ kinh nghiệm
của nó, mậu dịch trường ở các nước khác như: Pháp, Ý, Đức và một số nước
Bắc Âu bắt đầu hình thành và phát triển dần.
5
* Tại Luân đôn : Vào khoảng thế kỷ XVIII, một mậu dịch trường đã
được thiếp lập theo kiểu mậu dịch trường AnVers gọi là Stock Exchange.
Cũng chính nơi đây, sau này được gọi là SGDCK Luân đôn.
Cũng với quá trình phát triển nhanh chóng của các giao lưu kinh tế trong
từng quốc gia, cũng như giữa các quốc gia với nhau, các mậu dịch trường
không còn khả năng chứa đựng trong đó với 3 nội dung khác nhau như lúc nó
hình thành. Do đó, người ta đã lần lượt tách riêng : Các giao dịch hàng hoá
thành các khu thương mại, các giao dịch ngoại tệ tách thành thị trường hối
đoái, các giao dịch về giá khoán động sản được tách thành các hoạt động
TTCK, các giao dịch hợp đồng cho tương lai được tách ra thành “thị trường
tương lai” hay thị trường kỳ vọng.
Như vậy, mầm móng sơ khai của hoạt động TTCK đã xuất hiện từ

khoảng giữa thế kỷ XV và hình thành đồng thời với sự hình thành của thị
trường hối đoái và một số thị trường khác.
Theo thời gian, TTCK cũng đã lần lượt xuất hiện ở những nước khác
trên thế giới.
* Ở Hoa Ky : Vào năm 1789, lần đầu tiên quốc hội cho phép chính phủ
phát hành đợt công trái (Govermment bonds) với tổng mệnh giá 80 triệu
Dollar để thanh toán những món nợ khổng lồ trong cuộc chiến tranh dành
độc lâp.
Vài năm sau, các loại trái phiếu ngân hàng, công ty bảo hiểm cũng đã bắt
đầu được phát hành trên thị trường. Trong giai đoạn này chưa hình thành
TTCK chính thức, người ta mua bán CK trực tiếp với nhau, giống như kiểu
mua bán không qua quầy OTC (Over The Counter) ngày nay.
Ngày 17 tháng 5 năm 1792, để tạo điều kiện cho các hoạt động giao dịch
CK phát triển một cách thuận lợi và để ngăn chặn việc đầu cơ dịch vụ giá hạ,
các nhà môi giới đã tụ họp dưới một gốc cây khuy (Button wood) để ký kết
với nhau một thoả ước có tên là “Thoả ước gốc cây khuy” (Buttơnwood Tree
6
Agree-ment), trong đó tránh bán đấu giá và thoả thuận mức hoa hồng mua
bán CK là 1/4 % sẽ được thực hiện.
Ngày nay, người ta ghi nhận, ngày ký thoả ước trên coi như là ngày khai
sinh TTCK New York.
Cho tới năm 1817, với đà phát triển ngày càng mạnh mẽ của hoạt động
phát hành và mua bán CK trên thị trường, các nhà môi giới đã thoả thuận với
nhau về việc gặp gỡ giao dịch thường kỳ vào những ngày giờ đã được ấn định
trước. Đồng thời, người ta cũng xúc tiến việc soạn thảo điều lệ cho một
TTCK ở New York đặt trụ sở tại Wall Street. Sau này, vào năm 1862 nơi đây
được người ta đặt tên là SGDCK New York (New York Stock Exchange).
* Nhật Bản : TTCK Tokyo được thành lập năm 1878. Tuy nhiên, sơ với
các TTCK cùng thời ở các nước khác trên thế giới, thị trường Tokyo chưa có
gì nổi hơn. Phải tới sau chiến tranh lần thứ II nó mới được nhiều người chú ý

