Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÁO CÁO TÌNH HUỐNG TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.5 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


BÁO CÁO

NHĨM TÌNH HUỐNG SỐ 10 TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ

Nhóm sinh viên thực hiện:
1.
Nguyễn Tuyết Hằng
2.
Bùi Thị Hồng Tiếm
3.
Trần Thị Cẩm Tú
4.
Võ Đức Trí
5. Bùi Trung Hiếu
6. Văn Ngọc Thống Nhất

S1200245
S120034
8
S1200291
S120028
7
S1200246
S1200329


Nhóm tình huống 10



Vụ án 1
Theo kết luận của VKS, từ tháng 2/2002 đến tháng 6/2002,
thông qua môi giới là Bùi Hữu Phong, Nguyễn Trọng Quý (là một luật
sư) đã để Lê Thành Tảo làm quen với cán bộ Ngân hàng Cơng thương
là Nguyễn Anh Tuấn. Sau đó, Q bảo Lê Thành Tảo, Đỗ Xuân Thái,
Nguyễn Trọng Quyền, Nguyễn Văn Thoại và Bùi Hữu Phong lập hồ
sơ thế chấp tài sản giả với tổng diện tích đất là 10.000m 2 và một căn
nhà là tài sản của Công ty TNHH Hồng Đỉnh để vay tiền của Ngân
hàng Cơng thương.
Nguyễn Anh Tuấn, khi đó là cán bộ tín dụng ngân hàng Công
thương. Tuấn đã thẩm định, kiểm tra hồ sơ và đề xuất lên cấp trên là
Hồng Anh Việt (Trưởng Phịng tín dụng Ngân hàng cơng thương)
duyệt cho vay hợp đồng tín dụng của bọn Quý là 8,5 tỷ đồng. Sau khi
duyệt hồ sơ, Hoàng Anh Việt đã chuyển hồ sơ lên Giám đốc chi nhánh
Nguyễn Văn Mạnh phê duyệt cho vay 8,5 tỷ đồng.
Trong quá trình điều tra, Tuấn khai trong khi kiểm tra,
thẩm định hồ sơ, Tuấn đã không phát hiện được hồ sơ thế chấp là
giả vì Quý là một luật sư nên thủ đoạn làm giả rất tinh vi.
Theo kết quả giám định của Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho
thấy, Tuấn chưa xác định được mức độ tín nhiệm trong việc cho vay
theo hình thức có tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay; khi tài sản
hình thành đưa vào sử dụng, khách hàng khơng cam kết mua bảo
hiểm; chưa thực hiện thủ tục cầm cố tại Phịng cơng chứng Nhà nước
và chưa đăng ký giao dịch đảm bảo.
Việc điều tra, thẩm vấn các bị cáo khác cũng khơng xác định
được cán bộ ngân hàng có hành vi giúp sức cho các bị cáo cũng như
vụ lợi từ hành vi này. Tuy nhiên, khi thực hiện xong vụ vay, Quý khai
có chi cho Tuấn 20 triệu đồng tiền “bồi dưỡng”. Tuấn cũng thừa nhận
nhưng nói đây là tiền công của Tuấn đã tiến hành hồ sơ vay nhanh

chóng.
Theo anh (chị) có ai phạm tội trong vụ này khơng? Tội gì? Phân
tích.
Trả lời:
1. Tóm tắt vụ án:
Trang 2


