Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Anna Karenina (An na Karênina)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.39 KB, 13 trang )

Anna Karêniana Leptôn Xtôi

1

hắng lợi huy hoàng của anh hùng ca “Chiến tranh và hoà bình” đã
đưa tên tuổi L. Tônxtôi vang dội khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Âu.
Năm 1873 (4 năm sau khi tác phẩm ra đời), tác phẩm đã được in lại
lần thứ 3 và bán hết nhanh chóng một cách chưa từng thấy so với các cuốn
sách cùng thời. Biết bao lời ngợi ca đã dành cho tác phẩm vĩ đại ấy. Thành
công đó càng tiếp thêm sức mạnh và cỗ vũ cho tác giả tiếp tục sáng tác. L.
Tônxtôi tiếp tục mang đến cho nhân loại một kiệt tác mới: Anna Karênina
(1873 – 1877).
Xôphia Anđrêepna - vợ Tônxtôi kể lại: “… anh ấy nói với tôi rằng anh đã
hình dung ra một người đàn bà có chồng, thuộc xã hội thượng lưu,nhưng bị
sa ngã.Anh nói rằng, nhiệm vụ của anh là làm chơngì đàn bà ấy chỉ dáng
thương mà không đáng tội, và khi anh vừa hình dung ra được như thế thì tất
cả những nhân vật và những loại đàn ông mà anh hình dung ra trước kia
đều tìm được vị trí của họ và đều tập trung xung quanh người đàn bà
ấy…”.
[1]

Nhà văn say mê viết và đã từng “để lại trong bình mực những mảng thịt của
bản thân mình”. Trong lá thư gữi cho Strakhôp (một bạn văn thân thiết nhất
của Tônxtôi) nhà văn đã viết: “Tôi viết một cuốn tiểu thuyết …. Viết đã hơn
một tháng và hômnay đã xong bản nháp. Cuốn tiểu thuyết này đúng là tiểu
thuyết – tiểu thuyết đầu tiên trong đời tôi đã chiếm toàn bộ tâm hồn tôi”
[2]
.
………………………
………………………
Tiểu thuyết Anna Karênina vừa mới ra đời, nhiều bạn đọc đương thời cho


rằng đó là hai câu chuyện tách rời nhau, hoàn toàn không gắn bó với nhau,
thậm chí họ còn coi đó là hai cốt truyện dặt bên nhau một cách tài tình…
A.Stankêvich – một nhà báo cùng thời trong bài viết Karênina và Lêvin –
Hai cuốn tiểu thuyết đã khẳng định: L.Tônxtôi “đã viết không phải một, mà
là hai tuyến cốt truyện không có liên hệ với nhau và tác phẩm không có kết
cấu chung…”
X.A. Rasinxki – Giáo sư thực vật trường ĐH Tổng hợp Maxcơva cũng có ý
kiến tương tự trong lá thư gữi riêng cho nhà văn L.Tônxtôi_ tác giả của cuốn
tiểu thuyết: “Hai tiếng Anna Karênina. Không cần phải bàn cãi gì nữa, đó là
tác phẩm ưu tú nhất của ngài. Phần sau gây nên ấn tượng làm nguội lạnh,
không phải vì nó yếu hơn các phần trước (ngược lại, nó rất sâu sắc và tinh
tế) mà do thiếu sót trong kết cấu toàn bộ cuốn tiểu thuyết. Trong đó không
có sự kiến trúc. Trong đó hai chủ đề không có liên quan gì với nhau được
phát triển bên nhau và phát triển thật đẹp. Tôi cảm thấy thú vị biết bao về sự
làm quen của Lêvin và Karênina. Xin ngài hãy đồng ý rằng đó là một trong
những đoạn tuyệt tác nhất của tiểu thuyết. Ở đây có dịp liên kết tất cả những
đầu mối của câu chuyện và đảm bảo sau đó kết thúc trọn vẹn. Nhưng như
T

Anna Karêniana Leptôn Xtôi

2

ngài đã không muốn – tùy ngài – Anna Karênina dù sao vẫn là xuất sắc nhất
trong các tiểu thuyết hiện đại, và ngài vẫn là đứng đầu trong các nhà văn
ngày nay…”
Đáp lại những nhận xét của giáo sư Rasinxki, Tônxtôi đã trả lời: “Ý kiến của
ngài về cuốn Anna Karênina, tôi cảm thấy không đúng. Trái lại, tôi tự hào
về sự kiến trúc – những khung cửa tò vò được nối liền với nhau đến mức
không thể nhận ra ổ khóa ở đâu. Về điểm này, tôi đã hết sức cố gắng. Mối

liên hệ của sự cấu trúc được tạo nên không phải dựa trên cốt truyện và cũng
không phải dựa vào những mối quan hệ (sự làm quen) giữa các nhân vật mà
là ở mối liên hệ bên trong. Ngài hãy tin rằng đó không phải là thái độ không
muốn tiếp nhận sự phê phán – đặc biệt là của ngài, ý kiến của ngài bao giờ
cũng có sự độ lượng; song tôi e rằng, sau khi xem xong tiểu thuyết ngài đã
không nhận ra được nội dung bên trong của nó. Tôi không muốn tranh luận
với những ai đã nói rằng, tác phẩm toát lên những điều đó, nhưng nếu nhưn
ngài đã muốn nói về thiếu sót của mối liên hệ thì tôi không thể không nói ra
được. Phải, ngài không tìm ra mối liên hệ bêntrong đó, hoặc chúng ta hiểu
khác nhau về mối liên hệ; nhưng điều mà tôi cho là mối liên hệ chính là cái
đối với tôi đã biến công việc này thành quan trọng, - mối liên hệ này có
trong đó, ngài cứ tìm, ngài sẽ tìm thấy
Iaxinaia Pôliana, ngày 27 tháng 01 năm 1878
L.Tônxtôi”
Bức thư viết cho giáo sư Rasinxki của Tônxtôi trên đây được xem là một tài
liệu hết sức quan trọng trong việc khám phá giá trị của tác phẩm Anna
Karênina.
Cái công việc mà nhà văn “đã biến thành quan trọng” ở đây chính là kết cấu
hai truyến cốt truyện Anna – Vrônxki và Lêvin – Kiti vào trong cùng một chủ
đề. Phải chăng, “Về thực chất có một mối liên hệ nào đó về nỗi khổ đau
trong tình yêu của Anna đối với những vấn đề về sức lao động làm thuê, về
những nngười làm thuê đánh hỏng các máy công cụ, về việc thành lập acten
trên cơ sở hai bên cùng có lợi, những vấn đề này đang làm cho Lêvin bối
rối!” (V.Erinilôp – L. Tônxtôi, nhà tiểu thuyết tr390).
Tìm “ổ khóa tò vò” có nghiìm cho được hai tuyến truyện kết cấu song song
mà đan chéo quyện chặt vào nhau, tác động lẫn nhau; cungnx không chỉ liên
kết với nhau trong mối xung đột xã hội mà cả trong việc đồng nhất về những
hoàn cảnh nghệ thuật cụ thể cùng phát triển trong cùng một đề tài theo cùng
một chủ đề chung cho cuốn tiểu thuyết. Chính điểm này tạo nên sự thống
nhất trong kết cấu tác phẩm. V. Ermilôp đã giải thích một cách xác đáng về

