Tải bản đầy đủ (.ppt) (34 trang)

LĐ TỰ GIÁC, SÁNG TẠO (T2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 34 trang )




1.Thế nào là lao động tự giác? Thế nào là lao động sáng
tạo?
2. Việc thường xuyên đánh giá kết quả bài kiểm tra để
rút kinh nghiệm cho lần sau thể hiện phẩm chất:
a) Tự giác
b) Trung thực
c) Sáng tạo
d) Tự lập
Việc cố gắng, phấn đấu trong học tập không phải vì
lời khen hay phần thưởng đã thể hiện phẩm chất :
a) Tự giác
b) Trung thực
c) Sáng tạo
d) Tự lập

1.Lao động tự giác:
- Chủ động khi làm việc
- Không đợi ai nhắc nhở.
- Không bị ai bắt buộc hoặc áp lực.
Lao động sáng tạo :
- Luôn tìm tòi suy nghĩ, cải tiến;
- Phát hiện cái mới, hiện đại các quy trình trong lao động
- Tiết kiệm tạo năng suất cao, chất lượng hiệu quả
2. Việc thường xuyên đánh giá kết quả bài kiểm tra để
rút kinh nghiệm cho lần sau thể hiện phẩm chất:
a) Tự giác b) Trung thực c) Sáng tạo d) Tự lập
Việc cố gắng, phấn đấu trong học tập không phải vì lời
khen hay phần thưởng đã thể hiện phẩm chất :


a) Tự giác b) Trung thực c) Sáng tạo d) Tự lập

TIẾT 14 BÀI 11.
TIẾP THEO

BÀI 11. LAO ĐỘNG TỰ GIÁC, SÁNG TẠO (TT)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Mời các em theo dõi các
tình huống sau đây

“Nam là một học sinh lớp 8, cha mất, mẹ bận đi
làm kiếm tiền để lo cho Nam ăn học. Thế nhưng, Nam
thường trốn tiết bỏ học để đi chơi game. Do mất căn bản
nên kết quả học tập của Nam ngày càng sa sút. Vì thế, bây
giờ Nam thích chơi game hơn là thích học!”
Em nghĩ gì về Nam?
TÌNH HUỐNG 1

Hưng được các bạn trong lớp mệnh danh là “ Sách
giáo khoa” vì bài nào Hưng cũng học thuộc lòng sách giáo
khoa, hễ ai hỏi là Hưng có thể đọc một mạch từ đầu đến
cuối bài. Hưng rất chăm học, cứ đến giờ tự học ở nhà là
Hưng tự ngồi vào bàn học, bố mẹ không cần phải nhắc
nhở, thúc giục. Tuy nhiên, đôi khi cô giáo hỏi về một nội
dung kiến thức nào đó trong bài thì Hưng lại không trả lời
được hoặc trả lời không chính xác, vì vậy kết quả học tập
của Hưng không cao.
Theo em, vì sao kết quả học tập của Hưng không
cao?
TÌNH HUỐNG 2


Chủ nhân của ý tưởng sáng tạo “Một chiếc máy thái rau củ quả cho chăn nuôi
có thể thay thế 20 người” là em Nguyễn Trọng Đoàn, lớp 11 chuyên Lý,
Trường THPT chuyên Lương Văn Tuỵ (TP. Ninh Bình).
TÌNH HUỐNG 3

Hiện nay, sáng chế của em vừa được chọn là 1 trong 5 ý
tưởng sáng tạo của Tỉnh để tham dự: “Cuộc thi dành cho thanh
thiếu niên toàn quốc lần thứ V”. Và cũng là 1 trong 10 em thay
mặt cho hàng triệu thanh thiếu niên, nhi đồng cả nước đi dự triển
lãm sáng tạo tuổi trẻ lần thứ 6 tại Nigeria – Đoàn thanh niên cộng
sản HCM đã trao tặng em danh hiệu: “Tuổi trẻ sáng tạo” và giải 3
về giải pháp giảm thiểu nặng lượng Quốc gia cùng Cúp do Ban tổ
chức cuộc thi trao tặng.
Theo Đoàn giới thiệu: chiếc máy này có thể thay thế 20 người
thái rau, củ, quả cho chăn nuôi gia súc gia cầm mà tiêu hao điện
năng chỉ có 750w/h, với giá thành là 500.000 đồng/1chiếc, rất
phù hợp với túi tiền người nông dân hiện nay.
Sáng chế của Đoàn đã đoạt được rất nhiều giải của Tỉnh và
Quốc gia, được Tỉnh Ninh Bình hỗ trợ 60 triệu đồng để tham dự
triển lãm sáng tạo quốc tế tại Nigeria tháng 2 sắp tới.
Vì sao một học sinh THPT có thể sáng tạo được chiếc máy
này?

