Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

tín dụng và lãi suất tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.15 KB, 6 trang )

1
Tài chính tiền tệ 1
Chương 6: Tín dụng và Lãi suất Tín dụng
1. Tín dụng:
1.1. Khái niệm: Là quan hệ chuyển nhượng tạm thời
quyền sử dụng một lượng giá trị có thể biểu hiện
bằng tiền hoặc bằng hiện vật từ chủ thể này sang
chủ thể khác với đIều kiện phải hoàn trả theo
những thỏa thuận trước giữa 2 bên. Nội dung
chính của sự thỏa thuận đó là: thời hạn phải trả, số
tiền lãi phải trả, cách thức phải trả.
1.2. Đặc trưng của quan hệ tín dụng:
- Là quan hệ chuyển nhượng mang tính chất tạm
thời.
- Tính hoàn trả
- Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa
người cho vay và người đi vay.
Tài chính tiền tệ 2
1.3. Các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường
1.3.1. Tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất
kinh doanh với nhau, được biểu hiện dưới hình thức mua bán
chịu hàng hoá.
* Đặc trưng:
• Đối tượng của tín dụng thương mại là hàng hoá.
• Chủ thể trong quan hệ tín dụng này là các nhà sản xuất kinh
doanh hay cung ứng dịch vụ trực tiếp.
• Tiền lãi cho vay không tính riêng mà gộp vào giá bán hàng hoá.
• Cơ sở pháp lý xác định quan hệ này là các giấy nợ hay còn gọi
là kỳ phiếu thương mại.
• Sự vận động của tín dụng thương mại phù hợp tương đối với


quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá.
• Tín dụng thương mại bị giới hạn về qui mô và phạm vi hoạt
động.
5 janvier 2012 2
Tài chính tiền tệ 3
1.3.2. Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ
chức tín dụng với các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó
ngân hàng đóng vai trò trung gian vừa là người đi vay vừa là
người cho vay.
* Đặc trưng:
• Đốí tượng tín dụng là tiền tệ
• Ngân hàng đóng vai trò trung gian vừa đi vay vừa cho vay trong
mối quan hệ với các chủ thể khác.
• tín dụng ngân hàng được cấp phát dưới hình thức tiền tệ nên có
thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
• Tiền lãi được tính riêng theo tỷ lệ % trên số tiền vay.
• Qui mô tín dụng rất lớn, phạm vi tín dụng cũng không bị giới
hạn.
• Cơ sở pháp lý của quan hệ này là các hợp đồng tín dụng giữa
NH với người cho vay và người đi vay được biểu hiện dưới
những hình thức cụ thể.
5 janvier 2012 3
Tài chính tiền tệ 4
1.3.3. Tín dụng nhà nước
Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các
chủ thể khác trong hay ngoài nước.
TDNN thể hiện sự vay nợ của chính phủ dưới các hình thức Nhà
nước phát hành các giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu,…) hay
thực hiện vay nợ theo hiệp ước, hiệp định với chính phủ nước

ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế.
* Đặc trưng:
• Thể hiện lợi ích kinh tế mang tính tự nguyện, tính cưỡng chế và
tính chính trị - xã hội.
• Hình thức tín dụng đa dạng, phạm vi huy động rộng.
• Việc huy động và sử dụng vốn có sự kết hợp giữa nguyên tắc tín
dụng và các chính sách tài chính - tiền tệ của Nhà nước.
• TDNN có tác động nhiều mặt đến nền kinh tế - xã hội (công cụ
để Nhà nước điều tiết lưu thông tiền tệ trên thị trường, kiểm soát
qui mô, cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành nghề, thay đổi sự phân bổ
nguồn lực tài chính trong quá trình điều tiết việc phân phối thu
nhập xã hội )
4
2
Tài chính tiền tệ 5
1.3.4. Tín dụng thuê mua
Tín dụng thuê mua hay còn gọi là cho thuê tài chính
là một phương thức tài trợ vốn trung, dài hạn cho sản
xuất kinh doanh, thông qua việc cho thuê tài sản với
điều kiện không được huỷ hợp đồng trước hạn và có
thể cam kết bán lại về sau với giá thoả thuận từ đầu.
Tín dụng thuê mua có 3 bên liên quan:
• Người đi thuê là doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh
có nhu cầu về tài sản.
• Người cho thuê là các công ty cho thuê tài chính, các
ngân hàng.
• Người cung cấp là các doanh nghiệp bán hàng có
những sản phẩm hàng hoá phù hợp với nhu cầu
người đi thuê và ký hợp đồng mua bán với công ty
cho thuê.

