Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BG GIA ĐÌNH TRONG CHỦ NGHĨA xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.38 KB, 16 trang )

gia đình trong chủ nghĩa xã hội
- Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hoá mới và con ngời mới.
- Chủ nghĩa xã hội khoa học đề cập tới gia đình nh một vấn đề lý luận,
thực tiễn không thể thiếu trong toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của
CNXH.
1. Mục đích, yêu cầu:
- Giúp ngời học hiểu rõ vị trí, chức năng của gia đình trong chủ nghĩa xã
hội.
- Có cơ sở quán triệt quan điểm, phơng hớng xây dựng gia đình xã hội
chủ nghĩa ở nớc ta hiện nay.
2. Nội dung
I. Vị trí, chức năng của gia đình trong chủ nghĩa xã hội
II. Phơng hớng, giải pháp xây dựng GĐ XHCN ở VN hiện nay
3. Thời gian lên lớp: 3 tiết
4. Phơng pháp: Thuyết trình, giảng giải, kết hợp với nêu vấn đề, hớng
dẫn nghiên cứu tài liệu và cử dụng các phơng tiện kỹ thuật khác.
5. Tài liệu
- Giáo trình CNXHKH, (Dùng cho đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội
bậc đại học), TCCT, Nxb QĐND, H, 2008, Tập 2, Chơng V, tr 63 -74.
- Giáo trình CNXHKH, (Bộ GDĐT), Nxb CTQG, H, 2008, Chơng 12, tr
245-267).
- Giáo trình CNXHKH, (Tổng cục Chính trị), Nxb QĐND, H, 1995, Tập
2, Chơng 22, tr 256-273).
- Cơng lĩnh ĐH Đảng VII, Văn kiện Đại hội Đảng X.
I. Vị trí, chức năng của gia đình trong chủ nghĩa
xã hội
1. Vị trí của gia đình trong chủ nghĩa xã hội
a - Khái niệm gia đình: Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội
đặc biệt đợc hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu trên cơ sở hôn nhân
và huyết thống.


C.Mác: Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con ngời bắt
đầu tạo ra những ngời khác, sinh sôi, nảy nở, đó là quan hệ giữa chồng và vợ,
cha mẹ và con cái, đó là gia đình
1
.
- Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt: Nó khác các hình
thức cộng đồng xã hội khác ở chỗ quan hệ hôn nhân và huyết thống là quan hệ
cơ bản, đặc trng bản chất nhất của sự hình thành, tồn tại và phát triển của gia
đình; các thành viên trong cộng đồng gia đình có mối quan hệ gắn bó mật thiết
với nhau trên cơ sở hôn nhân (chồng- vợ) và huyết thống (cha mẹ - con cái) mà
không một hình thức cộng đồng xã hội nào có thể có đợc.
- Các kiểu, loại gia đình trên thực tế:
+ Gia đình hạt nhân: Gồm bố, mẹ và các con.
+ Gia đình mở rộng: Gồm cha, mẹ, các con và ông bà, cô chú, bác
+ Gia đình khuyết: Chỉ có bố và con, hoặc mẹ và con
b. V trí của gia đình trong chủ nghĩa xã hội.
* Gia đình là tế bào của xã hội. Cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng cũng chỉ rõ: Gia đình là tế bào của
xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dỡng cả đời ngời, là môi trờng quan trọng giáo
dục nếp sống và hình thành nhân cách (CL Tr 15).
1
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr.41.
- Gia đình là đơn vị nhỏ nhất trong các hình thức cộng đồng xã hội.
+ Có quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn.
+ Quan hệ nuôi dỡng giữa các thành viên và thế hệ thành viên trong gia
đình, một môi trờng giáo dục- văn hoá (văn hoá gia đình và cộng đồng).
+ Gia đình còn là một tổ chức kinh tế - tiêu dùng.
+ Có cơ cấu thiết chế (có cơ chế và cách thức vận động riêng)
- Trong mối quan hệ gia đình và xã hội.
+ Trình độ phát triển của xã hội quyết định đến hình thức, tính chất,