tới. Khách hàng trên thị trường này không chỉ là những nhà đầu tư kếch xù,
các ngân hàng, các công ty cỡ lớn mà còn rất nhiều những nhà đầu tư nhỏ.
Người ta cho rằng, với sự lên giá của đồng tiền Yên trên thị trường quốc tế,
Tokyo sẽ trở thành “Lá phổi tài chính” mạnh, chẳng những thu hút được các
nhà đầu tư Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…mà còn là đối thủ đáng gờm của
nhiều TTCK khác trên thế giới, trong đó trước hết là New York và Luân đôn.
Bởi lẽ, nó sẽ tranh mất khách hàng của 2 thị trường lớn này cùng nhiều khu
vực khác trên thế giới.
Trên đây, ta vừa điểm qua mốt số nét khai quát về quá trình xuất hiện
TTCK từ thời xa xưa tại một số nước trên thế giới. Và cũng chính những nơi
đó, ngày nay đang tồn tại những TTCK thuộc tầm cỡ hàng đầu thế giới.
Tóm lại, lịch sử hình thành và phát triển TTCK các nước trên thế giới trải
qua một quá trình có tính thăng trầm. Thời kỳ được coi là huy hoàng nhất, đó
là vào những năm 1875 – 1913, cùng với sự phát triển mạnh của kinh tế thế
giới tư bản, TTCK cũng được mở mang nhanh chóng cả về số lượng và qui
7
mô.
Thế rồi, ngày 29-10-1929, ngày mở đầu cuộc khủng hoảng TTCK New
York “Ngày thứ năm đen tối” đã đến, kéo theo sự khủng hoảng dây chuyền
đối với các TTCK Phương Tây, Bắc Âu và Nhật Bản. Hoạt động TTCK tạm
thời lắng xuống sau chiến tranh thế giới lần thứ II, các TTCK được phục hồi
và phát triển trở lại, nhưng rồi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1987, một lần
nữa lại làm cho các TTCK lâm vào trạng thái đảo điên. Và mức độ hậu quả
của nó được các nhà nghiên cứu đánh giá còn trầm trọng hơn so với cuộc
khủng hoảng thời kỳ năm 1929.
Bước vào thẩp kỷ 90, TTCK thế giới đã dần dần đi vào giai đoạn ổn định
và phát triển. Cho đến nay, ở hầu hết các quốc gia được đánh giá là có nền
kinh tế phát triển, đều đã hình thành hoạt động TTCK. TTCK thực sự đã được
xem như là một định chế tài chính quan trọng, không thể thiếu vắng trong đời
sống kinh tế - xã hội, của các quốc gia quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường.

1.1.2 Khái niệm về TTCK
Xung quanh khái niêm TTCK có nhiều ý kiến khác nhau:
- Thứ nhất: Ông Neil.F.Stapley trong cuốn “Stock Market A guide for
the private investor” đã đưa ra khái niệm về TTCK một cách đơn giản “là một
thị trường phức tạp, cao cấp mà hàng hoá được giao dịch mua bán là những
cổ phiếu và cổ phần”.
- Thứ hai: Tác giả Trần Xuân Kiêm trong cuốn “Hỏi đáp về TTCK và
công ty cổ phần” đã trình bày: “TTCK chỉ là nơi giao dịch, ở đó hàng ngàn
người mua vào và bán ra các cổ phần mỗi ngày thông qua các đại lý của họ, là
những người môi giới CK (Broker)”.
- Thứ ba: Ông Young Jackin – Nghiên cứu viên phòng nghiên cứu CK,
SGDCK Hàn Quốc cho rằng : “TTCK là một thị trường trừu tượng nơi các
CK được phát hành và giao dịch giữa người mua và người bán”.
- Thứ tư: Tài liệu “Long dictionary of business English” đã nói về TTCK
như sau: “Là một TTCK có tổ chức, nơi các CK được mua và bán tuân theo
8
những nguyên tắc đã được ấn định”.
Với quan điểm thứ nhất và quan điểm thứ hai về khai niệm TTCK, cho
thấy hàng hoá mua bán ở trên thị trường này chỉ để cập đến cổ phiếu.
Trong khi đó, thực tế cho thấy, hàng hoá của TTCK rất phong phú đa dạng
không chỉ có cổ phiếu mà còn có trái phiếu và các loại CK khác như: chứng
quyện, chứng khế, quyền lựa chọn…Với quan điểm thứ ba về khái niệm
TTCK cho ta thấy TTCK là một thị trường trừu tượng. Nhưng thực tế
chúng ta thấy, TTCK không chỉ có thị trường trừu tượng, phi hiện hữu (như
thị trường O.T.C) mà còn có thị trường cụ thể, hiện hữu như SGDCK.
Quan điểm thứ tư cho rằng TTCK là một thị trường có tổ chức hoạt động
trên cơ sở tuân thủ những nguyên tắc đã được ấn định, khái niệm này chỉ phù
hợp với loại TTCK tập trung, TTCK có tổ chức – Còn gọi là SGDCK. Trong
thực tế, TTCK có 3 loại: TTCK tập trung (có tổ chức), TTCK bán tập trung
và TTCK phi tập trung.

