Tải bản đầy đủ (.pptx) (35 trang)

quy trình nuôi cá tra (basa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.68 KB, 35 trang )

Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
Môn: Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt
QUY TRÌNH NUÔI
CÁ TRA (BASA)
GVGD: T.s Đinh Thế Nhân
Thành viên nhóm
1. Lê Thị Ngọc Trâm DH09CT
2. Đinh Nguyễn Dương DH09CT
3. Võ Lê Thúy Ngân DH09CT
4. Phạm Thị Oanh DH09CT
5. Huỳnh Châu Ngọc Diễm DH10CT
6. Phạm Thị Cúc DH10CT
7. Phạm Thị Ngọc Linh DH10CT
NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU ĐỐI TƯỢNG.
II. HIỆN TRẠNG.
III. QUY TRÌNH – KỸ THUẬT NUÔI.
IV. KẾT LUẬN.
I. Giới thiệu đối tượng.
- Tên khoa học: Pangasius Hypophthalmus.
- Tên thương mại: Pangasius, Tra.
- Cá Tra phân bố ở một số nước Đông Nam Á như
Campuchia, Thái Lan, Indonexia, Việt Nam…
- Hiện nay nuôi cá Tra đã phát triển ở nhiều địa
phương (miền Trung, miền Bắc …). Cá Tra đang trở
thành một đối tượng có giá trị xuất khẩu trong thời gian
gần đây và sắp tới.
I. Giới thiệu đối tượng.
- Cá Tra có quanh năm, được kiểm soát chặt chẽ,
khép kín từ khâu nuôi trồng đến chế biến xuất khẩu.
- Cá Tra được nuôi với nhiều loại hình: ao, bè, đăng


quầng, nuôi nước chảy hay nước tĩnh.
- Có nhiều ưu điểm: tăng trưởng nhanh, thịt không có
xương dăm, có khả năng hô hấp khí trời, việc sinh sản
có thể được kiểm soát dễ dàng.
II. Hiện trạng.
- Hiện nay, khoảng 96% lượng cá tra của
Việt Nam sản xuất để phục vụ xuất khẩu.
- Theo Bộ NN&PT nông thôn, trong quý I
năm 2013 sản xuất cá Tra gặp nhiều khó khăn.
Sản lượng cá Tra thu hoạch quý này của các
địa phương hầu hết đều giảm so với cùng kỳ
năm ngoái. Ước tính, tổng sản lượng cá Tra
quý I cả nước đạt khoảng 202 nghìn tấn.
II. Hiện trạng.
- Mặc dù giá bán cá Tra đang tăng nhưng
cũng không tăng nhanh bằng giá thức ăn chăn
nuôi, nông dân nuôi cá đang phải vật lộn với giá
thức ăn tăng cao và Hội chứng tử vong sớm
(EMS) trên cá.
Xuất khẩu cá tra của Việt Nam 2
tháng đầu năm 2013.
Thị trường: Thế giới.
Sản phẩm: Cá tra – Cá da trơn
(Ngày đăng: 21/03/2013)
THỊ TRƯỜNG Tháng 1/2013 (GT)
Tháng
2/2013
(GT)
Tỷ lệ GT
(%)

So với
T2/2012 (%)
2 tháng đầu năm 2013
(GT)
Tỷ lệ GT (%) So với cùng kỳ 2012 (%)
EU 37,206 22,755 25,2 -39,0 59,961 23,7 -13,1
Tây Ban Nha 9,028 5,545 6,1 -35,5 14,573 5,7 -0,6
Đức 5,954 2,757 3,1 -43,8 8,711 3,4 -6,3
Hà Lan 5,096 3,102 3,4 -38,4 8,198 3,2 -22,5
Anh 2,269 1,938 2,1 -31,2 4,207 1,7 +0,3
Mỹ 26,671 20,680 22,9 -21,5 47,351 18,7 +1,5
Mexico 13,008 6,532 7,2 -56,0 19,540 7,7 -29,2
Brazil 13,270 4,553 5,0 -17,1 17,823 7,0 +41,5
ASEAN 11,307 6,512 7,2 -34,9 17,819 7,0 +10,0
Singapore 3,631 1,566 1,7 -43,7 5,197 2,1 +6,4
Thái Lan 2,762 2,213 2,5 +42,5 4,976 2,0 +74,5
Philippines 2,422 1,638 1,8 -28,6 4,061 1,6 +10,2
TQ và HK 7,363 3,419 3,8 -49,7 10,782 4,3 +4,3
Hồng Kông 3,361 2,012 2,2 -55,8 5,374 2,1 -27,9
Colombia 6,352 2,475 2,7 -42,9 8,827 3,5 -17,8
Arập Xêut 4,641 2,661 2,9 -31,2 7,301 2,9 +22,1
Các TT khác 43,450 20,626 22,9 -47,7 64,076 25,3 -1,9
Tổng cộng 163,267 90,213 100 -39,2 253,480 100 -4,1
GT: Giá trị (triệu USD)
III. Quy trình - kỹ thuật nuôi
1. Chuẩn bị ao nuôi.
a) Chọn vị trí ao
+ Nguồn nước: gần nguồn nước như: sông, kênh mương
lớn để có nước chủ động,ở khu vực nước lên xuống, dễ
dàng cấp nước.