chủ đề chính của tác phẩm như sau: “Anna Karênina chết trong cái thực tế
không có tình yêu. Còn Lêvin cố tìm kiếm những con đường đi tới sự xác lập
một thực tế có tình yêu thương”.
Anna Karêniana Leptôn Xtôi

3


.1.
Nhân vật Anna Karênina

Nếu ai đã từng gặp Anna Arkađiepna một lần không thể không ngắm nhìn
người thiếu phụ thượng lưu quí tộc này “không phải vì sắc đẹp, cũng không
phải vì cái vẻ thanh lịch và cái duyên thầm toả ra từ khắp toàn thân nàng”
mà vì “một vẻ dịu dàng và thuỳ mị lạ lùng trên khuôn mặt yêu kiều ấy… cặp
mắt xám long lanh, nhưng xẫm lại dưới đôi hàng mi dày… Có thể nói toàn
thân nàng trào lên một sức sống dào dạt, dù muốn hay không cũng bộc lộ
qua ánh mắt hoặc miệng cười. Những lúc này cố tình giấu kín không để cái
ánh lửa ấy ngời lên trong mắt thì nó lại xuất hiện trong nét cười kín đáo,
ngoài ý muốn của nàng”. Nổi bất nhất trong vẻ đẹp của nàng được bộc lộ
qua đôi mắt, đôi mắt “bí ẩn, quyến rũ và đa tình cùng một lúc vừa tìm kiếm
vừa ban phát hạnh phúc”. Vì vậy không chỉ giới đàn ông say mê ngắm nhìn
nàng mà ngay cả phái đẹp cúng cảm thấy yêu thích khi được gần nàng. Ngay
đến cô Kiti tươi tắn trẻ trung cũng tấm tắc khen thầm: “Phải, chị ta có sức
quyến rũ kỳ lạ và ma quái”. Và cả Lêvin nữa cũng từng xao xuyến trước vẻ
hấp dẫn dào dạt của Anna: “Phải phải, thật là người đàn bà kỳ diệu”, là
“thiếu phụ hiếm có”, “thông minh, duyên dáng, kiều diễm… và thẳng thắn
nữa…”, “không chỉ riêng trí tuệ mà cả tâm hồn bà ta cũng phi thường…”.
Quả là vẻ đẹp của Anna suýt nữa làm cho Lêvin say đắm. Trong phòng
khách ở Maxcơva, nàng có sức lôi cuón đến mức cả cô gái Kiti “đâm say mê

nàng và bao giờ cũng hình dung nàng mặc áo hoa cà. Nhưng bấy giờ nàng
mặc đồ đen cô mới thấy mình chưa đánh giá hết sắc đẹp của nàng. Cô hiểu
Anna không thể mặc áo hoa cà, sắc đẹp của nàng chính là ở chỗ nó làm mờ
nhạt, làm quên y phục đi; y phục chỉ là cái khung để làm nàng nổi bất lên,
giản dị, tự nhiên, thanh lịch đồng thời lại vui tươi hồn nhiên” (A.K.I/153)
[3]
Và chính Anna mạnh mẽ tràn đầy sức sống ấy đã lấn át Kiti – cô gái xinh
xắn một cách rụt rè và đã thắng Kiti một cách dễ dàng trong vũ hội, trước
mặt Vrônxki – người hùng của phòng khách. Song, người đàn bà tuyệt vời
đó có được hưởng một hạn phúc vẹn toàn hay không hay cũng chung số kiếp
“hồng nhan bạc phận”? Số phận nào đã dẫn dắt bước đường nàng đi giữa xã
hội Nga dưới chế độ nông nô của Nga Sa hoàng?
Vừa chớm tuổi cập kê, Anna đã được bà cô “khéo léo” thu xếp cho nàng một
cuộc hôn nhân với bá tước đại thần Alêcxây Kareenin. “Cô ta lấy một người
hơn cô những hai mươi tuổi. Cô lấy chồng không phải vì tình yêu hoặc
không hề biết đến tình yêu. Ta hãy coi đó là một sai lầm”….
Anna Karêniana Leptôn Xtôi

4

- “Một sai lầm ghê gớm!” Anna cũng thừa nhận như thế.
Thật ra thì nỗi sai lầm ghê gớm đó không hẳn vì khoảng cách tuổi tác giữa
hai người, cũng không vì cái “khuôn mặt lạnh lùng”, “những nụ cười châm
biếm quen thuộc” cùng “đôi mắt to mệt mỏi đục lờ” và “đôi bàn tay trắng
nổi gân xanh, nhấp nháy mồ hôi” qua “dáng đi cứng nhắc và nặng nề” dưới
“cái lưng hơi gù” của bá tước mà vì cung cách sống của ông ta không sao
phù hợp với tính cách của nàng. Sau những năm tháng chung sống bên
chồng, Anna đã có cái cảm giác gượng gạo bất mãn với bản thân. Tận sâu
thẳm đáy lòng mình, có lần nàng đã tự bảo vệ quyền sống chính đáng của
mình: “sống không phải là tội ác, rằng Chúa đã tạo ra chomình là người

