Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

giới thiệu chung về tàu vina shine sea

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.55 KB, 96 trang )

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀU VINA SHINE SEA
Tàu VINA SHINE SEA là tàu dầu được đóng tại nhà máy đóng tàu Bạch Đằng trọng tải
13500
tấn. Tàu VINA SHINE SEA được trang bị hệ thống hết sức hiện đại. Nhất là hệ thông
điện trên
tàu được trang bị với mức độ tự động hoá rất cao. Hệ thống có thể cho phép giám sát con
tàu tại
buồng điều khiển trung tâm
ß Các thông số chính của tàu như sau :
+Chiều dài toàn tàu (max) : 145,30 m.
+Chiều dài giữa hai đường vuông góc : 136,69 m.
+Bề rộng thiết kế : 20,80 m.
+Cao mạn đến boong chính : 11,29 m.
+Mớn nước mô hình : 8,45 m.
+Chiều cao từ boong chính tới boong mũi : 2,80 m.
+Chiều cao từ boong chính tới boong số 1 : 2,70 m.
+Chiều cao từ boong số 1 đến boong số 5(lầu lái) : 2,60 m (mỗi boong).
+Chiều cao từ boong số 5 đến đỉnh của lầu lái : 2,80 m.
+Diện tích boong chính của hàng : 300 mm.
+Phòng ở của thuỷ thủ : 150 mm.
1
CHƯƠNG 1: TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU VINASHIN SEA
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG:
Trạm phát tàu VINASHIN SEA được trang bị 3 máy phát chính và 1 máy phát sự cố
hãng
Taiyo.
1.1.1 Thông số của máy phát chính:
Model : FE 45C-6
Công suất 643,75(KVA) (515KW)
Tần số 50 (Hz)
Điện áp 400 (V)


Dòng điện 929 (A)
Điện áp mạch kích từ 119 (V)
Dòng kích từ 124 (A)
Cosφ : 0,8
1.1.2 Thông số của máy phát kích từ:
Công suất 160(KVA)
Điện áp 89,2 (V)
Dòng điện 103,8 (A)
Điện áp kích từ 50 (V)
Dòng điện kích từ 11 (A)
1.1.3 Thông số trạm phát điện sự cố:
Trạm phát sự cố tàu Vina Shine Sea được đặt ở mạn phải phía đuôi tàu và đặt ở khoang
trên
đường nước thiết kế và có thông số như sau:
Số lượng: 1
Công suất: 150 KW
Tần số: 50 HZ
Điện áp: 390 V
Dòng điện: 277 A
cosϕ = 0,8
Trạm phát sự cố cũng được bố trí bảng điện sự cố đặt ngay cạnh máy phát sự cố việc khởi
động
máy phát sự cố cũng được thực hiện tự động hoặc bằng tay.
1.2 CẤU TẠO CỦA TRẠM PHÁT ĐIỆN TÀU VINASHIN SEA:
2
1.2.1 Bảng điện chính được chia làm 10 ngăn:
Ngăn 1: Nhóm panel khởi động
Ngăn 2: Nhóm panel đầu ra 380 (V)
Ngăn 3: Nhóm panel máy phát 1
Ngăn 4: Ngăn hoà đồng bộ

Ngăn 5: Nhóm panel máy phát 2
Ngăn 6: Nhóm panel máy phát 3
Ngăn 7: Nhóm panel đầu ra 380 (V)
Ngăn 8: Ngăn nối với hộp điện bờ
Ngăn 9: Nhóm panel khởi động
Ngăn 10: Nhóm panel đầu ra 220 (V)
1.2.2 Giới thiệu các phần tử của bảng điện chính:
ß Panel 1( NO.1 GROUP STARTER PANEL) : Là panel nhóm khởi động số 1 ,cung cấp
điện tới
các bơm nước làm mát ,dầu bôi trơn,bơm chuyển dầu,…Trong đó bao gồm :
+GSP1/1ST (Stern Tube Lub.Oil Pump) : Bơm dầu bôi trơn đường ống sau lái
+SP1/2ST(No.1 Main L.O.Pump) : Bơm dầu bôi trơn chính số 1.
+GSP1/3ST(M.D.O transfer pump): Bơm chuyển dầu M.D.O.
+GSP1/4ST(No.1 S. W.cooling pupm): Bơm nước biển làm mát số 1.
+GSP1/5ST(No.1 L.T.F. W.Cooling Pump): Bơm nước ngọt làm mát nhiệt độ thấp số 1.
+GSP1/6ST(Cylinder Lub.Oil.Pump): Bơm dầu bôi trơn xilanh.
+GSP1/7ST(No.1 ME Jacket Cooling F.W. Pump): Bơm nước ngọt làm mát sơmi xilanh
máy
chính số 1.
+GSP1/8ST(General Service Pump): Bơm phục vụ chung.
+GSP1/9ST(S.W.Feed Pump For S.W.Hydrophore): Bơm nước biển cho bình
hydrophore.
+GSP1/10ST:Bơm nước nóng sấy sơmi xilanh máy chính.
GSP1/11ST(No.1 F. W.Pump): Bơm nước ngọt số 1.
GSP1/12ST: Dự trữ.
ß Panel 2 ( NO.1 AC380V FEED PANEL ) : Là panel nhóm phụ tải xoay chiều số 1có
điện áp
380V
+Q011(Distribution board 34P) : Aptomat cấp nguồn đến các bảng điện thứ cấp.
+Q012 (Distribution board 35P) : Aptomat cấp nguồn đến các bảng điện thứ cấp.