kết cấu và quy mô gia đình. Trong mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội
sẽ có một kiểu gia đình tơng ứng. Xét toàn bộ lịch sử phát triển của xã hội loài
ngời đến nay đã xuất hiện các loại hình gia đình cơ bản: gia đình quần hôn;
gia đình đối ngẫu (cặp đôi) và gia đình một vợ một chồng.
Ph.Ăngghen: có ba hình thức hôn nhân chính, tơng ứng về đại thể với
ba giai đoạn phát triển chính của nhân loại. ở thời đại mông muội, có chế độ
quần hôn; ở thời đại dã man, có chế độ hôn nhân cặp đôi; ở thời đại văn minh, có
chế độ hôn nhân một vợ một chồng đợc bổ sung bằng tệ ngoại tình và nạn mại
dâm
1
.
. Gia đình quần hôn ra đời trong chế độ công xã nguyên thuỷ.
. Gia đình đối ngẫu (cặp đôi) xuất hiện ở vào giai đoạn cuối chế độ
công xã nguyên thuỷ và đầu chế độ chiếm hữu nô lệ. Trong gia đình đối
ngẫu, việc kết hôn đã thành từng cặp nhng đó mới chỉ là sự sàng lọc tự
nhiên, nên còn lỏng lẻo. Ngoài những ngời chồng chính và vợ chính ra, họ
còn vô số những ngời chồng, ngời vợ khác nữa. Theo đó, con cái sinh ra
mang dòng họ của ngời mẹ, hay còn gọi là chế độ mẫu hệ.
. Gia đình một vợ một chồng (cá thể, phụ hệ, phụ quyền) ra đời dới chế
độ t hữu và tồn tại đến ngày nay.
1
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 21, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr.117.
Trong chế độ t hữu, một vợ một chồng chỉ là hình thức và có ý nghĩa đối
với ngời vợ mà thôi.
Trong xã hội phong kiến, trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ
có một chồng. Trong xã hội t bản, ngời vợ trong gia đình t sản đợc xem nh
một thứ công cụ, một thứ đồ chơi trong tay giai cấp t sản.
Trong chủ nghĩa xã hội, gia đình một vợ một chồng mới dựa trên hôn
nhân tự nguyện, tự do tiến bộ và đợc bảo vệ bằng pháp luật.
. ở nớc ta hiện nay còn tồn tại các loại hình gia đình nh: Gia đình mẫu

hệ của ngời Gia Rai, Ê đê, Chu Ru, Ra Glai, Chăm, Cơ Ho với những chiếc
nhà dài điển hình. Tuy nhiên, các gia đình mẫu hệ này đang ở trong quá trình
giải thể, chuyển từ nhà dài sang nhà nhỏ cho một cặp vợ chồng và con cái; gia
đình từ chế độ mẫu hệ chuyển sang phụ hệ (dấu vết mẫu hệ đã mờ nhạt) nh
Khơ Mú, Xinh Mun, Vân Kiều, Ba Na Nh ng cũng có dân tộc, tàn d mẫu hệ
còn khá rõ nét nh Tà Ôi, Ca Tu
Gia đình phụ hệ của ngời Kinh, Tày, Nùng, Thái, HMông, Hoa, Khơ
Me ở những gia đình này, còn mang nặng quan hệ phong kiến - gia trởng.
+ Gia đình tác động tích cực đến tiến trình phát triển xã hội.
. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã
hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân
của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú
ý hạt nhân cho tốt (HCM, tập 9, Nxb CTQG, H, 1996, tr 523)
. Bất cứ chế độ xã hội nào, muốn tồn tại và phát triển đều phải cần đến
hai loại sản xuất: Sản xuất ra thức ăn, vật dụng, những công cụ cần thiết và sản
xuất ra con ngời để duy trì nòi giống và tái sản xuất lực lợng lao động. Gia đình
với chức năng tái tạo ra con ngời, tái tạo ra sức lao động đã tham gia ngay từ
đầu vào cả hai quá trình sản xuất đó.
* Gia đình là cầu nối giữa mọi thành viên trong gia đình và xã hội.
Phần lớn các thông tin về xã hội tác động đến con ngời thông qua gia
đình. Gia đình tiếp nhận mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y
tế của xã hội và chăm lo sự phát triển toàn diện của mỗi ng ời, giữ gìn sự yên
ấm, hạnh phúc của gia đình, góp phần ổn định phát triển bền vững của xã hội.
* Gia đình là tổ ấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho mỗi con ngời và là
nơi bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
- Từ thuở lọt lòng cho đến suốt cuộc đời, mỗi thành viên đợc nuôi dỡng,
chăm sóc để trở thành công dân của xã hội, lao động cống hiến và hởng thụ,
đóng góp cho XH trớc hết và chủ yếu thông qua gia đình và với gia đình.
+ Trong gia đình, cá nhân đợc đùm bọc và giáo dục, trẻ thơ có điều kiện
an toàn để khôn lớn, ngời già có nơi nơng tựa, ngời lao động đợc phục hồi sức

