MỤC LỤC
***
A- ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 02
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trang 04
I- CƠ SỞ LÍ LUẬN Trang 04
II- THỰC TRẠNG Trang 08
III- CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Trang 12
IV- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA CÁC NĂM HỌC VỪA QUA .Trang 24
C- KẾT LUẬN Trang 25
-1-
PHƯƠNG PHÁP DẠY PHÂN MÔN TRANG TRÍ Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mĩ thuật là một trong những môn nghệ thuật. Nếu dạy học là khó thì dạy
nghệ thuật càng khó, cần phải mang tính nghệ thuật cao hơn. Vì học mĩ thuật
đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái
đẹp có ở trong mình, xung quanh mình, gần gũi và đáng yêu. Đồng thời mĩ thuật
giúp mọi người tự tạo ra cái đẹp theo ý mình và thưởng ngoạn nó ngay trong
sinh hoạt thường ngày của mình, làm cho cuộc sống thêm hài hoà hạnh phúc.
Nhà trường ngày nay ngoài việc truyền thụ kiến thức khoa học kỹ thuật,
còn phải chú ý đến giáo dục thẩm mĩ, nhằm đào tạo học sinh trở thành những
con người phát triển, toàn diện để xây dựng đất nước. Đáp ứng yêu cầu thẩm mĩ
ngày càng cao và càng phức tạp của xã hội, con người đã phát huy óc sáng tạo
đem lại sự phong phú đa dạng cho nhiều hình thức và nhiều thể loại trang trí.
Trang trí là thể hiện cái đẹp của sự trình bày bằng nghệ thuật sắp xếp, đường
nét, màu sắc, hình mảng. Trang trí bắt nguồn từ thực tế đời sống xã hội. Trang
trí là làm đẹp hơn cái vốn có ban đầu, học trang trí ta sẽ biết làm đẹp cuộc sống
xung quanh, làm đẹp cho gia đình và lam đẹp cho chính mình . Mỗi thời đại
trang trí có những đặc điểm và yêu cầu khác nhau, cũng như nhìn nhận cái đẹp
của trang trí qua từng thời kì xã hội, tôn giáo cũng có nhiều vẻ riêng biệt. Trang
trí được sử dụng một cách rộng rãi trong đời sống, bao gồm nhiều lĩnh vực khác
nhau, hầu như ta đều thấy vai trò của nó trong đời sống hàng ngày. Tất cả mọi
người chúng ta nói chung và học sinh THCS nói riêng tiếp xúc hàng ngày với
nghệ thuật trang trí, nếu biết kết hợp, áp dụng những kiến thức học tập được,
chắc chắn sẽ tìm thấy nhiều bài học bổ ích góp phần làm cho đời sống thêm sinh
động tươi đẹp.
-2-
Bởi vậy là giáo viên giảng dạy môn mĩ thuật qua các năm học vừa qua,
Tôi luôn trăn trở và suy nghĩ vậy làm thế nào để các em học tốt phân môn trang
trí? Nếu các em biết cách tìm mảng, tìm họa tiết và biết lựa chọn hòa sắc sao cho
phù hợp, thì bài vẽ trang trí sẽ đẹp hơn, tốt hơn, các em sẽ cảm thấy ham thích
học phân môn này hơn. Vì thế tôi nghĩ ngay đến phương pháp giảng dạy phân
môn trang trí ở trường THCS để nghiên cứu và áp dụng vào việc dạy học môn
mĩ thuật ở trường THCS. Và tôi đã thử nghiệm cho học sinh khối lớp 6,7,8 và 9
trong những năm học vừa qua, thì kết quả thu được hết sức khả quan trong phân
môn vẽ trang trí.
-3-
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I- CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1. Trang trí ở bậc học THCS.
Trang trí là một nhu cầu thiết yếu với con người, với xã hội, với nền kinh
tế quốc dân và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống (Kiến trúc đô thị,
trang trí nội, ngoại thất. Trang trí phục trang, trang trí điện ảnh sân khấu…).
