Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TIỂU LUẬN ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN cải CÁCH nền HÀNH CHÍNH NHÀ nước ở VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TINH THẦN THÀ ít mà tốt của LÊNIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.16 KB, 20 trang )

ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TINH THẦN THÀ ÍT MÀ
TỐT CỦA LÊNIN
Tác phẩm “Thà ít mà tốt” là một cống hiến lý luận của Lênin về xây
dựng Nhà nước, có thể coi đây là một bản di chúc chính trị có giá trị lý luận
và thực tiễn to lớn và sâu sắc của Lênin trong vấn đề củng cố, xây dựng bộ
máy nhà nước vô sản. "Thà ít mà tốt" của Lênin được báo Pravda (Sự thật)
công bố lần đầu tiên trong số 49, ngày 4-3-1923. Hiện nay tác phẩm được in
trong Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ Mát-xcơ-va 1978, tập 45, từ trang
442 đến trang 460. Tác phẩm này được Lênin viết cùng thời gian với nhiều
tác phẩm nhỏ khác, trong đó nhấn mạnh những trọng tâm là cải tổ bộ máy
Nhà nước và xây dựng Ðảng. Tác phẩm đã và đang tiếp tục đóng vai trò đặc
biệt quan trọng trong hoạt động thực tiễn của các Đảng cộng sản về xây dựng
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Nó trang bị cho những người cộng
sản lý luận về xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa vững mạnh và phát triển.
Ngày nay, cải cách hành chính là vấn đề mang tính toàn cầu. Cả các
nước đang phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính như
một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trường kinh tế, phát triển dân chủ và
các mặt khác của đời sống xã hội. Ở Việt Nam, sau hơn 20 năm tiến hành
công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, cùng với việc đổi mới về kinh tế thì cải
cách hành chính cũng được tiến hành. Cuộc cải cách hành chính được thực
hiện từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Cải
cách hành chính đang thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong việc đẩy
nhanh sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, Ở Việt Nam đang còn rất nhiều vấn
đề kinh tế - xã hội đã tồn tại từ lâu và mới nảy sinh cần phải được giải quyết
tích cực và có hiệu quả. Quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam còn rất
nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tục giải quyết. Bên cạnh đó, bối cảnh toàn
cầu hoá đang đặt ra trước Việt Nam những thách thức và cơ hội mới đòi hỏi
1
phải có những cố gắng cao độ. Vì vậy, việc nghiên cứu những tư tưởng cơ
bản của Lênin về nhà nước trong tác phẩm “Thà ít mà tốt” là hết sức cần thiết


để đẩy mạnh và có kết quả hơn nữa công cuộc cải cách hành chính nhà nước.
Vào những năm 1922-1923, Chính quyền Xô Viết đứng trước nhiều
nhiệm vụ mới mẻ, cấp bách và nặng nề. Nước Nga là một nước nghèo nàn,
lạc hậu, lại mới trải qua chiến tranh, chính sách kinh tế mới (NEP) sau gần
một năm thực hiện đã đem lại nhiều thành tựu quan trọng. Nền kinh tế được
phục hồi đáng kể, tuy nhiên còn rất chậm. Cuộc sống của nhân dân còn gặp
nhiều khó khăn. Hơn nữa, trong điều kiện nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên
trên thế giới vừa mới ra đời và đang trong quá trình xây dựng, lại bị các nước
tư bản đế quốc bao vây. Bọn tư sản và phản động trong nước thì luôn tìm cách
chống phá nhằm giành lại địa vị đã mất. Tất cả những điều đó đã đặt nhà
nước Xô viết trước những thách thức to lớn. Để giải quyết tốt những nhiệm
vụ nêu trên thì vấn đề quyết định là phải củng cố bộ máy chính quyền nhà
nước vững mạnh, hiệu quả để cáng đáng được trọng trách nặng nề của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong hoàn cảnh như
vậy, bên cạnh việc thúc đẩy chính sách kinh tế mới, Lênin đã nhận thấy phải
quan tâm củng cố bộ máy nhà nước. Do đó, mặc dù vết thương cũ tái phát
nghiêm trọng, phải nằm trên giường bệnh, nhưng Lênin đã tập trung trí tuệ và
sức lực của mình để trăn trở cho vấn đề cải tổ và củng cố bộ máy nhà nước
Xô viết.
Tại sao đến thời điểm này, Lênin quan tâm nhiều đến củng cố bộ
máy nhà nước ? Sau Cách mạng Tháng Mười, vấn đề này đã được đặt ra,
nhưng lúc đó chưa có điều kiện giải quyết vì nội chiến. Trải qua 5 năm
củng cố nhưng không nắm chắc phương châm nên đến năm 1923 bộ máy
của nhà nước vẫn không đáp ứng được yêu cầu cách mạng mới. Nguyên
nhân của nó bắt nguồn từ quá khứ, nhà nước tư sản bị lật đổ nhưng chưa
hoàn toàn bị tiêu diệt. Trình độ văn hóa của nhân dân quá thấp. Nội chiến
2
lại diễn ra quá dài. Nhiều cán bộ ưu tú của Đảng phải ra mặt trận, tạo ra
chỗ hổng lớn ở địa phương…
Với con mắt nhạy cảm chính trị đặc biệt, Lênin đã phân tích và đánh