Nhóm tình huống 10

- Bùi Hữu Phong, Nguyễn Trọng Q là môi giới để Lê Thành
Tảo làm quen với Nguyễn Anh Tuấn là cán bộ Ngân hàng Cơng
thương.
- Sau đó, Quý bảo Lê Thành Tảo, Đỗ Xuân Thái, Nguyễn Trọng
Quyền, Nguyễn Văn Thoại và Bùi Hữu Phong lập hồ sơ thế chấp tài
sản giả với tổng diện tích đất là 10.000m2 và một căn nhà là tài sản
của Công ty TNHH Hồng Đỉnh để vay tiền của Ngân hàng Cơng
thương.
- Nguyễn Anh Tuấn đã thẩm định, kiểm tra hồ sơ và đề xuất lên
cấp trên là Hoàng Anh Việt duyệt cho vay hợp đồng tín dụng của bọn
Quý. Sau khi duyệt hồ sơ, Hoàng Anh Việt đã chuyển hồ sơ lên Giám
đốc chi nhánh Nguyễn Văn Mạnh phê duyệt cho vay 8,5 tỷ đồng.
Theo kết quả giám định của Ngân hàng Nhà nước TP.HCM cho
thấy, Tuấn chưa xác định được mức độ tín nhiệm trong việc cho vay
theo hình thức có tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay; khi tài sản
hình thành đưa vào sử dụng, khách hàng không cam kết mua bảo
hiểm; chưa thực hiện thủ tục cầm cố tại Phịng cơng chứng Nhà nước
và chưa đăng ký giao dịch đảm bảo.
Khi thực hiện xong vụ vay, Quý khai có chi cho Tuấn 20 triệu
đồng tiền “bồi dưỡng” do Tuấn đã tiến hành hồ sơ vay nhanh chóng.

2. Khách thể loại:
Trong vụ án này, khách thể loại là quan hệ sở hữu về tài sản,
quan hệ về trật tự quản lý kinh tế của các tổ chức cho vay. Các điều
luật cần kiểm tra là: Điều 139, Điều 179, Điều 285 Bộ Luật hình sự
năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 (BLHS).
3. Kiểm tra cấu thành tội phạm:
a. Nguyễn Văn Mạnh - Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Công
thương. (Sau đây gọi tắt là Mạnh):
- Khách thể của tội phạm: Khách thể trực tiếp là quan hệ sở
hữu được Điều 285 BLHS bảo vệ. Ngoài ra, hành vi còn xâm hại đến
hoạt động của Ngân hàng, làm tổn thất uy tín của Ngân hàng. Đối
tượng của hành vi này là tài sản của Ngân hàng Công thương, ở đây là
tiền mặt trị giá 8,5 tỷ đồng.
- Mặt khách quan của tội phạm: Với chức trách là Giám đốc
chi nhánh, Mạnh phải chịu trách nhiệm về những quyết định cho vay
của chi nhánh mình. Khi có hồ sơ tín dụng, phải kiểm tra mọi mặt về
Trang 3


Nhóm tình huống 10

tính đúng đắn của hồ sơ trước khi quyết định cho vay. Ở đây, Mạnh đã
chủ quan, không kiểm tra lại và cũng không yêu cầu cấp dưới kiểm tra
lại hồ sơ xin vay của bọn Quý. Chỉ dựa vào hồ sơ cấp dưới trình mà
ký duyệt cho vay. Hậu quả gây thiệt hại cho Ngân hàng với số tiền lớn
(8,5 tỷ đồng). Tội phạm này đã hồn thành vì bọn Q đã thực hiện vụ
vay trót lọt dù rằng hồ sơ vay có nhiều nghi vấn. Mạnh đã khơng làm
trịn trách nhiệm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng - phải chịu trách
nhiệm hình sự theo Điều 285 BLHS
“Điều 285. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu
không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ
luật này, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
- Mặt chủ quan của tội phạm: Theo kết quả thẩm vấn điều tra,
cán bộ ngân hàng khơng có dấu hiệu giúp sức cho hành động của các
bị cáo cũng như vụ lợi trong hành vi cho vay. Với Mạnh, do quá tin
tưởng vào cấp dưới, đã qua 1 lần kiểm tra của Trưởng phịng Tín dụng
nên đã ký duyệt cho vay. Đây là lỗi vô ý đối với hậu quả thiệt hại về
tài sản; động cơ, mục đích khơng là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm
này.
- Chủ thể của tội phạm: Mạnh đang giữ chức Giám đốc chi
nhánh Ngân hàng, là người đứng đầu chi nhánh Mạnh có những quyền
hạn nhất định trong việc điều hành quản lý hoạt động của chi nhánh.
Ngồi ra, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Vì vậy, Mạnh thỏa
mãn điều kiện là chủ thể của hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng.
- Xác định khung hình phạt:
Từ những phân tích trên, so với các dấu hiệu của tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, đủ kết luận Mạnh phạm tội thiếu
trách nhiệm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng - Khoản 2 điều 285
BLHS, phạt tù từ ba năm đến 12 năm.
Trang 4