Phân môn trang trí ở THCS được đưa vào từ lớp 6 đến lớp 9. trong một
năm học lớp 6 có 9 tiết, lớp 7 có 7 tiết, lớp 8 có 8 tiết, riêng lớp 9 chỉ học 1/2
tiết/tuần cho nên chỉ có 5 tiết. Vì vậy nội dung cơ bản được chọn lọc hết sức cơ
bản. Khác với các trường nghệ thuật chuyên đào tạo các hoạ sĩ, bởi số thời gian
học chuyên môn ở các trường nghệ thuật chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn ở trường phổ
thông (nơi dạy nghệ thuật đại trà) thời gian rất eo hẹp, mỗi bài học và làm, gói
gọn trong một tiết học (45 phút). Những bài học chủ yếu nhằm nâng cao về kiến
thức trang trí, phương pháp thể hiện cũng như thực hành ứng dụng trong đời
sống và các bài học cơ bản như (Hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, đường
diềm) được sắp xếp học đi học lại nhiều lần ở mỗi lớp nhằm giúp học sinh nắm
vững kiến thức trong bố cục trang trí và phát huy khả năng tìm tòi sáng tạo. Khả
năng của học sinh sẽ được nâng cao dần theo từng lớp học vì vậy việc học trang
trí được tiến hành đúng quy trình nhằm khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo, độc
đáo của học sinh khi làm bài, chương trình và nội dung học trang trí ở THCS có
sự sắp xếp mang tính đồng tâm, phát triển để học sinh tiếp cận môn học từ dễ
đến khó, từ tô màu đến tìm màu, từ vẽ thêm hoạ tiết cho đều đến sự tìm hoạ tiết
để sắp xếp…
2. Tính đồng tâm trong trang trí.
Trong trang trí có một số bài học mang tính chất bắt buộc, những bài
trang trí này được gọi là: bài học trang trí cơ bản (cách dùng màu, phương pháp
bố cục, thể thức trang trí, trang trí hình vuông, trang trí hình chữ nhật, trang trí
-4-
hình tròn, trang trí đường diềm…). Tuỳ theo từng bậc học, từng lớp để phân bố
sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và trình độ nhận thức của HS. Những bài
cơ bản này sẽ lặp đi lặp lại không chỉ có ở các trường tiểu học – THCS mà còn
học tới các trường cao đẳng, đại học… Các bài học trang trí cơ bản là cơ sở cho
sự nhận thức cái đẹp và giúp người học vận dụng kiến thức đó vào đời sống thực
tại.
Giáo viên khi dạy các bài trang trí cơ bản cần quan tâm đến:
- Nâng cao dần về sắp xếp, chọn lọc hoạ tiết.
- Sự cân bằng trong tổng thể bố cục
- Phối hợp các thể thức trong trang trí áp dụng vào các bài trang trí cơ bản,
các thể thức (đăng đối, xen kẽ, phá thế, nhắc lại…)
- Sử dụng đậm nhạt và màu sắc sao cho phù hợp.
3. Tính thực tiễn trong trang trí đối với nhà trường phổ thông.
Nghệ thuật trang trí bao giờ bao giờ cũng gắn liền với đời sống. Nó bắt
nguồn từ cuộc sống và trở lại phục vụ cho cuộc sống, vì vậy mà chương trình,
nội dung dạy học trang trí ở trường phổ thông phải được quan tâm gắn với đời
sống của học sinh và xã hội. Có những bài tưởng như chỉ là trang trí đơn giản
(trang trí nhãn vở) nhưng thực chất có sự liên quan rất phong phú của những bài
trang trí cơ bản (trang trí hình chữ nhật, trang trí ứng dụng…) hoặc trong trang
trí trại hè, một bài gắn liền với đời sống sinh hoạt của học sinh được thể hiện
bằng nhiều kiến thức tổng hợp (kiến thức kẻ chữ, trình bày, sắp xếp và bao
quát…)
Nội dung các bài trang trí trong chương trình phổ thông đều gắn liền với
sinh hoạt của học sinh, đòi hỏi học sinh luôn luôn tìm tòi, sáng tạo như các bài:
Trang trí hộp mứt, trang trí trại hè, trang trí báo tường, trang trí lọ hoa, trang trí
bìa lịch, trang trí mặt nạ, trang trí túi xách…
Giáo viên cần quan tâm khi dạy các bài có trang trí ứng dụng.
