Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

DỰ án đầu tư NHÀ máy sản XUẤT, GIA CÔNG DA THUỘC g5 TNT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.83 KB, 18 trang )

***Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, gia công da thuộc G5 TNT ***
DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY SẢN XUẤT, GIA CÔNG DA
THUỘC G5 TNT
I. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP:
1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp:
- Tên đơn vị: Công ty TNHH G5 TNT.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 100% vốn đầu tư nước ngoài.
- Địa chỉ : Lô D6-CN & D7-CN đường 5, KCN Tuấn Phương, huyện Bình Giang,
tỉnh Hải Dương.
- Điện thoại : 0320.3.567.191
- Fax: 0320.3.567.192
- Giấy phép đầu tư số: 270/GP-KCN-BD ngày 23/09/2008 của Ban quản lý khu
công nghiệp Hải Dương.
- Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, gia công các loại da đã thuộc và da tổng hợp
xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
- Giấy đăng ký mã số thuế và mã số doanh nghiệp XNK số: 3700597813 ngày
23/09/2008.
- Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu số 1682/ĐKMD cấp ngày 07/10/2008.
- Vốn đầu tư đăng ký: 15.000.000,00 USD
- Vốn pháp định: 6.000.000,00 USD
- Tài khoản giao dịch tại VCB Hải Dương: USD: 032.1.37.0109034
VND: 032.100.0109042
- Danh sách Hội đồng quản trị:
Họ tên Năm sinh Quốc tịch Chức danh
Bài tập nhóm 5 GeMBA01.03 1 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
***Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, gia công da thuộc G5 TNT ***
Khổng Đức Thiện 1978 Trung Quốc Chủ tịch HĐQT
Phùng Thị Tuyết Mai 1982 Việt Nam Thành viên HĐQT
Phùng Quang Ẩn 1975 Việt Nam Thành viên HĐQT
- Danh sách Ban giám đốc
Họ tên Năm sinh Quốc tịch Chức danh


Trần Thanh Hùng 1980 Việt Nam Tổng giám đốc
Nguyễn Anh Tuấn 1975 Việt Nam Phó Tổng giám đốc
Kế toán trưởng: Nguyễn Lưu Phương
Tổng số nhân viên sau khi Dự án đi vào hoạt động ổn định dự kiến là 530 người.
2.Tình hình Hoạt động của Công ty:
a) Tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Do mới thành lập, Công ty đang trong giai đoạn góp vốn, xây dựng cơ bản, mua
sắm máy móc thiết bị, do đó công ty chưa có báo cáo tài chính.
- Tiến độ góp vốn cho Dự án: Cho đến nay, Công ty đã thực hiện góp vốn 3 lần,
với giá trị góp vốn là 1.087.258 USD.
- Những công việc công ty đã thực hiện cho đến nay bao gồm:
+) Ký Hợp đồng nguyên tắc thuê đất và các loại phí, trong đó giá trị phần thuê đất
là 1.110.595 USD.
+) Ký Hợp đồng thi công công trình Dự án (giai đoạn 1), giá trị 23,97 tỷ đồng.
Hiện nay, đơn vị thi công đang tiến hành xây dựng nhà xưởng, bao gồm xưởng
thuộc da, nhuộm da , xử lý nước thải và nhà văn Nhóm 5.
+) Công ty đã mở L/C nhập khẩu máy móc tại Chi nhánh với giá trị 600.000 USD.
b)Một số thông tin về Chủ đầu tư, Công ty KING POWER HOLDING Ltd.
Chủ đầu tư thành lập Công ty là Công ty King Power Holding Ltd, thành lập ngày
17/02/2004 tại Cộng hoà Mauritius với người đại diện được uỷ quyền là ông
Khổng Đức Thiện, quốc tịch và hộ chiếu Trung Quốc. Công ty King Power
Holding Ltd được thành lập để đầu tư cho Dự án tại Việt Nam. Các thành viên của
Hội đồng quản trị của Công ty King Power Holding Ltd cũng chính là những
người đã góp vốn thành lập Công ty TNHH Young Tannery, một công ty Trung
Bài tập nhóm 5 GeMBA01.03 2 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
***Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, gia công da thuộc G5 TNT ***
Quốc, có khá nhiều kinh nghiệm trong ngành sản xuất kinh doanh các sản phẩm da
thuộc, và là nhà cung cấp nguyên liệu cho hãng sản xuất da giầy nổi tiếng Nike.
Công ty TNHH Young Tannery sẽ hỗ trợ việc tìm nhà cung cấp nguyên liệu đầu
vào và tiêu thụ sản phẩm cho Dự án sau khi đưa vào hoạt động. Theo những thông