Nhóm tình huống 10

b. Nguyễn Anh Tuấn - cán bộ tín dụng; Hồng Anh Việt Trưởng phịng Tín dụng: (sau đây gọi tắt là cán bộ ngân hàng)
- Khách thể của tội phạm: Hành vi này đã xâm hại đến quan hệ
về trật tự quản lý kinh tế của các tổ chức cho vay, cụ thể ở đây là Chi
nhánh Ngân hàng, Công thương. Đối tượng tác động của hành vi này
là tài sản cho vay của Ngân hàng Công thương, ở đây là tiền mặt trị
giá 8,5 tỷ đồng.
- Mặt khách quan của tội phạm:
Trong vụ án, “cán bộ ngân hàng” đã thẩm định và trình lên cấp
trên duyệt cho vay, trong khi hồ sơ xin vay của bọn Q chưa thực
hiện thủ tục cầm cố tại Phịng cơng chứng Nhà nước và chưa đăng ký
giao dịch đảm bảo, cũng như Tuấn chưa xác định được mức độ tín
nhiệm trong việc cho vay theo hình thức có tài sản đảm bảo hình
thành từ vốn vay; khi tài sản hình thành đưa vào sử dụng, khách hàng
không cam kết mua bảo hiểm.
Qua việc điều tra, thẩm vấn các bị cáo, Cơ quan điều tra khơng
xác định được Tuấn, Việt có hành vi giúp sức cho các bị cáo cũng như
vụ lợi từ hành vi này. Do đó, khơng đủ cơ sở để kết luận “cán bộ
ngân hàng” đồng phạm trong vụ án này mà chỉ có thể kết luận rằng
“cán bộ ngân hàng” đã có hành vi phạm quy định của pháp luật về
cho vay trong hoạt động tín dụng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
theo quy định của Điều 179 BLHS.
“Điều 179. Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động
của các tổ chức tín dụng
1. Người nào trong hoạt động tín dụng mà có một trong các hành
vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu
đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Cho vay khơng có bảo đảm trái quy định của pháp luật;
b) Cho vay quá giới hạn quy định;

c) Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay
trong hoạt động tín dụng.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm
năm đến mười hai năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ
mười năm đến hai mươi năm.
Trang 5


Nhóm tình huống 10

4. Người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm cơng việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ
một năm đến năm năm”.
- Mặt chủ quan của tội phạm:
+ Nguyễn Anh Tuấn:
Qua tình tiết: khi thực hiện xong vụ vay, Quý khai có chi cho
Tuấn 20 triệu đồng tiền “bồi dưỡng”. Tuấn cũng thừa nhận nhưng nói
đây là tiền công của Tuấn đã tiến hành hồ sơ vay nhanh chóng.
Ở đây khơng có đề cập đến việc thỏa thuận của các bị cáo, việc
nhận tiền bồi dưỡng có thể là hành động đã lặp đi lặp lại nhiều lần đối
với các lần tiến hành hồ sơ vay nhanh chóng của Tuấn. Vậy hành vi
bỏ qua không xác minh, kiểm tra đối với tài sản thế chấp là lỗi cố ý
nhằm tiến hành cơng việc nhanh chóng. Hậu quả xảy ra thiệt hại tài
sản của Ngân hàng là hậu quả không mong muốn nhưng đã để mặc
hậu quả xảy ra. Do đó, lỗi của Tuấn là lỗi cố ý gián tiếp.
+ Hồng Anh Việt:
Là một lãnh đạo phụ trách tín dụng, Việt phải đánh giá khách
hàng, phân tích dự án, thẩm định và định giá tài sản bảo đảm nhưng
trong vụ việc này Việt chỉ dựa trên cơ sở tờ trình xin phê duyệt tín