Hơn nữa, trong tất cả những khái niệm về TTCK nêu trên, chúng ta thấy
không đề cập đến tính chất thời hạn của loại CK được đưa ra giao dịch trên
thị trường – một đặc trưng riêng có để phân biệt TTCK với thị trường tiền tệ.
Vì vậy, cần phải có khái niệm về TTCK một cách chung nhất cho mọi
loại TTCK và thể hiện được đặc trưng riêng của nó.
“TTCK là nơi diễn ra các hoạt động phát hành và giao dịch mua bán
các loại CK trung và dài hạn, theo những nguyên tắc được ấn định”.
1.1.3. Cơ sở khách quan của sự hình thành và phát triển TTCK
Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của TTCK giúp ta có những
điển hình thực tế để minh chứng cho một vấn đề có tính lý thuyết đó là: Sự ra
đời, tồn tại và phát triển TTCK là nhu cầu cần thiết khách quan của nền sản
xuất và trao đổi hàng hoá phát triển.
Có thể khẳng định rằng, sự xuất hiện của TTCK bắt nguồn từ hai lý do
chủ yếu sau đây:
* Mâu thuẫn trong quan hệ cung cầu về vốn tiền tệ - Nguyên nhân
9
mang tính tiền đề cho sự xuất hiện của TTCK
+ Cầu vốn tiền tệ
Thật vậy, có thể dễ dàng nhận thấy, trong nền kinh tế - xã hội, có hai chủ
thể lớn thường xuyên có nhu cầu vốn tiền tệ để bổ xung cho sự thiếu hụt của
mình nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển, đó là nhà nước và doanh nghiệp.
Vì sao mà các chủ thể này lại xuất hiện nhu cầu vốn bổ sung?
- Đối với nhà nước: Toàn bộ các khoản chi tiêu khổng lồ của Nhà nước,
bao gồm: Các khoản chi cho mục đích duy trì bộ máy hành chính, cho an
ninh, quốc phòng, cho xây dựng cơ sở hạ tầng, cho phúc lợi công cộng, đều
trông chờ vào các khoản thu có hạn của ngân sách (trong đó chủ yếu là các
loại thuế). Tuy nhiên, một hiện tượng thực tế khá phổ biến là ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới, ngân sách Nhà nước đều bị thâm hụt (thu < chi). Như
Đức 65,5 tỷ DEM năm 1988, Nhật Bản 12.680 tỷ JPY, Hoa Kỳ 228,7 tỷ USD
năm 1991, Philippin 2,5 tỷ USD năm 1995, Malaysia 7,1 tỷ USD năm 1995,

Indonesia 7,5 tỷ USD năm 1995 và ThaiLand 13,1 tỷ USD năm 1995.
- Đối với doanh nghiệp: Nhu cầu thực hiện quá trình tái sản xuất mở
rộng là thường xuyên. Để có thể đạt được mục tiêu này, họ cần vốn bổ sung
để mua thêm máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở, nhà xưởng, kho tàng…Hơn
nữa, trong nền kinh tế thị trường, để có thể đứng vững trong cạnh tranh, các
doanh nghiệp cần có vốn bổ sung thêm để tiến hành đổi mới trang thiết bị, áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhằm tạo ra được những sản phẩm có ưu thế
trong cạnh tranh. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp có mô hình quản lý theo
cơ chế công ty cổ phần, ngoài những nhu cầu về vốn như đối với mọi doanh
nghiệp bình thường đã nêu trên, họ còn có nhu cầu tạo vốn điều lệ ngay từ
buổi ban đầu khi mới thành lập.
+ Cung vốn tiền tệ
- Đối với các doanh nghiệp: Khả năng cung về vốn có thể xuất hiện từ
các nguồn như: Quỹ khấu hao cơ bản chưa sưu dụng, các quỹ tích luỹ từ lợi
10
nhuận chưa sử dụng…
- Ngoài doanh nghiệp, một loại chủ thể có khả năng cung ứng một khối
lượng vốn tiền tệ rất lớn, đó là dân chúng từ nguồn thu nhập thường xuyên của
mình (lương, phụ cấp, hưu bổng…) họ phải thực hiện các khoản chi cho mục
tiêu trước mắt như : ăn ở, đi lại hàng ngày, học tập….Họ phải dành lại một phần
dưới dạng tích luỹ để đề phòng bất trắc, để mua sắm trong tương lai. Đây là
nguồn cung cấp rất quan trọng và có xu hướng ngày càng gia tăng cùng với sự
tăng trưởng GDP ở mỗi quốc gia.
- Ngoài ra, một nguồn cung cũng có vị trí khá quan trọng đó là nguồn từ
ngoài nước, bao gồm từ các quốc gia và từ các tổ chức quốc tế thông qua các
hình thức viện trợ và tín dụng.
Tóm lại, cung cầu vốn tiền tệ xuất hiện và tồn tại là một thức tế quan
trọng, đòi hỏi phải được giải quyết hợp lý và có hiệu quả để tạo điều kiện cho
nền kinh tế, cho xã hội tồn tại và phát triển.
Để giải quyết mâu thuẫn trong mỗi tương quan giữa cung và cầu vốn tiền

