Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

DE VA DAP AN HSG 9 (NA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.83 KB, 5 trang )

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9
NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn thi: SINH HỌC LỚP 9 - BẢNG A
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1. (2.5 điểm):
a) Tại sao nói sự kết hợp ba quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ chế đảm bảo sự
duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của các loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể?
b) Ở thực vật, muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội ta làm như thế nào?
Câu 2. (2.5 điểm):
a) So sánh kết quả lai phân tích F
1
trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của
hai cặp tính trạng.
b) Vì sao phép lai phân tích lại phát hiện được hiện tượng di truyền liên kết?
Câu 3. (3.0 điểm):
Trên một cây cam có: bọ xít hút nhựa cây, nhện chăng tơ bắt bọ xít, tò vò đang săn nhện.
a) Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn trên.
b) Trên ngọn và lá cây cam còn có rệp bám; quanh vùng rệp bám có nhiều kiến đen.
Hãy nêu rõ mối quan hệ sinh thái giữa toàn bộ các loài kể trên.
(Cho biết rệp tiết dịch cho kiến đen, kiến đen bảo vệ rệp).
Câu 4.(2.5 điểm):
a) Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường diễn ra như thế nào?
b) Bằng mắt thường có thể phân biệt được thể đa bội với thể lưỡng bội không? Việc phân biệt
này có thật chính xác không? Vì sao? Có biện pháp nào giúp chúng ta nhận biết chính xác?
Câu 5. (3.0 điểm):
ADN và prôtêin khác nhau về cấu trúc ở những điểm cơ bản nào? Những chức năng cơ bản của prôtêin?
Câu 6. (2.5 điểm):
Sau đây là kết quả một số phép lai ở ruồi giấm:
Trường hợp1: a) P ♀ mắt nâu x ♂ mắt đỏ thẫm → F1: 100% mắt đỏ thẫm.
b) P ♀ mắt đỏ thẫm x ♂ mắt nâu → F1: 100% mắt đỏ thẫm.
Xác định kiểu gen của P ở 2 cặp lai trên.


Trường hợp 2: c) P ♀ mắt đỏ thẫm x ♂ mắt đỏ tươi → F1: 100% mắt đỏ thẫm.
d) P ♀ mắt đỏ tươi x ♂ mắt đỏ thẫm → F1:
2
1
mắt đỏ thẫm :
2
1
mắt đỏ tươi.
Xác định kiểu gen của P ở 2 cặp lai trên.
Câu 7. (4.0 điểm)
Ba hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số đợt không bằng nhau đã tạo ra 112 tế bào con.
Trong quá trình nguyên phân môi trường nội bào đã cung cấp cho hợp tử I nguyên liệu tạo ra tương
đương với 2394 NST đơn; số nhiễm sắc thể đơn mới hoàn toàn chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử II
là 1140; tổng số nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử III là 608.
a) Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài.
b) Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.
c) Tốc độ nguyên phân của hợp tử I nhanh dần đều, của hợp tử II giảm dần đều, của hợp tử
III không đổi. Thời gian của lần nguyên phân đầu tiên ở mỗi hợp tử đều là 8 phút và chênh lệch thời
gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp ở hợp tử I và hợp tử II đều bằng 1/10 thời gian của lần nguyên
phân đầu tiên. Xác định thời gian nguyên phân của mỗi hợp tử.
- - - Hết - - -
Họ và tên thí sinh:.................................................................................................... Số báo danh:....................
Đề chính thức
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2009 – 2010
HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
(Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 04 trang )
Môn: SINH HỌC - BẢNG A
Câu 1
(2.5đ)