- Hướng dẫn HS không sao chép, bắt chước những hình vẽ hoặc đồ vật có
sẵn.
-5-
- Khuyến khích HS tìm tòi, linh hoạt gây ý thức tự tạo cho mình một sản
phẩm độc đáo để sử dụng (làm lấy bìa lịch để treo, làm lấy tờ thời khoá
biểu hoặc vẽ trên đĩa treo tường…)
- Hướng dẫn các em quan tâm đến nghệ thuật trang trí ứng dụng mang tính
thực tiễn và chú ý đến cách vận dụng những kiến thức trang trí cơ bản vào trang
trí ứng dụng.
4. Tính dân tộc trong trang trí.
Dân tộc nào cũng có những màu sắc và những nét riêng biệt. Nhìn vào
lịch sử, chúng ta thấy thể hiện rõ nhất ở các hoa văn, hoạ tiết cổ trong các đồ
dùng (trống đồng, mũi tên, thuyền bè, cán dao thổ cẩm…) trên các đình chùa,
lăng tẩm
(hoa văn trên các bia đá, hoạ tiết chim lạc ở trống đồng và hoạ tiết con rồng, con
phượng hoặc hoạ tiết hoa sen trên các kèo cột…). Để có những hoạ tiết vốn cổ
dân tộc không phải dễ dàng.
Nói đến trang trí Việt Nam ta không thể không nhắc đến những nghệ
nhân đã sáng tạo một cách tuyệt vời những công trình kiến trúc, những bức trạm
gỗ, chạm đá để lại cho chúng ta một gia tài quý báu mà điển hình phát triển cao
là thời kì Lí, Trần.
Trong chương trình THCS có 1 bài học về vốn cổ dân tộc, ngoài việc tìm
hiểu, sưu tầm các tư liệu quý báu cho phần bài giảng nhằm nâng cao lòng tự hào
dân tộc, khâm phục tài nghệ của ông cha ta.
- Giáo viên lưu ý:
+ Cho HS chép nhiều hoạ tiết dân tộc (hoa sen, hoa cúc, mặt trời…) nhằm
giúp các em quen tay đưa nét vẽ mềm mại và hướng dẫn các em:
+ Biết sử dụng hợp lí những hoạ tiết cổ vào trong các bài làm trang trí.
+ Biết đơn giản, cách điệu hoạ tiết mới mang hình dáng, đường nét dân tộc.
5. Tính khoa học cơ bản trong trang trí.
Bản thân trang trí hết sức khoa học, khoa học về sắp xếp, khoa học về sử
dụng màu sắc. Một bức tường được sơn màu xanh nhạt sẽ cho ta cảm giác mát
mẻ, khi sơn màu hồng ta thấy ấm áp. Một bức tranh treo trong phòng khách
-6-
khác với nội dung bức tranh treo ở phòng ăn. Vì vậy chúng ta thấy trang trí
không chỉ có đẹp mà còn hết sức khoa học.
Nội dung cơ bản trong trang trí ở THCS bao giờ cũng bắt nguồn từ tính
vừa sức, HS tiếp thu được một cách thoải mái phù hợp với khả năng nhận thức
của các em. Giáo viên phải nắm vững đối tượng để truyền thụ kiến thức phù hợp
với khả năng nhận thức của HS. Một số giáo viên ít chú trọng đến sự tiếp thu
của HS, giảng lí thuyết liên miên, trình bày nhiều kiến thức, sử dụng nhiều ngôn
từ khó hiểu khiến bài giảng không đạt yêu cầu. Ngược lại, nhiều giáo viên biết
định mức kiến thức cơ bản, truyền thụ có trọng tâm, coi trọng khâu thực hành đã
đem lại kết quả tốt đẹp.