tin có được, năng lực của Công ty TNHH Young Tannery, tóm lược như sau :
- Thành lập năm 1986, tại Trung Quốc, với sản lượng tiêu thụ hàng năm là 2,4
triệu feet
2
da thuộc, sản phẩm chủ đạo là da bò.
- Năm 1990, sản lượng hàng năm của công ty đạt 6.000.000 sf.
- Năm 1998, thành lập Công ty Lian Tannery tại Quảng Đông, Trung Quốc,
thành lập phòng thí nghiệm QC, được tập đoàn Nike công nhận.
- Năm 1999, chuyển nhà máy về Nam Ninh với diện tích được mở rộng lên
13.200 m
2
.
- Năm 2001, đầu tư thêm máy móc thiết bị, nâng sản lượng tiêu thụ hàng năm
lên 18.000.000 sf.
- Năm 2003, doanh thu đạt 668.195.604 Tệ (khoảng 21,5 triệu USD). Thành lập
trung tâm R&D, được cấp chứng nhận ISO9001 : 2000. Công ty có tên trong danh
sách Hiệp hội các nhà sản xuất giày dép Trung Quốc (TFMA) với tư cách là nhà
cung cấp các sản phẩm công nghiệp.
- Năm 2004, sản lượng tiêu thụ đạt 36.000.000 sf/năm, doanh thu 705.171.869
Tệ (khoảng 23,5 triệu USD) ; được uỷ ban quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trung Quốc (SMEs) tuyên dương là một trong 17 doanh nghhiệp có thành tích
xuất khẩu cao, khả năng quản lý và chiến lược hoạt động tốt.
Nhận xét : Những thông tin trên cho thấy rằng các thành viên góp vốn của Công
ty TNHH G5 TNT đồng thời cũng là các thành viên góp vốn của các công ty
TNHH Young Tannery, Lian Tannery chuyên sản xuất các mặt hàng da thuộc. Do
vậy, Dự án có những thuận lợi rất lớn vì các nhà đầu tư cho Dự án là những
người đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, sản xuất và kinh doanh các
sản phẩm da. Hơn thế nữa, Dự án còn có thể nhận được những hỗ trợ cần thiết
Bài tập nhóm 5 GeMBA01.03 3 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
***Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, gia công da thuộc G5 TNT ***

khác của các công ty tại Trung Quốc về các mặt: nhân lực có kinh nghiệm,
nguyên liệu đầu vào, thị trường đầu ra…
3. Quan hệ với các Tổ chức tín dụng:
Công ty hiện mới thành lập và đang mở tài khoản giao dịch tiền VND và USD tại
Chi nhánh NHNT Hải Dương. Công ty chưa có quan hệ tín dụng với các tổ chức
tín dụng nào. Theo kế hoạch, các khoản vay cho Dự án (bao gồm vay trung dài
hạn và vay vốn lưu động) sẽ được thực hiện với Chi nhánh NHNT Hải Dương.
II. DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY SẢN XUẤT, GIA CÔNG DA THUỘC G5
TNT
1. Nội dung cơ bản của Dự án:
Trên cơ sở Báo cáo nghiên cứu khả thi, các nội dung cơ bản của Dự án được
tóm lược như sau:
- Tên dự án: Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, gia công da thuộc G5 TNT;
- Công suất thiết kế: 15.000.000 sf/năm
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH G5 TNT;
- Tổng số vốn đầu tư: 12.500.000 USD, bao gồm 10.200.000 USD vốn cố định và
2.300.000 USD vốn lưu động;
- Địa điểm: D6-CN & D7-CN, đường D1 khu công nghiệp Tuấn Phương, huyện
Bình Giang, Hải Dương;
2. Cơ sở pháp lý của Dự án:
Bộ hồ sơ thẩm định kèm theo Tờ trình Tổng giám đốc NHNT VN của Chi nhánh
gửi bao gồm các giấy tờ sau:
STT Tên văn bản Ngày Quy cách
1
Biên bản họp HĐTD Chi nhánh NHNT Hải
Dương số 10/BB-HĐTD
05/05/200
5
Bản chính
2

Tờ trình số 369/TT-NHNTBD.TDBL gửi Tổng
giám đốc NHNT Việt Nam
05/05/200
5
Bản chính
Bài tập nhóm 5 GeMBA01.03 4 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
***Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, gia công da thuộc G5 TNT ***
2 Tờ trình thẩm định Dự án kèm Bảng tính
27/04/200
5
Bản sao
3 Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ
18/02/200
5
Bản sao
4 Báo cáo nghiên cứu khả thi cho Dự án 19/02/2005 Bản sao
5 Hợp đồng nguyên tắc thuê đất
15/07/200
5
Bản sao
6
Hợp đồng kinh tế xây dựng nhà xưởng số
01/HĐKT/2004
05/11/200
4
Bản sao
7
Chứng từ góp vốn + giấy chuyển nộp tiền thuê
đất
Bản sao

8
Chứng từ thanh toán chi phí xây dựng cơ bản
(các giấy uỷ nhiệm chi)
Bản sao
Biên bản họp Hội đồng quản trị Công ty v/v vay
vốn tại NHNT
Bản sao
Quyết định của Tổng giám đốc Công ty v/v đầu
tư Dự án
Bản sao
Giấy phép đầu tư số 270/GP-KCN-BD do Ban
quản lý khu CN Hải Dương cấp
23/09/2004 Bản sao
Điều lệ Công ty Bản sao
Xác nhận số 197/XN-BQL của BQL khu CN Hải
Dương về danh sách HĐQT và Ban giám đốc
Công ty
21/10/200
4
Bản sao
Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế và mã số
doanh nghiệp XNK
22/10/200
4
Bản sao
Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu số
1682/ĐKMD
07/10/200
4
Bản sao

