Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tiền gửi của eximbank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.68 KB, 53 trang )

Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG TIỀN GỬI NĂM 2011 VÀ 9 THÁNG ĐẦU NĂM 2012
1.1. Tổng quan thị trường tiền gửi năm 2011 và 9 tháng đầu năm 2012
1.1.1. Thực trạng thị trường tiền gửi 9 tháng đầu năm 2012
Hiện nay trên thị trường vẫn còn tình trạng các NH lách trần lãi suất để huy
động vốn. Tại một số ngân hàng cổ phần quy mô vừa và nhỏ, hiện khách hàng gửi
tiền vẫn có thể gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 - 6 tháng, với lợi suất cao hơn mức 9% một
năm. Để cạnh tranh được với các nhà băng lớn khi còn vướng trần lãi suất, nhà
băng nhỏ sẵn sàng chi thêm 1-3% một năm lãi suất cho người gửi tiết kiệm. Tuy
nhiên, khác với trước đây, khoản chênh lệch lãi suất này được chi trước cho khách
hàng, thì nay các ngân hàng đều chuyển sang trả sau. Bên cạnh đó, ngân hàng còn
đưa ra hình thức khuyến mãi như: thẻ cào, quà tặng…, nhằm thu hút người gửi tiền.
Một số ngân hàng còn tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn dài. Chẳng hạn, tại SCB, với
kỳ hạn tiết kiệm từ 12 - 24 tháng, lãi suất được nâng lên 12% một năm. Đồng thời,
SCB đưa ra các chương trình ưu đãi như “tài khoản thanh toán đa lợi”, “đầu tư linh
hoạt”; miễn/giảm phí hơn 10 dịch vụ; vay cầm cố hợp đồng tiền gửi với lãi suất chỉ
cao hơn 1% một năm so với lãi suất tiền gửi thực hưởng khi có nhu cầu vay.
Dù đầu ra của dòng vốn vẫn chững lại nhưng không vì thế các nhà băng mạnh
dạn cắt giảm chi phí đầu vào, cũng như giảm bớt thị phần huy động.
Theo ông Vũ Mạnh Tiến, Phó tổng giám đốc DaiABank, tính đến ngày 30/6, số
dư huy động của DaiABank đạt 6.100 tỷ đồng, tăng 17,25% so với năm 2011, cao
gần gấp 3 so với tăng trưởng huy động toàn ngành là 6,49%. Thế nhưng, để có thể
giữ được nguồn tiết kiệm và thu hút khách hàng mới, từ đầu năm đến nay, DaiA
Bank cũng phải đưa ra các chương trình khuyến mại lớn, với giá trị giải thưởng lên
đến hàng tỷ đồng.
Tổng giám đốc DongA Bank, ông Trần Phương Bình cho rằng, mức lãi suất 9%
một năm hiện nay là phù hợp để khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm. Trong bối
cảnh hiện nay, dù chứng khoán, bất động sản chưa có dấu hiệu hồi phục, nhưng nếu
1
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2


cắt giảm thêm lãi suất tiết kiệm, ngân hàng sẽ khó có thể thu hút được khách hàng
gửi tiền.
Tại Navibank, chỉ với số tiền gửi từ 2 - 20 triệu đồng, khách hàng sẽ nhận được
lãi suất 12% một năm (nếu gửi kỳ hạn trên 12 tháng) và được lĩnh lãi hàng tháng.
Với kỳ hạn tiền gửi từ 1 - 12 tháng, lãi suất tiết kiệm được Navibank áp dụng mức
9% một năm. Trong khi đó, để có thể kích thích được tín dụng, Navibank tiếp tục
điều chỉnh lãi suất cho vay. Với gói vốn 1.000 tỷ đồng giải ngân từ tháng 8 đến hết
năm 2012, Navibank áp dụng lãi suất không quá 14% một năm và số tiền cho vay
đối với một khách hàng DN có thể lên đến 50 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục
vụ sản xuất - kinh doanh.
Kể từ tháng 8/2012, HDBank cho vay tiền VNĐ với lãi suất giảm còn 12 -
12,5% một năm, cá biệt có những trường hợp chỉ dưới 11% một năm. Tổng hạn
mức gói hỗ trợ cho doanh nghiệp là 3.000 tỷ đồng. Không chỉ doanh nghiệp, mà hiện
lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân cũng được HDBank ưu đãi tối đa, với
chương trình giảm lãi suất lên đến 4%/năm, tức lãi suất cho cá nhân vay chỉ còn
12% một năm. Trong khi đó, HDBank đang huy động với lãi suất 9% một năm cho
kỳ hạn ngắn và 11,5% một năm cho kỳ hạn dài.
Bên cạnh việc lách trần huy động vốn thì số vốn huy động được đang đi
đâu, về đâu đang được nhiều người quan tâm.
Số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố tại cuộc họp báo đầu tháng 9 tiếp tục
cho thấy tốc độ giải ngân vốn của các nhà băng vẫn ì ạch trong hai phần ba tài khóa
2012. Tính đến ngày 20/8, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 10,3% so
với ngày 31/12/2011. Trong khi tăng trưởng tín dụng đạt 1,4% thì tổng số dư tiền
gửi tại các nhà băng đã tăng 11,23%.
Một nghịch lý đang diễn ra trên thị trường là tín dụng tăng chậm, doanh
nghiệp khó vay, trong khi huy động vốn tăng cao và nhiều ngân hàng vẫn đang tung
ra nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút tiền gửi, thậm chí lách trần lãi suất.
Nguồn vốn này ngân hàng đang huy động để làm gì vẫn là câu hỏi được nhiều
người quan tâm.
2

Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
Trong bối cảnh hiện nay, nếu các nhà băng đầu tư vào chứng khoán, bất động
sản đều rủi ro cao. Khả năng đầu tư vào vàng cũng khó, vì Ngân hàng Nhà nước đã
có văn bản yêu cầu các ngân hàng chấm dứt huy động và cho vay vàng. Với kênh
ngoại tệ, tỷ giá hiện khá ổn định, việc huy động vốn để găm giữ ngoại tệ cũng là điều
không thể.
Do đó, chuyển động của dòng vốn trên thị trường được các chuyên gia nhận
định có hai điểm chú ý là các tổ chức tín dụng tích cực mua vào trái phiếu Chính phủ
hoặc dùng để "cứu thanh khoản".
Theo số liệu báo cáo trái phiếu 6 tháng đầu năm nay của Công ty chứng khoán
Bảo Việt (BVSC), nếu tính riêng trái phiếu chính phủ, Kho bạc Nhà nước đã phát
hành thành công 54.824 tỷ đồng; cộng thêm 7.894 tỷ đồng tín phiếu kho bạc nhà
nước thì Kho bạc Nhà nước đã huy động được hơn 62.718 tỷ đồng, bằng 62,7% kế
hoạch năm 2012 và tăng 49% so cùng kỳ năm 2011.
Thị trường thứ cấp sôi động với tổng giá trị giao dịch đạt 74.646 tỷ đồng, cao
gấp 2,43 lần so cùng kỳ năm 2011. Các ngân hàng trong nước vẫn là chủ thể chính
tham gia vào thị trường với 19 đơn vị, chiếm 50% số thành viên mua trái phiếu
chính phủ với tổng giá trị hơn 37.000 tỷ đồng, chiếm 67,8% số lượng phát hành.
Trong khi đó, theo công bố của Ngân hàng, tổng dư nợ nền kinh tế ở mức
2.617.000 tỷ đồng; tín dụng 6 tháng đầu năm tăng 0,76%, xấp xỉ 20.000 tỷ đồng.
Như vậy, ngân hàng đổ tiền vào trái phiếu Chính phủ trong nửa đầu năm gần gấp
đôi số tiền cung ứng thêm ra cho nền kinh tế cùng giai đoạn này.
Theo một chuyên gia tại TP HCM, nguyên nhân tình trạng này là do nguồn vốn
ngắn hạn của một số ngân hàng đang dồi dào, song việc giải ngân tín dụng vẫn cầm
chừng, nợ xấu gia tăng khiến nhiều nhà băng hạn chế giao dịch trên thị trường liên
ngân hàng.
Riêng về khả năng cứu thanh khoản, nói như Tiến sĩ Lê Đạt Chí, Trường Đại
học Kinh tế TP HCM, bên cạnh các ngân hàng đang có thanh khoản ổn định thì một
số nhà băng vẫn phải tăng huy động để bù vào lượng tiền đã trót cho vay "quá tay"
trong thời gian trước đây.

3
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
Điều này cũng được thể hiện trong Báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội mới
công bố gần đây cho biết, dòng tiền ra - vào của các tổ chức tín dụng bị biến động
mạnh trong những năm vừa qua. Do mất cân đối cho vay - huy động, một số tổ chức
tín dụng trong nhóm yếu kém buộc phải đưa ra các biện pháp cạnh tranh thu hút
vốn quyết liệt bằng lãi suất để hút tiền gửi. Bởi nếu xét số liệu theo từng tháng, có
thể thấy tỷ lệ tín dụng trên tổng số huy động tiền gửi trong những năm từ 2006 đến
nay đã gia tăng mạnh mẽ.
Những con số này cho thấy tính rủi ro trong tín dụng của hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam đã tăng mạnh trong 3 năm trở lại đây, nhất là vào những
tháng đầu năm 2011. Trong 4 tháng đầu năm, lượng tín dụng tăng 5,1% trong khi
huy động vốn hầu như không tăng, dẫn tới chỉ số tín dụng trên vốn huy động đạt
mức khá cao (131%), hàm chứa nhiều rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam.
Mặc dù trong thông tư 13 có hiệu lực từ tháng 10/2010 đã có những quy định
về tỷ lệ cấp tín dụng trên tổng huy động đối với các ngân hàng là 80%, đối với các tổ
chức tín dụng khác là 85%. Tuy nhiên các tổ chức tín dụng đã không thực hiện được
và cũng không có chế tài nào xử lý nghiêm minh các tổ chức này.
Năm 2009, Việt Nam là nước có tỷ lệ cho vay trên huy động tiền gửi trong khu
vực cao thứ hai, xấp xỉ Hàn Quốc. Đến năm 2010 thì con số này tăng cao đột biến lên
trên 131%, cách khá xa so với mức trung bình dưới 80% của các nước khác trong
khu vực.
Hiện chưa có cơ quan nào thống kê chính xác tỷ lệ cho vay trên huy động của
ngân hàng Việt Nam là bao nhiêu. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước công bố về dư
nợ và huy động 4 tháng đầu năm nay cho thấy thanh khoản vẫn là vấn đề cần lưu ý.
Tính đến 30/4, mặc dù xét về tốc độ tăng trưởng thì tổng dư nợ tín dụng giảm
0,59% nhưng tính về khối lượng tiền vẫn đạt hơn 2.617.320 tỷ đồng. Trong khi đó,
tổng huy động từ dân cư và doanh nghiệp xét về tốc độ tăng trưởng dương 3,6%,
nhưng tổng lượng tiền huy động chỉ đạt 2.533.858 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ cho vay so

với huy động vốn hiện vẫn vượt 103%.
4
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
Do đó, Tiến sĩ Lê Đạt Chí cho rằng, sau 8 tháng đầu năm nay, lượng vốn mà các
ngân hàng huy động được có tốc độ tăng trưởng gấp 10 lần là tăng trưởng của tín
dụng. Thực tế này chỉ phần nào giúp "tỷ lệ cho vay so với huy động vốn của hệ thống
ngân hàng hạ thấp lại", đồng thời tình hình thanh khoản của các ngân hàng được
cải thiện tốt hơn chứ chưa thể gọi là "các nhà băng đang thừa vốn".
1.1.2. Tốc độ tăng trưởng thị trường huy động vốn
Hình 1.1. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tín dụng 2004 – 6t/2010
Năm 2011, 9/9 ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán đều có nguồn
tiền gửi của khách hàng cuối năm 2011 cao hơn cuối năm 2010. Trong đó, ngân
hàng có nguồn tiền gửi của khách hàng lớn nhất là VietinBank với tổng nguồn vốn
huy động đến cuối năm 2011 khoảng 293,4 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, ngân hàng có tốc độ tăng trưởng huy động vốn mạnh nhất năm vừa
qua lại là MB với mức tăng 49%. Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng huy động vốn
thấp nhất là Sacombank với chỉ 1%.
Theo số liệu Vietcombank công bố, nguồn vốn huy động từ cá nhân của ngân
hàng này cuối năm 2011 chiếm khoảng 14% thị phần toàn ngân hàng.
Theo biểu đồ, có thể thấy VietinBank dẫn đầu trong 9 ngân hàng về thị phần
vốn huy động cá nhân với 16,2%. So với năm 2010, thị phần huy động vốn của
VietinBank , Vietcombank có vẻ không đổi.
5
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
Hình 1.2 Thị phần tiền gửi cá nhân và tổng vốn huy động của các NH
Báo cáo tài chính quý III năm 2012 vừa được công bố cho thấy tình hình nợ
xấu của các ngân hàng đồng loạt tăng nhanh so với thời điểm cuối năm 2011 trong
khi lợi nhuận không mấy lạc quan. Trong số các “ông lớn”, chỉ có lợi nhuận của
Vietcombank, Vietinbank và Sacombank là tăng so với cùng kỳ năm ngoái, riêng
ACB lỗ nặng vì vàng.