giá đúng về thực trạng bộ máy Nhà nước Xô viết lúc đó. Theo Lênin, Nhà
nước Xô viết sau 5 năm ra đời và xây dựng đã đạt được những thành tựu đáng
kể để từng bước khẳng định và hướng tới xây dựng một nhà nước thật sự
mang bản chất của một nhà nước kiểu mới. Tuy nhiên, Lênin cũng nghiêm
khắc chỉ ra những yếu kém của nhà nước Xô viết. Số lượng người trong các
cơ quan quá nhiều, chất lượng và hiệu lực quản lý nhà nước rất thấp, tình
trạng quan liêu, cồng kềnh, kém hiệu lực, lề lối làm việc giấy tờ, sính kế
hoạch, cán bộ thì không ít người rơi vào thói ba hoa, tự mãn, công thần, xa
thực tế Từ đó, Người thẳng thắn nhận định: “Tình hình bộ máy nhà nước của ta
rất đáng buồn, nếu không muốn nói là tồi tệ”
1
. Mặc dù được gọi là nhà nước Xô
viết, nhưng theo Lênin, bộ máy nhà nước Nga vẫn mang nặng tàn dư của xã hội
cũ, bộ máy nhà nước cũ mà rất ít được sửa đổi, “nó vẫn là điển hình thật sự của bộ
máy nhà nước cũ”. Vì thế, nó chưa thực sự mang đầy đủ tính chất là một nhà nước
xã hội chủ nghĩa. Lênin đi đến kết luận về tình trạng Nhà nước Xô-viết khi đó là
"rất tồi tệ" và việc cải tổ bộ máy Nhà nước "cần phải có thời gian" nhưng đồng
thời lại phải "làm ngay từng bước", sẽ rất khó khăn nhưng không thể không làm.
Lê-nin rất nghiêm khắc với những yếu kém, khuyết điểm của bộ máy Nhà
nước Xô-viết, dù lúc đó các nước đế quốc đang tìm mọi cách bôi nhọ, xuyên
tạc bản chất của Nhà nước Xô-viết - Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và
duy nhất trong lịch sử loài người tại thời điểm đó. Ðây là thái độ rất dũng cảm,
rất cách mạng.
Phân tích nguyên nhân của tình trạng yếu kém đó của bộ máy nhà nước
Nga Xô viết, Lênin đã chỉ ra các nguyên nhân sau đây:
1
Sđd, t.45, tr.442
3
Một là, những yếu kém của nhà nước Xô viết bắt nguồn từ tàn dư của
nhà nước cũ, xã hội cũ. Thật vậy, nước Nga trước cách mạng Tháng Mười tuy

là một nước tư bản chủ nghĩa đã phát triển đến độ trung bình nhưng về cơ bản
vẫn còn là một nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển, nền
sản xuất nhỏ lẻ, manh mún là phổ biến, thói quen lao động tiểu nông, lạc hậu,
thủ công, rụt rè; mặt bằng văn hoá của nhân dân còn thấp. Sự yếu kém của bộ
máy nhà nước Nga Xô viết đã phản ánh thực trạng đó là điều dễ hiểu vì kiến trúc
thượng tầng bao giờ cũng sinh ra từ cơ sở hạ tầng và phản ánh cơ sở hạ tầng đã
sinh ra nó. Lênin viết: “Trong toàn bộ lĩnh vực những quan hệ xã hội, kinh tế và
chính trị chúng ta đều tỏ ra là cách mạng ghê gớm, nhưng về mặt cấp bậc, về
mặt tôn trọng những hình thức và những thể lệ về thủ tục hành chính thì “tính
cách mạng” của chúng ta lại thường hay nhường chỗ cho tinh thần thủ cựu hủ
bại nhất”
2
. Những tư tưởng thủ cựu, lạc hậu của xã hội cũ còn tồn tại là lẽ tất yếu
bởi xã hội cũ mất đi, nhưng nó không thể mất ngay tức khắc, nhất là ý thức xã
hội của xã hội cũ thì nó còn tồn tại lâu dài vì nó có tính bảo thủ, lạc hậu so với
tồn tại xã hội. Lênin chỉ rõ những khuyết điểm đó bắt nguồn từ quá khứ; quá khứ
này tuy đã bị lật đổ, nhưng chưa bị tiêu diệt, nó chưa phải là một giai đoạn văn
hoá đã hết thời từ lâu, vì cũng theo Lênin thì những tư tưởng, ý thức nó thường
“ăn sâu vào đời sống văn hoá, vào phong tục, tập quán”
3
.
Hai là, do trình độ văn hoá của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động còn thấp. Lênin cho rằng, giai cấp công nhân là những người chủ yếu và
trực tiếp xây dựng, tổ chức lên bộ máy nhà nước Xô viết. Họ rất muốn xây
dựng một bộ máy nhà nước tốt hơn nhưng “họ chưa có đầy đủ học thức”, nên
“họ không biết làm thế nào. Họ không thể làm được việc đó”
4
. Còn trình độ
văn hoá nói chung của nhân dân lao động Nga thì: “những yếu tố kiến thức,
học thức, giáo dục…so với tất cả các nước khác, thì chúng ta có ít ỏi đến nực

2
Sđd, t.45, tr.453-454
3
,
4
Sđd, t.45, tr.443
4
4
cười”, mà theo Lênin, xây dựng bộ máy nhà nước là công việc khó khăn,
phức tạp nên “để làm được việc ấy, cần phải có văn hoá”.
Ba là, do chiến tranh kéo dài và do sự phá hoại của các thế lực thù
địch, phản động chống chủ nghĩa xã hội. Ngay khi mới ra đời, nước Nga Xô
viết non trẻ đã phải đối phó với cuộc bao vây can thiệp của các nước đế quốc
phương Tây. Vì vậy, mọi nhân tài, vật lực của nước Nga đều phải dồn cho
kháng chiến. Đảng và Nhà nước Xô viết Nga đã phải tập trung cao độ mọi
nguồn lực, cán bộ cho quân đội. Những đảng viên, những công nhân ưu tú,
những cán bộ có tài đức đã được tăng cường cho kháng chiến. Do đó, chính
quyền các cấp thiếu nhiều cán bộ có tài đức. Bên cạnh đó, không ít những
phần tử cơ hội, những người có trình độ, năng lực và đạo đức yếu kém đã lọt
vào bộ máy nhà nước, làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả.
Hơn nữa, các thế lực thù địch và phản động trong và ngoài nước hết sức tức
tối với nước Nga Xô viết, chúng tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước Nga: “chúng đã làm đủ mọi cách để gạt chúng ta lại
đằng sau”
5
. Trong thời kỳ đầu thì chúng đã “lợi dụng cuộc nội chiến ở Nga
nhằm phá hoại nước ta đến cực độ”, nhưng khi không đánh đổ được nước
Nga bằng chiến tranh thì chúng lại tìm mọi cách “cản trở sự phát triển của nó
lên chủ nghĩa xã hội…, chúng cũng đã không để cho chế độ đó có được ngay
lập tức một bước tiến…, chúng không để cho chế độ đó phát triển được tất cả