6. Phương pháp dạy – học trang trí ở trường THCS.
a. Yêu cầu đối với người học trang trí.
- Phải có phương tiện để học và thể hiện làm bài trang trí như: bút chì,
tẩy, thước kẻ, compa, màu bút dạ, màu sáp, giấy … Nắm được nội dung vẽ trang
trí khác với vẽ theo mẫu. Mỗi bài học vẽ trang trí đều có sự khác nhau về mức
độ yêu cầu.
- Thông qua bài giảng, học sinh biết cách làm một bài trang trí theo đúng
phương pháp (tìm và sắp xếp các mảng hình chính, phụ, tìm chọn và sắp xếp hoạ
tiết, tìm đậm nhạt và tìm màu). Học vẽ trang trí học sinh cần có một tư duy sáng
tạo và say mê, tìm tòi để bài vẽ có hiệu quả cao. Học sinh cần nắm vững một số
thể thức chính áp dụng trong bố cục trang trí:
+ Đăng đối : Trên bề mặt vuông nhất định chúng ta nhắc lại họa tiết ở hai
bên đường trục ( đường thẳng chia đôi hình vuông). Họa tiết đó có thể nhắc lại
từ phía trên xuống phía dưới. Như thế goi là phương pháp đặt họa tiết đăng đối.
Hai bên hoặc trên dưới đăng đối với nhau goi là đăng đối đơn. Nếu bốn góc của
một hình vuông đều nhắc lại một họa tiết giống nhau theo hai đường trục bắt
chéo nhau ở giữa là đăng đối kép. Có thể dùng nhiều họa tiết đăng đối trên hinhf
sáu góc, tám góc, hình tròn và lấy một điểm tụ chính giữa làm trụ trung tâm.
+ Nhắc lại: Đặt nhiều họa tiết giống nhau ở cạnh nhau là áp dụng thể thức
nhắc lại. Ngoài ra chúng ta có thể đặt ngược chiều các họa tiết để biến đổi các
mảng màu nhưng vẫn giữ được trật tự các hình một cách liên tục.
-7-
+ Xen kẽ: Dùng hai hay nhiều họa tiết xen kẽ lẫn nhau theo thứ tự lần
lượt, trong một khoảng cách đều nhau để làm cho phong phú họa tiết gọi là thể
thức xen kẽ.
+ Hình mảng không đều: Ngoài ba thể thức trên nghệ thuật trang trí còn
áp dụng thể thức đặt hình mảng không đều nhau, tuy vậy vẫn phải tạo ra sự
thăng bằng và cân xứng. Cân xứng không có nghĩa là bằng nhau như nguyên tắc
đăng đối mà có thể một bên to một bên nhỏ, thuận mắt mà không lẫn lát lẫn
nhau.
b. Đối với người dạy.
- Phải nắm chắc chương trình dạy vẽ trang trí của mỗi lớp thông qua các
bài cụ thể
- Mỗi bài dạy trang trí phải đảm bảo đúng kiến thức cơ bản, có trọng tâm,
mang đặc trưng môn học.
- Biết mở rộng kiến thức trong mỗi bài dạy bằng sự hướng dẫn học sinh
tìm tòi, sáng tạo (tìm hoạ tiết, tìm bố cục, tìm màu cho hài hoà…). Hướng dẫn
HS cách làm bài trang trí và góp ý kiến từng bài của học sinh.
II -THỰC TRẠNG :
1. Đặc điểm tình hình:
a. Thuận lợi:
Được sự quan tâm của nghành giáo dục, của Ban giám hiệu nhà trường, tổ
chuyên môn, anh chị em cùng tổ đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, cũng
như về trang thiết bị dạy học. Đặc biệt với sự nỗ lực của các em học sinh đã giúp
tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này .
b. Khó khăn:
- Về phía nhà trường.