Biên bản họp HĐQT v/v bổ nhiệm Tổng giám
đốc
10/10/200
4
Bản sao
Hồ sơ xin cấp phép đầu tư có liên quan
Hộ chiếu của ông Tổng giám đốc Công ty và phó Bản sao
Bài tập nhóm 5 GeMBA01.03 5 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
***Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, gia công da thuộc G5 TNT ***
Tổng giám đốc Công ty
Một số tài liệu tham khảo về thị trường nguyên
liệu và thành phẩm ngành da, các đối tác của
Công ty
Bản sao
Nhận xét: Như vậy, trên quan điểm tái thẩm định Dự án, bộ hồ sơ tương đối đầy
đủ, yêu cầu Công ty cung cấp những giấy tờ còn thiếu trước khi ký Hợp đồng tín
dụng và giải ngân khoản vay, theo quy định hiện hành. Các giấy tờ chính còn thiếu
bao gồm:
- Hợp đồng thuê lại đất, quyết định cho thuê lại đất và Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
- Hồ sơ tổng dự toán công trình, bản vẽ thiết kế, Giấy phép xây dựng.
- Giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, PCCC.
- Các hợp đồng, hoá đơn xây dựng, mua bán máy móc thiết bị…
3. Sự cần thiết đầu tư dự án

Có thể nhận thấy sự cần thiết phải đầu tư Dự án được dựa trên những căn cứ chính
sau:
- Nhu cầu thị trường về nguyên liệu cho ngành da giầy hiện nay tất lớn, bao gồm
cả thị trường thế giới và thị trường trong nước. Đặc biệt, thị trường nguyên liệu
ngành da giày trong nước hiện nay phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu nhập khẩu.

- Trong kế hoạch và xu thế phát triển ngành da giầy trong nước, việc phát triển
nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước là hết sức cần thiết.
- Xu thế chuyển giao đầu tư các nhà máy sản xuất nguyên liệu da giầy và da giầy
thành phẩm từ các nước công nghiệp, công nghiệp mới sang các nước đăng phát
triển đã cho phép các nước như Việt Nam, Trung Quốc… là địa điểm phù hợp cho
việc đầu tư.
- Môi trường kinh tế, xã hội của Việt Nam nói chung và của Hải Dương nói
riêng rất thuận lợi, thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Bài tập nhóm 5 GeMBA01.03 6 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
***Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, gia công da thuộc G5 TNT ***
- Các kết quả tính toán cho thấy Dự án có hiệu quả về kinh tế. Thêm vào đó, Dự
án sau khi đi vào hoạt động sẽ tạo được khoảng trên 500 việc làm cho người lao
động, đồng thời đóng góp nguồn ngân sách của địa phương.
Nhận xét: Việc đầu tư cho Dự án có nhiều điểm thuận lợi, có hiệu quả kinh tế và
xã hội. Việc đầu tư cho Dự án là cần thiết.
4. Thị trường đầu ra của dự án (Nghiên cứu thị trường)

a. Sản phẩm Dự án và khách hàng mục tiêu:
Sản phẩm của Dự án là da thuộc thành phẩm, đa dạng về chủng loại để đáp ứng
cho việc sản xuất các sản phẩm giầy dép, may mặc thời trang, trang trí nội thất…
Các sản phẩm Dự án nhìn chung được phân vào 4 nhóm sau:
- Nubuck: Sử dụng để sản xuất giày thể thao, các loại giày thông thường và giày
thời trang cho nữ giới.
- Da mềm: Sử dụng để sản xuất các mặt hàng da như giày thể thao, giày cho nữ
giới, trẻ em, túi xách, ví…
- Nappa: Đặc tính và công dụng giống như da mềm, nhưng sản phẩm này dày hơn
- Da bò: Dùng để sản xuất các mặt hàng giày thể thao, túi xách, thắt lưng, bao
ghế…
Khách hàng mục tiêu của Dự án là các công ty của Đài Loan, Trung Quốc, Hàn
Quốc…hiện đang có các công ty con hoặc công ty gia công da giày tại Việt Nam.