dụng của cán bộ tín dụng (Tuấn) mà bỏ qua khơng kiểm tra hồ sơ tín
dụng bỏ qua công đoạn kiểm tra các tài sản thế chấp trước khi trình
Giám đốc duyệt cho vay. Cố tình bỏ qua nhiều thứ nhằm nhanh chóng
trình phê duyệt cho vay, mặc dù ý thức được hậu quả có thể xảy ra tuy
không mong muốn nhưng đã để hậu quả xảy ra. Như vậy lỗi của Việt
cũng như lỗi của Tuấn là lỗi cố ý gián tiếp.
- Chủ thể của tội phạm:
Nguyễn Anh Tuấn, Hoàng Anh Việt: Cả hai đều thỏa mãn điều
kiện là chủ thể tội phạm này. Vì cả hai đều có trách nhiệm trong hoạt
động cho vay của Ngân hàng. Một là cán bộ tín dụng (Tuấn), một là
Trưởng phịng tín dụng (Việt) và cả hai đều có đầy đủ năng lực trách
nhiệm hình sự.
- Xác định khung hình phạt:
Từ những phân tích trên, Nguyễn Anh Tuấn và Hoàng Anh Việt
đã thỏa các dấu hiệu của tội vi phạm các quy định về cho vay trong
hoạt động của các tổ chức tín dụng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng. Vì vậy, Tuấn và Việt phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm c,
Trang 6


Nhóm tình huống 10

khoản 1 điều 179 BLHS, áp dụng khung 3 đối với hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng của hành vi này, cụ thể hình phạt theo khoản 3 điều 179
BLHS - phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
c. Nguyễn Trọng Quý, Lê Thành Tảo, Đỗ Xuân Thái, Nguyễn
Trọng Quyền, Nguyễn Văn Thoại và Bùi Hữu Phong (sau đây gọi
tắt là Quý và đồng bọn):
- Khách thể của tội phạm: Khách thể trực tiếp là quan hệ sở
hữu được Điều 139 BLHS bảo vệ. Ngoài ra, hành vi cịn tác động xấu

đến trật tự an tồn xã hội. Đối tượng của hành vi này là tài sản của
Ngân hàng Công thương, ở đây là tiền mặt trị giá 8,5 tỷ đồng.
- Mặt khách quan của tội phạm:
Quý và đồng bọn đã tiếp cận với cán bộ tín dụng trình bày hồ sơ
vay vốn theo hình thức có tài sản bảo đảm. Nhưng tài sản thế chấp là
không có thực, do hồ sơ, chứng từ mà Quý và đồng bọn đưa cho cán
bộ tín dụng là giả. Thủ đoạn gian dối, giả mạo hồ sơ chứng từ đã thực
hiện hoàn tất và đây là điều kiện để dẫn đến việc Ngân hàng đồng ý
cho vay với mức 8,5 tỷ đồng. Thực tế là Quý và đồng bọn đã lấy được
8,5 tỷ đồng từ Ngân hàng thông qua việc vay tiền. Từ đó, cho thấy tội
phạm này đã thỏa mãn mặc khách quan là có hành vi lừa dối và người
phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản.
Quý và đồng bọn đã chiếm dụng được của Ngân hàng Công
thương số tiền 8,5 tỷ đồng và chắc chắn là không có khả năng hồn trả
do khơng có tài sản bảo đảm.
Hành vi làm giả chứng từ về tài sản đem đi thế chấp để vay vốn
của bọn Quý là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại về tài sản của
Ngân hàng Cơng thương.
Vì vậy, cấu thành mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản theo quy định của Điều 139 BLHS.
“Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của
người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi
triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị
kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xố án tích mà cịn vi
phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
sáu tháng đến ba năm.
Trang 7



Nhóm tình huống 10

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chun nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ
quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới
hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới
năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến
một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ
một năm đến năm năm”.
- Mặt chủ quan của tội phạm:
Quý và đồng bọn đã có sự bàn bạc, thỏa thuận để cùng thực hiện
tội phạm. Cả bọn có ý định chiếm dụng tiền nên đã chuẩn bị đầy đủ hồ

sơ chứng từ để đi vay, đã hoàn thành chiếm đoạt được tài sản. Đây là
hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.
- Mặt chủ thể của tội phạm:
Bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo Luật định thì
có thể là chủ thể của tội phạm này. Xét trong vụ án này, Quý và đồng
bọn đều là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự nên Quý và
Trang 8