Là một môn học độc lập trong chương trình THCS. Dạy và học nghiêm
túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn
để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học. Song thực tế hiện nay cho thấy rằng cơ sở
vật chất cho việc dạy và học mĩ thuật ở THCS thiếu thốn và nghèo nàn, nhà
trường chưa có phòng dạy mĩ thuật riêng. Các loại mẫu (hình khối, biểu bảng,
-8-
tranh ảnh…) tuy đã được nghiên cứu và sản xuất nhưng chưa đủ đáp ứng cho
dạy – học mĩ thuật, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo
viên phải tự tìm tài liệu, sưu tầm ĐDDH. trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại
cần phải có nhiều tài liệu tham khảo như: Tranh, ảnh và mẫu vẽ…
- Về phía học sinh.
Đối với học sinh trường THCS Đinh Tiên Hoàng đã từ lâu các em chưa
được tiếp xúc với bộ môn này vì vậy học mĩ thuật chưa có nền nếp, kiến thức
chưa có hệ thống, thực hành ít, môi trường thẩm mĩ hạn hẹp. Học sinh ít được
quan sát, tham quan danh lam thắng cảnh và bảo tàng. Vì thế hiểu biết về mĩ
thuật, về cái đẹp chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập. Đa phần học
sinh bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, môn phụ của xã hội nhà trường.
Các em phải tập trung cho các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, phần nào bỏ
qua sao lãng môn mĩ thuật. Hơn nữa do thiếu phương tiện học tập, phương pháp
thực hành thiếu linh hoạt, nên bài vẽ của các em thường khô, thiếu phóng
khoáng, đôi khi gò bó, công thức.
2. Kết quả của thực trạng trên.
Từ thực trạng trên để việc học mĩ thuật, đặc biệt là phân môn trang trí đạt
hiệu quả tốt hơn tôi đã đưa những phương pháp cơ bản về cách dạy và học mĩ
thuật đặc biệt là phương pháp dạy vẽ trang trí áp dụng cho từ lớp 6 đến lớp 9 và
đa phần các em rất thích hoạt động tạo hình, việc vẽ, xem các tác phẩm mĩ thuật
dần dần đã hình thành ở các em. Các em hứng thú học vẽ trang trí hơn vẽ theo
mẫu phần nào hơn cả vẽ tranh đề tài, bài vẽ của các em đẹp hơn, có tiến bộ rõ rệt
về cách dùng màu.
-9-
• Một số hoạ tiết vốn cổ dân tộc:
-10-
-11-
III - CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Phương pháp giảng dạy trang trí cơ bản:
-12-
a. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài trang trí: Nhằm phân biệt bài
trang trí thuộc loại nào: trang trí cơ bản hay trang trí ứng dụng, nếu là trang trí
cơ bản thì bố cục, hoạ tiết, màu sắc luôn có sự tìm tòi để có một bài vẽ trang trí
có bố cục đẹp, hài hoà. Còn nếu là bài trang trí ứng dụng thì phải lưu ý đến tính
thực tiễn khi sử dụng như: hoạ tiết, màu sắc, bố cục phù hợp với nội dung yêu
cầu sử dụng. Mỗi nội dung bài trang trí đều có những kiến thức chủ yếu, thông
qua giảng dạy những kiến thức chủ yếu này giúp học sinh hiểu được lí thuyết,
nắm được cách làm. Ví dụ trong bài: Trang trí lọ hoa, chỉ yêu cầu học sinh trang
trí trên các lọ hoa sao cho đẹp. Còn phần tạo mẫu dáng lọ hoa, yêu cầu học sinh
tìm kiểu lọ, sao cho có được những kiểu lọ mới, lạ và đẹp. Nội dung bài học rất
phong phú, đa dạng song thực tế thời gian không cho phép giáo viên giảng giải
lí thuyết quá nhiều vì nếu nói nhiều sẽ thiếu thời gian cho học sinh thực hành.