Đây là hình thức xuất khẩu tại chỗ, trong đó hợp đồng bán ký với các công ty nước
ngoài, nhưng giao hàng cho các công ty được chỉ định trong nước. Thị trường này
sẽ chiếm khoảng 80% sản lượng tiêu thụ. Các công ty trong nước khác dự kiến sẽ
tiêu thụ 20% sản lượng tiêu thụ.
Như đã đề cập ở trên, quá trình thâm nhập, tham gia và mở rộng thị trường của
Công ty sẽ có những yếu tố khá thuận lợi bởi hiện nay, Công ty Yng Hsing
Tannery ở Đài Loan đang cung ứng khoảng gần 50% sản lượng tiêu thụ
36.000.000 sf/năm thông qua nhà cung cấp nguyên liệu gia công chuyên nghiệp
cho các hãng giày nổi tiếng Nike, Adidas, Puma là PACCESS… Hiện có khoảng
Bài tập nhóm 5 GeMBA01.03 7 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
***Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, gia công da thuộc G5 TNT ***
20 các công ty gia công ở Việt Nam, trong đó chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía
nam, nhập khẩu nguyên liệu của Công ty Young Tannery ở Trung Quốc thông qua
PACCESS .
Công ty đã thực hiện nghiên cứu thị trường khá cụ thể, trong đó xác định những
khách hàng tiểm năng và những đối thủ cạnh tranh của mình tại thị trường các
tỉnh phía nam (tuy nhiên bản nghiên cứu thị trường này bằng tiếng Hoa, hiện
chưa được dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt). Vì vậy, Công ty chưa thể cung
cấp chi tiết những thông tin này.
b. Tình hình ngành da giầy Việt Nam và thế giới.
Có thể nhận thấy đầu ra của Dự án sẽ phụ thuộc lớn vào nhu cầu thị trường da
giầy, nhu cầu các mặt hàng trang trí nội thất bọc da và các sản phẩm từ da thuộc
khác.
Ngành da giầy Việt Nam những năm qua luôn có tốc độ tăng trưởng khá lớn về
kim ngạch xuất khẩu và phát triển thị trường. Việt Nam được xếp hạng là một
trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường quốc tế hiện nay về da giày (xếp
thứ 4 về xuất khẩu giày dép), riêng ở thị trường EU, Việt Nam xếp thứ hai sau
Trung Quốc.
Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình
hàng năm 16%, đạt 3,96 tỉ USD năm 2007, đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu

khí. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại năm 2008 đạt 4,7 tỉ USD. Dự báo đến
năm 2010, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ngành da giày Việt Nam sẽ đạt 6,2
tỉ USD.
Trên bình diện quốc tế, có thể nhận xét EU, Mỹ là hai thị trường tiêu thụ mạnh
nhất các mặt hàng da giầy. Trong đó, thị trường Mỹ mỗi năm chi tiêu hơn 35 tỷ
USD cho giày dép, nhập khẩu hơn 1,7 tỷ đôi, EU chi tiêu hơn 6 tỷ USD, tiêu thụ
hơn 2 tỷ đôi. ở cả hai thị trường này, Việt Nam đang có những bước tiến quan
trọng, trong đó đứng thứ 5 ở Mỹ (2% giá trị nhập khẩu) và thứ 2 ở EU (16,4% thị
phần).
Bài tập nhóm 5 GeMBA01.03 8 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
***Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, gia công da thuộc G5 TNT ***
Nhu cầu da thuộc trong dài hạn có xu hướng gia tăng. Nhu cầu da thuộc thế giới
năm 1998 là 16 tỷ sf, năm 2005 là 17 tỷ sf và 2010 dự kiến là 20 tỷ sf. Nhu cầu da
thuộc trong nước có xu hướng tăng rõ nét với mức năm 1998 là 60 triệu sf, năm
2005 sẽ là 80 triệu sf và năm 2010 ước đạt 100 triệu sf.
Hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam còn có nhiều thuận lợi,
trong đó việc EU tiếp tục cho hàng hoá xuất khẩu Việt Nam hưởng quy chế ưu đãi
thuế quan phổ cập (GSP) giai đoạn 2006-2010 với khoảng 73-75% giá trị xuất
khẩu mặt hàng da giầy sẽ tạo cơ hội cho ngành phát triển, dự báo kim ngạch xuất
khẩu giày dép của Việt Nam sẽ tiếp tục tốc độ tăng trên 10% mỗi năm, từ 4,7 tỷ
USD năm 2008 lên 6,2 tỉ USD năm 2010 Thị trường tiêu thụ mặt hàng da giầy
thuận lợi là yếu tố quan trọng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng da
thuộc thành phẩm, sản phẩm đầu ra của Dự án.
c. Khả năng cạnh tranh:
Theo các số liệu của Hiệp hội da giầy Việt Nam, lĩnh vực sản xuất kinh doanh da
giầy hiện có khoảng 228 doanh nghiệp trong nước, 128 doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài, trong đó có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất da thuộc. Những
doanh nghiệp sản xuất da thuộc này chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nguồn
nguyên liệu đầu vào, phần lớn trong số đó là các doanh nghiệp nhỏ, sản xuất thủ
công, do vậy, chất lượng sản phẩm không cao. Sản phẩm của Dự án thuộc phân