3
+Q013(Distribution board 36P) : Aptomat cấp nguồn đến các bảng điện thứ cấp.
+Q014(Distribution board 39P) : Aptomat cấp nguồn đến các bảng điện thứ cấp.
+Q015(M/B Aux. blower control panel): Aptomat cấp nguồn cho bảng điều khiển quạt
gió tăng áp
máy chính
+Q021(Combined boiler panel): Aptomat cấp nguồn cho bảng nồi hơi phụ khí xả.
+ Q022, Q023, Q024 (Spare) : Các Aptomat dự trữ.
+Q025 (Battery charge in B1) : Aptomat cấp nguồn cho biến áp số 1 tới nguồn nạp ắc
quy
+Q031(Battery charge in B2) : Aptomat cấp nguồn cho biến áp số 2 tới nguồn nạp ắc quy
+Q032 (B. C. R. air condition Comp) : Aptomat cấp nguồn cho động cơ quạt gió buồng
máy
+Q033 (Air condition unit cabinet): Aptomat cấp nguồn cho động cơ quạt gió cabin
+Q034 (No.1 Main air compressor) : Aptomat cấp nguồn cho động cơ máy nén khí
số1
+Q035 (Foam pump starter) : Aptomat cấp nguồn khởi động bơm nước biển
+Q041, Q044, Q045,Q051,Q055: Các Aptomat dự trữ.
+Q042 (Hose handing crane cabinet): Aptomat cấp nguồn cho tủ điều khiển cần cẩu
+Q043 (Steam/EL. Water heater ) : Aptomat cấp nguồn hệ thống hơi nước sấy nóng
+Q052 (No.1 Anchor winch ) : Aptomat cấp nguồn cho tời neo.
+Q053 (No.1 Mooring winch ) : Aptomat cấp nguồn cho tời quấn dây.
+Q054 (No.1 main transformer) : Aptomat cấp nguồn tới biến áp chính số 1.
+Q061(No.1 Motor control center ) : Aptomat cấp nguồn cho trung tâm điều khiển động
cơ số 1
+Q062 (No.1 Cargo oil pupm) : Aptomat cấp nguồn cho động cơ lai bơm dầu hàng số 1.
ß Panel 3 ( NO.1 GENERATOR PANEL) : Là panel máy phát số 1
+Q011 : Aptomat chính
+H051: Đèn màu xanh báo Aptomat cấp nguồn cho máy phát đóng.
+H052: Đèn màu đỏ báo máy phát số 1 đang dừng (hay Aptomat cấp nguồn cho máy

phát đang
mở)
+H053: Đèn báo Aptomat cấp nguồn cho máy phát sẵn sàng đóng.
+H054: Đèn màu trắng báo máy phát đang hoạt động.
+P031 : Đồng hồ đo công suất của máy phát .
+P032: Đồng hồ đo hệ số công suất cosφ.
+P033: Ampe kế.
4
+P034: Đồng hồ đo thời gian máy chạy.
+P035: Vôn kế.
+P036: Đồng hồ đo tần số.
+A081: Bộ PPU1 đặt tín hiệu điều khiển và đưa tín hiệu vào hệ thống giám sát cho máy
phát.
+S072: Nút ấn phục hồi đện áp.
+S031: Công tắc chuyển đổi đo dòng điện.
+S032: Công tắc chuyển đổi đo điện áp.
+K021: Phần tử bảo vệ công suất ngược.
+A071: Phần tử bảo vệ quá tải cho máy phát
ß Panel 4 (SYNCHRONIZING PANEL) : Là panel của hệ thống hoà đồng bộ
+P031: Đồng bộ kế.
+P032: Đồng hồ vôn kế.
+P033: Héc kế.
+S031:Công tắc chọn máy phát cần hoà
+S081:Công tắc chọn chế độ hoà.
+S082: Công tắc chọn máy phát ở standby.
ßPanel 5 (NO.2 GENERATOR PANEL) : Là panel máy phát số 2
Các phần tử tương tự như các phần tử của máy phát số 1 ở panel số 3
ß Panel 6 ( NO.3 GENERATOR PANEL) : Là panel máy phát số 3
Các phần tử tương tự như các phần tử của các máy phát ở panel 3 ,panel 5
ßPanel 7 ( NO.2 AC380V FEED PANEL) :Là panel cung cấp cho nhóm phụ tải xoay

chiều số 2
có điện áp 380V.
+Q011: Aptomat cấp nguồn đến các bảng điện thứ cấp.
+Q012: Aptomat cấp nguồn đến các bảng điện thứ cấp.
+Q013: Aptomat cấp nguồn đến các bảng điện thứ cấp.
+Q014: Aptomat cấp nguồn đến các bảng điện thứ cấp.
+Q015: Aptomat cấp nguồn đến các bảng điện thứ cấp.
+Q021: Aptomat cấp nguồn cho bảng nồi hơi phối hợp.
+Q022, Q024, Q025: Các Aptomat dự trữ.
+Q023: Aptômat cấp nguồn cho hệ thống nâng hạ xuồng cứu sinh.
+Q031: Aptômat cấp nguồn cho bộ điều khiển đốt rác thải.
5
+Q033: Aptômat cấp nguồn cho động tải via máy.
+Q035:Aptômat cấp nguồn cho máy nén khí.
+Q041: Aptômát cấp nguồn cho cẩu .
+Q042, Q043, Q044: Các aptomat dự trữ.
+Q045: Aptômát cấp nguồn cho máy nén khí chính.
+Q051: Aptômat dự trữ.
+Q052: Aptômat cấp nguồn cho tời neo mũi.
+Q053: Aptômat của biến áp chính số hai.
+Q054: Aptômat của bảng điện sự cố.
+Q055: Aptômat cấp nguồn cho máy lái số 2.
+Q061,Q062: các aptomat cấp nguồn cho bơm hàng số 2 và số 3.
ß Panel 8 (BOW THRUSTER & SHORE PANEL) : Là panel cung cấp điện cho chân vịt
mũi và
panel nối với điện bờ
+H081, H082, H083 : Đèn báo cách điện 3 pha với đất.
+ H011 : Đèn báo nguồn điện bờ đang được cấp xuống tàu.
+P021 : Ampe kế.
+P081 : Đồng hồ đo điện trở cách điện.