khoẻ và thoái mái về tinh thần.
+ Trong gia đình, hàng ngày diễn ra các quan hệ thiêng liêng, sâu đậm
giữa vợ- chồng, cha mẹ - con cái, anh - chị- em, những ngời đồng tâm, đồng
cảm, nâng đỡ nhau suốt cả cuộc đời.
- Chỉ khi nào đợc yên ấm trong gia đình và hữu ái trong xã hội, cá nhân
mới thực sự yên tâm lao động và làm việc sáng tạo. Ngợc lại, sự bất hạnh lớn
nhất của con ngời là lâm vào cảnh vô gia c, gia đình lục đục, tan vỡ, hoặc đói
nghèo, khốn quẫn.
- Gia đình còn là nơi bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức
tốt đẹp của dân tộc.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa ở nớc
ta hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải phát huy tốt mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu
cực ảnh hởng đến đời sống gia đình để xây dựng gia đình thực sự là tế bào lành
mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi con ngời.
2. Chức năng của gia đình trong chủ nghĩa xã hội
a. Chức năng tái sản xuất ra con ngời
* Vị trí: Là chức năng cơ bản, riêng có của gia đình. Chức năng này vừa
đáp ứng nhu cầu sinh con đẻ cái để duy trì nòi giống của từng gia đình, đồng
thời vừa cung cấp những lớp ngời mới, đảm bảo sự phát triển của xã hội.
* Biểu hiện:
- Việc sinh đẻ của mỗi gia đình không chỉ là việc riêng của từng gia
đình mà còn là một nội dung quan trọng của mỗi quốc gia và nhân loại.
+ Dới XH cũ: Việc thực hiện chức năng này còn mang tính tự phát (dới
chế độ PK việc sinh đẻ nhiều; dới chế độ t bản việc sinh đẻ ít đi)
+ Theo Báo phụ nữ, số 145, ra ngày 4-12-2006: Trên thế giới hiện nay
có khoảng 1,3 tỉ gia đình. Mỗi gia đình trung bình có 4,1 ngời. Nhiều ngời
nhất là gia đình ở IRắc và Manđivơ: 7,1 ngời/GĐ và ít ngời nhất là gia đình ở
Đan Mạch và Thuỵ Điển: 2,2 ngời/GĐ.
- Trong CNXH việc thực hiện chức năng này góp phần quan trọng
vào sự phát triển tiến bộ của xã hội.