tệ, có thể bằng nhiều biện pháp khác nhau, hoặc thông qua việc sử dụng các
định chế tài chính trung gian như: Ngân hàng, công ty tài chính, cũng như các
định chế tài chính trung gian khác, hoặc sử dụng mô hình định chế tài chính
trực tiếp đó là TTCK (Securities Market). Và đây cũng chính là lý do mà thị
trường này còn được người ta gọi là thị trường vốn (Capital Market). Với cơ
chế hoạt động của thị trường vốn, lực lượng cung và cầu về vốn tiền tệ có thể
gặp gỡ nhau trực tiếp để đáp ứng nhu cầu của nhau. Nhờ vậy, mâu thuẫn
trước mắt tạm thời đã được giải quyết, để rồi lại xuất hiện những mâu thuẫn
mới đòi hỏi phải được tiếp tục giải quyết. Có thể nói, đây chính là nguồn
“năng lượng” để duy trì và phát triển hoạt động của TTCK.
* Sự xuất hiện của các loại CK – Nguyên nhân trực tiếp quyết định
sự ra đời của TTCK
+ Về phía nhà nước
Như đã trình bày ở phần trên, khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt, cũng
có nghĩa là cầu về vốn tiền tệ xuất hiện, Chính phủ có thể sử dụng nhiều biện
11
pháp khác nhau để tạo ra nguồn bù đắp cho sự thâm hụt đó.
Trong những thập kỷ trước đây, nhiều quốc gia trên thế giới còn coi
công cụ phát hành tiền là một biện pháp “công hiệu” để tạo nguồn bù đắp
thâm hụt ngân sách. Theo thời gian, họ đã phát hiện ra những “tác dụng phụ”
(lại rất nguy hiểm) khi dùng loại “thuốc công hiệu” này – đó chính là lạm phát
– với những hậu quả cực kỳ tai hại. Chính vì vậy, ngày nay chính phủ của các
nước đã phải cố gắng “đoạn tuyệt” với công cụ này (mặc dù vẫn chưa hoàn
toàn hết luyến tiếc nó) bằng cách “gõ cửa” các định chế tài chính trung gian,
trước hết là ngân hàng. Song, các ngân hàng (chủ yếu là ngân hàng thương
mại) với nguồn vốn có hạn, với những quy chế tín dụng ngặt nghèo, đã không
thể đáp ứng được nhu cầu vốn tiền tệ khổng lồ của thâm hụt ngân sách nhà
nước, buộc nhà nước phải tìm nguồn tài trợ từ các đối tác nước ngoài. Tuy
nhiên, để nhận được nguồn tài trợ từ đối tác nước ngoài cũng không phải là
đơn giản. Những điều kiện tài trợ của họ còn ngặt nghèo hơn của những đối

tác trong nước, đó là chưa kể đến những yếu tố ràng buộc nhất định về kinh
tế, chính trị…kèm theo dưới mọi hình thức.
Cuối cùng một biện pháp có thể được coi là tối ưu, đó là Nhà nước
trực tiếp vay nợ đối với mọi tầng lớp dân cư cũng như các chủ thể khác
trong nền kinh tế dưới hình thức tín dụng nhà nước, bằng cách phát hành
các loại trái phiếu Nhà nước (tín phiếu, trái phiếu Kho bạc, công trái…) gọi
là CK. Thông qua biện pháp này, nhà nước đã thu hút được những khoản
vốn tiền tệ tiết kiệm trong xã hội và nền kinh tế nhằm bù đắp khoản thâm
hụt ngân sách của mình.
Trong quan hệ này, một bên là nhà nước đóng vai trò người đi vay, phía
bên kia bao gồm các chủ thể khác trong nền kinh tế là người cho vay, người
sở hữu CK và trở thành chủ nợ đối với Nhà nước.
Sự xuất hiện của tín dụng nhà nước và các loại CK Nhà nước có một vị
trí vô cùng quan trọng đối với ngân sách nhà nước của hầu hết các quốc gia
12
trên thế giới. Ở Đức năm 1986, số tiền Chính phủ liên bang vay bằng cách
phát hành các loại CK Nhà nước là 149,7 tỷ DEM (Đê Mác) và năm 1988
lên tới 177,9 tỷ DEM. Ở Nhật năm 1975 – năm đầu tiền Chính phủ Nhật
phát hành trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước – số tiền vay là
2.092 tỷ JPY (Yên Nhật) và 11 năm sau vào năm 1986 con số đó đã lên tới
6.135 tỷ JPY.
+ Về phía doanh nghiệp
Sau Nhà nước, loại chủ thể thứ hai cũng có nhu cầu rất lớn và thường
xuyên về vốn tiền tệ, đó là doanh nghiệp, bất cứ doanh nghiệp đó thuộc loại
hình tố chức theo mô hình quản lý nào, doanh nghiệp tư nhân, công ty liên
doanh hay công ty cổ phần. Tuy nhiên, liên quan nhiều tới hoạt động phát
hành CK trên thị trường, ở đây xin để cặp tới loại hình công ty cổ phần.
Công ty cổ phần (Corporation) còn được gọi theo một trong những đặc
điểm của nó là công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability). Bản thân nó
là một pháp nhân, tồn tại độc lập với những người sở hữu nó. Những người

