Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

BÁO CÁO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.08 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
***
CHUYÊN ĐỀ 1
MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH 3
Giảng viên hướng dẫn: Nhóm sinh viên thực hiện:
Nguyễn Lan Hương Nguyễn Minh Chí - S1200237
Võ Thị Tố Như - S1200266
Trần Bảo Trung - S1200288
Lớp: Luật Hành Chính - K38
Cần Thơ, 08/2014
1
CHUYÊN ĐỀ LUẬT HÀNH CHÍNH 3
BÀI 1 : QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO
1. Tôn giáo là gì? Tín ngưỡng là gì? Các loại tín ngưỡng tôn giáo
có ở nước ta? Nêu các văn bản qui phạm pháp luật (VBQPPL)
điều chỉnh về tôn giáo?
1.1 Tôn giáo
1.1.1 Khái niệm:
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin: Tôn giáo là một hình thái ý
thức xã hội do con người sáng tạo ra, nó phản ánh cách giải quyết
mối quan hệ giữa con người với siêu nhiên, hiện thực với hư ảo,
cái trần tục với cái thiêng liêng, cái trần gian với cái siêu trần gian.
Theo Ph. Ăngghen: « Tất cả tôn giáo chẳng qua là phần phản
ánh hư ảo vào trong đầu óc con người – của những lực lượng bên
ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là phản ánh trong
đó những thế lực trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu
trần thế ».
Theo từ điển tiếng Việt, tôn giáo được định nghĩa như sau:
«Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin
và sùng bái những lực lượng siêu nhiên, cho rằng có những lực


lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải
phục tùng và tôn thờ», tôn giáo còn là 1 hệ thống những quan niệm
tín ngưỡng, sùng bái một hay những vị thần linh nào đó và những
hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.
Về bản chất: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản
ánh hư ảo thực tại xã hội bằng những lực lượng siêu nhiên nào đó
2
Về hình thức thể hiện: Tôn giáo bao gồm hệ thống các quan
niệm tín ngưỡng (giáo lý), các qui định về hình thức lễ nghi (giáo
luật và những cơ sở vật chất để thực hiên các nghi lễ tôn giáo.
Góc độ quản lý nhà nước: Tôn giáo có nội hàm rộng hơn,
ngoài hệ thống những quan niệm tín ngưỡng, các quy định về hình
thức lễ nghi, những cơ sở vật chất, khái niệm tôn giáo còn bao hàm
cả tổ chức và hoạt động tôn giáo.
Tại Điều 3 Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11 Tín
ngưỡng, tôn giáo năm 2004:
- Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo
một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo
một cơ cấu nhất định được nhà nước công nhận.
- Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý,
giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo.
- Cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người
chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và
những cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước công nhận.
- Tín đồ là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn
giáo thừa nhận.
1.1.2 Tính chất của Tôn giáo
- Tính chất lịch sử: Tôn giáo xuất hiện khi khả năng tư duy
trừu tượng của con người đạt tới một mức độ nhất định.
Qua mỗi giai đoạn phát triển của xã hội loài người, tôn

giáo có sự thay đổi phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội
của giai đoạn đó. Đến khi khoa học phát triển giúp con
người nhận thức được bản chất của các hiện tượng tự
nhiên và xã hội một cách thấu đáo, nguồn gốc sản sinh ra
tôn giáo không còn tồn tại nữa thì nó sẽ dần mất đi vị trí
3
của nó trong đời sống và trong nhận thức, niềm tin của
con người.
- Tính chất quần chúng: thể hiện ở số lượng tín đồ các tôn
giáo chiếm tỉ cao trong dân số thế giới. Mặc dù khoa học
kĩ thuật tiến bộ nhưng vẫn chưa loại bỏ hết các nguồn gốc
của tôn giáo; thêm vào đó, tôn giáo đáp ứng được phần
nào nhu cầu tinh thần của quần chúng, phản ánh những
khát vọng của những người bị áp bức về một xã hội tự do,
bình đẳng. Do đó, đến nay tôn giáo vẫn được nhiều người
thuộc các tầng lớp xã hội tin theo.
- Tính chất phản khoa học: tôn giáo phản ánh hư ảo thế giới
thực tại bằng các lực lượng siêu nhiên; giải thích các hiện
tượng tự nhiên và xã hội một cách duy tâm và thần bí. Vì
vậy, tôn giáo mang tính chất duy tâm và phản khoa học.
Trong lịch sử, đã nhiều lần tôn giáo sử dụng quyền lực
của mình để đàn áp các nhà khoa học và phủ nhận các
thành tựu khoa học của họ. Ngày nay, các tổ chức tôn giáo
một mặt tận dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật để
phát triển tôn giáo; mặt khác tìm cách giải thích sai lệch
những tiến bộ khoa học, kĩ thuật, gieo rắc những định
mệnh không thể cưỡng lại trong các tín đồ.
1.1.3 Các xu thế của tôn giáo trên Thế Giới
- Thế tục hoá: Trước các tôn giáo chỉ bàn về các siêu nhiên
thần thánh, các hiện tượng này đã vượt qua những hiện tượng