đoạn thị trường sản phẩm cao cấp để cung ứng cho các hãng sản xuất giầy nổi
tiếng, do vậy không chịu áp lực lớn từ hầu hết các doanh nghiệp sản xuất da thuôc
này. Một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng sản phẩm ổn định
như: công ty TNHH Deawon VN chuyên sản xuất da PU tổng hợp, nhà máy da
thuộc Hào Dương, Công ty TNHH Green Tech Việt Nam chuyên sản xuất da PU
tổng hợp và da Crust, Suede cùng một số công ty TNHH thuộc da khác sẽ là
những đối thủ cạnh tranh chủ yếu.
Đối với da thuộc nhập khẩu, nguồn nhập chủ yếu từ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Anh… thường có giá bán cao hơn mức giá Dự án đưa ra. Giá bán trong các
đơn đặt hàng mà PACCESS cung cấp cho các công ty Việt Nam vào khoảng từ
Bài tập nhóm 5 GeMBA01.03 9 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
***Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, gia công da thuộc G5 TNT ***
1,63-1,85 USD/sf, cao hơn mức giá giả định tính toán của Dự án là từ 1,17-1,67
USD/sf. Với lợi thế đặt tại Việt Nam, chi phí sản xuất rẻ và những ưu đãi đầu tư,
sản phẩm của Dự án có khả năng cạnh tranh tốt so với các sản phẩm da thuộc nhập
khẩu.
Nhận xét: Với môi truờng kinh tế ổn định, các chính sách ưu đãi và tiềm năng
ngành sản xuất, kinh doanh da giầy của Việt Nam, Dự án có nhiều điều kiện thuận
lợi thực hiện, sản phẩm của Dự án có khả năng cạnh tranh cao.
5. Các yếu tố đầu vào cơ bản của dự án

a. Nguồn cung ứng nguyên liệu:
Để đảm bảo chất lượng cao của sản phẩm đầu ra, nguyên liệu đầu vào là da sống
nhập khẩu chất lượng cao. Theo dự kiến, nguồn nguyên liệu này được nhập khẩu
từ Hoa Kỳ, ĐàI Loan, Trung Quốc, Newzealand, Italia, Indonexia, Braxin… đủ
đáp ứng cho nhu cầu hoạt động ổn định của Dự án, đảm bảo sản lượng hàng năm
15.000.000 sf.
Với những kinh nghiệm và quan hệ đã có của các công ty tại Đài Loan và Trung
Quốc, Công ty có khả năng đảm bảo được nguồn nguyên liệu da sống nhập khẩu.
Trong thời gian đầu, Công ty có thể nhập khẩu nguồn nguyên liệu của các công ty

hiện đang cung ứng cho nhà máy tại Đài Loan như National By-products (Mỹ),
Argolanda BV (Hà Lan), A.I. Topper and Co.PYT.Ltd (Úc)…
Các nguyên liệu khác và định mức tiêu hao nguyên liệu được trình bày chi tiết
trong bảng số 03 - Chi tiết các khoản mục chi phí.
b. Nguồn cung cấp điện, nước:
Nằm trong khu công nghiệp Tuấn Phương, nguồn cung cấp điện nước cho Dự án
sẽ được đảm bảo, trong đó: nước được cung cấp bởi hệ thống cấp thoát nước của
khu công nghiệp; điện được cung cấp bởi lưới điện quốc gia thông qua trạm biến
thế công suất 3.000 KWh.
Bài tập nhóm 5 GeMBA01.03 10 TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
***Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, gia công da thuộc G5 TNT ***
c. Nguồn cung cấp lao động:
Dự án, sau khi đi vào sản xuất ổn định sẽ cần khoảng 530 lao động, gồm lao động
trực tiếp và gián tiếp. Một số lao động gián tiếp, lao động cần có tay nghề và trình
độ cao, Công ty sẽ cử đi học tập và đào tạo tại Trung Quốc. Những lao động phổ
thông sẽ chủ yếu là lao động trong khu vực. Do nằm trong khu vực kinh tế trọng
điểm phía Nam, Dự án sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc tuyển dụng từ
nguồn lao động dồi dào tại khu vực, với chi phí tương đối rẻ.
d. Vấn đề môi trường và an toàn lao động, Nhóm 5 cháy chữa cháy.
Ngành sản xuất da thuộc là ngành nghề dễ gây ô nhiễm môi trường. Hiểu được
điều này, Công ty đã có ý thức trong việc tự nguyện đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi
trường, an toàn lao động và Nhóm 5 cháy chữa cháy. Báo cáo nghiên cứu khả thi
cũng đề cập khá chi tiết vấn đề này, trong đó nhấn mạnh giá trị đầu tư cho hệ
thống xử lý chất thải là tương đối lớn với những thiết bị hiện đại.
Ngoài ra, những quy định của pháp luật và của khu công nghiệp, cam kết đối với
các đối tác về điều kiện vệ sinh, an toàn lao động cũng buộc Công ty chú trọng đến
vấn đề này để đảm bảo được phép vận hành nhà máy.
Nhận xét: Các yếu tố đầu vào của Dự án tương đối thuận lợi, đảm bảo khả năng
hoạt động ổn định của Dự án.