này được gọi là những cổ đông (Stock holders). Về mặt lịch sử, loại công ty
này mới được ra đời và phát triển trong vòng 2 thế kỷ này, nhằm khắc phục
một số điểm bất lợi của 2 loại hình công ty đã tồn tại lâu đời là: Công ty tư
nhân (Proprietorship) và công ty hợp doanh (Partmentship).
Các công ty cổ phần khi mới thành lập, cần phải hình thành vốn điều lệ
ban đầu hoặc tăng thêm vốn điều lệ khi cần mở rộng quy mô, họ sẽ phát hành
các loại cổ phiếu. Đồng thời, khi cần bổ sung vốn tiền tệ tạm thời thiếu một
thời gian trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngoài nguồn vốn được tìm kiếm
từ các tổ chức tài chính trung gian (Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín
dụng khác), công ty cổ phần sẽ phát hành các loại trái phiếu công ty để huy
động vốn, bù đắp sự thiếu hụt tạm thời của mình. Các loại cổ phiếu và trái
phiếu do công ty phát hành – đó chính là CK.
Lịch sử đã chứng minh rằng, sự xuất hiện của các loại CK hoàn toàn là yêu
13
cầu cần thiết khách quan. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để CK phát hành ra
được người đầu tư chấp nhận? Đối với người đầu tư điều mà họ quan tâm khi
đầu tư vốn đó là tiền lời thu được từ hoạt động đầu tư nhiều hay ít, khả năng
thanh khoản như thế nào…Nếu đầu tư vào CK, khả năng thanh khoản của CK
phụ thuộc vào khả năng mua bán CK – Để tạo ra được khả năng đó, con đường
duy nhất hợp lý là phải hình thành cơ chế của một thị trường riêng biệt – một
loại thị trường chuyên môn hoá các giao dịch mua bán những loại sản phẩm tài
chính – các loại CK trung và dài hạn.
Minh chứng điều này, Bà Venite Van Caspel (người Mỹ), tác giả của
cuốn “năng động tiền tệ” đã mô tả về quá trình hình thành SGDCK New
York như sau: “SGDCK New York là SGD lâu đời nhất và lớn nhất. Nó
xuất hiện một cách không chính thức, để có được một hệ thống tiền tệ ở đất
nước mới thành lập thì cần phải có nhiều ngân hàng, cần phải có nhiều cổ
đông bỏ vốn ra đầu tư. Nhưng không ai chịu bỏ vốn ra đầu tư mua cổ phần
của Ngân hàng nếu họ không có cách nào bán lại những cổ phần đó khi họ
muốn. Và để tạo ra một thị trường cho những cổ phiếu đó của Ngân hàng

và những loại cổ phiếu khác đã phát hành, một nhóm người đã tụ tập tại
một đường phố tại New York gọi là “Wall” để buôn bán với nhau với tư
cách là những đại lý chó khách hàng của họ. Sau đó, họ đã vào trong nhà
để tiếp tục mua bán, và từ buổi đầu khiêm tốn đó đã hình thành SGD New
York thế lực ngày nay”.
Tóm lại, từ những vấn đề đã được trình bày ở trên, có thể kết luận
rằng: TTCK phôi thai đã được xuất hiện trên thế giới từ khá lâu. Cơ sở
khách quan của sự hình thành và phát triển TTCK xuất phát từ quan hệ
cung cầu vốn tiền tệ (dành cho đầu tư), xuất phát từ sự xuất hiện của các
loại CK cũng với quá trình thương mại hoá chúng.
Ngày nay, sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao, đòi hỏi cung cầu đầu
tư ngày càng gia tăng, càng đòi hỏi các hoạt động phát hành và mua bán
14
CK tăng lên nhanh chóng. Đó vừa là yêu cầu vừa là tiền đề để các định chế
đầu tư tài chính trực tiếp, ngày càng mở rộng về quy mô, đa dạng về hình
thức và hoàn thiện hơn về kỹ thuật nghiệp vụ.
1.1.4 Vai trò của TTCK
TTCK là một định chế tài chính tất yếu của một nền kinh tế thị trường
phát triển. Là chiếc cầu vô hình nối liền giữa cung và cầu vốn trong nền kinh
tế. Với một TTCK lành mạnh và hoạt động có hiệu quả sẽ tạo điều kiện khai
thác tốt các tiềm năng của nền kinh tế, tạo ra sự lành mạnh trong việc thu hút
và phân phối vốn trong nền kinh tế một cách có hiệu quả nhất. Hay nói cách
khác, TTCK chính bản thân nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh
tế thị trường. Vai trò đó thể hiện qua những nội dung cơ bản sau đây:
* TTCK – Cộng cụ tài trợ vốn cho nền kinh tế
Trước đây các đơn vị kinh tế đều lệ thuộc vào ngân hàng để có vốn hoạt
động. Ngày nay, tại hầu hết các nước, các đơn vị kinh tế cũng như Nhà nước đã
có thể huy động vốn trực tiếp từ các nguồn tiết kiệm bằng cách phát hành CK
thông qua TTCK. Nhờ có TTCK, cổ phiếu của một đơn vị kinh tế có thể phát
hành bán rộng rãi cho công chúng. Nguồn vốn huy động được đảm bảo và được