trần tục luôn là những khái niệm trung tâm của thần học. Và vì
vậy con người trở thành sinh vật thụ động, phải chịu sự ràng
buộc của các lực lượng siêu nhiên. Ngày nay tình trạng trên
4
chưa phải là đã hết nhưng đã khác nhiều, các sự huyễn hoặc
thiếu cơ sở bị nghi ngờ cách giải thích phi thực tế bị bãi bỏ,
những nghi lễ rườm rà bị bãi bỏ, và tôn giáo dần dần mang tính
đời thường, các tôn giáo không chỉ qúan tâm tới việc truyền
giào mà còn làm nhân đạo, từ thiện
- Dân tộc hoá: Các tôn giáo quay về với những giá trị xã hội
mang tính vùng miền đặc trưng cho mỗi dân tộc , xu thế này
trong điều kiện hiện nay càng được nâng cao do các dân tộc có
ý thức về bản thân mình muốn tồn tại hay không phụ thuộc rất
lớn vào việc giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc. Bởi vậy dưới
giác độ văn hoá mà tôn giáo là một bộ phận của các dân tộc có
xu thế bảo vệ tôn giaó truyền thống của mình coi đó là một vũ
khí chống lại sự đồng hoá văn hoá dân tộc.
- Xu thế đa dạng hoá tôn giáo. Là xu thế một tôn giáo chính
nó phân ly thành những tôn giáo nhỏ và hiện nay đây là hiện
tượng phổ biến của tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới. Trong
những thập kỷ gần đây đã phát sinh hàng loạt các tôn giáo mới
và đã được sự chấp nhận của các cộng đồng người và tồn tại
như một thực thể khách quan trong đời sống tôn giáo của nhân
loại. cần lưu ý sự xuất hiện của các giáo phái mới phi nhân tính,
phản văn hoá, đã gây ra những hậu quả.
- Xu thế các xung đột tôn giáo: đan xen với xung đột dân tộc
đây là xu thế mang tính toàn cầu hóa, hiện đang xảy ra khắp nơi
trên thế giới. Vì vậy, đây là đây là một xu thế quan trọng nhà
nước cần đặc biệt quan tâm.
- Các xu thế khác: Các tôn giáo lớn tìm cách hoà giải với

5
nhau để phân chia lại khu vực ảnh hưởng của mình trên thế giới
trên phạm vi toàn cầu trong thế kỷ mới. Hình thành các cuộc
xung đột dân tộc đan xen với xung đột tôn giáo hoặc cơ nguyên
từ tôn giáo. Trong một tôn giáo hoặc kết hợp giữa các tôn giáo
để hợp thành các tôn giáo mới. Xuất hiện các Đảng phái chính
trị mang màu sắc tôn giáo.
1.2 Tín ngưỡng
1.2.1. Khái niệm tín ngưỡng.
Tại Điều 3 Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11 Tín
ngưỡng, tôn giáo năm 2004
- Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ
tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với
nước, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tượng có
tình truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian
khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn
hóa, đạo đức xã hội.
- Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng
của công đồng, bao gồm đình, đền, miếu, am, từ đường,
nhà thờ họ và những cơ sở tương tự khác.
- Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được tổ chức quyên
góp, nhận tài sản hiến, tặng, cho trên cơ sở tự nguyện của
tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân ngoài
nước theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Tín ngưỡng ở Việt Nam.
a. Tín ngưỡng phồn thực
Thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh
sống bằng nghề nông cần phải có mùa màng tươi tốt và con người
6
được sinh sôi nảy nở. Để làm được hai điều trên, những trí tuệ sắc