+P011 : Ampe kế đo nguồn dòng điện bờ.
+ P012 : Đồng hồ đo pha.
+S021 : Công tắc chuyển đổi để đo dòng điện cấp cho panel chân vịt mũi.
+S011 : Công tắc chuyển đổi để đo dòng điện bờ.
+S081 : Nút ấn thử cách điện giữa các pha với đất.
+H012, H013 : Đèn báo Aptomat cấp nguồn điện bờ đóng, mở.
+S041 ÷ S071 : Nút ấn tắt còi báo động của chân vịt mũi, bơm hàng số 1, 2, 3.
+S031/H031 : Nút ấn và đèn báo Aptomat cấp nguồn cho panel chân vịt mũi đóng.
+S032/H032 : Nút ấn và đèn báo Aptomat cấp nguồn cho panel chân vịt mũi mở.
+H033 : Đèn báo Aptomat cấp nguồn cho panel chân vịt mũi sẵn sàng đóng.
+Q021 : Aptomat cấp nguồn cho panel chân vịt mũi.
+Q011 : Aptomat cấp nguồn điện bờ.
ß Panel 9 ( NO.2 GROUP STARTER PANEL) : Là panel cung cấp điện đến nhóm khởi
động
bơm số 2 .
6
ß Panel 10 ( AC220V FEED PANEL) : Là panel cung cấp cho nhóm phụ tải xoay chiều
có điện
áp 220V.Gồm có các phần tử :
+Q011: Aptomat cấp điện đến panel điều khiển hệ thống đèn hành trình
+Q012 : Aptomat cấp nguồn đến panel đèn tín hiệu.
+Q013 : Aptomat cấp nguồn đến bảng thứ cấp các thiết bị lái.
+Q014 : Aptomat cấp nguồn đến bảng điều khiển thiết bị vô tuyến.
+Q015 : Aptomat cấp nguồn đến panel báo động tổng hợp.
+Q021 : Aptomat cấp nguồn đến hệ thống báo cháy.
+Q022 : Aptomat cấp nguồn đến bảng điều khiển trên buồng lái.
+Q023 ‡ Q043 : Các aptomat cấp điện đến các bảng phân phối điện cho hệ thống đèn
chiếu sáng
số 1‡ số 11.
+Q051 : Aptomat cấp điện đến bảng phân phối điện cho nhà bếp

+Q052 : Aptomat cấp điện đến bảng phân phối điện cho các thiêt bị cứu sinh.
+Q053 :Aptomat dự trữ.
+Q054 : Aptomat cấp điện đến bảng phân phối điện cho máy xử lý chất thải.
+Q055 : Aptomat cấp điện đến bảng phân phối điện cho buồng điều khiển trung tâm.
+Q061 : Aptomat cấp điện đến hộp van điện từ.
+Q062,Q063 : Atomat dự trữ.
+Q064 : Aptomat cấp điện đến panel báo đông buồng máy.
+Q065,Q071 : Aptomat dự trữ.
1.3 HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP :
1.3.1 Khái quát về hệ thống tự động điều chỉnh điện áp:
Tất cả các thiết bị sử dụng năng lượng điện đều yêu cầu cung cấp cho nó 1 điện
áp nhất định đó là điện áp định mức. Nếu giá trị điện áp cấp cho nó lớn hơn hoặc nhỏ hơn
giá
trị định mức với sai số tương đối lớn sẽ gây ra sự công tác không ổn định hoặc hỏng thiết
bị đó.
Máy phát là nguồn cung cấp điện áp có sự thay đổi điện áp lớn và phụ thuộc vào nhiều
yếu tố
như: dòng tải, nhiệt độ cuộn dây, Cosϕ …
Vì lí do như vậy nên Đăng kiểm qui định tất cả các máy phát dưới tàu thuỷ đều phải trang
bị hệ
thống tự động điều chỉnh điện áp và qui định như sau: * Chế độ tĩnh:
7
Nếu tải thay đổi từ 0 ÷Idm với Cosϕ = Cosϕ
giới hạn tốc độ quay ∆ n ≤ ± 5% ndm thì điện áp máy phát không được phép dao động
quá giới
hạn ± 2,5 UdmMF
∆ U ≤ ± 2,5UdmMF
Còn nếu Cosϕ thay đổi từ 0,6 ÷0,9 thì sự dao động điện áp cho phép
∆ U ≤ 3,5% UdmMF
* Chế độ động:

dm và tốc độ quay ổn định bằng định mức trong
H 1.1: Đặc tính điều chỉnh của hệ thống tự động điều chỉnh điện áp
Khi tải thay đổi đột ngột (tăng tải khoảng 60% Pdm). Điện áp máy phát giảm một giá tri
tức thời
∆ Uđ( Do sụt áp trong tổng trở cuộn dây Stato) sau đó điện áp máy phát tiếp tục giảm đến
giá trị
∆Umax. Sự sụt áp tiếp theo này là do tác động của
phản ứng phần ứng
Thời gian tdc
trở lại độ chính xác ± 3% Udm
Người ta qui định
∆ Umax < -15 ÷20% Udm và điều chỉnh đến độ chính xác ± 3% với thời gian tdc
giá trị Cosϕ = 0,4
1.3.2 Hệ thống điều chỉnh điện áp tàu VINA SHINE SEA:
Hệ thống điều chỉnh điện áp được lắp đặt trên tàu VINASHIN SEA do hãng TAIYO của
Nhật
Bản chế tạo. Hệ thống được xây dựng dựa trên nguyên lý kết hợp giữa phức hợp pha
song song
với điều chỉnh theo độ lệch. Trong đó phần phức hợp pha có nhiệm vụ đưa điện áp tăng
bằng
là thời gian được tính từ khi điện áp giảm tới khi hệ thống đã điều chỉnh điện áp
8
110% Uđm sau đó phần điều chỉnh theo độ lệch sẽ kéo điện áp trở về Uđm và giữ điện áp
của máy
phát ổn định bằng giá trị định mức. Cuộn kích từ của máy phát chính và cuộn kích từ của
máy
phát kích từ cùng nằm trên Stator. Ngoài ra hệ thống phải thực hiện quá trình phân bố tải
phản
tác dụng cho máy phát khi công tác song song bằng phương pháp nối dây cân bằng phía
xoay

chiều để điều chỉnh đặc tính ngoài của máy phát. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp do
hãng
TAIYO chế tạo được thiết kế gọn nhẹ, khả năng hoạt động chính xác, độ tin cậy cao. Vì
thế nên
nó được lắp đặt nhiều trên các đội tàu đóng mới ở các nhà máy đóng tàu của Việt Nam.
Giới thiệu phần tử:
Máy phát (G):Đây là máy phát không chổi than, dòng kích từ của máy phát được lấy
thông qua
máy phát kích từ.
Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp tàu VINA SHINE SEA sử dụng bộ AVR
T016: Biến dòng lấy tín hiệu dòng đưa vào bộ AVR thông qua đầu 30104 và 30100
Tín hiệu áp được lấy qua 2 pha U1, W1 đưa vào 2 đầu E0,E4 của bộ AVR
Tín hiệu lấy từ chân L2, K2 được đưa tới 2 máy phát thông qua 2 chân 30164 và chân
30162
để thực hiện quá trình phân chia tải vô công theo phương pháp nối dây cân bằng
Chân 6, 7 được đưa tới 2 đầu điện trở bên ngoài . Khi thay đổi giá trị đện trở của biến trở
sẽ
thay đổi được điện áp của máy phát
+ Chức năng của bộ AVR:
Thực hiện quá trình tự kích ban đầu đưa điện áp máy phát lên giá trị định mức khi máy
phát
khởi động
Thực hiện quá trình điều chỉnh và hiệu chỉnh điện áp của máy phát ( Quá trình ổn định
điện áp)
AVR : Bộ hiệu chỉnh lấy tín hiệu áp (Iu ) của hai pha U1W1 đưa đến đầu E0-E4 và lấy
tín hiệu
dòng ( Ii) thông qua biến dòng T016 đưa đến đầu l-k.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống :
+) Quá trình tự kích ban đầu:
Khi khởi động Diezel truyền động cho máy phát đến tốc độ định mức, khi đó do có từ dư


máy phát kích từ nên ở cuộn dây phần ứng máy phát chính sẽ cảm ứng được tín hiệu điện
áp dư
có giá trị khoảng (2 ÷5%) Uđm. Vì có tín hiệu phản hồi điện áp ở phần điều chỉnh của
khối phức
hợp pha. Khi đó sẽ có tín hiệu đưa đến điều chỉnh tăng dòng kích từ của máy phát nên
nhanh
chóng làm cho điện áp của máy phát tăng lên nhanh chóng. Nếu không có tín hiệu từ bộ
hiệu
chỉnh AVR tác động đến cuộn kích từ thì điện áp máy phát chính sẽ lên tới 110%Uđm.
Khi đó
9
nhờ có bộ AVR mà điện áp máy phát được kéo trở về bằng giá trị định mức.
+) Quá trình tự động điều chỉnh điện áp của máy phát :
Giả sử máy phát đang công tác với điện áp định mức Uđm. Ta đóng thêm tải
cho máy phát thì điện áp của trạm phát lập tức giảm xuống nhỏ hơn giá trị Uđm . Khi đó
hệ thống
AVR sẽ tác động làm giảm dòng điện rẽ nhánh vào cửa A-B của
AVR, lúc này dòng điện vào cầu chỉnh lưu sẽ tăng lên đưa điện áp máy phát nhanh
chóng về giá trị định mức.
Quá trình ngắt bớt tải xảy ra ngược lại. Điện áp của máy phát sẽ lớn hơn giá trị định
mức, tín
hiệu này sẽ được AVR cảm biến và sẽ làm cho dòng kích từ máy phát giảm xuống đến
giá trị
định mức.
Tóm lại đây là một trong những hệ thống mới, hiện đại được sử dụng nhiều trên các đội
tàu
đóng mới của Việt Nam. Hệ thống có cấu trúc gọn nhẹ, có độ chính xác và ổn định cao .
Độ
chính xác tĩnh ±1% khi cosϕ = 0,8÷1 và tốc độ quay không dao động quá ≤ 3% nđm.