mọi khả năng đủ để trở thành chủ nghĩa xã hội”
6
. Mặt khác, nước Nga Xô viết
trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế mới đã buộc phải sử dụng các
nhân tố kinh tế - chính trị của chủ nghĩa tư bản, nhất là phải sử dụng các
chuyên gia tư sản trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, nước Nga Xô viết và bộ máy
nhà nước của nó không thể tránh khỏi việc “bị tiêm nhiễm rất nhiều thiên kiến
tai hại và lố lăng nhất”
7
. Các nước tư bản đế quốc đã lợi dụng cơ hội này để
cài cắm gián điệp vào phá hoại bộ máy nhà nước và nền kinh tế - xã hội Nga.
5
,
6
,
7
Sđd, t.45, tr.455
6
7
5
Bốn là, do một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng rơi vào quan liêu, cơ
hội, thoái hoá biến chất. Lênin khẳng định rằng, sự yếu kém của bộ máy nhà
nước một phần là do những phần tử quan liêu, cơ hội, thoái hoá biến chất, những
kẻ phô trương, kiểu cách dởm, ba hoa, cách mạng suông chất chui vào và làm
cản trở hiệu lực của bộ máy nhà nước và làm biến dạng chế độ nhà nước mới.
Những phần tử đó “đang tồn tại không những trong các cơ quan Xô viết mà cả
trong các cơ quan Đảng nữa”
8
. Người khẳng định rằng quá trình thực hiện chính
sách kinh tế mới với việc sử dụng những nhân tố kinh tế của chủ nghĩa tư bản

nên không thể tránh khỏi việc trong bộ máy nhà nước Xô viết “bị tiêm nhiễm rất
nhiều thiên kiến tai hại và lố lăng nhất”. Nhưng trong một chừng mực nào đó thì
những thói xấu đó lại được những phần tử quan liêu, cơ hội, thoái hoá trong bộ
máy nhà nước Xô viết tiếp nhận với ý đồ trục lợi và chúng làm lây lan sang cả
những cán bộ khác trong bộ máy nhà nước Xô viết. Lênin viết: “Trong một
chừng mực nào đó, bệnh truyền nhiễm ấy cũng là do những phần tử quan liêu
đáng yêu của chúng ta cố ý làm lây lan sang chúng ta, với hy vọng là có nhiều
dịp buông câu trong đám nước đục do những thiên kiến đó khuấy lên”
9
.
Năm là, tình trạng "đáng buồn" của bộ máy nhà nước Xô viết còn do
những yếu kém trong quá trình cải tổ nó gây ra. Lênin nói: Tuy “chúng ta đã
ra sức cải tiến bộ máy nhà nước”, “nhưng đó chỉ là một hoạt động phí công,
một hoạt động…đã chỉ cho chúng ta thấy rõ rằng hoạt động đó chỉ là vô hiệu,
thậm chí còn vô ích, hay thậm chí còn có hại là khác”
10
. Về những yếu kém
trong quá trình cải tổ bộ máy nhà nước Xô viết trong những năm sau cách
mạng Tháng Mười được Lênin chỉ rõ: “Điều tai hại nhất ở đây là hấp tấp.
Điều tai hại nhất là tưởng rằng chúng ta…đã có được một số yếu tố khá lớn
để xây dựng được một bộ máy thật sự mới và thật sự xứng đáng với danh hiệu
là bộ máy xã hội chủ nghĩa, bộ máy Xô viết, v.v ”
11
. Ông khẳng định rằng bộ
8
Sđd, t.45, tr.451
9
,
10
,

11
Sđd, t.45, tr.453,445,443
10
11
6
máy nhà nước xã hội chủ nghĩa thực sự chúng ta chưa có, và “ngay cả những
yếu tố cho phép chúng ta xây dựng được bộ máy ấy, chúng ta cũng có ít ỏi
đến nực cười”. Người chỉ rõ: “muốn xây dựng được bộ máy ấy, chúng ta
không được ngại tốn thời gian, rằng việc đó đòi hỏi nhiều, nhiều, rất nhiều
năm tháng”
12
.
Qua những phân tích trên, Lênin đã chỉ ra tính cấp bách phải cải cách
bộ máy Nhà nước, Lênin nói: "Tôi thiết nghĩ rằng, đã đến lúc chúng ta phải
chỉnh đốn một cách đúng mức, một cách hết sức nghiêm túc bộ máy Nhà
nước của ta"
13
.Lênin còn nhắc nhở phải suy nghĩ nghiêm chỉnh xem nên khắc
phục những khuyết điểm của bộ máy ấy như thế nào.
Lênin đã chỉ rõ mục đích của việc đổi mới, cải tiến bộ máy nhà nước
Xô viết là nhằm xây dựng bộ máy đó thực sự xứng danh là bộ máy nhà nước
xã hội chủ nghĩa; đảm bảo cho bộ máy nhà nước có chất lượng kiểu mẫu thực
sự, gọn nhẹ, mang tính hiệu quả, hiệu lực cao, thực sự trong sạch, vững mạnh,
có đầy đủ năng lực quản lý đất nước. Đó sẽ là một nhà nước được mọi người
tín nhiệm, có đầy đủ điều kiện và khả năng trụ vững không phải chỉ ở chừng
mực một nước tiểu nông mà cả ở trình độ một nước công nghiệp hoá và điện
khí hoá. Đó là một nhà nước mà có thể “trừ bỏ được đến cả những lãng phí
nhỏ nhất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, bằng cách thực hành tiết kiệm
nghiêm ngặt”
14

