Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc bộ xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 183 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Bộ giáo dục và đào tạoBộ giáo dục và đào tạo
Bộ giáo dục và đào tạo


Trờng đại học kinh tế quốc dân
Trờng đại học kinh tế quốc dânTrờng đại học kinh tế quốc dân
Trờng đại học kinh tế quốc dân

















NGUYễN VĂN SINH
NGUYễN VĂN SINHNGUYễN VĂN SINH
NGUYễN VĂN SINH










Nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp
sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng

Chuyên ngành:
Chuyên ngành: Chuyên ngành:
Chuyên ngành:
Quản trị Kinh doanh



LUậN áN TIế
LUậN áN TIếLUậN áN TIế
LUậN áN TIếN Sĩ
N Sĩ N Sĩ
N Sĩ KINH Tế
KINH TếKINH Tế
KINH Tế




Ngời hớng dẫn khoa học
Ngời hớng dẫn khoa họcNgời hớng dẫn khoa học
Ngời hớng dẫn khoa học

:
: :
:
1. GS.TS TRầN THọ ĐạT
1. GS.TS TRầN THọ ĐạT1. GS.TS TRầN THọ ĐạT
1. GS.TS TRầN THọ ĐạT














2. pGS.TS LÊ TRUNG THàNH
2. pGS.TS LÊ TRUNG THàNH2. pGS.TS LÊ TRUNG THàNH
2. pGS.TS LÊ TRUNG THàNH






Hà Nội

Hà Nội Hà Nội
Hà Nội
-

-



2014
20142014
2014







ii

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận án “Nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng” là công trình nghiên cứu
độc lập của tôi, do chính tôi thực hiện.

Các tài liệu tham khảo, trích dẫn, các số liệu thống kê phục vụ mục tiêu
nghiên cứu của công trình này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.


Nghiên cứu sinh


Nguyễn Văn Sinh




iii
LỜI CÁM ƠN


Trước hết tôi xin bày tỏ lòng cám ơn đối với Ban giám hiệu, quí thày cô giáo
tại Viện Quản trị Kinh doanh, Viện Sau Đại học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Hà nội đã giảng dạy, hướng dẫn và trang bị cho tôi kiến thức và kinh nghiệm trong
toàn khóa học!
Tôi xin trân trọng cám ơn GS.TS Trần Thọ Đạt và PGS.TS Lê Trung Thành
đã hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quí báu cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận án Tiến sỹ này!
Xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Tổng công ty Gốm và Thủy tinh
Viglacera, các đơn vị chức năng trong Bộ Xây dựng, các chuyên gia, bạn bè đồng
nghiệp đã trả lời phiếu điều tra cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành luận án này!
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình
trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này!
Hà nội, ngày tháng năm 2014
Nghiên cứu sinh


Nguyễn Văn Sinh





iv
MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CÁM ƠN iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC HÌNH VẼ vii

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 10

1.1.

Nguồn gốc hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 10

1.2.


Tổng quan tình hình nghiên cứu 11

1.2.1

Các khái niệm cơ bản 11

1.2.2

Các trường phái lý thuyết liên quan đến lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp 25

1.3.

Các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt nam có liên quan 50

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 53

CHƯƠNG 2: ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG THUỘC BỘ XÂY DỰNG 54

2.1.

Giới thiệu ngành sản xuất vật liệu xây dựng 54

2.2.

Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng 57


2.2.1. Môi trường chung 57

2.2.2. Môi trường ngành 61

2.2.3. Cơ hội và thách thức 68

2.3.

Động thái phát triển các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
thuộc Bộ Xây dựng 72

2.3.1. Kính xây dựng 73

2.3.2. Sứ vệ sinh 78

2.3.3. Gạch ốp lát 82





v
2.3.4. Gạch ngói và các sản phẩm đất sét nung 91

2.4.

Tình hình tài chính của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
thuộc Bộ Xây dựng 95

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 101


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 102

3.1.

Mô hình nghiên cứu 102

3.2.

Trình tự nghiên cứu 103

3.3.

Các khái niệm nghiên cứu và thang đo 106

3.4.

Thiết kế bảng câu hỏi trong phiếu điều tra 109

3.5.

Thiết kế mẫu điều tra 110

3.6.

Thu thập phiếu điều tra 111

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ NHẬN DIỆN LỢI THẾ CẠNH TRANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG
THUỘC BỘ XÂY DỰNG 113


4.1.

Đánh giá độ tin cậy của các biến khảo sát 113

4.2.

Mô tả thống kê của các biến 114

4.3.

Phân tích tương quan giữa Lợi thế cạnh tranh và các nguồn lực 116

4.4.

Phân tích mô hình hồi quy 117

4.5.

Phân tích các yếu tố Lợi thế cạnh tranh, Định hướng học hỏi, Định
hướng thị trường 120

4.5.1. Lợi thế cạnh tranh 120

4.5.2. Định hướng học hỏi 122

4.5.3. Định hướng thị trường 124

4.6.


Phân tích Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào định hướng
học hỏi, định hướng thị trường 127

4.6.1.

Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào Định hướng học hỏi, định
hướng thị trường 127

4.6.2.

Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc từng biến Định hướng học hỏi, Định
hướng thị trường 128

4.6.3.

Mô hình các nhân tố của Định hướng học hỏi ảnh hưởng tới Lợi thế
cạnh tranh 131





vi
4.6.4.

Mô hình các nhân tố của Định hướng thị trường ảnh hưởng tới Lợi thế
cạnh tranh 132

4.6.5.


Mô hình Kết quả kinh doanh phụ thuộc vào Lợi thế cạnh tranh 133

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 135

CHƯƠNG 5: NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG THUỘC BỘ XÂY DỰNG 136

5.1.

Định hướng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2020 136

5.2.

Định hướng phát triển ngành vật liệu xây dựng 139

5.3.

Những thách thức và mục tiêu cần hướng tới 140

5.3.1. Những thách thức 140

5.3.2. Mục tiêu cần hướng tới 141

5.4.

Các giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh tại các doanh nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng 142

5.4.1. Nâng cao các yếu tố làm tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 143


5.4.2. Nâng cao định hướng học hỏi của doanh nghiệp 143

5.4.3. Nâng cao định hướng thị trường của doanh nghiệp 145

5.5.

Các giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của các lĩnh vực sản xuất
vật liệu dây dựng của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng 146

5.5.1. Kính xây dựng 146

5.5.2. Sứ vệ sinh 147

5.5.3. Gạch ốp lát 148

5.5.4. Gạch ngói và các sản phẩm đất sét nung 149

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 149

KẾT LUẬN 151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154

PHỤ LỤC 160






vii
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Việc hình thành giá trị cho khách hàng 13
Hình 1.2: Các khối cơ bản tạo lợi thế cạnh tranh 18
Hình 1.3: Mô hình Kim cương 26
Hình 1.4: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 30
Hình 1.5: Mô hình về chuỗi giá trị của doanh nghiệp 41
Hình 3.1: Mô hình các nguồn lực và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 102
Hình 4.1 : Các yếu tố cấu thành Lợi thế cạnh tranh 121
Hình 4.2: Các yếu tố cấu thành Định hướng học hỏi 123
Hình 4.3: Các yếu tố cấu thành Định hướng thị trường 125





viii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Các bước nghiên cứu 8
Bảng 1.2: Ba chiến lược tổng quát của Porter 20
Bảng 1.3: Chiến lược chung và 05 lực lượng cạnh tranh ngành 39
Bảng 2.1: Cơ cấu các thành phần kinh tế ngành Vật liệu xây dựng năm 2008 57
Bảng 2.2: Năng lực sản xuất gạch ốp granite của một số doanh nghiệp 83
Bảng 2.3: Sản lượng gạch ốp granite của Việt Nam trong các năm 84
Bảng 2.4: Công suất sản xuất gạch ceramic của một số doanh nghiệp 88
Bảng 2.5: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ gạch ốp granite của một số doanh
nghiệp 89
Bảng 2.6: Các doanh nghiệp sản xuất gạch đất sét nung thuộc Bộ Xây dựng 92

Bảng 2.7: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm đất sét nung tại
Việt Nam 93
Bảng 2.8: Danh sách các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 96
Bảng 2.9: Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 97
Bảng 2.10: Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu trong Tổng Tài sản của các doanh nghiệp
sản xuất vật liệu xây dựng 98
Bảng 2.11: Lợi nhuận thuần của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 99
Bảng 2.12: Tồn kho hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 100
Bảng 3.1: Các bước nghiên cứu 105
Bảng 3.2 : Phân nhóm đối tượng điều tra theo vị trí công tác 112
Bảng 3.3: Phân nhóm điều tra theo lĩnh vực kinh doanh 112
Bảng 4.1: Phân tích Cronbach’s Apha của các thang đo 114




ix
Bảng 4.2: Mô tả thống kê các biến 115
Bảng 4.3: Phân tích tương quan hai biến 116
Bảng 4.4: Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào các yếu tố 118
Bảng 4.5: Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào các nguồn lực 119
Bảng 4.6 : Các yếu tố cấu thành Lợi thế cạnh tranh 120
Bảng 4.7: Các yếu tố cấu thành Định hướng học hỏi 122
Bảng 4.8: Các yếu tố cấu thành Định hướng thị trường 124
Bảng 4.9: Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào Định hướng học hỏi,
Định hướng thị trường 127
Bảng 4.10: Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào Định hướng học hỏi 129
Bảng 4.11: Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào Định hướng thị trường 130
Bảng 4.12: Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào các nhân tố của Định
hướng học hỏi 131

Bảng 4.13: Mô hình Lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào các nhân tố của Định
hướng thị trường 132
Bảng 4.14: Mô hình Kết quả kinh doanh phụ thuộc Lợi thế cạnh tranh phụ 133






x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTCP : Công ty cổ phần
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
VLXD: Vật liệu xây dựng
VRIN (Value Rare Inimitable Nonsubstituable): Có giá trị, Tính khan hiếm, Khó
bắt chước được, Khó thay thế








1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu luận án:
Luận án tiến sĩ được tác giả ấp ủ ý tưởng và bắt đầu nghiên cứu từ những năm