như vậy, mình cần phải sống và yêu”.
Song, khốn nỗi là số phận đã dun dủi Anna phải chung chăn gối một cách
hợp pháp với viên quan đại thần già cỗi tàn tạ này, người mà “đầu óc bao
giờ cũng như một bản báo cáo”, không hề hay biết gì đến tình yêu và cuộc
sống.
Tám năm trời đằng đẳng bên cạnh chồng trong một cuộc sống “yên ổn
nhưng buồn tẻ, sang trọng nhưng u uất”, “nàng đã trút hết sức mạnh của
mối tình khôn thoả vào đứa con đầu lòng tuy không yêu bó nó…”. Đến nỗi
có lần nghe chồng nói câu “Tôi yêu mình”, nàng đã thấy rờn rợn và phẫn
uất. “Nàng nghĩ: yêu à? Ông ta mà đủ sức yêu được à? Ví thử ông ta chưa
từng nghe nói đến tình yêu thì hẳn không bao giờ ông ta dùng tới chữ đó.
Thậm chí ông ta cũng không hiểu được thế nào là tình yêu nữa kia…”. “nhớ
tới tình cảm đã có giữa hai người, cũng được gán cho cái tên ái tình, nàng
rùng mình kinh tởm”.
Cái cung cách sống hàng ngày của chồng khiến cho nàng khó chịu đến chán
ngấy. Tất cả tâm hồn lão chỉ hướng tới một mục đích duy nhất là công danh
và địa vị chốn quan trường. Cứu cánh cuộc đời như vậy đã chi phối mọi cư
xử hàng ngày của lão nhưng chỉ có Anna mới nhìn thấu hết bản chất xáu xa
đó của lão. Trong buổi xem đua ngựa “nàng thấy chống đến gần khán đài,
khi lên mặt bề trên đáp lại những cái chào vội vã, lúc thân ái, lơ đãng bắt
tay những người ngang hàng, khi lại thấp thỏm đợi những kẻ quyền cao
chức trọng trong xã hội đoái nhìn đến để ngã cái mũ tròn to đang kẹp hai
chõm tai ra chào”. (A. K. I/348)
Bá tước Karênin điển hình cho thế lực phong kiến quan liêu,phản động, lỗi
thời đã bị đảo lộn trên đất nước Nga trì trệ, cổ hũ nửa cuối thế kỷ XIX. Hoàn
toàn bất lực trước cuộc sống “xưa nay lão chỉ sống và làm việc trong thế
giới hành chính, vốn chỉ tiếp xúc với cái ánh phản quan của cuộc đời mà
thôi, mỗi lần chạm trán với cuộc đời thực ông lại lãng tránh ra xa…”.
Nhưng giờ đây “… ông đang đối mặt với cuộc đời, đứng trước cái khả năng
là vợ mình có thể yêu một người khác không phải là mình, ông thấy điều đó

Anna Karêniana Leptôn Xtôi

5

thật vô lý và không sao hiểu nổi, chính vì đó là bản thân cuộc đời… Hôm
nay, ông có cảm giác như đang yên trí đi trên cầu qua vực thẳm, bỗng nhiên
phát hiện ra cầu đã hư nát và dưới chân hiện ra cái vực thẳm đó. Cái vực
đó, chính là cuộc đời thực, còn chiếc cầu đó là cuộc sống giả tạo mà ông đã
sống bấy lâu nay”. (A. K. I/247)
Đứng trước cái vực thẳm đó, Karênin thật sự kinh hãi nhưng với cố tật của
mình, lão không suy xét theo tâm tư của một người chồng, một người đàn
ông mà lại giải quyết trên cương vị và theo cách của một viên quan đại thần.
Đó là cầu cứu “tôn giáo”, “bổn phận” và “quyền lực”. Đó là “cái chìa khoá”
là qui luật chi phối sự kiện vừa xảy ra, lão thầm nghĩ như vậy. Thế rồi lão
khẩn khoản trước mặt vợ vừa nhưn van lơn, vừa như đe doạ: “Đối mặt mình,
đối mặt tôi và trước mạt Chúa, tôi bắt buộc phải nhắc mình hãy nhớ bổn
phận. Cuộc đời ta gắn bó với nhau không phải do ý con người mà là do ý
Chúa. Cắt đứt mối dây đó là phạm tội và một tội ác như vậy sẽ kéo theo hình
phạt” (A. K. I/254)
Quả thực,Karênin không chỉ là một người chồng bị phản bội mà còn gần như
một cái xác ướp luuôn cố che đậy cuộc sống thực bàng những nguyên tắc
khô cứng chốn quan trường.
Chỉ tới khi đau khổ lão mới dần thức tỉnh, và từ đau khổ lão tìm đến một tín
ngưỡng trong tưởng tượng cùng một tôn giáo cũng nằm trong tưởng tượng.
Thực ra, điều cốt lõi trong lão lúc này không phải là cảm giác rung độngvò
xé từ trong trái tim lão mà hạt nhân cơ bản của lão chính là “địa vị và danh
vọng”, cùng uy tín của lão. Đầu hàng và chấp nhận thực tại không thể thay
đổi được ấy, lão mới đặt ra một giao ước để buộc vợ phải tuân theo vì thể
diện của lão: “không được tiếp tình nhân ở nhà”.
Trong lúc nói chuyện với chồng, ngước mắt nhìn mặt gã, Anna khẳng định

với lòng mình rằng: “Không, một người có đôi mắt đục lờ và vẻ bình yên
thoả mãn thế kia không thể có tình cảm gì hết”.
Với Anna, hương vị ngọt ngào của tuổi trẻ tràn trề sức sống yêu đương kia,
ngà chưa bao giờ được mãn nguyện. Phải chôn vùi cuộc đời tài sắc của mình
bên cạnh lão bá tước già cỗi, tàn tạ, đê tiện và bỉ ổi… mà điều đó ngoài nàng
ra khôngcó ai khác hiểu được, mãi mãi chỉ duy nhất nàng có thể hiểu nhìn
thấy và hiểu rõ những bản chất đó nhưng nàng lại không thể nói ra được.
Trong mắt mọi người, Karênin là một người thông thái, mộ đạo, đức hạnh và
hiền lương nhưng họ không thể thấy những điềuhọ thấy. Họ không hề biết là
suốt tám năm ròng rã, lão đã áp bức, bóp nghẹt tất cả những gì sống thực
trong mình và không bao giờ lão có thể nghĩ đến nàng là một người đàn bà
đang sống, và đáng được sống một đời hạnh phúc, nàng cần có tình yêu
nhưng lão đâu có biết. “Họ không hề biết trong mỗi bước đi của lão lão đều
luôn tự làm khổ nhục bản thân mình và lão luôn cảm thấy mãn nguyện về
Anna Karêniana Leptôn Xtôi