sảo sẽ tìm các quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ đã xây
dựng được triết lý âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì xây
dựng tín ngưỡng phồn thực (phồn nghĩa là nhiều, thực nghĩa là nảy
nở). Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam được thể hiện ở hai dạng:
thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và thờ hành vi giao phối,
khác biệt với một số nền văn hóa khác như Ấn Độ chẳng hạn, chỉ
thờ sinh thực khí của nam mà thôi.
Thờ cơ sinh thực khí
Thờ sinh thực khí là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn
thực. Nó phổ biến ở hầu hết các nền văn hóa nông nghiệp trên thế
giới. Nhưng khác với hầu hết các nền văn hóa khác là chỉ thời sinh
thực khí nam, tín ngưỡng phồn thực Việt Nam thờ sinh thực khí
của nam lẫn nữ. Việc thờ sinh thực khí được tìm thấy ở trên các cột
đá có niên đại hàng ngàn năm trước Công nguyên. Ngoài ra nó còn
được đưa vào các lễ hội, lễ hội ở làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) có tục
rước cặp sinh thực khí bằng gỗ vào ngày 6 tháng giêng, sau đó
chúng được đốt đi, lấy tro than chia cho mọi người để lấy may.
Thờ hành vi giao phối
Ngoài việc thờ sinh thực khí, tín ngưỡng Việt Nam còn thờ hành
vi giao phối, đó là một đặc điểm thể hiện việc chú trọng đến các
mối quan hệ của văn hóa nông nghiệp, nó đặc biệt phổ biến ở
vùng Đông Nam Á. Các hình nam nữ đang giao phối được khắc
trên mặt trống đồng tìm được ở làng Đào Thịnh (Yên Bái), có niên
đại 500 trước Công nguyên. Ngoài hình tượng người, cả các loài
động vật như cá sấu, gà, cóc, cũng được khắc trên mặt trống
7
đồng Hoàng Hạ (Hòa Bình).
Vào dịp hội đền Hùng, vùng đất tổ lưu truyền điệu múa "tùng
dí", thanh niên nam nữ cầm trong tay các vật biểu trưng cho sinh
thực khí nam và nữ, cứ mối tiếng trống "tùng" thì họ lại "dí" hai

vật đó lại với nhau. Phong tục "giã cối đón dâu" cũng là một biểu
hiện cho tín ngưỡng phồn thực, chày và cối là biểu tượng cho sinh
thực khí nam và nữ
.
Ngoài ra một số nơi còn vừa giã cối (rỗng) vừa
hát giao duyên.
Trống đồng - biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực
Vai trò của tín ngưỡng phồn thực lớn tới mức ngay cả chiếc
trống đồng, một biểu tượng sức mạnh của quyền lực, cũng là biểu
tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực:
• Hình dáng của trống đồng phát triển từ cối giã gạo
• Cách đánh trống theo lối cầm chày dài mà đâm lên
mặt trống mô phỏng động tác giã gạo
• Tâm mặt trống là hình Mặt Trời biểu trưng cho sinh
thực khí nam, xung quanh là hình lá có khe rãnh ở
giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ
• Xung quanh mặt trống đồng có gắn tượng cóc, một
biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực (xem thêm Con
cóc là cậu ông trời)
b. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
Do là một đất nước nông nghiệp nên việc sùng bái tự nhiên là
điều đễ hiểu. Điều đặc biệt của tín ngưỡng Việt Nam là một tín
ngưỡng đa thần và âm tính (trọng tình cảm, trọng nữ giới). Có giả
thuyết cho rằng đó là do ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ thời xưa tại
Việt Nam. Các vị thần ở Việt Nam chủ yếu là nữ giới, do ảnh
hưởng của tín ngưỡng phồn thực như đã nói ở trên nên các vị thần
8
đó không phải là các cô gái trẻ đẹp như trong một số tôn giáo, tín
ngưỡng khác mà là các bà mẹ, các Mẫu.
Thờ Tam phủ, Tứ phủ

