Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở phòng Bảo hiểm huỵên Thanh Trì - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.64 KB, 62 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Giao thông vận tải là ngành kinh tế - kỹ thuật có vị trí quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hầu hết các ngành kinh tế, xã hội an ninh quốc
phòng. Giao thông vận tải là một bộ phận của kiến trúc hạ tầng kinh tế. Sự
nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước có kiên quan chặt chẽ với sự
phát triển của ngành giao thông vận tải. Bởi vậy có thể nói giao thông vận tải là
huyết mạch của nền kinh tế, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Giao thông vận tải nước ra gồm các hình thức chủ yếu: Vận tải đường bộ,
đường thuỷ, đường sắt và hàng không. Trong đó vận tải đường bộ bằng xe cơ
giới là hình thức phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế. Với tốc
độ vận chuyển nhanh hoàn thành quá trình vận chuyển một cách triệt để, chi phí
vận chuyển tương đối thấp nên vận chuyển bằng xe cơ giới tiện lợi hơn rất nhiều
so với vận chuyển bằng các hình thức khác. Hơn nữa vận chuyển bằng xe khác
nhau có khả năng chuyên trở hàng hoá, con ngưòi tới mọi lúc, mọi lúc kể cả
những điểm mà vận tải đường sắt, hàng không không tới được. Tuy nhiên, do
đặc điểm hoạt động của ngành vận tải là ngành sản xuất mang tính xã hội cao.
Quá trình sản xuất tiến hành ngoài Công ty, chủ yếu là sự tiếp xúc giữa lái xe với
xã hội, sự quản lý của Công ty chỉ trong một chừng mực nhất định. Vì vậy hình
thức vận tải bằng xe cơ giới thường gặp rủi ro về tai nạn giao thông, cần phải có
sự giáo dục, giúp đỡ của các ngành chức năng và toàn xã hội.
Cùng với sự biến động của nền kinh tế thị trường, vận chuyển bằng xe cơ
giới cũng không ngừng phát triển, lượng xe lưu hành tăng lên một cách đáng kể.
Bên cạnh đó, chất lượng hệ thống đường bộ ở đất nước ta còn kém, việc tu sửa
lại đường xá cháp vá chật hẹp, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện mà chúng ta
chưa có đủ biện pháp tối ưu để hạn chế, ngăn ngừa rủi ro. Hơn thế nữa, mặc dù
lượng xe lưu hành ngày một tăng nhưng vẫn không theo kịp với sự phát triển của
1
cơ chế thị trường nên vẫn phải sử dụng những xe hết thời hạn sử dụng hoặc
không đảm bảo độ an toàn. Lái xe không nghiêm túc chấp hành luật lệ an toàn
giao thông.


Từ những đặc điểm trên, với phương châm "lá lành đùm lá rách" khi hoạn
nạn, bảo hiểm là một hình thức gián tiếp giúp đỡ nhau khi khó khăn, sự ra đời
của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự là cần thiết.
Từ thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này đã chứng minh được rằng
bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới không thể thiếu được và ngày
càng phục vụ đắc lực cho sự phát triển của nền kinh tế.
Là sinh viên thuộc chuyên ngành kinh tế bảo hiểm, sau một thời gian
nghiên cứu tài liệu và thực tập nghiệp vụ tại văn phòng Bảo hiểm huyện Thanh
Trì, tôi xin chọn đề tài "Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối
với người thứ ba ở phòng Bảo hiểm huỵên Thanh Trì - Hà Nội" cho chuyên đề
thực tập tốt nghiệp của mình.
Mục đích của đề tài là:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới đối với người thứ ba.
- Phân tích tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Văn phòng Bảo hiểm huyện Thanh Trì -
Hà Nội.
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ Bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Văn phòng Bảo hiểm
huyện Thanh Trì - Hà Nội.
Lần đầu làm quen với thực tế, đối tượng nghiên cứu là một vấn đề rộng và
phúc tạp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự
góp ý chân thành của thầy cô và các bạn.
2
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA
CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA
Dù ở phương thức sản xuất nào, con người và tài sản luôn bị đe doạ bởi

thiên tai và các tai biến bất ngờ, phát sinh ngay trong các hoạt động của con
người. Suốt trong lịch sử phát triển cuả mình, loài người đã phải chịu đựng và
chứng kiến biết bao thảm hoạ, nào là động đất, núi lửa, sóng thần, bão tố, dịch
bệnh rồi thì chiến tranh, tai nạn giao thông, phóng xạ, ô nhiễm, hoả hoạn. v.v…
Các hiện tượng này luôn bất động và phát triển không theo một trình tự chu kỳ.
Vì thế để đấu tranh cho sự tồn tại và phát triển của mình, con người đã có những
biện pháp đấu tranh nhằm chinh phục và cải tạo thiên nhiên. Đồng thời con
người phải tìm biện pháp đề phòng, ngăn ngừa những tai nạn xấu có thể xảy ra.
Tuy nhiên, kết quả đấu tranh còn phụ thuộc vào trình độ khoa học - kỹ
thuật và tiềm lực phát triển của mỗi nước cũng như sự phát triển của lực lượng
sản xuất xã hội. Song cho dù kha học - kỹ thuật có phát triển mức nào chăng nữa
thì con người vẫn tồn tại trong lòng thiên nhiên, gánh chịu hậu quả do thiên
nhiên gây ra với mức độ ngày càng giảm.
Để khắc phục hậu quả của thiên tai và tai nạn, đảm bảo ổn định sản xuất
và đời sống, mỗi gia đình, đơn vị sản xuất kinh doanh hay Nhà nước chỉ có một
khoản dự trữ lớn để bù đắp thiệt hại và trang trải chi phí cho phần trách nhiệm
phát sinh. Biện pháp tạo bảo hiểm bằng cách tiết kiệm tiền, dự trữ hiện vật hàng
hoá của từng gia đình, từng doanh nghiệp tỏ ra kém hiệu quả về mặt kinh tế, nhất
là khi xẩy ra thiệt hại lớn. Dự trữ lớn của Nhà nước thì lại không thể trang trải
tổn thất nhỏ lẻ, phân tán của từng cá nhân gia đình hay một doanh nghiệp bị thất
3
bại nhất là trong bối cảnh này nước ta đang chuyển dần sang nền kinh tế thị
trường, doanh nghiệp phải tự chủ và bảo toàn vốn của mình hay bị thiên tai và tai
nạn bất ngờ gây thiệt hại. Biện pháp hữu hiệu nhất khắc phục được hai nhược
điểm trên là tổ chức bảo hiểm như một dịch vụ tài chính có tính chất chuyên
nghiệp - bảo hiểm thương mại (hay còn gọi là bảo hiểm rủi ro)
Đối tượng của bảo hiểm thương mại là: con người, tài sản và trách nhiệm.
Quỹ bảo hiểm được lập ra từ sự đóng góp cá nhân, đơn vị tham gia baỏ hiểm.
Ngoài ra còn dùng để chi lập quỹ dự trữ, chi cho việc quản lý của doanh nghiệp,
chi thực hiện nghĩa vụ đói với ngân sách Nhà nước. trong những trường hợp cụ