Bởi vậy mỗi nội dung bài dạy, giáo viên phải cân nhắc, suy nghĩ để lựa chọn
những kiến thức cơ bản nhất, thiết yếu nhất, trọng tâm nhất sao cho phù hợp với
nội dung yêu cầu và đảm bảo thời gian bài học.
b. Hướng dẫn HS tìm phác thảo: Tạo thói quen cho HS suy nghĩ trước
khi tìm phác thảo và bước đầu phải tìm bằng các đường, nét, hình mảng kỉ hà
nhằm tạo nên một bố cục hợp lí.
Những bố cục trên phải được hướng dẫn cụ thể ở phần lí thuyết: cách tìm
bố cục, tìm hoạ tiết, tìm hình mảng và vận dụng các thể thức trang trí…
-13-
Sau khi tìm bố cục bằng các hình kỉ hà, hướng dẫn các em có thể tìm phác
thảo đen trắng để tìm đậm nhạt. Vẽ đen trắng để tránh được bố cục không cân
đối như: Bố cục nặng nề (mảng đen quá, to quá) hoặc bố cục lỏng lẻo (các mảng
rời rạc…)
Trên cơ sở các hình bố cục kỉ hà, có thể tìm các hoạ tiết phù hợp với các
mảng đó. Ví dụ:
Sử dụng các hoạ tiết cho phù hợp với các mảng kỉ hà phải là những hoạ
tiết đơn giản và cách điệu. Ví dụ:
Cuối cùng bài trang trí nào cũng phải tô màu nhưng công việc tô màu của
học sinh tiểu học khác với tìm màu để thể hiện ở học sinh THCS cần phải hướng
-14-
dẫn học sinh biết cách sử dụng màu sắc sao cho hợp lí và hài hoà. Có thể sử
dụng hoà sắc nóng hay hoà sắc lạnh, sử dụng các gam màu trầm hay các gam
màu sáng.
Trong mỗi bài vẽ trang trí phải tìm màu chủ đạo. Từ màu chủ đạo tìm các màu
khác đặt vào cho hợp lí và cân nhắc đặt các màu cạnh nhau cho hài hoà.
+ Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật trang trí. Nó thể hiện
sở thích và năng khiếu thẩm mĩ của học sinh. Khi trang trí học sinh phải biết
những nguyên tắc cơ bản về màu sắc để sử dụng màu cho sắc bén. Màu sắc còn
nói lên được tình cảm của con người, của một dân tộc. Do thói quen sinh hoạt,
lao động vui chơi ở một môi trường nhất định tạo ra.
Quá trình vẽ một bài trang trí là quá trình tìm tòi, suy nghĩ để quyết định dùng
màu nào cho hợp lí, dùng loại hòa sắc nào, nhẹ nhàng hoặc gay gắt tươi vui hay
trầm lặng muốn vậy học sinh phải thuộc bảng pha màu, đó là cơ sở để khám
phá, tìm ra các màu mới, tạo nên các hoà sắc đẹp thuận mắt và ưa nhìn.
Vòng thuần sắc
Trang trí hình tròn
-15-
TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT
Hòa sắc nóng
-16-
Hòa sắc lạnh
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
Hòa sắc nóng
Hòa sắc lạnh
-17-
TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
Hòa sắc lạnh
Hòa sắc nóng
-18-
c.Một số điểm lưu ý khi dạy trang trí:
- Hướng dẫn học sinh sử dụng hình mảng, đường nét: Phải dứt khoát mới
tạo nên bố cục chặt chẽ. Ví dụ:
- Cần tránh những bố cục lỏng lẻo hoặc nặng nề do cách sắp xếp hình
mảng không hợp lí.
- Không dùng nét viền đều nhau. Tạo nên sự khô cứng trong trang trí. Ví Dụ:
- Hoạ tiết phải phù hợp với nội dung yêu cầu sử dụng và mang tính dân
tộc, hoạ tiết đã được đơn giản, cách điệu, tránh vẽ nét viền khô cứng.