.
Về mặt quốc tế, bộ máy nhà nước Xô viết cần được củng cố để có thể
đứng vững trong mọi hoàn cảnh biến động của tình hình quốc tế. Muốn vậy,
nó phải tránh được những xung đột với các nước tư bản chủ nghĩa và có đủ
sức mạnh ngăn cản mọi âm mưu và hành động xâm lược, phá hoại của các thế
lực đế quốc, thù địch bên ngoài chưa hề từ bỏ ý đồ đè bẹp nhà nước Xô viết
non trẻ. Vấn đề trong cải tổ bộ máy nhà nước Xô viết đòi hỏi cần phải có
12
,
13
,
14
Sđd, t.45, tr.443,446,458
13
14
7
những điều kiện, theo Lênin, đó là phải có đội ngũ những người lao động,
nhất là giai cấp công nhân, những cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân
lao động có ý thức cách mạng cao, hăng hái đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội,
yêu chủ nghĩa xã hội và trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời,
họ phải có trình độ về văn hoá, khoa học kỹ thuật, tổ chức và quản lý kinh tế -
xã hội… vì muốn cải tiến bộ máy nhà nước thì cần phải có văn hoá, bởi vì:
“không thể giải quyết được bằng một hành động liều lĩnh hay một cuộc xung
phong, bằng sự táo bạo hay bằng nghị lực, hoặc nói chung, bằng bất cứ một
trong những đức tính tốt đẹp nhất nào của con người”
15
. Lênin còn nhấn mạnh
rằng: muốn có tri thức thì không có cách nào khác ngoài việc: “một là học
tập, hai là học tập, ba là học tập mãi, và sau nữa, phải làm sao cho việc học
thức ở nước ta không nằm trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt nữa, phải

làm sao cho học thức thực sự ăn sâu vào trí não, hoàn toàn và thực tế trở
thành một bộ phận khăng khít của cuộc sống của chúng ta…, xứng đáng và
thích hợp với một nước đang đặt cho mình nhiệm vụ trở thành một nước xã
hội chủ nghĩa”
16
.
Theo Lênin thì phương châm cải tiến bộ máy nhà nước Xô viết là “thà
ít mà tốt”, tức là: “thà mất hai năm hay thậm trí ba năm, còn hơn là hấp tấp
vội vàng mà không có chút hy vọng nào đào tạo được một nhân liệu tốt”
17
.
Phương châm này được thể hiện ở những góc độ sau:
Một là, việc cải tổ cần có trọng điểm, tập trung giải quyết ở khâu có vị
trí quan trọng, không tràn lan, dàn trải, không chạy theo số lượng mà quan
tâm đầy đủ tới chất lượng cả về tài và đức của đội ngũ những người lãnh đạo,
quản lý. Khâu trọng tâm có ý nghĩa quyết định then chốt đó là Bộ dân uỷ
thanh tra công nông, một bộ dân uỷ mà hiệu quả công tác quá kém trong khi
biên chế quá cồng kềnh. Người yêu cầu không nhìn vào số lượng mà "phải
15
,
16
Sđd, t.45, tr.444
16
17
Sđd, t.45, tr.445
8
chăm lo để có được một chất lượng kiểu mẫu thật sự”. Mục đích cuối cùng là
“chúng ta phải làm cho Bộ dân uỷ thanh tra công nông, công cụ để cải tiến bộ
máy của ta thành một cơ quan thật sự gương mẫu”
18

.
Hai là, cải tiến bộ máy nhà nước phải từng bước thận trọng, vững chắc
nhưng không lề mề, trì trệ kéo dài. Cải tiến bộ máy nhà nước là một công việc
khó khăn, phức tạp, nhạy cảm. Vì vậy, không nên vội vàng, hấp tấp, bởi vì “sự
hấp tấp sẽ gây tác hại lớn”. Trong quá trình cải tiến bộ máy nhà nước “chỉ hành
động khi đã suy nghĩ chín chắn”, phải “hết sức thận trọng, có suy nghĩ kỹ và với
sự am hiểu cặn kẽ”. Cải tiến bộ máy nhà nước phải có thời gian, có sự chuẩn bị
và không “từ chối làm lại những việc có thể đã làm qua một lần rồi”.
Muốn cho bộ máy nhà nước có thể đạt được trình độ mong muốn thì
phải tôn trọng quy tắc "chỉ hành động khi đã suy nghĩ chín chắn" thận trọng
và "am hiểu cặn kẽ", phải đi những bước vững chắc "thà ít mà tốt" còn hơn là
hấp tấp vội vàng.
Trong tác phẩm, Lênin đã nêu lên một số biện pháp cơ bản để cải tiến
bộ máy nhà nước Xô viết, cụ thể là:
Một là, tăng cường công tác kiểm tra nhằm nắm chắc tình hình hoạt
động của bộ máy nhà nước, trên cơ sở ấy mà xây dựng các phương hướng
chỉnh đốn nhằm khắc phục các yếu kém. Lênin chỉ rõ, kiểm tra là một khâu
then chốt trong cải tiến bộ máy nhà nước nhằm xây dựng bộ máy nhà nước
trong sạch, vững mạnh, hiệu quả hiệu lực. Theo Lênin, trước hết phải củng cố
cơ quan kiểm tra của Đảng và nhà nước, tức là Bộ Dân uỷ thanh tra công
nông và Uỷ ban kiểm tra Trung ương, trong đó đặt trọng tâm vào cải tiến Bộ
Dân uỷ thanh tra công nông. Từ đó phát huy vai trò của cơ quan này để cải tổ
toàn bộ bộ máy nhà nước, bởi vì theo Lênin: “Chỉ nguyên một mình Bộ dân uỷ ấy
cũng đã phải quyết định tình hình của toàn thể bộ máy nhà nước của chúng ta nói
18
Sđd, t.45, tr.444
9
chung”
19
. Không phải ngẫu nhiên mà Lênin chọn Bộ dân ủy thanh tra công