+ ở nớc ta hiện nay, thực hiện chức năng này luôn mang tính tự giác
cao gắn với các chính sách phát triển kinh tế xã hội.
+ ĐH X đa ra chỉ tiêu phát triển KT là 7,5 8%/năm và phát triển
dân số là 1,14%/năm; tạo việc làm 8 tr lao động/5 năm. Pháp lệnh dân số
khuyến khích mỗi cặp vợ chồng có từ 1- 2 con là phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội của đất nớc và khả năng nuôi dạy của gia đình.
b. Chức năng giáo dục
* Vị trí: Đây là chức năng quan trọng không thể thiếu thể hiện tình
cảm, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình và yêu cầu của xã hội.
* Cơ sở: Sinh con và nuôi dạy con nên ngời là những hoạt động không
thể tách rời nhau trong gia đình.
Hồ Chí Minh: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà
nên.
* Nội dung:
- Giáo dục tri thức và kinh nghiệm, đạo đức và lối sống, nhân cách,
thẩm mỹ, ý thức cộng đồng
- Phơng pháp giáo dục trong gia đình rất đa dạng, song chủ yếu là ph-
ơng pháp nêu gơng, thuyết phục.
- Trong CNXH, với chức năng giáo dục, gia đình thực sự góp phần lớn
vào việc đào tạo thế hệ trẻ và xây dựng con ngời mới nói chung.
c. Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình.
* Vị trí: Đây là chức năng cơ bản đảm bảo sự phát triển tiến bộ của gia đình.
- Hoạt động kinh tế, hiểu theo nghĩa đầy đủ gồm có hoạt động sản xuất
kinh doanh và tổ chức đời sống gia đình là việc sắp xếp, bố trí khoa học các
hoạt động của các thành viên.
* Cơ sở: Thực hiện tốt chức năng kinh tế sẽ tạo ra tiền đề và cơ sở vật chất
vững chắc cho tổ chức đời sống của gia đình.
* Nội dung: Thực hiện chức năng này ở các chế độ xã hội không giống
nhau.
- Trong chế độ t hữu, chức năng kinh tế đóng vai trò là cơ sở cho các

chức năng khác của gia đình.
- Trong chủ nghĩa xã hội, việc thựchiện chức năng này luôn đặt trong
mối quan hệ biện chứng với các chức năng khác.
+ Trong thời kỳ quá độ lên CNXH còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế,
kinh tế cá nhân và tiểu chủ hoạt động phần lớn dới hình thức hộ gia đình, có
vai trò to lớn nhằm tăng thu nhập, làm giàu chính đáng, tạo nên điều kiện vật
chất để thúc đẩy các chức năng khác của gia đình, đồng thời góp phần vào
phát triển kinh tế - xã hội của đất nớc.
+ ở nớc ta: Có thời kỳ còn không thừa nhận chức năng này
Từ sau đổi mới đến nay việc thực hiện chức năng này đã đợc quan tâm,
chú trọng hơn; tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế nhất định
- Cùng với các hoạt động kinh tế, việc tổ chức đời sống của gia đình hớng
vào việc sắp xếp khoa học các công việc của gia đình và việc tiêu dùng, mua sắm
những sản phẩm phục vụ đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên gia đình
đảm bảo cho gia đình phát triển lành mạnh, tiến bộ.
d. Chức năng thoả mãn nhu cầu tâm, sinh lý cho các thành viên
* Vị trí: Là chức năng có tính văn hoá - xã hội, có vị trí quan trọng,
cùng các chức năng khác tạo khả năng xây dựng gia đình hạnh phúc.
* Cơ sở: Xuất phát từ nhu cầu tồn tại, phát triển của con ngời và mỗi gia đình.
* Nội dung:
- Nhiều vấn đề tâm- sinh lý thuộc giới tính, lứa tuổi, thế hệ cần đợc bộc
lộ và giải quyết trong phạm vi gia đình và giữa những ngời thân.
- Sự hiểu biết, cảm thông, chia sẻ và đáp ứng các nhu cầu tâm sinh lý
giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái nhằm tạo bầu không khí tinh thần ổn định,
vui vẻ, thoải mái trong gia đình, làm cho các thành viên sống lạc quan và tích
cực.
Nh vậy gia đình là một thiết chế đa chức năng. Trên đây là những chức
năng cơ bản nhất. Các chức năng của gia đình là một thể thống nhất không
tách rời nhau. Thông qua việc thực hiện những chức năng này mà gia đình tồn
tại và phát triển, đồng thời tác động chung đến sự tiến bộ của xã hội. Việc thực

