Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BÁO CÁO NHÀ NƯỚC PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG TRONG LĨNH VỰC NÀO? TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH LÀ GÌ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.01 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BÁO CÁO
NHÀ NƯỚC PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM
TRONG LĨNH VỰC NÀO? TNBT CỦA NHÀ
NƯỚC TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH
LÀ GÌ?
GVHD: Nguyễn Lan Hương
Nhóm thực hiện : Nhóm CĐ 28
- Nguyễn Bé Lê – MSSV: S1200322
- Nguyễn Thị Thanh Ngoan – MSSV: S1200260
- Nguyễn Lê Hoàng Phương – MSSV: S1200272
Cần Thơ 8-2014
NỘI DUNG
NHÀ NƯỚC PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
TRONG LĨNH VỰC NÀO? TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA
NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH LÀ GÌ?
I. Nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường trong lĩnh vực
nào?
Nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội trên nhiều lĩnh vực khác
nhau, tuy nhiên xét về mặt tổ chức thực hiện quyền lực, các công việc mà
Nhà nước thực hiện được chia thành các hoạt động: Xây dựng và ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật (hoạt động lập pháp); tổ chức thực hiện
pháp luật (hoạt động hành pháp) và bảo vệ pháp luật (hoạt động tư pháp).
Các hoạt động này do các cơ quan tương ứng của Nhà nước thực hiện, cụ
thể bao gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp.
Việc xác định phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải
bảo đảm được quy định phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội; khả
năng của ngân sách nhà nước; năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ,
công chức nhà nước. Bên cạnh đó, nếu không tính toán, cân nhắc về phạm
vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì khó có thể bảo đảm sự kết hợp


hài hoà giữa mục tiêu bảo vệ lợi ích của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại, lợi
ích của Nhà nước và đồng thời cũng phải bảo đảm sự hoạt động ổn định,
có hiệu quả của các cơ quan công quyền, đặc biệt là giữ vững sự ổn định
chính trị - xã hội của đất nước.
Theo quy định tại Điều 1 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước
số 35/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 quy định:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh: “Luật này quy định trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi
hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành
án; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ
chức bị thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi
hành công vụ đã gây ra thiệt hại.”
Như vậy Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước đã quy định phạm vi
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên các lĩnh vực:
2
- Quản lý hành chính;
- Tố tụng (tố tụng hình sự, tố tụng dân sự và tố tụng hành
chính);
- Thi hành án (thi hành án hình sự và thi hành án dân sự).
Các loại thiệt hại được bồi thường quy định tại Điều 45 đến Điều 51
Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước bao gồm: Thiệt hại do tài sản
bị xâm phạm; Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; Thiệt
hại do tổn thất về tinh thần; Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết;
Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe; Quy định về trả lại tài sản
trong trường hợp tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu; Quy định về
khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự.
Với việc xác định rõ lĩnh vực hoạt động mà Nhà nước có trách nhiệm
bồi thường, Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước, trong từng lĩnh
vực cụ thể, còn quy định mang tính liệt kê cụ thể từng trường hợp mà Nhà
nước có trách nhiệm bồi thường. Điều này thể hiện sự rõ ràng trong chính

sách bồi thường nhà nước, giúp cho việc xác định trách nhiệm bồi thường
được dễ dàng và cũng bảo đảm được các mục tiêu nêu trên của Luật.
Về các trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước
Đối chiếu với các quy định của Luật TNBTCNN về phạm vi trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước thì những trường hợp sau đây không thuộc
phạm vi trách nhiệm bồi thường, cụ thể là:
- Những trường hợp thiệt hại gây ra do hoạt động công vụ nhưng
không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường theo quy định của Luật
TNBTCNN, các đạo luật có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Những trường hợp thiệt hại gây ra do Nhà nước (cụ thể là thông qua
các cơ quan nhà nước thực hiện) có vi phạm pháp luật trong quá trình giao
kết và thực hiện hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế.
- Những thiệt hại gây ra do tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng, vận
hành của Nhà nước.
- Những trường hợp thiệt hại gây ra do việc ban hành văn bản quy
phạm pháp luật.
3
- Những trường hợp thiệt hại gây ra không phải trong quá trình thi
hành công vụ.
II. Trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong lĩnh vực hành
chính là gì?
Quản lý hành chính là một lĩnh vực nhạy cảm, các quyết định hành
chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp
giải quyết, đáp ứng các yêu cầu của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo
quy định của pháp luật. Việc thực hiện các nhiệm vụ của các cơ quan trong
hoạt động quản lý hành chính đòi hỏi đội ngũ công chức phải vận dụng các
quy định của pháp luật đối với lĩnh vực chuyên môn mình phụ trách và các
lĩnh vực pháp luật có liên quan khác để các quyết định hành chính, hành vi
hành chính đều đúng quy định của pháp luật và đảm bảo quyền lợi của cá