nông là khâu tác động có tính đột phá trong việc cải cách bộ máy Nhà nước
Xô-viết lúc đó. Trong công tác quản lý Nhà nước, nội dung thanh tra phải
được quan tâm và được coi là một nội dung cơ bản của công tác quản lý Nhà
nước. Không được thỏa mãn, chủ quan với các quyết định mà phải thường
xuyên kiểm tra lại tính đúng đắn của các quyết định đó. Cũng qua công tác
thanh tra, kiểm tra có thể phát hiện những cái mới, cái tốt. Vì vậy, Người yêu
cầu phải chọn lựa đặc biệt cẩn thận những cán bộ sẽ bổ nhiệm vào Bộ này, phải
“keo cú về mặt số lượng” và coi trọng chất lượng. Lênin yêu cầu “cử một tiểu ban
chịu trách nhiệm thảo chương trình sơ bộ cho những kỳ thi tuyển người muốn vào
làm việc ở Bộ Dân uỷ thanh tra công nông; cũng như cho những người định tuyển
vào chức vụ uỷ viên Ban kiểm tra Trung ương”
20
. Đặc biệt, đối với họ: “Phải
chuẩn bị để làm những công tác mà tôi sẽ gọi không ngại ngùng là công tác
chuẩn bị đi săn, tôi không nói là săn bọn ăn cắp, mà là săn một hạng người
cũng đại loại như thế”
21
Về hoạt động của bộ máy thanh, kiểm tra Lênin yêu cầu Ban kiểm tra
Trung ương và Bộ dân uỷ thanh tra công nông phải phối hợp chặt chẽ với
nhau, có nhiệm vụ “xem xét đều đặn tất cả những hồ sơ và tài liệu của Bộ
chính trị” và “phải phân phối hợp lý thời gian của họ cho các công tác kiểm
tra hoạt động hành chính của các cơ quan của ta, từ những cơ quan nhỏ nhất
và có tính chất bộ phận cho đến những cơ quan cao nhất của nhà nước ta”
22
.
Lênin chỉ rõ rằng Bộ dân uỷ thanh tra công nông có nhiệm vụ thanh tra tất cả
các cơ quan nhà nước không trừ một cơ quan nào từ Trung ương đến địa
phương, ở tất cả các ngành.
Về nội dung công tác kiểm tra, Lênin yêu cầu “kiểm tra lại những chủ
trương mà chúng ta tuyên bố hàng giờ, quyết định hàng phút, rồi từng giây,

19
Sđd, t.45, tr.448-449
20
,
21
Sđd, t.45, tr.449,450
21
22
Sđd, t.45, tr.450
10
chứng minh tính chất không vững chắc, không kiên định và khó hiểu của
những chủ trương đó”
23
. Lênin yêu cầu khi kiểm tra thì “không nên kiểm tra
đi, kiểm tra lại nhiều lần mà sáng tạo ra một cái gì thực sự không chê trách
được, một cái gì có thể làm cho tất cả và từng người phải tôn trọng không chỉ
vì chức vị và cấp bậc”
24
.
Hai là, hợp lý hoá các tổ chức, tinh giản bộ máy, biên chế, thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí trong tổ chức và quản lý hành chính. Cải cách bộ máy Nhà
nước, cải cách thể chế, thủ tục hành chính, tinh giản biên chế, thực hành một nền
công vụ có hiệu năng bởi một đội ngũ công chức tinh thông nghề nghiệp, biết làm
việc trên tinh thần phục vụ nhân dân đi liền với chống tệ quan liêu, ăn hối lộ và tham
nhũng… là những vấn đề đã được Lênin nhấn mạnh nhiều lần. Ông khẳng định:
"Chỉ có làm cho bộ máy của chúng ta trong sạch đến tột bực, chỉ giảm bớt đến mức
tối đa tất cả những cái không tuyệt đối cần thiết, chúng ta mới có thể đứng vững
được"
25
. Theo Lênin, bộ máy nhà nước phải được tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, tránh

cồng kềnh, trùng lặp, chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận, cơ quan
nhà nước. Ông yêu cầu hợp nhất một số cơ quan Đảng với một số cơ quan nhà nước
có chức năng nhiệm vụ giống, ví như “hợp nhất một cách độc đáo bộ máy kiểm tra
của Đảng với bộ máy kiểm tra của chính quyền”. Ông cho rằng sự hợp nhất đó
không có trở ngại gì cả và nó đảm bảo cho công tác kiểm tra có kết quả tốt hơn.
Khi viết về phương châm và yêu cầu trong việc giải quyết mối quan hệ
giữa số lượng và chất lượng công chức, viên chức, Lê-nin yêu cầu phải "vứt
bỏ những tiêu chí chung về số lượng". Một bộ máy Nhà nước mạnh mẽ không
phải do số lượng và quy mô mà chủ yếu do chất lượng hoạt động cuả nó.
Nhân viên của bộ máy đó phải có chất lượng cao và thật sự gương mẫu. Lê-
nin đã nêu lên phương châm cho những giải pháp chủ yếu và cụ thể để cải tổ
bộ máy Nhà nước thật ngắn gọn: "Thà ít mà tốt".
Trước hết, cần nắm chắc và đúng về thực trạng số lượng, chất lượng
đội ngũ viên chức, cán bộ trong các cơ quan Nhà nước gắn với các chức năng,
23
,
24
Sđd, t.45, tr.443,447
24
25
Sđd, t.45, tr.459
11
nhiệm vụ của nó. Sau đó phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và
chất lượng nhân viên. Bộ máy Nhà nước phải được tổ chức một cách hợp lý,
không có bộ phận thừa, bộ phận thiếu, chồng chéo, trùng lặp về chức năng,
nhiệm vụ giữa các bộ phận. Đối với Bộ dân uỷ thanh tra công nông, Lênin
yêu cầu giảm số nhân viên từ 1000 người xuống 300 - 400 người, tuỳ theo
từng vị trí công việc mà bố trí người
Đối với công tác thực hành tiết kiệm Lênin yêu cầu “một sự tiết kiệm
nghiêm ngặt nhất trong việc quản lý nhà nước”, “giảm bớt đến mức tối đa tất

cả những cái không tuyệt đối cần thiết”. Ông nhấn mạnh: “chúng ta phải thực
hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta, chúng ta phải bài
trừ mọi vết tích lãng phí mà nước Nga quân chủ và bộ máy quan liêu tư bản
chủ nghĩa của nó đã để lại đầy rẫy”
26
. Số tiền tiết kiệm dùng để phát triển đất
nước, “để phát triển đại công nghiệp cơ khí”, “để phát triển điện khí hoá”.
Tóm lại là để xây dựng đất nước.
Ba là, đối với công tác cán bộ. Lênin cho rằng một nguyên nhân quan
trọng làm cho bộ máy nhà nước Xô viết yếu kém là do đội ngũ cán bộ chưa
tốt. Ông cho rằng họ có ý thức cách mạng nhưng họ còn yếu kém về trình độ
và kinh nghiệm nên chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng bộ máy nhà nước
vững mạnh. Lênin chỉ rõ công tác cán bộ phải phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng
và sử dụng được những cán bộ tốt, có chất lượng kiểu mẫu. Công tác cán bộ
nên có chiến lược lâu dài chứ không thể vội vàng, hấp tấp. Trong đó Người
đặc biệt nhấn mạnh đến cán bộ của Bộ dân uỷ thanh tra công nông. Đối với
Bộ này, Người lưu ý phải “quan tâm chỉnh đốn bộ máy đó một cách thật đặc
biệt chu đáo, quan tâm tập trung cho Bộ dân uỷ thanh tra công nông một số
nhân viên có phẩm chất cao, nghĩa là không kém gì những nhân viên kiểu
mẫu giỏi nhất ở Tây Âu”
27
.
Lênin rất chú trọng đến tiêu chuẩn chung của cán bộ nhà nước, đó là
“những phần tử ưu tú trong chế độ xã hội của chúng ta, tức là: trước hết,
26
,
27
Sđd, t.45, tr.459,442
27
12