Nhóm tình huống 10

đồng bọn thỏa mãn điều kiện là chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản.
- Xác định khung hình phạt:
Từ những phân tích trên, Q và đồng bọn đã có đầy đủ và thoản
mãn các dấu hiệu của tội tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, Quý và đồng bọn phải chịu trách nhiệm
hình sự theo khung 4 đối với hành vi này, cụ thể hình phạt theo Khoản
4 Điều 139 BLHS - Phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc
chung thân.
4. Kết luận:
- Mạnh phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng - Khoản 2 điều 285 BLHS, phạt tù từ ba năm đến 12 năm.
- Tuấn và Việt phạm tội vi phạm các quy định về cho vay trong
hoạt động của các tổ chức tín dụng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng - Khoản 3 điều 179 BLHS - phạt tù từ mười năm đến hai mươi
năm.
- Quý và đồng bọn phạm tội tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và
gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng - Khoản 4 Điều 139 BLHS - Phạt
tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc chung thân.


Trang 9


Nhóm tình huống 10

Vụ án 2:
Vũ Thị Hương là nhân viên khai thác thuộc phịng bảo hiểm H,
có nhiệm vụ bán phí bảo hiểm, làm hồ sơ bảo hiểm cho khách hàng có
nhu cầu mua bảo hiểm. Trong q trình bán bảo hiểm, Hương thu tiền
bảo hiểm và không nộp về quỹ của Phòng. Cụ thể như sau:
- Ngày 11/7/2006, thu 274.000 đồng đóng phí bảo hiểm của Cty
du lịch Phương Đơng;
- Ngày 18 và 23/10/2006, thu 549.000 đồng phí bảo hiểm học
sinh và giáo viên của trương Mầm Non A;
- Ngày 10/12/2006, thu 4.300.000 đồng phí bảo hiểm xe máy
của Cty trách nhiệm hữu hạn L;
- Ngày 3/3/2007, thu 19.360.000 đồng phí bảo hiểm của Cty
xuất nhập khẩu Việt An;
- Ngày 13, 14/6/2007, thu phí bảo hiểm xe ơtơ của Đại sứ quán
Na Uy.
Tất cả số tiền trên, Hương đều chưa làm thủ tục quyết tốn.
Ngồi ra, khi thu tiền bảo hiểm của Trung tâm môi trường và
Bưu điện tỉnh K, Hương đã cho người quen vay lấy lãi. Cụ thể: ngày
27/10/2006, cho Nguyễn Thị Bình vay 20.000.000 đồng, ngày
8/11/2006, cho Nguyễn Văn An vay 25.000.000 đồng.
Anh (chị) hãy định tội cho Hương.
Trả lời:
1. Tóm tắt và phân tích hành vi:
- Vũ Thị Hương là nhân viên khai thác thuộc Phòng Bảo hiểm H.

Trang 10


Nhóm tình huống 10

- Từ ngày 11/7/2006 đến ngày 14/6/2007 Hương đã thu tổng
cộng 24.483.000 đồng (trong đó, chưa kể số tiền thu phí bảo hiểm xe
ơtơ của Đại sứ quán Na Uy) và đã không nộp về quỹ của Phịng Bảo
hiểm.
- Ngồi ra, đối với tiền bảo hiểm của Trung tâm môi trường và
Bưu điện tỉnh K, Hương đã thu (không biết cụ thể là bao nhiêu tiền)
nhưng đã không nộp về quỹ của Cơ quan mà đã đem cho vay lấy lãi,
tổng cộng số tiền đem cho vay là 45.000.000 đồng.
2. Khách thể loại:
Hành vi của Hương đã xâm hại đến quan hệ sở hữu về tài sản
của người khác, đến hoạt động đúng đắn của tổ chức. Các điều Luật
cần kiểm tra gồm: Điều 140 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản, Điều 142 Tội sử dụng trái phép tài sản, Điều 280 Tội lạm dụng
chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Khoản c Điều 48 các tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự của BLHS.
3. Kiểm tra Cấu thành tội phạm đã lựa chọn trong mối liên
hệ với hành vi của bị can:
a) Khách thể của tội phạm: Khách thể trực tiếp của tội phạm
này quan hệ sở hữu về tài sản được Điều 142 BLHS bảo vệ.
b) Chủ thể của tội phạm:
Hương không thỏa mãn điều kiện là chủ thể của tội phạm về
chức vụ. Vì ngồi việc là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình
sự thì để là chủ thể của tội phạm về chức vụ thì người đó phải là người
có chức vụ và làm việc trong hệ thống cơ quan nhà nước. Đối với
Hương, Hương là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và