hiện các chức năng là trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình, trong đó,
trớc hết phải kể đến vai trò của các bậc cha mẹ có vị trí đặc biệt quan trọng.
II. Phơng hớng, giải pháp chủ yếu xây dựng gia
đình XHCN ở nớc ta hiện nay
1. Phơng hớng xây dựng gia đình XHCN ở Việt Nam
- Cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
của Đảng ta xác định: Các chính sách của nhà nớc phải chú ý tới xây dựng
gia đình ấm no, hoà thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối
với mọi lớp ngời
1
.
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cũng khẳng
định: Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia
đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi con ngời. Phát
huy trách nhiệm của gia đình trong việc lu truyền những giá trị văn hoá dân
tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thực hiện tốt luật hôn nhân gia đình
1
.
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng
định: Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích
ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng
gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc thực sự là tổ ấm của mỗi ngời,
là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trờng quan trọng hình thành, nuôi d-
ỡng và giáo dục nhân cách con ngời, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền
thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc ( VK ĐHĐBTQ lần thứ X của ảng, Nxb CTQG, H, 2006, tr 103 - 104.)
1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất
bản Sự thật, Hà Nội 1991, tr.15.
1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội
1995, tr.112.
2. Những giải pháp xây dựng gia đình XHCN ở nớc ta hiện nay
a. Xây dựng gia đình mới XHCN phải trên cơ sở kế thừa những giá trị
truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam và tiếp thu những giá trị tiến bộ
của gia đình trên thế giới.
* Cơ sở:
- Xuất phát từ quy luật vận động, phát triển của SVHT.
- Những giá trị văn hoá, đạo đức của gia đình cũ vẫn còn nhiều yếu tố
phù hợp với công cuộc XD gia đình mới XHCN.
* Nội dung:
- Kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống
nh: Thủy chung, tình nghĩa; uống nớc nhớ nguồn; trẻ cậy cha, già cậy con;
kính trên nhờng dới; con cháu hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; lá lành đùm lá
rách Tất cả những giá trị tốt đẹp ấy vừa tạo nên sự cố kết trong gia đình vừa
đoàn kết tình làng nghĩa xóm - tình yêu gia đình gắn chặt với tình yêu dân tộc.
- Trong điều kiện nền KTTT hiện nay đang có sự chuyển đổi hệ giá trị
từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại nên phải có quan điểm chọn
lọc nhằm khắc phục, loại bỏ những giá trị không còn phù hợp của GĐ truyền
thống nh: Tính gia trởng, bất bình đẳng về giới, bất bình đẳng trong quan hệ
giữa các thế hệ; những nghi lễ tốn kém trong ma chay, cới hỏi; tính cục bộ
dòng họ, địa phơng
- Tiếp thu những tinh hoa tiến bộ của gia đình trên thế giới: Quan hệ dân
chủ, bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình; trình độ học vấn; lối ứng
xử; thực hiện vai trò của mỗi thành viên
+ Ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của hôn nhân và gia đình t sản nh:
Tính thực dụng trong tình yêu, quan hệ tình dục phóng đãng, tình trạng cặp
bồ, bạo lực trong gia đình, đèn nhà ai nhà ấy rạng
b. Thực hiện hôn nhân tự do, tiến bộ
* Vị trí: Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu để xây dựng gia đình mới

