MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước với hơn 70% lao động xã hội làm việc trong lĩnh vực
nông nghiệp và hơn 80% dân số sống trên địa bàn nông thôn. Chính vì vậy, phát
triển kinh tế nông thôn luôn luôn có vị trí quan trọng đối với quá trình phát triển
KT-XH của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Phát triển kinh tế nông thôn là một chủ trương đúng đắn và mang tính chiến lược
lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Đảng ta xác định: “Đẩy mạnh CNH, HĐH nông
nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và
nông dân” là một nhiệm vụ rất quan trọng nhằm đưa nước ta nhanh chóng thoát ra
khỏi nhóm các nước chậm phát triển và cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Do vậy, để tiếp tục quán triệt quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước ta về phát triển kinh tế nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất
nước. Hôm nay theo kế hoạch tôi giới thiệu với các đồng chí bài:
“KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM”
Căn cứ biên soạn bài giảng:
1. Giáo trình chính trị (dùng tập huấn cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã liên thông
từ TCCN lên CĐ ngành QSCS)
2. Tập đề cương bài giảng môn chính trị (đào tạo liên thông từ TCCN lên CĐ
ngành QSCS theo hình thức vừa học vừa làm), Trường Sỹ quan Lục quân 1; Hà
Nội 2013.
1
I. KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG THỜI KỲ
QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm và nội dung của kinh tế nông thôn
a) Khái niệm kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn là một hệ thống những nhân tố cấu thành của lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất trong tất cả những ngành nghề trên địa bàn nông thôn
và giữa chúng có quan hệ hữu cơ với nhau.
- Khái niệm chỉ ra:
+ Kinh tế nông thôn là một lĩnh vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn.
+ Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng của nền kinh tế về LLSX và
QHSX, về cơ chế kinh tế… vừa mang những đặc điểm riêng gắn liền với nông
nghiệp nông thôn.
- Phân biệt kinh tế nông thôn với kinh tế nông nghiệp
+ Nội dung của kinh tế nông thôn rộng hơn kinh tế nông nghiệp
+ Kinh tế nông nghiệp chỉ là một bộ phận cấu thành của kinh tế nông thôn
Ví dụ: Kinh tế nông thôn gồm nông - lâm – ngư nghiệp, công nghiệp gắn
với phát triển nông – lâm – ngư nghiệp: Công nghiệp chế biến LLTP….
Kinh tế nông nghiệp gồm có trồng trọt, chăn nuôi.
b) Nội dung của kinh tế nông thôn
- Về cơ cấu ngành nghề :
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.
Vai trò: Các ngành này sẽ cung cấp lương thực, thực phẩm đáp ứng yêu cầu
của xã hội; đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và sản xuất ra những
sản phẩm nông nghiệp hàng hóa cho thị trường trong và ngoài nước.
+ Công nghiệp gắn với sự phát triển của nông, lâm, ngư nghiệp
Ví dụ: Công nghiệp chế biến LTTP. Công nghiệp phục vụ đầu vào của sản xuất
nông nghiệp như: Cơ khí máy móc nông nghiệp, thủy lợi Các ngành tiểu thủ công
nghiệp tham gia sản xuất những hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu.
2
+ Các loại hình thương nghiệp, dịch vụ về khoa học - công nghệ, tín dụng, tư
vấn và các loại hình dịch vụ khác.
Sự phát triển đa dạng các ngành nghề và loại hình dịch vụ gắn với kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn là những bộ phận hợp thành kinh tế nông thôn và
chính sự phát triển của chúng phản ánh trình độ phát triển của kinh tế nông thôn và
trạng thái phân công lao động trên địa bàn.
- Về cơ cấu thành phần kinh tế :
Kinh tế nông thôn là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế
này có đặc điểm riêng, phản ánh nét đặc thù của kinh tế nông thôn. Thành phần
kinh tế ở kinh tế nông thôn bao gồm:
+ Kinh tế nhà nước: Giữ vai trò chủ đạo trong kinh tế nông thôn
Thành phần kinh tế này ở kinh tế nông thôn bao gồm các nông trường, lâm
trường quốc doanh; các trang trại kỹ thuật và các cơ sở hạ tầng nông thôn.
