LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống của chúng ta thứ gì là quan trọng nhất, đó chính là sức
khoẻ. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ sức khoẻ của mình trong cuộc sống
hiện đại như thời nay và nhu cầu về cuộc sống luôn được nâng cao, luôn luôn
được đổi mới. Để bước theo cùng nhịp độ với lối sống luôn được thay đổi và
đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, nhiều doanh nghiệp đó ra đời để phục vụ
những nhu cầu đó. Họ đó thành lập ra nhiều Công ty (kể cả nhà nước và tư
nhân), nhu cầu đầu tiên để khởi động hay cho Công ty hoạt động đó là nhu
cầu về vốn và lao động.
Nhưng hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại trong việc sản xuất, nhiều chủ
doanh nghiệp vẫn coi thường sức khoẻ cũng như tính mạng của người lao
động, biểu hiện chuẩn bị không đầy đủ bảo hộ lao động cho người lao động
khi lao động, hoặc bỏ rơi người lao động hay không quan tâm đúng mức khi
họ gặp tai nạn lao động, đó có nhiều trường hợp như thế xảy ra và được đăng
lên báo. Điều quan trọng nhất là các chủ sử dụng lao động cần tìm mọi cách
lách luật để trốn tránh việc đóng BHXH cho người lao động mà trong khi đó
BHXH lại rất quan trọng đối với người lao động và nó còn là nơi chỗ dựa cho
người lao động khi hết tuổi lao động hay bệnh nghề nghiệp.
Ngày nay rất nhiều bài báo đã lên tiếng thay cho người lao động vì lý
do sợ ngày mai ngày mất việc mà người lao động không giám đứng dậy để
dành lại quyền lợi của mình mặc dù biết việc làm của chủ doanh nghiệp là vi
phạm pháp luật.
Với những lý do trên em đó chọn đề tài “Bảo hiểm xã hội và ý nghĩa
của nó đối với người lao động ở một số tỉnh” làm đề tài tiểu luận cho môn
học này.
1
PHẦN NỘI DUNG
I.VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.Khái niệm và vấn đề liên quan đến BHXH
1.1. Khái niệm
BHXH là sự đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động và gia đình
họ khi có nguy cơ mất an toàn về kinh tế do bị giảm hoặc mất khả năng lao
động thông qua sử dụng nguồn quỹ huy động từ người tham gia và sự tài trợ
của Nhà nước
* Mục đích của BHXH
- Là đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ thông qua sử
dụng quỹ huy động từ người tham gia (người sử dụng và người lao động) và
tài trợ của Nhà nước để trợ cấp cho người lao động trong trường hợp bị giảm
sức lao động (do ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…) hoặc mất
sức lao động (hết tuổi lao động….)
- Là góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia từ đó khôi phục và
phát triển sản xuất, đời sống; đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế
và xã hội của đất nước.
* Mục đích sử dụng của BHXH
- Chi trả và trợ cấp cho các chế độ BHXH
- Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH
Thực chất của hoạt động BHXH là quá trình phân phối lại tổng sản
phẩm trong nước giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính
phát sinh khi tai nạn, rủi ro bất ngờ xảy ra đối với người tham gia BHXH.
Hoạt động của bảo hiểm dựa trên nguyên tắc “Số đông bù số ít”. Hoạt động
BHXH còn liên kết, gắn bó các thành viên trong xã hội cùng vì lợi ích chung
của cộng đồng, vì sự ổn định, sự phồn vinh của đất nước.
1.2. Vấn đề liên quan đến BHXH
2
* Nguồn quỹ bảo hiểm
Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài NSNN. Được
hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: Người sử dụng lao động đóng góp;
Người lao động đóng góp; Nhà nước đóng và hỗ trợ cấp thêm; Các nguồn
khác như cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn
rỗi.
* Đối tượng tham gia BHXH
-Người lao động làm việc trong các DNNQD
- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế NQD có sử dụng từ 10 lao động trở nên
- Người lao động Việt nam làm việc trong các Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp,…..
- Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh đơn vị thuộc
cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng, Đoàn thể.
- Người lao động làm việc trong các Doanh nghiệp, các tổ chức đơn vị
thuộc Lực lượng vũ trang.