6. Các yếu tố kỹ thuật của dự án
Dự án sẽ được lắp đặt các máy móc thiết bị mới 100%, nhập khẩu từ Trung Quốc,
Đài Loan và Italia, thông qua các nhà cung cấp chuyên nghiệp thuộc ngành da.
Danh mục các máy móc thiết bị được trình bày trong bảng số 02 – Nguyên giá đầu
tư và chi tiết khấu hao. Mặc dù vậy, Báo cáo nghiên cứu khả thi và tờ trình thẩm
định của Chi nhánh chưa nêu rõ nhãn hiệu, chủng loại cụ thể những thiết bị máy
móc. Qua trao đổi với Chi nhánh, Nhóm 5 được biết hiện nay Công ty đang đàm
phán với các nhà cung cấp máy móc, thiết bị để đi đến ký kết hợp đồng chính thức.
Chi nhánh có trách nhiệm đánh giá, xem xét hồ sơ nhập khẩu, mua bán máy móc
thiết bị trước khi ký kết Hợp đồng tín dụng và giải ngân khoản vay.
Bài tập nhóm 5 GeMBA01.03 11 TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
***Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, gia công da thuộc G5 TNT ***
Hiện nay, các thông tin về máy móc thiết bị ngành da thuộc tại Việt Nam là rất ít,
do vậy việc xác định loại công nghệ phù hợp và giá cả của các chủng loại máy
móc thiết bị này là khá khó khăn. Tờ trình thẩm định của Chi nhánh có so sánh
một số thiết bị máy móc của Dự án với những thiết bị của công ty TNHH Green
Tech VN và đưa ra nhận xét máy móc thiét bị tương đồng của Dự án có giá cao
hơn giá của các máy móc thiết bị của công ty TNHH Green Tech VN, đặc biệt là ở
một số hạng mục chính yếu.
Việc lựa chọn Công nghệ, máy móc thiết bị dựa trên kế hoạch đầu tư của Công ty
và kinh nghiệm quản lý, đầu tư của Hội đồng quản trị Công ty. Mặc dù vậy, do
máy móc thiết bị là tài sản cầm cố cho khoản vay tại Chi nhánh, những thông tin
về công nghệ và giá cả của máy móc thiết bị ngành da còn quá ít, Nhóm 5 cho
rằng cần có cơ quan tư vấn uy tín giám định những thiết bị máy móc nhập khẩu để
có cơ sở đánh giá và định giá. Nội dung này thuộc nghiệp vụ cho vay cụ thể,
Nhóm 5 đề nghị đưa vào khuyến cáo Chi nhánh thực hiện trong quyết định đầu tư.
Quy trình sản xuất các sản phẩm của Dự án tương đối giống nhau, chỉ khác nhau ở
một số công đoạn như ép, kéo dãn tạo độ dày, sơn phủ… để tạo các sản phẩm khác
nhau. Sơ đồ sản xuất được tóm tắt như sau:

Ngâm muối  Ngâm vôi  Nhuộm da sơ chế  Da nguyên liệu  Cắt xén
 Nhuộm da (lần 2)  Kéo dãn  Sấy khô  Làm mềm da  Ép da 
Làm bóng  Sơn phủ  Tạo văn  Cắt xén, chỉnh sửa  Đóng gói 
Thành phẩm
Nguyên liệu đầu vào cho Dự án là da đã thuộc sơ chế. Dự án thực chất sẽ chỉ thực
hiện quá trình sản xuất từ công đoạn nhuộm da sơ chế. Các công đoạn Ngâm
muói, ngâm vôi sẽ được nhà cung cấp nguyên liệu thực hiện hoặc được xử lý tại
công ty Hào Dương, Hiệp Thành, T.p Hải Phòng. Quá trình sản xuất như vậy bảo
đảm Dự án không vi phạm quy định về việc sản xuất da thuộc trong khu công
nghiệp tập trung.
Bài tập nhóm 5 GeMBA01.03 12 TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
***Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, gia công da thuộc G5 TNT ***
7. Tài chính của dự án (Bảng Excel kèm theo)
a, Tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn của Dự án
CHI TIẾT CÁC KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ Đơn vị: USD
CƠ CẤU VỐN
VỐN CSH VỐN VAY TỶ LỆ

A Tài sản cố định 10,200,000 5,200,000 5,000,000 49.02%
1 Đất đai 1,110,600 1,110,600 0 0.00%
2 Xây dựng cơ bản 2,345,000 703,000 1,642,000 70.02%
3
Giá trị máy móc
thiết bị 6,665,400 3,307,400 3,358,000 50.38%
4 Chi XDCB khác 79,000
79,00
0 0 0.00%
B Tài sản lưu động 2,300,000
800,0