-19-
- Những bố cục cần tránh:
- Những bố cục nên làm:
-20-
2. Phương pháp giảng dạy lí thuyết trang trí.
- Trong chương trình dạy phân môn trang trí các lớp 6 - 7 - 8 - 9 không có
bài lí thuyết dành riêng cho một tiết, thường lí thuyết được giảng trước khi HS
làm bài. Thời gian này chỉ chiếm khoảng 15 đến 17 phút. Do đó những kiến thức
cơ bản giáo viên phải chắt lọc có trọng tâm để truyền thụ cho học sinh. Học sinh
có thể căn cứ vào đó để làm bài cho có hiệu quả. Tuy nhiên giáo viên có thể tổ
chức để mở rộng kiến thức cho học sinh vào các buổi học tự chọn, ngoại khoá,
nghe nói chuyện…
Căn cứ vào yêu cầu của bài để giảng cho học sinh, có bài rất cần nhiều thời
gian như: phương pháp bố cục, phương pháp và cách dùng màu trong trang trí,
phương pháp sáng tác tranh cổ động…Dù thời gian dài hay ngắn thì bài lí thuyết
dạy trang trí cũng phải lưu ý:
- Cần xây dựng nội dung trọng tâm bài trang trí: Tìm hiểu khái niệm cơ bản,
sử dụng những dẫn chứng thực tế, hình ảnh, đồ vật cụ thể có tác dụng và sức
thuyết phục cao để minh hoạ cho khái niệm cơ bản.
- Mở rộng nội dung cơ bản bằng những dẫn chứng cụ thể như: cho HS quan sát
tranh, ảnh, đồ vật, bài làm đúng, sai. Giáo viên phân tích và rút ra kết luận. Sự
liên hệ với đời sống thực tế rất cần cho bài học lí thuyết, giáo viên nên có nhiều
liên hệ thực tế để làm rõ hơn những khái niệm vừa được trình bày. Trong
chương trình trang trí hầu hết các bài đều có sự liên hệ đến thực tế. Ví dụ: Các
bài trang trí cơ bản như hình vuông, hình tròn, đường diềm, hình chữ nhật…
hoặc các bài trang trí ứng dụng như: Kẻ chữ, Trang trí đầu báo tường,Trang trí
biểu trưng, Trang trí quạt giấy, Trang trí lọ hoa, Trang trí đĩa tròn, Trang trí hộp
mứt, Trang trí trại hè, Trang trí thời trang….
Trang trí đầu báo tường
-21-
Vẽ biểu trưng
-22-
Trang trí quạt giấy Trang trí lọ hoa và trang trang trí đĩa tròn
Trang trí cổng trại
Trang trí thời trang
- Giáo viên có thể sử dụng các bài học cũ của học sinh lớp trước để phân tích và
cũng nên tìm tòi chọn một vài đồ vật như: tờ bích báo, lọ hoa bằng gốm, hộp
mứt các loại…nhằm giúp học sinh mở rộng thêm kiến thức học trang trí gắn liền
với đời sống.
-23-
- Phần lí thuyết chỉ giúp học sinh nắm vững những khái niệm cơ bản, những dự
định sẽ làm và những kiến thức tạo cơ sở ban đầu cho sự hình thành sáng tạo,
tìm tòi để học sinh vận dụng trong bài trang trí cụ thể, vì vậy bài lí thuyết phải
có trọng tâm, Giáo viên giảng giải vừa sức với khả năng nhận thức của học sinh
và có nhiều liên hệ thực tế để học sinh dễ hiểu và dễ làm bài. Khi giảng lí thuyết
cơ bản, giáo viên nên đặt nhiều câu hỏi, giúp các em nắm chắc hơn bài học và
làm cho tiết dạy thêm sinh động.
- Lí thuyết cơ bản không chỉ dừng ở phần giảng cho toàn lớp mà giáo viên cần
sử dụng nó khi hướng dẫn góp ý cho từng em. Thông qua bài làm của học sinh,
giáo viên có thể biết ngay những phần lí thuyết các em có nắm chắc hay không
và trên cơ sở đó góp ý, nhắc lại những phần lí thuyết đã dạy, giúp các em sửa
chữa, tìm cách giải quyết mới trong bài làm trang trí.