Kinh tế nhà nước cũng đảm nhiệm vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần ở nông thôn.
Cùng với sự phát triển của kinh tế nông thôn, những bộ phận đại diện của
kinh tế nhà nước phát triển và mở rộng ra nhiều ngành nghề và lĩnh vực cơ bản
như: Trong nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tín dụng, ngân hàng, dịch vụ
khoa học - công nghệ Những bộ phận đại diện này gắn bó chặt chẽ với những bộ
phận hợp thành kinh tế nông thôn, cùng tác động qua lại và cùng nhau phát triển.
+ Kinh tế tập thể: Giữ vai trò nòng cốt trong kinh tế nông thôn
Kinh tế tập thể trong kinh tế nông thôn phát triển ở nhiều ngành nghề với
nhiều hình thức hợp tác đa dạng
Ví dụ: Hợp tác nông - công - thương - tín, hợp tác xã cổ phần. Các hình thức
kinh tế này phát triển từ thấp đến cao, từ tổ hợp tác đến hợp tác xã và tiến tới liên
hiệp các hợp tác xã, kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế thị trường trên địa bàn nông thôn.
Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng là con đường để đưa
3
nông dân vào làm ăn tập thể; chuyển dần nền sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp sang sản
xuất hàng hóa lớn định hướng XHCN.
+ Kinh tế tư nhân:
Gắn với sự phát triển của kinh tế nông thôn, căn cứ vào trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất, kinh tế tư nhân trong kinh tế nông thôn cũng thể hiện rõ
qua hai hình thức: Kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.
- Về trình độ công nghệ :
Trình độ công nghệ kinh tế nông thôn phản ánh rõ nét mức phát triển lực
lượng sản xuất thấp kém tồn tại trên địa bàn.
Công nghệ sử dụng trên địa bàn nông thôn là sự kết hợp, sử dụng nhiều trình
độ công nghệ, từ công nghệ truyền thống lạc hậu đến công nghệ nửa hiện đại và
hiện đại. Việc sử dụng công nghệ nhiều trình độ phù hợp với định hướng chiến lược
công nghệ của Đảng và Nhà nước, phù hợp thực lực tài chính và trình độ nhận thức,
sử dụng của người dân.
Hiện tại, sự phát triển công nghệ ở nông thôn chủ yếu gắn với nông nghiệp,
với quy mô vừa và nhỏ. Do vậy, hướng phát triển:
* Phải sử dụng công nghệ truyền thống, kết hợp ứng dụng nhanh các thành
tựu công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, đáp
ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và cho xuất khẩu.
* Cần đầu tư phát triển công nghiệp chế biến sử dụng công nghệ hiện đại, gắn
với quy hoạch phát triển vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, vùng nguyên liệu đáp
ứng kịp thời và đảm bảo hiệu quả cho sự phát triển kinh tế nông thôn theo hướng
hiện đại.
* Phát triển công nghiệp nông thôn phải chú ý đến việc thực hiện công nghệ
sạch phù hợp với điều kiện về vốn, đảm bảo hiệu quả kinh tế và giải pháp tối ưu
trong việc đảm bảo môi trường sinh thái ở nông thôn.
- Về cơ cấu xã hội - giai cấp:
+ Quá trình phát triển kinh tế nông thôn là quá trình phát triển phân công lao
4
động xã hội, chuyển đổi và đa dạng hoá các ngành nghề sản xuất và dịch vụ cho
nên gắn với quá trình đó là quá trình đô thị hoá nông thôn
+ Dưới tác động của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là sự
chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu các thành phần kinh tế ở nông thôn tác
động làm biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp.
+ Sự phát triển không đều về trình độ phát triển, nên sự thay đổi đó diễn ra
giữa các vùng, từng làng xã, từng gia đình là khác nhau. Và cùng với sự phát triển
của các trung tâm thị trấn, thị tứ làm thay đổi đời sống vật chất, văn hóa, tinh
thần vùng nông thôn.