6

việc đó. Chẳng phải nàng đã cố bào chữa cho thái độ đó của lão đó sao?
Chẳng phải nàng đã yêu con mình trong khi không yêu bó nó đó hay sao?”.
(A. K. I/465).
Bi kịc của Anna “người đàn bà trẻ trung”, “có ánh sáng ma quỉ trong tâm
hồn”, “kiên quyết không dừng bước trước bất kỳ cái gì trên con đường tội lỗi
của mình” thực ra nó đã bắt đầu từ những ngày đầu tiên chung sống với
Karênin. Niềm mơ ước về một hạnh phúc chân chính, tình yêu lứa đôi luôn
cháy bỏng và rạo rực trong Anna, nó háo hức tựa khí trời, như người đi
đường đang đói, đang khát cần bành mì và nước uống vậy. Trong hoàn
cảnh éo le đó, Vrônxki xuất hiện bất ngờ như một cơn bão tuyết dữ dội và
tuyệt diệu. Anh chàng sĩ quan trẻ trung, đẹp trai, hấp dẫn và hùng hổ này đến
với Anna như một “ánh lửa khủng khiếp của đám cháy trong một đêm tối

trời”. “Vừa sung sướng, vừa hổ thẹn, vừa khiếp sợ”, Anna phải nến trãi biết
bao tủi nhục, cay đắng và biết bao nghiệt ngã cả sự ngọt ngào bởi thế lực
mới mẻ này. Vì bổn phận ngay từ đầu Anna đã đấu tranh quyết liệt nhằm
xua đuổi tình yêu ra khỏi trái tim mình:
- “Tình yêu, tôi không ưa cái chữ đó, chính vì nó chứa đựng quá nhiều
ý nghĩa đối với tôi, nặng nghĩa hơn ông có thể hình dung nổi rất nhiều…”
- “Hôm nay, tôi chủ tâm đến đây vì biết sẽ gặp ông. Tôi đến để nói với
ông rằng: việc này phải chấm dứt. Tôi chưa bao giờ phải hổ thện trước mặt
ai cả, thế mà ông đã buộc tôi cảm thấy mình có lỗi…”. “Nếu quả thực ông
yêu tôi như lời ông nói, thì xin ông hãy để cho tôi được yên…” (A. K. I/242).
Song, một tình yêu chân chính và thật lòng sẽ luôn chiến thắng mọi lý trí của
con người. Tình yêu của Anna đã đánh bại lý trí khôn ngoan của nàng. Trở
về từ trường đua ngựa sau cuộc đua Anna đã không ngần ngại thú nhận với
chồng về mối tình say đắm giữa nàng với Vrônxki. Chi tiết cuộc đua ngựa
chính là đỉnh điểm của cốt truyện tác phẩm. Vì rằng: từ đây tốc độ phát triển
của tác phẩm nhanh chóng hơn và cũng từ đây, bao tai hoạ đã dồn dập đến
với không chỉ Anna mà với cả những người trong cuộc, những người xung
quanh cuộc đời nàng. Nàng dứt khoát: “không, mình không nhầm đâu…
Mình không nhầm đâu. Tôi đã hốt hoảng và tôi không thể không hốt hoảng.
Nghe mình nói tôi lại nghĩ tới chàng. Tôi yêu chàng, tôi là người yêu của
chàng, tôi không chịu nổi mình, mình làm tôi sợ, tôi ghét mình Mình
muốn làm gì tôi thì làm!” (A. K. I/351).
Quả là Anna đã hổ thẹn, bởi lẽ nàng lag một người vợ ngoại tình, bởi địa vị
của tình nhân nhưng nàng lại cảm thấy sung sướng, hạnh phúc vô cùng như
một người đang đói được cho ăn, một người đang khát khô cổ được rưới
những giọt nước mát vào họng, liên tục. Thẳng thắn và dứt khoát, nàng đã
tuyên chiến với Karênin: “Mình muốn làm gì tôi thì làm!”.
Anna Karêniana Leptôn Xtôi

7


Hạnh phúc của nàng đạt đến mức nào khi nàng về bên Vrônxki? Cái mái đầu
đẹp đẽ xưa kia luôn ngẩng cao với vẻ kiêu kì, tươi vui nay lại cúi xuống như
tủi nhục và phiền muộn. Gắn bó với Vrônxki, “nàng cảm thấy đầy tội ác và
lỗi lầm nên giờ chỉ còn biết hạ mình xuống và cầu xin tha thứ: giờ đây, nàng
chỉ còn có mình chàng ở trên đời cho nên chính chàng là người mà nàng
cầu xin tha thứ. Trong khi nhìn chàng, nàng cảm thấy rõ nối tủi nhục của
mình như một cảm giác thể xác và không biết nói gì hơn… Nỗi hổ thẹn về sự
trần trụi tinh thần đã bóp nghẹt Anna và lây sang cả Vrônxki” (A. K. I/275).
Tuy nhiên, cuộc sống giữa nàng và bá tước Karênin không thể gọi là tình
yêu (xem trang 2). Mới nghĩ đến, nàng đã phải rùng mình kinh sợ. Còn với
Vrônxki thì khác, đây lại là một tình yêu chân chính với niềm say mê dịu
ngọt, vẻ nồng đượm dạt dào của trái tim con người pha lẫn vị đắng chát của
cuộc đời. Bằng chứng là nàng đã bộc bạch với Vrônxki khi chàng nói về nỗi
đau khổ của nàng, rằng:
- “Em mà đau khổ ấy à? Nàng nói và bước lại gần chàng nhìn chàng
với một nụ cười ngây ngất. Em ấy à? Nhưng em lại giống như người đang
đói mà được cho ăn. Có thể đang rét, quần áo rách rưới, hẳn hổ thẹn,
nhưng không đau khổ! Em mà đau khổ ấy à? Kông, đây là hạnh phúc của
em…” (A. K. I/320).
Các mối mâu thuẫn giằng xé pha lẫn nhau như vậy đã trở thành một thực thể
vật chất tồn tại và biến động trong cuộc đời nàng không sao khắc phục nổi.
Tâm trạng của người phụ nữ xấu số này cũn bắt nguồn từ những sự giằng xé
phúc tạp ấy. Thế là từ đây, cái tổ quí tộc mà Karênin xây dựng bấy lâu nay
bằng địa vị, danh vọng và thể diện của lão cứ ngỡ êm ấm dưới ánh sáng của
Chúa thì giờ đây đã vỡ tan như bọt nước dưới ánh sáng chói loà của tiếng sét
ái tình trong Anna _ vợ của lão.
“Quá khứ có thể tắt đi và quá khứ đã chết trong Anna, Karênin không yêu
Anna và có lẽ cũng không nhìn thấy Anna bên cạnh mình, không nhìn thấy
cả con trai ông- ông đặt những con người tưởng tượng vào chỗ nhưng con