như vậy chỉ thỏa mãn điều kiện là chủ thể của tội phạm về quyền sở
hữu theo nội dung của vụ án.
c) Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi của Hương đã diễn ra trong thời gian dài từ ngày
11/7/2006 đến ngày 14/6/2007, Hương thu tiền nhưng không nộp quỹ
để làm thủ tục quyết tốn, trong đó, có một khoảng tiền là 45.000.000
đồng Hương đã cho vay lấy lãi, số tiền còn lại là 24.483.000 đồng
Hương cũng không nộp quỹ (nhưng đề khơng nêu rõ chi vào mục đích
gì).
Trang 11


Nhóm tình huống 10

Hương đã nhận được tài sản một cách hợp pháp, nghĩa là thu
tiền bảo hiểm của các cá nhân, tổ chức thông qua việc bán bảo hiểm
nhưng:
- Hương đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp là cho
vay lấy lãi số tiền 45.000.000 đồng; tuy nhiên, chưa có dẫn đến việc
khơng có khả năng hoàn trả. Một trong những dấu hiệu để định tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là “Sử dụng tài sản đó vào mục đích
bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng hoàn trả”. Tuy nhiên, ở đây
chưa đủ cơ sở kết luận Hương mất khả năng chi trả. Vì vậy, khơng đủ
cơ sở để kết luận Hương chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 Tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

- Sử dụng tài sản không đúng cam kết, giữ lại 24.483.000 đồng,
có thể dùng vào chi tiêu cá nhân hoặc mục đích khác, thay vì phải nộp
quỹ để quyết toán. Dấu hiệu này là dấu hiệu của hành vi sử dụng trái
phép tài sản theo Điều 142 Tội sử dụng trái phép tài sản.

Điều 142. Tội sử dụng trái phép tài sản
1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người
khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án
về tội này, chưa được xố án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ
năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến
hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ hai năm đến năm năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ
ba năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến
hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Trang 12


Nhóm tình huống 10

Tuy nhiên, về đối tượng của hành vi này là tài sản, bắt buộc “sử
dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu
đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng…”. Vì vậy, không đủ cơ sở
kết luận Hương phạm tội theo Điều 142.
d) Mặt chủ quan của tội phạm:
Hương nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã
hội nhưng vẫn thực hiện. Vì mục đích vụ lợi, tìm lợi ích cho bản thân

từ việc sử dụng tài sản của người khác. Vì vậy, lỗi của Hương là cố ý
trực tiếp.
e) Xác định khung hình phạt: khơng có
4. Kết luận:
Hương khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái
phép tài sản ở theo Điều 142 BLHS.

Tài liệu tham khảo
1. Bộ Luật hình sự 1999 (được SĐ, BS năm 2009).
2. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam Quyển 1 (Phần chung) của Tiến

sĩ Phạm Văn Beo.
3. Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam Quyển 2 (Phần các tôi phạm)

của Tiến sĩ Phạm Văn Beo.
Trang 13


Nhóm tình huống 10
4. Tạp chí Ngân hàng (số 18/2009) về Tội vi phạm quy định về cho

vay trong hoạt động ngân hàng của Luật sư Phan Văn Lãng
(o/?
option=com_content&view=article&id=1648&catid=43&Itemid
=90)

Trang 14




×