Ví dụ: Hiện nay thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, Nhà nước
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực công
nghiệp, mở các công ty liên doanh….ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao
động sang lĩnh vực công nghiệp, cơ cấu giai cấp cũng có sự chuyển dịch từ nông
dân sang giai cấp công nhân. Như Khu công nghiệp Nam Sách, Đại An, Tân
Trường (Hải Dương), Bắc Ninh, Phố Nối (Hưng Yên)…
=> Sự thay đổi cơ cấu xã hội - giai cấp ở nông thôn là tất yếu; nếu buông
lỏng quản lý vĩ mô của nhà nước với phát triển kinh tế nông thôn thì khuynh hướng
tự phát theo hướng tư bản chủ nghĩa là không thể tránh khỏi. Đảng và Nhà nước
cần có những thể chế định hướng cho sự phát triển này hướng tới xây dựng nông
thôn mới XHCN.
2. Vai trò của kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn là một vùng kinh tế lãnh thổ có vị trí và vai trò quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của một đất nước. Khi bàn
về vấn đề này, trong Bộ “Tư bản”, C.Mác đã nêu rõ, nông thôn là nơi dự trữ, đổi
mới nguồn sinh lực của các dân tộc. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta, vai trò của kinh tế nông thôn thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau:
- Kinh tế nông thôn cung cấp lương thực, thực phẩm đáp ứng yêu cầu xã
hội và nền kinh tế quốc dân.
5
+ Phát triển kinh tế nông thôn trước hết là phát triển các ngành sản xuất
lương thực, thực phẩm Đây là những ngành truyền thống, có vị trí cơ bản đối với
đời sống.
+ Phát triển kinh tế nông thôn mà trước hết là kinh tế nông nghiệp là ngành
kinh tế cơ bản không thể thiếu được và bao giờ cũng giữ một vai trò quan trọng
hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân vì nó đáp ứng nhu cầu ăn, nhu cầu sinh tồn
của con người, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, sự tồn tại và phát triển của
dân tộc.
Ví dụ: Sản xuất lúa gạo, ngô khoai sắn…ở vùng nông thôn ĐBSH, ĐBSCL
- Góp phần tạo tiền đề quan trọng để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Việt Nam là một nước nông nghiệp. Nông nghiệp, nông thôn chiếm phần lớn tỷ lệ
dân số và lực lượng lao động của cả nước, là nơi chứa đựng tiềm năng to lớn về nông,
lâm, ngư và các ngành nghề truyền thống mang bản sắc dân tộc Việt Nam.
+ Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển mạnh mẽ toàn diện ngành nghề
kinh tế nông thôn sẽ tạo ra một số lượng sản phẩm hàng hóa đa dạng hướng về xuất khẩu
có giá trị cao, tạo cơ sở cho việc tích lũy vốn cho CNH, HĐH đất nước.
+ Sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện kinh tế nông thôn sẽ góp phần phân công
lại lao động trên địa bàn, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh tại chỗ, cung
ứng lao động, nguyên liệu, thị trường cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
+ Sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện kinh tế nông thôn còn góp phần tăng
cường mối liên kết giữa công nghiệp với nông nghiệp, dịch vụ trên địa bàn; mở
rộng việc làm tại chỗ, giảm sức ép đô thị hoá, tạo điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH
trên địa bàn nông thôn.
- Kinh tế nông thôn là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu để phát triển
công nghiệp nhẹ và giải quyết việc làm, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa ở nông
thôn.
Ví dụ: Sản xuất lúa gạo, ngô, sắn, hoa quả, tiêu, điều, chè, gỗ là những sản
phẩm đặc thù của kinh tế nông thôn. Sự phát triển của các ngành đó tạo ra nguồn nhiên
6
liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm; chế biến hoa quả; công
nghiệp dệt, giấy, đường, chè Đồng thời, nó quyết định quy mô, tốc độ tăng trưởng,
mức đóng góp ngân sách của những ngành đó đối với nền kinh tế quốc dân.
Sự phát triển của kinh tế nông thôn dưới tác động của CNH, HĐH tạo nên
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ
và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Điều này, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, tăng
thu nhập, từng bước nâng cao đời sống kinh tế và văn hóa ở nông thôn, giảm dần
sự chênh lệch về trình độ kinh tế, chính trị, văn hóa với các vùng lãnh thổ khác
trong nền kinh tế.