IV- KẾT QUẢ ĐẠT DƯỢC QUA CÁC NĂM HỌC VỪA QUA:
Áp dụng phương pháp dạy trang trí nêu trên và qua một số bài học cụ thể,
tôi khảo sát và thấy chất lượng học môn mĩ thuật nói chung và phân môn trang
trí nói riêng của học sinh trường THCS Đinh Tiên Hoàng được nâng lên rõ rệt.
Khảo sát chất lượng của 2 lớp 6A1 và 6A2 qua 4 năm học 2005-2006, 2006-
2007, 2007-2008 và HKI năm học 2008- 2009 như sau:
Lớp Năm học Sĩ số HS Giỏi HS Khá HSTB HSYếu
6A1 2005-2006 48 2 10 20 16
7A1 2006-2007 48 6 15 18 9
8A1 2007-2008 48 15 18 10 5
9A1 2008-2009 48 20 18 10 0
6A2 2005-2006 49 1 8 23 17
7A2 2006-2007 49 7 19 13 10
8A2 2007-2008 49 11 21 10 7
9A2 2008-2009 49 18 20 11 0
Trên đây là toàn bộ quá trình tìm đọc và nghiên cứu về Phương pháp dạy
phân môn trang trí ở trường THCS trong chương trình mĩ thuật THCS. Song
đề tài đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu cách dạy học phân môn vẽ trang trí cách
-24-
thực hiện của bản thân Tôi và áp dụng qua một số bài cụ thể. Thì thấy các em vẽ
những bài trang trí có tiến triển rõ rệt, các em học sinh rất hào hứng và rất thích
thú mỗi khi học phân môn trang trí.
C- PHẦN KẾT LUẬN
- Trang trí là một phân môn khó đòi hỏi học sinh phải có óc sáng tạo, sự cần
cù và linh hoạt vì khi vẽ được một bài trang trí các em phải thực sự tìm tòi sáng
tạo để biết tìm và chọn sắp xếp các mảng hình sao cho chặt chẽ lôgíc với nhau từ
tổng thể đến chi tiết, biết tìm và chọn sắp xếp hoạ tiết hợp lí với các mảng hình
đã chọn… Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp thích hợp hướng dẫn
để giúp một phần nào học sinh THCS có được những kỹ năng , kỹ xảo về vẽ
trang trí đạt hiệu quả cao nhất. Điều này có thể gây thêm hứng thú cho HS trong
khi học môn mĩ thuật và các môn học khác. Các em cần nắm bắt kỹ các bước, để
có thể cảm nhận và trình bày được một bài trang trí đẹp theo cảm nhận riêng của
mình. Thông qua quá trình học tập phân môn trang trí, có thể nâng cao được
hiểu biết đối với nghề nghiệp, với xã hội, hoàn thiện nhân cách và lối sống trong
sinh hoạt cho học sinh.
- Bởi vậy đây cũng là một trong nhiều giải pháp của tôi giúp các em học tốt
hơn đối với phân môn vẽ trang trí, cũng như giúp các em ham thích học mĩ thuật
hơn. Điều quan trọng là mỗi giáo viên đều có mỗi cách truyền thụ khác nhau, và
có từng giải pháp đối với từng lớp cũng như từng đối tượng hoc sinh. Song mục
đích cuối cùng là chỉ mong cho các em hoc tập thật tốt.
- Do đó Tôi đưa ra giải pháp này chỉ là kinh nghiệm của bản thân đã rút ra
được trong quá trình giảng dạy bộ môn mĩ thuật. nên ít nhiều chắc cũng còn hạn
chế. Vì vậy Tôi rất mong được sự góp ý cũng như sự quan tâm của các cấp lãnh
đạo, cùng bạn bè đồng nghiệp, để Tôi hoàn hiện hơn và có nhiều biện pháp giúp
các em học tốt hơn.
- Dạy mĩ thuật ở trường THCS là cần thiết, nó góp phần hình thành ở học
sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người lao động mới – người lao động có
-25-