Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.51 KB, 120 trang )

MỤC LỤC
PHỤ LỤC 2: HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH CÀ PHÊ ROBUSTA KỲ HẠN 93
GIAO DỊCH TẠI BCEC 93
Hợp đồng Kỳ hạn niêm yết 93
Loại và tiêu chuẩn chất lượng cà phê được phép giao nhận 95
Châu Phi 99
Mỹ 99
Châu Á 101
Châu Âu 104
Châu Đại Dương 105
PHỤ LỤC 1. HỢP ĐỒNG CÀ PHÊ CỦA SÀN VNX
PHỤ LỤC 2: HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH CÀ PHÊ ROBUSTA KỲ HẠN
GIAO DỊCH TẠI BCEC
PHỤ LỤC 3: HỢP ĐỒNG CÀ PHÊ GIAO NGAY GIAO DỊCH TẠI
BCEC
PHỤ LỤC 4. HỢP ĐỒNG CÀ PHÊ TƯƠNG LAI CỦA NYMEX
(NYMEX COFFEE FUTURES CONTRACT)
PHỤ LỤC 5. MỘT SỐ SÀN GIAO DỊCH HÀNG HOÁ TRÊN THẾ GIỚI

PHỤ LỤC 6: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA SỞ GIAO DỊCH HÀNG
HOÁ TƯƠNG LAI ẤN ĐỘ - MCX
PHỤ LỤC 7: CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA UBND TỈNH ĐĂK
LĂK, SỞ CÔNG THƯƠNG, VÀ TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÀ
PHÊ BUÔN MA THUỘT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt
Nội dung đầy đủ bằng
tiếng Anh
Nội dung đầy đủ bằng
tiếng Việt
1 APMC


Agriculture Produce Market
Committee
Uỷ ban thị trường sản xuất
nông nghiệp
2 BCC
Business Conduct
Committee
Ủy ban thực hiện kinh
doanh
3 BCEC
Buon Ma Thuot Coffee
Exchange Center
Trung tâm giao dịch cà phê
Buôn Ma Thuột
4 CHRC
Clearing house risk
committee
Ủy ban thanh toán bù trừ
5 EM Exchange member Thành viên trao đổi
6 FCM Future commission merchant Ủy ban mua bán tương lai
7 FIA Futures Industry Association
Hiệp hội Công nghiệp
tương lai
8 FMC
Forward Market
Commission
Ủy ban thị trường kỳ hạn
9 IB Introducing Broker
Môi giới giới thiệu (Môi
giới cộng tác viên)

10 IPO Initial Public Offering
Phát hành lần đầu ra công
chúng
11 JCCH
Japan commodity clearing
house
Trung tâm thanh toán bù trừ
Nhật Bản
12 MCX
Multi Commodity Exchange
of India Ltd
Sở giao dịch hàng hoá Ấn
Độ
13 NYMEX
New York Mercantile
Exchange
Sở giao dịch hàng hoá New
York
14 RTS Real Time Systems Hệ thống thời gian thực
15 TOCOM
Tokyo Commodity
Exchange
Sở giao dịch hàng hoá
Tokyo
16 VNX
Vietnam Commodity
Exchange
Sở giao dịch hàng hoá Việt
Nam
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

BẢNG:
PHỤ LỤC 2: HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH CÀ PHÊ ROBUSTA KỲ HẠN 93
GIAO DỊCH TẠI BCEC 93
Hợp đồng Kỳ hạn niêm yết 93
Loại và tiêu chuẩn chất lượng cà phê được phép giao nhận 95
Châu Phi 99
Mỹ 99
Châu Á 101
Châu Âu 104
Châu Đại Dương 105
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trên thế giới, sàn giao dịch hàng hoá nói chung và sàn giao dịch cà phê nói
riêng được thành lập và hoạt động từ khá lâu và mang lại nhiều lợi ích trong thương
mại quốc tế. Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu cà phê nguyên liệu cũng như một số
hàng nông sản khác tương đối lớn, do đó việc phát triển các sàn giao dịch cà phê có
thể thúc đẩy mạnh mẽ hơn cả về số lượng và chất lượng xuất khẩu cà phê của Việt
Nam. Ngoài ra, việc phát triển các sàn giao dịch cà phê có thể tạo ra một môi trường
tài chính hoạt động hiệu quả hơn, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt
Nam tiếp cận được nguồn vốn từ nền kinh tế thuận lợi hơn và có thể xây dựng được
các công cụ quản trị rủi ro hiệu quả hơn.
Vì vậy, đề tài “Kinh nghiệm quốc tế trong tổ chức và hoạt động sàn giao
dịch cà phê ở Việt Nam” đã được lựa chọn làm luận văn thạc sỹ để có thể áp dụng
những kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức hoạt động sàn giao dịch cà phê vào
thực tiễn sàn giao dịch cà phê của Việt Nam. Từ đó góp phần tìm ra phương hướng
và giải pháp để sàn giao dịch cà phê của Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn.
Luận văn sử dụng các tài liệu về tổ chức hoạt động của một số sàn giao
dịch hàng hoá trên thế giới như: Sở giao dịch NYMEX (New York Mercantile
Exchange) – Mỹ; Sở giao dịch hàng hoá MCX (Multi Commodity Exchange) -
Ấn Độ; Sở giao dịch hàng hoá TOCOM (Tokyo Commodity Exchange) – Nhật
Bản để rút ra một số kinh nghiệm cho việc tổ chức và hoạt động sàn giao dịch

cà phê ở Việt Nam.
Luận văn gồm có ba chương, trong đó:
i
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SÀN GIAO DỊCH
HÀNG HOÁ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Trong chương 1, luận văn trình bày về những khái niệm về những thuật ngữ
của thị trường giao dịch hàng hoá tương lai, nêu lên đặc điểm và phương thức giao
dịch của thị trường hàng hoá tương lai. Luận văn cũng phân tích vai trò của Sàn
giao dịch hàng hoá tương lai trong thương mại quốc tế cũng như trong sự phát triển
của nền kinh tế. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra những cơ sở khoa học của việc tổ
chức và hoạt động của sàn giao dịch hàng hoá. Những vấn đề trên được trình bày
theo thứ tự các mục sau:
1.1. Khái niệm, đặc điểm và hình thức thực hiện của sàn giao dịch hàng hoá
trong thương mại quốc tế
Trong mục này, luận văn đã liệt kê và giải thích các thuật ngữ thường được
sử dụng trong hoạt động của sàn giao dịch hàng hoá tương lai. Đồng thời phân tích
những đặc điểm cụ thể và phương thức giao dịch hợp đồng hàng hoá tương lai. Từ
đó đưa ra cái nhìn tổng quát và kiến thức cơ bản về thị trường hàng hoá tương lai và
hoạt động của sàn giao dịch hàng hoá tương lai.
1.2. Vai trò của sàn giao dịch hàng hoá đối với thương mại quốc tế cũng như
sự phát triển kinh tế - xã hội
Trong mục này, luận văn phân tích vai trò của sàn giao dịch hàng hoá tương
lai đối với thương mại quốc tế và sự phát triển kinh tế - xã hội để thấy được rằng sự
tồn tại của sàn giao dịch hàng hoá tương lai là một tất yếu và có ý nghĩa quan trọng,
đóng góp lớn vào sự phát triển của thương mại quốc tế nói riêng và sự phát triển
của nền kinh tế nói chung. Và sự tồn tại của sàn giao dịch hàng hóa có ý nghĩa kinh
tế quan trọng đối với tất cả các nền kinh tế trên thế giới, là một lĩnh vực không thể
thiếu của nền kinh tế thế giới.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động sàn
giao dịch hàng hoá