a) Tại sao nói sự kết hợp ba quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
là cơ chế đảm bảo sự duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của các loài
sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể?
b) Ở thực vật, muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội ta
làm như thế nào?
a. Ở các loài sinh sản hữu tính, cơ thể bắt đầu từ một tế bào gọi là hợp tử; qua
quá trình nguyên phân, bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài trong hợp tử
được sao chép lại nguyên vẹn trong tất cả các tế bào của cơ thể. Khi giảm
phân, số lượng NST giảm xuống còn n NST. Nhờ đó, khi thụ tinh bộ NST
lưỡng bội của loài lại được phục hồi.
0.75
b. Xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội ở thực vật:
- Dùng phép lai phân tích: Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần
xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn:
+ Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có
kiểu gen đồng hợp.
+ Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
- Cho cá thể cần xác định tự thụ phấn:
+ Nếu đời con đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp.
+ Nếu đời con phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.
0.5
0.25
0.25
0.25
0,25
0,25
Câu 2
(2.5đ)
a) So sánh kết quả lai phân tích F
1

trong hai trường hợp di truyền độc lập
và di truyền liên kết của hai cặp tính trạng.
b) Vì sao phép lai phân tích lại phát hiện được hiện tượng di truyền liên
kết?
a.
+ Di truyền độc lập Di truyền liên kết
P: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh,nhăn.
AaBb aabb
G: 1AB: 1Ab: 1aB: 1ab ab
F:1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb
1V,T : 1V,N : 1X,T : 1 X,N
- Tỉ lệ KG và KH đều :1:1:1:1.
- Xuất hiện biến dị tổ hợp: Vàng,
nhăn và xanh, trơn.
P:Thân xám,cánh dài x Thân đen,cánh cụt.
BV/ bv bv/ bv
G: 1BV: 1bv 1bv
F: 1BV/bv : 1bv/1bv
1X, D : 1Đ,C
-Tỉ lệ KG và KH đều 1:1.
- Không xuất hiện biến dị tổ hợp.
+ Học sinh so sánh đúng cho các trường hợp khác.
0.5
0.25
0.25
1.0
b. Khi lai phân tích với hai cặp gen dị hợp xác định hai cặp tính trạng tương
phản mà đời con cho tỉ lệ các loại kiểu hình 1:1 thì chứng tỏ ở F
1
có 2 gen liên

kết hoàn toàn trên cùng một NST.
0.5
Câu 3
(3.0đ)
Trên một cây cam có: bọ xít hút nhựa cây, nhện chăng tơ bắt bọ xít, tò vò đang
săn nhện.
a) Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn trên.
b) Trên ngọn và lá cây cam còn có rệp bám; quanh vùng rệp bám có nhiều
kiến đen.
Hãy nêu rõ mối quan hệ sinh thái giữa toàn bộ các loài kể trên.
Trang 2/4
(Cho biết rệp tiết dịch cho kiến đen, kiến đen bảo vệ rệp).
a. Sơ đồ chuỗi thức ăn:
Cam → bọ xít → nhện → tò vò. 1.0
b. Quan hệ sinh thái:
- Quan hệ kí sinh : Cây cam → bọ xít.
Cây cam → con rệp.
- Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác:
Bọ xít → nhện → tò vò.
- Quan hệ cạnh tranh: bọ xít và rệp cùng hút nhựa.
- Quan hệ cộng sinh: rệp và kiến đen (rệp tiết dịch cho kiến đen sử dụng làm
thức ăn, kiến đen bảo vệ rệp)
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 4
(2.5đ)
a) Sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và giảm phân không bình thường
diễn ra như thế nào?

b) Bằng mắt thường có thể phân biệt được thể đa bội với thể lưỡng bội
không? Việc phân biệt này có thật chính xác không? Vì sao? Có biện pháp nào
giúp chúng ta nhận biết chính xác?
a.- Sự tự nhân đôi của từng NST ở hợp tử qua những lần nguyên phân đầu tiên
(1.2.3)nhưng không phân chia tế bào dẫn đến hình thành thể đa bội.
- Sự hình thành giao tử không qua giảm phân và sự phối hợp giữa chúng
trong thụ tinh cũng dẫn đến hình thành thể đa bội.
0.5
0.5
b.- Có thể căn cứ vào kích thước các cơ quan của cơ thể để phân biệt.
- Sự phân biệt này không thật chính xác vì có khi do sự ảnh hưởng của môi
trường tạo ra sự khác nhau đó.
- Biện pháp: Làm tiêu bản NST, đếm số lượng NST.
0.5
0.5
0.5
Câu 5
(3.0đ)
ADN và prôtêin khác nhau về cấu trúc ở những điểm cơ bản nào? Những chức
năng cơ bản của prôtêin?
ADN PRÔTÊIN
- Có cấu trúc xoắn kép gồm hai
mạch đơn.Trên mạch kép phân tử
ADN các cặp nuclêôtit liên kết với
nhau theo NTBS bằng các liên kết
hiđrô.
- ADN được cấu tạo từ 4 loại
nuclêôtit.
- Liên kết trên mỗi mạch ADN là
liên kết phôtphodieste, nhiều liên kết