Tam phủ là danh từ để chỉ ba vị thánh thần: Bà Trời, Bà Chúa
Thượng, Bà Nước. Tứ phủ gồm ba vị Mẫu trên cộng thêm Mẫu
Địa phủ. Các Mẫu cai quản những lĩnh vực quan trọng nhất của
một xã hội nông nghiệp. Về sau do ảnh hưởng của văn hóa Trung
Hoa nên có thêm Ngọc Hoàng,Thổ Công và Hà Bá. Thần Mặt Trời
là vị thần quan trọng nhất, có mặt trên tất cả các trống đồng. Việc
thờ trời ở Việt Nam có trước ở Trung Quốc.
Thờ Tứ pháp
Tứ pháp là danh từ để chỉ các bà thần Mây-Mưa-Sấm-Chớp, đại
diện cho các hiện tượng tự nhiên có vai trò quan trọng trong xã hội
nông nghiệp. Sau này khi Phật giáo vào Việt Nam thì nhóm các nữ
thần này được biến thành Tứ pháp với truyền thuyết về Phật Mẫu
Man Nương. Tứ pháp gồm:
• Pháp Vân (thần mây) thờ ở chùa Bà Dâu
• Pháp Vũ (thần mưa) thờ ở chùa Bà Đậu
• Pháp Lôi (thần sấm) thờ ở chùa Bà Tướng
• Pháp Điện (thần chớp) thờ ở chùa Bà Dàn
Ảnh hưởng của Tứ Pháp ở Việt Nam rất lớn, nhiều lần triều
đình nhà Lý phải rước tượng Pháp Vân về Thăng Long để cầu
mưa.
Thờ động vật và thực vật
Khác với nhiều nền văn hóa khác nhau là thờ các con vật có sức
mạnh như hổ, sư tử, chim ưng, tín ngưỡng Việt Nam thờ các con
9
vật hiền lành hơn như trâu, cóc, rắn, chuột, chó, mèo, voi, các
con vật đó gần gũi với cuộc sống của người dân của một xã hội
nông nghiệp. Người dân còn đẩy các con vật lên thành mức biểu
trưng như Tiên, Rồng. Theo truyền thuyết thì tổ tiên người Việt
thuộc "họ Hồng Bàng" (có nghĩa là một loài chim nước lớn), thuộc
giống "Rồng Tiên". Con rồng lần đầu tiên xuất hiện ở vùng Nam

Á, sau đó mới được phổ biến ở Trung Quốc rồi đến các nước
phương tây. Con rồng có đầy đủ đặc tính của lối tư duy nông
nghiệp: tổng hợp của cá sấu, rắn; sinh ra ở dưới nước nhưng lại có
thể bay lên trời mà không cần cánh; có thể vừa phun nước vừa
phun lửa. Có rất nhiều địa danh Việt Nam có tên liên quan đến
rồng như Thăng Long, Hàm Rồng,
Thực vật được tôn sùng nhất là cây lúa, có Thần Lúa, Hồn Lúa,
Mẹ Lúa, đôi khi ta thấy còn thờ Thần Cây Đa, Cây Cau,
c. Tín ngưỡng sùng bái con người
Ngoài phồn thực, tự nhiên, tín ngưỡng Việt Nam rất coi trọng
con người.
Hồn và vía
Một số dân tộc Đông Nam Á coi linh hồn gồm "hồn" và "vía".
Vía được hình dung như phần trung gian giữa thể xác và hồn.
Người Việt cho rằng người có ba hồn, nam có bảy vía và nữ có
chín vía. Ba hồn gồm: Tinh (sự tinh anh trong nhận thức), Khí
(năng lượng làm cho cơ thể hoạt động) và Thần (thần thái của sự
sống). Bảy vía ở đàn ông cai quản hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và
miệng. Chín vía ở nữ giới cai quản bảy thứ như ở nam giới cộng
thêm hai vía nữa. Hai vía này có nhiều cách giải thích. Chúng có
10
thể là núm vú có vai trò quan trọng trong nuôi con. Tuy nhiên có
cách giải thích khác. Người Việt thường có câu nói nam có "ba hồn
bảy vía" còn nữ có "ba hồn chín vía", cũng là từ các quan niệm
trên mà ra.
Hồn và vía dùng thể xác làm nơi trú ngụ, trường hợp hôn mê ở
các mức độ khác nhau được giả thích là vía và hồn rời bỏ thể xác ở
các mức độ khác nhau. Nếu phần thần của hồn mà rời khỏi thể xác
thì người đó chết. Khi người chết, hồn nhẹ hơn sẽ bay sang kiếp
khác còn vía nặng hơn sẽ bay là mặt đất rồi tiêu tan. Thế nên mới