Mục 1.3 đưa ra các nhân tố cơ bản quyết định đến việc tổ chức và hoạt động
thành công của sàn giao dịch hàng hoá làm cơ sở để hình thành và phát triển sàn
ii
giao dịch hàng hoá tương lai tại một quốc gia nhất định. Từ đó tham chiếu đến kinh
nghiệm tổ chức hoạt động của các sàn giao dịch hàng hoá trên thế giới và áp dụng
kinh nghiệm quốc tế vào tổ chức hoạt động sàn giao dịch hàng hoá ở Việt Nam.
CHƯƠNG 2. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC SÀN GIAO DỊCH
HÀNG HÓA TẠI MỘT SỐ SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA
TRÊN THẾ GIỚI
Chương 2 của luận văn trình bày khái quát về lịch sử hình thành và phát triển
của các sàn giao dịch hàng hoá trên thế giới, sau đó đi vào phân tích thực tiễn tổ
chức và tình hình hoạt động của ba sàn giao dịch hàng hoá tương lai đã và đang
hoạt động hiệu quả trên thế giới đó là: Sở giao dịch NYMEX (New York
Mercantile Exchange) – Mỹ; Sở giao dịch hàng hoá MCX (Multi Commodity
Exchange) - Ấn Độ; Sở giao dịch hàng hoá TOCOM (Tokyo Commodity
Exchange) – Nhật Bản để từ đó rút ra nhận xét về những thành công và hạn chế của
mỗi sàn giao dịch. Qua đó tạo cơ sở cần thiết để có thể rút ra kinh nghiệm tổ chức
và hoạt động của các sàn giao dịch hàng hoá thế giới. Theo đó, chương 2 được trình
bày theo bố cục sau:
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của sàn giao dịch hàng
hóa trên thế giới
Việc tìm hiểu qua về lịch sử hình thành và phát triển của sàn giao dịch hàng
hoá trên thế giới cho thấy hoạt động giao dịch hàng hoá tương lai đã xuất hiện khá
sớm, ngay từ thời trung cổ. Tuy nhiên, các sàn giao dịch hàng hoá chỉ phát triển
mạnh mẽ từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai dưới sự giúp sức của hệ thống công
nghệ thông tin và cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi. Và ngày nay, thị trường giao dịch
hàng hoá tương lai là một phần không thể thiếu của nền kinh tế thế giới.
2.2. Tổ chức và hoạt động sàn giao dịch hàng hoá tại một số sàn giao dịch hàng
hoá trên thế giới
2.2.1. Sở giao dịch NYMEX (New York Mercantile Exchange) – Mỹ

2.2.2. Sở giao dịch hàng hoá MCX (Multi Commodity Exchange) - Ấn Độ
iii
2.2.3. Sở giao dịch hàng hoá TOCOM (Tokyo Commodity
Exchange) – Nhật Bản
2.3. Kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động sàn giao dịch hàng hoá của một số
sàn giao dịch hàng hoá trên thế giới.
Dựa vào việc trình bày tổ chức và hoạt động và phân tích thành công – hạn
chế của ba sàn giao dịch hàng hoá tiêu biểu ở trên, tham chiếu tới các nhân tố ảnh
hưởng đến tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch hàng hoá được trình bày trong
mục 1.3, luận văn rút ra những kinh nghiệm chủ yếu, quan trọng trong tổ chức và
hoạt động sàn giao dịch hàng hoá của một số sàn giao dịch hàng hoá trên thế giới.
Là tiền đề để áp dụng những kinh nghiệm quốc tế này vào việc tổ chức và hoạt
động sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam được trình bày trong chương 3.
CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SÀN GIAO DỊCH
CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ KINH NGHIỆM QUỐC
TẾ
Thông qua việc phân tích tình hình thực tiễn về việc hình thành và tổ
chức hoạt động của Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam VNX, tham chiếu tới kinh
nghiệm của các sàn giao dịch hàng hoá trên thế giới, luận văn rút kinh nghiệm
cho việc tổ chức hoạt động sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam. Chương 3 gồm
các mục chính sau:
3.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam
1.1.1 . Sự hình thành và phát triển sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam
Mục 3.1.1 giới thiệu một số sàn giao dịch hàng hoá nói chung cũng như một
số sàn cà phê nói riêng đã hình thành ở Việt Nam, từ đó cho thấy rằng nhu cầu hình
thành và phát triển sàn giao dịch hàng hoá nói chung cũng như sàn giao dịch cà phê
nói riêng ở Việt Nam là hiện hữu. Tuy nhiên, việc tổ chức và hoạt động của các sàn
giao dịch này gặp phải bế tắc và ngừng hoạt động chỉ sau một thời gian ngắn đi vào
hoạt động. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự bế tắc trong hoạt động của
các sàn giao dịch hàng hoá hay sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam sẽ có thể rút ra

được kinh nghiệm trong tổ chức và hoạt động các sàn giao dịch hàng hoá nói chung
iv
sàn giao dịch cà phê nói riêng trong tương lai ở Việt Nam
3.1.2. Tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam - VNX
Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam – VNX có tổ chức va nguyên tắc hoạt động
khá hoàn thiện nên được lựa chọn để phân tích việc tổ chức và tình hình hoạt động
của sàn này, qua đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá về việc tổ chức và hoạt
động của sàn VNX để từ đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc hoạt động của
sàn bị ngưng trệ không thể phát triển.
3.1.3. Tổ chức và hoạt động trung tâm giao dịch cà phê
Buôn Ma Thuột BCEC
Việc tìm hiểu thêm tổ chức và hoạt động của trung tâm giao dịch cà phê Buôn
Ma Thuột theo những tiêu chí phân tích tổ chức và hoạt động của BCEC
như các tiêu chí phân tích tổ chức và hoạt động của VNX để cung cấp thêm cho luận văn
những cơ sở lý luận để đưa ra những nguyên nhân trì trệ của các sàn giao dịch hàng hoá
nói chung và các sàn giao dịch cà phê nói riêng ở Việt Nam trong thời gian qua.
3.2. Nguyên nhân trì trệ của các sàn giao dịch hàng hoá ở Việt Nam
Sau khi tìm hiểu, đánh giá về tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng
hoá Việt Nam – VNX và tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê
Buôn Ma Thuột luận văn đưa ra những nguyên nhân cơ bản bao gồm cả những
nguyên nhân vĩ mô và vi mô của nền kinh tế, của ngành cà phê cũng như của việc tổ
chức và hoạt động yếu kém của các sàn giao dịch cà phê. Từ đó làm cơ sở để luận
văn đưa ra định hướng mô hình sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam.
3.3. Định hướng mô hình sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam trên cơ sở kinh
nghiệm quốc tế
3.3.1. Những điều kiện cần thiết để triển khai sàn giao
dịch cà phê ở Việt Nam
Luận văn đưa ra các điều kiện cần thiết để Việt Nam có thể triển khai sàn
giao dịch cà phê để từ đó rút ra kết luận về khả năng Việt Nam triển khai sàn giao
dịch cà phê là hoàn toàn có thể. Trên cơ sở đó, luận văn có thể đưa ra được định