thể được chi dùng cho việc tiến hành các biện pháp để phòng hạn chế tổn thất.
Như vậy có thể nói bảo hiểm có một sức mạnh tài chính để trở thành tấm lá chắn
về kinh tế trước sự tàn phá của hiểm hoạ bất ngờ.
Thực chất bảo hiểm là sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường đối với
người được bảo hiểm về những mất mát thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do
những rủi ro gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho
những đối tượng đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.
Bên cạnh những rủi ro nghiêm trọng do thiên tai gây ra, chính bản thân sự
phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến đã đem đến
cho con người những sự cố bất thường không thể tránh khỏi.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hàng năm trên thế giới có khoảng 7000
vụ tai nạn lớn nhỏ xẩy ra trên biển, cứ hai giây có một vụ tai nạn ô tô, trung bình
mỗi ngày xẩy ra một trận động đất hoặc núi lửa phun, hai trận gió bão tuyết hoặc
sóng thần, làm hàng triệu người chết và bị thương, số tài sản bị thiệt hại tính
bằng tiền để đủ nuôi toàn bộ dân Châu Phi.
Trong số các tổn thất nghiêm trọng xẩy ra, đặc biệt phải kể đến các tổn
thất về người và tài sản do tai nạn về điều khiển xe cơ giới gây ra, Có thể nói
đây là một thiệt hại lớn nhất (gấp 10 lần tai nạn máy bay và xe lửa). Cùng với
4
công cuộc cơ khí hoá và tự động hoá, tai nạn giao thông đường bộ đã tăng lên
một con số đáng kể và trở thành hiểm hoạ lớn đối với xã hội. Riêng ở Nhật Bản,
những người bị tai nạn ô tô, bị thương, bị chất trong tai nạn ô tô đã tăng từ
21.540 người trong năm 1948 lên 78.764 trong năm 1994, tức là tăng 36 lần chỉ
trong vòng 6 năm.
Ở Pháp tháng 12/1992 đã xẩy ra gần 13.000 vụ đụng xe, làm 648 người bị
thiệt mạng.
Ở nước ra, đi đôi với sự gia tăng của các loại phương tiện cơ giới, tai nạn
giao thông cũng ngày một gia tăng. Theo cục Cảnh sát giao thông đường bộ -
đường sắt, chỉ tính riêng từ 1.1. đến 20.2.2000 trên phạm vi cả nước đã xẩy ra
4427 vụ tai nạn giao thông làm chết 1282 người và bị thương 4685 người. So với

cùng kỳ năm trước, tình hình tai nạn giao thông trong thời gian qua tăng 14,5%
số vụ; 22,56% số người thiệt mạng trong các vụ tai nạn giao thông so với vùng
kỳ năm trước tăng 1 người.
Trong số các phương tiện gây tai nạn có 35,14% là xe ô tô vận chuyển
hành khách, 63% là xe mô tô. Đặc biệt có một số vụ tai nạn giao thông rất
nghiêm trọng đều xẩy ra đối với ô tô khách và do lôĩ của chủ phương tiện:
Vụ tai nạn xe khách mang biển số 63A - 53 - 89, bị mất phanh khi xuống
dốc tại đèo Cù Mông, xe đâm vào vách đá làm 36 người chết, 47 người bị
thương.
Vụ tai nạn tại đèo Cả tỉnh Khánh Hoà, xe 75B - 18 - 91 của HTX ô tô Huế
tỉnh Thừa Thiên Huế so va chạm với một xe đã bốc cháy dữ dội rồi lao xuóng
biển, 29 hành khách trên xe chết và 11 người bị thương nặng, xe bị phá huỷ hoàn
toàn.
Vụ tai nạn xe khách mang biển số 37H -17 - 00, lái xe đã tự ý trao tay lái
cho chủ xe không có bằng lái nên làm chết 6 người đi xe máy đang đi ngược
đường.
5
Qua những số liệu trên cho thấy những vụ tai nạn để lại hậu quả rùng rợn
như thế thiết nghĩ nếu không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì làm sao có thể
kéo lại được phần nào mất mát và thiệt hại khủng khiếp ấy.
Như vậy, cũng như các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ khác, hoạt
động GTVT cần được bảo hiểm hay nói một cách khác hoạt động GTVT không
thể tách rời bảo hiểm. Vì thế sự ra đời của loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là đòi hỏi tất yếu.
Trên thế giới, nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba được ra đời ở thế kỷ XIX gắn kèm với sự phát minh và sử dụng xe hơi.
Tốc độ phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm này rất mạnh mẽ, nhất là đối với
các nươc phát triển như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật v.v… Doanh thu của nó
chiếm tỷ trọng lớn (trên dưới 30% ) Trong tổng doanh thu toàn bộ hoạt động bảo
hiểm. Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều có qui định đây là loại bảo