Khi có sự
dao động tải đột ngột sụt áp từ 17 ÷ 20% Uđm thì thời gian khôi phục nhanh từ tđc
giây.
1.4 CÔNG TÁC SONG SONG VÀ PHÂN PHỐI TẢI:
1.4.1 Hệ thống hoà đồng bộ:
1.4.1.1 Hoà đồng bộ bằng tay:
Giả sử máy phát số 2 và máy phát số 3 đang hoạt động cấp điện lên lưới, máy phát 1 đang
nghỉ .Do yêu cầu của phụ tải ta cần hoà thêm máy phát số 1 lên lưới.Các bước tiến hành
hoà như
sau :
Trước tiên khởi động tổ hợp Diesel-Máy phát số 1, quan sát đồng hồ đo điện áp máy
phát số 1
trên bảng điện chính, khi thấy UMF1 = UL= Uđm thì điều kiện hoà về điện áp đã thoả
mãn .Bật công
tắc +4-S031 ở trên bảng điện chính sang vị trí để hoà máy phát số 1 .Khi đó đồng bộ kế
+4-P031
và các đèn +4-H031, +4-H032 được đưa vào hoạt động .Đồng thời rơle +4-K031 có điện
đóng tiếp
điểm +4-K031(/-4) sẵn sàng cấp nguồn cho cuộn đóng YC để đóng Aptomat +3-Q011 và
đóng
máy phát số 1 lên lưới.
Quan sát đồng bộ kế, nếu kim đồng bộ kế quay cùng chiều kim đồng hồ thì tần số máy
phát lớn
hơn tần số lưới (fF > fL) thì ta xoay công tắc điều khiển +3-S061(/6.3) sang vị trí Dec
.khi đó rơle
+3-K061 có điện đóng tiếp điểm +3-K061(/-2) cấp nguồn cho động cơ secvor quay theo
chiều
giảm nhiên liệu vào động cơ Diesel lai máy phát số 1 .Ngược lại nếu ta quan sát thấy kim
đồng bộ
10

kế quay ngược chiều kim đồng hồ thì tần số máy phát nhỏ hơn tần sồ lưới (fF < fL) thì ta
xoay công
tắc điều khiển +3-S061 sang vị trí Inc .khi đó rơle +3-K062 có điện đóng tiếp điểm +3-
K062(/-
2) cấp nguồn cho động cơ secvor quay theo chiều tăng nhiên liệu vào động cơ Diesel lai
máy phát
số 1. Ta nên chỉnh công tắc điều khiển +3-S061 sao cho tần số máy phát 1 lớn hơn tần số
lưới
một ít rồi mới giảm dần sao cho kim đồng bộ kế quay chậm dần theo chiều kim đồng hồ
về vị trí
“0”. Thời điểm đóng máy phát lên lưới là khi kim đồng bộ chỉ xấp xỉ bằng 0 và quay theo
chiều
kim đồng hồ .Để đóng máy phát 1 lên lưới, ta đóng công tắc +3-S051. Khi đó cuộn đóng
YC có
điện làm đóng Aptomat +3-Q011 đưa máy phát số 1 vào hoạt động lên lưới đồng thời
tiếp điểm
+3-Q011(Q/3) đóng làm đèn +3-H051 (Green Lamp) sáng báo máy phát số 1 đã được
đóng lên
lưới ,tiếp điểm +3-Q011(Q/1) đóng cấp nguồn cho rơle +3-K052 có điện ,mở tiếp điểm
+3-K052(/
7.5) ngắt nguồn và ngắt cuộn sấy ra khỏi máy phát ,đồng thời đèn Yellow tắt báo cuộn
sấy ngừng
hoạt động ,tiếp điểm +3-K052(/3.5) đóng cấp nguồn cho đồng hồ +3-P034 hoạt động bắt
đầu đếm
thời gian chạy máy phát số 1 ,tiếp điểm +3-K052(/7.3) đóng đưa mạch cảm biến nhiệt độ
cuộn dây
stato vào hoạt động.
1.4.1.2 Hoà đồng bộ tự động:
Bật công tắc chọn chế độ ưu tiên +4-S082 sang vị trí No.1để tổ hợp diesel-máy phát số 1
được

đặt trong chế độ khởi động tự động.Khi đó chân 2.1 của PLC sẽ có tín hiệu . PLC sẽ xử
lý đưa
tín hiệu đưa đến chân ra số 3 cấp nguồn cho rơle +4-K095 đóng tiếp điểm +4-
K095(/9.7) ,đèn
+4-H091 sáng báo máy phát số 1 ở chế độ STANDBY. Quá trình hoà tự động của máy
phát số
1được thực hiện bằng cách bật công tắc chọn chế độ +4-S081 sang vị trí Auto. Khi đó
rơle +4-
K08C(SH8) có điện làm mở tiếp điểm +4-K08C(/3.4) ngắt chế độ hoà bằng tay. Khi đó
rơle +4-
K08A mất điện làm đóng tiếp điểm +4-K08A(+3/5.5) sẵn sàng cấp nguồn cho cuộn đóng
Aptomat
+3-Q011. Khối PPU1 sẽ kiểm tra điều kiện hoà và chọn thời điểm hoà . Cụ thể tín hiệu
điện áp
máy phát sẽ được gửi đến chân (79, 81, 83) của khối PPU1, tín hiệu điện áp lưới (điện áp
trên
thanh cái) được gửi tới chân (85, 87, 89) của khối PPU1. Với điều kiện tần số, khi tần số
giữa hai
máy phát chưa bằng nhau, khối PPU1 sẽ gửi tín hiệu tới đầu (65 - 66, 67 - 68). Nếu tần số
máy
phát định hoà lớn hơn tần số lưới (fF >fL) thì khối PPU1 sẽ gửi tín hiện tới đầu (67 -
68) ,dẫn đến
rơle +3-K061 có điện đóng tiếp điểm thường mở của nó làm động cơ secvor có tín hiệu
và quay
theo chiều giảm nhiên liệu vào động cơ Diesel lai máy phát. Còn nếu tần số máy phát
định hoà nhỏ
hơn tần số lưới (fF< fL) thì đầu (65 – 66) của khối PPU1 sẽ có tín hiệu cấp cho rơle +3-
K062 làm
đóng tiếp điểm thường mở của nó ,dẫn đến động cơ secvor sẽ nhận tín hiệu và quay theo
chiều tăng

