Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

bài tập tình huống pháp luật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.56 KB, 14 trang )

-Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự? Hãy so sánh hai loại trách
nhiệm pháp lý này về tính chất, đối tượng bị áp dụng?
Phân tích các điều kiện của tổ chức có tư cách pháp nhân được quy định trong
Bộ luật dân sự 2005? Cho ví dụ minh họa?
- Thứ nhất: ví dụ: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thành lập theo
Luật doanh nghiệp năm 2005 và được Sở kế hoạch đầu tư tỉnh (thành phố)
cấp giấy phép thành lập
- Thứ hai: ví dụ: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có Chủ tịch hội đồng
thành viên, các thành viên, giám đốc, có thể có ban kiểm soát.
- Thứ ba: Ông A và anh B thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Tài
sản của Công ty độc lập với tài sản của ông A. Ông A chỉ phải chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình góp vào công ty mà không phải chịu
trách nhiệm bằng những tài sản riêng khác.
- Thứ tư: Công ty A và Công ty B ký hợp đồng kinh tế. Khi ký kết hợp đồng
kinh tế này thì đại diện theo pháp luật của 2 công ty ký kết nhưng là đại diện
của 2 công ty, nhân danh 2 công ty ký kết hợp đồng đó.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận H Thành phố Hà Nội ra quyết định buộc
Công ty PK đóng trên địa bàn quận phải tháo dỡ một công trình xây dựng nhà làm
việc vì đã vi phạm các quy tắc xây dựng hiện hành. Công ty PK phản đối quyết định
này và đã gửi đơn để yêu cầu xem xét lại.
a. Trong trường hợp này đơn khiếu nại của PK phải gửi đến cơ quan nhà
nước nào để đề nghị xem xét giải quyết? Vì sao?
Trong trường hợp này, đơn khiếu nạn của PK là khiếu nạn lần đầu. Và theo quy định tại
Điều 30 Luật khiến nạn tố cáo năm 1998 thì “Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với
người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành
chính mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Như vậy, công ty PK không đồng ý với quyết
định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận H vì có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái
pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cty PK thì cty PK sẽ làm đơn
khiếu nạn đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận H người đã ra quyết định đó.


b. Nếu cơ quan mà bạn cho là có thẩm quyền ( ở Mục a ) đó giải quyết mà
Công ty PK vẫn phản đối thì Công ty PK có thể tiếp tục gửi đơn đến các cơ quan Nhà
nước nào, theo thủ tục gì? Vì sao?
Theo quy định tại Điều 39 Luật khiếu nạn tố cáo thì: trong thời hạn 30 ngày mà
khiếu nạn lần đầu của công ty PK đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận H không giải quyết
hoặc có giải quyết nhưng công ty PK vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có
quyền khiếu nạn tới người có thẩm quyền giải quyết khiếu nạn tiếp theo hoặc khởi kiện vụ
án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật. Như vậy, trong trường hợp này
công ty PK có 2 sự lựa chọn:
- Thứ nhất: Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án và theo thủ tục tố tụng
- Thứ hai: Công ty PK tiếp tục khiếu nạn lần 2 đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Thành phố Hà Nội theo thủ tục giải quyết khiếu nạn và quyết định này là quyết
định cuối cùng vì theo quy định tại Điều 23 của Luật khiếu nạn tố cáo năm
1998: “Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi
chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền:… Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại; quyết định này là
quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng…”.
Anh Nguyễn Văn T là công nhân làm việc tại phân xưởng hàn của Công ty
trách nhiệm hữu hạn PK (là một pháp nhân). Trong khi làm việc tại công ty do không
thực hiện đúng quy trình an toàn lao động mà Công ty đó quy định nên anh T đó để
xảy ra một vụ cháy tại xưởng sản xuất. Đám cháy đó lan ra cả một số nhà dân xung
quanh.
a. Trong trường hợp này ai là người phải chịu trách nhiệm bồi thường
đối với những thiệt hại xảy ra cho các nhà dân xung quanh xưởng và
cho công ty PK?
Trả lời: - Trong trường hợp này công ty PK phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối
với những thiệt hại xẩy ra cho các nhà dân xung quanh mặc dù anh T là người gây ra đám
cháy nhưng anh T là công nhân của công ty. Việc anh T không tuân theo đúng quy trình an
toàn lao động và gây ra vụ tai nạn trên đó cũng chính là lỗi của công ty PK trong việc
quản lý người lao động. Công ty PK sẽ phải bồi thường thiệt hại cho những người dân có