hiểm "bắt buộc"
Ở Việt Nam do những đặc điểm trên, đặc biệt là do tổ chức hoạt động của
xe cơ giới là nguồn nguy hiểm cực độ, thực tế đã gây ra tai nạn thường xuyên
không thể lường trước được. Hơn thế nữa, để đảm bảo quyền lợi cho người bị
nạn khi có thiết hại xảy ra ngày 10/3/1998 Hội đồng Bộ trưởng đã ra nghị định
số 30/HĐBT qui định bắt buộc tất cả các chủ xe cơ giới đăng ký hoạt động trên
lãnh thổ các nước CHXHCN Việt Nam đều phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe tại Bảo Việt.
Trách nhiệm dân sự của chủ xe ở đây là phần trách nhiệm bồi thường
những hậu quả được tính bằng tiền theo qui định của luật pháp hoặc phán quyết
của toà án quyết định chủ xe của mình gây tai nạn làm cho:
+ Bên thứ 3 bị thiệt hại hoặc bị thương tích.
+ Của cải, tài sản của bên thứ 3 bị huỷ hoại, hư hỏng.
6
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe là biện pháp kinh tế huy động sự
đóng góp của các chủ xe hình thành nên quỹ bảo hiểm. Quỹ đó chủ yếu được sử
dụng để bồi thường, bù đắp cho các chủ xe trong thời gian xe hoạt động gây ra
tai nạn, làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe, nhằm góp phần ổn định về
mặt tài chính cho chủ xe.
II. TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA
CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá và đặc biệt là khi xoá bỏ
cơ chế bao cấp, quỹ bảo hiểm chính là nguồn bảo đảm tài chính chắc chắn cho
các tổ chức kinh tế để khắc phục hậu quả các hiểm hoạ, bảo toàn và tiếp tục phát
triển các nguồn vốn của mình. Các nhà kinh doanh có lắm nỗi lo: Lo sao "có vốn
làm ăn" là nỗi lo muôn thuở, rồi lại lo "cụt vốn, sạt nghiệp" khi không may gặp
phải rủi ro nhất là đối với nguồn vốn trợ cấp tài chính trong cơ chế thị trường
hiện nay. Quy mô đầu tư càng lớn thì rủi ro đầu tư cũng càng cao. Họ lựa chọn
và gửi gắm doanh nghiệp của mình vào các loại hình bảo hiểm về tài sản và bảo
hiểm trách nhiệm dân sự.

Như ta đã biết, tai nạn giao thông ngày một gia tăng, một vấn đề tồn tại
còn hết sức phức tạp là việc giải quyết hậu quả của nó. Bởi vì chức trách và khả
năng giải quyết chỉ ở mức độ hết sức hạn hẹp, hình thức trước những mất mát
đau thương của nạn nhân. Theo như luật pháp đã quy định: chủ xe cơ giới phải
có trách nhiệm bồi thường toàn bộ những thiệt hại về người và tài sản do sự lưu
hành xe của họ gây ra đối với người thứ ba. Song trên thực tế, khi xảy ra tai nạn
do trách nhiệm hình sự mà có nhiều người lái xe bỏ chạy, cũng như do điều kiện
kinh tế của chủ xe còn hạn hẹp không dư khả năng bồi thường cho nạn nhân. Vì
thế trong rất nhiều trường hợp người bị nạn không biết khôi phục lại thiệt hại,
mất mát đầu tư.
7
Như vậy để đảm bảo quyền lợi cho người bị nạn khi xảy ra tai nạn cũng
như bảo đảm cho chủ xe (lái xe) khỏi những hoang mang về tinh thần và những
chi phí về kinh tế không thể lường trước nổi, cần thiết phải có một biện pháp
kinh tế thành lập quỹ dự trữ bồi thường trách nhiệm dân sự của chủ xe.
- Bồi thường chủ động, kịp thời cho chủ xe khi phát sinh trách nhiệm dân
sự. Khi tai nạn giao thông xảy ra, trong đó lỗi của lái xe thì Công ty bảo hiểm
(Nơi mà chủ xe tham gia bảo hiểm) sẽ thông qua hoạt động nghiệp vụ của mình
tiến hành việc chi bồi thường cho các chủ xe một cách kịp thời, giúp các chủ xe
có thêm điều kiện vật chất để nhanh chóng khắc phục hậu quả xẩy ra không khải
chi ra những khoản chi bất thường gây mất cân đối về mặt tài chính.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ra đời đã có tác dụng:
- Đề ra các biện pháp để phòng ngừa và ngăn ngừa tai nạn tích cực giảm
số vụ tai nạn có thể xẩy ra. Bằng cách thông qua công tác bảo hiểm trách nhiệm
chủ xe, thúc đẩy các lái xe thực hiện tốt biện pháp an toàn nhằm giảm một cách
tối đa các tổn thất có thể xẩy ra. Bên cạnh đó thông qua việc thu phí bảo hiểm để
có nguồn chi vào việc ngăn ngừa các tai nạn xảy ra, cụ thể là được thực hiện
thông qua việc chi đề phòng, hạn chế tổn thất như: chi làm đường lánh nạn, mở
rộng hoặc làm thêm đường xá.v.v…
Trong điều kiện cơ chế quản mới hiện nay, các đơn vị được giao vốn và tự

cân đối về mặt tài chính. Vì vậy, đối với các chủ xe, khoản chi bồi thường cho
người bị nạn khi không may xe gây tai nạn cho người khác là rất lớn. Song nếu
chủ xe đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự, mà gặp phải tai nạn gây thiệt
hại cho người thứ ba thì các chủ xe đã có nguồn để bì đắp sự thiệt hại. Đó chính
là số tiền bồi thường giúp cho các đơn vị, chủ thể ổn định và phát huy quyền tự
chủ về tài chính khi không may xẩy ra tai nạn mất ngờ phát sinh trách nhiệm của
xe, làm thiệt hại kinh tế của chủ xe.
8
Bên cạnh các tác dụng trên, bảo hiểm TNDS còn hỗ trợ chủ xe trong việc
thương lượng, hoà giải với nạn nhân, xoa dịu, làm bớt căng thẳng giữa lái xe với
nạn nhân.
Đồng thời với người bị nạn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự cũng giúp cho
họ giảm bớt những khó khăn ban đàu, có sự giải quyết thích đáng khi tai nạn xẩy
ra.
Với những tác dụng trên, một lần nữa lại khẳng định sự cần thiết khách
quan cũng như sự "bắt buộc" của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự là tất
yếu.
III. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH
NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA
1. Đối tượng bảo hiểm - Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của
chủ xe
Đối tượng của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với người thứ ba chính là phần trách nhiệm dân sự của các chủ xe. Kể cả các
chủ xe trong nước và các chủ xe là người nước ngoài có giấy phép sử dụng xe
trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.
Trách nhiệm dân sự của chủ xe bao gồm trách nhiệm trước sự hoạt động
của nguồn nguy hiểm cao độ, trách nhiệm về việc điều khiển xe của người lái xe.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới không chịu trách nhiệm về mặt
hình sự cuả chủ xe, cũng như thiệt hại vật chất của bản thân xe.
Đối tượng bảo hiểm là nghiã vụ hay trách nhiệm bồi thường của chủ xe.