tạo thành mạch pôlinuclêôtit.
- Mỗi phân tử ADN gồm nhiều gen.
- Cấu trúc hoá học của ADN quy
định cấu trúc hoá học của các
prôtêin tương ứng.
- Prôtêin có cấu tạo xoắn, mức độ
xoắn tuỳ thuộc vào mức độ cấu trúc.
- Được cấu tạo từ hơn 20 loại axit
amin.
- Trong phân tử prôtêin các axit amin
liên kết với nhau bằng liên kết peptit.
Nhiều liên kết peptit tạo thành chuỗi
pôlipeptit.
- Mỗi phân tử prôtêin gồm nhiều
chuỗi pôlipeptit.
- Cấu trúc hoá học của prôtêin phụ
thuộc vào cấu trúc hoá học của các
gen trên phân tử ADN.
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
Chức năng: Prôtêin là thành phần cấu trúc của tế bào; xúc tác và điều hoà quá
trình trao đổi chất; bảo vệ cơ thể (kháng thể); vận chuyển; cung cấp năng
lượng…liên quan đến toàn bộ hoạt động của tế bào, biểu hiện thành các tính
trạng của cơ thể.
(Mỗi ý cho 0.25đ)
1.5
Câu 6

(2.5đ)
Sau đây là kết quả một số phép lai ở ruồi giấm:
Trường hợp1: a) P ♀ mắt nâu x ♂ mắt đỏ thẫm → F1: 100% mắt đỏ thẫm.
Trang 3/4
b) P ♀ mắt đỏ thẫm x ♂ mắt nâu → F1: 100% mắt đỏ thẫm.
Xác định kiểu gen của P ở 2 cặp lai trên.
Trường hợp 2: c) P ♀ mắt đỏ thẫm x ♂ mắt đỏ tươi → F1: 100% mắt đỏ thẫm.
d) P ♀ mắt đỏ tươi x ♂ mắt đỏ thẫm → F1:
2
1
mắt đỏ thẫm :
2
1

mắt đỏ tươi.
Xác định kiểu gen của P ở 2 cặp lai trên.
a) Xét trường hợp 1:
Theo bài ra, kết quả F
1
ở 2 phép lai trên giống nhau, đều đồng tính (100%
đỏ thẫm) do đó gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST thường, P
thuần chủng; mắt đỏ thẫm là trội hoàn toàn so với mắt nâu.
Quy ước : A: đỏ thẫm a: nâu
a) P: ♀AA (mắt đỏ thẫm) x ♂aa (mắt nâu)
b) P: ♀ aa (mắt nâu) x ♂AA(mắt đỏ thẫm)
0.5
0.25
0.25
b) Xét trường hợp 2:
- Phép lai “c” có F

1
đồng tính

tính trạng mắt đỏ thẫm là trội hoàn toàn so
với tính trạng mắt đỏ tươi.
- Theo bài ra, kết quả F
1
ở hai phép lai trên khác nhau, do đó gen quy định tính
trạng màu mắt nằm trên NST giới tính X,hoặc gen qui định tính trạng nằm
trên NST thường.
+ Gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST giới tính:
Quy ước: Gen D: đỏ thẫm d: đỏ tươi.
c) P: ♀ X
D
X
D
(đỏ thẫm) x ♂ X
d
Y (đỏ tươi)
d) P: ♀ X
d
X
d
(đỏ tươi) x ♂ X
D
Y (đỏ thẫm)
+ Gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST thường:
Quy ước: Gen D: đỏ thẫm d: đỏ tươi
b) P: ♀DD (mắt đỏ thẫm) x ♂dd (mắt nâu)
b) P: ♀ dd (mắt nâu) x ♂Dd(mắt đỏ thẫm)