Về hoạt động cho vay khách hàng, tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng
đạt tốt, nhưng đa phần không đạt chỉ tiêu đã đề ra đầu năm hoặc điều chỉnh hồi
giữa năm (có 10 ngân hàng đã được điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lên
đến 25 – 30%). Đến 30/9, tăng trưởng tín dụng của Sacombank đạt 7,9%; của
Vietcombank là 8,6%; của Bản Việt là 20% Một số ngân hàng tăng trưởng tín
dụng âm như Bảo Việt âm 13,7%; Techcombank âm 3,35%; ACB âm 0,5%.
Sacombank và LienVietPostBank đạt mức tăng tiền gửi của khách hàng lớn
nhất với 38% và 30% so với cuối 2011, song BIDV mới là ngân hàng có lượng tiền
gửi của khách cao nhất, đạt hơn 294 nghìn tỷ.
 Tiền gửi của khách hàng cá nhân 9 tháng đầu năm 2012
6
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
Theo báo cáo tài chính quý III và 9 tháng, LienVietPostBank hiện đang dẫn đầu
hệ thống về mức tăng tiền gửi của khách hàng, khi tăng tới 38,3% trong 9 tháng
qua song lượng tiền của khách hàng gửi vào nhà băng này chỉ dừng ở mức 35.000
tỷ. Vị trí tiếp theo thuộc về Sacombank với lượng tiền gửi tăng xấp xỉ 30% so với
cuối năm 2011, đạt 93.373 tỷ đồng.
Tuy nhiên, BIDV mới là ngân hàng có số tiền gửi của khách hàng cao nhất, đạt
294.123 tỷ đồng ở thời điểm cuối tháng 9, tăng 21,1% tương đương 51.282 tỷ đồng
so với cuối năm 2011.
Vị trí tiếp theo thuộc về Vietinbank với 271.905 tỷ đồng của khách hàng gửi tại
thời điểm cuối tháng 9, tăng 6% so với cuối năm 2011.
Vietcombank đứng thứ ba với lượng tiền gửi của khách đạt 262.867 tỷ đồng,
tăng 14,4% so với đầu năm, tương đương tăng hơn 33.000 tỷ đồng.
Ngân hàng ACB thu hút được 122.845 tỷ đồng tiền gửi của khách trong thời
gian qua, song đây lại là mức thấp hơn so với thời điểm cuối năm ngoái tới 19.372
tỷ đồng, tương đương 13,6%. Trước đó, trong 6 tháng đầu năm, ngân hàng này đạt
mức tăng tiền gửi khá tốt, lên tới hơn 145.616 tỷ, song do những biến động liên
quan đến một số nguyên lãnh đạo trong quý 3 nên lượng tiền gửi bị rút ra khá
nhiều.

Tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Quân đội đến cuối tháng 9 là 100.429
tỷ đồng, tăng 12,1% so với cuối năm ngoái. Ngân hàng Techcombank ghi nhận
lượng tiền gửi của khách hàng tăng 10,2% lên 99.938 tỷ đồng.
Ở các ngân hàng top dưới, tiền gửi khách hàng của Ngân hàng Bưu điện Liên
Việt đạt 35.473 tỷ, tăng 38,3% so với cuối năm 2011; của Navibank tăng 11,7% đạt
16.565 tỷ đồng; của PGBank là 11.712 tỷ, tăng 7,2%; của Đại Á tăng 21,8% lên
6.228 tỷ; của ngân hàng Bảo Việt giảm 23,3% xuống 5.390 tỷ đồng.
Tổng tiền gửi khách hàng cá nhân 9 tháng đầu nằm 2012 đạt khoảng 1 triệu
113 nghìn 7 tỷ đồng.
7
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
Hình 1.3. Tiền gửi vào một số ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2012 (ĐVT: tỷ
đồng)
 Tiền gửi của khách hàng TCTD 9 tháng đầu năm 2012
Cũng theo báo cáo tài chính của các ngân hàng, lượng tiền mà các tổ chức tín
dụng khác gửi tại ngân hàng đồng loạt sụt giảm trong 9 tháng qua, trong đó giảm
mạnh nhất là ở Navibank và PGBank.
Đứng đầu trong danh sách ngân hàng nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng
khác nhiều nhất là Vietinbank với 23.351 tỷ đồng, mức này tuy nhiên vẫn thấp hơn
gần 60% so với thời điểm cuối năm 2011.
Tiếp đến là Vietcombank với 20.568 tỷ đồng, giảm 10,2%; tiền các TCTD khác
gửi tại ACB giảm 56,4% xuống 15.126 tỷ đồng.
Các TCTD khác gửi tại ngân hàng Techcombank 21.800 tỷ đồng tính đến cuối
tháng 9, giảm 42,9% so với cuối năm 2011.
Tiền gửi vào Ngân hàng Quân đội giảm gần 42% xuống 14.580 tỷ đồng; vào
BIDV là 10.643 tỷ đồng; vào Sacombank giảm 71,1% xuống 1.912 tỷ đồng.
Chỉ có 353,1 tỷ đồng của các tổ chức tín dụng khác gửi vào PGBank tính đến
thời điểm 30/9/2012, giảm 89,5% so với thời điểm cuối năm 2011 trong khi tiền
của TCTD khác gửi vào Navibank giảm đến 98,4% còn 54,8 tỷ đồng.
Ngân hàng Bảo Việt chứng kiến lượng tiền mà các tổ chức tín dụng khác gửi