+ Cơ sở hạ tầng: ao nuôi phải xa các khu dân cư, các
công trình đang xây dựng.
+ Địa hình: có thế đất hơi xuôi xuống giúp cho hệ điều
hành nước cấp, tháo nước dễ dàng hơn.
+ Để dễ chăm sóc và quản lý, nên thiết kế ao nuôi dưới
dạng hình chữ nhật.
III. Quy trình - kỹ thuật nuôi
1. Chuẩn bị ao nuôi.
a) Chọn vị trí ao
+ Diện tích: 500-1000 m2, độ sâu khoảng 2,5-3 m.
+ Ao có nền đất tốt, không phèn hay nhiễm phèn không
đáng kể.
+ Bờ ao phải cao hơn mực nước lũ hàng năm 0,5m.
+ Cống cấp nước nên đặt cao hơi đáy ao, cống thoát
nước nên đặt phía bờ ao thấp nhất để dễ tháo cạn nước.
+ Đáy ao bằng phẳng hơi nghiêng về phía cống thoát.
III. Quy trình - kỹ thuật nuôi
1. Chuẩn bị ao nuôi.
a) Chọn vị trí ao
III. Quy trình - kỹ thuật nuôi
1. Chuẩn bị ao nuôi.
b) Vệ sinh ao trước khi thả cá
+ Tháo cạn hoặc tát cạn ao, bắt hết cá trong ao. Dọn sạch
rong, cỏ dưới đáy và bờ ao.
+ Vét bớt bùn lỏng đáy ao, chỉ để lại lớp bùn dày 0,2-0,3 m.
+ Lấp hết hang hốc, lỗ mọc rò rỉ và tu sửa lại bờ, mái bờ ao.
+ Dùng vôi bột Ca(OH)2 rải khắp đáy ao và bờ ao với lượng
vôi 7-10 kg/100 m2 để điều chỉnh pH thích hợp, diệt hết các
mầm bệnh tồn lưu ở đáy ao.
III. Quy trình - kỹ thuật nuôi

1. Chuẩn bị ao nuôi.
b) Vệ sinh ao trước khi thả cá
+ Đối với những ao ít thay nước, sử dụng chế phẩm
sinh học thì phải sục khí đáy ao hoặc quạt nước.
+ Sau cùng cho nước từ từ vào ao qua cống có chắn
lưới lọc để ngăn cá dữ và độc hại lọt vào ao, khi đạt
mức nước yêu cầu thì tiến hành thả cá.
III. Quy trình - kỹ thuật nuôi
2. Chọn giống – thả giống.

Lựa chọn
+ Theo QCVN 02-15:2009/BNNPTNT quy định
con giống của cơ sở sản xuất thủy sản truớc khi
lưu thông phải đuợc kiểm dịch và ghi nhãn hàng
hóa theo quy chế Quản lý sản xuất, kinh doanh
giống thủy sản.
III. Quy trình - kỹ thuật nuôi
2. Chọn giống – thả giống.

Cách chọn cá giống:
+ Chọn cá nuôi phải khỏe mạnh, không bị xây xát,
+ Cá thả nuôi phải có quy cỡ đồng đều, khỏe
mạnh, không có dấu hiệu bệnh tật, không bị sây sát,
nhiều nhớt, bơi lội nhanh nhẹn.
+ Loại bỏ những cá thể bị dị hình.
+ cá tra có chiều dài thân 10-12cm, 60-80g/con.
+ Không thả lẫn lộn cá quá lớn với cá quá nhỏ.
III. Quy trình - kỹ thuật nuôi
2. Chọn giống – thả giống.


Mật độ
+ Cá tra thả nuôi mật độ 15-20 con/m2
+ Ao cỡ nhỏ thả mật độ cao hơn ao cỡ lớn.

Phương pháp thả
+ Trước khi thả cá xuống ao, phải tắm nước
muối 2% trong 5-6 phút.
+ Khi thả cá vào ao, cần thả từ từ
+ Nên ngâm bao chứa cá giống trong nước ao
15-20 phút mới thả cá ra.
III. Quy trình - kỹ thuật nuôi
3. Chăm sóc – quản lý – cho ăn.

