Chương 1 Tổng quát về tiền tệ và tài chính
1.1 Tổng quát về tiền tệ
1.1.1 Bản chất và chức năng của tiền tệ
1.1.1.1 Khái niệm và bản chất
- Khái niệm: nhấn mạnh vật được chấp nhận trong thanh toán
Bao gồm:
• Thanh toán qua trao đổi hàng hóa – dịch vụ (tiền là vật trung gian)
• Thanh toán các khoản phi hàng hóa – dịch vụ (nợ, phạt, chuyển tiền…)
- Bản chất: Chú ý phát triển khái niệm theo 2 ý:
• Tiền là vật trung gian – hàng hóa (H-T-H) phát triển các hình thái theo đặc
điểm lịch sử (hóa tệ, tín tệ…)
• Tiền là phương tiện hàng hóa – tiền tệ (vàng, tiền giấy…)làm cho quá trình thanh
toán được tiện lợi hơn
Nội hàm của bản chất: các thuộc tính (giá trị sử dụng và giá trị) của hàng hóa- tiền
tệ của tiền
• Giá trị sử dụng của tiền: . khả năng thỏa mãn nhu cầu trao đổi xã hội
. khả năng thỏa mãn nhu cầu làm vật trung gian trong
trao đổi hàng hóa (người ta chỉ nắm giữ chúng khi có
có nhu cầu trao đổi)
Chú ý: Phân biệt giá trị sử dụng của hàng hóa thông thường với giá trị sử dụng của
hàng hóa – tiền tệ: hàng hóa thông thường chỉ thỏa mãn được một nhu cầu nào đó,
hàng hóa – tiền tệ thỏa mãn mọi nhu cầu có thể trao đổi.
• Giá trị của tiền: sức mua của tiền(sức mua đối với toàn bộ hàng hóa – dịch vụ trên
thị trường)
Chú ý: giá trị của tiền là nói sức mua của một đồng tiền (hoặc của đồng tiền này so
với đồng tiền khác) đối với toàn bộ hàng hóa – dịch vụ trên thị trường nên giá trị
1
của tiền dùng để đánh giá sự lên giá (được giá) và xuống giá (mất giá) của một
đồng tiền hoặc của đồng tiền này so với đồng tiền khác.
Phần mở rộng:
Phân biệt giá trị của tiền tệ, giá cả của tiền tệ
Giá trị tiền tệ thể hiện sức mua của một đơn vị tiền tệ: đo lường sự lên giá/xuống
giá của một đồng tiền, lên giá/xuống giá giữa các đồng tiền. Lưu ý: giá cả hàng hóa tỷ lệ
nghịch với với giá trị tiền tệ: khi tiền tệ có giá trị càng cao thì giá cả của đồng tiền đó
càng thấp (VD: số đơn vị đồng USDcần ít hơn số đơn vị đồng VND khi mua một hàng
hóa nào đó ở Việt Nam)
- Giá cả của tiền tệ: lượng tiền chi trả để được quyền sử dụng số lượng tiền tệ nhất
định trong một thời gian nhất định (lãi suất).
Có thể làm rõ hơn sức mua của tiền tệ (giá trị tiền tệ) gồm sức mua đối nội và sức
mua đối ngoại qua tài liệu của Nguyễn Văn Tiến trang 14).
Phần tích cực: Phụ lục: làm rõ bản chất tiền tệ qua sự phát triển của các hình thái tiền tệ
(để sv tự trình bày)
1.1.1.2 Chức năng (3 chức năng chính, có thể 5 chưc năng cụ thể)
- Phương tiện trao đổi
- Thước đo giá trị
- Cất trữ giá trị
Chú ý: tham khảo Mishkin để thấy thể hiện tính thực tiễn của chức năng và có thể
so sánh với thể hiện tính khái quát của Mác)
Phần tích cực: Liên hệ các chức năng trong thực tiễn (có thể để sv tự làm). So sánh 3
chức năng trên với 5 chức năng tiền tệ của Mác trong kinh tế chính trị
1.1.2 Khối tiền tệ (hay phép đo tổng lượng tiền trong nền kinh tế)
Giải thích các định nghĩa về tiền thì được nhưng không thể đo được tổng lượng tiền
trong nền kinh tế bằng định nghĩa, nên phải thông qua khối tiền tệ để xác định tổng
lượng tiền trong nền kinh tế.
Thành phần của khối tiền tệ
2
M0 (MB) – tiền hẹp
M1 – đồng tiền mạnh
M2, M3, L – tiền mở rộng
Mỗi khối thể hiện: mức độ tính lỏng, thành phần cung, mức tác động đến tổng
lượng tiền trong lưu thông.