- Người giữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý
Nhà nước, Đảng, đoàn thể từ TW đến cấp huyện
- Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành
chính sự nghiệp; làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ TW đến cấp
huyện
Các đối tượng trên đi học, thực tập, công tác điều dưỡng ở nước ngoài
mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện
BHXH bắt buộc
* Mức đóng góp BHXH
Sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, Chính phủ
đã ban hành Nghị định 43/CP ngày 22/06/1993 và điều lệ BHXHVN ban hành
kèm theo NĐ 12/CP ngày 26/01/1995 trong các văn bản này đều quy định quỹ
BHXH được hình thành từ các nguồn sau:
3
- Người sử dụng lao động đóng = 15% so với tổng quỹ tiền lương của
những người tham gia BHXH. Trong đó 10% để chi trả các chế độ hưu trí, tử
suất và 5% để chi các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp
- Người lao động đóng = 5% tiền lương tháng để chi các chế độ hưu trí
và tử suất
- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ
BHXH đối với người lao động
- Các nguồn khác
2. Nguyên nhân tại sao người lao động phải đóng BHXH
Trong nền kinh tế hiện nay, trách nhiệm tham gia đóng BHXH cho
người lao động phâm chia cho cả người sử dụng lao động và người lao động
trên cơ sở quan hệ lao động. Điều này không phải là sự phân chia rủi ro mà là
lợi ích giữa hai bên. Về phía người sử dụng lao động, sự đóng góp một phần
BHXH cho người lao động sẽ tránh được thiệt thòi kinh tế do phải chi trả một
khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động; đồng thời giảm bớt
được tình trạng tranh chấp và tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ - thợ. Về
phía người lao động, sự đóng góp một phần để bảo hiểm cho mình vừa biểu
hiện sự tự gánh chịu trực tiếp rủi ro của chính mình, vừa có ý nghĩa ràng buộc
nghĩa vụ và quyền lợi một cách chặt chẽ.
3. Ý nghĩa của BHXH đối với người lao động
Khi người lao động tham gia BHXH được hưởng quyền lợi và chế độ
sau:
* Về quyền lợi
- Nhận được sổ BHXH do cơ quan BHXH phát hành và quản lý
- Được nhận các khoản trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời, thuận tiện có
đủ các điều kiện hưởng các loại trợ cấp
4
- Có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người
sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH có hành vi vi phạm điều lệ BHXH
* Về chế độ
Chế độ trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp vừa là chế độ
BHXH ngắn hạn, lại vừa là chế độ dài hạn (tuỳ theo mức độ suy giảm khả
năng lao động, trợ cấp một lần hay trợ cấp hàng tháng).Thực hiện trên nguyên
tắc cộng đồng xó hội, chia sẻ rủi ro đối với những người lao động không may
mắn bị tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp để chữa trị và bù đắp cho họ khi
bị mất thu nhập hoặc mất khả năng lao động.
Từ ngày 01/01/1995,chính sách BHXH cho người bị tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo Bộ Luật Lao động và Điều lệ
BHXH theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ.Theo quy
định thì quỹ này do người sử dụng lao động đóng góp và được thực hiện chi
trả từ 2 hệ thống: bồi dưỡng trực tiếp từ người sử dụng lao động và trợ cấp từ
phía cơ quan BHXH Việt Nam (nếu có tham gia BHXH bắt buộc).
Theo đó: người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm trả các khoản
chi phí y tế và tiền lương từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định
thương tật cho người bị tai nạn lao động. Sau khi điều trị ổn định thương tật,
người sử dụng lao động có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp cho người
bị tai nạn lao động và được cơ quan BHXH giới thiệu đi giám định khả năng
lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo quy định của Bộ Y tế.
Gần đây, Chính phủ đó ban hành Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày
27/12/2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 06/CP
ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của của Bộ
Luật Lao động-Thương binh và Xã hội đã có Thông tư hướng dẫn số
10/2003/TT- BLĐTBXH ngày 18/04/2003.
Như vậy, từ nay người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà suy
giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết đều được bồi thường; đối
với những trường hợp tai nạn lao động nhưng qua điều tra xác định tai nạn
5