người sống thật và nói chuyện với con trai như nói với một chú bé tượng
tượng. Nước Nga không tồn tại với ông. Ông là một con người văn phòng,
một con người quan liêu đặc biệt”
[4]
.
Người ta có cảm tưởng như Karênin không phải là gã đàn ông, tuy có ghen
tuông nhưng cũng chỉ bằng cái giọng “the thé như trẻ con và nhạo báng” nói
chuyện với vợ cũng dùng những thuật ngữ hành chính khô khan chết cứng:
-“Tôi muốn sao cho không gặp mặt ở đây gã đàn ông ấy và tôi muốn cô xử
sự sao cho cả ngoài xã hội lẫn bon đầy tớ không thể dị nghị về cô… Sao
cho cô không gặp mặt gã ta. Tưởng thế, không phải là nhiều nhặn quá. Và
để bù lại điều đó, cô sẽ được phép sử dụng quyền hạn của một người vợ
lương thiện mà không phải làm nghĩa vụ của mình. Đấy, tất cả chỉ có thế, đó
Anna Karêniana Leptôn Xtôi

8

là những gì tôi muốn nói với cô.Bây giờ đã đến lúc tôi phải đi. Tôi không ăn
ở nhà” (A. K. bản tiếng Nga tr 358).
Hình ảnh Karênin đã chết trong Anna nhường chỗ cho Vrônxki. Cả Anna, cả
chúng ta đểu ngỡ vì thế mà hạnh phúc thật đã đến với nàng, nàng nhất quyết
đòi ly di để xây dựng hạnh phúc trong một cuộc đời mới mẻ với Vrônxki.
Nào ngờ thế lực phong kiến bảo thủ và ác tâm dù đã lỗi thời nhưng sức nặng
của nó vẫn như trái núi đè bẹp những tâm hồn nổi loạn. Chế độ phong kiến
lỗi thời kia như con sâu trăm chân chết vẫn không gãy. Bá tước Karênin
đã nói thẳng “Cuộc đời chúng ta gắn bó với nhau không phải do ý con người
mà do ý Chúa”. Hắn đe doạ: chỉ có tội ác mới cắt đứt sự gắn bó ấy, mà tội ác
như vậy thì sẽ bị trừng phạt nặng nề. Mặt khác, luật pháp lại qui định đứa
con trai duy nhất và yêu quí của nàng: Xêriôga phải sống theo bố nó. Nỗi
đau xé ruột xé gan ấy đã được Anna bộc lộ với người chị dâu trong đầm đìa

nước mắt: “Em được lão ta đồng ý. Còn con trai em thì sao? Họ sẽ không
trả nó cho em đâu… Chị nên hiểu em yêu hai người như nhau, mà cả hai
em đều yêu hơn chính bản thân mình: Xêriôga và Vrônxki… Trên đời, em
chỉ yêu có hai người đó và có người này thì không thể có người kia. Em
không thể liên kết lại được, mà đó lại là mong ước duy nhất của đời em. Và
nếu em không đạt được điều đó thì trên đời này mọi cái khác đối với em
chẳng quan trọng” (A. K. II/273)

Đã có lần nàng nghĩ dù cho quan hệ của nàng với chồng và với Vroonxxki
thế nào đi chăng nữa thì nàng cũng không để bất kỳ cái gì xâm phạm đến
lĩnh vực thiêng liêng của nàng: đó là đứa con đầu lòng, đứa con yêu quí và
đứa con duy nhất của nàng. Dù cho nàng bị dồn đến bước đường cùng cực
đến mấy đi nữa cũng không bao giờ nàng chịu lìa bỏ đứa con trai độc nhất
đó của mình. Dù cho Karênin có hắt hủi, dè bỉu dù cho Vrôxki co thờ ơ
xua đuổi nàng cũng chấp nhận tất cả mà không bao giờ nàng rời bỏ con
mình. Nếu như một khi nàng mất hết tất cả tài sản, tình yêu, danh phận, địa
vị chẳng hạn thì nàng cũng còn có một mục đích để sống đó là con nàng,
nang phải sống để, phải hành động, đấu tranh cho vị trí của nàng đối với
con, nàng phải mang con đi sống một nơi khác trước khi họ giật con nàng
khỏi tay nàng, nàng nghĩ thế và nàng sẽ làm thế Song, nàng đã không thể,
tất cả xung quanh đều như chiếc "đinh ốc vít chặt nàng lại" mà nàng không
thể vượt qua điều ấy. Nàng tưởng với những lời nàng thú nhận với chồng là
"nàng đã nói ra trước toàn thế giới và toàn thế giới đã nghe thấy" (A. K.
I/459). Nàng nhìn ra vạn vật xung quanh và thấy đâu đâu cũng hướng vào
nàng với cặp mắt đầy xăm xoe, xoi mói và không chịu buông tha cho nàng:
"Nàng dừng bước, ngước nhìn ngọn cây hoàn diệp liễu đang đung đưa theo
chiều gió, lá cây bóng loáng dưới ánh nắng, và hiểu rằng ông ta sẽ không
Anna Karêniana Leptôn Xtôi