sử dụng lâu dài, đơn vị kinh tế không phải lo lắng về thời gian hoàn trả như đi
vay ngân hàng. Do đó, giải phóng áp lực tâm lý nặng nề bởi lệ thuộc chu kỳ trả
lãi và vốn vay ngân hàng.
TTCK là nguồn cung cấp vốn trung và dài hạn cho Chính phủ Trung
ương hoặc địa phương thông qua việc phát hành các trái phiếu quốc gia hay
trái phiếu địa phương nhằm tài trợ cho các công trình có tầm cỡ quốc gia và
quốc tế, từ đó tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế quốc gia nói chung và
địa phương nói riêng.
Hơn thế nữa, TTCK còn là công cụ thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chúng
ta ai cũng có thể dễ dạng nhận ra rằng, vốn đầu tư trong nước dù lớn đến đâu
cũng có giới hạn. Do vậy, vốn đầu tư nước ngoài có vai trò cực kỳ quan trọng,
15
đặc biệt đối với những nước đang phát triển. Có nhiều hình thức thu hút vốn đầu
tư nước ngoài như : Đầu tư theo hợp đồng, đầu tư liên doanh, đầu tư 100%. Mỗi
loại hình đều có mặt tích cực và tiêu cực riêng của nó. Tuy nhiên, dù loại hình
nào đều đòi hỏi phải thoả mãn điều kiện đó là thông tin đầy đủ và chính xác.
Không có thông tin đầy đủ và chính xác thì dù thừa vốn cũng không ai dám đầu
tư. TTCK hoạt động theo nguyên tắc công khai (công khai các thông tin liên
quan đến giá trị CK, mua bán CK, khả năng tài chính của các chủ thể phát hành
CK…). Do đó, khắc phục được tình trạng thiếu thông tin hoặc thông tin không
trung thực. TTCK là một tấm gương khổng lồ phản chiếu chất lượng hoạt động
sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp có CK được lưu thông trên thị
trường. Thông qua TTCK, các nhà đầu tư nước ngoài có thể quan sát theo dõi và
nhận định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, các tổ chức
kinh tế trong nước. Nhờ đó, họ thực hiện việc đầu tư có hiệu quả.
Nhìn lại quá trình phát triển của TTCK, càng minh chứng rằng đây là
một công cụ tài trợ vốn cần thiết cho hoạt động của nền kinh tế.
* TTCK cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng từ đó tạo thói
quen đầu tư
TTCK đưa đến cho công chúng những công cụ mới đa dạng phong phú,

phù hợp với từng loại đối tượng có suy nghĩ và tâm lý riêng. Với cả một hệ
thông gồm hàng chục loại CK khác nhau, của nhiều ngành kinh tế khác nhau,
người tiết kiệm có thể tự mình lựa chọn hoặc thông qua những nhà tài chính
chuyên môn lựa chọn những hình thức thích hợp nhất. Nhờ vậy, vốn nhàn rỗi
trong xã hội sẽ được thu hút vào công cuộc đầu tư. Vốn đầu tư sinh lời, càng
kích thích ý thức tiết kiệm trong công chúng. Ở các nước công nghiệp phát
triển như: Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Pháp…phong trào người tiết kiệm thực hiện
đầu tư, phát triển rất mạnh qua hình thức “quỹ đầu tư”. Với hình thức này
giúp cho những cá nhân chỉ có một số tiền tiết kiệm hoặc để dành nhỏ cũng
có thể tham gia đầu tư bằng cách góp vốn vào quỹ đầu tư và quỹ sẽ tập trung
16
số tiền tiết kiệm đó thành khoản tiền lớn để mua CK trên thị trường. Ở Thái
Lan hiện có trên 250 quỹ đầu tư, ở Anh quốc có gần 2000 quỹ…Phòng trào
quỹ đầu tư được thành lập từ trước đại chiến thế giới lần thứ hai và hiện nay
phát triển rất mạnh mẽ, không dưới 20 triệu người có cổ phiếu quỹ đầu tư.
Rõ ràng, TTCK là nơi cung cấp các cơ hội đầu tư có lựa chọn cho công
chúng, từ đó nâng cao tiết kiệm quốc gia, tạo điều kiện về vốn cho sự nghiệp
phát triển kinh tế quốc dân.
* TTCK là công cụ giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh
tế vĩ mô
Nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng hay suy thoái trước hết phụ thuộc
vào chính sách kinh tế vĩ mô và biện pháp can thiệp của Nhà nước.
Một trong những công cụ thực hiện và quản lý kinh tế vĩ mô sắc bén là
các công cụ tài chính ở trên TTCK.
- Thông qua việc phát hành trái phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ, trái
phiếu chính quyền địa phương ở trên TTCK, tạo điều kiện cho nhà nước thu
hút vốn đáp ứng nhu cầu chi tiêu cuả ngân sách phục vụ chương trình phát
triển kinh tế xã hội. Không có TTCK, Nhà nước cũng vẫn phát hành được trái
phiếu, nhưng sẽ khó khăn hơn nhiều, đặc biệt đối với loại trái phiếu trung và
dài hạn, vì khả năng thanh khoản của trái phiếu bị hạn chế. Nhờ có TTCK tập