có những câu ngạn ngữ như: "hồn xiêu phách lạc" (phách tức là
vía; ở đây muốn nói trạng thái run sợ, mất chủ động), "sợ đến mức
hồn vía lên mây"
Khi chết là hồn đi từ cõi dương gian đến cõi âm ty, cõi đó cũng
được tưởng tượng có nhiều sông nước như ở cõi dương gian nên
cần phải đi bằng thuyền nên nhiều nơi chôn người chết trong
những chiếc thuyền.
Tổ tiên
Người Việt là một trong những dân tộc có tục thờ cúng tổ tiên
sâu đậm và sớm nhất, nó gần như trở thành một tôn giáo: Đạo ông
bà.
Người phương tây coi trọng ngày sinh thì người Việt coi trọng
ngày mất. Họ cho rằng người đã mất đi về nơi chín suối. Bàn thờ
tổ bao giờ cũng được đặt ở nơi trang trọng nhất. Ngày xưa khi
cúng lễ bao giờ cũng có nước (hoặc rượu) cùng với những đồ tế lễ
khác như vàng mã. Sau khi cúng xong thì đem đốt vàng mã rồi đổ
rượu hoặc nước lên đống tro tàn—khói bay lên trời, nước hòa với
11
lửa thấm xuống đất—theo họ như thế tổ tiên mới nhận được. Hành
động đó được cho là sự hòa quyện Nước-Lửa (âm dương) và Trời -
Đất - Nước (tam tài) mang tính triết lý sâu sắc.
Tổ nghề
Tổ nghề là một hoặc nhiều người có công lớn đối với việc sáng
lập và truyền bá một nghề nào đó. Do đó được các thế hệ sau tôn
trọng và suy tôn là làm người sáng lập vì đã có công tạo ra nghề,
gọi là Tổ nghề (hoặc thánh sư). Tổ nghề chỉ là những con người
bình thường, nhưng lại được người đời sau tôn thờ vì đã có công
sáng tạo ra nghề, truyền lại cho các thế hệ sau.
Thành hoàng làng
Ở phạm vi gia đình, người Việt thờ tổ tiên và Thổ Công, ở phạm

vi làng xã, người Việt thờ Thành hoàng. Giống như Thổ công,
Thành hoàng cai quản và quyết định họa phúc của một làng.
Không có làng nào ở Việt Nam mà không có Thành hoàng.
Những người được thờ thường là những người có tên tuổi và địa
vị, có công lao đối với làng đó. Tuy nhiên một số làng còn thờ
những người lý lịch không rõ ràng gì như trẻ con, ăn xin, ăn mày,
trộm cắp nhưng họ chết vào "giờ thiêng" (Giờ xấu theo mê tín dị
đoan).
Vua tổ
Ở phạm vi quốc gia, người Việt thờ Vua tổ, đó là Vua Hùng. Nơi
thờ phụng ở Phong Châu, Phú Thọ. Ngày giỗ tổ là ngày 10 tháng 3
âm lịch.
Người Việt còn thờ bốn vị thánh bất tử, đó là Tản Viên, Thánh
Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh.
12
Tản Viên biểu hiện cho ước vọng chiến thắng thiên tai, lụt lội;
Thánh Gióng biểu hiện cho tinh thần chống giặc ngoại xâm; Chử
Đồng Tử biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về vật chất; Liễu
Hạnh biểu hiện cho cuộc sống phồn vinh về tinh thần của người
dân Việt Nam.
Danh nhân và Anh hung
Ngoài ra, tại Việt Nam có rất nhiều đền thờ các vị danh nhân
như vua Đinh Tiên Hoàng, Lương Thế Vinh, Trần Hưng Đạo (Tín
ngưỡng Đức Thánh Trần),
d. Tín ngưỡng sùng bái Thần linh
Thổ Địa, Thần Tài, Táo Quân, Hà Bá, Môn Quan, Phúc
Lộc Thọ…
1.3 Các tôn giáo lớn ở Việt Nam
1.3.1. Đạo phật.
Trong số các tôn giáo ở Việt Nam, Phật giáo có số tín đồ đông