Đối tượng mang tính trìu tượng, hay được xác định bằng một con số cụ thể. chỉ
khi nào việc lưu hành xe gây ra tai nạn trên lãnh thổ nước ta, thì khi đó đối tượng
mới được xác định.
Đi đôi với trách nhiệm của chủ xe là trách nhiệm bồi thường của bảo
hiểm. Song trách nhiệm đó chỉ phát sinh khi có các điều kiện sau xẩy ra:
9
1- Có thiệt hại thực tế
Trong thực tế xe đã gây tai nạn làm thiệt hại về tài sản hoặc gây thương
tích đến tính mạng hay tình trạng sức khoẻ của bên thứ ba. Những thiệt hại này
có thể tính bằng số liệu cụ thể từ những trường hợp đặc biệt có thể tính toán bằng
số tương đối phù hợp với tình hình thực tế như:
+ Hậu quả tai nạn gây ra thiẹthại về hoa mầu sắp đến ngày thu hoạch.
+ Đối tượng thiệt hại là xúc vật sắp đến ngày sinh đẻ.
2- Hành vi trái pháp luật:
Tai nạn xảy ra, chủ xe phải có lỗi về mặt hình sự hoặc chủ xe (lái xe) đã
vi phạm quy tắt đảm bảo an toàn luật lệ giao thông xã hội. Ngoài ra có thể vi
phạm về đường lối chính sách của Đảng - Nhà nước cũng thuộc hành vi trái pháp
luật được đánh giá cao thấp khác nhau tuỳ theo mức độ vi phạm bằng mức độ lỗi
cụ thể.
3- Mối quan hệ nhân của giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xẩy ra:
Thiệt hại xẩy ra: thiệt hại xẩy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái
pháp luật. Ngược lại hành vi pháp luật là nguyên nhân trực tiếp, có ý nghĩa quyết
định gây ra thiệt hại. Không có hành vi trái pháp luật, chắc chắc không có thiệt
hại.
Trường hợp hành vi trái pháp luật không phải là nguyên nhân chính gây ra
thiệt hại nhưng lại là nguyên nhân trực tiếp, gây ra tai nạn thì cũng được coi là có
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của thiệt hại thức tế.
Ví dụ: Một số ô tô đang chạy trên đường, đội nhiên thấy xuất hiện xe máy
trong ngõ hẻm lao ra. Buộc người lái xe ô tô đánh tay lái về phía lề đường bên
phải để tránh chiếc xe máy. Nhưng không may đã gây tai nạn cho người đi xe

đạp trong sát lề đường. Trường hợp vụ tai nạn đó người lái xe máy là nguyên
nhân quyết định, gây ra tai nạn. Do với hành vi của người lái xe ô tô và với thiệt
hại của người lái xe đạp vẫn có mối quan hệ nhân quả.
10
4- Người gây tai nạn có lỗi:
Khi xẩy ra tai nạn, chủ xe (lái xe) phải nhận thức được hành vi của mình là
trái pháp luật. Hành vi đó có thể do lỗi cố ý, lỗi vô ý hoặc thiếu tinh thần trách
nhiẹm. Mức độ lỗi đó sẽ là cơ sở để tính toám trách nhiệm bồi thường cho nạn
nhân.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ vụ tai nạn nào người lái xe cũng có lỗi. Thực
tế có những vụ tai nạn xảy ra không do lỗi của ai. Nguyên nhân tai nạn là do sự
hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ.
Ví dụ: Xe đang chạy bị mất phanh đâm xuống vực hoặc va vào vách
đá.v.v…
Tóm lại, khi có tai nạn xẩy ra, trách nhiệm dân sự của chủ xe hay trách
nhiệm bồi thường của bảo hiểm chỉ phát sinh khi vụ tai nạn có ít nhất 3 điều
kiện.
- Thiệt hại thực tế
- Hành vi trái pháp luật
- Mối quan hệ nhân quả giữa chúng
Ba điều kiện đó phải xẩy ra đồng thời trong một vụ tai nạn. Không phát
sinh trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm nếu thiếu một trong 3 điều kiện trên.
Còn điều kiện thứ tư có thể có, có thể không xẩy ra nhưng vẫn phát sinh trách
nhiệm bồi thường.
2. Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Quan hệ ràng buộc của chủ xe với bảo hiểm là nghị định 30/HĐBT và quy
tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe do Bộ Tài chính ban hành, quy định
quyền lợi và trách dân sự của chủ xe, đảm bảo lợi ích cho chủ xe đồng thời có
tác dụng đảm bảo an toàn chung cho xã hội.
Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự được thiết lập dựa trên nguyên tắc

bảo hiểm toàn diện. Tất cả mọi yêu cầu, mọi rủi ro cơ bản đều được bảo hiểm.
11
Đảm bảo yêu cầu, trong những năm qua hạn mức trách nhiệm của bảo
hiểm cho mỗi vụ tai nạn luôn luôn được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình
thực tế. Hơn thế nữa đã tiến tới bảo hiểm toàn bộ theo thiệt hại thực tế, để đáp
ứng tốt nhất yêu cầu đó.
Quy định mức miễn bồi thường hay các biện pháp chế tài chủ yếu nhằm
tác dụng giáo dục chủ xe và lái xe có ý thức trách nhiệm hơn trong đề phòng và
hạn chế tai nạn. Do đó các quy định mức miễn thường được xem xét điều chỉnh
cho phù hợp với sự biến động của giá cả.
Quy tắt bảo hiểm thiết lập biêt gắn trách nhiệm đề phòng ngăn ngừa tai
nạn với nguyền lợi được hưởng bồi thường. Cơ quan bảo hiểm tiến hành bồi
thường có lưu ý đến công tác đề phòng, ngăn ngừa tai nạn cho chủ xe. Chủ xe
nào thực hiện tốt trách nhiệm khi xảy ra tai nạn sẽ được bồi thường. Chủ xe nào
vi phạm trách đề phòng thì tuỳ theo mức độ sẽ áp dụng các mức miễn thường
khác nhau.
Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới quy định những điều
khoản chủ yếu sau đây:
- Điều khoản về rủi ro được bảo hiểm
- Điều khoản về phạm vi và trách nhiệm của bảo hiểm
- Điều khoản về phí bảo hiểm (mức phí và thời gian nộp).
- Điều khoản quy định sự thay đổi làm tăng giảm tính chất rủi ro của từng
loại xe.
- Điều khoản đề phòng, ngăn ngừa và hạn chế tai nạn
- Điều khoản về thời gian hiệu lực bảo hiểm
- Điều khoản quy định quyền khiếu nại đòi bồi thường.
Ngoài những điều khoản chủ yếu trên, quy tắc còn có một số điều khoản
phụ.
3. Người được bảo hiểm
12

Đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự cũng như bảo hiểm tài sản, người
được bảo hiểm bao giờ cũng là người được bồi thường.
Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe, khi xe gây thiệt hại cho bên
thứ ba, người được bảo hiểm bồi thường là chủ xe hoặc người đại diện cho chủ
xe. Đại diện chủ xe uỷ quyền.
Chủ xe là người được pháp luật Nhà nước công nhận có đủ các quyền hạn
sau
- Quyền sở hữu xe
- Quyền quản lý xe
- Quyền cho thuê xe
- Quyền bán hoặc nhượng xe
Như vậy, lái xe không phải là chủ xe. Trước pháp luật Nhà nước, lái xe
không đủ tư cách pháp nhân là người tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự
trước Nhà nước về sự hoạt động xe của mình. Lái xe chỉ là người được chủ xe uỷ
quyền điều khiển xe hoặc là người làm công ăn lương cho chủ xe. Do đó lái xe
cũng phải là người được bảo vệ trực tiếp mà chính chủ xe mới là người được bảo
hiểm về mặt trách nhiệm dân sự.
Khái niệm bên thứ ba trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe là
phía nạn nhân trong vụ tai nạn. Bên thứ ba có thể là người trực tiếp bị tai nạn,
hoặc những người có tài sản, hành lý bị tai nạn, hoặc những người có tài sản,
hành lý bị thiệt hại do hậu quả của vụ tai nạn gây ra. Hoặc không phải bất kỳ
người nào là nạn nhân trong vụ tai nạn cũng thuộc bên thứ ba. Trong lúc bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe có quy định loại trừ những người không
thuộc người thứ ba, đó là:
- Thân nhân của chủ xe
- Thân nhân của người lái xe
- Người làm công cho chủ xe hoặc những người ở trên xe
13
- Của cải và tài sản của các đối tượng trên thị trường bị thiệt hại cũng như
những tài sản của những người khác đang được giam giữ tại chủ xe.

Tất cả các đối tượng trên đây khi bị tai nạn gây thiệt hại không thuộc về
bên thứ ba.
Bên thứ ba trong tai nạn giao thông không giới hạn số người. Tuỳ theo
từng vụ thực tế bên thứ ba có thể là một hoặc nhiều người.
Bên thứ ba trong vụ tai nạn không phải là người được hưởng bồi thường
của bảo hiểm. Vì họ không có mối quan hệ ràng buộc gì trong hợp đồng bảo
hiểm. Việc giải quyết bồi thường cho nạn nhân chỉ là việc giải quyết linh hoạt
nhằm đơn giản về mặt thủ tục thanh toán tiền bồi thường và tăng cường công tác
tuyên truyền tác dụng của bảo hiểm sâu rộng. Bên cạnh đó giải quyết bồi thường
cho nạn nhân còn phát huy được tính kịp thời, giúp người bị nạn có điều kiện
nhanh chóng khắc phục hậu quả tai nạn.
4. Phạm vi bảo hiểm
Cơ quan bảo hiểm nhận bảo hiểm các rủi ro không lường trước được gây
ra tai nạn làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe. Những rủi ro được bảo
hiểm là những rủi ro do sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Cụ thể
là những rủi ro tai nạn, thiệt hại sau:
- Tai nạn gây ra làm thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khoẻ đối với
bên thứ ba.
- Tai nạn gây ra làm thiệt hại về đường sá, tài sản, cầu sống của bên thứ
ba.
- Hậu quả tai nạn gây thiệt hại đến quá trình sản xuất và đời sống cuả các
tài sản bị hư hỏng và huỷ hại làm cho nạn nhân bị mất hoặc giảm thu nhập.
- Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp hạn chế thiệt
hại.
14
- Các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm (kể cả
những biện pháp không mang lại hiệu quả ).
- Những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của những người tham gia cứu
chữa, ngăn ngừa tai nạn.
- Chi phí cần thiết cho việc cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn.

- Chi phí cần thiết cho việc cứu chữa và chăm sóc nạn nhân.
Nhìn chung, vi phạm trách nhiệm của bảo hiểm rất rộng, song không phải
là tất cả mọi tai nạn đều thuộc bảo hiểm. Cụ thể những tai nạn xẩy ra do những
nguyên nhân sau, mặc dù có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe nhưng
không được bảo hiểm bồi thường:
- Tai nạn xẩy ra do lái xe có hành động cố ý gây ra tai nạn. Hoặc lái xe
không đủ điều kiện hợp pháp để lưu hành xe như lái xe đang trong tình trạng say
rượu hay sử dụng quá nhiều chất kích thích.
- Nạn nhân tự mình lao vào xe đang chạy hoặc nhảy lên nhảy xuống khi xe
chưa dừng bánh.
- Các vật dụng chuyên chở trên xe rơi xuống đường hoặc va quyệt gây tai
nạn làm thiệt hại cho phía ngươì đi đường. Trường hợp này tai nạn sẩy ra không
do sự hoạt động của xe mà do bốc xếp hay không đảm bảo đủ yêu cầu vận
chuyển. Trách nhiệm đó thuộc lỗi người chuyên chở không thuộc chủ xe.
- Tai nạn xẩy ra do xe không đảm bảo kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu
hành teo quy định trong điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ như: Phanh
xe hỏng, vô lăng không đièu khiển được, xe đi đêm không có đèn, xe đang trong
thời gian sửa chữa hoặc chậy thử ….
- Xe chuyên chở quá trọng tải, chạy quá tốc độ quy định gây thiệt hại đến
đường xá, cầu cống và người thứ ba.
Những thiệt hại này thuộc rủi ro biết trước xẩy ra nhưng cố tình vi phạm.
15
Ngoài những nguyên nhân gây tai nạn trên, thiệt hại của người theo quy
định không thuộc người thứ ba hoặc những thiệt hại xẩy ra ngoài lãnh thổ nước
CHXHCN Việt Nam (Trừ những trường hợp có thoả thuận riêng với cơ quan
bảo hiểm Nhà nước ) cũng không thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
5. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
5.1. Số tiền bảo hiểm:
Là giới hạn trách nhiệm bồi thường tối đa của bảo hiểm đối với các trường
hợp trách nhiệm dân sự phát sinh.