11
nhiên liệu đưa vào động cơ Diesel lai máy phát.
Khi tất cả các điều kiện hoà đã thoả mãn thì khối PPU1 cấp tín hiệu cho rơle +3-K081
làm
đóng tiếp điểm +3-K081(/5.5) cấp nguồn cho cuộn đóng YC để đóng Aptomat +3-Q011
và đóng
máy phát số 1 lên lưới. Khi đó tiếp điểm +3-Q011(S33M/2) đóng cấp nguồn cho đèn +3-
H053
(Yellow Lamp) sáng báo sẵn sàng hoạt động. Tiếp điểm +3-Q011(Q/3) đóng ,đèn +3-
H051 sáng
báo Aptomat đã được đóng. Đồng thời tiếp điểm +3-Q011(Q/1) đóng cấp nguồn cho rơle
+3-K052
khi đó tiếp điểm +3-K052(/7.5, /7.6) mở ra làm ngắt toàn bộ nguồn ra khỏi mạch sấy của
máy phát
số 1.
1.4.2 Quá trình phân chia tải giữa các máy phát khi công tác song song:
1.4.2.1 Quá trình phân chia tải tác dụng tàu VINA SHINE SEA:
Giả sử đang có hai máy phát số 1 và 2 công tác song song trên lưới.
- Phân bố tải tác dụng ở chế độ bằng tay: Bật công tắc +4-S081 sang vị trí MAN, quan
sát các
đồng hồ đo công suất +3-P036, +5-P036 sau khi hoà đồng bộ.
Giả sử, công suất tác dụng của máy phát số 1 lớn hơn công suất tác dụng của máy phát
số 2.
Khi đó ta quay công tắc điều khiển +3-S061 theo chiều “Dec.” để giảm dầu vào Diesel lai
máy
phát số 1, đồng thời quay công tắc +5-S061 theo chiều “RAISE” để tăng lượng dầu vào
Diesel
lai máy phát số 2, cho đến khi công suất tác dụng của hai máy bằng nhau.
- Phân chia tải tác dụng ở chế độ tự động : ở chế độ này, ta bật công tắc +4-
S081 sang vị trí AUTO. Khi đó tín hiệu được gửi đến chân 0.7 của PLC CPU. Tín hiệu

phân
chia tải của các máy được đưa đến các chân (37, 38) của các PPU.
Khi công suất tác dụng của hai máy khác nhau, khối PPU sẽ cảm nhận và đưa tín hiệu
đến các
cửa (65, 66), (67, 68) để gửi đến bộ điều tốc.
Giả sử công suất tác dụng của máy phát số 1 lớn hơn công suất tác dụng của máy phát số
2,
khối PPU1 sẽ đưa tín hiệu đến nối cửa (67, 68) → rơle +3-K061 có điện làm đóng tiếp
điểm
thường mở của nó → cấp điện cho động cơ servo quay theo chiều giảm nhiên liệu vào
động cơ
Diesel lai máy phát số 1. Khối PPU2 sẽ đưa tín hiệu đến cửa (65, 66) → rơle +5-K062 có
điện
đóng tiếp điểm của nó cấp nguồn cho động cơ servo quay theo chiều tăng nhiên liệu vào
động
cơ Diesel lai máy phát số 2. Khi công suất tác dụng của hai máy bằng nhau thì tín hiệu ở
các
cửa của khối PPU đến bộ điều tốc mất đi.
1.4.2.2 Quá trình phân chia tải vô công:
12
Việc phân bố tải vô công cho các máy phát công tác song song tàu VINASHIN SEA sử
dụng
phương pháp nối dây cân bằng phía xoay chiều để thay đổi độ nghiêng đặc tính ngoài của
máy
phát.
Dưới đây là sơ đồ phân bố tải vô công giữa các máy phát khi công tác song song.
Trong đó T016 : Là biến dòng lấy tín hiệu dòng tải của máy phát. Cuộn thứ cấp của nó
(với
hai đầu k,l) là sơ cấp thứ nhất của biến dòng được đặt trong AVR. Cuộn sơ cấp còn lại
(với hai