trung, nhờ có việc mua đi bán lại trái phiếu theo đúng tính chất thị trường,
việc phát hành trái phiếu của nhà nước được thuận lợi hơn.
- Thông qua TTCK, nhà nước có thể thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm
phát, ổn định tiền tệ, ổn định kinh tế bằng cách ngân hàng trung ương các nước,
thông qua việc mua bán trái phiếu chính phủ trên TTCK để điều tiết khối lượng
tiền tệ trong lưu thông, điều tiết giá CK trên thị trường.
Khi cần bơm tiền vào lưu thông, ngân hàng trung ương tung tiền ra mua
trái phiếu chính phủ, ngược lại khi cần thu hút tiền từ lưu thông về, giảm áp
lực lạm phát, ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ ra. Khi giá trái
17
phiếu trên thị trường giảm ngân hàng trung ương tung tiền ra mua trái phiếu,
làm cho cầu về trái phiếu tăng lên, do đó giá trái phiếu trên thị trường tăng
lên. Ngược lại, khi giá trái phiếu trên thị trường tăng muốn giảm giá, ổn định
tiền tệ, ngân hàng trung ương tung trái phiếu dự trữ ra bán thu tiền về.
Như vậy, chính nhờ có TTCK các nhà soạn thảo chính sách kinh tế của
chính phủ có thể sử dụng CK để thực hiện chính sách tài chính và tiền tệ
thông qua việc mua bán trái phiếu chính phủ để bù đắp thiếu hụt ngân sách,
kiểm soát lạm phát – tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
* TTCK – Công cụ đánh giá hoạt động kinh doanh và là phong vũ
biểu của nền kinh tế
TTCK là một chỉ số đáng tin cậy nói lên tình trạng của các doanh nghiệp
và của nền kinh tế một đất nước.
Các thị giá CK được thể hiện thường xuyên trên thị trường phản ánh giá
trị phần tài sản có được giao dịch trên TTCK, vốn cổ phần của các doanh
nghiệp và phần vay bằng trái phiếu. Sự hình thành thị giá CK đã bao hàm sự
đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp và của nền kinh tế, vì nó căn cứ vào
hàng loạt các phân tích đánh giá của các giao dịch viên trên thị trường đối với
mỗi loại CK mà họ giao dịch. Thị giá cổ phiếu cao hay thấp, biểu hiện mức
độ đầu tư, tài chính, trạng thái kinh tế của các doanh nghiệp, đặc biệt là thể
hiện khả năng của các doanh nghiệp trong việc có thoả mãn cho các cổ đông