Bộ Tài chính quy định hạn mức trách nhiệm tối thiểu bắt buộc cho mọi
chủ xe. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể đưa ra các mức trách
nhiệm tự nguyện cao hơn mức bắt buộc đó để các chủ xe lựa chọn. Việc quy
định trách nhiệm cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố như: nhu cầu bảo hiểm
và khả năng tài chính của các chủ xe, tình hình thực tế tai nạn, loại phương tiện
và thậm chí cả khả năng đảm bảo của nhà bảo hiểm. Nhà bảo hiểm có thể quy
định mức một số tiền bảo hiểm để thuận tiện cho việc bán sản phẩm của mình,
nhưng cũng có thể chia sản phẩm của mình thành nhiều mức khác nhau. Việc tổ
chức bán sản phẩm bảo hiểm theo nhiều mức có ý nghĩa đáp ứng một cách tốt
nhất nhu cầu của các chủ xe theo cách đánh giá, phân đoạn thị trường của nhà
bảo hiểm. Điều cần chú ý ở đây là hạn mức trách nhiệm trong hợp đồng hoặc
trong giấy chứng nhận bảo hiểm mà chủ xe được cấp có ý nghía áp dụng cho
từng vụ tổ thất. Thông thường thời hạn bảo hiểm của loại bảo hiểm này là 1 năm.
Trong 1 năm được bảo hiểm, phương tiện được bảo hiểm có thể gây ra nhiều hơn
một vụ tai nạn. Trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm cho người được bảo
hiểm được tính theo từng vụ tai nạn theo hạn mức trách nhiệm đã thoả thuận.
Việc tính toán bồi thường của nhà bảo hiểm theo từng vụ là độc lập nhau. Và
trong mọi trường hợp, số tiền bồi thường tối đa mà người được bảo hiểm có thể
nhận được trong từng vụ là bằng với hạn mức trách nhiệm. Với những vụ tổn
16
thất lớn, trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm cho người thứ ba có
thể quá hạn mức trách nhiệm mà họ đã thoả thuận với người bảo hiểm. Trong
trường hợp như vậy, dĩ nhiên người được bảo hiểm phải tự gánh chịu phần vượt
quá hạn mức trách nhiệm này. Trong cùng một điều kiện như nhau mức trách
nhiệm bảo hiểm có ảnh hưởng quyết định đến mức phí mà người được bảo hiểm
phải đóng góp. Người được bảo hiểm sẽ phải đóng mức phí cao hơn nếu họ được
cung cấp một bảo hiểm có hạn mức trách nhiệm lớn hơn.
5.2. Phí bảo hiểm
Theo hình thức bắt buộc chủ xe (lái xe) tham gia bảo hiểm trách nhiệm
dân sự đều phải đóng một khoản phí nhất định. Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự

của chủ xe được thu theo mỗi đầu phương tiện hoạt động. Các phương tiện khác
nhau có khả năng gây tai nạn khác nhau.
Do đó phí bảo hiểm cũng tính riêng cho từng loại phương tiện. Tuy nhiên
đối với mỗi loại xe phí bảo hiểm chủ xe phải đóng cho mỗi hoạt động đầu xe
gồm 2 phần:
- Phần thực phí (phí thuần) là phần chủ yếu trong số phí thu dùng cho việc
bồi thường thiệt hại xẩy ra.
- Phần phụ phí được xác định bằng một tỷ lệ % nhất định trên toàn bộ chi
phí thu, dùng để chi cho quản lý kinh doanh và các khoản chi khác (hoa hồng,
giám định…)
Phí thuần được xác định dựa trên xác suất xẩy ra rủi ro và thiệt hại bình
quân trên số xe hoạt động đã được thống kê trong khoảng thời gia trước đó.
F = ƒ + d
Trong đó: F - Số phí thu một đầu xe
ƒ - Thực phí
d - Phụ phí
17
Tuỳ theo mỗi nghiệp vụ bảo hiểm ở các thời kỳ khác nhau quá trình khai
thác và quản lý nghiệp vụ khác nhau, phụ phí (d) chiếm tỷ lệ khác nhau. Nhưng
thông thường chiếm từ 20 - 30%
Thực phí được xác định theo công thức:
ƒ =
Trong đó:
Si: số vụ tai nạn xẩy ra có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe trong
năm thứ i
Ti: Thiệt hại bình quân đối với mõi vụ tai nạn cùng năm
Ci: Số xe hoạt động thực tế mỗi năm
i: Thứ tự năm lấy số liệu thống kê tính (thường dồn 5 năm )
Phương pháp tính phí trên được áp dụng để tính phí cho các loại xe hoạt
động thông dụng. Còn đối với các loại xe không thông dụng có mức rủi ro lớn

hơn như: Xe kéo rơ móoc, xe chở hàng nặng. v.v.v Tuỳ theo mức độ rủi ro sẽ
tính thêm tỷ lệ phụ phí trên mức phí cơ bản.
Mức phí cơ bản được xác nhận theo công thức trên áp dụng cho mỗi năm
sẽ được nhân thêm với tỷ lệ trượt giá do uỷ ban vật giá Nhà nước thông báo.
Đối với xe hoạt động ngắn hạn, kể cả xe của người nước ngoài mức phí
đóng góp đã được xác định.
F x S
c
M =
12
F x S
k
18

=
n
i
SiTi
1

=
n
i
Ci
1
Số

phí hoàn lại =
12
Trong đó :

S
c
: Là số tháng xe hoạt động
S
k :
Là số tháng xe không hoạt động
Trên thực tế từ năm 1991 trở đi, bảo việt có các mức trách nhiệm
khác nhau nên chủ xe tham gia bảo hiểm mức trách nhiệm nào thì phí bảo hiểm
được tính theo mức trách nhiệm đó.
Ví dụ: Đối với bảo hiểm xe con (xe du lịch từ 5 chỗ ngồi chở xuống )
Biểu phí bắt buộc taị Công ty bảo hiểm Hà Nội.
* Mức trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba
Về người : 7 triệu đồng/ người/ vụ.
Về tài sản : 40 triệu đồng / vụ
Phí đóng là: 65.000 đồng
Ngoài ra Công ty bảo hiểm còn mở thêm các hạn mức trách nhiệm cao
hơn, tương ứng với các vức phí cao hơn.
Chẳng hạn cũng ví dụ trên chủ xe còn có thể tham gia hai hạn mức trách
nhiệm sau:
* Mức chọn 1:
Về người: 10 triệu đồng/người/ vụ
Về tài sản : 60 triệu đồng/ vụ
Phí đống: 80.000 đồng
* Mức chọn 2:
Về người: 15 triệu đồng / người / vụ
Về tài sản: 69 triệu đồng / vụ
Phí đóng : 85.000 đồng