đầu k2,l2) ở phía máy phát này được nối cân bằng với cuộn sơ cấp tương ứng của biến
dòng đặt
trong AVR phía các máy phát còn lại
Hình 1.2 : Phân bố tải vô công giữa các máy phát khi công tác song song
Giả sử khi máy phát số 1 công tác độc lập (hay chỉ có máy phát số 1 cấp nguồn lên lưới),
thì
các tiếp điểm +5-Q011 và +6-Q011 đóng lại, các cuộn sơ cấp tương ứng bị ngắn mạch →
dòng
chạy trong cuộn k2,l2 rất lớn, tín hiệu này cùng với tín hiệu dòng tải máy phát ở cuộn sơ
cấp thứ
nhất làm cho dòng của cuộn thứ cấp lớn, dẫn tới tín hiệu áp đưa tới khối AVR lớn. Tín
hiệu này
cộng với tín hiệu điện áp thực của máy phát và thông qua khối AVR làm dòng IAVR
nhỏ.
Như vậy: Ikt
phát. Nhờ đó tăng được sự ổn định điện áp cho máy phát. Việc điều chỉnh độ nghiêng đặc
tính
ngoài của máy phát thông qua chiết áp R071 được chỉnh định từ trước.
= (I - IAVR) tăng lên, dòng kích từ tăng làm tăng độ cứng đặc tính ngoài của máy
13
Khi các máy phát công tác song song trên lưới, thì các tiếp điểm +3-Q011, +5-Q011, +6-
Q011 mở ra. Độ cứng của đặc tính ngoài giảm xuống ở độ hữu sai cho phép (đảm bảo sự
ổn
định điện áp của máy phát). Các cuộn sơ cấp k2l2 của 3 biến dòng được nối với nhau.
Lúc này
tín hiệu dòng của mỗi cuộn thứ cấp không chỉ phụ thuộc vào tín hiệu dòng ở cuộn sơ cấp
kl mà
còn phụ thuộc vào tín hiệu dòng của cuộn sơ cấp thứ còn lại ở phía bên kia.
Như vậy sự thay đổi tải vô công của máy này luôn được máy kia cảm nhận thông qua
biến

dòng, nhờ đó luôn đảm bảo được sự cân bằng tải vô công giữa hai máy phát khi công tác
song
song.
1.5 BÁO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ CHO TRAM PHÁT ĐIỆN:
1.5.1 Bảo vệ công suất ngược:
Bảo vệ công suất ngược được bảo vệ qua khối K021 và khối điều khiển tích hợp PPU.
Khối K021 tín hiệu dòng được lấy thông qua biến dòng T011 đưa tới đầu 24 của K021,
tín
hiệu áp được lấy sau biến áp T013 đưa tới các đầu 17,19, 21 của K021. Khi xảy ra hiện
tượng
công suất ngược thì K021/+3SH2/(6-7) đóng cấp điện cho rơle KO22/+3SH2. Tiếp điểm
K022/
+3SH5/3B đóng cấp điện cho cuộn Yo mở aptomát của máy phát 1 ra khỏi lưới.
Đồng thời ở PPU1 khi xảy ra hiện tượng công suất ngược thì tiếp điểm 11-12 sẽ đóng lại
cấp
nguồn cho rơle K082. Tiếp điểm K082/+4SH9.6 đóng lại gửi tín hiệu đến đầu 6 của PLC
I/O 1.
Đầu ra 7 sẽ điều khiển rơle K097. Tiếp điểm K097/+3SH5.4 đóng lại cấp điện cho cuộn
Yo mở
aptomat của máy phát 1 ra khỏi lưới.
1.5.2 Bảo vệ quá tải:
Bảo vệ quá tải cho các máy phát được thực hiện trong các khối PPU. Khối này lấy tín
hiệu điện
áp máy phát vào chân (79, 81, 83) và tín hiệu dòng tải máy phát thông qua biến dòng
T011.
Giả sử máy phát số 1 bị quá tải, khi đó khối PPU1 sẽ xử lý tín hiệu và đưa đến đóng tiếp
điểm
cấp nguồn cho rơle +3-K084 hoạt động làm đóng tiếp điểm +3-K081(+4/4.7) → rơle +4-
K041
có điện làm đóng tiếp điểm +4-K041(/-6) và +4-K041(/6.6) làm ngắt các Aptomat +2-

Q011, +7-
Q012, +7-Q013 → ngắt các phụ tải ưu tiên ra khỏi lưới điện. Nếu hệ thống vẫn còn bị
quá tải thì
khi đó ta ấn nút dừng sự cố +4-SHT1 đóng cấp nguồn cho rơle +4-K051, +4-K052 làm
ngắt các
phụ tải không quan trọng ra khỏi lưới điện. Cứ như vậy hệ thống sẽ ngắt dần đến phụ tải
quan
trọng (+4-SHT2), phụ tải quan trọng (+4SHT3)…
Ngoài khối PPU để bảo vệ quá tải thì ngay trong Aptomat chính cũng có phần tử bảo vệ
quá tải
cho máy phát. Khi máy phát số 1 có quá tải thì tiếp điểm S51 của Aptomat đóng cấp
nguồn cho
14
rơle +3-K023 → mở tiếp điểm +3-K023(/10.3) để báo động bằng đèn và còi đồng thời
tiếp điểm
+3-K023(+4/9.3) đóng đưa tín hiệu đến PLC → PLC gửi tín hiệu ra cấp nguồn cho rơle
+4-K094
→ đóng tiếp điểm +4-K094(/-7) gửi tín hiệu đến dừng Diesel-Máy phát số 1.
1.5.3 Bảo vệ ngắn mạch:
Bảo vệ ngắn mạch của mạch điều khiển được thực hiện bởi các cầu chì .
Bảo vệ ngắn mạch cho máy phát bằng aptomat Q011. Khi xảy ra ngắn mạch thì phần tử
bảo vệ
ngắn mạch trong aptomat Q011 tác động cắt máy phát ra khỏi lưới.
1.5.4 Bảo vệ điện áp thấp :
- Bảo vệ điện áp thấp hệ thống đảm bảo nếu điện áp máy phát chưa đạt tới 80% Uđm thì
không cho phép đóng Áptômát lên lưới còn nếu điện áp giảm dưới 80% Uđm thì nó hoạt
động
cắt máy phát ra khỏi lưới
1.5.5 Các loại báo động :
.1.5.5.1 Báo động tần số cao :