ở nớc ta hiện nay.
* Cơ sở: Vì, hôn nhân là tiền đề của gia đình, nó hớng vào giải quyết mối
quan hệ cơ bản nhất của gia đình (quan hệ chồng vợ) làm cơ sở để giải quyết
các mối quan hệ khác cũng nh việc thực hiện vai trò, chức năng của gia đình;
đồng thời đây còn là cơ sở bảo đảm xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.
* Biểu hiện:
- Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính: Tình yêu chân chính là quan
hệ tình cảm nảy sinh trong quá trình gặp gỡ, hiểu biết và thông cảm với nhau
giữa hai ngời nam và nữ. Trong quá trình đó, họ tìm thấy ở nhau những điểm t-
ơng đồng có thể bảo đảm cho việc xây dựng cuộc sống lứa đôi bền vững, hạnh
phúc. Từ đó, họ quyến luyến thơng yêu nhau và quyết tâm đi đến hôn nhân.
Tình yêu chân chính là cơ sở của hôn nhân tự do, tiến bộ.
- Hôn nhân tự do, tiến bộ đòi hỏi phải đợc bảo đảm về mặt pháp lý. Điều
đó không chỉ thể hiện trách nhiệm của hai ngời đối với việc kết hôn, với việc
xây dựng gia đình tơng lai của mình và trách nhiệm trớc xã hội, mà còn là yêu
cầu cần thiết bảo đảm cho việc xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, ngăn
chặn những kẻ xấu lợi dụng, làm hại những ngời nhẹ dạ cả tin, phá vỡ cuộc
sống hạnh phúc của ngời khác.
- Thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
+ Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng phù hợp với quy luật
phát triển của tự nhiên, của xã hội, với tâm lý tình cảm và đạo đức con ngời,
đồng thời là cơ sở bảo đảm xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.
Ph.Ăngghen: Bản chất của nó, tình yêu là không thể chia sẻ đ ợc,
mặc dù trong thời đại chúng ta, cái tính không chia sẻ đợc ấy chỉ đợc thực hiện
triệt để về phía ngời đàn bà mà thôi. Cho nên, hôn nhân dựa trên tình yêu giữa
nam và nữ do ngay bản chất của nó là hôn nhân một vợ một chồng
1
.
+ Để thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng,
trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là ở thời kỳ quá độ, chúng ta cần phải

kiên quyết đấu tranh loại bỏ những tàn d t tởng lạc hậu của chế độ hôn nhân và
gia đình phong kiến, ngăn chặn những biểu hiện thực dụng của hôn nhân và gia
đình t sản cùng các hiện tợng tiêu cực khác trong đạo đức và lối sống.
- Hôn nhân tự do, tiến bộ còn bao hàm cả quyền tự do kết hôn và ly hôn
khi có những lý do chính đáng. Tuy nhiên, trong ly hôn cần có sự quan tâm hơn
của pháp lý, của đoàn thể xã hội, cộng đồng làng xóm, dân phố đặc biệt đối
với ngời phụ nữ.
c. Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình
* Vị trí: Đây là giải pháp quan trọng trong xây dựng gia đình.
* Cơ sở: Xây dựng các mối quan hệ trong gia đình thực sự bình đẳng
trực tiếp góp phần xây dựng gia đình văn hoá, bảo đảm cho gia đình thực hiện
tốt vai trò, chức năng.
* Nội dung:
- Về quan hệ vợ- chồng: Đây là quan hệ cơ bản và có ý nghĩa quyết định
nhất đến hạnh phúc gia đình và chi phối các mối quan hệ khác.
Trong gia đình, vợ- chồng phải thực sự bình đẳng, thơng yêu, tôn trọng
nhau; có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong đời sống gia
đình; có quyền tự do lựa chọn những vấn đề riêng chính đáng nh nghề nghiệp,
tham gia hoạt động xã hội .
- Quan hệ cha mẹ với các con, quan hệ giữa các con với nhau: Tất cả
những mối quan hệ ấy đều phải dựa trên cơ sở dân chủ, bình đẳng, thơng yêu,
có trách nhiệm cùng chia sẻ, gánh vác công việc của các thành viên để thực
hiện các chức năng cơ bản của gia đình và nghĩa vụ xã hội.
1
C.Mác & Ph.Ăngghen, toàn tập, tập 21, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr.127.
- Quan hệ với ông, bà, cô, chú, bác: Tất cả các mối quan hệ ấy phải đợc
xây dựng trên cơ sở của sự tôn trọng, hiếu thảo, thơng yêu, giúp đỡ nhau trong
cuộc sống cũng nh lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nớc ta hiện nay, về cơ bản
các mối quan hệ của gia đình vẫn đang đợc duy trì theo những giá trị tốt đẹp