Tác dụng của các thành phần trong khối tiền tệ trong lưu thông và điều hành chính sách
tiền tệ
- Đo tổng lượng tiền trong lưu thông trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu hàng
hóa, dịch vụ và tài sản của dân chúng và doanh nghiệp trong nền kinh tế
- Điều hành các thành phần theo yêu cầu thanh khoản (chính sách tiền tệ)
Phần mở rộng: có thể liên hệ các cách thể hiện khối tiền tệ khác nhau của các tài liệu (các
nước khác nhau).
Cách đo khác: qua tỷ trọng.
Từ đây gợi ý thành phần cung tiền tệ và xu hướng chuyển đổi tính lỏng của một số công
cụ trong khối tiền tệ.
1.2 Tổng quát về tài chính
1.2.1 Quá trình tái sản xuất xã hội và cơ sở tồn tại của tài chính
Quá trình tái sản xuất xã hội
- Quá trình tái sản xuất xã hội tạo ra các quan hệ tài chính
4 nội dung tái sản xuất: tái sản xuất của cải vật chất/ tái sản xuất sức lao động/ tái
sản xuất quan hệ sản xuất/ tái sản xuất môi trường sinh thái
2 mức độ tái sản xuất: tái sản xuất giản đơn/ tái sản xuất mở rộng
- Các khâu trong quá trình tái sản xuất xã hội: sản xuất – phân phối – trao đổi –
tiêu dùng (chú ý đặc điểm 4 khâu của quá trình liên quan đến tài chính)
- Quan hệ tài chính xuất hiện thông qua:
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Dòng đầu tư – tích lũy
3
Tác động của chính phủ trong quá trình tái sản xuất xã hội
(xem phụ lục chương)
Cơ sở tồn tại của tài chính
Sản xuất hàng hóa (nhấn mạnh sự xuất hiện tiền tệ trong quá trình trao đổi hàng
hóa)
Sự tồn tại nhà nước
(xem phụ lục chương)
1.2.2 Bản chất tài chính
Thể hiện quá trình phân phối giá trịtrong nền kinh tế H-T để hình thành các quỹ
tiền tệ đại diện cho các chủ thể trong kinh tế thị trường.
Các chủ thể quỹ tiền tệ ra quyết định tài chính để đạt các mục tiêu của mình
Các mức độ thể hiện bản chất
. phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị: chú ý giải quyết quan hệ
giữa các chủ thể kinh tế trong phân phối: công bằng/hiệu quả/phát triển…
. phân phối (phân bổ) nguồn lực tài chính có hạn(khan hiếm): do đó chi phí và lợi
ích của nó bị tác động của 2 yếu tố thời gian/và rủi ro (không thể biết trước một cách
chắc chắn)
1.2.3 Chức năng
1.2.3.1 Chức năng phân phối
Phản ánh cụ thể
- 2 quá trình phân phối: phân phối lần đầu và phân phối lại
- 5nhóm quỹ tiền tệ cơ bản được hình thành qua phân phối: doanh nghiệp/tổ chức
tài chính trung gian/nhà nước/dân cư/các tổ chức chính trị, xã hội
- 4 phương pháp phân phối chủ yếu: quan hệ tài chính hoàn trả (tín dụng)/quan hệ
tài chính hoàn trả có điều kiện (bảo hiểm)/quan hệ tài chính không hoàn trả
(thuế/trợ cấp…)/quan hệ tài chính nội bộ mỗi chủ thể (nội bộ doanh nghiệp, nội bộ
nhà nước…)
1.2.3.2 Chức năng giám sát
4
Nên nhấn mạnh giám sát thay cho giám đốc (giám sát, đôn đốc) vì phù hợp với
kinh tế thị trường và quản lý gián tiếp trên cơ sở tôn trọng các chủ thể phân phối.
Nội dung: Giám sát hoạt động phân phối
Chương 2 Hệ thống tài chính và thị trường tài chính
2.1 Hệ thống tài chính
2.1.1 Khái niệm và cấu trúc
2.1.1.1 Khái niệm:
Hệ thống tài chính là tập hợp các thành phần tài chính có quan hệ tương tác với nhau.
GV nhấn mạnh việc tập hợp các thành phần theo các tiếp cận chủ yếu, phổ quát (như vận
động của dòng vốn, các quỹ tiền tệ cơ bản, các công cụ tài chính…) tùy theo mục đích
tiếp cận mà phản ánh tính hệ thống.