nhân, tổ chức và doanh nghiệp, đồng thời cũng đảm bảo được lợi ích của
Nhà nước theo quy định của pháp luật. Xuất phát từ những yêu cầu của quá
trình thực thi công vụ như vây, nên hoạt động quản lý hành chính trong
thực tiễn thường xảy ra các vi phạm ảnh hưởng đến đời sống xã hội nhiều
hơn các lĩnh vực khác.
Xuất phát từ đặc thù trong mối quan hệ với các cơ quan hành chính
nhà nước thì cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp là đối tượng bị quản lý và
chịu sự áp đặt của các cơ quan này nên họ luôn luôn ở vị thế bất lợi. Do
vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình khi bị các hành vi vi phạm pháp luật của
công chức nhà nước xâm hại thì cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp không
có phương tiện nào khác ngoài việc sử dụng pháp luật để tự bảo vệ các
quyền và lợi ích của mình. Chính vì vậy, Luật TNBTCNN và các văn bản
hướng dẫn thi hành đã quy định cụ thể các nội dung tạo điều kiện thuận lợi
cho cá nhân tổ chức và doanh nghiệp thực hiện quyền yêu cầu bồi thường
khi có những hành vi vi phạm pháp luật của công chức trong hoạt động
quản lý hành chính.
4
1. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành
chính nhà nước
Hoạt động quản lý hành chính là hoạt động có phạm vi rất rộng, bao
trùm nhiều lĩnh vực hoạt động trong xã hội, liên quan đến quyền và lợi ích
cơ bản của cá nhân, tổ chức. Các loại quyết định hành chính, hành vi hành
chính rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Với đặc thù này, bồi thường
trong lĩnh vực quản lý hành chính được xác định là một hoạt động trọng
tâm trong công tác bồi thường của Nhà nước.
Điều 13 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định phạm
vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính như sau:
“Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp
luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây:
1. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

2. Áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc
xử lý vi phạm hành chính;
3. Áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc và
biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác;
4. Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào trường giáo
dưỡng, đưa người vào cơ sở giáo dục hoặc đưa người vào cơ sở chữa bệnh;
5. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng
nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép;
6. Áp dụng thuế, phí, lệ phí; thu thuế, phí, lệ phí; truy thu thuế; thu
tiền sử dụng đất;
7. Áp dụng thủ tục hải quan;
8. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc
thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất;
9. Ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
10. Cấp văn bằng bảo hộ cho người không đủ điều kiện được cấp văn
bằng bảo hộ; cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu công nghiệp
5
không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; ra quyết định chấm dứt hiệu
lực của văn bằng bảo hộ;
11. Không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng
nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép, văn bằng
bảo hộ cho đối tượng có đủ điều kiện;
6
12. Các trường hợp được bồi thường khác do pháp luật quy định.”
Với mười một nhóm hành vi được liệt kê trên, Nhà nước đã trực tiếp
cam kết trách nhiệm bồi thường của mình khi gây thiệt hại cho cá nhân, tổ
chức trong quá trình thi hành công vụ của cán bộ, công chức nhà nước hoạt
động trong lĩnh vực quản lý hành chính. Đồng thời, với quy định mở tại

khoản 12 Điều 13 Luật TNBTCNN, các nhà lập pháp đã gián tiếp quy định
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với một số trường hợp phát sinh
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại pháp luật chuyên
ngành mà Luật TNBTCNN chưa quy định. Quy định này thể hiện sự tôn
trọng, trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo vệ tối đa quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của nhà nước:
Theo quy định của Luật TNBTCNN thì căn cứ xác định trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước được quy định tại Điều 6, cụ thể:
“1. Việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt
động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án
phải có các căn cứ sau đây:
a) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi
của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm
bồi thường quy định tại các điều 13, 28, 38 và 39 của Luật này;
b) Có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành
công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại.
2. Việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt
động tố tụng hình sự phải có các căn cứ sau đây:
a) Có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc các
trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này;
b) Có thiệt hại thực tế do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra đối
với người bị thiệt hại.
7
3. Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra trong các
trường hợp sau đây:
a) Do lỗi của người bị thiệt hại;
b) Người bị thiệt hại che giấu chứng cứ, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu
sai sự thật trong quá trình giải quyết vụ việc;