5 janvier 2012 5
Tài chính tiền tệ 6
1.3.5. Tín dụng tiêu dùng
• Tín dụng tiêu dùng là quan hệ tín dụng đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng của công chúng trong xã hội.
• Mục đích của tín dụng tiêu dùng là nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của người dân thông qua
việc cho vay trực tiếp hay gián tiếp. Tín dụng tiêu
dùng cũng kích thích phát triển sản xuất thông qua
kích cầu.
• Tín dụng tiêu dùng có thể được cấp dưới hai hình
thức:
- Tín dụng cấp bằng tiền do các ngân hàng thương
mại hay các tổ chức tín dụng cung cấp.
- Tín dụng cấp bằng hàng hoá: do các doanh nghiệp
trực tiếp sản xuất kinh doanh cấp thông qua việc bán
hàng trả góp cho người tiêu dùng.
5 janvier 2012 6
Tài chính tiền tệ 7
Chương 6: Tín dụng và Lãi suất Tín dụng
2. Khái niệm về lãi suất:
Giá cả của tín dụng- giá cả của quan hệ vay
mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới
hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác
nhau gọi là lãi suất
Phân loại lãi suất:
2.1.Căn cứ vào phương pháp tính lãi:
a. Lãi suất đơn: (simple interest rate): Lãi suất đơn
là tỷ lệ % tính theo năm, tháng, ngày của số tiền
lãi so với số tiền vay ban đầu, không gộp lãi vào

số tiền vay ban đầu để tính lãi thời hạn kế tiếp.
F = P*(1+ n.i)
F: Số tiền vốn và lãi, P: Số tiền vay ban đầu,
n: thời hạn tín dụng, i: LS suất đơn
Tài chính tiền tệ 8
Chương 6: Tín dụng và Lãi suất Tín dụng
b. Lãi kép (compound interest rate_lãi tích
hợp) là tỷ lệ tiền lãi tính theo năm, tháng,
ngày của số tiền lãi so với số tiền vay, trong
đó số tiền vay đã được gộp lãi nhận được của
kỳ trước.
F
1
=P + P*i =P*(1+ i)
1
F
2
= F
1
+ F
1
*i = P*(1+ i)
2
:
:
F
n
= P*(1+i)
n
3

Tài chính tiền tệ 9
Chương 6: Tín dụng và Lãi suất Tín dụng
c. Lãi suất hoàn vốn là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại
của các khoản thu trong tương lai của tất cả các khoản thu
trong tương lai từ một khoản đầu tư với giá trị hiện tại của
khoản đầu tư đó.
Gọi PV là giá trị hiện tại
FV là giá trị tương lai
*Trường hợp thời hạn tín dụng là n năm
PVx (1+i)
n
= FV
PV= FV/(1+i)
n
*Trường hợp những khoản tín dụng trả từng phần cố định vào
thời điểm cuối mỗi năm trong suốt thời kỳ tín dụng
PV =P/ (1+i)
1
+ P/(1+i)
2
+ + P/(1+i)
n
P là khoản thanh toán hàng năm đã biết
* Đối với trái phiếu coupon:
PV = C/(1+i)
1
+ C/(1+i)
2
+ +C/(1+i)
n

+ F/ /(1+i)
n
C là số tiền coupon hàng năm,
F là mệnh giá trái phiếu
Tài chính tiền tệ 10
Chương 6: Tín dụng và Lãi suất Tín dụng
2.2. Căn cứ vào giá trị thực tế của khoản tiền lãi thu
được:
a. Lãi suất danh nghĩa là lãi suất được công bố
bằng một con số cụ thể. Căn cứ vào lãi suất danh
nghĩa người ta tính được các khoản thu nhập danh
nghĩa.
b. Lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa sau khi đã
trừ đi tỷ lệ lạm phát
• Gọi : i
r
: Lãi suất thực real interest rate
i
n
: Lãi suất danh nghĩa nominal interest rate
i
i
: Tỷ lệ lạm phát inflation
* i
n
= i
r
+i
i
hay i

r
= i
n
– i
i
(i
i
<10%)
* (i
n
+1)=(i
r
+1)*(i
i
+1) hay
i
r
= (i
n
-i
i
)/ (i
i
+ 1) (i
i
> 10%)
Tài chính tiền tệ 11
Chương 6: Tín dụng và Lãi suất Tín dụng
2.3. Căn cứ vào tính chất nghiệp vụ :
a. Lãi suất tiền gửi:

- Là lãi suất mà NHTM sử dụng để tính lãi phải
trả cho người gửi tiền. Lãi suất tiền gửi phải bù
đắp được những chi phí cơ hội và tỷ lệ lạm phát
nếu có.
Nếu gọi: i
tg
: lãi suất tiền gửi,
i
cb
: tỷ lệ lãi cơ bản,
i
i
: tỷ lệ lạm phát
Ta có: i
tg
= i
cb
+ i
i
Tài chính tiền tệ 12
Chương 6: Tín dụng và Lãi suất Tín dụng
2.3. Căn cứ vào tính chất nghiệp vụ :
b. Lãi suất cho vay:
- Là loại lãi suất qui định tỷ lệ lãi mà người đi vay
phải trả cho người cho vay.
i
cv
=i
tg
+ x =i

cb
+i
i
+x
Trong đó: i
cv
: lãi suất cho vay
x: chi phí nghiệp vụ tín dụng
2.4. Theo góc độ điều tiết vốn giữa các tổ chức
tín dụng trên TT tiền tệ
a. Lãi suất tái chiết khấu: NHTW áp dụng đối với
NHTM.
b. Lãi suất liên ngân hàng: LS cho vay lẫn nhau
giữa các NH được hình thành trên thị trường liên
ngân hàng
4
Tài chính tiền tệ 13
Chương 6: Tín dụng và Lãi suất Tín dụng
3. Phân biệt lãi suất và tỷ suất lợi tức
- Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên
số tiền vốn cho vay
- Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm của số thu
nhập của người có vốn trên tổng số vốn anh ta
đưa vào sử dụng (đầu tư hay cho vay).
4. Cấu trúc rủi ro của lãi suất
Mối quan hệ giữa LS và mức độ rủi ro của món
vay hay một dự án đầu tư.
Lãi suất phụ thuộc vào những yếu tố gây ra rủi
ro:
Tài chính tiền tệ 14

Chương 6: Tín dụng và Lãi suất Tín dụng
- Rủi ro vỡ nợ: là rủi ro do người đi vay hoặc
người phát hành không có khả năng thanh
toán lãi hoặc cả vốn lẫn lãi khi đến hạn vì vậy
khi tham gia lưu thông sẽ có một mức bù rủi
ro cao, tức là lãi suất sẽ cao.
- Rủi ro thanh khoản (Tính lỏng): Khi các công
cụ có tính lỏng cao, tức là dễ dàng chuyển đổi
sang tiền mặt nhanh chóng thì nó càng được
ưa chuộng. Những công cụ kém lỏng bao giờ
cũng có lãi suất cao hơn những công cụ có
tính lỏng cao.
-
Tài chính tiền tệ 15
Chương 6: Tín dụng và Lãi suất Tín dụng
- Thuế thu nhập: Khi thuế thu nhập tăng lên thì
lãi suất phải tăng tương ứng để bù đắp số tiền
lời giảm đi do nộp thuế. Khi thuế thu nhập
giảm thì lãi suất sẽ thấp hơn.
Mức độ rủi ro của món vay càng cao, LS của
món vay đó càng cao
Tài chính tiền tệ 16
Chương 6: Tín dụng và Lãi suất Tín dụng
5. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất
5.1.Quan hệ cung cầu quỹ cho vay
Bất kỳ sự thay đổi nào của cung hoặc cầu hoặc cả
cung và cầu quỹ cho vay không cùng tỷ lệ thì sẽ
làm thay đổi lãi suất trên thị trường.
5.2. Lạm phát kỳ vọng
Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong

một thời kỳ nào đó, lãi suất sẽ có xu hướng tăng.
5.3. Bội chi ngân sách(BCNS)
- BCNS sẽ làm tăng cầu của quỹ cho vay  LS sẽ
tăng.
- BCNS ảnh hưởng đến tâm lý công chúng về mức
gia tăng lạm phát gây áp lực làm tăng LS.
5
Tài chính tiền tệ 17
Chương 6: Tín dụng và Lãi suất Tín dụng
- Khi BCNS tăng chính phủ thường phát hành
trái phiếu  Cung Trái phiếu tăng  giá TP
trên thị trường giảm  LS thị trường tăng
lên.
- Tài sản có của các NH gia tăng khoản mục
trái phiếu Chính phủ  lãi suất NH sẽ tăng.
5.4. Những thay đổi về thuế
Khi các loại thuế TN cá nhân và TNDN tăng
lên, thì thu nhập của những tổ chức và cá
nhân cung cấp dịch vụ tín dụng hay kinh
doanh CK sẽ giảm đi. Vì vậy, để duy trì lợi
nhuận không đổi có thể họ sẽ cộng thêm vào
lãi suất những thay đổi của thuế.
Tài chính tiền tệ 18
Chương 6: Tín dụng và Lãi suất Tín dụng
.
5.5. Những thay đổi trong đời sống xã hội
Sự phát triển của thị trường TC tạo ra
những công cụ mới, sự thay đổi công nghệ,
mức độ phát triển của các định chế tài chính
trung gian, biến động kinh tế TC trên phạm

vi quốc tế, đều ảnh hưởng đến LS.
Tài chính tiền tệ 19
Chương 6: Tín dụng và Lãi suất Tín dụng
6. Lãi suất ở Việt Nam:
6.1.Giai đoạn trước 1989
- Lãi suất được qui định ở mức thấp và cố
định, lãi suất thực thường “âm”
- Do Nhà nước qui định để phục vụ cho các
mục tiêu phát triển của các DNQD, thể hiện
sự bao cấp qua cơ chế tín dụng
- LS cho vay dài hạn bé hơn LS cho vay
ngắn hạn,
Tài chính tiền tệ 20
Chương 6: Tín dụng và Lãi suất Tín dụng
6.2. Giai đoạn từ sau 1989
- Giai đoạn 1989 - 1995: Điều chỉnh lãi suất
theo mức độ lạm phát theo tinh thần của nghị định
43/CP
- Giai đoạn từ 1996 đến tháng 8 - 2000:
công cụ LS được vận dụng linh hoạt và có nhiều
thay đổi nhất. LS được NHNN điều chỉnh theo cơ
chế: LS trần và chênh lệch LS huy động và cho
vay 0,35%
- Giai đoạn từ tháng 8 - 2000: NHNN áp
dụng chính sách LS cơ bản
- Từ tháng 6 - 2002: NHNN áp dụng chính
sách LS thỏa thuận.
6
Tài chính tiền tệ 21
Câu hỏi ôn tập Chương 6

1. Khách hàng A gửi 1.000USD thời hạn 3
tháng, lãi suất 1%/1 tháng. Hỏi sau 3 tháng
số tiền lãi là bao nhiêu?
2. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm thời hạn 12
tháng tại NH ABC là 15%/1 năm, tỉ lệ lạm
phát là 12%. Hỏi lãi suất thực sự mà khách
hàng nhận được khi gửi tiền tại NH ABC là
bao nhiêu?
3. Bạn phải gửi 1 số tiền vào NH là bao nhiêu
nếu sau 5 năm nữa bạn sẽ nhận được
50.000.000 đ (cho biết lãi suất NH là 10%/1
năm)
Tài chính tiền tệ 22
Câu hỏi ôn tập chương 6
4. Nếu có một người cho bạn lựa chọn hai
phần thưởng như sau:
Tặng bạn một phần thưởng nhận ngay trị
giá 100 triệu đồng
Sau khi bạn tốt nghiệp (2 năm nữa) sẽ được
tặng 100 triệu đồng
Bạn sẽ chọn phần nào? Giải thích ?
5. Khi thuế thu nhập cá nhân tác động đến
các khoản lợi nhuận do tiền gửi hay kinh
doanh CK thì hoạt động của thị trường tài
chính có ảnh hưởng như thế nào?

×