hướng mô hình cho sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam.
v
3.2.2. Định hướng mô hình sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam trên cơ sở kinh
nghiệm quốc tế
Trên cơ sở những kinh nghiệm quốc tế được nghiên cứu trong chương 2 của
luận văn cùng với những phân tích về nguyên nhân thực trạng yếu kém trong tổ
chức và hoạt động các sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam trong chương 3, luận văn
đưa ra một số định hướng mô hình sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam từ việc rút kinh
nghiệm từ thực trạng yếu kém của các sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam trong thời
gian qua.
Nhìn chung, luận văn đã đưa ra được những căn cứ cần thiết cho việc rút
kinh nghiệm cho việc tổ chức và hoạt động sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam. Tuy
nhiên, trong phạm vi và mục đích nghiên cứu, luận văn mới chỉ đưa ra một số giải
pháp mang tính vĩ mô, còn những giải pháp cụ thể cho việc tổ chức bộ máy hoạt
động cũng như việc tổ chức hoạt động, phát triển của sàn giao dịch cà phê luận văn
chưa đề cập đến do việc hoạt động của sàn giao dịch cần phải được hoàn thiện dần
dần dựa trên nền tảng cơ sở nhất định. Hy vọng, với những kết quả của bài luận văn
sẽ đóng góp được một phần vào việc tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch hàng
hoá ở Việt Nam trong tương lai!
vi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cà phê là một mặt hàng nông sản có đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam. Năm 2010, theo số liệu của tổng cục thống kê, xuất khẩu cà phê là
1,7 tỉ USD, đóng góp hơn 3% vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Có thể nói,
việc phát triển ngành cà phê có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế của Việt
Nam, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, bù đắp thiếu hụt ngoại tệ của đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay cả nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt
Nam gặp rất nhiều khó khăn: người nông dân luôn đứng trước tình cảnh bị ép giá
khi cà phê vào mùa thu hoạch do họ không thể tự tìm được thị trường tiêu thụ cà

phê; còn đối với doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam thì họ phải đối mặt với
vấn đề tài chính và thị trường tiêu thụ. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt
Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô về nguồn vốn nhỏ, lại
không có được thị trường xuất khẩu bền vững, luôn ở thế bị động trong việc thương
lượng giá cả với đối tác nhập khẩu. Do đó, khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam là rất kém, rất dễ bị mất thị trường thu mua
cà phê trong nước vào tay các doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế là trong mùa thu
hoạch cà phê năm 2009 – 2010 các doanh nghiệp thu mua cà phê nước ngoài đã
hoàn toàn thắng thế so với các doanh nghiệp của Việt Nam, khiến các doanh nghiệp
thu mua cà phê xuất khẩu của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, không thể thu mua
được cà phê nguyên liệu theo kế hoạch. Thực tế này đòi hỏi cần có một giải pháp
hiệu quả giúp người nông dân thoát khỏi khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm,
đồng thời giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam thoát khỏi khó khăn tài
chính, giữ vững được thị trường thu mua cà phê nguyên liệu của mình.
Hơn thế nữa, thời gian qua, do giá cả cà phê giao động mạnh khiến nhu cầu
về giao dịch cà phê qua sàn, và nhu cầu đầu tư vào thị trường cà phê tăng cao. Mặc
dù trong nước cũng đã xuất hiện sàn giao dịch cà phê nhưng do gặp phải nhiều khó
khăn trong quá trình hoạt động nên các sàn giao dịch cà phê vừa được tổ chức hoạt
1
động đã phải ngừng hoạt động không lâu sau ngày khai trương. Sàn cà phê trong
nước không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đầu tư
vào thị trường này đã dẫn đến hiện tượng là một số doanh nghiệp, thậm chí cả cá
nhân các nhà đầu tư đã mở tài khoản giao dịch tại sàn giao dịch ở nước ngoài, khiến
một lượng ngoại hối lớn trong nước chảy ra nước ngoài theo con đường này.
Trên thế giới, sàn giao dịch hàng hoá nói chung và sàn giao dịch cà phê nói
riêng được thành lập và hoạt động từ khá lâu và mang lại nhiều lợi ích trong thương
mại quốc tế. Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu cà phê nguyên liệu cũng như một số
hàng nông sản khác tương đối lớn, do đó việc phát triển các sàn giao dịch cà phê có
thể thúc đẩy mạnh mẽ hơn cả về số lượng và chất lượng xuất khẩu cà phê của Việt
Nam. Ngoài ra, việc phát triển các sàn giao dịch cà phê có thể tạo ra một môi trường

tài chính hoạt động hiệu quả hơn, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt
Nam tiếp cận được nguồn vốn từ nền kinh tế thuận lợi hơn và có thể xây dựng được
các công cụ quản trị rủi ro hiệu quả hơn.
Với các lý do trên, đề tài “Kinh nghiệm quốc tế trong tổ chức và hoạt
động sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam” đã được lựa chọn làm luận văn thạc sỹ để
có thể áp dụng những kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức hoạt động sàn giao
dịch cà phê vào thực tiễn sàn giao dịch cà phê của Việt Nam. Từ đó góp phần tìm ra
phương hướng và giải pháp để sàn giao dịch cà phê của Việt Nam hoạt động hiệu
quả hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cụ thể các tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng
hóa trên thế giới vào thực tiễn nhu cầu trong nước để có thể đưa ra được giải pháp
có tính khả thi trong việc tổ chức hoạt động sàn giao dịch cà phê Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu việc tổ chức và
hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa nói chung và sàn giao dịch cà phê nói
riêng trên thế giới để rút ra một số kinh nghiệm cho việc tổ chức và hoạt động sàn
giao dịch cà phê của Việt Nam
2
- Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn sử dụng các tài liệu về tổ chức hoạt động
của một số sàn giao dịch hàng hóa nói chung và sàn giao dịch cà phê nói riêng trên
thế giới như sàn giao dịch NYMEX (New York Mercantile Exchange) – Mỹ, sàn
giao dịch MCX (Multi Commodity Exchange) - Ấn Độ, sàn giao dịch TOCOM
(Tokyo Commodity Exchange) – Nhật Bản và Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam -
VNX để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
gồm các chương sau:
Chương 1. Khái quát chung về sàn giao dịch hàng hoá trong thương mại quốc tế
Chương 2. Kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của một số sàn giao dịch hàng hóa