của gia đình truyền thống, kết hợp với những giá trị tiến bộ của gia đình hiện
đại, bảo đảm cho gia đình là tổ ấm của các thành viên.
+ Bên cạnh đó, còn tồn tại và nảy sinh những biểu hiện thiếu lành mạnh
trong các mối quan hệ của gia đình nh:
. Trong quan hệ vợ- chồng, một số gia đình có biểu hiện bất bình đẳng,
tình trạng bạo lực còn xảy ra ở nhiều nơi; sự thiếu chung thuỷ, cảnh mua bán
dâm, cặp bồ bịch .
. Trong quan hệ cha mẹ - con cái, do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn
đến một bộ phận gia đình thiếu quan tâm nuôi dạy con cái, để cho các con học
hành không đến nơi đến chốn, chạy theo lối sống gấp buông thả, rơi vào cạm
bẫy của tệ nạn xã hội
. Quan hệ giữa các anh chị - em ở một số gia đình trở nên lạnh nhạt,
kèn cựa, ghen tị, thậm chí xô xát nhau vì tranh giành của cải.
. Quan hệ giữa ông bà, con cháu, bên cạnh những mặt tốt đang đợc gìn
giữ và phát huy thì do sự giải thể của gia đình truyền thống và sự tác động tiêu
cực của kinh tế thị trờng, ở một bộ phận gia đình xuất hiện tình trạng con cháu
thờ ơ, thiếu quan tâm đến ông bà cả vật chất và tinh thần làm cho cuộc sống
của họ càng thêm buồn tủi.
+ Thực tiễn đó đã đòi hỏi việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong
gia đình là yêu cầu bức thiết.
d. Không ngừng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các thành viên
* Vị trí: Đây là giải pháp quan trọng, tạo cơ sở vật chất, tinh thần cho gia đình
phát triển lành mạnh.
* Cơ sở:
- Sự phát triển của gia đình bao giờ cũng gắn liền với những điều kiện
kinh tế- xã hội và do điều kiện kinh tế- xã hội quy định.
- Sự no ấm về đời sống vật chất, lành mạnh và phong phú về đời sống
văn hoá tinh thần là những tiền đề vững chắc bảo đảm cho sự phát triển về thể
chất, trí tuệ, đạo đức của các thành viên gia đình, đồng thời góp phần thiết thực
vào việc chuẩn bị nguồn lực con ngời và phát huy nguồn lực con ngời cho sự