00 1,500,000 65.22%
Tổng cộng 12,500,000
6,000,0
00
6,500,00
0
Bài tập nhóm 5 GeMBA01.03 13 TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
***Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, gia công da thuộc G5 TNT ***
b. Khả năng và kế hoạch huy động nguồn vốn của chủ đầu tư:
Trong tổng nguồn 10.200.000 USD vốn đầu tư tài sản cố định, Công ty tham gia
5.200.000 USD (khoảng 51%), Vay ngân hàng phần còn lại 5.000.000 USD
(khoảng 49%). Cho đến nay, Chủ đầu tư đã góp được 1.087.258 USD.
Có thể nhận thấy nguồn vốn đầu tư cho Dự án của Chủ đầu tư (Công ty King
Power Holding Ltd) thực chất có từ các thành viên góp vốn Công ty TNHH
Young Tannery tại Trung Quốc và Công ty Lian Tannery. Theo các thông
tin có được, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của hai công ty này
khá tốt, do vậy, việc tham gia đủ vốn của Chủ đầu tư là có thể thực hiện
được.
c. Hiệu quả của Dự án và khả năng hoàn trả vốn vay.
Việc tính toán hiệu quả của Dự án, khả năng hoàn trả vốn vay được thực hiện trên
cơ sở các thông số và giả định về Dự án.
Tính toán của Chi nhánh cho thấy Dự án có hiệu quả kinh tế (trong thời gian 7
năm) với các chỉ số NPV, IRR tích cực, thời gian hoàn vốn vay nhỏ thua 4 năm
(trường hợp cơ bản).
Nhóm 5 lập bản tính với những giả định có phần chặt chẽ hơn: lãi suất vay cao
hơn, suất chiết khấu lớn hơn, công suất khả dụng thấp hơn. Thời gian khai thác Dự
án là 7 năm và 10 năm. Dòng tiền thu hồi (để tính NPV và IRR) chưa bao gồm lãi
vay đầu tư và phần giá trị nhà xưởng, máy móc thiết bị thu hồi. Chi tiết xem trong
phần thông số và giả định của Dự án.

Những giả định chính:
- Mức giá bán: tham khảo các mức giá chào bán đang thực hiện giữa các doanh
nghiệp Việt Nam và Công ty Young Tannery và Công ty Lian Tannery Trung
Quốc. Giá bán trong Dự án có tính cạnh tranh so với các mức giá tham khảo nêu
trên.
- Công suất khả dụng : Công suất khả dụng xây dựng theo xu hướng tăng dần
qua các năm, trong đó hai năm đầu là 40-50%, năm thứ 3 là 65%, năm thứ 4 là
70% và từ năm thứ 5 là 80%. Với đội ngũ lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm trong
Bài tập nhóm 5 GeMBA01.03 14 TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
***Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, gia công da thuộc G5 TNT ***
ngành sản xuất, kinh doanh da giầy, khả năng đạt công suất khi ổn định 90% là
khá lớn. Mặc dù vậy, mức công suất tối đa 80% Nhóm 5 đưa ra có tính bảo thủ
hơn đề Nhóm 5 trường hợp nguồn cung nguyên liệu da tươi không đủ, hoặc tốc độ
tiêu thu thành phẩm chậm, buộc Công ty phải giảm sản lượng sản xuất.
- Lãi suất cho vay là 6,5%/năm, trong suốt đời Dự án, cao hơn so với mức 6%
Chi nhánh đưa ra. Giả định lãi suất 6,5%/năm có thể sát và chặt chẽ hơn khi lãi
suất quốc tế có xu hướng tăng lên. (lãi suất dự kiến áp dung là lãi Sibor6
tháng+2%/năm.
- Các mức biến động các yếu tố (trog phần tính độ nhạy Dự án) là khá lớn với
các mức 5%, 10% và 15%.
- Nhóm 5 tính các chỉ số hiệu quả: NPV, IRR, khả năng trả nợ (thời gian trả nợ)
trong cả hai trường hợp 7 năm và 10 năm. Việc xây dựng bảng tính trong thời hạn
khai thác 10 năm, cao hơn mức 7 năm mà Chi nhánh tính toán, bởi lẽ giá trị khấu
hao nhà xưởng lên đến 15 năm và thời hạn hoạt động của Công ty là 47 năm. Mức
7 năm là khá ngắn, thậm chí chưa thực hiện hết khấu hao các hạng mục nhà
xưởng và giá trị thu hồi sau 7 năm (bao gồm giá trị còn lại, tiền thuê đất) và vì
vậy không phản ánh hết giá trị thu được của việc đầu tư cho Dự án. Trong trường
hợp tính gộp cả giá trị thu hồi và tiền thuê đất còn lại, các kết quả tính toán còn
thể hiện tích cực hơn nhiều.

Bảng tính toán cho kết quả hiệu quả và khả năng trả nợ như sau:
CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA DỰ ÁN THỜI HẠN KHAI THÁC 10 NĂM
NPV (10.83%; 10 năm) 8.080.639 USD
IRR 24,8 %
Thời gian hoàn vốn vay 4,01 năm
CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA DỰ ÁN THỜI HẠN KHAI THÁC 7 NĂM
NPV (10.83%; 07 năm) 3.571.958 USD
IRR 19,4 %
Thời gian hoàn vốn vay 4,01 năm
Chi tiết xem trong Bảng 08: Dòng tiền, hiệu quả và khả năng trả nợ của Dự án
Bài tập nhóm 5 GeMBA01.03 15 TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
***Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, gia công da thuộc G5 TNT ***
Nhận xét: Kết quả tính toán cho thấy Dự án có hiệu quả kinh tế và có khả năng
trả nợ vay ngân hàng trong thời hạn vay. Với các giả định chặt chẽ hơn, kết quả
tính toán cũng đã thể hiện Dự án có hiệu quả và khả năng trả nợ tốt.
8. Biện pháp bảo đảm khoản vay
Khoản vay được bảo đảm theo phương thức bảo đảm tài sản hình thành từ vốn
vay. Tài sản bảo đảm cho khoản vay là toàn bộ giá trị của Dự án, bao gồm giá trị
máy móc, thiết bị, nhà xưởng và giá trị quyền sử dụng đất.
Tỷ lệ vốn tự có tham gia Dự án là 52%, đáp ứng được điều kiện cho vay theo
phương thức bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay theo quy đinh hiện hành về
bảo đảm tiền vay (Điều 1 Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Thủ
tướng Chính phủ).
Giá trị tài sản bảo đảm: Giá trị tài sản thế chấp (tính theo dự kiến giá trị đầu tư
TSCĐ) là 10.200.000 USD cao hơn khá nhiều so với giá trị khoản vay. Tuy nhiên,
như đã trình bày ở trên, giá trị máy móc thiết bị nhập khẩu (nằm trong tổng giá trị
đầu tư TSCĐ) tương đối khó xác định đối với cán bộ ngân hàng. Do vậy, Nhóm 5
khuyến nghị phía ngân hàng nên thuê công ty tư vấn giám định máy móc thiết bị
nhập khẩu để xác định sát giá trị và công nghệ của lô máy móc thiết bị nhập khẩu.