nhà bị cháy theo quy định tại khoản 2 Điều 93 của Bộ Luật Dân sự “Pháp nhân chịu
trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho thành

viên của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do thành viên xác lập, thực hiện không
nhân danh pháp nhân”. Công việc mà anh T đang làm là thực hiện công việc của
công ty PK chứ không phải công việc của riêng anh.
- Anh T do không thực hiện đúng quy trình an toàn lao động nên đã để xảy ra một vụ cháy
và làm thiệt hại đến cho một số nhà dân xung quanh. Anh T sẽ phải bồi thường những thiệt
hại mà công ty PK bị ảnh hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều 304 BLDS 2005 “Trong
trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện
thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình
thực hiện hoặc giao cho người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa
vụ thanh toán chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại”. Anh T không chỉ phải bồi
thường thiệt hại mà công ty PK phải bồi thường cho người dân có nhà bị cháy mà
còn phải bồi thường cả những thiệt hại mà do việc thiếu trách nhiệm của anh làm
ảnh hưởng trực tiếp đến công ty.
b. Trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp này thuộc loại trách nhiệm
pháp lý nào? Hãy nêu rõ lập luận.
trả lời: - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công ty PK với những người dân có nhà bị
ảnh hưởng bởi đám cháy là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng áp dụng đối với những hành vi trái pháp luật
gây thiệt hại khi xâm phạm các đối tượng của các chủ thể khác nhau. Là cá nhân, đó là
những thiệt hại phát sinh khi cá nhân đó xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác. Trong trường hợp này, công ty PK
phải bồi thường thiệt hại cho những người dân có nhà bị ảnh hưởng bởi đám cháy theo quy
định tại Điều 608 BLDS 2005.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của anh T với công ty PK là trách nhiệm dân sự do
không thực hiện nghĩa vụ. Và cụ thể trong trường hợp này, anh T phải bồi thường thiệt hại
cho công ty PK theo quy định tại khoản 1 Điều 304 BLSD.


Cá nhân khi là chủ thể của quan hệ pháp luật: Các yếu tố xác định một cá
nhân với tư cách là một chủ thể trong quan hệ pháp luật?
Hình phạt và hình thức xử phạt vi phạm hành chính? Hãy so sánh hai loại chế
tài này về đối tượng bị áp dụng, thẩm quyền áp dụng?
Giả sử có một hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ. Chiến sĩ cảnh sát
giao thông đang làm nhiệm vụ đó phát hiện những vi phạm và cần phải xử lý những
vi phạm này. Chiến sĩ cảnh sát sẽ phải làm các thủ tục pháp lý như thế nào để xử phạt
nếu cho rằng:
a. Hành vi vi phạm thuộc trường hợp phạt tiền 100.000 đồng?
b. Hành vi vi phạm thuộc trường hợp phạt tiền 500.000 đồng?
Nguyễn Văn T sinh ngày 14- 4-1996 bị bắt ngày 15- 4-2010 trên một chuyến xe
khách khi trong hành lý mang theo cú hai bánh Hêroin ( mỗi bánh 500 gam)
- Hãy xác định tính chất tội phạm của Nguyễn Văn T trong trường hợp này
theo phân loại tội phạm trong Bộ Luật hình sự 1999 và hình phạt cụ thể áp dụng đối
với T trong trường hợp này?
Theo quy định của khoản 3 Điều 8 BLHS thì: “…tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là
tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối
với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”. Mà tội phạm mà T thực
hiện lại thuộc vào quy định tại điểm b khoản 4 Điều 194 BLHS. Và hình phạt cao nhất là
tù chung thân hoặc tử hình. Như vậy, theo tính chất của tội phạm thì tội phạm mà T thực
hiện thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi phạm tội thì T vừa mới đủ 14
tuổi. T vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng hình phạt mà T có thể phải chịu không
quá 12 năm tù giam theo quy định tại khoản 2 Điều 74 BLHS “Đối với người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung
thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù”
- Có gì khác nếu trong trường hợp này khám trong hành lý của T có 4 gam
Hêroin?