19
* Mức chọn 2:

Về người: 15 triệu đồng/ người/vụ
Về tài sản: 60 triệu đồng/vụ
Phí đóng: 85.000đ
Trên cơ sở mức trách nhiệm bảo hiểm và mức phí bảo hiểm mà Bảo Việt
đề ra chủ xe phải có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng kỳ hạn.
5.3. Trách nhiệm đóng phí và thời gian thu nộp phí
Nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm là trách nhiệm của những người đứng tên chủ
xe trong giấy phép lưu hành xe. Những xe không được cấp giấy phép lưu hành,
nghĩa vụ nộp phí thuộc về trách nhiệm của người quản lý chiếc xe đó. Đối với
những xe lần đầu tiên đưa ra sử dụng, nghĩa vụ nộp phí thuộc người đứng tên
cho chủ xe không có biển đăng lý, nghĩa vụ nộp phí thuộc về người đã mua xe.
a. Chủ xe là người nội địa
Nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm bắt đầu từ khi xe được cấp biển đăng ký mà
kéo dài trong suốt thời gian mang biển đăng ký. Xe không có biển đăng lý nghĩa
vụ nộp phí được bắt đầu từ khi xe đưa ra sử dụng và kéo dài đến khi xe hết khả
năng hoạt động.
Trường hợp chủ xe đã đóp phí bảo hiểm trong năm những vào một thứng
nào đó của xe bị hỏng, hết khả năng hoạt động thì chủ xe sẽ được hoàn số phí
còn lại của những tháng xe ngừng hoạt động. Nếu xe bị hỏng gây ra tai nạn phát
sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe thì không được hoàn phí.
Thời hạn nộp phí được quy định tối đa là một năm. Trong thời gian từ
ngày 1 tháng 1 đến hết ngày 31 tháng 3 hàng năm chủ xe có thể tham gia bảo
hiẻem thưo thời hạn nhưng thời gian bao rhiểm ghi trong giấy chứng nhận đối
với những xe này chỉ đến ngày 31 tháng 3 năm sau.
Những xe có giấy phép hoạt động trước ngày 1 tháng 4, những từ ngaỳ 1
tháng 4 năm sau mới tham gia bảo hiểm thì ngoài phí bao rhiểm gốc còn phải
20
chịu phạt nộp chậm phí bảo hiểm cho những ngày nộp chậm theo tỷ lệ 2 bên đã
thoả thuận. Thời gian nộp chậm nhất là 15 ngày sau khi nhận được thông báo.
Cụ thể theo quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ban hành

ngày 30 tháng 3 năm 1998.
- Chậm từ 1 đến 2 tháng nộp thêm 100% mức phí cơ bản
- Chậm từ 2 đến 4 tháng nộp thêm 200%
- Chậm từ 4 tháng trở lên nộp thêm 300%
b. Chủ xe là người nước ngoài.
Đối với xe của người nước ngoài, nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm phát sinh khi
phương tiện bắt đầu hoạt động và kéo dài trong suốt thời gian hoạt động trên
lãnh thổ nước ta.
Nghĩa vụ xe của người nước ngoài, nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm phát sinh
khi phương tiện bắt đầu hoạt động và kéo dài trong suốt thời gian hoạt động trên
lãnh thổ nước ta.
Nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm quy định áp dụng đối với tất cả những người
nước ngoài khi vào Việt Nam tham quan hay công tác có mang theo. Thời gian
xe hoạt động trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam dài hơn so với thời gian đã
nộp phí thì chủ xe phải nộp thêm phí bảo hiểm cho những ngày kéo dài đó.
Trường hợp chủ xe nước ngoài khi vào lãnh thổ nước ta có thể chứng
minh được cơ quan bảo hiểm nước họ đã nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối
với những thiệt hại do hoạt động xe của họ gây ra, đồng thời uỷ quyền cho Bảo
Việt bồi thường thiệt hại do sự lưu hành xe đó gây ra trong thời gianm hoạt động
của xe nước ngoài vượt quá thời hạn uỷ nhiệm, chủ xe phải có trách nhiệm nộp
phí cho những ngày kéo dài vào ngày dầu tiêu của thời gian đó.
Phí bảo hiểm thu trên cơ sở biểu phí của Bộ tài chính ban hành, nguyên
tắc thay bằng USD hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi trường hợp chủ xe thật sự khó
khăn ngoại tệ thì Bảo Việt có thể thu bằng đồng Việt Nam chuyển đổi trên cơ sở
21
biểu phí ngoại tệ do Bộ Tài chính ban hành, theo tỷ giá ngân hàng công bố tại
thời điểm thu phí.
5.4. Mức tăng, giảm phí:
Để động viên các chủ xe tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tai nạn.
Bộ tài chính cho phép tăng giảm phí tuỳ theo mức độ tổn thất của từng xe chủ

xe. Công ty phải thống kê, theo dõi số xe số phí bảo hiểm, tình hình tai nạn, bồi
thường của từng chủ xe xét theo từng năm thì mới có điều kiện để thực hiện tăng
giảm phí.
Đối với xe trong nước chỉ áp dụng tăng giảm phí với những chủ xe có ít
nhát từ 10 xe trở lên.
Chủ xe là người nước ngoài, áp dụng tăng giảm phí đối với từng chủ
không kể đến số lượng tham gia bảo hiểm nhiều hay ít.
Tỷ lệ tổn thất được xác định trên cơ sở số tiền bồi thường và số phí thu
của chủ xe trong năm trước của năm bảo hiểm nhiều hay ít.
Tỷ lệ tổn thất được xác định trên cơ sở số tiền bồi thường và số phí thu
của chủ xe trong năm trước của năm bảo hiểm. Khi tính toán số tiền bồi thường
chú ý bao gồm cả số tiền bồi thường thiệt hại xe gây ra tai nạn ở các tỉnh khác
gây ra vào đầu tháng 12 để các Công ty Bảo hiểm có điều kiện tính phí cho cả
năm bảo hiểm tiếp theo. Sau hi chủ xe đã nộp phí bảo hiểm đầy đủ. Cơ quan bảo
hiểm phải cấp giấy chứng nhận và phí bảo hiểm cho chủ xe.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm là một bằng chứng chứng nhận hợp đồng bảo
hiểm đã được ký kết. Trên giấy chứng nhận bảo hiểm một số mục như: Bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ 3 và người ngồi trên xe. Bảo
hiểm vật chất xe, thời gian tham gia bảo hiểm, ngày cáp chứng nhận.v.v… Ghi
chính xác những thông tin này để khi xẩy ra tai nạn bất ngờ có thể giải quyết
chính xác và thoả đáng.
22
- Phù điêu bảo hiểm dùng để dán lên kính xe, giúp cho việc kiểm tra của
cảch sát giao thông và bảo hiểm phát hiện xe chưa tham gia bảo hiểm lưu hành
trên đường.
6. Trách nhiệm và quyền lợi của chủ xe
Mặc dù đã tham gia bảo hiểm những chủ xe vẫn là người có trách nhiệm
chính trong việc đề phòng hạn chế tai nạn và khi có tổn thất xẩy ra. Đề làm tốt
trách nhiệm của mình, chủ xe phải chủ động phối hợp với các ngành thực hiện
các biện pháp chủ yếu sau:

- Định kỳ hàng năm tiến hành tổ chức các lớp tập huấn cho lái xe, phụ xe
nhằm đề cao trách nhiệm của lái xe, phụ xe trong việc đảm bảo an toàn giao
thông.
- Bảo quản tốt các phương tiện vận tải, bảo đảm đủ điều kiện tiêu chuẩn
kỹ thuật để hoạt động xe tốt.
- Đề xuất kiến nghị với ngành GTVT, công an, CSGT thường xuyên quan
tâm chỉ đạo việc sửa sang lại hệ thống đường xá, xây dựng biển báo, Panô, áp
phích tại các đầu nối giao thông quan trọng, đoạn đường nguy hiểm.
- Tổng kết đánh giá công tác ATGT trong mỗi đơn vị vận tải.
Tìm ra nguyên nhân thường xuyên gây ra tai nạn, từ đó đưa ra biện pháp
hạn chế, ngăn ngừa.
Bên cạnh đó để giúp cho việc tính toán và giải quyết bồi thường của bảo
hiểm thực hiện được kịp thời, giúp chủ xe và người bị nạn có điều kiện nhanh
chóng khắc phục hậu quả tai nạn, yêu cầu chủ xe báo ngay cho cơ quan bảo hiểm
gần nhất biết:
+ Ngày, giờ, địa điểm xẩy ra tai nạn
+ Số đăng ký xe gây tai nạn
+ Họ tên người lái xe.
+ Tên nạn nhân và địa chỉ .
23
+ Mức độ nghiêm trọng của vụ tai nạn
+ Nguyên nhân xẩy ra tai nạn và mức độ xử lý ban đầu của người chủ xe
(lái xe) .
Mặt khác chủ xe có nghĩa vụ hoàn lại tiền cho cơ quan boả hiển khi cơ
quan bảo hiểm đã gaỉi quyết trong một số trường hợp chủ xe hoặ lái xe vi phạm
luật lệ giao thông cũng như những quy định khác của bảo hiểm.
Ngoài trách nhiệm của những người tham gia bảo hiểm, chủ xe có những
quyền lợi trong hợp đồng như:
+ Quyền tham gia phân phối quỹ bảo hiểm, tức là quyền hưởng bồi thường
khi có tai nạn rủi ro được bảo hiểm xảy ra.

+ Quyền yêu cầu của cơ quan bảo hiểm bổ xung, sửa đổi hợp đồng và mở
rộng phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm.
+ Quyền bổ xung và khiếu nại đòi bồi thường trong thời hạn 2 năm kể từ
khi có tai nạn xẩy ra. Quá thời hạn, nếu chủ xe không có yêu cầu gì thì trách
nhiệm bảo hiểm mới kết thúc.
7. Công tác giám định và bồi thường.
7.1. Công tác giám định:
Để đảm bảo tính trung thực, khách quan cho cả 3 bên : Người bị nạn, chủ
xe, (lái xe) và bảo hiểm, cơ quan bảo hiểm đã xúc tiến việc giám định nguyên
nhân và hậu quả vụ tai nạn. Qua đó xác định phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm
nấu xét thấy tai nạn thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm, cơ quan bảo tiếp
tục xúc tiến các công việc sau:
- Phối hợp với cảnh sát giao thông tiến hành giám định hiện trường sau khi
xẩy ra tai nạn, mức độ nỗi của các bên có liên quan trong vụ tai nạn.
- Tranh thủ ý kiến của chủ xe và lời khai của nhân chứng qua tờ khai tai
nạn với thực tế hiện trường để đi đến kết luận cuối cùng về nguyên nhân vụ tai
nạn.
24
- Tranh thủ ý kiến của chủ xe và lời khai của nhân chứng qua tờ khai tai
nạn với thực tế hiện trường để đi dến kết luận cuối cùng về nguyên nhân vụ tai
nạn.
- Kiểm tra tính chính xác của vụ tai nạn qua việc đề nghị cơ quan CSGT,
CSĐT cung cấp bản sao biên bản giám định, bao gồm.
+ Biên bản kiểm nghiệm hiện trường hiện tại.
+ Biên bản kiểm nghiệm xe có liên quan trong vụ tai nạn.
+ Biên bản kết luận điều tra
+ Các chứng cứ khác có liện quan đến vụ tai nạn .
- Đối chiếu thực tế vụ tai nạn đã được xác minh với quy tắc và điều khoản
bảo hiểm hiện hành, có kết luận sơ bộ đi đến giải quyết bồi thường.
- Trước khi xác định thiệt hại thực tế của bên thứ ba cần chú ý đến khái

niệm bên thứ 3 trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe. Tai nạn xẩy ra
không thuộc diện bên thứ ba thì không cần xác minh bên thiệt hại.
Như vậy căn cứ vào biên bản xác minh và giám định mà cơ quan bảo hiểm
sẽ bồi thường cho chủ xe. Bởi vì số tiền bồi thường này căn cứ vào:
+ Thiệt hại thực tế của bên thứ ba.
+ Mức độ lỗi của chủ xe
+ Mức trách nhiệm bảo hiểm mà chủ xe tham gia.
Xác định đúng đắn thiệt hại thực tế của ban thứ ba do hậu quả của vụ tai
nạn gây ra là cơ sử đi đến kết luận số tiền bồi thường của bảo hiểm đúng đắn.
Tuỳ theo thiệt hại thực tế của bên thứ ba là thiệt hại tài sản hay thiệt hại về con
người việc tính bồi thường dựa vào các căn cứ khác nhau.
7.2. Công tác bồi thường
* Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
25

×