vào giảm ít nhất, chỉ chưa đến 0,5% và đứng ở 3.555 tỷ đồng tại thời điểm cuối
tháng 9.
Hình 1.3: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các NHTM 2011 – 9t/2012
1.1.3. Dự báo quý 4 năm 2012
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng huy động vốn của các
TCTD đến 19/10 đạt 14,02%, tăng gấp hơn 5 lần so với mức tăng trưởng tín dụng
8
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
2,77%. Trong đó, huy động tiền đồng chiếm mức tăng hơn 17,5% và huy động USD
giảm 1,55%; huy động vốn từ dân cư tăng trên 23% và gấp 8,3 lần con số cho vay.
Dự kiến những tháng cuối năm, tiền gửi của khách hàng sẽ tăng mạnh hơn
nữa bởi đây là thời gian người dân có nhiều khoản thu như từ hoạt động kinh
doanh của cả năm, tiền thưởng, tiền kiều hối gửi về…Ngân hàng cũng thường đưa
ra các biện pháp ưu đãi khách hàng như chương trình tặng quà, cào trúng thưởng,
tặng tiền mặt, thậm chí là đẩy lãi suất lên cao để hút vốn trong giai đoạn này.
1.1.4. Xu hướng gửi tiền tiết kiệm
Theo nhiều chuyên gia dự đoán thì nền kinh tế Việt Nam 2013 – 2015 sẽ còn
nhiều khó khăn, lòng tin của người dân suy giảm, do đó, người dân sẽ chọn gửi tiền
vào các ngân hàng thay vì đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ.
1.2.Phân tích PESTLE
1.2.1. Chính sách/ Chính trị
 Chính trị
Việt Nam là nước có nền chính trị ổn định do Đảng lãnh đạo trong nhiều thập
kỷ, điều này giúp đất nước luôn ổn định về chính trị để phát triển về kinh tế, giúp
cho người dân yên tâm sinh sống và làm ăn.
 Chính sách
Thông tư số 24/2012/TT-NHNN ngày 23/8/2012 Sửa đổi, bổ sung Điều 1
Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ
chức tín dụng. Theo thông tư thì các ngân hàng phải chấm dứt huy động và cho vay

bằng vàng vào ngày 24/11/2012.
Thông tư số 19/2012/TT-NHNN ngày 8/6/2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/9/2011 quy định lãi suất tối đa đối
với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này quy định lãi suất tối đa cho tiền gửi
dưới 1 tháng là 2%/ năm, lãi suất tối đa áp dụng cho kì hạn 1 – 12 tháng là
9
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
9%/năm. Với lãi suất này thì các NH nhỏ trên thị trường gặp khó khăn trong việc
huy động vốn và thanh khoản, do đó, các NH nhỏ lách luật bằng cách tặng phiếu
mua hàng hoặc 1 số sản phẩm khác nhằm tăng mức lãi suất được thưởng. Khi các
NH nhỏ nâng lãi suất huy động lên thì làm cho các NH khác bị mất khách, dẫn theo
tình trạng nâng lãi suất lên vượt quá quy định của NHNN.
Thông tư số 21/2012/TT-NHNN ngày 18/6/2012 quy định hoạt động cho vay,
đi vay, mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài trên thị trường tiền tệ thay thế cho quy chế hiện hành áp dụng từ
năm 2001. Theo đó, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không
được gửi tiền, nhận tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán) tại tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài khác. Tuy nhiên do tín dụng đầu ra không có mà huy
động lại nhiều, cho nên các NH tìm cách lách luật gửi tiền cho nhau thông qua: ủy
thác cho nhân viên đi gửi dưới danh nghĩa cá nhân (thay vì tổ chức tín dụng) ở nơi
huy động lãi suất cao hoặc biến tướng từ hợp đồng gửi tiền thành hợp đồng mua
ngoại tệ, cho vay, nhằm thu lợi. Tuy nhiên, chức năng chính của NH là là thu hút
tiền nhàn rỗi của dân cư và đưa nó đi vào trong nền kinh tế thì mới tạo ra được lợi
ích cho xã hội, chứ cứ đưa vào NH khác thì không tạo ra lợi ích xã hội mà còn có thể
tăng nợ xấu.
Ngoài ra còn 1 số chính sách khác như: Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày
3/10/2012 Quy định về bảo lãnh ngân hàng, Thông tư số 09/2012/TT-NHN ngày
10/4/2012 Quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho
vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng,

Quyết định số 407/QĐ-NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2012 Về lãi suất tái cấp vốn, lãi
suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân
hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam đối với các ngân hàng.
1.2.2 Kinh tế
 Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tháo gỡ khó khăn cho sản
xuất kinh doanh.
10
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
NN tiếp tục kiên trì mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục
thực hiện chính sách tài khoá, tiền tệ chặt chẽ. Kinh tế vĩ mô đã có những tiến bộ
trên một số tiêu chí quan trọng.
Lạm phát bước đầu được kiềm chế, giá tiêu dùng 9 tháng tăng 5,13%. Trong
những tháng cuối năm sẽ thực hiện các biện pháp để giữ mức lạm phát cả năm
khoảng 8%.
So với đầu năm, lãi suất cho vay đã giảm. Tỷ lệ tín dụng cho khu vực nông
nghiệp và nông thôn tăng. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng có bước cải thiện.
Huy động tiền gửi tăng 12,7%. Tỷ giá ổn định, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam
được củng cố, khắc phục một bước tình trạng sử dụng ngoại tệ, vàng để làm
phương tiện thanh toán ở trong nước. Xuất khẩu tăng 18,9%, đạt 83,79 tỷ USD,
nhập khẩu tăng 6,6%, đạt 83,76 tỷ USD. Ước xuất khẩu cả năm tăng 16,6%, nhập
khẩu tăng 6,8%, nhập siêu khoảng 1 tỷ USD, bằng 0,9% kim ngạch xuất khẩu. Dự
trữ ngoại hối tăng, đạt trên 11 tuần nhập khẩu; cán cân thanh toán quốc tế thặng
dư trên 8 tỷ USD.
Thu ngân sách đạt 67,3%, chi ngân sách đạt 71,2% dự toán. Với tín hiệu tích
cực của những tháng cuối năm, ước thu ngân sách cả năm đạt kế hoạch, bảo đảm
được các nhiệm vụ chi và giữ bội chi ngân sách ở mức 4,8% GDP, đạt chỉ tiêu Quốc
hội đề ra.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước bằng 29,5% GDP (năm 2011 là
34,6%). Nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn được thực hiện, tình hình sản xuất kinh