2011, khi đó các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp
sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng đang đứng trước những thách thức rất lớn bởi sự
cạnh tranh gay gắt và quyết liệt nhằm tìm kiếm lợi nhuận và mở rộng thị phần trong lĩnh
vực sản xuất của các doanh nghiệp cùng nhóm ngành. Từ các kiến thức thực tế qua quản
lý doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, kết quả nghiên cứu từ luận
văn thạc sĩ, kết hợp với lý thuyết được học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, tác giả cũng đồng quan điểm và cho rằng doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển buộc phải nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình trước các đối thủ cạnh tranh .
Chính vì vậy, ý tưởng quản lý và nghiên cứu đã dần hình thành và việc nghiên cứu để
xây dựng khung lý thuyết, phân tích đánh giá thực trạng và tìm giải pháp nâng cao lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng đã trở
nên có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện qui hoạch phát triển vật liệu xây dựng, tác
giả đã vun đắp ý tưởng này thành định hướng nghiên cứu luận án tiến sĩ kinh tế. Luận án
tiến sĩ được tác giả thiết kế ngoài phần mở đầu và kết luận , luận án được viết trong 5
chương với 184
trang, 9 hình vẽ, 37 bảng, 3 phụ lục và sử dụng 64 tài liệu tham khảo
bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Kết quả cơ bản của luận án đã đạt được thể hiện như sau:
Tác giả đã chỉ ra được hai yếu tố là định hướng học hỏi và định hướng thị
trường có tác động đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt, nghiên cứu
đã phát hiện và kiểm chứng được tác động cùng chiều và rất lớn của hai yếu tố trên
tới lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây
dựng. Về mặt thực tiễn, luận án cũng chỉ ra được tình hình sản xuất kinh doanh vật
liệu xây dựng ở Việt Nam, hiện trạng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng. Tác giả đã đưa ra được các kiến nghị,
giải pháp góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh và kết quả sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp này.





2
2. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, các doanh nghiệp Việt nam nói chung
đã và đang phải cạnh tranh hết sức gay gắt không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay
cả trong thị trường nội địa. Để giữ vững thị phần, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh thì việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là việc làm hết sức
quan trọng. Câu hỏi làm thế nào để giúp các doanh nghiệp đưa ra được các quyết định
nâng cao lợi thế cạnh tranh đúng đắn hơn, có hiệu quả hơn; các giải pháp nào sẽ giúp
doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình không chỉ có ý nghĩa đối với các
nhà quản trị mà còn là chủ đề rất quan trọng đối với các nhà nghiên cứu.
Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng đang
hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhà nước, hoặc doanh nghiệp cổ phần có sự chi
phối của nhà nước. Phần lớn các doanh nghiệp này đều được hình thành từ thời kỳ bao
cấp khi mà phương thức sản xuất còn nặng về giao kế hoạch, ít chịu sự cạnh tranh của
kinh tế thị trường. Một số doanh nghiệp đã được cổ phần hóa nhưng tỉ lệ sở hữu nhà
nước vẫn chiếm trên 51%. Sau khi Việt nam gia nhập WTO và gần đây với việc hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
đang đứng trước những thách thức rất lớn và buộc phải nâng cao lợi thế cạnh tranh của
mình trước các đối thủ cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn ở trên thị trường quốc
tế. Chính vì thế việc nghiên cứu hiện trạng và tìm giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong việc thực hiện qui hoạch phát triển vật liệu xây dựng.
Về mặt lý luận, vẫn còn rất nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về lợi
thế cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh bền vững và nguồn gốc hình thành các lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy có nhiều lý thuyết khác nhau để giải thích nguồn
gốc hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng có thể chia các lý thuyết
này thành hai nhánh lớn: (a) những lý thuyết giải thích nguồn gốc lợi thế cạnh tranh
từ bên ngoài doanh nghiệp gồm: lợi thế cạnh tranh quốc gia, lợi thế cạnh tranh
ngành; (b) lý thuyết giải thích nguồn gốc lợi thế cạnh tranh từ bên trong doanh
nghiệp gồm: chuỗi giá trị, nguồn lực của doanh nghiệp.





3
Nghiên cứu trên thế giới của Miller và Shamsie, 1996 [43] sử dụng lý thuyết
nguồn lực để phân tích vai trò của nguồn lực bên trong doanh nghiệp đối với kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu tại Việt nam (Nguyễn Vĩnh
Thanh, 2005 [12]; Bùi Xuân Phong, 2006 [4]; Zhan và đồng tác giả, 2009 [52];
Phạm Quang Trung, 2009 [14]; Vũ Trọng Lâm, 2006 [27]; Nguyễn Kế Tuấn, 2011
[11]; đã tiến hành đánh giá lợi thế cạnh tranh và nguồn gốc hình thành lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đa phần đều đề cập đến
nguồn lực hữu hình của doanh nghiệp như vốn, tài sản, công nghệ, lợi thế về đất
đai, vị trí, v.v trong việc hình thành nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên
các địa bàn Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, hoặc của ngành may mặc. Một số ít các
nghiên cứu đề cập đến các nguồn lực vô hình mà doanh nghiệp đang sở hữu trong
việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Những nguồn lực vô hình này có
thể bị mất giá trị khi môi trường kinh doanh thay đổi do vậy chúng chưa thực sự tạo
ra lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Nguồn lực vô hình thể hiện cách
thức doanh nghiệp hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra và duy trì
lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất
vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng nói riêng nhưng lại chưa được nghiên cứu và
chưa được kiểm định bởi các nghiên cứu định lượng.
Chính vì vậy, trong môi trường cạnh tranh ngày nay, việc nâng cao lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng thuộc Bộ là yêu cầu hết sức cấp thiết. Đề tài “Nâng cao lợi thế cạnh tranh
của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng” là một đề
tài nghiên cứu hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn đặc biệt
là sau khi Việt Nam gia nhập WTO trong thời kỳ hội nhập quốc tế, khi mà các
doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cần phải phát huy tối