Hành vi phạm tội của T trong trường hợp này thuộc vào khoản 1 Điều 194 BLHS mà mức
cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù giam. Theo quy định của khoản 3 Điều 8 BLHS

thì “tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù”. Theo tính chất của tội phạm thì tội phạm
mà T thực hiện thuộc tội phạm nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều
12 BLHS thì “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Như
vậy, trong trường hợp này thì T không phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi phạm tội
của mình gây ra.
Trích Điều 194 Bộ Luật Hình sự 1999: Tội tàng trữ, vận chuyển,mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý.
“l. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma tuý thì bị phạt tự từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tự từ bảy năm
đến mười lăm năm:
a. Có tổ chức.
b. Phạm tội nhiều lần
…………
h. Hêrôin hoặc Côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tự từ mười
lăm năm đến hai mươi năm:
a. Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ một
kilôgam đến dưới năm kilôgam.
b. Hêrôin hoặc Côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm
gam.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tự từ hai mươi
năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a. Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có trọng lượng từ năm
kilôgam trở lên.
b.Hêroin hoặc Côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên”

Khái niệm, các dấu hiệu vi phạm pháp luật? Lấy một ví dụ cụ thể để phân tích minh

hoạ?
Trong các văn bản sau đây, văn bản nào là các văn bản quy phạm pháp luật,
văn bản nào là văn bản áp dụng quy phạm pháp luật? Giải thích rõ vì sao?
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm một Thứ trưởng của Bộ A?
Đây là văn bản áp dụng quy phạm pháp luật vì văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do
các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành ra. Quyết
định của Thủ tướng Chính Phủ chí áp dụng cho việc bổ nhiệm Thứ trưởng A, mà không
thể áp dụng cho việc bổ nhiệm các thứ trưởng khác. Bên cạnh đó, quyết định này chỉ áp
dụng một lần mà không được áp dụng vào lần khác với chủ thể khác.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ làm việc với các thành
viên Chính phủ?
Đây là quy phạm pháp luật vì : “Quy phạm pháp luật….”(T61). Quyết định này của Thủ
tướng Chính Phủ có tính bắt buộc được áp dụng cho tất cả các thành viên của Chính Phủ,
quy định này không hạn chế số lần áp dụng mà hoạt động thường xuyên liên tục, lặp đi lặp
lại nhằm đảm bảo cho hoạt động của Chính Phủ.
Ngày 20/5/2010 Nguyễn Văn H sinh ngày 10/5/1994 đi xe máy Dream II chở
bạn gái đi sinh nhật, do phóng nhanh, lạng lách nên không làm chủ được tốc độ đó
đâm vào xe máy ngược chiều gây hư hỏng nặng chiếc xe, chị C - chủ xe bị thương
nặng. Sau 1 tháng điều trị tại bệnh viện chị C đó chết. Tổng giá trị thiệt hại về tài sản
được xác định là 79. 900.000đ.
Hãy xác định:
1. Từ sự kiện trên phát sinh các loại trách nhiệm pháp lý nào? Vì sao?
Từ sự kiện trên phát sinh 3 loại trách nhiệm pháp lý gồm: Trách nhiệm hành chính, trách
nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự vì:
Trách nhiệm hành chính vì: Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối
với những cá nhân, tổ chức đã có hành vi vi phạm hành chính, xâm hại quy tắc quản lý nhà

nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi Nguyễn Văn H điều khiển xe máy chưa
đủ 16 tuổi chưa đủ tuổi điều khiển mô tô xe máy, bên cạnh đó trong khi điều kiện phương
tiện giao thông H đã không tuân thủ luật giao thông đường bộ nên gây ra tai nạn.

Trách nhiệm dân sự mà cụ thể là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì:Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng áp dụng đối với những hành vi trái pháp luật
gây thiệt hại khi xâm phạm các đối tượng của các chủ thể khác nhau. Là cá nhân, đó là
những thiệt hại phát sinh khi cá nhân đó xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác. Trong trường hợp này, điều khiển
phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi và trong quá trình điều khiển phương tiện giao
thông H đã không tuân thủ quy định của luật giao thông đường bộ nên gây tan nạn và dẫn
đến là chị của chị C. Và H phải bồi thường thiệt hại cho chị C theo quy định tại Điều 610
Bộ Luật Dân sự.
Trách nhiệm hình sự vì: Theo quy định của Điều 2 BLHS thì “Chỉ người nào phạm một tội
đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” . Khi điều khiển
phương tiện giao thông sai quy định nên H đã gây ra cái chết cho chị C là đã xâm phạm
đến tính mạng của chị. Theo quy định của Luật hình sự thì H phải chịu trách nhiệm hình
sự.
2. Ai là người quyết định mức cụ thể của các loại trách nhiệm pháp lý trên? Vì
sao?
- Đối với trách nhiệm hành chính:
- Đối với trách nhiệm hình sự: Tòa án vì
- Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Do Tòa án
Ai là người phải thực hiện các loại trách nhiệm pháp lý đó được quyết định? Vì sao?
Đối với trách nhiệm hành chính: theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh xử
lý vi phạm hành chính thì “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính
thì bị phạt cảnh cáo”. Và chính H là người phải chịu trách nhiệm hành chính này.
Đối với trách nhiệm hình sự: H phải chịu trách nhiệm vì theo quy định tại Điều 2
của BLHS năm 1999 thì “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy
định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”
Đối với trách nhiệm dân sự: Theo quy định tại khoản 1 Điều 141 BLDS năm
2005 thì cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành nên. Và Theo
quy định tại khoản 2 Điều 606 BLDS quy định “…Người chưa thành niên dưới


mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ
thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên
gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu…”.
Như vậy, cha, mẹ sẽ là người bồi thường thiệt hại cho toàn bộ thiệt hại về mặt dân
sự do H gây ra cho chị C.