- Địa bàn kinh tế nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công
nghiệp và dịch vụ.
+ Nông nghiệp, nông thôn chiếm trên 2/3 dân số của cả nước, là vùng có
nhiều ngành nghề sản xuất hàng hóa đa dạng. Đây chính là thị trường chủ yếu của
ngành công nghiệp và dịch vụ.
Ví dụ: Nhu cầu về hàng hóa tư liệu sản xuất (máy móc nông nghiệp, máy nổ
điện, phân bón)… và dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp (vốn, thông tin, vận tải,
thương mại ) ngày càng tăng.
+ Kinh tế nông thôn phát triển mạnh, thu nhập dân cư được nâng lên, nhu
cầu của họ về các hàng hóa công nghiệp cũng sẽ tăng nên. Đây là cơ sở thúc đẩy sự
phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ của nền kinh tế.
Ví dụ: Nhu cầu hàng hóa công nghiệp (xe máy, tivi, điều hòa, điện thoại, vải
vóc ) và các loại dịch vụ văn hóa, y tế, thể thao, du lịch, giáo dục cũng tăng dần
lên, với khối lượng, chất lượng ngày càng lớn và đa dạng.
- Kinh tế nông thôn phát triển là cơ sở đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị,
xã hội và quốc phòng - an ninh.
Sự phát triển của kinh tế nông thôn tạo cơ sở xây dựng cuộc sống ấm no; đời
sống vật chất, văn hóa, tinh thần được nâng cao, là nhân tố quan trọng để xây dựng
thế trận lòng dân, giữ vững ổn định về chính trị, xã hội.
7
Kinh tế nông thôn phát triển sẽ gắn kết công nghiệp và nông nghiệp, tạo cơ
sở kinh tế để củng cố khối liên minh công- nông- trí thức, tăng cường sức mạnh của
chuyên chính vô sản.
=> Như vậy, phát triển kinh tế nông thôn theo định hướng XHCN là cơ sở
quyết định sự ổn định chính trị, xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh trên địa
bàn nông thôn nói riêng và cả nước nói chung.
(Như vậy tôi đã giới thiệu xong với các đ/c mục I - Kinh tế nông thôn và vai
trò của kinh tế nông thôn. Do vậy, để phát triển kinh tế nông thôn cần phải tiến
hành đẩy mạnh CNH, HĐH, vậy nội dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn như
thế nào ? mời các chuyển sang mục II)
II. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Theo tinh thần Đại hội đại biểu lần thứ VIII, IX, X, XI của Đảng Cộng sản
Việt Nam, mục tiêu đến năm 2020, về cơ bản nước ta trở thành một nước công
nghiệp mà trong đó lao động công nghiệp trở thành phổ biến trong các ngành và
lĩnh vực của nền kinh tế; tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế cả về GDP và về
lực lượng lao động đều vợt trội hơn so với nông nghiệp.
Nông thôn nước ta là một địa bàn rộng lớn, chiếm lực lượng dân cư đông
đảo trong xã hội, có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh, nhưng hiện tại, vẫn là vùng
nghèo nàn, lạc hậu nhất so với các vùng khác trong cả nước.
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là cấp bách và là nội dung trọng yếu của
quá trình CNH, HĐH đất nước.
a) Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
- Nông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, xã hội và
an ninh, quốc phòng.
+ Nông nghiệp, nông thôn là cái nôi và căn cứ của cách mạng Việt Nam
8
* Đây là vùng lãnh thổ có nhiều dân tộc sinh sống với sự đa dạng về văn hóa
và bản sắc văn hoá dân tộc;
* Nông nghiệp, nông thôn có nhiều vị trí chiến lược trọng yếu về chính trị và
quốc phòng an ninh của đất nước.
* Là địa bàn chiếm phần lớn lực lượng liên minh công - nông - trí thức;
+ Nông thôn la nơi có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Kinh tế nông nghiệp, nông thôn có vai trò quan trọng với tăng trưởng và
phát triển kinh tế đất nước.