đảo nhất. Theo thống kê dân số năm 2009 thì số tìn đồ Phật Giáo là
6.802.318 người trong đó 2.988.666 tín đồ ở thành thị và
3.813.652 tín đồ ở nông thôn, địa phương tập trung đông đảo tin đồ
Phật giáo nhất là thành phố Hồ Chí Minh với 1.164.930 tín đồ.
Còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả
nước có gần 45 triệu tín đồ đã quy y Tam bảo, có 839 đơn vị gia
đình Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni; hơn 14.775 tự, viện, tịnh
xá, tịnh thất, niệm Phật đường trong cả nước. Ngoài ra từ 80% đến
90% dân số Việt Nam mang thiên hướng Phật giáo.
Có hai nhánh Phật giáo ở Việt Nam là Đại thừa và Tiểu thừa.
Phật giáo Đại thừa lần đầu tiên từ Trung Quốc vào tới vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam từ khoảng năm 200 và trở
thành tôn giáo phổ biến nhất trên toàn đất nước, trong khi Phật
giáo Tiểu thừa từ Ấn Độ du nhập vào phía nam đồng bằng sông
13
Cửu Long từ khoảng năm 300 - 600 và trở thành tôn giáo chính ở
vùng đồng bằng phía nam Việt Nam.
Có thuyết khác lại cho rằng Phật giáo bắt đầu truyền vào Việt
Nam trong khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai trước công
nguyên từ Ấn Độ theo đường biển chứ không phải từ Trung Hoa,
Lúc đầu Phật giáo tại Việt nam (đồng bằng châu thổ sông Hồng)
mang màu sắc của Phật giáo Tiểu thừa nhưng về sau do ảnh hưởng
của Trung Hoa mời chuyển dần thành Đại thừa
Tới ngày nay, Phật giáo đã trở thành tôn giáo phổ biến nhất tại
Việt Nam, chiếm đa số tại hầu hết các tỉnh của Việt Nam.
Phật giáo Đại thừa được nhiều người thừa nhận là tôn giáo
chính của người Việt, người Hoa và một số dân tộc thiểu số sinh
sống ở miền núi phía Bắc như Mường, Thái, Tày Phật giáo Đại
thừa tại Việt Nam có ba tông phái chính là Thiền tông, Tịnh Độ
tông và Mật tông. Trong thực tế Phật giáo Đại thừa ở Việt Nam tồn

tại hòa hợp với Đạo giáo, Khổng giáo và các đức tin bản địa như
tục thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu
Trong khi đó Phật giáo Tiểu thừa lại được coi là tôn giáo chính
của người Khmer.
1.3.2. Đạo thiên chúa (Công giáo RÔMA)
Công giáo Rôma, hay Thiên Chúa giáo La Mã, lần đầu tiên
tới Việt Nam vào thời nhà Lê mạt (đầu thế kỉ 16 tại Nam Định) bởi
những nhà truyền giáo Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, trước khi
Việt Nam là một thuộc địa của Pháp. Pháp khuyến khích người dân
theo tôn giáo mới bởi họ cho rằng nó sẽ giúp làm cân bằng số
người theo Phật giáo và văn hoá phương Tây mới du nhập. Đầu
tiên, tôn giáo này được lan truyền trong dân cư các tỉnh ven biển
Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, sau đó lan tới vùng
châu thổ sông Hồng và các vùng đô thị.
Hiện ở Việt Nam có khoảng 5,5 triệu tín đồ Công giáo, và
khoảng 6.000 nhà thờ tại nhiều nơi trên đất nước.
14
Số giám mục người Việt được Tòa Thánh tấn phong trong 80 năm
thời Pháp thuộc là 4 người, trong 30 năm chiến tranh (1945-1975)
là 33 người ở cả hai miền, từ năm 1976 đến 2004 là 42 người.
1.3.3. Đạo cao đài
Đạo Cao Đài, hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, là một tôn giáo
bản địa Việt Nam do Ngô Văn Chiêu, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công
Tắc thành lập năm 1926, với trung tâm là Tòa Thánh Tây Ninh.
Tôn giáo này thờ Đức Cao Đài (hay Thượng Đế), Phật và Chúa
Giê-su. Cao Đài là một kiểu Phật giáo cải cách với những nguyên
tắc thêm vào của Khổng giáo, Lão giáo và Thiên chúa giáo. Các tín
đồ Cao Đài thi hành những giáo điều như không sát sanh, sống
lương thiện, hòa đồng, làm lành, lánh dữ, giúp đỡ xung quanh, cầu
nguyện, thờ cúng tổ tiên và thực hành tình yêu thương vạn loại qua