9


tha thứ cho mình, giờ đây toàn thế giới sẽ tàn nhẫn như bầu trời này, như
những rặng cây này " A. K. I/463).
Cuộc sống ngày càng bị dồn ép và cái vòng luẩn quẫn của cuộc đời kia lại
cứ ntwaj như chiếc thòng lọng ngày càng siết chặt con người và cuộc đời
của Anna lại, không sao thoát ra nổi. Khi cố thoát khỏi cảnh sống đó hai
người (Anna và Vrôxki đã rời Nga du lịch châu Âu và lưu lại nước Ý để tìm
hưởng cái không khí thanh bình với hy vong không còn chút vấn vương gì
về những định kiến quá khứ chật hẹp của lề thói phong kiến Nga. Họ đến
đây để tìm một hạnh phúc mới trong những khung cảnh mới tuy nhiên thực
tế thì đến đây khoảng cách trong tâm hồn giữa hai người lại càng xa hơn
mặc dù nơi đây họ đã có một tuần trăng mật tự nhiên và công khai. Nhưng
chính Vrônxki đã tự thú về sự bất lực của mình: "Tôi hì hục bao lâu nay mà
không đi đến đâu cả" (A.K.II/55). Cuộc sống mới mẽ, xa lạ của đất Ý đã trở
nên hấp dẫn với cả hai nhưng lại trở nên nhạt nhẽo, chán chường khi nghĩ về
nhau. Họ bèn trở về Nga. Sắp đến ngày sinh nhật Xêriôgia, nhớ con da diết,
bằng mọi cách nàng phải về gặp bằng được con bởi nàng là mẹ nó, nàng có
quyền được gặp con nàng. Thăm con lần này là một nỗi xúc động mãnh liệt
đối với Anna "nàng đã trút tất cả sức mạnh của mối tình không thỏa vào
đứa con đầu lòng, tuy không yêu bó nó Thế mà phải vĩnh viễn xa nó, không
những về thể xác mà cả về tinh thần, và không có cách nào để cứu vãn cả" .
Vì hành vi phạm tội của nàng mà nàng phải mất con vĩnh viễn.
Nỗi mất con và tình trạng bế tắc không sao ly dị được cùng với bao nhiêu lời
dè bỉu độc ác của dư luận công khai chốn thượng lưu xua đuổi, đến nỗi
chẳng một ai dám tiếp xúc với nàng, thậm chí có kẻ xấu bụng còn làm nhục
nàng ngay giữa nhà hát bởi cho rằng "ngồi cạnh nàng là ô nhục". Tất cả
những thứ đó làm cho nàng thêm đau khổ, tan nát tâm can và đồng thời mất
hết niềm tin với cuộc sống.
Chính Vrônxki cũng thừa nhận:"trong xã hội thượng lơu thì đó là địa ngục
không thể tưởng tượng được cực hình nào ghê gớm hơn những điều nàng đã

phải chịu đựng suốt hai tuần ở Peterbua ". Mặc dầu đúng như lời của nữ
công tước Miackaia - một người thẳng thắn, bộc tuệch đã nói rõ: "Chị ấy đã
làm cái điều mà mà mọi phụ nữ, trừ tôi ra đều làm vụng trộm, còn chị ấy,
chị ấy không muốn dan dối thế là tốt Từ khi những phụ nữ tồi tệ gấp nghìn
lần đổ xô vào công kích chị ấy, tôi thấy chị ấy xử sự thật đáng khâm phục"
Phải chăng Anna có tội? Nếu quả thực như thế thì không phải là do nàng yêu
mà bởi lẽ, nàng dám đem tình yêu của mình đối lập lị với xã hội, đối lập lại
những qui tắc xã hội đã đặt ra, hơn nữa nàng lại muốn xã hội chấp nhận
hành động ấy của nàng một cách hợp pháp: hành động chung sống, xây đắp
hạnh phúc với người mình yêu. Nỗi "ô nhục" của Anna khi nàng xuất hiện ở
nhà hát mà nơi đây các bà tai ta mặt lớn, "đứng đắn", "nghiêm chỉnh" không
Anna Karêniana Leptôn Xtôi

10
muốn ngồi cạnh nàng chính là bản án tử hình đối với nàng, với danh dự và
số phận của nàng.
Bị xã hội xua đuổi, không còn cách nào khác, Anna bắt đầu trút lên Vrônxki
tất cả nhưng trách nhiệm về hoàn cảnh đắng cay tột cùng của nàng. Những
giấc mơ khủng khiếp lại xuất hiện và xé nát tâm can nàng; nếu như trước
đây, lúc mới bắt đầu dan díu với Vrônxki, đêm nào nàng cũng "nằm mơ thấy
cả hai đều là chồng và cả hai đều ôm ấp vuốt ve mình" thì giờ đây lại là
"một ông già bé nhỏ, râu ria xồm xoàm đang cúi xuống làm gì đó với một
miếng sắt, làu bàu bằng tiếng Pháp những lời vô nghĩa" (A.K.II/417) Một
câu hỏi cháy bỏng luôn canh cánh trong lòng nàng: "Nhỡ chàng không yêu
mình nữa thì sao?"
Những giấc mơ ấy như báo hiệu một nỗi bất hạnh đang dần trút ập xuống hai
người. Nàng dận dữ, tức tối rồi ngờ vực: "Vấn đề là chúng ta có yêu nhau
hay không? Nếu anh yêu em như em yêu anh, nếu anh đau khổ như em "
và rồi nàng dằn dỗi tuyệt vọng: "Anh anh sẽ phải hối hận về việc này ".
Thực chất mà nói thì không chỉ có xã hội thượng lưu xua đuổi Anna mà

ngay cả Vrônxki cũng lại là một con người bất lực, anh ta cung không thoát
khỏi cái hệ tư tưởng quái đản của chế độ phong kiến đương thời: "lòng ham
danh vọng vẫn là mơ ước của chàng từ thời thơ ấu, và thời thanh niên, một
ước mơ mà chàng không thú nhận với chính mình, nhưng lại mãnh liệt đến
nỗi giò đây niềm say mê đó vẫn đang tranh chấp với tình yêu". Trong cuộc
sống, Vrônxki cho rằng chỉ có thể yên tâm và ngẩng cao đầu trước thiên hạ
bằng cách đề ra một bộ luật gồm những nguyên tắc qui định chính xác tất cả
những gì nên làm và không nên làm: "Nếu mắc nợ một gã cờ bạc bịp thì
phải trả ngay, còn tiền may quần áo thì chưa vội; không nên nói dối, nhưng
với phụ nữ thì được phép; đừng đánh lừa ai, trừ khi đó là một ông chồng có
vợ đẹp; bản thân có thể xúc phạm kẻ khác nhưng trong bất kỳ trường hợp
nào cũng không tha thứ cho những ai xúc phạm đến mình". Niềm háo danh
đã tạo nên cho Vrônxki một một lối sống hảo hớn có thể hy sinh tất cả vì
tình yêu, miễn là không xâm phạm đến tự do cá nhân của mình, lại là con
nhà giầu nên Vrônxki thỏa sức tiêu xài sao cho thõa mãn dục vọng riêng tư
của mình, "mẹ Vrônxki có tài sản riêng, hàng năm ngoài số tiền hai vạn rưỡi
rúp đã qui định, còn cho thêm con trai hai vạn rúp mà Vrônxki tiêu nhẵn cho
đến đồng cuối cùng" khiến cho con người vốn đã phù phiếm lại càng phù
phiếm hơn.
Quả là về mặt trí tuệ, Vrônxki thấp kém hơn Anna quá nhiều. Nếu như nàng
am hiểu khá sâu trên nhiều mặt, từ việc giáo dục thiếu nhi đến các mặt kiến
trúc, nông học, y tế thậm chí cả nuôi ngựa và thể thao khiến chàng rất ngạc
nhiên về những hiểu biết và trí nhớ của nàng thì ngược lại chàng đóng rất đạt
"vai trò chàng đã chọn - vai trò một điền chủ giàu có làm hạt nhân cho giới
Anna Karêniana Leptôn Xtôi