đa những lợi thế cạnh tranh của mình để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác,
trong đó gồm cả các doanh nghiệp nước ngoài. Kết quả nghiên cứu nâng cao lợi thế
cạnh tranh đối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là bài học cho tất cả
các doanh nghiệp khác tại Việt Nam áp dụng để nâng cao lợi thế cạnh tranh tại lãnh
thổ Việt Nam cũng như trên trường quốc tế.




4
3. Mục tiêu nghiên cứu
Do tính cấp thiết nêu trên, mục tiêu của đề tài này là nhận diện các lợi thế
cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng và
tìm ra các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực vô hình góp phần tạo ra những lợi thế
cạnh tranh này. Mục tiêu nghiên cứu này được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên
cứu sau đây:
- Thứ nhất: Hiện trạng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng?
- Thứ hai: Các nguồn lực hữu hình và vô hình nào đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng thuộc Bộ Xây dựng?
- Thứ ba: Các giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản
xuất thuộc Bộ Xây dựng?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
là Lợi thế cạnh tranh và tác động của các
Nguồn lực hữu hình và vô hình của doanh nghiệp đối với các Lợi thế cạnh tranh của
các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng. Đề tài cũng đi sâu
phân tích tác động của Lợi thế cạnh tranh đến kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp này. Cuối cùng, đề tài cũng để đưa ra các giải pháp

nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp này.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về đối tượng khảo sát: các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ
Xây dựng với số lượng là 43 doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần có sở hữu
nhà nước trên 51%. Số doanh nghiệp được chọn mẫu sẽ tập trung vào lĩnh vực sản
xuất vật liệu xây dựng chủ yếu của Việt nam hiện nay gồm: kính xây dựng, sứ vệ
sinh, gạch ốp lát và gạch ngói đất sét nung.
- Về Phạm vi địa lý nghiên cứu: Các doanh nghiệp được nghiên cứu có phạm vi
trong lãnh thổ Việt Nam, phân bố và hoạt động trong cả nước.





5
- Về thời gian: Các số liệu thứ cấp sẽ được thu thập chủ yếu trong giai đoạn từ
năm 2008 – 2013. Các số liệu sơ cấp có được từ điều tra phỏng vấn được thực hiện
trong năm 2012 – 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Mô hình nghiên cứu:
Đối tượng điều tra là lợi thế cạnh tranh và các nguồn lực hình thành nên các
lợi thế cạnh tranh này của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ
Xây dựng. Các lợi thế cạnh tranh sẽ dựa trên cơ sở nghiên cứu là các quan điểm
của Koufteros và đồng tác giả, 1995 [48], Li và đồng tác giả, 2006 [51], Thatte,
2007 [61]. Các nguồn lực của doanh nghiệp sẽ được phân loại theo quan điểm của
Miller và Shamsie,1996 [52].
Mô hình nghiên cứu về vai trò và mối quan hệ của các nguồn lực hữu hình
và vô hình với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc
Bộ Xây dựng được thể hiện ở Hình 3.1. Nghiên cứu tập trung đi sâu vào vai trò của
hai nguồn lực vô hình là định hướng học hỏi và định hướng thị trường đối với việc

nâng cao lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các mối quan
hệ dự kiến là quan hệ cùng chiều.
4.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, dự kiến sẽ có ba bước
thực hiện:
Nghiên cứu sơ bộ: Ở bước này, dựa trên số liệu thứ cấp và nghiên cứu tổng
quan về lợi thế cạnh tranh và các lý thuyết liên quan đến lợi thế cạnh tranh, tác giả
đã tiến hành xây dựng, trao đổi và hoàn thiện mô hình nghiên cứu. Các nguồn tài
liệu được sử dụng bao gồm: các bài báo, nghiên cứu có liên quan từ các tạp chí, các
báo cáo của Bộ Xây dựng, của các công ty sản xuất vật liệu xây dựng. Tác giả tiến
hành trao đổi mô hình nghiên cứu dự kiến nêu trên với ba nhóm đối tượng chủ yếu:
(a) 5 giám đốc điều hành doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây
dựng, (b) 8 khách hàng của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đến từ 4