doanh dần được cải thiện. Chỉ số hàng tồn kho tháng 3 là 34,9%, đến tháng 9 còn
20,4%. Tính đến 20 tháng 9 cả nước có 51 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, 40
nghìn doanh nghiệp giải thể hoặc dừng hoạt động. Số doanh nghiệp ngừng hoạt
động, giải thể giảm dần tuy vẫn còn cao so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp đăng ký
mới tăng nhưng vẫn thấp hơn năm trước.
GDP quý I tăng 4%, quý II tăng 4,66%, quý III tăng 5,35%. Tăng trưởng kinh tế
9 tháng đạt 4,73%, ước cả năm đạt khoảng 5,2%, thấp hơn kế hoạch nhưng quý sau
cao hơn quý trước. Lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô ổn định hơn là những
11
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
dấu hiệu tích cực để phát triển bền vững trong thời gian tới. Thời kỳ 2007 - 2011 so
với 2002 - 2006, kinh tế thế giới tăng trưởng bình quân 2,7% năm, giảm 33%; Việt
Nam giai đoạn này tăng trưởng 6,5%, chỉ giảm 16,7%.
 Về thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Tại Kỳ họp trước, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội Đề án tổng thể tái cơ cấu nền
kinh tế. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và chỉ đạo triển khai thực hiện các đề án
tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu thị trường tài chính, ngân hàng và tái
cơ cấu đầu tư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá XI), coi đây là những
nội dung quan trọng trong tổng thể tái cơ cấu.
Triển khai thực hiện tái cơ cấu ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng
yếu kém, gắn với việc xử lý nợ xấu. Tăng cường thanh tra, giám sát đối với các tổ
chức tín dụng, công ty tài chính, chứng khoán, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
nhằm bảo đảm cho thị trường tài chính phát triển lành mạnh (Việc khởi tố một số
thành viên Ban lãnh đạo Ngân hàng ACB gần đây, thực tế đã chỉ đạo các cơ quan
chức năng điều tra sai phạm từ năm 2011, khi đủ chứng cứ đã xử lý ngay theo đúng
quy định của pháp luật).
1.2.3 Xã hội
 Nhân lực ngành ngân hàng
Tại hội thảo Phát triển vốn nhân lực ngành ngân hàng tài chính do Viện Nhân
lực ngân hàng tài chính và Câu lạc bộ nguồn nhân lực tổ chức ngày 10/10 ở Hà Nội,

ông Trần Hữu Thắng, Phó Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ - Ngân hàng Nhà nước
nhận định nhân lực ngành ngân hàng hiện chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Theo ông Thắng, mặc dù đầu vào nguồn nhân lực làm việc trong hệ thống
ngân hàng là khá cao nhưng tỷ lệ được đào tạo chuyên ngành ngân hàng lại thấp
hơn so với các chuyên ngành đào tạo khác.
Theo đó, tỷ lệ nhân lực có trình độ sau đại học ngành Tài chính-Ngân hàng
chiếm 1,35% nhưng ngành khác lại là 1,75%; trình độ đại học ngành Tài chính-
12
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
Ngân hàng là 30,66% trong khi ngành khác cao hơn gần 4%. Do đó, trong thời gian
tới, ngành ngân hàng cần phải xác định lại cơ cấu và quy mô đào tạo.
Cùng đó, việc bố trí sử dụng nhân lực là cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ trong
hệ thống ngân hàng cũng chưa thật phù hợp. Điển hình là Ngân hàng Nhà nước vẫn
còn thiếu đội ngũ chuyên gia kinh tế, quản lý vĩ mô có năng lực nghiên cứu, dự báo,
xây dựng chiến lược, định hướng phát triển toàn hệ thống. Hiện chất lượng nguồn
nhân lực của hệ thống ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành
và nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Cùng quan điểm này, ông Angel Blanco, Giám đốc dịch vụ xây dựng hiệu quả
của Hay Group khu vực Đông Nam Á khẳng định hơn bao giờ hết, áp lực và các vấn
đề chung về nhân sự ngày càng trở nên nóng bỏng hơn, sự cạnh tranh ngày càng
khốc liệt và sự phức tạp ngày càng gia tăng trong hoạt động đang tạo ra những áp
lực lớn cho các ngân hàng. Vì vậy, bản thân các ngân hàng phải xem xét lại toàn bộ
cơ cấu kinh doanh và nguồn lực lao động của mình để có giải pháp quản lý và thu
hút nguồn nhân lực chất lượng cao một cách hiệu quả.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại này là
do thiếu những công cụ mang tính chuẩn mực để đo lường các hoạt động quản trị
nhân sự. Tình trạng chảy máu chất xám trong ngành vẫn còn bởi chính sách nhân
sự chưa đầy đủ và chưa phù hợp.
Để xây dựng đội ngũ nhân lực ngành ngân hàng đảm bảo chất lượng và đáp
ứng các yêu cầu hội nhập, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện đổi mới công tác

quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; kết hợp đồng bộ các chính sách về quản lý nhân
sự với mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực. Mục tiêu
đặt ra là tăng tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn cao.
Ngân hàng Nhà nước cho biết từ năm 2000 đến 2010, quy mô nhân lực của
ngành đã tăng khá nhanh từ hơn 67.500 người lên tới hơn 175.000 người, chất
lượng nhân lực cũng được cải thiện; từng bước cơ cấu hợp lý nhân lực theo trình độ
chuyên môn đào tạo; tỷ lệ nhân lực có trình độ đại học liên tục tăng.
13
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
Bên cạnh yêu cầu về trình độ chuyên môn cao thì trong tình hình khủng hoảng
hiện nay, với chính sách tái cơ cấu các NH thì cắt giảm nhân sự, cắt giảm chi phí là
điều không thể tránh khỏi. Theo kết quả khảo sát của Viện Nhân lực ngành ngân
hàng tài chính cũng cho thấy, năm 2013 sẽ có khoảng 32.000 sinh viên chuyên
ngành tài chính, ngân hàng ra trường, nhưng sẽ chỉ có khoảng 20.000 người được
các tổ chức tài chính, ngân hàng tuyển dụng. Số còn lại, đương nhiên sẽ phải đối
mặt với tình trạng thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề.
Mặc dù việc tái cơ cấu mới chỉ trong giai đoạn khởi động, nhưng đã có không
ít xáo trộn trong suy nghĩ của nhiều nhân viên ngân hàng, đặc biệt là nhân viên tại
những bộ phận bị xem là công việc ít hiệu quả. Sức ép về doanh thu đã buộc lãnh
đạo các ngân hàng phải có kế hoạch điều chỉnh cắt giảm chi phí, nguồn nhân lực
cũng là điều không tránh khỏi.
Việc tái cấu trúc cũng được các ngân hàng xem là cơ hội để những người có
thực lực chứng minh đươc khả năng của mình, bởi bất kỳ thời điểm nào ngân hàng
cũng cần có những người giỏi thực sự. Trong khi đó, đối với những người chỉ với
tấm bằng cử nhân ngân hàng bình thường, cơ hội tìm được việc làm trong thời buổi
hiện tại đang thực sự khó.
 Tâm lý người dân
Yếu tố tâm lý của người dân đóng vai trò rất quan trọng đối với các NH, vì tâm
lý chung của con người là hành động theo bầy đàn, do đó khi có sự cố hoặc tin đồn
thất thiệt thì người dân sẽ ồ ạt rút tiền ra khỏi NH đang gặp sự cố hoặc tin đồn, làm