về thu nhập (cổ tức và giá thặng dư của cổ phiếu) hay không. Chỉ có những
doanh nghiệp làm ăn lành mạnh, có hiệu quả cao, hứa hẹn triển vọng tương
lại tốt thì giá trị thị trường của CK công ty (đặc biệt là cổ phiếu) mới cao.
Như vậy, thực trạng hay triển vọng tương lai của các doanh nghiệp được
thể hiện trực tiếp trên thị giá và diễn biến thị giá CK của công ty.
Ngoài sự đánh giá các doanh nghiệp, TTCK còn dự đoán trước và là
“phong vũ biểu” của nền kinh tế. Giúp những người đầu tư có cơ sở đánh giá
tương lai của các xí nghiệp nói triêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung.
18
Bênh cạnh đó, nghiên cứu sự biến động của thị giá trái phiếu trên TTCK cũng
cho phép tính được qua khoản cho vay dài hạn dưới hình thức trái phiếu. Diễn
biến của thị giá trái phiếu là một chỉ số nói lên mức độ tin cậy của người đầu
tư trước diễn biến của các rủi ro tiền tệ (mức độ lạm phát dự đoán) và rủi ro
tài chính (khả năng thanh toán của các chủ thể phát hành) .
Tóm lại, TTCK là hòn đá tảng lấp đi cái hố ngăn cách giữa cung cầu về
vốn, giữa người có vốn và người cần vốn, giữa người cần mua CK và người
muốn bán CK. Giữa đầu cơ nâng giá và đầu cơ hạ giá CK, giữa nhu cầu vay
vốn dài hạn và các hoạt động cho vay ngắn hạn mà nhiều nhà đầu tư ưa thích.
Rõ ràng, với cách hoạt động mềm dẻo, linh hoạt (thuận lợi hơn nhiều so với
cách huy động vốn thông qua các quỹ tiết kiệm) của TTCK, đã tạo điều kiện
cho TTCK phát huy va trò tích cực, có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế
phát triển theo cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, bên cạnh vai trò – thể hiện những mặt tích cực của TTCK,
hoạt động của TTCK cũng chứa đựng một số yếu tố tiêu cực như:
+ Yếu tố đầu cơ: đó là hiện tượng một hoặc nhiều người cấu kết với
nhau để mua hoặc bán liên tục một loại CK nào đó, dẫn tới sự khan hiếm hoặc
thừa thãi CK một cách giả tạo, làm cho giá CK tăng lên hoặc giảm xuống một
cách không bình thường, gây rối loạn thị trường.
Luật TTCK các nước cấm mọi sự cấu kết như: điều 39 của qui định mua
bán cổ phiếu tại Thượng Hải và điều 40 của qui định về việc phát hành và

mua bán cổ phiếu tại Thẩm Quyền. Trong đó, mọi sự cấu kết giữa cá nhân và
đơn vị để mua bán cùng lúc một loại cổ phiếu nào đó tạo ra mức cung cầu giả
tạo, ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu, sẽ bị trừng phạt theo luật
(thường là phạt tiền).
- Mua bán nội gián: đó là hiện tượng một cá nhân lợi dụng thông tin nội
bộ để thực hiện mục đích đầu cơ của mình – gây ảnh hưởng đến giá trị CK
(đặc biệt khi thông tin đó được phổ biến rộng rãi). Điều này vi phạm nguyên
19
tắc hoạt động của TTCK, mọi nhà đầu tư phải có cơ hội như nhau. Vì vậy,
mua bán nội gián được coi là hành vi phi đạo đức thương mại, việc cấm đoán
mua bán nội gián đã được đưa vào luật pháp của các nước có TTCK như: Hoa
Kỳ năm 1934, Anh Quốc năm 1986…và được coi là tội hình sự.
- Phao tin đồn không chính xác hoặc thông tin lệch lạc về hoạt động của
một doanh nghiệp: điều này có thể dẫn đến tình trạng cổ phiếu của doanh
nghiệp bị đưa ra bán ồ ạt, giá cổ phiếu giảm đột ngột, gây hậu quả xấu cho
doanh nghiệp.
Nhận thức đúng đắn và đầy đủ tính hai mặt cuả TTCK có ý nghĩa rất
quan trọng trong quá trình nghiên cứu cũng như vận dụng thực tiễn. Đặc biệt
là tại Lào khi TTCK vẫn còn là vấn đề hết sức mới mẻ và xa lạ.
1.1.5 Xu hướng của TTCK trên thế giới trong thời gian gần đây
Hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển đều có TTCK. TTCK đã
trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế
của những nước theo cơ chế thị trường.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, TTCK cũng ngày càng
được mở rộng và phát triển, phương thức tổ chức và giao dịch của TTCK
được cải tiến không ngừng, đặc biệt với sự phát triển của ngành điện tử tin
học ứng dụng vào TTCK, TTCK đã trở thành một công nghệ có kỹ thuật
riêng (gọi là công nghệ CK).
* Các nhân tố mang tính toàn cầu
- Sự phục hồi dần nền kinh tế thế giới ra khỏi giai đoạn khủng hoảng

1997 tại Thái Lan làm cho nền kinh tế thế giới trải qua một giai đoạn tăng
trưởng vững chắc vào đầu thế kỷ 21, và quan trọng hơn là đã khôi phục được
tỷ suất lợi nhuận trong thị trường vốn quốc tế.
- Sự cắt giảm lạm phát vào năm 1997.
- Sự có mặt và ngày càng hiện đại hoá của vi tính trong lĩnh vực công nghệ.
* Các nhân tố mang tính thị trường
- Nhân tố chủ yếu trong khung cảnh tài chính thế giới thập kỷ qua là quá
20

×