c) Do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết”.
Quan hệ pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được
Luật TNBTCNN coi là một trong những dạng của trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự. Chính vì vậy,
ngoài những điểm giống nhau thì giữa trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng có những
điểm khác biệt, cụ thể là:
- Điều kiện chung
So với các điều kiện chung về xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, các điều kiện xác định trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước theo quy định của Luật có những điểm giống sau đây:
Một là, phải có thiệt hại xảy ra;
Hai là, thiệt hại là do hành vi trái pháp luật của người thi hành công
vụ gây ra.
- Điều kiện đặc thù
Những yếu tố đặc thù về xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước bao gồm:
Một là, không quy định lỗi là một căn cứ xác định trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước (trừ trường hợp xác định trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và thi hành
án dân sự);
Hai là, hành vi gây ra thiệt hại của người thi hành công vụ phải được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là trái pháp luật;
Ba là, hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại của người thi hành công vụ
phải thuộc các trường hợp được bồi thường mà Luật quy định.
8
3. Các loại thiệt hại được bồi thường:
Luật TNBTCNN quy định các loại thiệt hại được bồi thường trong 07
điều (từ Điều 45 đến Điều 51), cụ thể bao gồm:
- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều 45);

- Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (Điều 46);
- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần (Điều 47);
- Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết (Điều 48);
- Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khoẻ (Điều 49);
- Quy định về trả lại tài sản trong trường hợp tài sản bị thu giữ, tạm
giữ, kê biên, tịch thu (Điều 50);
- Quy định về khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt
động tố tụng hình sự (Điều 51).
Thiệt hại được bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính được
quy định tại các điều từ Điều 45 đến Điều 50 Luật TNBTCNN, Điều 11
Nghị định số 16/2010/NĐ-CP và từ Điều 5 đến Điều 9 của Thông tư liên
tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP. Việc xác định thiệt hại trong hoạt
động quản lý hành chính về cơ bản tuân thủ các quy định về xác định thiệt
hại chung được quy định tại Luật TNBTCNN.
3.1 Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
* Các trường hợp thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
- Tài sản đã bị phát mại, bị mất;
- Tài sản bị hư hỏng;
- Thiệt hại do việc không sử dụng, khai thác tài sản;
- Thiệt hại phát sinh từ việc phải nộp một khoản tiền vào ngân sách
nhà nước theo các quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
* Căn cứ xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
a) Trường hợp tài sản đã bị phát mại, bị mất thì thiệt hại được xác định
căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng,
tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ hao mòn của tài sản đã bị phát mại, bị mất trên
thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường.
9
b) Trường hợp tài sản bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định là chi phí
có liên quan theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường để sửa
chữa, khôi phục lại tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa, khôi

phục thì thiệt hại được xác định theo quy định tại điểm a nêu trên.
c) Trường hợp có thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai
thác tài sản thì thiệt hại được xác định là thu nhập thực tế bị mất. Đối với
những tài sản trên thị trường có cho thuê thì thu nhập thực tế bị mất được
xác định phù hợp với mức giá thuê của tài sản cùng loại hoặc tài sản có
cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm
giải quyết bồi thường; đối với những tài sản trên thị trường không có cho
thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định trên cơ sở thu nhập do tài
sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm
thiệt hại xảy ra; nếu tài sản bị kê biên được giao cho người bị thiệt hại
hoặc người khác quản lý thì chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và
khắc phục thiệt hại về tài sản được xác định là những thiệt hại được bồi
thường.
d) Các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt
để bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền được hoàn trả cho người bị thiệt hại
hoặc thân nhân của họ; trường hợp khoản tiền đó là khoản vay có lãi thì
phải hoàn trả cả khoản lãi hợp pháp; trường hợp khoản tiền đó không phải
là khoản vay có lãi thì phải hoàn trả cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân
của họ cả khoản lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
công bố tại thời điểm giải quyết bồi thường.
3.2. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
* Các trường hợp thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm
sút
- Trường hợp xác định được thu nhập của người bị thiệt hại;
- Trường hợp cá nhân có thu nhập thường xuyên nhưng không ổn
định;
- Trường hợp cá nhân có thu nhập không ổn định và không có cơ sở
để xác định cụ thể;
- Trường hợp cá nhân có thu nhập có tính chất thời vụ.