Th¶o luËn nhãm (5 phót)
Nhóm 1: Nêu những tác hại của sự thiếu tự
giác trong học tập.
Nhóm 2: Nêu những hậu quả của việc học tập
thiếu sáng tạo.
Nhóm 3: Mối quan hệ giữa tự giác và sáng tạo.

Nhóm 4: Lợi ích của tự giác, sáng tạo trong học
tập đối với học sinh.
THẢO LUẬN NHÓM ( 5 PHÚT)

Tác hại của sự thiếu tự giác trong học tập
- Kết quả học tập kém
- Sống ỷ lại vào bố mẹ, lười biếng, cẩu thả,
tùy tiện.
- Mọi người sẽ không tôn trọng, uy tín cá
nhân giảm sút.
NHÓM 1

Những hậu quả của việc học tập thiếu sáng
tạo:
- Kết quả học tập, chất lượng học tập không
cao.
- Phẩm chất năng lực cá nhân không thể hoàn
thiện và phát triển đượctôn trọng, uy tín cá nhân
giảm sút.
NHÓM 2

Mối quan hệ giữa tự giác và sáng tạo
Chỉ có tự giác mới vui vẽ, tự tin và có hiệu
quả. Tự giác là điều kiện để sáng tạo. Ý thức
tự giác, óc sáng tạo là động cơ bên trong của
các hoạt động, tạo ra sự say mê, tinh thần
vượt khó trong học tập và lao động.
NHÓM 3

Lợi ích của tự giác, sáng tạo

- Giúp chúng ta tiếp thu kiến thức, kỹ năng.
- Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng
lực cá nhân.
- Chất lượng học tập, lao động sẽ được nâng
cao.
NHÓM 4

BÀI 11. LAO ĐỘNG TỰ GIÁC, SÁNG TẠO (TT)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
II. NỘI DUNG BÀI HỌC:
3. Lợi ích của lao đông tự
giác, sáng tạo:
-
Giúp chúng ta tiếp thu
kiến thức, kỹ năng
-
Hoàn thiện và phát triển
phẩm chất, năng lực cá
nhân.
-
Chất lượng học tập, lao
động sẽ được nâng cao.
Lợi ích của tự giác,
sáng tạo trong học tập
đối với học sinh?

TẤM GƯƠNG LAO ĐỘNG TỰ GIÁC, SÁNG TẠO

Hoàn cảnh của em Đặng Thị Bé, học sinh lớp
12/3, Trường THPT Phan Thanh Giản (Ba Tri) Mẹ mất

trong một tai nạn giao thông khi Bé đang học lớp 8 ,cha
Bé ngã bệnh nặng, mất sức lao động, cuộc sống cả gia
đình chỉ phụ thuộc vào tiền làm thuê, làm mướn của
người chị gái lớn và anh trai thứ ba. Sống trong gia đình
nghèo, thường xuyên đối diện với sự túng quẫn. Hàng
ngày, Bé sắp xếp thời gian biểu hợp lý để vừa có thể học
bài, vừa giúp chị trông cháu, làm việc nhà và cạo hạt
cacao. Nhờ vậy, dù vất vả làm việc nhiều trong ngày
nhưng bao nhiêu năm cắp sách đến trường là bấy nhiêu
năm em đạt học sinh khá giỏi.
TẤM GƯƠNG TỰ GIÁC HỌC TẬP

Phan Thị Huỳnh Như
lớp 7/2, trường THCS thị
trấn Bình Đại, được nhận
giấy khen tại Hội nghị
tổng kết 4 năm thực hiện
Cuộc vận động “Học tập
và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”.

