Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Nhà giáo - Tự học - Sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.49 KB, 4 trang )

NHÀ GIÁO VỚI TẤM GƯƠNG VỀ ĐẠO ĐỨC
VÀ TỰ HỌC
I.Sự cần thiết phải thực hiện:
Khi bàn về vấn đề đạo đức người ta hay nhắc đến các cụm từ:
Lương y như từ mẫu;Trung với nước,hiếu với dân,Cô giáo như mẹ
hiền…
Nhất là khi nói về Nhà giáo,không biết bao nhiêu ca từ đã dệt nên
thơ.Chẳng hạn:
Nghề dạy học,lương tâm không giới hạn
Như suối ngầm trong đất để nuôi cây.
* * * * *
Mãi kiên tâm cho trọn đời thanh bạch
Chở mãi phù sa cho khát vọng lên mầm.
v.v…và v.v…..
Bởi thế nên lớp lớp đàn em vẫn hoài tâm niệm:
Ơn thầy ngẫm nghĩ sâu xa,
Thầy cho đôi mắt để ta nhìn đời.
Vâng!Không phải ngẫu nhiên mà các ca từ,các vần thơ ấy lại ra đời và
tồn tại xuyên suốt các thời kì lịch sử khác nhau.Phải chăng đó là những
cách nói nhằm tôn vinh đạo đức nghề nghiệp của mỗi ngành,mỗi nghề!
Đúng vậy,bất cứ nghề nào,ngành nào trong xã hội cũng cần lấy đạo
đức làm gốc(đạo đức nghề nghiệp).Nhưng nghề giáo,vấn đề đạo đức
càng đặc biệt quan trọng hơn.
Từ xa xưa, ông cha ta vẫn thường dạy con cháu:
“Không thầy đố mày làm nên”; “Nhất tự vi sư,bán tự vi sư”; “Trọng
thầy mới được làm thầy”; “Một chữ cũng thầy,nửa chữ cũng là thầy”và
“Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ,hãy yêu mến thầy”
Đặc biệt,người thầy ở bậc Tiểu học càng trở nên quan trọng hơn.Vì
Ngày ấy “Cô giáo là cô tiên”.
Cũng chính từ niềm mến thương đầy trân trọng ấy,mỗi thầy cô cảm


nhận hạnh phúc đến ngọt ngào của nghề dạy học và âm thầm cống hiến
không mệt mỏi đến cuối đời.
Còn đối với các nhà tiên tri thì sao?
Giáo dục một người thầy được cả một thế hệ.Và người thầy phải
được giáo dục trước.
Thế nhưng những năm gần đây,hiện tượng vi phạm đạo đức trong đội
ngũ nhà giáo,nơi này,nơi khác vẫn diễn ra với nhiều hình thức khác
nhau như:phạt,mắn mỏ HS xúc phạm thân thể,danh dự HS;tiêu cực
trong thi cử,bệnh thành tích trong GD;thậm chí còn “bật đèn xanh” cho
HS tìm đường lừa lọc với chính mình.
Những người thầy trong con mắt XH là đồng nghĩa với những chuẩn
mực đạo đức nên những vụ việc trên xảy ra tuy không lớn nhưng đã gây
bất bình trong dư luận XH và đã đến lúc báo động cho toàn xã hội vào
cuộc.
Với thiên chức Nhà giáo,với trọng trách làm thầy,với bề dày truyền
thống của nghề giáo.Hơn thế nữa,hiện nay chúng ta đang thực hiện Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM và cuộc vận động Hai
không,mỗi thầy cô giáo chúng ta đều phải nhìn lại mình,tự đánh giá
xem XH đang cần những gì ở mình để rồi trau dồi,tu dưỡng đạo
đức;học tập,rèn luyện cho tinh thông nghề nghiệp để xứng đáng với
cách nhìn,cách nghĩ và cách trân trọng của toàn XH:
“Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”.Thế thì ta
hãy bắt đầu bằng tấm gương sáng về đạo đức và tự học.
II.Các khó khăn khi thực hiện:
Đề cập đến dư luận XH về đạo đức nhà giáo thì có nhiều khía cạnh để
nói.Song trong giới hạn bài viết này tôi chỉ đề cập đến những nguyên
nhân chủ yếu tạo ra khó khăn cho CB.GV trong quá trình thực hiện như
sau:
-Một bộ phận không nhỏ nhà giáo có xúc phạm thân thể,danh dự học
sinh,tiêu cực trong thi cử,bệnh thành tích trong giáo dục,thiếu gương