6
lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát, kính xây dựng, sứ vệ sinh, và gạch ngói đất sét nung,
và (c) 5 chuyên gia nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp tại Việt nam. Phương pháp
sử dụng là phỏng vấn cá nhân theo chiều sâu. Kết quả của bước này là bước đầu xác
định các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ
Xây dựng, xác định được các nguồn lực tạo ra các lợi thế cạnh tranh này, và kiểm
tra ý nghĩa thực tiễn và lý luận của mô hình nghiên cứu.
Nghiên cứu định tính: Nhằm cụ thể hóa mô hình nghiên cứu, phỏng vấn
theo nhóm đã được thực hiện đối với các nhóm sau đây:
• Phỏng vấn theo nhóm các khách hàng của các doanh nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng trong các lĩnh vực: gạch ốp lát, kính xây dựng, sứ
vệ sinh, gạch ngói đất sét nung. Đối với mỗi lĩnh vực, tác giả đã tiến hành 01 cuộc
phỏng vấn theo nhóm, mỗi nhóm bao gồm từ 5 đến 7 khách hàng đến từ cùng một

lĩnh vực nghiên cứu. Như vậy, đã có 04 cuộc phỏng vấn theo nhóm được thực hiện
cho 04 lĩnh vực nghiên cứu. Kết quả của bước này là tổng hợp ý kiến đánh giá của
khách hàng để nhận diện và cụ thể hóa lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng.
• Phỏng vấn theo nhóm các thành viên là ban giám đốc và các trưởng phòng,
gồm: phòng kinh doanh, kế toán, kế hoạch, nhân sự, kỹ thuật và cơ điện của các doanh
nghiệp sản xuất thuộc Bộ Xây dựng. Tác giả đã tiến hành 04 cuộc phỏng vấn cho 04
lĩnh vực sản xuất nhằm nhận diện và cụ thể hóa các lợi thế cạnh tranh cụ thể của các
doanh nghiệp dựa trên ý kiến của Ban giám đốc và đội ngũ trưởng phòng. Đồng thời,
các ý kiến sơ bộ về nguồn gốc hình thành các lợi thế này cũng sẽ được tổng hợp nhằm
phục vụ thiết kế bảng hỏi ở bước nghiên cứu định lượng sau này.
Việc so sánh và tổng hợp ý kiến về các lợi thế cạnh tranh cụ thể từ ý kiến của
khách hàng và thành viên ban giám đốc, trưởng phòng đã được thực hiện để phục
vụ cho việc xây dựng bảng hỏi về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ở bước
nghiên cứu định lượng sau này.
Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu này nhằm kiểm định mối quan hệ mang
tính định lượng giữa các yếu tố nghiên cứu. Ở bước này, phương pháp điều tra xã hội




7
học đã được áp dụng. Dựa trên kết quả phỏng vấn theo nhóm, các bảng hỏi với các
câu hỏi điều tra thích hợp về lợi thế cạnh tranh cụ thể và các nguồn lực hình thành
nên các lợi thế cạnh tranh này đã được xây dựng. Các bảng hỏi này đã được thử
nghiệm ở hai doanh nghiệp để điều chỉnh và sửa đổi trước khi điều tra trên diện rộng.
Tại mỗi doanh nghiệp, đối tượng được phỏng vấn, điều tra là các thành viên
ban giám đốc, các cán bộ quản lý cấp phòng. Các phòng cơ bản của các doanh
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng này bao gồm: phòng kinh doanh, kế toán, kế
hoạch, nhân sự, kỹ thuật và cơ điện. Nội dung điều tra là ý kiến của các cán bộ quản

lý về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, và các nguồn lực của doanh nghiệp tạo ra
các lợi thế cạnh tranh này.
Tổng số phiếu phát ra là 900 phiếu, số phiếu thu về là
263 phiếu. Tỉ lệ phản hồi đạt 26,2%.
Phân tích về mức độ tin cậy của các thang đo đã được thực hiện để có thể
tiến hành các bước phân tích hồi qui tiếp theo. Việc đánh giá số liệu bình quân của
các thang đo và các yếu tố cấu thành nên các thang đo cũng được thực hiện để có
được nhìn nhận chung về hiện trạng lợi thế cạnh tranh và các nguồn lực của các
doanh nghiệp xây dựng thuộc Bộ xây dựng.
Phân tích hồi qui đã được thực hiện nhằm kiểm định mối quan hệ giữa các
nguồn lực dựa hữu hình và vô hình với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Cụ thể,
biến phụ thuộc sẽ là lợi thế cạnh tranh nói chung và các lợi thế cạnh tranh cụ thể của
doanh nghiệp, biến độc lập sẽ là các nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình.
Nghiên cứu đã đi sâu đánh giá hai nguồn lực vô hình là định hướng thị trường, định
hướng học hỏi đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Sự tác động tổng hợp
của biến độc lập (nguồn lực hữu hình gồm, nguồn lực vô hình: định hướng thị
trường, định hướng học hỏi, đối đối với biến phụ thuộc (lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp) cũng được kiểm định. Mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh và kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng được phân tích.
Các bước nghiên cứu được tóm tắt ở bảng 1.1:





8
Bảng 1.1: Các bước nghiên cứu

(Nguồn: nghiên cứu của tác giả)
STT Mục tiêu nghiên cứu Đối tượng khảo sát

Phương pháp
thu thập và
công cụ xử lý
thông tin
1
Tổng hợp lý thuyết, xây dựng
mô hình nghiên cứu, kiểm tra ý
nghĩa thực tiễn và lý luận của
mô hình nghiên cứu;