trên thế giới
Chương 3. Tổ chức và hoạt động sàn giao dịch cà phê ở Việt Nam trên cơ sở kinh
nghiệm quốc tế
3
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SÀN GIAO DỊCH HÀNG HOÁ
TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. 1. Khái niệm, đặc điểm và hình thức thực hiện của sàn
giao dịch hàng hoá
1.1.1. Các khái niệm [1],[6],[17]
- Sàn giao dịch hàng hoá là một thị trường đặc biệt, tại đó thông qua những
người môi giới do sàn giao dịch chỉ định, người ta mua bán các loại hàng hoá có
khối lượng lớn, có tính chất đồng loại, có phẩm chất có thể thay thế được với nhau.
Sàn giao dịch hàng hoá cũng giống như sàn giao dịch chứng khoán, nó có
nhiệm vụ cung cấp một nơi thích hợp cho các thành viên giao dịch kinh doanh hàng
hoá tương lai và quyền chọn một cách có kiểm soát và trật tự. Bản thân sở giao dịch
hàng hoá không phải là chủ thể của bất cứ giao dịch hợp đồng tương lai nào, và
cũng không giao dịch vì lợi ích riêng của mình. Ngoại trừ việc phát triển, ban hành
và thực thi các quy tắc giao dịch kinh doanh bao gồm cả việc thiết lập các giới hạn
giá hàng ngày để đảm bảo đối xử công bằng và bình đẳng cho tất cả những người
tham gia thị trường. Sở giao dịch hàng hoá không làm bất cứ việc gì để xác định giá
hiện hành trên thị trường.
Sàn giao dịch hàng hoá thể hiện tập trung quan hệ cung cầu về một mặt hàng
giao dịch trong một khu vực, ở một thời điểm nhất định. Do đó, giá công bố tại sở
giao dịch có thể được coi là một tài liệu tham khảo trong việc xác định giá quốc tế.
Ngày nay hình thức giao dịch hàng hoá thông qua sở giao dịch hàng hoá rất phát
triển và mở rộng ra phạm vi toàn cầu với khối lượng giao dịch hàng năm có thể đạt
hàng ngàn tỷ USD. (tham khảo một số sàn giao dịch hàng hoá trên thế giới trong
phần phụ lục 5)
- Hàng hóa trong thị trường tài chính được hiểu là cổ phiếu, chỉ số chứng

khoán, trái phiếu, nông sản, thực phẩm, nguyên – nhiên – vật liệu, năng lượng, các
kim loại quý, ngoại tệ, các công cụ nợ, các hợp đồng quyền chọn,… được tổ chức
4
giao dịch theo một nguyên tắc nhất định và được các bên tham gia nhất trí tuân thủ.
- Thị trường giao dịch hàng hóa tương lai: Là thị trường trao đổi các hàng hóa
nguyên vật liệu hoặc các sản phẩm thô có tính đồng nhất cao. Những mặt hàng đó
được giao dịch theo quy định của sàn giao dịch hàng hóa, trong đó các trao đổi mua
bán được thực hiện theo những lô hợp đồng chuẩn tắc.
1.1.2. Các phương thức giao dịch trên thị trường hàng hoá [3], [17]
Có các phương thức (hay công cụ) giao dịch trên thị trường hàng hóa:
• Giao dịch giao ngay
Kinh doanh giao dịch hàng hóa giao ngay (spot) được thống nhất trên thị
trường quốc tế chỉ bao gồm việc mua bán một lượng hàng hóa theo giá giao ngay tại
thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 02 ngày làm việc tiếp theo.
Giá giao ngay được xác định theo quy luật cung cầu trên thị trường. Thị
trường giao ngay là thị trường phi tập trung (OTC) trong đó, các ngân hàng và
những nhà môi giới chuyên nghiệp là môi giới kết nối khách hàng từ khắp mọi nơi
trên thế giới gặp gỡ và mua bán với nhau. Những nhà môi giới đóng vai trò là người
đối chiếu các lệnh đặt mua với các lệnh đặt bán giữa các khách hàng nhằm đưa ra
“giá tay trong” tốt nhất cho khách hàng. Thị trường giao ngay được biết đến là thị
trường rất sôi động, giao dịch với khối lượng tiền cực lớn và với tốc độ giao dịch
nhanh như tia chớp nhằm tận dụng những cơ hội chênh lệch giá dù là cực nhỏ.
Trên thị trường hàng hóa cũng như các thị trường khác, có 5 nghiệp vụ kinh
doanh phổ biến là: giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn, trong đó,
nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ cơ sở còn các nghiệp vụ còn lại là nghiệp vụ phái
sinh. Nghiệp vụ giao ngay được coi là nghiệp vụ cơ sở vì giá của nó được xác định
dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường, còn 4 nghiệp vụ còn lại gọi là phái sinh
vì giá của các giao dịch này không được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu
trên thị trường mà được bắt nguồn từ giá giao ngay và lãi suất của đồng tiền giao
dịch trong tương lai.

• Giao dịch kỳ hạn
Trong thực tế, hợp đồng giao dịch, ngày giá trị (tức là ngày thanh toán) có
5
thể là bất cứ khi nào kể từ ngày ký kết hợp đồng cho đến vài năm trong tương lai.
Ví dụ, đó có thể là ngày giá trị hôm nay (today value date), ngày mai (tomorrow
value date), ngày kia (spot value date), hay kỳ hạn (forward value date). Trong đó,
ngày giá trị giao ngay là quan trọng nhất, nó được xem là cơ sở để xác định các
ngày giá trị khác.
Căn cứ vào mốc là ngày giá trị giao ngay, ta định nghĩa: Những giao dịch có
ngày giá trị xa hơn ngày giá trị giao ngay gọi là giao dịch kỳ hạn.
Giá cả áp dụng trong mua bán kỳ hạn là giá kỳ hạn. Giá kỳ hạn là giá được
thỏa thuận hôm nay làm cơ sở cho việc trao đổi hàng – tiền tại một ngày xác định
xa hơn ngày giá trị giao ngay.
Hợp đồng kỳ hạn là một hợp đồng thỏa thuận trong đó, một người mua và
một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hóa với khối lượng xác
định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào
ngày hôm nay.
Hợp đồng kỳ hạn được ký kết và giao dịch không diễn ra trên sở giao dịch,
mà giống như giao dịch giao ngay, đây là thị trường phi tập trung của các ngân
hàng, các nhà môi giới với khách hàng hoặc giữa khách hàng với nhau được liên kết
với nhau bằng điện thoại, telex, vi tính và hệ thống SWIFT. Những nhà môi giới
trên thị trường kỳ hạn đóng vai trò tương tự như thị trường giao ngay.
• Giao dịch hoán đổi
Giao dịch hoán đổi hàng hóa là giao dịch đàm phán trực tiếp giữa hai phía
đối tác hay thông qua trung gian, đồng ý trao đổi một loạt những thanh toán được
tính trên những cơ sở khác nhau: thanh toán giá cả hàng hóa với mức cố định
(fixed) được hoán đổi cho mức giá trôi nổi (floating), thanh toán dựa trên chỉ số giá
hàng hóa A thay bằng chỉ số giá hàng hóa B, mua hoặc bán hàng hóa A thay bằng
mua hoặc bán hàng hóa B và ngược lại, mua hàng ở mức giá cơ bản giao ngay và
bán lại hàng với mức giá kỳ hạn,… Những thao tác hoán đổi đã được xây dựng theo