việc ăn chay với mục tiêu tối thiểu là đem sự hạnh phúc đến cho
mọi người, đưa mọi người về với Thượng Đế nơi Thiên Giới và
mục tiêu tối thượng là đưa vạn loại thoát khỏi vòng luân hồi.
Hiện có khoảng 2,4 triệu tín đồ Cao Đài tại Việt Nam, phân
bố chủ yếu tại các tỉnh Nam bộ (Đặc Biệt là Tây Ninh) và khoảng
30.000 tín đồ nữa sống ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc.
1.3.4. Đạo hòa hảo
Đạo Hòa Hảo, hay Phật giáo Hòa Hảo, là một tôn giáo Việt
Nam gắn chặt với truyền thống Phật giáo, do Huỳnh Phú Sổ thành
lập năm 1939 tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu (nay là An Giang),
Châu Đốc.
Đạo Hoà Hảo phát triển ở miền Tây Nam Bộ, kêu gọi mọi
người sống hòa hợp. Tôn giáo này đánh giá cao triết lý "Phật tại
tâm", khuyến khích nghi lễ thờ cúng đơn giản (chỉ có hoa và nước
sạch) và loại bỏ mê tín dị đoan. Những buổi lễ được tổ chức rất
đơn giản và khiêm tốn, không có ăn uống, hội hè. Lễ lộc, cưới hỏi
hay ma chay không cầu kỳ như thường thấy ở những tôn giáo
khác. Đạo không có tu sĩ, không có tổ chức giáo hội mà chỉ có một
số chức sắc lo việc đạo và cả việc đời.
15
Hiện có khoảng 1,3 triệu tín đồ Hòa Hảo tập trung chủ yếu ở
miền Tây Nam Bộ (Đặc biệt là tứ giác Long Xuyên).
1.3.5. Đạo tinh lành
Tin Lành được truyền vào Việt Nam năm 1911. Đầu tiên, tôn giáo
này chỉ được cho phép tại các vùng do Pháp quản lý và bị cấm tại
các vùng khác. Đến năm 1920, Tin Lành mới được phép hoạt động
trên khắp Việt Nam. Năm 2004, số tín đồ Tin Lành ở Việt Nam vào
khoảng 1 triệu người, chủ yếu tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh,
khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc.
1.3.6. Đạo hồi

Người ta cho rằng Hồi giáo đã được truyền vào Việt Nam đầu tiên
là khoảng thế kỉ 10, 11, ở cộng đồng người Chăm. Năm 2004, tại
Việt Nam có khoảng 60.000 tín đồ Hồi giáo, chủ yếu ở Bình
Thuận, Ninh Thuận, An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố
Hồ Chí Minh. Có hai giáo phái Hồi giáo của người Chăm: người
Chăm ở Châu Đốc, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Đồng Nai theo
Hồi giáo chính thống, còn người Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuận
theo phái Chăm Bà Ni.
1.4 Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về tôn giáo
- Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004;
- Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính
Phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo.
- Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 04/04/2014 của Chính
phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
16
- Nghị định 37/2014/NĐ-CP Quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh;
- Quyết định 134/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính
phủ trực thuộc Bộ Nội vụ;
- Thông tư 04/2010/TT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Ban Tôn giáo trực
thuộc Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương;
- Thông tư 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 ban hành và
hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong
lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;

- Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày 04 tháng 2 năm 2005 của
Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin
lành.
- Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Thủ tướng Chính phủ về nhà đất liên quan đến tôn giáo;
- Quyết định số 1119/QĐ-BNV ngày 10 tháng 10 năm 2013
của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính trong
lĩnh vực tôn giáo.
17

×