11
quí tộc Nga. Ngoài việc làm giàu thêm trại ấp cho mình, chàng còn tìm cách
gây thanh thế trong dư luận xã hội bằng cách mua sắm máy móc nông
nghiệp từ các nước tư bản phương Tây và xây một bệnh viện hiện đại.

Chàng muốn thay đổi phong cách sông cho mới mẻ ngay cả trong việc kinh
doanh trại ấp. Chàng thuê một viên quản lý người Đức, mua ngựa giống ở
Anh, giống gia súc Thụy Sỹ, và bao nhiêu thứ mua sắm từ nước ngoài ".
"Dối với nông nghiệp, chàng ưng những phương pháp đơn giản nhất, bảo
đảm nất và tỏ ra khôn ngoan, tiết kiệm trong tưng chi tiết nhỏ " "đụng tới
vấn đề lợi tức, vấn đề bán gỗ, bán hoa màu, bán len hoặc cho phát canh
ruộng đất, Vrônxki cứng rắn như đá tảng và biết giữ giá". Chính vì thế mà
ông bạn Xviazxki đã khen chàng là có "tác phong Mỹ". Bề ngoài, Vrônxki là
một gã công tử bột, hết sức phù phiếm, sùng bái lối sống tư bản từ đồ chơi
trẻ con, giường lò xo đến vườn hoa, các loại hoa đều theo đúng mốt Pari
nhưng lại keo kiệt từng đấu thóc cho ngựa của khách và luôn bất lực trước lễ
giáo và pháp luật phong kiến. Chàng không đủ nghị lực và dũng cảm để
giành lấy tình yêu, hạnh phúc riêng tư lâu bền cho mình mà lại tỏ ra hành
diện, vênh vang về việc tham gia các tổ chức xã hội của giới quí tộc. Công
kích Lêvin không chịu tham gia vào các công việc hàng tỉnh, Vrônxki rất lấy
làm vinh dự khi được bầu làm thẩm phán hòa giải danh dự; chàng còn tự nhủ
sẽ thu xếp công việc gia đình cho ổn thỏa để được bầu vào đại biểu nghị
viện
Nếu như Karênin là điển hình cho thế lực phong kiến quan liêu, phản động
đã lỗi thời thì Vrônxki lại là đại biểu của bọn tư sản quí tộc Ngẩn cuối thế kỷ
XIX được bộc lộ phong phú và hoàn chỉnh trong tính cách cuản anh ta. Là
con người hời hợt, chàng không hề quan tâm đến trách nhiệm mà chỉ biết
làm sao để cho thỏa mãn cái ham muốn cá nhân cảu mình: hưởng lạc, trai
gái, bài bạc, rượu chè, đua ngựa, ten-nit, đàn đúm và những danh vọng hảo
huyền. Mới về nông thôn chưa đầy sáu tháng chàng đã giữ những sáu chức
vụ khác nhau ở tỉnh và kết thân với anh bạn Xviazxki giữ những hai mươi
chức vụ khác nhau Tuy hấp dẫn, hùng hổ và xông xáo bề ngoài nhưng
phong cách của Vrônxki cũng khó mà thoả mãn được tâm hồn Anna. Ngay
từ khi mới bắt đầu bước vào chốn tình trường dầy éo le, phức tạp này,
Vrônxki đã cảm thấy ngần ngại vì sợ mất tự do thoải mái, sợ búa rìu dư

luận Chàng băn khoăn tự hỏi "Buộc nàng bỏ chồng tức là gắn bó đời nàng
vào đời mình vậy mình đã chuẩn bị sẵn sàng chưa? Làm thế nào cướp nàng
đi khi chưa có tiền?" (A.K.I/485). Đấy là nỗi dè dặt từ khi mới công khai
chiếm được tình yêu của Anna, nhưng càng về sau, nỗi do dự ấy càng biến
thành nỗi đau nhức nhối, tái tê và xé nát cõi lòng của cả hai người.
Thật khó hiểu khi Anna có thể chung sống với Vrônxki - một anh chàng "rất
ngu si, rất hợm hĩnh, rất khỏe và rất sạch sẽ, ngoài ra chẳng có gì khác
Anna Karêniana Leptôn Xtôi

12
hơn" (A.K.I/397 tiếng Nga). Đó chính là bóng dáng của chàng khi chàng soi
qua tấm gương một vị khách du lịch nước ngoài mà chàng hướng dẫn đi
thăm cảnh đẹp ở Pêterbua. Mỗi khi nhìn anh ta chàng lại như nhìn thấy
chính mình Đúng là "một bị thịt đần độn! Phải chăng mình cũng như
hắn?” (A.K.I/397 tiếng Nga). Và với Anna thì liệu đây có phải là một sai
lầm ghê gớm thứ hai trong đời nàng nữa hay không? Bởi thế cho nên đã có
lần trong lúc cãi nhau Anna đã nói thẳng trước mặt Vrônxki rằng: "Tôi rất
tiếc anh chỉ hiểu được những vấn đề thô tục và vật chất thôi". Càng thấu
hiểu tính cách của Vrônxki, nàng càng ngậm ngùi ai oán: "Giờ đây nàng yêu
chàng, yêu như người đàn bà dám đặt tình yêu lên trên mọi thứ của cãi ở cõi
đời này mà chàng lại thấy hạnh phúc xa xăm hơn cả khi rời Maxcơva đi
theo nàng chàng nhìn nàng như nhìn một bông hoa tàn héo mà mình đã
hái và khó khăn lắm mới nhìn thấy lại được cái vẻ đẹp đã khiến anh ta hái
hoa "
Nỗi bất mãn ngày một lớn lên cùng với niềm xót xa vì mất con cứ canh cánh
không nguôi trong lòng khiến cho Anna như mắc một cái tật mới là “nheo
mắt nhìn cuộc đời mình để khỏi phải thấy hết mọi sự”. Nếu như trước đây,
khi bước vào cuộc đời Vrônxky, Anna từng tâm sự: “Em sẵn sàng đổi lấy tất
cả để được mạnh dạn yêu anh, tự do yêu anh” thì giờ đây nàng lại phải đau
đớn thốt lên trước mặt người đàn ông này nỗi thất vọng cay đắng: “tôi muốn