Cách cho ăn:
+ Mỗi ngày, cho cá ăn 2-3 lần. Nếu sử dụng thức ăn
TCB, cho cá tra ăn lượng thức ăn bằng 5 - 7% trọng
lượng thân/ngày; cá basa 4 - 5% trọng lượng thân/ngày.
Nếu dùng TACN 2-2,5% trong lượng thân/ngày.
+ Trong tháng đầu, thức ăn cần có hàm lượng đạm
28-30%, giai đoạn tiếp theo giảm xuống còn 25-26%.
Hai tháng cuối giảm xuống 20-22% và nuôi thúc, cho cá
ăn 4 lần/ngày để giúp cá tăng trọng nhanh (vào lúc 6h,
11h, 17h và 21h).
III. Quy trình - kỹ thuật nuôi
3. Chăm sóc – quản lý – cho ăn.

Có thể cho ăn theo khẩu phần căn cứ vào trong
lượng cá:

FCR:

+ Tự chế : 2.5 – 3.2
+ Viên : 1.3 – 1.6
Trọng lượng cá % trọng lượng
< 0,2 kg 8 -10%
0,2 – 0,3 kg 6 – 7%
0,3 – 0,7 kg 4 – 5%
0,8 -1 kg 1,5 – 3%
III. Quy trình - kỹ thuật nuôi
3. Chăm sóc – quản lý – cho ăn.

Cách cho ăn:
+ Thức ăn tự chế biến vo thành từng viên nhỏ hoặc dùng
thức ăn công nghiệp đều rãi từ từ để cá sử dụng triệt để. Có
thể cho ăn kết hợp giữa TACN và thức ăn tự chế biến.

Quản lý cho ăn
+ Thức ăn cho cá : theo 28 TCN 188:2004. Cỡ cá 5-20g
(30% prôtêin), cỡ 20 - 200g (26% prôtêin), cỡ 200 - 500g
(22% prôtêin), cỡ >500g (18% prôtêin).
III. Quy trình - kỹ thuật nuôi
3. Chăm sóc – quản lý – cho ăn.

Quản lý môi trường ao nuôi

Quản lý ao nuôi
+ Dùng vôi rải quanh bờ ao trong mùa mưa để ổn định
pH, dùng zeolite với lượng 40 kg/1600m2 ao để cải thiện
chất lượng môi trường đáy ao.
+ Thường xuyên quan sát, kiểm tra ao để kịp thời phát
hiện và xử lý các hiện tượng bất thường như bờ ao bị sạt lở,

lỗ mọi, hang hốc do cua, rắn, chuột đào, cống bọng bị rò rỉ,
hư hỏng.
III. Quy trình - kỹ thuật nuôi
3. Chăm sóc – quản lý – cho ăn.

Quản lý môi trường ao nuôi

Quản lý chất lượng nước ao
+ Nhiệt độ: thích hợp 26 – 300C (khả năng chịu nhiệt
của cá tra: 15 – 390C, cá basa: 18 – 40 0C).
+ pH: 6.5-8.5 (pH<5: cá chết, 5<pH<6: cá khó thành
thục).
+ Độ trong : 40 – 60 cm (mùa khô), 8 – 10 cm
(mùa mưa).
III. Quy trình - kỹ thuật nuôi
3. Chăm sóc – quản lý – cho ăn.

Quản lý môi trường ao nuôi

Quản lý chất lượng nước ao
+ Độ mặn :sống ở nước ngọt (cá tra có thể chịu
nước hơi lợ : 7 – 10 ‰, cá basa : <12‰).
+ Ôxy hoà tan :>2mg/l ( nếu hàm lượng oxy hòa tan
thấp cá sẽ bị nổi đầu).
+ COD: <10mg/l.
III. Quy trình - kỹ thuật nuôi
3. Chăm sóc – quản lý – cho ăn.

Phòng và trị bệnh:
Thực hiện những nguyên tắc cơ bản sau:

1. Vệ sinh ao đìa sạch trước khi thả cá nuôi.
2. Chọn cá giống khỏe mạnh, không mang mầm
bệnh.
3. Mật độ thả phù hợp nhằm hạn chế sự ô nhiễm
và sự lây lan dịch bệnh trong quá trình nuôi.
4. Cho ăn và chăm sóc đúng khoa học kỹ thuât
cho từng loài cá.
III. Quy trình - kỹ thuật nuôi
3. Chăm sóc – quản lý – cho ăn.

Phòng và trị bệnh:
5. Quản lý chất lượng nước ao tốt (thường
xuyên thay nước).
6. Quản lý tốt các yếu tố môi trường (nước ao,
độ sâu, nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan, độ pH).
Ngoài ra, suốt quá trình cho ăn có thể sử dụng
vitamin C thường xuyên, một tuần cho ăn 1-2 lần
tuỳ theo thời tiết. Khi thời tiết lạnh hoặc nóng quá
phải cho cá ăn vitamin C.

×