10
* Căn cứ xác định thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị
giảm sút
- Cá nhân, tổ chức có thu nhập và các thu nhập này có thể xác định
được thì được bồi thường theo thu nhập thực tế bị mất.
- Trường hợp cá nhân có thu nhập thường xuyên nhưng không ổn
định thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào thu nhập trung bình
trong ba tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra.
- Cá nhân có thu nhập không ổn định và không có cơ sở xác định
cụ thể hoặc thu nhập có tính chất thời vụ thì áp dụng mức thu nhập
trung bình của lao động cùng loại tại địa phương. Trường hợp không
xác định được thu nhập trung bình thì tiền bồi thường được xác định
theo mức lương tối thiểu chung đối với cơ quan nhà nước tại thời điểm
giải quyết bồi thường.
3.3 Thiệt hại do tổn thất về tinh thần
* Các trường hợp thiệt hại do tổn thất về tinh thần
- Tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm quyền tự do về thân thể;
- Tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm tính mạng;
- Tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm sức khoẻ;
- Tổn thất về tinh thần trong trường hợp danh dự, uy tín bị giảm sút
do bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án, trong tố tụng hình sự mà không
bị tạm giam, tạm giữ.
* Xác định thiệt hại do tổn thất về tinh thần
- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ hành
chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh được
xác định là hai ngày lương (02) tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ hành
chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị tạm giữ, tạm
giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là ba ngày (03) lương tối thiểu
cho một ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù.

- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại
chết được xác định là ba trăm sáu mươi (360) tháng lương tối thiểu.
11
- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm
phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không
quá ba mươi tháng lương tối thiểu.
12
- Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị khởi tố, truy
tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm giam được xác định là một
ngày lương (01) tối thiểu cho một ngày bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành
án cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo. Thời gian để
tính bồi thường thiệt hại được xác định kể từ ngày có quyết định khởi tố bị
can cho đến ngày có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác
định người đó thuộc trường hợp “Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành
án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù có thời hạn mà có bản
án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự
xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội”.
3.4 Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết
* Các thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị
thiệt hại trước khi chết;
- Chi phí cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
* Xác định thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết
- Chi phí cho việc mai táng được thực hiện theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm xã hội.
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng được xác định là mức lương tối thiểu, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo quyết định

có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3.5 Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khoẻ
* Các thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khoẻ
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và
chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
- Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người
bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
13
* Xác định thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khoẻ
Trong trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có
người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm chi
phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại và khoản cấp dưỡng cho
những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Khoản cấp dưỡng hàng tháng được xác định là mức lương tối thiểu, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo quyết
định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý
hành chính
Điều 14 Luật TNBTCNN quy định cơ quan có trách nhiệm bồi
thường trong hoạt động quản lý hành chính là cơ quan hành chính trực tiếp
quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại.
Điều 14 quy định cụ thể về cơ quan có trách nhiệm bồi thường gồm:
“1. Cơ quan hành chính trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có
hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại là cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
2. Ngoài trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan có
trách nhiệm bồi thường được xác định như sau:
a) Trường hợp cơ quan quản lý người thi hành công vụ đã được chia
tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị giải thể thì cơ quan kế thừa chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan đó là cơ quan có trách nhiệm bồi thường; trường hợp

không có cơ quan nào kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đã bị giải
thể thì cơ quan đã ra quyết định giải thể là cơ quan có trách nhiệm bồi
thường;
b) Trường hợp tại thời điểm thụ lý đơn yêu cầu bồi thường mà người
thi hành công vụ gây ra thiệt hại không còn làm việc tại cơ quan quản lý
người đó thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là cơ quan quản lý người
thi hành công vụ tại thời điểm gây ra thiệt hại;
c) Trường hợp có sự uỷ quyền hoặc uỷ thác thực hiện công vụ thì cơ
quan uỷ quyền hoặc cơ quan uỷ thác là cơ quan có trách nhiệm bồi thường;
trường hợp cơ quan được ủy quyền, cơ quan nhận ủy thác thực hiện không
đúng nội dung ủy quyền, ủy thác gây thiệt hại thì cơ quan này là cơ quan
có trách nhiệm bồi thường;
14
d) Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan
cùng gây ra thiệt hại thì cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm
chính trong vụ việc là cơ quan có trách nhiệm bồi thường;
đ) Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc cơ quan trung
ương và cơ quan địa phương cùng gây ra thiệt hại thì cơ quan trung ương là
cơ quan có trách nhiệm bồi thường.”
15

×