( Học sinh có thể quy ước KG khác)
0.25
0.25
0.5
0.5
Câu 7
(4.0đ)
Ba hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số đợt không bằng nhau đã
tạo ra 112 tế bào con. Trong quá trình nguyên phân môi trường nội bào đã
cung cấp cho hợp tử I nguyên liệu tạo ra tương đương với 2394 NST đơn; số
nhiễm sắc thể đơn mới hoàn toàn chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử II là
1140; tổng số nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi trong các tế bào con tạo ra từ
hợp tử III là 608.
a) Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài.
b) Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.
c) Tốc độ nguyên phân của hợp tử I nhanh dần đều, của hợp tử II
giảm dần đều, của hợp tử III không đổi.Thời gian của lần nguyên phân đầu
tiên ở mỗi hợp tử đều là 8 phút và chênh lệch thời gian giữa 2 lần nguyên
phân liên tiếp ở hợp tử I và hợp tử II đều bằng 1/10 thời gian của lần nguyên
phân đầu tiên. Xác định thời gian nguyên phân của mỗi hợp tử.
a) Bộ NST 2n:
Gọi a,b,c là số lần nguyên phân của hợp tử I, II, III; (a,b,c: nguyên, dương)
- Hợp tử I: Số NST chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử I là:
(2
a
- 1) . 2n = 2394

2
a
. 2n = 2394 + 2n

- Hợp tử II: Số NST chứa trong các tế bào con tạo ra từ hợp tử II là:
(2
b
–2) . 2n =1140

2
b
. 2n = 1140 + 2.2n
- Hợp tử III: Số NST trong các tế bào con tạo ra là: 2
c
. 2n = 608
Tổng số NST trong tất cả các tế bào con tạo ra từ 3 hợp tử I, II, III là:
2394 + 2n +1140 +2.2n + 608 = 112. 2n
0.5
0.5
0.5
Trang 4/4
Giải ra ta có: 2n = 38 0.5
b) Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.
- Hợp tử I: 2
a
. 2n = 2394 + 2n
2
a
=
38
382394
+
= 64 = 2
6



a = 6
- Hợp tử II: 2
b
. 2n = 1140 + 2 . 2n
2
b
=
==
+
32
38
38.21140
2
5


b = 5
- Hợp tử III: 2
c
. 2n = 608
2
c
=
16
38
608
=
= 2

4


c = 4
0.5
0.5
0.5
c. Thời gian nguyên phân của mỗi hợp tử:
Xét hợp tử I và hợp tử II:
Áp dụng công thức: t
( NP)
=
2
x
[ 2U
1
+ ( x – 1).d ]
Với: x là số lần nguyên phân.
U
1:
Thời gian lần nguyên phân đầu tiên = 8 phút
d: Hiệu số thời gian của lần nguyên phân sau với lần nguyên phân liền
trước nó (d<0 nếu tốc độ nguyên phân nhanh dần đều; d>0 nếu tốc độ nguyên
phân giảm dần đều).
Hợp tử I: d = (-
8,08).
10
1
−=
phút.

Hợp tử II: d =
8,08.
10
1
=
phút.
Thời gian nguyên phân ở hợp tử I là:
36)]8,0).(16(8.2.[
2
6
=−−+
phút.
Thời gian nguyên phân ở hợp tử II là:
48)]8,0).(15(8.2.[
2
5
=−+
phút.
Thời gian nguyên phân ở hợp tử III là: 8 phút . 4 = 32 phút.(HS có thể làm
theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm)
0.5
Trang 5/4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×