Nhận xét: Công ty có đủ điều kiện vay theo phương thức cho vay có bảo đảm tài
sản hình thành từ vốn vay. Giá trị tài sản bảo đảm (theo giá trị dự kiến) khá lớn
so với số tiền cho vay. Tuy nhiên, việc thuê công ty tư vấn xem xét công nghệ và
định giá giá trị tài sản là cần thiết.
III, KẾT LUẬN
1. Đánh giá về các thuận lợi, khó khăn khi đầu tư dự án
a. Thuận lợi:
- Dự án có triển vọng thị trường tốt do các doanh nghiệp sản xuất da giầy Việt
Nam hiện còn thiếu nguồn cung nguyên liệu;
- Chủ đầu tư có nhiều kinh nghiệm trong quản lý sản xuất và điều hành hoạt động
kinh doanh, thành công ở hai nhà máy tại Trung Quốc là hai ví dụ điển hình;
Bài tập nhóm 5 GeMBA01.03 16 TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
***Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, gia công da thuộc G5 TNT ***
- Dự án có khả năng nhận được hỗ trợ từ các nhà máy sản xuất của cùng chủ đầu
tư tại Trung Quốc về các mặt như nguồn nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ,
chuyên gia kỹ thuật…;
- Cơ cấu tài chính của Dự án khá tốt, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm đến 52%
tổng vốn đầu tư. Năng lực tài chính của Chủ đầu tư được đánh giá là khá tốt và có
khả năng đảm bảo thực hiện Dự án;
- Vị trí xây dựng Dự án thuận tiện, trong đó hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, chi
phí thuê mặt bằng và sử dụng cơ sở hạ tầng tương đối thấp, nguồn nhân lực dồi
dào…;
- Quá trình thẩm định cho thấy, Dự án có tính khả thi, có hiệu quả kinh tế và có
khả năng trả nợ. Trong những điều kiện biến động không thuận lợi về giá bán,
công suất khả dụng và chi phí biến đổi, kết quả tính toán vẫn cho thấy tính khả
quan của Dự án;
b. Khó khăn
- Thị trường nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu, do vậy dễ phải chịu biến động
của thị trường;

- Do có tính chất dễ gây ô nhiễm môi trường, Dự án phải chịu sự giám sát quản lý
chặt chẽ về vấn đề bảo vệ môi trường và những chi phí cho công tác này.
2. Kết luận
Quá trình thực hiện tái thẩm định Dự án cho thấy Dự án có nhiều điểm thuận lợi
hơn khó khăn. Nhóm 5 cho rằng hoàn toàn có thể thực hiện đầu tư Dự án này với
các nội dung cụ thể như sau:
Số tiền vay tối đa: 5.000.000 USD (năm triệu đô la Mỹ);
Mục đích vay: Đầu tư thực hiện Dự án nhà máy sản xuất da thuộc G5 TNT;
Thời hạn vay: không quá 5 năm kể từ ngày giải ngân đầu tiên, bao gồm thời gian
gia hạn 15 tháng;
Thời hạn rút vốn: 09 tháng, kể từ ngày giải ngân đầu tiên;
Bài tập nhóm 5 GeMBA01.03 17 TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
***Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất, gia công da thuộc G5 TNT ***
Lãi suất: Theo lãi suất cho vay dài hạn USD điều chỉnh theo thông báo từng thời
kỳ của VCB Hải Dương;
Bảo đảm tiền vay : Thực hiện theo phương thức bảo đảm tài sản hình thành từ vốn
vay, trong đó tài sản bảo đảm là toàn bộ nhà xưởng, máy móc thiết bị của Dự án
và quyền sử dụng đất xây dựng Dự án;
Phương thức giải ngân khoản vay: Hoặc giải ngân sau khi Công ty hoàn tất đầu
tư vốn tự có tham gia (5.200.000), hoặc giải ngân song song với vốn tự có tham
gia trong đó tỷ lệ vốn vay/vốn tự tại mọi thời điểm không lớn hơn 49/51.
Bài tập nhóm 5 GeMBA01.03 18 TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP

×