Phân tích bản chất và những đặc điểm chung của pháp luật?
Phân tích các điều kiện của tổ chức có tư cách pháp nhân được quy định trong
Bộ luật dân sự 2005? Cho vớ dụ minh họa?
Giả sử trong năm 2010 các cơ quan nhà nước cần ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật sau đây:
a. Một văn bản quy phạm pháp luật để quy định chi tiết thi hành Luật
Thuế giá trị gia tăng đó được Quốc hội thông qua.
Nghị định của Chính Phủ T103
b. Một văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành văn bản nêu ở mục a.
- Hãy cho biết: Các văn bản quy phạm pháp luật trên sẽ phải do cơ quan nhà
nước nào ban hành? Dưới hình thức loại văn bản quy phạm pháp luật nào? Giải
thích rõ vì sao?
Luật Thuế Giá trị gia tăng do Quốc Hội ban hành
Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng do Chính phủ
ban hành
- Hãy viết ký hiệu của các văn bản quy phạm pháp luật này theo quy định hiện
hành?
Luật thuế Giá trị gia tăng của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 13/2008/QH12
ngày 3/6/2008
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 12/2009/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 2009
HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG NĂM 2008
( Số thứ tự của văn bản có thể tự đặt ra )
Nguyễn Văn A sinh ngày 05.06.1991 rủ Nguyễn Văn B sinh ngày 15.10.1994
đột nhập vào nhà ông C để trộm cắp tài sản. Ngày 20.10.2010 cả 2 tên cùng đột nhập

vào nhà ông C và lấy đi số tài sản trị giá 20 triệu đồng.
- Hãy xác định ai là chủ thể của tội phạm trên? Vì sao?
Chủ thể của tội phạm trên là Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B vì:

+ Người thực hiện tội phạm được quy định trong BLHS
+ Về độ tuổi: A và B đều đủ 16 tuổi nên đủ tuồi chịu trách nhiệm hình sự
+ A và B đều cố ý thực hiện tội phạm
+ Cả A và B tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội đều có khả năng nhận thức
được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội.
- Có gì khác không nếu trong trường hợp này Nguyễn Văn B sinh ngày
15.10.1995?
Nếu như khi thực hiện hành vi phạm tội mà Nguyễn văn B mới đủ 15 tuổi thì: B
chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặt
biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp này, B phạm tội thuộc điểm a khoản 2 Điều 138
BLHS có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Mà theo quy định tại khoản 3 Điều 8
BLHS thì “tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù”. Như vậy, trong trường hợp
này do B khi thực hiện hành vi phạm tội chưa đủ 16 tuổi lại tội phạm mà B thực hiện
thuộc tội phạm nghiêm trọng nên B không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Điều 138 (Bộ luật hình sự 1999): Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghỡn đồng
đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghỡn đồng nhưng gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc đó bị xử phạt hành chớnh về hành vi chiếm đoạt hoặc đó bị kết ỏn về
tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà cũn vi phạm, thỡ bị phạt cải tạo khụng
giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thỡ bị phạt tự từ hai năm đến
bảy năm:
a) Cú tổ chức;
b) Cú tớnh chất chuyờn nghiệp;
c) Tỏi phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu
đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thỡ bị phạt tự từ bảy năm đến
mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu
đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Khái niệm, các dấu hiệu vi phạm pháp luật? Lấy một ví dụ cụ thể để phân tích
minh hoạ?
Hãy so sánh những điểm giống nhau, khác nhau và mối quan hệ giữa pháp luật
và đạo đức trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở nước ta hiện nay?
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận H Thành phố Hà Nội ra quyết định buộc
Công ty PK đóng trên địa bàn quận phải tháo dỡ một công trình xây dựng nhà làm
việc vỡ đó vi phạm cỏc quy tắc xõy dựng hiện hành. Cụng ty PK phản đối quyết định
này và đó gửi đơn để yêu cầu xem xét lại.
a. Trong trường hợp này đơn khiếu nại của PK phải gửi đến cơ quan nhà nước
nào để đề nghị xem xét giải quyết? Vỡ sao?
b. Nếu cơ quan mà bạn cho là có thẩm quyền ( ở Mục a ) đó giải quyết mà
Cụng ty PK vẫn phản đối thỡ Cụng ty PK cú thể tiếp tục gửi đơn đến các cơ quan
Nhà nước nào, theo thủ tục gỡ? Vỡ sao?
Ông Nguyễn Quang T thi công xây dựng ngôi nhà ở 3 tầng của mình mà không
có giấy phép xây dựng. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương đó yêu cầu
ông phải đình chỉ ngay việc xây dựng và công trình nằm trong hành lang bảo vệ của
đường điện cao thế 6KV, nhưng ông T vẫn cho thợ tiếp tục xây dựng. Uỷ ban nhân
dân Quận sở tại đó quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm này của