ảnh hưởng tới thanh khoản của NH.
Điển hình như sự cố của NH ACB năm 2003 về việc Tổng giám đốc ACB bỏ trốn
làm cho rất nhiều người kéo tới rút tiền ồ ạt ra khỏi NH và thống đốc NH lúc đó là
Lê Đức Thuý phải đứng ra trấn an người dân.
Trong vụ việc bầu Kiên bị bắt vào buổi tối ngày 20/8, một lần nữa tâm lý
người dân lại bị đảo lộn, để đảm bảo hệ thống NH không bị ảnh hưởng quá nhiều,
NHNN ra sức truyền thông rằng vụ việc bầu Kiên không ảnh hưởng tới hệ thống NH
nói chung và ACB nói riêng, bên cạnh đó thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bơm
14
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
một lượng vốn khủng ra thị trường mở (OMO). Ở kỳ hạn 7 ngày, lượng giao dịch
thành công khoảng 5.000 tỷ đồng với lãi suất 8,8% một năm nhằm đảm bảo thanh
khoản cho các NH. Đây là khối lượng tiền bơm lớn nhất kể từ đầu tháng 2 tới nay,
thời điểm lễ Tết âm lịch phải chi tiêu nhiều. Lượng tiền bơm này bằng cả khối lượng
giao dịch từ đầu tháng 6 đến 20/8 cộng lại.
1.2.4 Công nghệ
Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của NH, công
nghệ giúp cho mọi việc tính toán, lưu trữ và giải quyết các yêu cầu của khách hàng
nhanh hơn và chính xác hơn giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho NH và khách
hàng.
Bên cạnh các công nghệ hỗ trợ quy trình làm việc trong NH thì cũng có nhiều
kẻ gian sử dụng công nghệ làm thẻ ATM giả nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người
khác. Hoặc sử dụng các thiết bị hỗ trợ phá máy ATM để lấy tiền trong máy.
Do công nghệ làm thẻ từ - loại thẻ ATM hiện nay - rất dễ bắt chước nên các NH
nên mau chóng chuyển sang sử dụng công nghệ thẻ chip có tính bảo mật cao hơn,
bên cạnh đó thẻ chip còn có thể làm thẻ chứng minh thư, thẻ tín dụng, trả phí hoặc
lưu trữ thông tin y tế,
1.2.5 Luật pháp
Các NH Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi Luật Ngân Hàng, các luật dành cho tổ
chức tín dụng . Bên cạnh đó còn những thông tư của NHNN ban hành nhằm

điều chỉnh các hoạt động của NH.
1.2.6 Môi trường
Môi trường kinh tế ở VN hiện đang trong giai đoạn suy thoái, tâm lý người dân
cẩn thận và dè chừng trong việc gửi tiền NH hoặc đầu tư. Bên cạnh đó thì đang có
kế hoạch sáp nhập 2 chủ thẻ Smartlink và Banknet VN nhằm tạo dựng môi trường
cơ sở hạ tầng thống nhất giúp cho các NH tiết kiệm được chi phí hơn.
15
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỀN GỬI, TIẾT KIỆM CỦA
NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU EXIMBANK.
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Eximbank.
2.1.1. Khái quát chung về tổ chức và hoạt động của ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Eximbank.
 Giới thiệu chung
• Hội sở chính : 07 Lê Thị Hồng Gấm , Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
• Toàn hệ thống có : 1 Hội sở - 1 Sở Giao dịch – 37 Chi nhánh – 109 Phòng
giao dịch.
• Tại thành Phố Hồ Chí Minh có : 15 Chi nhánh – 46 Phòng giao dịch.
16
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
• Tại Hà Nội có : 6 Chi nhánh – 23 Phòng giao dịch.
• Tại Đà Nẵng , Cần Thơ có : 2 Chi nhánh – 7 Phòng giao dịch.
• Tại Vinh, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tầu, Đồng Nai, Nha Trang, Hải Phòng
có : 1 Chi nhánh – 3 Phòng giao dịch.
• Tại An Giang, Đắc Lắc có : 1 Chi nhánh – 2 Phòng giao dịch.
• Tại Tiền Giang, Quảng Ninh, Lâm Đồng có : 1 Chi nhánh – 1 Phòng giao
dịch.
• Cuối cùng là Long An có : 1 Chi nhánh.
 Quá trình hình thành và phát triển

Eximbank được thành lập vào ngày 24/ 05/ 1989 theo quyết định số 140/ CT của
Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam(Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại
cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992,
Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/ NH-GP cho phép
Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng
VN tương đương 12, 5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank),
gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 8. 800 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu đạt 13. 627 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có
vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở
Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 124 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà
Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngói, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm
Đồng và TP.HCM. Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 750 Ngân hàng ở tại 72 quốc
gia trên thế giới.
Sau hơn 19 năm hoạt động, Eximbank luôn nằm trong nhóm các NHTMCP có
quy mô lớn và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhiều năm liền được các chức
trong nước và trên thế giới trao tặng bằng khen về chất lượng dịch vụ điện thanh toán
quốc tế, danh hiệu “Thương hiệu vàng”, “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2007”; “Dịch
vụ được hài lòng nhất năm 2008”, ….Sau nhiều lần tăng vốn, hiện nay vốn điều lệ của
17
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
Eximbank là 8. 800. 080. 000. 000 đồng, có mạng lưới bao phủ rộng khắp cả nước với
Hội sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, 01 Sở giao dịch, 34 Chi nhánh và 86 Phòng
giao dịch với đội ngũ nhân sự lên đến 3. 227 người (đến thời điểm 30/06/2009). Đặc
biệt trên bình diện quốc tế, đến nay Eximbank đã thiết lập được một mạng lưới rộng
lớn với 720 ngân hàng đại lý ở 65 quốc gia trên thế giới và hoạt động trong các lĩnh