phát triển nhanh và bền vững của đất nớc.
* Nội dung: Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các thành
viên gia đình có nội dung toàn diện; trong đó phải bảo đảm cho các gia
đình có đời sống vật chất ngày càng no đủ; nơi ở và làm việc, nghỉ ngơi
khang trang sạch đẹp; phơng tiện đi lại thuận tiện cho học tập, công tác,
sinh hoạt và giải quyết các mối quan hệ xã hội.
Bên cạnh đó, phải xây dựng đời sống tinh thần ngày càng phong
phú dựa trên nền tảng vật chất kỹ thuật hiện đại, phù hợp với khả năng
lao động cống hiến của mỗi gia đình và từng thành viên phù hợp với sự
triển của xã hội.
- ở nớc ta hiện nay, một bộ phận gia đình thuộc các dân tộc thiểu
số, vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến có khoảng cách khá lớn về thu
nhập và đời sống so với tốc độ phát triển chung của cả nớc, nhất là vùng đô thị,
các trung tâm kinh tế, chính trị. Vì vậy, Đảng và Nhà nớc cần có chính sách u
tiên phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội nhằm nâng dần thu nhập, mức sống,
chất lợng sống, xoá đói, giảm nghèo tiến tới xoá nghèo cho các gia đình ở
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
e. Xây dựng gia đình gắn chặt với xây dựng khu tập thể dân c, làng, bản
văn hoá
* Vị trí: Đây là gải pháp quan trọng nhằm tạo môi trờng lành mạnh cho
sự phát triển của gia đình.
* Cơ sở: Đoàn kết, thơng yêu, đùm bọc, tơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau là
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, của con ngời Việt Nam và gia
đình truyền thống Việt Nam.
* Nội dung:
- Xây dựng khu tập thể dân c, làng, bản theo những tiêu chuẩn văn
hoá mới.
- Xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở làng, xã, thúc đẩy phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội của cả cộng đồng, góp phần giữ vững ổn định

chính trị, an ninh, trật tự xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội và hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch.
Trên đây là những phơng hớng và giải pháp chủ yếu xây dựng gia đình
trong chế độ xã hội chủ nghĩa ở nớc ta hiện nay. Tuy mỗi phơng hớng, giải
pháp có vị trí, vai trò và nội dung riêng, song giữa chúng có mối quan hệ biện
chứng với nhau, là tiền đề, điều kiện của nhau và cùng thúc đẩy xây dựng gia
đình mới, đem lại hạnh phúc cho các thành viên gia đình, đồng thời góp phần
vào sự phát triển ổn định bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa.
* Liên hệ quân đội
- Quân đội ta là quân đội của dân, do dân và vì dân, mọi cán bộ, chiến sĩ
quân đội đều là con em ruột thịt của nhân dân, những ngời chồng, ngời cha,
ngời con của các gia đình. Vì vậy, quân đội có vai trò quan trọng đối với việc
xây dựng gia đình xã hội xã hội chủ nghĩa ở nớc ta hiện nay.
- Quan tâm, chăm lo xây dựng gia đình các quân nhân theo tiêu chuẩn
gia đình văn hoá mới.
- Quân đội là con em của các gia đình, làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận
động gia đình mình và các gia đình khác thực hiện đờng lối, chủ trơng của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nớc, góp phần xây dựng hậu phơng
quân đội vững chắc, để cán bộ, chiến sĩ quân đội yên tâm công tác, thực hiện
thắng lợi mọi nhiệm vụ đợc Đảng, Nhà nớc, nhân dân, quân đội giao phó.
- Quân đội còn giúp các địa phơng và gia đình trên địa bàn đóng quân
sản xuất phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo; xây dựng cơ sở chính trị; xây
dựng khu tập thể dân c, làng bản và gia đình văn hoá; giữ vững ổn định chính
trị, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh bảo vệ tính mạng,
tài sản, cuộc sống yên bình của các gia đình. Bằng những việc làm thiết thực,
cán bộ, chiến sĩ quân đội góp phần quan trọng củng cố mối quan hệ máu thịt
với nhân dân, thực hiện quân với dân là một ý chí.
- Kiên quyết đấu tranh chống những hành vi tiêu cực, lạc hậuẩtong xây
dựng gia đình cả trong và ngoài quân đội.
Kết luận bài

- Gia đình luôn có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của tiến
bộ xã hội.
- ở nớc ta, vấn đề xây dựng gia đình mới luôn có ý nghĩa rất quan trọng
và cấp bách hiện nay.
- Thấy rõ vai trò Quân đội và mỗi chính trị viên trong xây dựng gia đình
mới ở nớc ta hiện nay.
Vấn đề nghiên cứu
1. Phân tích vị trí, chức năng của gia đình trong chủ nghĩa xã hội ?
2. Phân tích phơng hớng, biện pháp xây dựng gia đình mới ở nớc ta hiện
nay ?

×