Hiện nay, kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn ở trình độ phát triển thấp, sản
xuất còn mang nặng tính tự cung, tự cấp, đời sống của nông dân còn nhiều khó
khăn, ảnh hưởng lớn đến tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, thực hiện
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác dụng:
+ Góp phần chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền nông nghiệp
sản xuất hàng hóa lớn với cơ cấu kinh tế hợp lý gắn với phân công và hợp tác quốc
tế ngày càng sâu rộng.
+ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo điều kiện để giải quyết việc
làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của dân cư trên địa bàn, là cơ sở vững chắc
để tiếp tục giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội ở nông thôn.
+ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là cơ sở để tăng cường củng cố khối
liên minh công - nông - trí thức, khối đại đoàn kết các dân tộc, góp phần củng cố
quốc phòng, an ninh trên các địa bàn chiến lược vùng sâu, vùng xa
b) Nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Ứng dụng khoa học - công nghệ gắn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế bám
sát yêu cầu của nền kinh tế thị trường là nội dung chủ yếu của quá trình CNH,
HĐH đất nước. Nhưng do vị trí, vai trò, đặc điểm và thực trạng của nông nghiệp,
nông thôn nên nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn còn được thể
hiện cụ thể trên những vấn đề sau:
- Chuyển nền nông nghiệp thuần nông, lao động thủ công là chủ yếu, năng
9
suất lao động thấp sang nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng; ứng dụng nhanh chóng
các thành tựu của khoa học - công nghệ tạo ra năng suất lao động cao.
+ Chú trọng xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa có quy mô
lớn, khai thác được lợi thế so sánh, hướng mạnh về xuất khẩu.
+ Tiếp tục đầu tư một số ngành chủ lực, truyền thống. Ví dụ như: Cây lương
thực (chủ yếu là lúa), cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè, mía, lạc, tiêu, điều ),
các sản phẩm chăn nuôi và nuôi trồng thủy, hải sản (bò, lợn, tôm, cua ).
- Từng bước thực hiện quá trình hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp và kinh
tế nông thôn phù hợp với thực lực tài chính của từng vùng.
Quá trình hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn tập trung
vào các nội dung: Điện khí hóa, thủy lợi hóa, cơ giới hóa, hóa học và sinh học hóa,
chú trọng phát triển giao thông, thông tin liên lạc nông thôn; tập trung đầu tư phát
triển giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, trung tâm chuyển giao và ứng dụng các thành
tựu khoa học - công nghệ vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các
ngành nghề truyền thống ở nông thôn
Ví dụ: Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghiệp dệt may, giầy
dép, thủy tinh, sành sứ ; các sản phẩm gỗ, tre, đan lát, tranh, lụa thuộc các làng
nghề truyền thống.
- Phát triển các loại hình dịch vụ đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống ở
nông nghiệp, nông thôn.
Ví dụ: Dịch vụ thủy nông, thú y, bảo vệ thực vật; dịch vụ cung ứng vật tư,
máy móc thiết bị nông nghiệp và chuyển giao kỹ thuật - công nghệ; dịch vụ tín
dụng, tư vấn và tiêu thụ sản phẩm của kinh tế nông thôn.
- Xây dựng nông thôn mới có đời sống vật chất, văn hóa tinh thần từng bước
được nâng lên; khoảng cách về kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng được thu hẹp
với các trung tâm kinh tế - xã hội lớn của đất nước. Nông thôn trở thành nông thôn
xanh, sạch, đẹp, sinh thái, tiến tới giàu có, dân chủ, công bằng và văn minh.
10
(Như vậy, tôi đã giới thiệu xong với các đ/c tính tất yếu khách quan, nội
dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vậy để thực hiện tốt những nội
dung trên cần tiến hành những giải pháp gì? Mời các đ/c chuyển sang điểm 2)
2. Các giải pháp cơ bản phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông
thôn mới theo định hướng XHCN
a) Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông thôn theo yêu cầu của
kinh tế thị trường định hướng XHCN và công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Vì sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ? bởi:
+ Xuất phát từ nội dung của CNH, HĐH: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
là một nội dung cơ bản của CNH, HĐH. Cơ cấu ngành nghề kinh tế ở nông thôn có
những đặc điểm riêng mang tính đặc thù của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
+ Xuất phát từ thực trạng (hạn chế) cơ cấu ngành nghề kinh tế nông thôn:
Những năm đổi mới vừa qua, cơ cấu ngành nghề kinh tế nông thôn đã có những
bước biến đổi nhất định, nhưng sự chuyển dịch đó vẫn còn chậm so với yêu cầu của
quá trình CNH, HĐH.
* Nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu; tiểu thủ công nghiệp và các ngành
nghề, dịch vụ khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ; cơ cấu nông nghiệp chưa thoát khỏi tình
trạng độc canh; tự cấp, tự túc; manh mún, phân tán.
* Ba ngành sản xuất cơ bản, truyền thống là nông, lâm, ng nghiệp có bước
phát triển, nhưng chưa thực sự gắn kết với nhau, nên hiệu quả của sự phát triển
chưa cao.
* Trong kinh tế nông thôn, cơ cấu nông nghiệp chưa thực sự gắn với CNH,
HĐH; công nghiệp chế biến, ngành nghề, dịch vụ chưa phát triển, do vậy thiếu sự
đồng thuận thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nghề kinh tế nông thôn.
- Nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông thôn:
Để chuyển dịch cơ cấu ngành nghề kinh tế nông thôn theo hướng CNH,
HĐH và yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cần tập trung thực
11
hiện những vấn đề sau:
+ Thực hiện đa dạng hóa sản xuất hàng hóa nông nghiệp, xây dựng những
vùng chuyên canh sản xuất có quy mô lớn đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất
khẩu.
Sự hình thành các vùng chuyên canh lớn gắn với việc khai thác các lợi thế so
sánh cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại,
thực hiện thâm canh nâng cao năng suất, tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả của
hàng hóa nông nghiệp trên thị trường.
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ
trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ.
Thực hiện chuyển dịch theo tính quy luật này tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế
nông thôn, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, tăng thu nhập
và mức sống dân c nông thôn.
+ Tập trung phát triển các làng nghề truyền thống.
Sự phát triển các làng nghề truyền thống ở các địa phương thuộc các vùng
lãnh thổ khác nhau cho phép khai thác được những lợi thế so sánh, cung cấp những
sản phẩm hàng hóa mang đậm bản sắc văn hóa và tinh hoa của dân tộc Việt Nam.
Đây là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao được sức
cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, dịch vụ kinh tế nông thôn bám sát nhu
cầu của thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể đầu tư đều chịu sự chi phối của các
quy luật kinh tế, do vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải trên cơ sở nhận
thức vận dụng các quy luật, nhất là việc vận dụng các quy luật cung - cầu, cạnh
tranh và giá cả. Quá trình đó sẽ góp phần hạn chế được tổn thất về kinh tế và tăng
hiệu quả của sự chuyển dịch, hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
b) Củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới trong lĩnh vực nông nghiệp
12
Đặc trưng quan hệ sản xuất XHCN là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
chủ yếu. Xây dựng chế độ công hữu là đòi hỏi khách quan của sự phát triển lực
lượng sản xuất.
Do vậy, không thể nôn nóng xóa bỏ các hình thức tư hữu đang tồn tại khách
quan, mà phải từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới từ thấp đến cao, dần dần
làm cho quan hệ sản xuất XHCN giữ vị trí chủ đạo, chi phối thống trị trong nền
kinh tế quốc dân.
Việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới đối với kinh tế nông
thôn cũng phải tuân thủ theo tính quy luật trên và được thể hiện ở sự phát triển
của các thành phần kinh tế:
- Kinh tế nhà nước
Kinh tế nhà nước trong kinh tế nông thôn sau khi đổi mới sắp xếp lại đã
chuyển dần sang sản xuất kinh doanh tổng hợp, mở rộng phạm vi ở mọi ngành
nghề. Thực tế, vai trò và tác động của kinh tế nhà nước trong kinh tế nông thôn đối
với sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn còn mờ nhạt, chưa được thể hiện rõ. Để
kinh tế nhà nước ở nông thôn phát huy được vai trò chủ đạo, cần tập trung thực
hiện tốt các giải pháp:
+ Tiếp tục hoàn thiện việc đổi mới sắp xếp và tăng tính độc lập, tự chủ của
các nông, lâm trường quốc doanh, các loại hình dịch vụ thuộc kinh tế nhà nước ở
nông thôn. Xóa bỏ bao cấp từ ngân sách nhà nước, bảo đảm quyền tự chủ và kinh
doanh theo đúng pháp luật.