vực sau: Huy động vốn; Tiếp nhận vốn; Cho vay; Hùn vốn liên doanh; Dịch vụ thanh
toán; Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; Thanh toán quốc tế; Huy động vốn nước ngoài và
các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài; Hoạt động bao thanh toán;
Đại lý bảo hiểm.
Về đối ngoại, Eximbank liên tục mở quan hệ đại lý với Ngân hàng nước ngoài.
Đến nay, Ngân hàng đã thiết lập quan hệ đại lý với 530 Ngân hàng tại 56 quốc gia trên
thế giới. Nói chung, Eximbank Việt Nam luôn kinh doanh có lãi và tạo được uy tín với
bạn hàng trong và ngoài nước. Đạt được những thành quả núi trên, trước hết là nhờ
đường lối kinh tế đổi mới và các chính sách đúng đắn.
Ngân hàng cung cấp đầy đủ các dịch vụ của một Ngân hàng tầm cỡ quốc tế, cụ
thể sau:
o Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán của cá nhân và đơn vị bằng
VND, ngoại tệ và vàng. Tiền gửi của khách hàng được bảo hiểm theo quy định
của Nhà nước.
o Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi;
cho vay sinh hoạt, tiêu dùng; cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại
tệ và vàng với các điều kiện thuận lợi và thủ tục đơn giản.
o Mua bán các loại ngoại tệ theo phương thức giao ngay (Spot), hoán đổi
(Swap), kỳ hạn (Forward) và quyền lựa chọn tiền tệ (Currency Option).
o Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, chiết khấu chứng từ hàng hóa và
thực hiện chuyển tiền qua hệ thống SWIFT bảo đảm nhanh chóng, chi phí hợp
lý, an toàn với các hình thức thanh toán bằng L/C, D/A, D/P, T/T, P/O,
Cheque.
o Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank
MasterCard, thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh
toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB thanh toán qua mạng bằng Thẻ.
18
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
o Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi
ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.

o Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán
thuế, thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước )
o Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ
o Dịch vụ đa dạng về Địa ốc;
o Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking.
o Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với trường hợp Thomas
Cook Traveller' Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M), cùng với
những dịch vụ và tiện ích Ngân hàng khác đáp ứng yêu cầu của Quý khách.
 Một số thành tựu đạt được
• Năm 2011:
- Tháng 02/2011, Eximbank nhận Giải Thưởng Thanh Toán Xuyên Suốt (STP Award)
năm 2010 do ngân hàng Bank of New York Mellon trao tặng .
- Tháng 03/2011, Eximbank vinh dự nhận giải "Thanh toán quốc tế xuất sắc” năm
2010 do ngân hàng HSBC trao tặng. Đây là năm thứ 10 liên tiếp ngân hàng HSBC trao
tặng danh hiệu này cho Eximbank.
- Tháng 4/2011, Eximbank nhận giải thưởng “Thương hiệu được người tiêu dùng bình
chọn” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.
- Ngày 1/8, Eximbank đã chính thức nhận giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt
Nam” do Tạp chí Asia Money trao tặng.
• Năm 2012
Ngày 18/10/2021, EximBank vinh dự được giải thưởng “ Thanh toán Quốc tế
xuất sắc” do ngân hàng Standard Chartered trao tặng
 Tầm nhìn phát triển:
Eximbank tận dụng các cơ hội thị trường để duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý,
bền vững, củng cố vị thế và xây dựng Eximbank trở thành ngân hàng thương mại cổ
phần hiện đại,là nơi các cổ đông luôn yên tâm về hiệu quả đầu tư và an tòan đồng vốn,
là ngân hàng cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng chất lượng
cao, là một thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàngvà có nhiều đóng
góp cho cộng đồng, cho xã hội.
 Mục tiêu phát triển:

• Nỗ lực phấn đấu trở thành một trong 3 ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt
Nam
19
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
• Sử dụng hiệu quả thế mạnh về năng lực tài chính để đẩy mạnh phát triển các
hoạt động của ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, hoạt động của các
công ty con, công ty liên kết. Đồng thời tận dụng tối đa thế mạnh của các đối
tác chiến lược trong và ngoài nước thông qua hợp tác liên minh chiến lược.
• Tiếp tục phát huy thế mạnh trên lĩnh vực tài chính thương mại, tài trợ xuất
nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân
hàng trên cơ sở nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại. Trong đó, hoạt động
ngân hàng phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu và phát triển ngân hàng bán
lẻ là hoạt động cốt lõi.
• Eximbank phấn đấu đến năm 2015 sẽ đưa tổng tài sản đạt 500 ngàn tỷ đồng
tương đương trên 20 tỷ Đôla Mỹ. Eximbank cũng có kế hoạch mở rộng mạng
lưới phủ khắp 63 tỉnh thành cả nước cũng như mở các văn phòng đại diện tại
khu vực và thế giới.
 Mạng Lưới Hoạt Động
Hiện tại, Eximbank trụ sở chính tại tầng 8 tòa nhà Vincom số 72 Lê Thánh
Tôn,Q.1.TP.HCM và hơn 200 điểm giao dịch trên các tỉnh, thành phố lớn của cả nước.
Eximbank cũng đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 869 Ngân hàng và chi nhánh ngân
hàng ở hơn 80 quốc gia trên thế giới.
 Tình hình kinh doanh.
Như trên hình ta thấy chỉ số ROA (Return on Assets) và ROE ( Return on
Equity) đều tăng trong 2010 và 2011. 2 chỉ số này cho thấy cứ 1 đồng tài sản
hay vốn chủ sở hữu bỏ ra thì ta thu về 1,85 đồng tài sản hoặc 1,93 đồng vốn chủ
sở hữu.
20
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
Ta thấy lợi nhuận trước thuế của Eximbank tăng trưởng đều qua các năm

và chỉ số ROE luôn ở mức cao, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Eximbank
trong những năm qua rất tốt.
 Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012.
21
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
 Các mảng dịch kinh doanh của ngân hàngEximBank .
• Khách hàng cá nhân.
Sản phẩm dịch vụ thẻ:
Thẻ V-Top: Với thẻ V-TOP, Quý khách có thể: Rút tiền mặt từ tài khoản tiền
gửi, xem số dư tài khoản, in sao kê và chuyển khoản trong cùng hệ thống Eximbank
tại máy ATM 24/7 của Eximbank, ngân hàng Đông Á (thuộc liên minh VNBC)
và các ngân hàng thành viên liên minh Smartlink.