những thể thức rất phong phú và khác biệt. Hai bên đối tác dàn xếp một cuộc trao
6
đổi với những nhu cầu bổ sung, và những kỳ hạn thanh toán được mặc định.
Như vậy, một hợp đồng hoán đổi gồm hai vế: “vế mua vào” và “vế bán ra”
được ký kết ngày hôm nay, nhưng có ngày giá trị khác nhau. Số lượng mua vào và
bán ra cùng một khối lượng hàng hóa bằng những loại hợp đồng khác nhau (giao
ngay – kỳ hạn, kỳ hạn – kỳ hạn). Hợp đồng hoán đổi được sử dụng như một công cụ
ngừa rủi ro. Thông qua hợp đồng hoán đổi, các bên tham gia có được hàng hóa hoặc
mức giá mình mong muốn không cần thông qua nhiều giao dịch trung gian nên
tránh được sự biến động giá và chênh lệnh giữa giá bán và giá mua.
• Giao dịch quyền chọn
Giao dịch quyền chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó được mua
(nếu là quyền chọn mua), hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất
định hàng hóa với một mức giá xác định, và trong một thời gian nhất định.
Hợp đồng quyền chọn (quyền chọn mua hoặc bán): Là một sản phẩm tài
chính phái sinh rất được ưa chuộng. Hợp đồng quyền chọn được thực hiện với các
hoạt động mua, bán: Cổ phiếu, chỉ số thị trường chứng khoán, ngoại tệ, công cụ nợ,
các hợp đồng mua bán tương lai và hàng hóa.
Có hai loại hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn mua (call option)
và hợp đồng quyền chọn bán (put option). Hợp đồng quyền chọn mua là thỏa thuận
cho phép người cầm hợp đồng có quyền mua sản phẩm từ một nhà đầu tư khác với
mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Còn hợp đồng quyền chọn bán là
thỏa thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền bán sản phẩm cho một nhà đầu
tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng.
Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn là không bắt buộc phải thực hiện quyền.
Thời hạn đến hạn của hợp đồng quyền chọn là thời hạn hợp đồng kỳ hạn hoặc tương
lai. Thời hạn đến hạn của hợp đồng quyền chọn càng dài thì người mua sẵn sàng trả
phí hợp đồng quyền chọn càng lớn và người bán yêu cầu phí quyền chọn càng cao.
Có hai loại quyền chọn là quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu Châu Âu.
Theo kiểu Mỹ là thực hiện quyền chọn vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo

hạn. Theo kiểu châu Âu là thực hiện quyền chọn chỉ trong ngày đáo hạn. Hiện nay
7
trên các thị trường quyền chọn hầu hết đều giao dịch theo kiểu Mỹ.
• Giao dịch tương lai
Thị trường tương lai là một dạng thị trường bậc cao của thị trường tài
chính, việc tham gia thị trường đòi hỏi các chủ thể phải có những hiểu biết nhất
định để có thể bảo vệ quyền lợi cũng như tạo cơ hội kiếm lời cho những đối
tượng tham gia thị trường.
Hợp đồng tương lai là một hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, được giao dịch
trên thị trường giao dịch hợp đồng tương lai, để mua hay bán một số loại hàng hóa
nhất định, ở một mức giá nhất định, vào một ngày xác định trong tương lai. Ngày
trong tương lai đó gọi là ngày giao hàng, hay ngày thanh toán cuối cùng. Giá được
xác định ngay tại thời điểm ký hợp đồng được gọi là giá tương lai (futures price),
còn giá của hàng hóa đó vào ngày giao hàng là giá quyết toán. Thông thường, càng
gần tới ngày giao dịch thì giá quyết toán sẽ hội tụ dần về giá tương lai.
Đến ngày giao hàng, hàng sẽ được chuyển từ người bán cho người mua nếu
đó là hợp đồng giao hàng, hoặc tiền sẽ được chuyển từ bên lỗ sang bên lãi nếu nó là
kiểu hợp đồng bù trừ tiền. Để thoát khỏi hợp đồng trước khi đáo hạn, các bên tham
gia hợp đồng có thể chuyển nhượng hợp đồng cho một bên khác theo giá thị trường,
kết thúc một hợp đồng tương và các nghĩa vụ kèm theo của nó.
Hợp đồng tương lai là một công cụ phái sinh được mua bán ở các sàn
giao dịch tập trung. Trung tâm thanh toán bù trừ (clearinghouse) trong sàn giao
dịch đóng vai trò như là một bên trong tất cả các hợp đồng, nó đặt ra những yêu
cầu nhất định về ký quỹ, bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với những người
tham gia giao dịch,…
Thị trường hợp đồng hàng hóa tương lai là thị trường giao dịch hàng hóa, nơi
mà các hợp đồng tương lai với mục đích cung cấp các hàng hóa như: ngũ cốc, thực
phẩm, nguyên nhiên vật liệu, kim loại quý được mua và bán. Hoạt động đầu cơ trên
thị trường tương lai nhằm bảo vệ nhằm bảo vệ các bên tham gia giao dịch trong
điều kiện bất lợi hoặc biến động về giá.