2.1.1.2 Cấu trúc hệ thống: xác định những thành phần cơ bản của hệ thống theo các tiếp
cận khác nhau
a/ Hệ thống tài chính theo sự vận động của dòng vốn trong thị trường tài chính
- Mô tả và giải thích nội dung cơ bản như ở Hình 1
- Đánh giá: Sự phát triển của kinh tế thị trường dẫn đến hình thành và phát triển
của hệ thống tài chính.
b/ Hệ thống tài chính theo sự vận động của dòng vốn qua các tổ chức tài chính và thị
trường tài chính
- Mô tả và giải thích như nội dung ở Hình 2
- Đánh giá: Chú ý đánh giá thị trường tài chính trong vai trò kết gắn ngân
hàng, công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư (các loại trung gian tài chính chủ yếu)
kèm theo các công cụ của các trung gian tài chính này.
c/ Hệ thống tài chính theo các quỹ tiền tệ cơ bản
- Mô tả hệ thống và giải thích quan hệ (cải biên nội dung như Hình 3 để thành 5
quỹ tiền tệ cơ bản như ta đang dạy hiện nay: thêm trung gian tài chính và tài
chính của các tổ chức chính trị - xã hội.
5
- Đánh giá: Thị trường tài chính đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các
quỹ tiền tệ trong hệ thống
d/ Hệ thống tài chính theo các thành phần tổng hợp
- Mô tả và giải thích
- Đánh giá:Chú ý các thành phần cơ bản của hệ thống như ở Hình 4/Chú ý các
thành phần thị trường theo tính chất các công cụ chủ yếu của thị trường như ở
Hình 4.
Phần mở rộng Nhận xét chung về cấu trúc, vận dụng các tiếp cận để đánh giá cho các nội
dung chuyên môn phù hợp.
2.1.2 Cơ chế vận động cơ bản và vai trò của chính phủ trong hệ thống tài chính
2.1.2.1 Cơ chế vận động cơ bản
- Theo nguyên tắc thị trường đối với các nguồn khan hiếm
Chú ý giải thích nguồn lực tài chính là nguồn khan hiếm nên sự vận động của
nguồn tài chính trên cơ sở hiệu quả, rủi ro và tính thời gian
- Bảo đảm quan hệ ổn định tài chính và hiệu quả tài chính các thành phần hệ thống
(liên quan đến ổn định nền kinh tế).
2.1.2.2 Vai trò của chính phủ
- Chính phủ là thành phần cơ bản trong hệ thống có ảnh hưởng quyết định đến hệ
thống (lưu ý các cấu trúc trên đều có thành phần của chính phủ)
- Chính phủ điều chỉnh các quan hệ của các thành phần trong hệ thống theo mục
tiêu quản lý vĩ mô
Giải thích như nội dung ở hình 5 để thấy ổn định tài chính – hiệu quả tài chính
liên quan đến ổn định giá cả và ổn định hiệu quả nền kinh tế. (Liên hệ nhấn mạnh
kết hợp với ý 2 của cơ chế ở 2.1.2.1).
- Công cụ của chính phủ trong hệ thống tài chính: Chính sách tiền tệ/Chính sách tài
khóa
Giải thích và cho ví dụ về các công cụ mà chính phủ tác động liên quan đến các
thành phần hệ thống.
Phần mở rộng: giới thiệu tổng quát về mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ trong hệ thống tài chính
6
Hiểu nội dung để liên hệ ý: quan hệ ổn định hệ thống tài chính và ổn định tiền tệ như
hình 6 (ở Indonesia) và một phần Hình 7 (ở TQ) (Hình 7 không làm rõ chi NSNN). lấy ý
các quan hệ chủ yếu để liên hệ, không nhất thiết phải dẫn hình.