ông Nguyễn Quang T. Lúc này công trình đang đổ bê tông sàn tầng 3.
a. Hãy cho biết trong trường hợp này, theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 2 tháng 7
năm 2002, ông Nguyễn Quang T có thể bị xử lý như thế nào? Tại sao?
Trong trường hợp này, Ông T không bị xử lý theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính do
Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành vì trường hợp vi phạm của ông T không thuộc vào
các đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 6 của pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính năm 2002.
Trường hợp của ông T sẽ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng được quy định tại
một văn bản pháp luật khác.

b. Việc xử lý trách nhiệm pháp lý sẽ có gì khác, nếu có hai người thợ xây
dựng bị điện giật chết khi công trình đang đổ bê tông sàn tầng 3?
Nếu như trong quá trình xây dựng mà có 2 người thợ xây dựng bị điện giật chết người thì
bên cạnh việc ông T bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng thì ông T còn
phải chịu trách nhiệm hình sự vì do vi phạm quy tắc hành chính mà vô ý làm chết người
được quy định tại khoản 2 Điều 99 BLHS
“Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành
chính, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Uỷ ban nhân dân Quận K nhận được đơn phản ánh của một số người tiêu
dùng về việc sau khi sử dụng hoa quả mua tại cửa hàng H (có đăng ký kinh doanh do
Phũng Đăng ký kinh doanh Quận K, thành phố Hà Nội cấp) đó bị ngộ độc sau khi sử
dụng làm 10 người phải đi cấp cứu tại bệnh viện. Những người này đó được xuất viện
sau 24 giờ điều trị. Chủ cửa hàng cũng thừa nhận đó bán hàng cho những người này.
Qua điều tra và xét nghiệm tại chỗ, các cơ quan chuyên môn kết luận: Nguyên nhân
của vụ ngộ độc là do số hoa quả trên đó được chủ cửa hàng tẩm chất bảo quản thực

phẩm có chứa một hàm lượng độc tố đó bị cấm sử dụng.
a. Hãy cho biết: Trong trường hợp này theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 02 tháng 07 năm 2002, chủ cửa
hàng hoa quả có thể bị xử lý như thế nào?
Theo quy định của Điều 21 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính do Ủy ban Thường vụ
quốc hội thông qua ngày 02 tháng 07 năm 2002 thì : “Vật phẩm gây hại cho sức khỏe con
người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại là tang vật vi phạm hành chính phải bị
tiêu hủy. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thực hiện thì bị áp dụng các biện
pháp cưỡng chế. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các

biện pháp cưỡng chế”.Như vậy, theo quy định này thì cửa hàng H buộc phải tiêu hủy toàn
bộ số hoa quả còn lại tại cửa hàng H. Nếu cửa hàng H không tiêu hủy tự nguyện thì sẽ bị
áp dụng các biện pháp cưỡng chế và mọi chi phí áp dụng cho các biện pháp cưỡng chế đều
do cửa hàng H phải chịu.
b. Có gì khác nếu trong trường hợp này có hai người chết do bị ngộ độc quá nặng
và đây là vụ ngộ độc thứ 2 xảy ra tại cửa hàng này chỉ trong 3 tháng gần đây?
Phân tích cơ cấu quy phạm pháp luật sau
Điều 138 (Bộ luật hỡnh sự 1999): Tội trộm cắp tài sản
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghỡn
đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghỡn đồng nhưng gây hậu
quả nghiêm trọng hoặc đó bị xử phạt hành chớnh về hành vi chiếm đoạt hoặc đó bị kết
ỏn về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà cũn vi phạm, thỡ bị phạt cải tạo
khụng giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

×