+ Đảm bảo cho người lao động thực sự làm chủ về tư liệu sản xuất.
Cần giải quyết tốt quan hệ ruộng đất theo luật định và xác định nhanh
chóng quyền sở hữu các tư liệu sản xuất khác cho người lao động. Đây là cơ sở để
người lao động có động lực và thực sự quan tâm đến kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh.
+ Xác định quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho người lao động.
Yêu cầu này tạo điều kiện cho người lao động toàn quyền quyết định việc
13
sản xuất cái gì; sản xuất bao nhiêu; sản xuất như thế nào, bán cho ai trên cơ sở
nghiên cứu nắm bắt nhu cầu thị trường.
Đồng thời, luôn chú trọng giải quyết tốt mối quan hệ giữa doanh nghiệp và
người lao động trên cơ sở giải quyết hài hòa lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích
cá nhân người lao động, tạo động lực cho sự phát triển chung.
- Kinh tế tập thể
Kinh tế tập thể trong nông thôn với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà
nòng cốt là các hợp tác xã dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể.
+ Lấy lợi ích kinh tế làm động lực, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu
trách nhiệm, bình đẳng, tự nguyện và cùng có lợi, phát triển từ thấp đến cao theo
yêu cầu quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất, phù hợp với đặc điểm, đặc thù của kinh tế nông nghiệp, nông
thôn.
+ Mở rộng sản xuất kinh doanh với nhiều ngành nghề, nhất là với các ngành
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề truyền thống, được sự định hướng,
hỗ trợ của Đảng và Nhà nước.
+ Phát triển kinh tế tập thể trong kinh tế nông thôn phải gắn liền với tiến
trình CNH, HĐH nông nghiệp, yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xây dựng
nông thôn mới XHCN.
- Kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân trong kinh tế nông thôn chủ yếu vẫn là các hộ kinh doanh cá
thể và một số doanh nghiệp tư nhân đang có xu thế phát triển cả về số lượng và quy
mô sản xuất. Trong kinh tế nông thôn, kinh tế tư nhân ngày càng chiếm vị trí quan
trọng và là lực lượng năng động trong cơ chế thị trường.
+ Khuyến khích phát triển không giới hạn về quy mô trong mọi ngành nghề,
lĩnh vực mà pháp luật không cấm nhằm khai thác mọi tiềm năng thế mạnh, phát
triển sản xuất và nâng cao đời sống.
+ Đảng và Nhà nước cần thường xuyên có chính sách hỗ trợ, định hướng
14
XHCN đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân.
c) Tăng cường và khuyến khích cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa
học - công nghệ trong kinh tế nông thôn
Để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, thúc đẩy kinh tế nông
thôn tăng trưởng nhanh và bền vững, cần tăng cường và khuyến khích cải tiến kỹ
thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào quá trình sản xuất kinh doanh và
các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế - xã hội. Sự phát triển của kinh tế thị trường
đã tạo động lực cho các chủ thể sản xuất kinh doanh nghiên cứu, tìm tòi, cải tiến kỹ
thuật có giá trị thực tiễn rất cao. Nhà nước cần có chính sách định hướng, hỗ trợ và
khuyến khích đối với quá trình trên.
Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào thực tiễn sản xuất và các lĩnh
vực khác của đời sống xã hội là yêu cầu cấp thiết. Để phát triển kinh tế nông thôn,
cần tập trung vào những nội dung cơ bản:
- Cơ giới hóa:
Đây là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc để nâng
cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
Quá trình cơ giới hóa phải chú ý những đặc điểm riêng của nông nghiệp,
nông thôn; tập trung trước hết vào những khâu lao động nặng, những khâu ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Thủy lợi hóa:
Là quá trình nhằm khắc phục những tác động của tự nhiên ảnh hưởng tới
sự phát triển kinh tế nông thôn, tạo ra sự chủ động về tưới, tiêu nhằm thực hiện
thâm canh tăng năng suất, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp.