Nghiệp vụ Clearing là quy trình nghiệp vụ mà một tổ chức hoạt động như
8
là bên trung gian giữa hai bên giao dịch và ghi nhận vai trò của người mua và
người bán trong các giao dịch. Cuối cùng tổng kết lại các giao dịch trên cơ sở đã
mua và bán.
Như vậy, nghiệp vụ clearing chính là trung tâm thanh toán bù trừ, nghiệp vụ
này rất quan trọng đối với các giao dịch mua và bán trên thị trường. Nó tạo ra thị
trường hiệu quả và thuận lợi cho Thương mại. Mỗi bên giao dịch đều thông qua
công ty Clearing sau mỗi giao dịch mà không phải làm việc trực tiếp với nhau.
Nghiệp vụ Clearing Houses tồn tại ở Florence trước năm 800 sau Công
nguyên và phát triển ở mức hoàn hảo ở Lyons vào năm 1463, sau đó phát triển phổ
biến ở Châu Âu vào thế kỷ 18.
Hoạt động của các tổ chức như vậy bao gồm các buổi họp mặt thường xuyên
với các đại diện của Ngân hàng địa phương để giải quyết các khoản chênh lệch giữa
các ngân hàng thành viên. Ở Mỹ, cán cân thanh toán (nợ hoặc có) của mỗi ngân
hàng được xác định sau mỗi cuộc họp thì được thông báo trực tiếp với Cục dự trữ
Liên Bang, theo đó Cục dự trữ sẽ điều chỉnh các tài khoản riêng biệt này. Các cân
đối chéo giữa các Bang được thực hiện dựa trên sổ sách kế toán của các ngân hàng
thuộc hệ thống Dự trữ Liên Bang qua đường truyền điện tử.
1.1.3. Các đặc điểm của giao dịch hợp đồng tương lai[21],[23]
Giao dịch được tiến hành một cách có tổ chức với một bộ quy tắc điều chỉnh
tất cả các giao dịch.
Giao dịch được điều chỉnh bởi các quy tắc riêng cụ thể, quan trọng nhất
trong các quy tắc này là:
+ Giao dịch tiến hành tại một địa điểm với cách thức quy định. Vì thế, tất cả
các lệnh mua và bán đều được tất cả những người tham gia biết và tất cả các giao
dịch là các thông tin công khai.
+ Các hành động không có tính cạnh tranh khác nhau đều bị nghiêm cấm.
+ Các hợp đồng được tiêu chuẩn hóa về số lượng, ngày tháng, địa điểm giao
hàng, quy trình giao hàng. Chỉ có giá là thương lượng.

+ Giao dịch tương lai là giao dịch không ngôi: Trung tâm thanh toán bù trừ
của Sở giao dịch hàng hóa là một bên hợp đồng của mọi hợp đồng được thương
9
lượng tại Sở giao dịch- người mua và người bán tiến hành thương lượng, nhưng khi
thỏa thuận mua bán đạt được, mỗi bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng với Trung
tâm thanh toán bù trừ- chứ không phải với nhau.
Hợp đồng tương lai được hủy bỏ một cách hợp pháp bởi bù trừ bằng cách
đóng mở trạng thái tài khoản (offset). Ví dụ: Một thành viên bán một hợp đồng
tương lai thịt heo giao tháng 7 có nghĩa vụ giao 36,000 pounds thịt heo cho Trung
tâm thanh toán bù trừ trong tháng 7. Anh ta có thể tiến hành giao hàng để thực hiện
nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, nếu anh ấy mua một hợp tương lai tháng 7 trước khi
hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng bán thì anh ta có các nghĩa vụ bằng nhau và bù trừ
đối với Trung tâm thanh toán bù trừ, do đó anh ấy có thể ra khỏi thị trường mà
không còn nghĩa vụ nào với Trung tâm thanh toán bù trừ. Trung tâm thanh toán bù
trừ của Sở giao dịch hàng hóa là người bảo lãnh chung cho tất cả các hợp đồng. Các
thành viên của Trung tâm thanh toán bù trừ phải duy trì mức vốn tối thiểu và phải
ký quỹ để thực hiện các giao dịch. Các thành viên Sở giao dịch mà không phải là
thành viên thanh toán phải liên kết với các thành viên thanh toán để kiểm tra và
thực hiện tất cả các hợp đồng. Tiền ký quỹ là một bảo đảm thực hiện hợp đồng,
không phải là trả tiền trước. Khi hợp đồng được thực hiện giao hàng, thanh toán tiền
mặt mới được thực hiện vì lúc đó quyền sở hữu được chuyển giao.
Có hai hình thức giao dịch quan trọng của Sở giao dịch hàng hóa:
i) Giao dịch theo kiểu truyền thống:
Trung tâm của sàn giao dịch là bục giao dịch (trading pit/ ring) nơi các nhà
môi giới sàn thực hiện việc đặt giá (bid- đặt mua một số lượng cụ thể hàng hóa ở
một mức giá nêu rõ) và chào giá (offer- đặt bán một số lượng cụ thể hàng hóa ở một
mức giá nêu rõ). Tất cả việc đặt mua và bán được thực hiện bằng cách hô to (open
outcry) hoặc dùng ký hiệu bằng tay. Khi các đặt mua và bán được thực hiện và giao
dịch hoàn thành, giá được ghi chép lại bởi một báo cáo viên (một nhân viên của
sàn) và được hiển thị trên các bảng báo giá trên sàn. Thông tin này ngay lập tức

cũng được gửi qua các thị trường khác và các trung tâm thương mại khắp nơi.
Phần lớn những nhà môi giới sàn có điện thoại, máy fax, và các phương tiện
10
liên lạc khác gần khu vực giao dịch để họ có thể nhận lệnh từ khách hàng và xác
nhận các giao dịch được thực hiện với khách hàng. Trên sàn cũng có các dãy màn
hình điện tử cung cấp truy cập đến các thông tin quan trọng, tin tức, và giá cả của
các thị trường khác. Hệ thống này cung cấp các thông tin cập nhật và bình luận từ
các trung tâm tài chính trên thế giới.
ii) Giao dịch điện tử (GDĐT):
GDĐT là hình thức giao dịch chủ yếu trên thế giới, trong đó các lệnh mua và
bán được khớp hoặc xếp hàng chờ trong những hệ thống giao dịch được vi tính hóa.
Nếu có lệnh khớp nhau thì sẽ được thực hiện khớp lệnh ngay lập tức, các lệnh còn
lại sẽ xếp hàng chờ theo thứ tự ưu tiên về giá và thứ tự lệnh nhập vào. Lệnh mua
với giá cao nhất sẽ được niêm yết như là giá bid (mua) hiện tại, và lệnh bán với giá
thấp nhất sẽ là giá ask (ask) hiện thời. Ngày nay, giao dịch điện tử được xem là
phương tiện giao dịch phổ biến và không thể thiếu trong các giao dịch qua sàn giao
dịch trên khắp thế giới.
1.2. Vai trò của sàn giao dịch hàng hoá đối với thương mại quốc tế cũng
như sự phát triển kinh tế xã hội.[19],[20]
1.2.1. Đối với thương mại quốc tế
- Sàn giao dịch hàng hoá với sự giúp sức của công nghệ thông tin và hệ
thống ngân hàng quốc tế rộng khắp toàn cầu giúp cho các giao dịch tại mọi địa
điểm, mọi thời điểm, với một giá cả hợp lý được thực hiện một cách nhanh
chóng tiện lợi. Ví dụ, một doanh nghiệp Việt Nam muốn bán 5000 tấn cà phê
loại A với giá B thông qua thị trường NewYork Future Exchange (Mỹ), doanh
nghiệp này sẽ nhờ một ngân hàng tại Việt Nam là môi giới của thị trường (ví dụ
là Eximbank) đặt lệnh. Ngân hàng Eximbank sẽ gửi lệnh vào trung tâm xử lý
lệnh của sàn NewYork Future Exchange để tìm người mua cho doanh nghiệp
Việt Nam, khi lệnh khớp, sàn giao dịch sẽ thông báo tới doanh nghiệp Việt Nam,
và đến ngày thực hiện hợp đồng theo quy định, sàn giao dịch sẽ thông báo và

hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam làm các thủ tục xuất kho. Như vậy, thông qua
người môi giới là ngân hàng Eximbank, doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện
11
mua bán cà phê với một doanh nghiệp khác trên sàn giao dịch hàng hóa tương lai
của Mỹ một cách nhanh chóng, dễ dàng, và tiện lợi, giúp doanh nghiệp Việt Nam
giảm thiểu được các chi phí giao dịch.
- Sự phát triển của sàn giao dịch hàng hoá giúp thương mại quốc tế phát triển
ở một trình độ cao hơn, đẩy tốc độ giao dịch trong thương mại quốc tế giữa các
nước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn.
- Sự phát triển của sàn giao dịch hàng hoá góp phần thúc đẩy quá trình toàn
cầu hóa nền kinh tế thế giới, giúp thương mại các nước gần nhau hơn.
- Bất kỳ một sự thay đổi, biến động về kinh tế, chính trị, quân sự, thiên tai
nào trên những thị trường lớn đều tác động một cách nhanh chóng và trực tiếp đến
giá cả hàng hóa trên thị trường. Điều này làm cho hoạt động của thị trường hàng
hóa trở nên sôi động, hiệu quả, giống như toàn bộ các nhà kinh doanh đang hoạt
động dưới một mái nhà chung vậy.
Như vậy các hoạt động giao dịch mua bán hàng hoá thông qua sàn giao dịch
hàng hoá giúp cho việc hình thành giá cả hàng hóa một cách đầy đủ nhất, hiệu quả
nhất, và là giá cơ sở để các bên tham gia thị trường trên khắp thế giới tiến hành ký
kết hợp đồng, giao dịch và thanh toán.
1.2.2. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Có vai trò là một công cụ bảo hộ cho người mua bán hàng hóa
Nhóm người bảo hộ là tất cả những người sử dụng hợp đồng tương lai để bảo
hộ cho hoạt động kinh doanh của mình bao gồm: người sản xuất, người sở hữu hàng
hóa, người xuất khẩu, người nhập khẩu, các công ty quản lý quỹ, các ngân hàng, các
công ty đa quốc gia và kể cả Chính phủ. Họ bảo hộ những rủi ro sau:
- Đối với sự biến động về giá cả hàng hóa đối với các nguyên liệu thô
(năng lượng, kim loại, nông sản, ….). Người mua không muốn giá quá cao còn
người bán không muốn bán giá quá thấp. Sự giằng co về giá cả giữa bên mua và
bên bán cuối cùng sẽ đưa tới một mức giá kỳ vọng trong tương lai hợp lý cho cả

bên mua và bên bán.
- Đối với người bảo hộ thì họ có thể lựa chọn, một là thực hiện đúng như
12
hợp đồng, hoặc hai là thanh lý hợp đồng bằng thanh toán bù trừ. Thông thường, vì
những lý do bị động về thời gian, địa điểm giao hàng, người bảo hộ vẫn thích thực
hiện nghiệp vụ thanh toán bù trừ như nhà đầu cơ để bảo vệ cho rủi ro của họ.
Giao dịch hợp đồng hàng hóa tương lai còn là công cụ điều chỉnh giá trên
thị trường
- Việc các bên mua bán hàng hóa với giá cả dự kiến trong tương lai giúp cho
thị trường tự điều chỉnh giá. Nếu có một tin xấu (chẳng hạn như thời tiết khó khăn
gây mất mùa) hoặc một tin tốt ( được mùa) sẽ xảy ra trong tương lai thì giá cả dự
kiến trong tương lai của hàng hóa đó sẽ tự động điều chỉnh trong một thời gian trên
thị trường tương lai trước khi có sự thay đổi gia thực sự trên thị trường giao ngay.
Nhờ biết trước được giá cả dự kiến trong tương lai nên những người cần bảo hộ có
thể điều tiết sản xuất, tự động cân bằng cung cầu. Hơn thế nữa, việc niêm yết giá cả
công khai trên thị trường sẽ giúp cho các nhà kinh doanh không lo việc mua bán
không đúng giá, ép giá. giá cả được niêm yết công khai không chỉ có lợi cho người
giao dịch trên thị trường tương lai mà nó còn là căn cứ để các nhà kinh doanh trong
nước, khu vực và thế giới thực hiện việc mua bán của mình được hiệu quả.
Giao dịch hàng hóa tương lai tạo ra một kênh đầu tư mang lại lợi nhuận cao
cho những nhà đầu tư
Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, hoạt động kinh doanh khó khăn, giá cả
của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường biến động rất mạnh, điều này tạo ra
nhiều cơ hội đầu tư cho những nhà đầu tư có vốn dư thừa đầu tư . Như vậy, kênh
đầu tư này đã góp phần làm tăng sự lựa chọn đầu tư, giúp các nhà đầu tư sử dụng
nguồn vốn của mình có hiệu quả hơn.
Giao dịch hàng hóa tương lai còn góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều
đối tượng lao động
Đối tượng tham gia thị trường hàng hóa tương lai rất rộng: Từ ngân hàng, cơ
quan quản lý nhà nước, các nhà môi giới, nhà tạo lập thị trường, công ty