- 05 lãnh đạo doanh nghiệp
- 08 khách hàng hiện tại
của các doanh nghiệp
- 05 nhà nghiên cứu về
quản trị doanh nghiệp
Nghiên cứu
thứ cấp
Phỏng vấn sâu

2
Cụ thể hóa các lợi thế cạnh
tranh;
Cụ thể hóa các nguồn lực tạo ra
lợi thế cạnh tranh của các
doanh nghiệp
- 04 cuộc phỏng vấn theo
nhóm đối với các khách
hàng ở bốn lĩnh vực
- 04 cuộc phỏng vấn theo
nhóm đối với cán bộ

quản lý các doanh nghiệp
ở bốn lĩnh vực
Phỏng vấn
theo nhóm
3
Kiểm định mối quan hệ riêng lẻ
giữa các nguồn lực hữu hình,
vô hình với lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Kiểm định sự tác động tổng
hợp của các nguồn lực này đối
với lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Kiểm định mối quan hệ giữa lợi
thế cạnh tranh và kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
- 900 cán bộ quản lý các
doanh nghiệp sản xuất
vật liệu xây dựng ở bốn
lĩnh vực chính: gạch ốp
lát, kính xây dựng, sứ vệ
sinh, và gạch ngói đất sét
nung.
Điều tra xã
hội học
Bảng câu hỏi
Phân tích hồi
qui





9
6. Bố cục của luận án
Luận án được chia làm các phần cơ bản sau:
- Giới thiệu chung về đề tài
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp
sản xuất
- Chương 2: Động thái phát triển của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng thuộc Bộ Xây dựng
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Phân tích và nhận diện các lợi thế cạnh tranh của các
doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng
- Chương 5: Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng
- Kết luận.




10
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1. Nguồn gốc hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Về mặt lý luận, vẫn còn rất nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau về lợi
thế cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh bền vững và nguồn gốc hình thành các lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy có nhiều lý thuyết khác nhau để giải thích nguồn

gốc hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng có thể chia các lý thuyết
này thành hai nhánh lớn: (a) những lý thuyết giải thích nguồn gốc lợi thế cạnh tranh
từ bên ngoài doanh nghiệp gồm: lợi thế cạnh tranh quốc gia, lợi thế cạnh tranh
ngành; (b) lý thuyết giải thích nguồn gốc lợi thế cạnh tranh từ bên trong doanh
nghiệp gồm: chuỗi giá trị, nguồn lực của doanh nghiệp.
Nghiên cứu trên thế giới của Miller và Shamsie, (1996) sử dụng lý thuyết
nguồn lực để phân tích vai trò của nguồn lực bên trong doanh nghiệp đối với kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp [52]. Một số nghiên cứu tại Việt nam (Nguyễn
Vĩnh Thanh, 2005 [12]; Bùi Xuân Phong, 2006 [4]; Zhan và đồng tác giả, 2009
[62]; Phạm Quang Trung, 2009 [14]; Vũ Trọng Lâm, 2006 [27]; Nguyễn Kế Tuấn,
2011 [11] đã tiến hành đánh giá lợi thế cạnh tranh và nguồn gốc hình thành lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đa phần đều đề cập
đến nguồn lực hữu hình của doanh nghiệp như vốn, tài sản, công nghệ, lợi thế về
đất đai, vị trí, v.v trong việc hình thành nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
trên các địa bàn Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, hoặc của ngành may mặc. Một số
ít các nghiên cứu đề cập đến các nguồn lực vô hình mà doanh nghiệp đang sở hữu
trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Những nguồn lực vô hình này
có thể bị mất giá trị khi môi trường kinh doanh thay đổi do vậy chúng chưa thực sự
tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Nguồn lực vô hình thể hiện
cách thức doanh nghiệp hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra và




11
duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp
sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng nói riêng nhưng lại chưa được
nghiên cứu.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1 Các khái niệm cơ bản

1.2.1.1 Cạnh tranh
Theo Từ điển tiếng Việt, cạnh tranh có nghĩa là “cố gắng giành phần hơn,
phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi
ích như nhau” [25, trg. 112]. Như vậy, có thể hiểu cạnh tranh là sự ganh đua, tranh
đấu, giành giật giữa các doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp với nhau về thị trường,
thị phần và khách hàng.
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (giữa các quốc gia, doanh
nghiệp) trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế, sử dụng các công nghệ
sản xuất ưu việt, cung cấp dịch vụ hoàn hảo để thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng
cách cung cấp các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý hơn so với các đối thủ
cạnh tranh. Muốn thành công trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải tạo ra sự khác
biệt về sản phẩm so với các đối thủ trực tiếp. Sự khác biệt này sẽ thúc đẩy khách
hàng mua hàng của các doanh nghiệp chứ không phải từ đối thủ cạnh tranh khác.
Chính sự khác biệt này giúp doanh nghiệp có được những lợi thế trong sản xuất,
tiêu thụ hàng hóa để tối đa hóa lợi nhuận.
Cạnh tranh là một quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh có
tính chất hai mặt: tác động tích cực và tác động tiêu cực. Về mặt tích cực, cạnh
tranh chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
trên cơ sở hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, thiết kế các sản phẩm phù hợp, tận dụng
tối đa khoa học công nghệ để tổ chức sản xuất và cung ứng sản phẩm hiệu quả nhất
nhằm đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng, qua đó doanh nghiệp sẽ có được lợi
nhuận. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có thể dẫn đến tác động tiêu cực khi các doanh
nghiệp vì quá quan tâm đến lợi ích của mình, bỏ qua lợi ích xã hội và các nhóm liên
quan như người lao động, các nhà phân phối, dân cư sinh sống trong khu vực doanh




12
nghiệp hoạt động để giành giật lợi nhuận bằng mọi cách, kể cả cách tiêu cực nhất.