gì à? Tôi muốn được yêu và tôi không còn được yêu nữa. Thế là hết tất
cả!”.
Giữa lúc Vrônxky đi tìm thú vui một mình ở chốn danh vọng trong các cuộc
bầu cử, nàng đã cảm thấy vô vọng và quạnh hiu đến tột cùng. Để tự giải
thoát sựlo phiền ấy cho chính mình, nầng tự nhủ: “Tại sao không tắt hết ánh
sáng đi khi không còn gì để nhìn nữa, khi đối với ta, mọi chuyện đã trở nên
bỉ ổi?”.
Trong giây phút hoảng loạn, mất hết bình tĩnh, nàng đi tìm Vrônxky, song
biết tìm đâu ra anh ta trong lúc anh ta đang mãi mê với chốn danh vọng hảo
huyền kia chưa về. Quả thực là chàng quá hờ hững với mình, nàng thầm
nghĩ, chàng không chung tình với mình, không xứng đáng với sự hy sinh
ghê gớm của mình “thoáng thấy mũ Vrônxky treo trên mắc áo, nàng rùng
mình ghê tởm chàng muốn tìm gì ở ta? Đâu phải vì yêu mến, chỉ thoả mãn
thói hợm hĩnh thôi…Phải, chính sự đắc thắng của thói hợm hĩnh. Anh ta
cũng có yêu mình, nhưng trước hết là hãnh diện vì đã thành công. Anh ta
vênh vang vì mình. Bây giờ thì hết rồi” (A. K. II/431). “ Một nỗi khát khao
mơ hồ muốn trả thù. Mình sẽ thân hành đi tìm anh ta, chưa bao giờ ta căm
gét ai bằng con người ấy!” – nàng nghĩ và rồi sai người đánh xe chở ra ga…
“Không, ta không cho pháp người ta làm đau đớn thế này đâu!”, nàng đau
khổ thầm nghĩ và tiếp tục đi dạo trên sân ga. Nàng thấy từ Vrônxky cho đến
Anna Karêniana Leptôn Xtôi

13
cả cái thế giới tàn nhẫn này “đâu đâu cũng giả dối, lừa đảo, gian trá và độc
ác!” (A. K. II/347)
… Đột nhiên, nàng nhớ đến người đàn ông chết chẹt tầu hôm đầu tiên nàng
gặp Vrônxky và bỗng hiểu ra giờ đây mình nên làm gì và phải làm gì… nàng
lao mình xuống gầm toa tầu đang chạy…
Bóng dáng lão mugic nhỏ bé trong giấc mơ lại xuất hiện trong tâm trí nàng,
lão vừa lầm bầm vừa gõ vào một thanh sắt – “Và luồng ánh sáng đã soi rọi

cho nàng thấy rõ cuốn sách cuộc đời với bao nhiêu lo âu, phản phúc và đau
khổ, lúc này càng bừng lên chói lọi hơn rọi chiếu vào mọi vật bấy lâu nay
vẫn chìm trong bóng tối; rồi nó rung rinh, mờ đi và tắt vĩnh viễn” (A. K.
II/439).
Anna đi vào cõi chết, trước khi từ giã cuộc đời, nàng đã kịp nhìn lại và lột
trần toàn bộ cái thế giới tồi tệ, giả dối và độc ác ấy cùng tất cả những mối
quan hệ bẩn thỉu lạnh lùng và chó má giữa người với người như mọi sợi dây
ràng buộc nàng với xung quanh đều bị đổ vỡ hoàn toàn. Nàng đã kịp nguyền
rủa cái thế giới xâu xa, giả dối và chó má ấy để vĩnh viễn giải thoát cho bản
thân mình khỏi cái thiên la địa võng đầy ắp sự khắc nghiệt mà nàng đã phải
chịu đựng trong suốt cả cuộc đời.
Lẽ ra, một người đàn bà đẹp tuyệt vời như Anna phải là một niềm tự hào và
nâng niu của cả một thời đại xã hội, nhưng không, nàng đã không được đáp
trả xứng đáng với những hy sinh của mình mà trái lại nàng còn bị đối xử một
cách tàn nhẫn như thể nàng là một tội ác lớn ở đời. Nàng phải chết, bởi một
lẽ tự nhiên: nàng đã yêu say đắm và nàng dám hy sinh tất cả, dám vượt qua
tất cả mọi sự phê phán, ràng buộc của xã hội, vượt qua mọi sự dè bỉu của
người đời để đi theo tiếng gọi của tình yêu. Và đấy cũng chính là “tội lỗi”
duy nhất mà nàng bị xã hôi lúc bấy giờ tuyên cho nàng và trừng trị nàng…
“Thế giới tàn nhẫn” đã đẩy nàng vào chỗ chết, cho nên trong giây phút cuối
cùng của đời nàng, Vrônxky nhìn thấy hình ảnh nàng không phải như lần
đầu gặp ở ga: bí ẩn, quyến rũ, đa tình, cùng một lúc vừa tìm kiếm, vừa ban
phát hạnh phúc mà giờ đây, chàng trông thấy nét mặt của nàng “dữ tợn và
khao khát phục thù”. “Sắc diện duy nhất giờ đây chàng thấy ở nàng là vẻ
đắc thắng…” “với cặp mắt mở to như muốn nhắc lại lời đe dọa thốt ra trong
cuộc cãi lộn: rồi anh sẽ phải hối hận về việc này!”
Anna Karênina chết và Vrônxky cũng giã từ chốn cũ để đi tìm cái chết nơi
đất khách quê người.

Bài viết chưa hoàn chỉnh……


Hoàng Công Hậu
ĐHSP Văn Sử K50

×