những công nhân tiên tiến, và sau nữa, những phần tử thực sự có học thức mà
người ta có thể tin chắc rằng họ sẽ không tin một lời nào, không nói một lời
nào trái với lương tâm họ, - những phần tử ưu tú ấy phải không sợ thừa nhận
bất cứ một khó khăn nào và không lùi bước trước bất cứ một cuộc đấu tranh
nào để đạt được mục đích mà họ sẽ tự đặt cho mình một cách nghiêm
chỉnh”
28
. Về tiêu chuẩn cán bộ thuộc Bộ dân uỷ thanh tra công nông, Lênin
đòi hỏi “phải vĩnh viễn vứt bỏ ngay tất cả những tiêu chuẩn chung về số
lượng nhân viên của các cơ quan thuộc bộ ấy, chúng ta phải lựa chọn đặc biệt
cẩn thận những cán bộ của Bộ dân uỷ thanh tra công nông, căn cứ vào một sự
kiểm tra nghiêm ngặt nhất”
29
. Ông đòi hỏi những cán bộ được chỉ định vào
làm công tác kiểm tra “phải là những người cộng sản không thể chê trách
được”. Lênin cụ thể hoá tiêu chuẩn của cán bộ kiểm tra với những tiêu chuẩn
sau: Họ được nhiều đảng viên cộng sản giới thiệu, tức là họ phải có uy tín; họ
phải trải qua một kỳ thi sát hạch kiến thức về bộ máy nhà nước, về những
nguyên tắc của khoa học quản lý, về nghiệp vụ; họ phải phối hợp tốt công tác
với những uỷ viên Ban kiểm tra Trung ương và với ban thư ký riêng của
mình, sao cho chúng ta có thể đảm bảo cho toàn thể bộ máy chạy tốt…
Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, theo Lê-nin cho rằng, "học
tập, học tập và học tập mãi" phải được coi như một phương châm cơ bản nhất
trong suy nghĩ và hành động của các cán bộ cách mạng nói chung, cũng như
các cán bộ Nhà nước nói riêng. Học ở trường lớp, ở nhân dân Và quan trọng
hơn là phải làm sao để học thức "không nằm ở trên giấy hoặc là một lời nói
theo mốt" mà sự am hiểu và những hành động có hiểu biết phải trở thành thói
quen, trở thành tập quán văn hóa vững chắc và lâu dài, "phải làm sao cho học
thức thật sự ăn sâu vào trí não, hoàn toàn và thực tế trở thành một bộ phận
khăng khít của cuộc sống". Lênin nhấn mạnh vai trò của tri thức và của đội ngũ

28
Sđd, t.45, tr.444-445
29
Sđd, t.45, tr.446
13
trí thức trong công cuộc đổi mới bộ máy Nhà nước, đồng thời cũng nhấn mạnh
trách nhiệm của mỗi đảng viên cộng sản phải không ngừng học tập, nâng cao
trình độ tri thức và lý luận của mình và của cả tổ chức đảng nói chung.
Trong vấn đề đào tạo cán bộ, Lênin cũng rất chú ý tới việc đưa cán bộ
ra nước ngoài. Người nhấn mạnh, Cần cử một số người có khả năng học tập
sang một số nước có kiến thức và kinh nghiệm quản lý nhà nước như Ðức,
Anh, Mỹ, Ca-na-đa để học tập những kiến thức và kinh nghiệm quản lý nhà
nước tiên tiến nhất. Bên cạnh đó, Lênin rất coi trọng việc thi tuyển cán bộ.
Ông yêu cầu cán bộ trước khi nhận nhiệm vụ phải qua các kỳ thi sát hạch, thi
tuyển chọn; phải có uy tín; được lựa chọn đặc biệt cẩn thận, phải được thẩm
tra kỹ lưỡng trước khi bố trí việc. Ông còn nhấn mạnh rằng không nên tuyển
chọn cán bộ theo một khuôn mẫu nào có sẵn. Chúng ta phải lựa chọn đặc biệt
cẩn thận những cán bộ của Bộ dân ủy thanh tra công nông, căn cứ vào một sự
kiểm tra nghiêm ngặt nhất, chứ không khác được. Tập trung chọn vào bộ
máy nhà nước những cán bộ có kinh nghiệm ở các cơ quan cũng như trong số
những sinh viên các trường đại học Xô viết, lựa chọn cán bộ phải theo
phương châm “Thà ít mà tốt” ít về số lượng nhưng chất lượng phải cao.
Hơn 80 năm đã trôi qua, “Thà ít mà tốt” là một trong những tác phẩm
cuối cùng Lê-nin để lại cho chúng ta. Những chỉ dẫn trên đây của Lênin về
cải cách bộ máy nhà nước trong tác phẩm vẫn sống động bởi những giá trị sâu
sắc, có tính định hướng đối với sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta hôm nay. Nhiều người đã
coi "Thà ít mà tốt" cùng với những tác phẩm được viết trong hơn một năm
cuối đời của Lê-nin là những tác phẩm mang ý nghĩa "Di chúc" của Người để
lại cho chúng ta- những người đang xây dựng nhà nước kiểu mới, nhà nước