Muốn phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cạnh tranh trong cơ
chế thị trường, nhà nước cần tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và
kiểm soát độc quyền, ngăn ngừa và xử lý cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh
nghiệp. Ngoài ra, người tiêu dùng và những nhóm có liên quan trong xã hội như
người lao động, các nhà phân phối, các nhà cung ứng,… cũng cần thể hiện chính kiến
và vai trò của mình trong việc tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh
nghiệp. Khách hàng chính là người đưa ra các quyết định có nên sử dụng sản phẩm
của những doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, vì quá coi trọng lợi nhuận mà
gây ra những tổn hại cho xã hội như gây ô nhiễm môi trường, sử dụng lao động
không đúng qui định, không chấp hành các nghĩa vụ tài chính với nhà nước như nộp
thuế thu nhập, cũng như không tuân thủ các qui định khác của pháp luật.
1.2.1.2 Lợi thế cạnh tranh
Porter, 1980 [56] là một trong những học giả đầu tiên đề cập đến khái niệm
lợi thế cạnh tranh (competitive advantages) trong lĩnh vực quản trị chiến lược doanh
nghiệp. Porter (1980) cho rằng “lợi thế cạnh tranh phát sinh từ các giá trị mà doanh
nghiệp có thể tạo ra cho người mua, giá trị này lớn hơn các chi phí mà doanh
nghiệp phải bỏ ra”
[56]. Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng có cùng quan điểm về lợi
thế cạnh tranh với Porter, 1980 [56]. Dưới đây là một số ví dụ:
Barney (1991) cho rằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là những giá trị
nổi trội mà doanh nghiệp tạo ra cho khách hàng hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh,
và do đó làm cho doanh nghiệp nâng cao được thương hiệu và trở thành nhà cung
cấp được khách hàng ưa thích [31].
Kurt (2010) đưa ra định nghĩa sau: “lợi thế cạnh tranh là bất cứ giá trị nào mà
doanh nghiệp có thể đưa ra nhằm khuyến khích khách hàng (hoặc người sử dụng
cuối cùng) mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp chứ không phải của đối
thủ cạnh tranh và ngăn cản việc bắt chiếc của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện
tại hoặc trong tương lai” [49, trg 21].
Tác giả Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp





13
“thể hiện một hoặc nhiều ưu thế của nó so với đối thủ cạnh tranh nhằm đạt được
thắng lợi trong cạnh tranh. Ưu thế này có thể dẫn đến chi phí thấp hơn hoặc sự khác
biệt nhiều hơn về sản phẩm và dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh và được thể hiện
thành tỉ suất lợi nhuận cao hơn trung bình” [27, trg 26].
Lê Thế Giới (2007) và các cộng sự cho rằng một công ty được xem là có lợi
thế cạnh tranh khi tỉ lệ lợi nhuận của nó cao hơn tỉ lệ bình quân trong ngành. Công
ty có được lợi thế cạnh tranh bền vững khi nó có thể duy trì tỉ lệ lợi nhuận cao trong
một thời gian dài [9].
Như vậy, nhìn chung Porter, 1980, [56] và nhiều tác giả đều thống nhất cho
rằng lợi thế cạnh tranh phát sinh từ các giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho
người mua, giá trị này phải lớn hơn các chi phí của doanh nghiệp đã bỏ ra. Như vậy,
hai yếu tố thể hiện doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hay không, đó là: lượng giá
trị mà khách hàng cảm nhận về hàng hóa hay dịch vụ của công ty, và chi phí sản
xuất ra nó. Chúng ta hãy tiếp tục phân tích bản chất của lợi thế cạnh tranh.
Giá trị cảm nhận của khách hàng chính là những gì đọng lại trong trí óc khách
hàng về các yếu tố làm họ thỏa mãn khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của công ty.
Nhìn chung, giá trị khách hàng cảm nhận và đánh giá về sản phẩm của công ty thường
cao hơn giá mà công ty có thể đòi hỏi với sản phẩm của mình. Theo các nhà kinh tế
học, phần chênh lệch này chính là thặng dư người tiêu dùng mà khách hàng có thể
giành được. Chính nhờ có cạnh tranh giữa các công ty mà khách hàng nhận được phần
thặng dư này. Cạnh tranh càng gay gắt thì thặng dư của khách hàng càng lớn.