mẫu về đạo đức và tự học;làm chệch hướng mục tiêu GD,giảm sút lòng
tin trong nhân dân,xói mòn đạo đức nhà giáo.Suy cho cùng cũng bởi
chịu tác động từ nhiều phía,chủ quan có,khách quan có.Trong khi sự
nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.Không thể đổ lỗi riêng
cho các nhà giáo được.
-Nhận thức của một bộ phận phụ huynh,CB,nhân dân về thành tích,thi
cử….tạo mảnh đất tốt cho các nhà giáo vi phạm đạo đức.(VD:GV coi
thi,CB đến nhà riêng để gửi gắm;nào tình,nào tiền,nào quyền,…làm cho
các nhà giáo mất thăng bằng).Có lúc họ quên rằng “Luật pháp bất vị
thân”.
-Khắc phục hậu quả,điều chỉnh thói quen không phải một sớm một
chiều là xong mà phải có một quá trình thực hiện lâu dài,kiên trì,liên tục
và đồng bộ mới có kết quả được.
III.Các biện pháp cần thực hiện:
*Thực hiện Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM và thực
hiện nội dung cuộc vận động Hai không theo từng nội dung cụ thể và
bắt đầu từ việc làm nhỏ nhất hằng ngày.
Đã qua rồi cái thời nói suông mà không làm.Chúng ta hãy sáng
suốt,bình tĩnh tự nhìn nhận,tự đánh giá mình xem mình đã làm được gì
cho chính mình và cho xã hội để rồi có cách điều chỉnh.Bởi nếu chúng
ta không điều chỉnh là đồng nghĩa với việc chấp nhận sự tụt hậu đến với
mình và tất nhiên uy tín,danh dự người thầy sẽ mất dần đến con số âm.
-Mỗi ngày cần ghi nhớ trong đầu xem mình đã làm gì cho các
em,giáo dục các em được điều gì?qua từng việc làm chúng ta rút kinh
nghiệm vấn đề gì cho ngày sau;sau mỗi tuần nên ghi lại những việc làm
ta cho là tâm đắc nhất,những việc làm ta chưa bằng lòng; định hướng
cho công việc sắp tới.Tất cả gửi vào sổ “Nhật kí tự học”.Những lúc cần
thiết,nên xem lại và tự bổ sung, điều chỉnh cho mình cũng chính là thực
hiện tự học để làm gương cho học sinh.


-Ông bà ta xưa kia nói rất ngắn mà cũng rất triết lý,có giá trị giáo dục cao
(VD:trăm nghe không bằng một thấy,trăm thấy không bằng một thực
hành;nói đi đôi với làm hoặc học đi đôi với hành).Chúng ta hãy xem đó như
là lời răn dạy và phương châm hành động;cùng nhau tự kiểm soát lại lời nói
và việc làm của mình.Qua làm mới nêu gương được.Bởi một trăm lời giáo
huấn hay không bằng một việc làm tốt.
-Mỗi người cần nhận thức đúng vai trò,tầm quan trọng của “người thầy”
trong XH. Đã là thầy thì phải mẫu mực,sư phạm từ lời ăn tiếng nói;cách
nghĩ,cách làm,cách học,cách đối nhân xử thế;trong quan hệ gia đình,thầy trò,
đồng nghiệp,cộng đồng và XH; đã là thầy phải “Tiên ưu hậu lạc”.Phần
sướng nên nhường cho thiên hạ,vất vả nên đương đầu nhận trước;có như vậy
mới giáo dục và cảm hoá được người khác.Cần có lòng bao dung,vị
tha,thương người như thể thương thân;phải thường xuyên tự kiểm soát chính
mình,không chủ quan,không nóng vội.Mẫu mực ở mọi lúc mọi nơi.GD con
người bằng tình thương,bằng tinh thần trách nhiệm chứ không nên bằng
mệnh lệnh;biết phải làm điều gì chưa đủ mà phải có nghị lực làm điều ấy.
-Hãy tập họp các gương tốt nhỏ nhất từ sơ sở để nêu gương và học tập ngay
trong đơn vị mình.Chẳng hạn gương tận tuỵ với công việc được giao cuả
một nhân viên,luôn hết lòng vì công việc với tinh thần mình vì mọi
người(T.Bá);gương chu đáo với HS,coi HS như con đẻ để chăm sóc,GD,uốn
nắn,tập những thói quen tốt cho các em(cô T.Ba,cô Ngân,cô Phụng);gương
sưu tầm học hỏi cái mới,cập nhật thông tin,nâng cao hiểu biết để làm người
thầy của các em trong mọi nẻo đường của các cô giáo trẻ (cô Nga,cô
Luyến);gương một hiệu trưởng luôn tâm huyết với nhiệm vụ của mình,công
tâm với mọi người,mọi việc;luôn quan tâm đến lợi ích người khác hơn là
bản thân mình;….Bởi xét cho cùng không có ai là toàn diện cả cho nên
chúng ta phải biết gạn đục khơi trong để mà học tập.Cần thực hiện: “biết
mười dạy một”,tránh “biết một dạy một”.
Như vậy thực hiện học tập gương đạo đức chủ tịch HCM cũng chính là bắt
đầu bằng việc tự học.

IV.Kết quả đạt được:
-Củng cố được uy tín của Nhà giáo; đồng nghiệp quý mến;HS và XH
mến phục;được thể hệ trẻ noi theo.
-Góp phần xây dựng GĐVH,trường học có đời sống văn hoá cũng nhằm
góp phần thực hiện mục tiêu“Dân giàu,nước mạnh,xã hội công bằng,dân
chủ,văn minh”
V.Bài học kinh nghiệm:
Để mỗi nhà giáo là tấm gương sáng về đạo đức và tự học chúng ta cần:
-Thường xuyên thực hiện tự học,tự rèn.Ngoài các văn bằng chuyên
môn cần có thì bằng tự học do xã hội công nhận cũng rất cần thiết đối với
mỗi người thầy trong giai đoạn hiện nay.
-Chúng ta phải vận động cùng nhau thực hiện:Học nữa,học mãi và học
suốt đời.Có như vậy mới mong thực hiện các thiên chức nhà giáo về nêu cao
tấm gương sáng về đạo đức và tự học.
Người thực hiện
Lương Thị Y

×