- Điện khí hóa:
Góp phần thay thế lao động nặng nhọc của người lao động, tăng năng suất
và hiệu quả kinh tế, đồng thời điện khí hóa là điều kiện quan trọng để xây dựng
nông thôn mới, giàu có và văn minh.
- Phát triển công nghệ sinh học:
15
Công nghệ sinh học là "mọi kỹ thuật sử dụng cơ chế hay quá trình sống để
tạo ra hay thay đổi sản phẩm, để tăng chất lượng cây hay con, hay phát triển những
vi sinh vật cho những ứng dụng đặc biệt" (Khoa học - công nghệ lực lượng sản xuất
hàng đầu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.39. )
Như vậy, công nghệ sinh học là quá trình tác động nâng cao năng suất và
chất lượng cây, con, đồng thời là quá trình tiết kiệm các nguồn lực khan hiếm và
bảo vệ môi trường sinh thái. Do vậy, phát triển công nghệ sinh học cũng là một đòi
hỏi tất yếu, cấp bách của nền nông nghiệp sản xuất lớn.
d) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế nông thôn
Con người là nhân tố quyết định mọi sự phát triển, nhất là đối với sự phát
triển kinh tế. Hiện tại, lực lượng lao động trong nông thôn rất lớn, nhưng chất
lượng lại rất thấp. Đây chính là mâu thuẫn và là nguyên nhân cơ bản cản trở sự phát
triển kinh tế nông thôn, ảnh hưởng tới quá trình CNH, HĐH. Do vậy, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực thực hiện CNH, HĐH là một giải pháp quan trọng trong phát
triển kinh tế nông thôn.
- Trong cơ chế thị trường, với khả năng nhận thức và tài chính của cư dân
nông thôn có hạn, phải thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Nhân dân phải nhận thức được vai trò của kiến thức trong sản xuất và đời
sống, chủ động học tập dưới mọi hình thức.
- Đảng và Nhà nước có chủ trương, chính sách đào tạo riêng đối với vùng
nông nghiệp, nông thôn, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người
Chính sách đào tạo phải tính đến yêu cầu về số lượng và chất lượng ngày
càng cao của quá trình CNH, HĐH và yêu cầu của nền kinh tế thị trường trong
nông nghiệp, nông thôn.
e) Xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của kinh tế nông thôn bao gồm: Điện, đường,
trường, trạm , là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế nông thôn. Đầu tư xây
dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở địa bàn nông thôn rộng lớn đòi
16
hỏi một lượng vốn rất lớn. Điều này vượt quá khả năng của kinh tế nông thôn, vì
vậy cần có sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước và từ các nguồn lực bên ngoài.
f) Giữ vững định hướng XHCN trong phát triển kinh tế nông thôn
Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong kinh tế nông thôn sẽ xuất
hiện sự phân hóa giàu nghèo và làm biến đổi cơ cấu giai cấp và khuynh hướng phát
triển TBCN là điều không thể tránh khỏi. Để phát triển kinh tế nông thôn theo định
hướng XHCN thì cần phải:
- Khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng, đúng pháp luật, đồng thời
có những chính sách hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Thực hiện và hoàn thiện chính sách phân phối, phân phối lại nhằm thực
hiện sự công bằng trong thu nhập và tạo điều kiện cho mọi người đều được hưởng
thành quả chung.
KẾT LUẬN
Phát triển kinh tế nông thôn hiện nay là một chủ trương và chính sách đúng
đắn, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Chính vì vậy,
phát triển kinh tế nông thôn luôn luôn có vị trí quan trọng đối với quá trình phát
triển KT-XH của đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước, chúng ta đang từng bước thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế; tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang có
những tác động hết sức to lớn đến việc phát triển kinh tế nông thôn. Do vậy vấn đề
lý luận và thực tiễn về kinh tế nông thôn vẫn còn có nhiều thay đổi cần được tiếp
tục nghiên cứu, bổ sung phát triển.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
1. Làm rõ tính tất yếu khách quan và nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn?
2. Phân tích nội dung giải pháp cơ bản phát triển kinh tế nông thôn và xây
dựng nông thôn mới theo định hướng XHCN?
17