Hình 1.1: Việc hình thành giá trị cho khách hàng
(Nguồn: Lê Thế Giới (2007))
V

P
C

V
-

P

P
-

C

V = Giá trị đối với khách hàng
P = Giá
C = Chi phí sản xuất
V- P = Thặng dư người tiêu dùng
P- C = Biên lợi nhuận




14
Có thể thấy rằng, giá trị của sản phẩm đối với khách hàng là V, giá mà công
ty có thể đòi hỏi đối với sản phẩm mà họ cung cấp dưới sức ép của các doanh
nghiệp cạnh tranh là P, và chi phí để sản xuất sản phẩm này của công ty là C. Như

vậy biên lợi nhuận của công ty là P – C; và thặng dư của khách hàng là V – P. Công
ty tạo ra lợi nhuận vì P > C và tỉ lệ lợi nhuận càng lớn thì nếu C càng nhỏ tương đối
so với P. Mức độ thặng dư của khách hàng V – P càng lớn nếu sự cạnh tranh trên thị
trường ngày càng gay gắt.
Giá trị mà một công ty tạo ra trên thị trường được thể hiện bằng sự chênh
lệch giữa V và C (V-C). Công ty có thể tạo ra giá trị bằng cách chuyển đổi các yếu
tố đầu vào của quá trình sản xuất với chi phí C để tạo ra thành phẩm được khách
hàng cảm nhận với giá trị V. Cách hiểu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn cách thức
công ty có được lợi thế cạnh tranh.
Thứ nhất, công ty sẽ cố gắng tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng, làm
cho họ có được sử thỏa mãn trên cả mong đợi của chính họ. Các công ty tìm mọi
cách để làm cho sản phẩm hấp dẫn hơn nhờ sự vượt trội về tính năng, thiết kế, mẫu
mã, chất lượng, dịch vụ sau bán hàng, …để khách hàng cảm nhận được giá trị V lớn
hơn và họ sẵn sàng trả giá P cao hơn cho sản phẩm của công ty.
Thứ hai, công ty có thể nâng cao hiệu quả các hoạt động của mình để giảm
chi phí C. Kết quả là biên lợi nhuận P - C tăng lên, hướng đến tăng lợi thế cạnh
tranh cho công ty. Như vậy, sự sáng tạo ra giá trị nổi trội so với các đối thủ cạnh
tranh chính là hạt nhân của lợi thế cạnh tranh.
Về bản chất, việc tạo ra giá trị vượt trội không nhất thiết đòi hỏi một công ty
phải có cấu trúc chi phí thấp nhất trong ngành hay phải tạo ra một sản phẩm có giá
trị lớn nhất trong tâm trí của khách hàng mà điều quan trọng là sự chênh lệch giữa
giá trị được nhận thức bởi khách hàng (V) và chi phí sản xuất của doanh nghiệp (C)
lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Porter, 1980 [56] đã chỉ ra chi phí thấp nhất và tạo sự khác biệt là hai chiến
lược cạnh tranh căn bản để tạo ra giá trị và giành lợi thế cạnh tranh của doanh




15

nghiệp. Theo Porter (1980), lợi thế cạnh tranh (theo đó là lợi nhuận cao hơn) đến
với các công ty nào có thể tạo ra giá trị vượt trội theo cách thức hướng đến việc
giảm chi phí kinh doanh và/hoặc tạo khác biệt sản phẩm vì thế khách hàng đánh giá
sản phẩm cao hơn và sẵn lòng trả giá tăng thêm [56].
Tổng hợp các quan điểm trên, có thể tóm tắt các điểm chung về lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp như sau:
- Lợi thế cạnh tranh được đánh giá từ nhận thức của khách hàng: lợi thế
cạnh tranh thể hiện nhận thức chung của khách hàng hoặc người sử dụng cuối cùng
về giá trị của sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp so với đối thủ cạnh
tranh. Sự nhận thức này có thể dựa trên các thông tin, dữ kiện và được phân tích
một cách lô-gic đối với khách hàng là các tổ chức khi mua sản phẩm công nghiệp
hoặc dựa trên các yếu tố cảm xúc đối với các khách hàng cá nhân khi mua sản phẩm
tiêu dùng, hoặc kết hợp cả hai.
- Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp luôn phải được so sánh với đối
thủ cạnh tranh: Thông thường, các đối thủ cạnh tranh này là những doanh nghiệp
hoạt động trong cùng một lĩnh vực và trên cùng một thị trường với doanh nghiệp.
- Đo lường lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp không thể sử dụng một
chỉ tiêu, mà đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu khác nhau, có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau. Các chỉ tiêu này so sánh lợi thế của doanh nghiệp với đối thủ
cạnh tranh ở các phương diện khác nhau: như giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ,
thời gian giao hàng, …
1.2.1.3 Lợi thế cạnh tranh bền vững
Lợi thế cạnh tranh bền vững (Sustained Competitive Advantages) cũng đã
được đề cập từ khá lâu bởi nhiều học giả. Alderson, 1965 [29] là một trong những
học giả đầu tiên phát hiện rằng doanh nghiệp cần tạo ra sự khác biệt để giúp cho
khách hàng phân biệt doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh.
Sau đó, Hamel và
Prahalad, 1989 [41] và Dickson, 1992 [38] đề cập đến việc các doanh nghiệp cần

×