Khi có tần số cao thì khối PPU1 sẽ xử lý và gửi tín hiệu đóng tiếp điểm PPU1(128-129)
→ đèn
+4-H073 tắt báo điện áp cao.
1.5.5.2 Báo động tần số thấp :
Khi có tần số thấp thì khối PPU1 sẽ xử lý và gửi tín hiệu đóng tiếp điểm PPU1(126-127)

đèn +4-H074 tắt báo điện áp cao.
1.5.5.3 Báo động cách ly điện áp AC 380V thấp :
Khi nguồn AC 380V cách ly với đất thấp thì +8-P081 tác động đóng tiếp điểm
của nó cấp nguồn cho rơle +8-K081 → mở tiếp điểm +8-K081(+4/4.7) → cắt nguồn vào
khối
+4-K077 → đèn +4-H077 sáng báo điện áp AC380V cách ly thấp.
1.5.5.4 Báo động cách ly điện áp AC 220V thấp :
Khi nguồn AC 220V cách ly với đất thấp thì +10-P093 tác động đóng tiếp điểm của nó
cấp
nguồn cho rơle +10-K091 → mở tiếp điểm +10-K091(+4/7.8) → cắt nguồn vào khối +4-
K078
→ đèn +4-H078 sáng báo điện áp AC220V cách ly thấp.
1.6 NHẬN XÉT,ĐÁNH GIÁ:
Trạm phát điện tàu VINASHIN SEA là một trạm phát được thiết kế và lắp đặt các trang
thiết
bị hiện đại, có độ tin cậy cao, hoạt động chính xác. Hệ thống trạm phát điện của tàu hội tụ
các ưu
việt của trạm phát điện hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển ngày nay.
15
Hiện nay, trên tàu VINASHIN SEA nguồn điện cung cấp cho các phụ tải đòi hỏi rất lớn
và do
tính kinh tế khi khai thác các Diesel. Nên người ta đã thiết kế 3 máy phát chính có cùng
công
suất, cùng chủng loại trên tàu. Khi các máy phát làm việc có những ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm:
- Tạo điều kiện giảm bớt các thiết bị chuyển mạch và dây cáp nối các phần tử thiết bị với
nhau.
- Giảm bớt trọng lượng kích thước của thiết bị phân phối điện.
- Bảo đảm nguồn điện liên tục cho các phụ tải trong mọi trường hợp (ngay cả khi chuyển
tải
từ máy này sang máy khác).
- Giảm bớt sự giao động điện áp khi tải tăng vọt đột ngột.
- Nâng cao hiệu suất sử dụng công suất của các tổ máy phát- Diesel.
Nhược điểm:
- Đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ chuyên môn cao.
- Giá trị dòng ngắn mạch tăng, cho nên cần có các thiết bị bảo vệ mạch phức tạp và bảo
vệ
công suất ngược.
- Sự phân chia tải phức tạp hơn khi một trong các động cơ truyền động có sự cố nhỏ.
16
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỪ XA ĐIEZEL
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỪ XA DIEZEL:
- Hệ thống điều khiển từ xa Diezel là hệ thống cho phép dùng một tay điều khiển đặt ở
buồng
lái hay ở trung tâm điều khiển ở buồng máy có thể thực hiện được quá trình khởi động,
dừng,
đảo chiều quay, điều chỉnh tốc độ Diezel từ xa.
- Hiện tại việc điều khiển động cơ Diezel chính tàu thuỷ chủ yếu dùng ở điều khiển từ
xa, chưa
thực hiện được điều khiển tự động. Đó là một quá trình điều khiển được thực hiện từ xa
đối
tượng điều khiển còn thứ tự các thao tác điều khiển do con người thực hiện .
2.1.1 Đặc điểm hệ thống điều khiển từ xa Diezel:
2.1.1.1 Ưu điểm của hệ thống:

+ Giảm bớt số người phục vụ trên tàu
+ Rút ngắn được thời gian thao tác vận hành do hệ thống sử lý trung tâm đã đảm bảo
nhận
được những chức năng điều khiển trung gian.
+ Thực hiện lệnh chính xác, ổn định và nhanh chóng.
+ Quá trình điều chỉnh tốc độ láng, giảm được ứng xuất xung lực trong quá trình điều
chỉnh
tốc độ.
+ Cải thiện được điều kiện làm việc của con người.
+ Nâng cao độ tin cậy, tính an toàn trong quá trình khai thác con tàu.
+ Có thể thực hiện khai thác tối ưu và theo dõi từ xa tình trạng kỹ thuật của máy.
+ Cho phép hình thành một trung tâm điều khiển tiến tới tạo điều kiện hoàn thiện khai
thác tối
ưu con tàu.
2.1.1.2 Nhược điểm của hệ thống:
+ Hệ thống có cấu trúc phức tạp, kinh phí đầu tư lớn
+ Đòi hỏi người khai thác vận hành phải có trình độ chuyên môn nhất định hiểu
biết về hệ thống.
2.1.2 Các yêu cầu đối với hệ thống điều khiển từ xa Diezel tàu thuỷ:
- Việc thực hiện điều khiển máy chỉ bằng một tay điều khiển có thể đưa tay điều khiển từ
vị trí
bất kì nào đó đến vị trí cần thiết mà không cần dừng lại ở vị trí trung gian đều do hệ
thống thực
hiện.
- Khi tay điều khiển đưa đến vị trí như mong muốn thì phải được giữ cố định ở đó. Vị trí
tay

×