Thẻ tín dụng EximBank - Visa: Với thẻ tín dụng Eximbank-Visa, Quý khách có
thể: Sử dụng nguồn tiền do Ngân hàng ứng trước để thanh toán tiền hàng hóa, dịch
22
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
vụ tại các điểm chấp nhận thẻ quốc tế Visa, MasterCard. Đặt mua hàng hóa, dịch vụ
qua Internet. Thanh toán các hoá đơn điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp,
Internet,…
Thẻ Visa Platium:

Là loại thẻ tín dụng cao cấp do Eximbank phát hành cho
khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt với các
đặc quyền đẳng cẩp, dịch vụ sang trọng cùng những tiện ích nổi trội. Với thẻ
Eximbank - Visa Platinum, Quý khách có thể: Sử dụng nguồn tiền do Ngân hàng
ứng trước để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ quốc tế
Visa
Thẻ Visa Business:


Eximbank-Visa Business là thẻ tín dụng quốc tế dành cho
Doanh nhân, thành viên của Doanh nghiệp với hạn mức tín dụng được Eximbank
cấp cho Doanh nghiệp. Với thẻ Eximbank - Visa Business, Quý khách có thể: Thanh
toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ quốc tế Visa; các hoá đơn
điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp, Internet…
Thẻ đồng thương hiệu

:

Thẻ đồng thương hiệu là thẻ ghi nợ nội địa được
Eximbank phát hành cho khách hàng của Doanh Nghiệp để sử dụng các ưu đãi và
tiện ích của hai bên
Thẻ trả trước quốc tế EximBank – Visa Perpaid:

Là loại thẻ trả trước do
Eximbank phát hành để sử dụng thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp
nhận thẻ trên toàn thế giới, bao gồm thẻ trả trước quốc tế vô danh và thẻ trả trước
quốc tế định danh.
Thẻ Eximbank-Visa Debit

:

Với thẻ Eximbank - Visa Debit, Quý khách có thể:
Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ quốc tế Visa. Đặt mua
hàng hóa, dịch vụ qua Internet. Rút tiền mặt tại các ATM hoặc tại các Ngân hàng.
Thanh toán các hoá đơn điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp, Internet,
Thẻ tín dụng Eximbank-Mastercard

: Với thẻ tín dụng Eximbank-MasterCard,

Quý khách có thể: Sử dụng nguồn tiền do Ngân hàng ứng trước để thanh toán tiền
hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ quốc tế Visa, MasterCard. Đặt mua
23
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
hàng hóa, dịch vụ qua Internet. Thanh toán các hoá đơn điện, nước, điện thoại,
truyền hình cáp, Internet,…
Thẻ Teacher card

:

Sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế Teacher Card với các ưu đãi
dành riêng cho Thầy Cô tại các trường Mẫu giáo, Mầm non, Cấp I, II, III, Trung
Cấp, Cao Đẳng, Dạy Nghề đến các trường Đại Học.
Tiết kiệm, tiền gửi.
- Tiền gửi, tiết kiệm không kỳ hạn
- Tiền gửi, tiết kiệm có kỳ hạn
o Tiền gửi, tiết kiệm có kỳ hạn
o Tiết kiệm Online
o Tiết kiệm Phúc Bảo An
o Tiền gửi lãi suất tự động điều chỉnh
o Tiết kiệm tích lũy tiền lương
o Tiết kiệm gửi góp
o Tiết kiệm cho con yêu
o Tiền gửi tiết kiệm qua đêm
o Tiền gửi "CALL" 48 GIỜ.
Sản phẩm cho vay:
o Cho vay liên quan bất động sản: Vững tâm xây tổ ấm
o Cho vay sản xuất kinh doanh: Hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh doanh, Cho vay
hỗ trợ tiểu thương.
o Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá

o Cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán
o Cho vay chứng khoán ngày T
o Cho vay du học
o Cho vay mua xe ôtô
o Cho vay CB/ NV không tài sản đảm bảo.
24
Marketing Ngân Hàng Nhóm Abu – Lớp 09Dma2
Kinh doanh vàng: Khi khách hàng có nhu cầu bảo toàn vốn theo vàng, đầu tư để
thu được lợi nhuận qua sự phán đoán sự biến động về giá vàng, Ngân hàng Eximbank
sẵn sàng cung cấp các phương thức giao dịch tiên tiến
Dịch vụ chuyển tiền
- Chuyển và nhận tiền trong nước: Chuyển tiền trong nước, Nhận tiền chuyển từ trong
nước
- Chuyển và nhận tiền nước ngoài
o Du học tiết kiệm cùng Eximbank
o Chuyển tiền ra nước ngoài
o Nhận tiền chuyển từ nước ngoài
o Nhận tiền kiều hối MoneyGram
Dịch vụ ngân hàng điện tử.
Ngân hàng trực tuyến: Là dịch vụ ngân hàng qua Internet. Thông qua dịch vụ
này, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với ngân hàng một cách nhanh chóng
và tiện lợi mà không cần phải đến ngân hàng.
Truy vấn tài khoản: Là dịch vụ Ngân hàng qua Internet giúp khách hàng quản lý
và truy vấn các thông tin giao dịch tại ngân hàng nhanh chóng, thuận tiện. Các loại
thông tin truy vấn bao gồm: truy vấn thông tin tài khoản tiền gửi thanh toán; tài khoản
vay; các loại tài khoản Thẻ; sao kê Thẻ; lãi suất tiền gửi;
Quản lý tài khoản "SMS Banking": Là dịch vụ Ngân hàng qua điện thọai giúp
khách hàng quản lý tài khoản bằng tin nhắn; truy vấn thông tin về lãi suất tiền gửi;
thông tin về số dư tài khoản, thông tin về lịch sử giao dịch; thông tin tỷ giá ngoại tệ,
vàng, truy vấn điểm giao dịch, truy vấn điểm đặt máy ATM…

"Mobile Banking" là dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại, thông qua dịch vụ này
khách hàng có thể thực hiện các giao dịch trực tuyến 24/7 với Ngân hàng.
- Chuyển khoản, thanh toán đến các tài khoản khác trong cùng hệ thống.
- Nạp tiền cho thuê bao di động của tất cả các mạng viễn thông.
25

×