của dân, do dân và vì dân.
Thấm nhuần tư tưởng của Lênin, Đảng ta đã vạch ra đường lối đổi mới
toàn diện, trong đó có cải cách hành chính nhà nước nhằm làm cho bộ máy
14
nhà nước trong sạch và vững mạnh. Trong quá trình xây dựng và phát triển
đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính,
coi đây là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội. Chúng ta đã tiến hành cải cách hành chính từng bước thận
trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Cải cách hành chính ở
Việt Nam được triển khai trên nhiều nội dung: cải cách thể chế; cải cách tổ
chức bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tài chính công và hiện đại
hóa nền hành chính. Mục tiêu cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay là:
xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, tiết kiệm, chuyên
nghiệp, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
Trong những năm qua cải cách hành chính ở Việt Nam đã đạt được
những kết quả quan trọng, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền. Điều đó
được thể hiện:
Thể chế hành chính đã sửa đổi Hiến pháp, ban hành các Luật mới và
các văn bản dưới luật về tổ chức bộ máy nhà nước; Sửa đổi bổ sung một số
điều Pháp lệnh cán bộ, công chức; ban hành các nghị định để cụ thể hóa Pháp
lệnh, cán bộ, công chức Điều quan trọng là: các văn bản về tổ chức bộ máy
nhà nước là đã quy định khá cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan
nhà nước, từng bước thể hiện sự phân cấp trong quản lý giữa Trung ương và
địa phương; các văn bản pháp luật về công vụ, cán bộ, công chức đã quy định
khá cụ thể các quyền, nghĩa vụ của các cán bộ, công chức và đã bước đầu đi
theo hướng chuyên biệt hoá các đối tượng những người phục vụ trong cơ
quan, tổ chức nhà nước.
Bộ máy hành chính đã giảm dần các đầu mối quản lý, số lượng các cơ
quan quản lý nhà nước đã giảm xuống đáng kể, thủ tuc hành chính được cải

cách theo hướng "một cửa", mẫu hóa các văn bản hành chính, giấy tờ, công
khai các thủ tục hành chính. Chính việc cải cách thủ tục hành chính này đã
15
góp phần hạn chế sự sách nhiễu, phiến hà, tham những của các công chức
hành chính trong khi giải quyết các công việc của công dân. Đây là điểm căn
bản nhất của cải cách hành chính góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền.
Tuy nhiên, có thể thấy, hiện trạng bộ máy nhà nước ta hiện nay đang
tồn tại những vấn đề mà cách đây hơn 80 năm Lênin đã nêu lên và cảnh báo
trong tác phẩm “Thà ít mà tốt”. Đó là tình trạng bộ máy nhà nước còn cồng
kềnh, tổ chức bộ máy nhà nước chưa khoa học, hoạt động kém hiệu lực, hiệu
quả. Giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước còn chồng chéo về chức năng,
nhiệm vụ, vừa có tình trạng buông lỏng, bỏ trống, vừa có tình trạng dẫm đạp
lên nhau trong thực hiện công tác quản lý nhà nước trên các mặt kinh tế - xã
hội. Nặng nề nhất trong bộ máy nhà nước là vẫn còn tồn tại bệnh quan liêu,
cửa quyền, nhũng nhiễu nhân dân, tham nhũng, lãng phí ngày càng nghiêm
trọng. Đội ngũ cán bộ công chức nhà nước thì vừa thừa, vừa thiếu về số
lượng, chất lượng còn yếu. Một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy
thoái về tư tưởng chính trị, về phẩm chất đạo đức, lối sống, còn sách nhiễu,
gây phiền hà trong giải quyết công việc đối với tổ chức, doanh nghiệp và
người dân, từ đó làm tha hoá bộ máy nhà nước và làm mất niềm tin của nhân
dân. Ngày nay, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, dù đã có nhiều cố gắng cải
cách nhưng bộ máy nhà nước của chúng ta vẫn còn cồng kềnh, hoạt động kém
hiệu quả. Chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan nhà nước chưa rõ và
chồng chéo. Các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc trên một
số lĩnh vực nhất là những lĩnh vực liên quan đến đất đai, nhà cửa, đầu tư, bồi
thường, giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất còn nhiêu khê, phức tạp. Mặc dù có những bước cải tiến,
nhưng nhìn chung thủ tục hành chính hiện nay vẫn còn rườm rà và còn nặng
cơ chế “xin – cho”. Hiện nay, thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực vẫn là
rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân.

16
Điều đáng nói là có những thủ tục Trung ương không quy định, nhưng
tại một số Sở, ngành lại đẻ thêm, khiến nhiều người phải mất thêm thời gian.
Ngoài ra các hướng dẫn về thủ tục hành chính chưa được công khai, minh
bạch. Mối quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức trong bộ máy hành chính còn
thiếu chặt chẽ. Không ít cơ quan thực hiện cơ chế một cửa còn hình thức cơ
cấu tổ chức bên trong của một số cơ quan chưa thực sự tinh gọn. Việc thực
hiện phân cấp chưa được đồng bộ, chưa triệt để…
Thực tiễn cách mạng cho thấy, giành được chính quyền đã khó, giữ
vững và phát huy được hiệu lực của chính quyền, đảm bảo cho bộ máy nhà
nước thực sự xứng đáng là nhà nước của dân, do dân, vì dân, mỗi cán bộ công
chức thực sự là công bộc của dân thì càng khó khăn gấp bội. Vì vậy trong thời
gian tới, gắn liền với việc thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, Đảng cần phải
tiếp tục lãnh đạo đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và hoàn thiện nhà nước
pháp quyền Việt Nam, đẩy mạnh cải cách nền hành chính quốc gia trên cả 4
khâu, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn và khắc phục tệ quan
liêu, tham nhũng, lãng phí, cửa quyền, vi phạm pháp luật…, đảm bảo cho bộ
máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng đàng là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Chúng ta tiếp tục triển khai
với đòi hỏi cao về chất lượng và hiệu quả Chương trình cải cách hành chính.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành của các cơ quan nhà
nước - nhất là trên những lĩnh vực còn yếu kém. Ðồng thời với việc cải tiến
bộ máy là cải tiến chế độ công vụ, công chức, tài chính công; thực hiện
nguyên tắc công khai minh bạch trong các hoạt động; xây dựng cơ chế kiểm
tra giám sát nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong các hoạt động của bộ
máy. Một điều cần nhấn mạnh là kiên quyết tinh giản biên chế trong cả hệ
thống chính trị, không tăng thêm biên chế để có điều kiện cải cách chính sách
tiền lương Đặc biệt, vấn đề cán bộ vẫn là vấn đề quyết định đến thành công
17