2.2 Thị trường tài chính
2.2.1 Khái niệm thị trường tài chính
Diễn đạt khái niệm thị trường tài chính sao cho thấy được
- nơi diễn ra các trao đổi vốn giữa người cung và người cầu
- trao đổi qua các công cụ tài chính (tài sản tài chính)
- trao đổi thông qua cơ chế (luật lệ, quy định) cùng các chủ thể nhất định
Chú ý: tính chất thị trường phát triển theo mức độ phát triển cung cầu và phát triển của
các công cụ tài chính (liên quan đến phát triển nền kinh tế của từng nước)
Tính chất thị trường có xu hướng quốc tế hóa mạnh mẽ thông qua chuyển dịch dòng tiền
quốc tế (qua thương mại quốc tế, qua đầu tư, tín dụng quốc tế, qua chuyển tiền…)
2.2.2 Chức năng của thị trường tài chính
- Dẫn vốn (qua cơ chế động lực của nguồn khan hiếm)
Giải thích động lực lợi ích biên để người cung và người cầu găp nhau trên thị
trường (thuần túy lợi ích biên quyết định dòng vốn trong thị trường tài chính)
- Phân bổ có hiệu quả nguồn lực tài chính (khan hiếm)
Vì cơ chế lợi ích biên nên nguồn lực tài chính sẽ đi từ nơi có hiệu quả (biên) thấp
đến nơi có hiệu quả (biên) cao
Phần mở rộng: Các chức năng khác: cung cấp phương tiện thanh khoản-thanh toán
cho nền kinh tế/quản lý (chia sẻ) rủi ro/Cung cấp thông tin.
Có thể gợi ý các nội dung này sẽ được trao đổi trong các chương trình cao hơn.
2.2.3 Cấu trúc của thị trường tài chính
Có rất nhiều cách nhìn thị trường tài chính theo các cấu trúc khác nhau. Cần phản ánh
các cấu trúc cơ bản nhất.
- Theo mục đích hoạt động: thị trường sơ cấp – thị trường thứ cấp
7
- Theo công cụ thị trường: thị trường công cụ nợ – thị trường công cụ vốn cổ phần
– thị trường công cụ phái sinh
- Theo thời hạn luân chuyển: thị trường tiền tệ - thị trường vốn
- Theo phương thức tổ chức: thị trường tập trung – thị trường không tập trung
(OTC)
Chú ý: GV mô tả thị trường tài chính theo từng cấu trúc để người học có cách
nhìn tổng quát về thị trường tài chính. Phần này có thể để sv tự trình bày, gv theo
dõi và đánh giá.
Giáo viên giải thích ý nghĩa theo từng cách phân loại
2.2.4 Công cụ của thị trường tài chính
Mô tả và giải thích các công cụ chủ yếu trên thị trường, phần này có thể cho sv tự tìm
hiểu, giáo viên nghe thảo luận và trả lời(chủ yếu ở mức nhận diện tính chất công cụ/tính
chất giao dịch của công cụ)
a/ Các công cụ trên thị trường tiền tệ
Tín phiếu kho bạc
Chứng chỉ tiền gửi (CD)
Thương phiếu
Tiền/tín phiếu ngân hàng trung ương
Hợp đồng mua lại (Repo)
…
b/ Các công cụ trên thị trường vốn
Trái phiếu/cổ phiếu
Các khoản vay thế chấp
Các khoản vay thương mại
…
c/ Các công cụ trên thị trường phái sinh
8
Giới thiệu nhanh các công cụ chủ yếu
Hợp đồng kỳ hạn (forwards)
Hợp đồng tương lai (futures)
Hợp đồng quyền chọn (options)
Hoán đổi (swaps)
2.2.5 Chủ thể tham gia thị trường tài chính
Giải thích và mô tả vai trò của các chủ thể chủ yếu:
- Nhà phát hành
- Nhà đầu tư
- Nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ
- Nhà quản lý
2.2.6 Trung gian tài chính
2.2.6.1 Khái niệm
Trung gian tài chính là các định chế chuyên nghiệp, kinh doanh trong lĩnh vực tài chính
– tiền tệ bằng cách cung cấp các dịch vụ tài chính cho thị trường tài chính
GV nhấn mạnh tính chất chuyên nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, hoạt động kinh doanh
2.2.6.2 Các loại trung gian chủ yếu
Mô tả tóm tắt các loại tổ chức trung gian tài chính theo tính chất hoạt động qua các dịch
vụ mà họ cung cấp, từ đó nhận xét vai trò của các trung gian này trong thị trường tài
chính.
a/ Các tổ chức nhận tiền gửi
- Ngân hàng thương mại
Chú ý loại trung gian này qua
. Các dịch vụ và xu hướng phát triển các dịch vụ của ngân hàng thương mại
. Tính chất “tạo tiền” trong hệ thống ngân hàng và trong quan hệ với ngân hàng
trung ương để chuẩn bị cho nội dung chương 4 và chương 5.
9
- Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay
- Ngân hàng tiết kiệm tương trợ
- Quỹ tín dụng
b/ Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng
- Công ty bảo hiểm
- Các quỹ hưu trí
c/ Các trung gian đầu tư
- Các công ty tài chính
- Ngân hàng đầu tư
- Các quỹ đầu tư tương hỗ
- Các công ty quản lý tài sản
10