Clearinghouse, các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, nhà sản xuất đến người
nông dân. Do đó thị trường hàng hóa tương lai góp phần đáng kể vào việc tạo việc
làm cho người lao động, giải quyết đời sống cho người lao động, góp phần tạo ra
13
thu nhập cho nền kinh tế.
Giao dịch hàng hóa tương lai hình thành và phát triển là một bước phát
triển cao hơn của thị trường tài chính
giúp thị trường tài chính nói chung, thị trường vốn nói riêng hoạt động linh
hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện luân chuyển vốn hiệu quả giữa các lĩnh vực khác nhau
của nền kinh tế, điều hòa và giúp nền kinh tế giải quyết được một số vấn đề về huy
động vốn cho hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế.
Đối với vai trò quản lý nhà nước
Thị trường chứng khoán là bức tranh thu nhỏ của nền kinh tế của quốc gia,
nhưng nó chỉ phản ánh trong giới hạn một số ngành nghề kinh tế và nó chịu ảnh
hưởng một cách gián tiếp đối với sự thay đổi của nền kinh tế thế giới. Còn thị
trường hợp đồng hàng hóa tương lai có thể coi là bức tranh thu nhỏ cho nền kinh tế
trong tương lai và nó gần như chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các diễn tiến giá cả hàng
hóa trên thế giới trong tương lai. Do đó, thị trường hàng hóa tương lai trở thành một
công cụ để nhà nước quản lý, quan sát sự biến chuyển của thị trường hàng hóa trong
tương lai nhằm đưa ra các chiến lược quan trọng để điều tiết thị trường. Sau đây là
một số lợi ích mà thị trường hàng hóa tương lai có thể mang lại đối với hoạt động
quản lý của nhà nước:
- Sự xuất hiện của thị trường hàng hóa tương lai sẽ giúp cho các thành
phần tham gia thị trường cũng như nhà nước nắm được quan hệ cung cầu và giá
cả. Sự giao dịch tập trung giúp cho diễn tiến giá trên thị trường phản ánh được
quan hệ cung cầu, dặc biệt hơn ở chỗ là giá cả đó lại là giá cả dự kiến trong
tương lai gần. Những người bảo vệ sẽ không lo bị ép giá và tự động điều tiết việc
sản xuất của mình dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường. Còn nhà nước thì
biết được quan hệ cung cầu và giá cả để định hướng sản xuất, thực hiện quản lý
kinh tế vĩ mô của mình.

- Việc tiêu chuẩn hóa trên thị trường hàng hóa tương lai là một dịp thuận
tiện để nhà nước tiêu chuẩn hóa và thống nhất chất lượng hàng hóa phù hợp với các
tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời nâng cao quy mô sản xuất để tiến tới một nền sản xuất
14
chuyên nghiệp, có định hướng hơn, tránh sự sản xuất thiếu tập trung.
- Ngoài ra, việc ghi sổ, cập nhật các thành phần tham gia, các lĩnh vực được
mua bán, sự thay đổi giá cả, thông tin,… trên thị trường hàng hóa tương lai có ý
nghĩa lớn trong việc thống kê thương mại. Dựa vào số liệu thống kê đó, nhà nước
thực hiện quản lý kinh tế được hiệu quả hơn. Và cùng với nguồn dữ liệu thống kê
được trong quá khứ sẽ giúp cho nhà nước có cơ sở đưa ra được những dự đoán
trong tương lai, tránh rơi vào những tình huống xấu xảy đến bất ngờ.
Với những lợi ích thiết thực trên, các nước trên thế giới đều đang nỗ lực xây
dựng và phát triển thị trường hàng hóa tương lai nói riêng cũng như thị trường phái
sinh nói chung qua đó góp phần tăng hiệu quả và năng suất thực của nền kinh tế
quốc dân cũng như là góp phần phát triển kinh tế thế giới.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động sàn giao dịch hàng
hoá [18]
Sàn giao dịch hàng hoá là một lĩnh vực hoạt động kinh tế chỉ được hình
thành ở một nền kinh tế phát triển nhất định. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và
hoạt động sàn giao dịch hàng hoá phải kể đến đó là:
Yếu tố thể chế - pháp luật
- Thể chế kinh tế thị trường là điều kiện tiên quyết cho việc hình thành
nhu cầu giao dịch các sản phẩm phái sinh khác nhau. Thị trường hợp đồng hàng
hóa tương lai là thuộc tính của nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường với
những hệ giá trị và quy luật kinh tế của nó sẽ là nền tảng quan trọng nhất để hình
thành một cách tự phát hoặc có tổ chức nhu cầu giao dịch trong tương lai đi kèm
với những đặc trưng vốn có của loại thị trường này. Ví dụ, cơ chế xác định giá
dựa trên cơ sở cung cầu và sự tự nguyện trao đổi giữa các bên tham gia, hoặc thị
trường vốn hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia và hiện thực hóa
các loại hình hợp đồng hàng hóa tương lai cũng như các loại hình hợp đồng hàng

hóa khác. Vì thế, việc tiếp tục kiên trì thúc đẩy và hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường sẽ tạo ra môi trường sống cho thị trường giao dịch tương lai các sản phẩm
15
khác nhau được hình thành.
- Một điều kiện nền tảng quan trọng là cần có hệ thống văn bản pháp luật,
quy định rõ ràng về điều kiện thành lập, tham gia và hoạt động của thị trường giao
dịch hàng hóa tương lai. Hệ thống văn bản pháp quy có thể được ban hành trước
mở đường cho hoạt động giao dịch hợp đồng hàng hóa tương lai hình thành. Tuy
nhiên, khi thị trường đã đi vào hoạt động, cần có hành lang pháp lý khuyến khích
và hỗ trợ các Sở giao dịch hàng hóa trong việc cải tiến, phát triển các sản phẩm
mới phù hợp hơn.
Yếu tố kinh tế - tài chính
Kinh tế - tài chính phải phát triển ở mức độ nhất định, ở các khía cạnh:
- Cần phải tồn tại nhu cầu cao về giao dịch sản phẩm Hợp đồng hàng hóa
tương lai và nhu cầu này xuất phát từ nhiều bên tham gia. Nói cách khác, cần phải
có nhu cầu thiết thực về việc sử dụng sản phẩm Hợp đồng hàng hóa tương lai và
nhu cầu này phải có trước khi thị trường được xây dựng.
Nhu cầu về giao dịch hợp đồng hàng hóa tương lai trước hết xuất phát từ
phía những đơn vị sở hữu hàng hóa cơ sở với mong muốn hạn chế thiệt hại khi
giá giảm, đồng thời những đơn vị nhập hàng hay tổ chức sản xuất cũng mong
muốn có một rào chắn rủi ro giá thành tăng trong tương lai; trong khi đó nhu cầu
từ một bên thứ ba là các tổ chức, cá nhân mong muốn kinh doanh nhằm mục tiêu
hướng tới lợi nhuận chênh lệch từ hợp đồng hàng hóa tương lai. Một khi không
có nhu cầu cao của các bên nói trên thì không thể tổ chức được thị trường hợp
đồng hàng hóa tương lai.
- Thị trường hàng hóa cơ sở phát triển đầy đủ là nền tảng cho thị trường hợp
đồng hàng hóa tương lai tồn tại và phát triển. Một đặc điểm dễ thấy là không có thị
trường cơ sở thì không thể có thị trường tương lai, và giá cả hàng hóa tương lai phụ
thuộc vào biến động giá cả hàng hóa cơ sở. Thị trường hàng hóa cơ sở phát triển
bao hàm tính thanh khoản cao và thông tin thị trường minh bạch, đầy đủ. Tính chất

và quy mô của thị trường cơ sở càng cao thì thị trường giao dịch hợp đồng hàng hóa
16

×