Lúc mới năm, sáu tuổi em đã biết phụ mẹ nấu cơm, trồng
rau, giữ em. Hàng ngày, cha mẹ Như đều ở ngoài chòi nuôi
vịt; ở nhà, một tay Như lo việc cơm nước, giặt giũ cho đứa em
gái và tranh thủ học bài. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng Huỳnh
Như đều đạt danh hiệu học sinh giỏi ở các năm học. “Như rất
chịu khó học tập, hòa đồng cùng bạn bè và nhiệt tình trong
sinh hoạt ngoại khóa. Ở trường, ngoài việc lễ phép, vâng lời
thầy cô giáo, Như rất hăng hái tham gia công tác Đội cùng các
phong trào do nhà trường tổ chức như: học tập theo gương

Bác Hồ; tuyên truyền an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực
phẩm, phòng chống ma túy… Năm học 2009-2010, Trường
THCS thị trấn Bình Đại tổ chức hội thi kể chuyện về tấm
gương của Bác, Huỳnh Như đoạt giải nhất. Huỳnh Như bộc
bạch: “Con được các thầy, cô giảng bài về Bác và đọc sách
viết về Bác, con rất yêu quý Bác Hồ”. Ngoài việc học ở
trường, phụ giúp gia đình Như còn chăm chỉ, siêng năng tự
học và học phụ đạo. Việc biết nấu cơm, làm cá là do cô bé
thấy mẹ làm rồi bắt chước.

Cô Đặng Thị Hoàng, giáo viên Trường Hermann Gmeiner Bến Tre
cá nhân có thành tích xuất sắc đi đầu trong phong trào đã được
nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”, cô đã triển khai 5 nội dung đến các
học sinh một cách sáng tạo, bằng các chuyên mục, chuyên đề
mang tính “điểm nhấn”, như: Việt Nam gấm hoa; Theo dòng
lịch sử; Mỗi tuần một câu hỏi; Gương sáng quanh ta;… Ngoài
ra, cô còn phục hồi, sưu tầm và tổ chức các trò chơi dân gian,
như: banh đũa, nhảy lò cò, ném còn, chơi ô ăn quan. Trong
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”, cô đã triển khai chuyên mục “Theo gương Bác”
với toàn thể học sinh. Các chủ đề được tập thể đánh giá cao,
như: Dưới cờ Tổ quốc, em hứa làm theo lời Bác; Di chúc của
Bác dẫn đường chúng con đi; Công dân trẻ trên quê hương
Đồng Khởi anh hùng.
TẤM GƯƠNG LAO ĐỘNG SÁNG TẠO

Nguyễn Thị Diễm - một nữ HSSV vượt khó nghèo, tự nuôi

bản thân tiếp tục hành trình đi học, đạt hàng trăm giải
thưởng học giỏi và trưởng thành cán bộ Đoàn năng nổ
Với vai trò Trưởng Ban thanh
thiếu nhi trường học, Phó Chủ
tịch Hội đồng đội tỉnh và hiện
nay là Trưởng Ban Tuyên giáo
Tỉnh Đoàn, chị Nguyễn Thị
Diễm được công nhận là chiến sĩ
thi đua cấp tỉnh 5 năm liền, nhận
rất nhiều bằng khen của UBND
tỉnh và Trung ương Đoàn.

Sinh ngày 15-1-1981 tại xã Tân Hội (Mỏ Cày Nam),
chị Nguyễn Thị Diễm (hiện là Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh
Đoàn) đã trãi qua một hành trình tuổi HSSV đầy thử thách. Cả
một thời áo trắng của ba cấp học, chị Diễm đã tự sắp xếp mọi
việc cho mình, tự dành dụm tiền mua xe đạp để đi học, tự
trang trải chi phí học tập bằng chính sức lao động (làm thuê)
và trí tuệ (nhận học bổng) của mình. Điều đáng nói, cả 12 năm
học phổ thông, chị đều học giỏi, đạt rất nhiều giải thưởng cấp
trường, cấp huyện và cả cấp tỉnh. Tốt nghiệp phổ thông,
không có tiền thi đại học, cũng chẳng có tiền để luyện thi, chị
Nguyễn Thị Diễm đã lặn lội lên TP.HCM tìm việc, vừa làm
vừa tự luyện học thi và một năm sau đó chị đã đỗ vào trường
đại học Cần Thơ và thủ khoa Cao đẳng sư phạm ngành văn
của Bến Tre. Để ít tốn kém, chị Diễm đã chọn trường Cao
đẳng để học, sau 3 miệt mài chị tốt nghiệp ra trường với xếp
loại xuất sắc. Bên cạnh việc học, chị Diễm đã từng là cán bộ
học tập của lớp, cán bộ Đoàn của trường và tham gia rất nhiều
hoạt động và được nhận giải thưởng Sao tháng giêng.


BÁC HỒ KÍNH YÊU

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×