của cải cách hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, chúng ta phải tiến hành đồng
bộ những lĩnh vực khác thì công cuộc cải cách mới thành công. Chúng ta
không có một thể chế tốt, thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ
nghĩa thì cũng rất khó làm. Nhưng thể chế cũng do chính con người làm ra,
cho nên một đất nước pháp quyền không chỉ là ban hành được bao nhiêu luật
mà chính là người làm luật pháp như thế nào. Không có cán bộ tốt, cán bộ
không làm gương, không tận tụy, cán bộ nhũng nhiễu, tiêu cực, tất nhiên việc thực
thi sẽ không tốt. Cho nên, vấn đề giám sát của nhân dân, việc bố trí lại đội ngũ cán
bộ, kiểm tra đôn đốc thực hiện, tiếp tục chủ trương “một cửa,” “một cửa liên
thông” ở các bộ, ngành, địa phương là rất quan trọng. Nhất là các khâu “nhạy
cảm” liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng đặt ra là đi
đôi với việc cải cách thủ tục hành chính là phải cải cách con người. Phải nâng
cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công
chức hành chính. Thủ tục hành chính có bài bản đến đâu, nhưng nếu tinh thần
trách nhiệm, ý thức của con người chưa được cải cách thì cũng sẽ rơi vào hình
thức. Hay nói cách khác, cái gốc của cải cách thủ tục hành chính là cải cách
con người
Cần chú trọng lựa chọn những thủ tục phù hợp với yêu cầu hiện nay
trên tinh thần vừa là công cụ quản lý của Nhà nước, nhưng đồng thời đó là
quyền lợi và nghĩa vụ của người dân. Làm sao đơn giản hóa được, rút gọn
được, thay đổi quy trình của các thủ tục mà không ảnh hưởng đến công tác
quản lý, không tạo những biến động phức tạp trong xã hội, góp phần ổn định
xã hội, xây dựng xã hội phát triển tốt hơn,thông thoáng hơn, công khai minh
bạch hơn. Nếu thủ tục hành chính thuận tiện, đơn giản thì sẽ là một trong
những điều kiện giúp nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà
nước. Ngược lại thủ tục hành chính rườm rà, nặng nề không những gây tổn
phí về sức người, sức của của ngân sách Nhà nước, tài sản xã hội, kiềm hãm
sự năng động trong hoạt động đời sống mà còn là điều kiện cho nạn tham ô,
18
nhũng nhiễu phát sinh, phát triển. Mục đích của việc hoàn thiện, cải tiến thủ

tục hành chính là nhằm làm cho các thủ tục hành chính trở nên đơn giản dễ
làm, thuận tiện và đi đến chấm dứt sự phiền hà cho các doanh nghiệp cũng
như người dân. Thực hiện đồng bộ cải cách thủ tục hành chính với triển khai
cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông". Rà soát lại hệ thống thủ tục, đánh giá
mức độ phù hợp của các thủ tục và kiểm soát việc định ra các thủ tục mới của
các Bộ, ngành và địa phương. Nhanh chóng đưa vào thực hiện tại bộ phận
"một cửa" của cơ quan hành chính các cấp những thủ tục hành chính đã được
rà soát, công khai tại giai đoạn I của Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành
chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước. Kiên quyết giảm tối thiểu 30% các
quy định về thủ tục hành chính trong năm 2010 theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ.
Một vấn đề đang được quan tâm trong cải cách hành chính ở Việt Nam
là vấn đề phân cấp trong quản lý nhà nước. Phân cấp thực chất là việc chuyển
dần các công việc, nguồn lực do chính quyền trung ương nắm giữ cho chính
quyền địa phương các cấp một cách lâu dài, ổn định bằng các văn bản luật,
dưới luật, nhằm mở rộng dân chủ, phát huy tính chủ động sáng tạo của chính
quyền địa phương. Trong xu hướng phân cấp bộ máy hành chính nhà nước ở
trung ương sẽ tập trung vào việc xây dựng chính sách, bảo đảm sự thống nhất
về thể chế, việc giải quyết những vấn đề lớn của quốc gia, còn những việc
thuộc phạm vi cộng đồng lãnh thổ do cộng đồng lãnh thổ giải quyết. Như vậy,
vấn đề phân cấp gắn với vấn đề dân chủ, dân chủ là cốt lõi của nhà nước pháp
quyền, không có dân chủ thì không có nhà nước pháp quyền, không mở rộng
quyền chủ động sáng tạo của chính quyền địa phương thì không có nhà nước
pháp quyền. Bởi vì chỉ có thể thông qua những thiết chế dân chủ, phát huy
tính dân chủ, sáng tạo của cộng đồng lãnh thổ mới có thể tạo lập được môi
trường thuận lợi để nhân dân các cộng đồng lãnh thổ kiểm soát được hoạt
động của nhà nước.
19
Việc cải cách hành chính nhà nước ta hiện nay cần theo hướng làm cho
bộ máy hành chính hoàn bị hơn, hoạt động có hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân

ngày một đúng pháp luật, tốt hơn và tiết kiệm nhất, dần từng bước chuyển nền
hành chính từ cơ quan cai quản thành các cơ quan phục vụ dân, làm các dịch
vụ hành chính đối với dân, công dân là khách hàng của nền hành chính, là
người đánh gía khách quan nhất về mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, bộ
máy hành chính. Tất cả những mục tiêu, nội dung đó cũng là nhằm góp phần
xây dựng nhà nước pháp quyềnViệt Nam xã hội chủ nghĩa với đúng bản chất
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Tuy điều kiện để chúng ta đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy Nhà nước
hôm nay đã khác nhiều so với thời của Lê-nin - những năm 20 của thế kỷ
trước - nhưng phương châm "Thà ít mà tốt" của Người luôn có ý nghĩa to lớn
trong chỉ đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn bộ máy Nhà nước ta hiện nay.
20

×